You are on page 1of 1

Menu

Home » Tài Chính Cá Nhân » Công Thức Và


Cách Tính Chi Phí Cơ Hội Đơn Giản, Dễ Dàng

Công Thức Và Cách Tính


Chi Phí Cơ Hội Đơn Giản,
Dễ Dàng
Tháng Tư 26, 2021 Bởi Kẻ Khù Khờ

Chi phí cơ hội là một khái niệm quan trọng


trong kinh tế và cuộc sống. Nhờ có chi phí cơ
hội mà chúng ta biết được chúng ta đạt được
lợi ích gì và đánh mất điều gì. Sau khi đọc bài
viết này, bạn sẽ biết được chi phí cơ hội là gì,
công thức và cách tính chi phí cơ hội đơn
giản, nhanh chóng thông qua một số ví dụ về
chi phí cơ hội trong cuộc sống như: đi học đại
học, đi xem phim, việc sản xuất, gửi tiết
kiệm,… Bên cạnh đó là những lỗi chúng ta
hay gặp khi tính chi phí cơ hội trong cuộc
sống. Chúng ta bắt đầu nhé.

Nội Dung Chính [Hiện Ra]

Chi Phí Cơ Hội Là Gì?


Hãy tưởng tượng, bạn đang ngồi uống cafe,
tự nhiên ông Bụt hiện ra đưa cho bạn 2 cọc
tiền, bạn muốn cả 2 cọc nhưng ông Bụt không
cho, bắt bạn chọn 1 trong 2. Cọc A 5 triệu và
cọc B 10 triệu.

Bạn sẽ chọn cọc tiền nào?

Trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng tồn tại một


mâu thuẫn là nhu cầu của con người có tính
vô hạn còn các nguồn lực sản xuất có tính
khan hiếm.

Tính khan hiếm không cho phép con người


sản xuất tất cả hàng hóa và dịch vụ với bất kỳ
số lượng nào.

Lúc này, con người đứng trước sự đánh đổi và


lựa chọn giữa những phương án khác nhau là
sản xuất hàng hóa này hay hàng hóa kia, nếu
sản xuất một tổ hợp các hàng hóa thì mỗi
hàng hóa cần sản xuất với số lương là bao
nhiêu để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Khi đã đạt đến trạng thái hiệu quả (tức mỗi


hàng hóa đều có một số mức sản lượng sản
xuất tối ưu), nếu muốn có thêm hàng hóa này
thì ta phải sản xuất hàng hóa kia ít hơn và
ngược lại.

Sự lựa chọn này hàm ý đến một sự đánh đổi


là nếu muốn có cái này thì ta phải hy sinh cái
kia, thực chất là sư hy sinh này tương đương
với một khoản chi phí mà ta phải bỏ ra để có
được lợi ích từ sự lựa chọn đó.

Khoản chi phí đó được gọi là Chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội của một phương án lựa chọn


chính là cái mà ta từ bỏ (mất luôn không lấy
lại được) để có được phương án đó, và là
những lợi ích bị mất đi khi chọn phương án
này mà không chọn phương án khác.

Chi phí cơ hội của một phương án gồm 2


phần là chi phí thực hiện phương án đó ta có
thể nhìn thấy và giá trị bị mất đi của phương
án khác ta chưa nhìn thấy (bị ẩn đi).

Chi phí thực hiện của một phương án cũng


nằm trong chi phí cơ hội vì ta có thể sử dụng
khoản chi phí này để làm một việc khác.

Thông thường, giữa những phương án cạnh


tranh nhau, phương án nào có CPCH cao hơn
sẽ bị loại bỏ, phương án nào có CPCH thấp
hơn sẽ được giữ lại.

Ví dụ về chi phí cơ hội

Rạp CGV đang chiếu bộ phim bom tấn bạn


yêu thích là Fast 9, nhưng cũng trùng với
khung giờ học thêm Tiếng Anh của bạn.

Khi bạn lựa chọn đi học Tiếng Anh thay vì đi


xem phim thì học phí học Tiếng Anh và bộ
phim Fast 9 đó (thứ mà bạn từ bỏ) chính là
Chi phí cơ hội cho việc học tiếng Anh của bạn.

Nếu bạn chọn đi xem phim, bỏ học tiếng Anh


thì chi phí cơ hội của việc đi xem phim lúc này
là tiền vé đi xem phim, học phí của buổi học
tiếng Anh đó và những kiến thức mà bạn đã
bỏ lỡ.

