You are on page 1of 2

Bài Tập Về Nhà

Họ và tên: Lê Huỳnh Vĩ
Mssv: 110210144
Lớp HP: 21N68
Lớp SH: 21X1B

Trình bày và mô tả tính chất


của khoáng vật trong lớp Cacbonat

 Magnesit (MgCO3) thường ở dạng khối, hiếm ở dạng lăng trụ


sáu phương hoặc thoi, không màu, ánh thủy tinh, cát khai hoàn toàn,
vết vạch màu trắng, vết vỡ vỏ sò, độ cứng 3,5 – 4,5 và tỷ trọng 3,0 –
3,2. Khoáng vật có nguồn gốc nhiệt sinh và phong hóa thấm động.
Magnesit có thể được hình thành thông qua quá trình biến chất trao
đổi talc cacbonat hóa và cacbonat hòa của peridotit và các đá siêu
base khác. Magnesit có thể bị đốt có mặt của than để tạo ra MgO và
một lượng lớn magnesit được đốt để tạo ra magiê oxide.

Các mẫu khoáng vật magnesit (MgCO3)


 Siderit (FeCO3) thường ở dạng bảng, có màu vàng nhạt, ánh
thủy tinh, cái khai hoàn toàn, vết vạch màu trắng, vết vỡ không phẳng
đến vỏ sò, độ cứng 3,75 – 4,25 và tỷ trọng 3,96. Khoáng vật có nguồn
gốc nhiệt dịch và cộng sinh với các khoáng vật khác. Nó cũng là một
khoáng vật tạo đá trong các đá phiến sét và sa thạch, đôi khi chúng
tồn tại ở dạng kết hạch. Trong các đá trầm tích, siderit chủ yếu hình
thành ở các độ sâu chôn vùi nông và thành phần nguyên tố của nó
thường liên quan đến môi trường trầm tích đóng kín.

Tinh thể siderit (FeCO3) cùng với galena và


thạch anh

Siderit đã gia công

You might also like