You are on page 1of 8

CƠ SỞ VẬT LÝ ĐIỆN (TỪ) – QUANG

Chương 2: Điện thế


1. Điện thế, hiệu điện thế

Lực tĩnh điện là lực bảo toàn. Trường tĩnh điện là trường thế.
+ Thế năng trường tĩnh điện

+ Biến thiên thế năng

+ Thế tĩnh điện - Điện thế

Đơn vị SI điện thế: 1 Volt = 1Joule/Coulomb


Đơn vị SI cường độ điện trường: 1 Newton/Coulomb = 1 Volt/meter
+ Hiệu điện thế

+ Điện thế của hệ điện tích điểm

1
B và C nằm trên mặt đẳng thế. Đi theo chiều vector E, điện thế giảm!

+ Hệ mặt đẳng (điện) thế


Xét một hệ hai chiều có điện thế V(x, y).
Các đường cong ứng với V(x, y) = const được gọi là các đường đẳng thế.

Trong không gian ba chiều Oxyz, ta có hệ mặt đẳng thế

+ Mối liên hệ giữa E và V


Tại mỗi điểm P(x, y, z) trong không gian có điện trường, ta có hai đại lượng đặc
trưng cho điện trường là E(x, y, z) và V(x, y, z).
Biết E(x, y, z) tính được V(x, y, z)

Biết V(x, y, z) tính được E(x, y, z)?


Xét hệ đường đẳng thế trong trường hợp hai chiều:

2
Trong hệ tọa độ Descartes ba chiều:

+ Trường hợp điện tích phân bố đối xứng cầu, Er = Er(r)

+ Trường hợp điện tích điểm

3
+ Tương quan hình học giữa hệ đường sức và hệ mặt đẳng thế

Vector E luôn hướng theo phương có tốc độ biến thiên của V theo độ dịch chuyển
s là cực đại.

Nếu ds hướng dọc theo tiếp tuyến với mặt đẳng thế tại P thì E ┴ ds → E vuông
góc với mặt đẳng thế tại mọi điểm trên mặt đẳng thế hay hệ đường sức trực giao
với hệ mặt đẳng thế. Chiều đường sức hướng từ thế cao đến thế thấp.

+ Tính điện thế tại một điểm:

2. Tụ điện, ghép tụ điện

4
Vật dẫn cân bằng tĩnh điện: vật dẫn tích điện có các điện tích tự do đứng yên.
Điều kiện cân bằng tĩnh điện:
- Vectơ E tại mọi điểm bên trong vật dẫn phải bằng không.
- Thành phần tiếp tuyến Et phải bằng không tại mọi điểm trên mặt vật dẫn
(các đường sức điện phải vuông góc với mặt vật dẫn). Mặt vật dẫn là mặt đẳng thế.
Điện tích chỉ phân bố trên bề mặt của vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Bên trong vật
dẫn điện tích bằng không (điện tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau). Lý
thuyết và thực nghiệm chứng tỏ sự phân bố điện tích trên mặt vật dẫn chỉ phụ
thuộc vào hình dạng của vật dẫn.
Điện dung của vật dẫn cô lập
Khi được truyền cho một vật dẫn cô lập, điện tích sẽ được phân bố trên mặt vật
dẫn sao cho điện trường trong vật dẫn bằng không.
Điện tích trên vật dẫn cô lập tăng lên bao nhiêu lần thì điện trường do vật dẫn đó
gây ra tại các điểm trong không gian cũng tăng lên bấy nhiêu lần và do đó điện thế
tương ứng sẽ tỷ lệ với điện tích của vật dẫn.

Hệ số tỷ lệ C được gọi là điện dung của vật dẫn cô lập.


Đơn vị SI của điện dung là Farad (F): 1 F = 1 C/V.

Khái niệm về tụ điện


Khi đưa một vật dẫn lại gần một vật dẫn tích điện, do hiện tượng cảm ứng điện,
các điện tích trái dấu sẽ xuất hiện trên vật dẫn được đưa lại gần làm cho điện thế
của vật dẫn tích điện giảm đi đáng kể, còn điện dung của hệ hai vật dẫn là C = q/V
sẽ tăng lên rất nhiều. Như vậy, ta có thể chế tạo các linh kiện điện có điện thế thấp
mà có thể tích tụ được một điện lượng lớn. Đó là các tụ điện.
Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn (bản cực) được đặt rất gần nhau.
Để tránh ảnh hưởng đến các vật thể ngoài, các bản cực tụ điện thường được gia
công đều đặn và được sắp đặt với nhau sao cho điện trường gây bởi các điện tích
trên các bản cực hoàn toàn định xứ trong không gian giữa hai bản.
Điều kiện điện trường định xứ được thoả mãn nếu hai bản cực được đặt:
rất gần nhau(tụ phẳng);
đồng trục và rất gần nhau(tụ trụ);
đồng tâm và rất gần nhau (tụ cầu).
Do điện trường định xứ giữa các bản tụ nên:
Các đường sức phải đi ra từ một bản và đi vào bản đối diện.
Các điện tích trên các mặt tụ đối diện phải bằng nhau và trái dấu.
Điện dung của tụ điện tỷ lệ với điện tích trên một bản tụ và hiệu điện thế giữa hai
bản tụ đó:

5
Điện dung của một số tụ điện
Tụ phẳng

Tụ trụ

Tụ cầu

Nếu khoảng cách giữa hai bản cực rất nhỏ so với kích thước bản cực thì điện dung
của một tụ điện bất kỳ tỷ lệ thuận với diện tích bản cực, với hằng số điện môi của
môi trường chứa đầy không gian giữa hai bản cực và tỷ lệ nghịch với khoảng cách
giữa chúng.

6
Hiệu điện thế đánh thủng:
Khi hiệu điện thế giữa hai bản cực vượt quá giá trị hiệu điện thế đánh thủng của
chất điện môi trong tụ thì tụ sẽ hỏng do hiện tượng phóng điện qua chất điện môi.
Giá trị hiệu điện thế đánh thủng phụ thuộc vào tính chất của điện môi, khoảng
cách và hình dạng của các bản cực.
Muốn chế tạo những tụ điện có kích thước nhỏ nhưng điện dung lớn, ta cần chọn
những chất điện môi có hằng số điện môi lớn và hiệu điện thế đánh thủng cao.
Ghép tụ điện
Ghép song song

Ghép nối tiếp

7
3. Năng lượng điện trường
Năng lượng của vật dẫn tích điện
Ta có thể xem điện tích q trên bề mặt một vật dẫn tích điện, điện thế V, như một
hệ các điện tích điểm có điện tích bằng q có thế năng tương tác:

Năng lượng của một tụ tích điện - Năng lượng điện trường
Ta có thể xem hai bản cực của một tụ điện như hai vật dẫn tích điện, +q và -q, có
điện thế tương ứng là V1 và V2. Khi đó năng lượng của tụ điện là:

Năng lượng này định xứ trong điện trường ở không gian giữa hai bản cực tụ điện.
Trong trường hợp tụ điện phẳng, ta có thể viết lại như sau:

Mật độ năng lượng điện trường


Điện trường trong không gian giữa hai bản cực của tụ phẳng là điện trường đều.
Mật độ năng lượng điện trường trong không gian đó bằng toàn bộ năng lượng điện
trường chia cho thể tích có điện trường:

You might also like