You are on page 1of 2

Câu 1

Những người theo chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XVII đã nhìn ra vai trò của
chính phủ trong việc định hướng thương mại. Theo đó, nhà nước thích hợp nhất với
một số chức năng nòng cốt – cung cấp hàng hóa công cộng như quốc phòng, an ninh,
giáo dục công dân hoặc đảm bảo hiệu lực thực hiện các hợp đồng – đây đều là những
yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển của thị trường.
Vào thế kỷ XIX, vai trò của chính phủ trong việc phân phối lại thu nhập còn rất
hạn chế. Việc phân phối lại chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động từ thiện
của các cá nhân và tổ chức.
Đầu thế kỷ XX, trong những thập kỷ 50-70, nhiều quốc gia có tham vọng xây
dựng cho mình một nền kinh tế tự chủ, tự cường và vững mạnh. Vì thế, họ cho rằng
chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo con đường phát triển. Thông qua
chức năng kế hoạch hóa và các chính sách bảo hộ, nhiều nước đã xây dựng nền công
nghiệp hướng nội với hy vọng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước ngoài. Khi
đó, chính phủ được coi là người phân bổ nguồn lực trong xã hội, xác định các ngành
công nghiệp ưu tiên chiến lược để bảo hộ phát triển. Trái lại, trong thập kỷ 80, sau
nhiều cuộc khủng hoảng và nợ công, nhiều nhà kinh tế đã chỉ trích sự can thiệp quá
sâu của chính phủ vào việc phân bổ nguồn lực, do đó gây ra sự phi hiệu quả lớn.
Quan điểm lúc này là thu hẹp sự can thiệp của chính phủ, tạo điều kiện cho thị trường
vận hành tự do hơn. Nhiều lúc, sự can thiệp của chính phủ được coi là không cần
thiết, thậm chí cản trở sự phát triển. Bước sang thập kỷ 90, quan điểm về vai trò của
chính phủ được phản ánh rõ nét trong Báo cáo Phát triển Thế giới năm 1991 của
Ngân hàng Thế giới. Theo đó, chính phủ có vai trò tăng cường thể chế và khung
pháp lý trong nền kinh tế, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, xây dựng kết
cấu hạ tầng và bảo vệ giúp đỡ người nghèo.

Câu 2
Bàn tay vô hình của thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra được những kết
quả mong muốn cho xã hội vì nó đôi khi cung mang lại nhưng nhược điểm:
- Chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương(sự can thiệp của nhà nước vào
kinh tế), đòi hỏi sự tự do kinh doanh và cạnh tranh. Điều này rất thích hợp với các
nhà tư bản tại thời điểm đó.
- Học thuyết này đã dần bộc lộ sự lỗi thời.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929-1933 đã chỉ ra
cơ chế tự quản của thị trường tự do đã bị phản tác dụng và đã dẫn tới việc đầu cơ
trục lợi, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế xảy ra theo chu kỳ.
- Cuộc đại khủng hoảng năm 2008 cũng đã khiến cho toàn bộ nền kinh tế trên
thế giới điêu đứng toàn bộ và để lại một khoản nợ khổng lồ.

You might also like