Cách Tính Chi Phí Cơ Hội

Chúng ta chưa có công thức tổng quát để so


sánh, đánh giá và tính toán Chi phí CH cho tất
cả mọi trường hợp trong kinh tế và cuộc sống.

Tùy từng trường hợp mà ta linh động vận


dụng khái niệm của CPCH để tính toán.

Nhưng nhìn chung, CPCH của một phương án


bằng tổng của chi phí thực hiện phướng án đó
và phần giá trị lợi ích của phương án tốt nhất
đã bị bỏ qua.

Chúng ta hãy cùng tính chi phí cơ hội của việc


học đại học trong ví dụ sau:

Sau năm 18 tuổi bạn có 2 lựa chọn là A: lên


Sài Gòn đi học đại học và B: ở lại quê và đi
làm với mức thu nhập 6 triệu/tháng.

Khi đó, Chi Phí Cơ Hội của việc học đại học là
tổng của học phí, tiền sách vở, tiền trọ, tiền đi
lại, … và mức thu nhập 6 triệu/tháng.

CPCH của việc ở nhà đi làm là tiền xăng xe đi


lại và kiến thức đại học cùng với sự hứa hẹn
công việc lương khủng sau khi tốt nghiệp.

Công Thức Tính Chi Phí Cơ Hội


Ngoài cách tính chi phí cơ hội như trên thì
trong một số trường hợp, khi mà những giá trị
được đo bằng tiền thì chúng ta có thể so sánh
CPCH bằng cách lấy những gì mất đi chia cho
những gì nhận được.

Công thức tính chi phí cơ hội trong trường


hợp này như sau:

TLSSĐM = Giá Trị Mất Đi/ Giá Trị


Nhận Được

Với:

– TLSSĐM là Tỷ Lệ So Sánh Được Mất.

– Nếu tỷ số trên lớn hơn 1 thì bạn mất đi


nhiều hơn bạn nhận được

– Nếu tỷ số trên nhỏ hơn 1 thì bạn nhận


được nhiều hơn bạn mất đi

Ví dụ 1) Hãy hình dung, bạn đang ngồi cafe,


tự nhiên ông Bụt hiện ra đưa cho bạn 2 cọc
tiền, bạn muốn cả 2 cọc nhưng ông Bụt không
cho, bắt bạn chọn 1 trong 2. Cọc A 5 triệu và
cọc B 10 triệu.

– Nếu ta chọn A, tỷ lệ là 2, ta mất nhiều hơn


được.

– Nếu ta chọn B thì tỷ lệ là 0,5 ta nhận được


nhiều hơn mất.

Thật ra, không cần tính tỷ lệ trên chúng ta


cũng biết phương án nào được chọn phải
không ạ?

Ví dụ 2) Bạn gặp lại ông Bụt lần nữa, nhưng


lần này ổng không cho bạn tiền mà cho bạn 2
giỏ trái cây để ăn (chứ không phải để bán), giỏ
A gồm 5 quả táo và giỏ B gồm 10 quả cam.

Lúc này thì tỷ lệ so sánh không hẳn sẽ giúp


bạn quyết định được, điều đó phụ thuộc vào
sở thích của bạn là bạn thích táo hơn hay cam
hơn.

Ví dụ 3) Khi sản xuất hàng hóa, giả sử có 2


mặt hàng A, B và sản xuất đã đạt hiệu quả.

Nhà tài trợ


Mở
www.facebook.com

Khi đó, nếu tăng sản lượng của A lên một


lượng là ∆A thì ta phải hy sinh sản lượng của
B một số lượng là ∆B. Tỷ Lệ So Sánh lúc này
là ∆B/∆A.

Nhưng ta chưa thể so sánh ngay được vì tỷ lệ


này mới chỉ cho ta biết số lượng B phải bỏ đi
để có thêm 1 đơn vị của A.

Hơn nữa, đó là tỷ lệ về số lượng chứ chưa


phải tỷ lệ của giá trị bằng tiền nên ta cần phối
hợp thêm các yếu tố khác để quyết định như
chi phí sản xuất và giá cả mỗi loại hàng hóa,
nhu cầu thị trường,…

Chi phí cơ hội trên đường PPF của một hàng


hóa sẽ có xu hướng tăng dần lên (Quy luật
CPCH tăng dần) nếu cứ liên tục gia tăng sản
xuất hàng hóa đó.

