You are on page 1of 4

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

1. Tên đề tài: “Giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu của KTNN trên nền
tảng dữ liệu lớn trong quá trình chuyển đổi số”.

2. Tên chủ nhiệm đề tài:


- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Thu Hà
- Đồng chủ nhiệm đề tài: Ths. Vũ Dương Phúc
3. Họ và tên người nhận xét: Lê Hoài Nam
- Học hàm, học vị: Tiến sỹ
- Ngành chuyên môn: Kiểm toán

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài nghiên cứu


Đề tài: “Giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu của KTNN trên nền tảng dữ
liệu lớn trong quá trình chuyển đổi số” có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng
với KTNN trong việc chuyển đổi số, một trong những trụ cột cho sự phát triển
của KTNN trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ
4.0 đang diễn ra trong nhiều mặt đời sống xã hội tại tất cả các quốc gia trên thế
giới, công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam cũng được Chính phủ và các bộ,
ngành, địa phương quan tâm, triển khai thực hiện, KTNN cũng đã có nhiều nỗ
lực để hội nhập với sự phát triển chung và tích cực tham gia vào Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030. Để chủ động
trong quá trình chuyển đổi số, việc xây dựng các giải pháp hạ tầng dữ liệu của
KTNN là rất quan trọng, song do đối tượng của hoạt động kiểm toán rất rộng,
lĩnh vực kiểm toán là lĩnh vực chuyên môn đặc thù, phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Do đó, việc xây dựng hạ
tầng dữ liệu của KTNN có những đặc thù riêng, rất khó thực hiện.
Chính vì vậy, tôi đánh giá rất cao lỗ lực của Ban chủ nhiệm đề tài trong
việc lựa chọn và giải quyết một trong những vấn đề rất khó trong bài toán
chuyển đổi số của KTNN. Hạ tầng cơ sở dữ liệu vừa là “đầu vào” xong cũng là
“đầu ra” quyết định cấu trúc công nghệ của KTNN trong hiện tại và tương lai.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã phản ánh tương đối tổng thể các vấn đề về hạ
tầng dữ liệu và chuyển đổi số của KTNN Việt Nam, trong đó: (i) Đề tài đã hệ
thống hóa và làm rõ các khái niệm cơ bản về cách mạng công nghệ 4.0, chuyển
đổi số, chính phủ điện tử, nên kinh tế số, hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu và dữ liệu
lớn; (ii) Trình bày và phân tích thực trạng chuyển số và hạ tầng dữ liệu ở Việt
Nam; (iii) Đưa ra giải pháp tương đối toàn diện về xây dựng hạ tầng dữ liệu của
KTNN trên nền tảng dữ liệu lớn, đưa ra lộ trình và giải pháp thực hiện.
2. Kết cấu và thể thức trình bày báo cáo nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu được trình thành 03 Chương theo đúng kết cấu
và thể thức quy định.
3. Ý nghĩa khoa học của Báo cáo nghiên cứu
Báo cáo của Đề tài cung cấp một số thông tin và tài liệu cho hoạt động
nghiên cứu và đào tạo liên quan đến xây dựng hạ tầng dữ liệu của Kiểm toán
nhà nước trên nền tảng dữ liệu lớn trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó nổi
bật là:
(1) Tổng quan các vấn đề về hạ tầng dữ liệu trong chuyển đổi số, trong đó
làm rõ các vẫn đề về cách mạng công nghệ 4.0; các vấn đề về chuyể đổi số; hạ
tầng số; hạ tầng dữ liệu; dữ liệu lớn và dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm toán của
KTNN.
(2) Trình bày thực trạng chuyển đổi số và hạ tầng dữ liệu ở Việt Nam và
Kiểm toán nhà nước, trong đó trình bày thực trạng chuyển đổi Chính phủ số, của
các cơ quan nhà nước và kiểm toán nhà nước; kinh nghiệm quốc tế trong việc
xây dựng hạ tầng dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn.
(3) Đưa ra một số định hướng và giải pháp xây dựng ha tầng dữ liệu của
KTNN trên nền tảng dữ liệu lớn; đưa ra lộ trình xây dựng hạ tầng dữ liệu của
Kiểm toán nhà nước.
4. Góp ý với Ban chủ nhiệm hoàn thiện về kết cấu, nội dung và thể
thức báo cáo kết quả nghiên cứu
Để Đề tài hoàn thiện hơn, Đề nghị Ban chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu một
số nội dung sau:
(1) Về Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
Ban chủ nhiệm Đề tài nên biên tập ngắn gọn, mang tính tổng hợp, hướng
tới các vấn đề trọng tâm đặt ra của Đề tài1, tránh dàn trải.
(2) Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
Xây dựng giải pháp hạ tầng dữ liệu của KTNN trên nền tảng dữ liệu lớn trong quá trình chuyển đổi số