Điều này sẽ được nói rõ hơn khi ta tìm hiểu về


Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF và
Quy luật hiệu suất giảm dần.

Xem thêm: Quy Luật Giá Trị Yêu Cầu


Những Gì Trong Sản Xuất Và Lưu Thông
Hàng Hóa?

2 Lưu Ý “Vàng” Khi Tính Chi Phí


Cơ Hội
– Lưu ý (1)

Có một số quan điểm cho rằng: CPCH có thể


được tính bằng độ chênh lệch giá trị lợi ích
giữa những phương án chọn, theo đó ta có:

OC = FO – CO

Trong đó:

OC là CPCH

FO là Lợi Ích Của Phương Án Tốt


Nhất (Hoặc Tốt Hơn)

CO là Lợi Ích Của Phương Án Được


Chọn

Thực ra, công thức trên chỉ thể hiện được giá
trị Lời hay Lỗ của phương án được chọn chứ
chưa phản ánh đúng thực chất về CPCH.

Ví dụ, bạn có 100 triệu đồng và 2 phương án


lựa chọn là gửi ngân hàng với lãi suất tiết
kiệm là 8%/năm và đầu tư Cổ phiếu với tỷ
suất lợi nhuận là 20%/năm (giả sử tỷ suất này
ổn định).

Hiệu số OC lúc này là 20 – 8 = 12 triệu.

Nếu bạn chọn gửi ngân hàng thì chi phí cơ hội
của bạn là 20 triệu và bạn lỗ 12 triệu
đồng/năm.

Nếu bạn chơi chứng khoán thì chi phí cơ hội


của bạn là 8 triệu và bạn lời 12 triệu
đồng/năm.

Con số 12 này chỉ thể hiện sự lời lỗ chứ không


phải là CPCH.

Chi phí cơ hội là một ý niệm chưa


xảy ra, nếu ta nắm bắt được thì
ta sẽ có cơ hội đạt lợi nhuận, nếu
ta không nắm bắt được thì cơ hội
đó sẽ biến thành khoản chi phí
mà ta phải gánh chịu.

Trong trường hợp các phương án loại trừ lẫn


nhau (không thể đồng thời đạt được) thì
CPCH là phần Lợi Ích Cao Nhất (Hoặc Tốt
Nhất) trong các phương án đã bị bỏ qua.

Nếu có một số phương án bị bỏ qua mà có thể


đồng thời đạt được thì chi phí cơ hội là Tổng
Giá Trị của các phương án đó.

Ví dụ, bạn có 4 phương án (loại trừ nhau) với


mức lợi nhuận tương ứng là A: 10 triệu, B: 20
triệu, C: 35 triệu, D: 40 triệu. Và bạn muốn đạt
được cả 4 phương án này (105 triệu) nhưng
thực tế thì bạn bắt buộc phải chọn 1 trong 4.

+ Nếu bạn chọn A thì chi phí cơ hội là D

+ Nếu bạn chọn B thì CPCH là D

+ Nếu bạn chọn C thì CPCH là D

+ Nếu bạn chọn D thì CPCH là C

Giả sử A và C có thể đạt được đồng thời thì


khi đó,

+ Nếu bạn chọn (A + C) thì CPCH là D

Hướng dẫn đầu tư CK năm


2022
Đăng Ký Miễn Phí
Kiến thức tổng quan về các mô hình đầu tư, đầu
tư cổ phiếu.

dautuchungkhoan.typeform.com

MỞ

+ Nếu bạn chọn B thì CPCH là (A + C) = 45


triệu

+ Nếu bạn chọn D thì CPCH là (A + C)

– Lưu ý (2)

+ Chi phí CH chỉ có ý nghĩa trong trường hợp


khan hiếm nguồn lực và ta thì mong muốn đạt
được mọi phương án. Chi phí cơ hội luôn tồn
tại.

+ Vì giả định ban đầu là ta mong muốn đạt


được tất cả các phương án, nên CPCH chỉ
xuất hiện khi ta phải chọn lựa giữa phương án
được mong muốn.

Ví dụ có 3 phương A, B, C. Ta mong muốn đạt


được A và B, không mong muốn đạt được C.

Nên A sẽ là CPCH của B và ngược lại, còn C


không phải là CPCH.

Hay nói cách khác, một phương án bất kỳ chỉ


là chi phí cơ hội của phương án khác khi nó
mang lại giá trị và ta mong muốn đạt được nó.