2
- Biên tập tách rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trong đó đặc biệt xác
định đối tượng nghiên cứu của Đề tài là gì để có cách tiếp cận nghiên cứu trực
tiếp và hiệu quả hơn.
- Cân nhắc đưa mục: “Đề tài nghiên cứu dựa trên các cuốn sách, công
trình nghiên cứu…. liên quan đến chủ đề nghiên cứu” sang phần “Phương pháp
nghiên cứu” (Phương pháp nghiên cứu tài liệu).
(3) Về nội dung Đề tài
- Chương 1: Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ 03 khái niệm trọng tâm
của Đề tài, gồm: (i) Hạ tầng dữ liệu; (ii) Nền tảng dữ liệu lớn; (iii) Quá trình
chuyển đổi số. Từ đó phân tích mối quan hệ giữa 03 nhân tố này và vai trò, sự
cần thiết xem xét “hạ tầng dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn trong quá trình
chuyển đổi số”. Làm rõ nội hàm “hạ tầng dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn trong
quá trình chuyển đổi số” là gì, bao gồm các yếu tố nào? Yêu cầu đặt ra và hạ
tầng dữ liệu này khác với hạ tầng dữ liệu khác như thế nào? Tại sao lại phải xây
dựng “hạ tầng dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn” cho KTNN.
- Chương 2: Trên cơ sở các nhân tố như đã phân tích tại Chương 1, Đề tài
xem xét hoàn thiện hơn các nội dung của Chương 2 theo các nội dung chính đã
nêu (hiện nay Đề tài chỉ trình bày thực trạng xây dựng hạ tầng dữ liệu của
KTNN, chưa trình bày và phân tích thực dữ liệu lớn, thực trạng chuyển đổi số
của Việt Nam).
- Chương 3:
+ Mục 3.2. Xây dựng hạ tầng dữ liệu của KTNN trên nền tảng dữ liệu lớn
phục vụ hoạt động kiểm toán trong môi trường số: Đề tài đưa ra dữ liệu, thông
tin về từng lĩnh vực kiểm toán (NSTW, NSĐP, Chương trình MTQG, Dự án đầu
tư, doanh nghiệp…) song chưa làm rõ được cơ chế, cách thức thu thập các thông
tin xây dựng cơ sở dữ liệu. Vì vậy, đề tài cân nhắc bổ sung nghiên cứu để làm rõ
việc khai thác, quản lý, sử dụng các thông tin trên.
+ Do giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu của KTNN trên nền tảng dữ liệu
lớn trong quá trình chuyển đổi số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về
hạ tầng dữ liệu của các đơn vị được kiểm toán rất quan trọng. Do dó, ngoài lộ
trình, Đề tài cân nhắc bổ sung kịch bản khác nhau về thực hiện chuyển đổi số
của Chính phủ Việt nam để có giải pháp phù hợp.
5. Kết luận

3
Kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, song còn một
số hạn chế như đã nêu cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện. Báo cáo sau khi chỉnh sửa
các nội dung nêu trên, đủ điều kiện để bảo vệ trước Hội đồng nghiệm thu.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022
NGƯỜI NHẬN XÉT

Lê Hoài Nam

You might also like