– Ngoài việc đánh giá CPCH bằng số liệu cụ


thể (giá trị tiền bạc, tỷ lệ %…) thì còn có thể
đánh giá bằng “điều gì đó có giá trị hơn” như
thời gian, được yêu thích hơn, quan trọng hơn
(món ăn yêu thích hơn, việc làm yêu thích
hơn,…) như ví dụ học Tiếng Anh đã nêu.

Một Số Bài Tập Chi Phí Cơ


Hội Có Lời Giải
Bài tập 1

Trong 4 năm học Đại học, bạn tiết kiệm được


300 triệu đồng.

Sau khi tốt nghiệp, bạn quyết định đầu tư


300 triệu đồng này để mở một quán cà
phê (Bạn trực tiếp quản lý và bán hàng).

Bạn tính toán quán cà phê sẽ mang lại lợi


nhuận ban đầu là 6 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn đi làm cho một Công ty tài chính,


bạn sẽ có thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
Giả sử lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là
12%/năm. Bạn hãy đánh giá quyết
định việc mở quán cà phê của mình ?

Lời giải:

Ở đây chúng ta thấy có 3 lựa chọn là mở quán


cafe, gửi tiết kiệm và đi làm cho một công ty.

Thực chất, 2 phương án gửi tiết kiệm và đi


làm cho công ty là 2 phương án không hề
loại trừ nhau và có thể kết hợp lại. Tức là bạn
có thể mang 300 triệu đi gửi tiết kiệm và đồng
thời đi làm cho một công ty.

Vậy nên, chúng ta sẽ có 2 phương án là (1)


mở quán cafe và (2) vừa gửi tiết kiệm vừa đi
làm ở công ty.

Nếu bạn gửi tiết kiệm thì bạn sẽ có 300


triệu*12%/12 = 3 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn đi làm ở công ty tài chính bạn sẽ có


thêm 5 triệu đồng/tháng.

Kết hợp 2 phương án này lại bạn sẽ có 8 triệu


đồng mỗi tháng.

Nguyên lý chung để tính chi phí cơ hội là:

Chi phí cơ hội = Chi phí thực hiện


phương án đó (mất luôn ko lấy lại
được) + Lợi ích lớn nhất mà ta từ
bỏ.

Nếu ta nói chi phí cơ hội của việc mở quán


cafe là 8 triệu đồng cùng những kiến thức,
kinh nghiệm khi đi làm ở công ty thì hoàn toàn
hợp lý và không sai.

Nhưng …

Bổ Sung:

Vì 300 triệu đầu tư ban đầu của bạn không


chắc sẽ lấy lại được nên chúng ta có thể cộng
vào chi phí cơ hội thành 308 triệu đồng.

– Chi phí 300 triệu để thực hiện phương án


mở quán cafe đó sẽ dùng để thuê mặt bằng,
mua sắm bàn ghế, trả lương nhân viên, mua
cafe, nước giải khát, chi phí điện nước,…

– Các chi phí mặt bằng, lương nhân viên,…


chúng ta sẽ không thể lấy lại được.

Nhà tài trợ


Mở
www.facebook.com

– Còn chi phí đầu tư các tài sản cố định như


bàn ghế, máy pha chế, tủ kệ, ly chén,… sẽ
được khấu hao theo thời gian. Đến khi bạn
thanh lý thì bạn sẽ không thể thu đủ số tiền
đầu tư ban đầu.

Vậy nên, 300 triệu này chưa chắc sẽ lấy lại


được (Trừ khi chúng ta đạt điểm hòa vốn), do
đó 300 triệu nên được cộng vào chi phí cơ hội
thành 308 triệu đồng.

Nhận Định:

Tuy việc mở quán cafe không có thu nhập cao


bằng việc gửi tiết kiệm + đi làm, nhưng
phương án gửi tiết kiệm và đi làm công ty có
thể có chi phí cơ hội cao hơn việc mở quán
cafe.

Bởi vì, khi mở quán cafe, chúng ta được làm


chủ cho chính mình và “tiêu diêu tự tại” hơn
rất nhiều so với việc đi làm ổn định ở công ty.

Hơn nữa, khi quán cafe hoạt động ổn định thì


chúng ta có thể giao lại cho người tin tưởng
để quản lý, qua đó chúng ta tạo được thu
nhập thụ động, bước qua phía bên phải của
kim tứ đồ và là bước đệm để đạt được tự do

You might also like