You are on page 1of 24

Bộ môn Vật lý – Khoa Khoa học cơ bản – Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ 1


Bộ môn Vật lý – Khoa Khoa học cơ bản – Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

PHẦN 2: ĐIỆN – TỪ
BÀI 4. VẬT DẪN. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
A. VẬT DẪN
I. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện
1. Định nghĩa
Vật dẫn là vật có chứa các hạt mang điện tự do, có thể chuyển động
trong toàn bộ vật. Ví dụ: kim loại, dung dịch điện phân, chất khí ion
hoá, ... Trong chương này ta chỉ nghiên cứu kim loại, trong đó các điện
tích tự do là các electron tự do chuyển động trong toàn mạng tinh thể
của nó.
Một vật dẫn được tích điện mà các hạt mang điện của nó ở trạng thái
cân bằng (không chuyển động tạo thành dòng điện) được gọi là vật dẫn
cân bằng tĩnh điện.
2. Điều kiện cân bằng tĩnh điện của vật dẫn
a. Vectơ cưng độ điện trường E tại mọi điểm bên trong vật dẫn phải
bằng không.
b. Tại mọi điểm trên bề mặt của vật, vectơ cường độ điện trường E (do
đó đường sức điện trường) phải vuông góc với bề mặt vật dẫn.
3. Tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện
a. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế, bề mặt vật dẫn là
một mặt đẳng thế.
Xét hai điểm M, N bất kỳ trên vật dẫn. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó
được xác định bởi:
VM  VN   E.d s
MN

Sử dụng các điều kiện cân bằng tĩnh điện:


+ Bên trong vật dẫn E  0 , suy ra tích phân trên bằng không nên VM =
VN, tức là V = const bên trong lòng vật dẫn.
+ Trên bề mặt vật dẫn Et  0 , suy ra tích phân trên cũng bằng không
nên VM = VN, tức là V = const tại mọi điểm trên bề mặt vật dẫn.
Vì điện thế là hàm liên tục của khoảng cách, nghĩa là điện thế tại một
điểm sát mặt vật dẫn bằng điện thế tại một điểm trên mặt vật dẫn, nên
toàn bộ vật dẫn là một khối đẳng thế.
b. Điện tích chỉ phân bố trên bề mặt của vật dẫn cân bằng tĩnh điện, bên
trong vật dẫn tổng đại số điện tích bằng không (các điện tích âm và
dương trung hòa lẫn nhau).
Thật vậy, ta lấy một mặt kín (S) bất kì bên trong vật dẫn, áp dụng định
lý O-G cho mặt kín này ta được:  Q   Dd S  0
i
i vì trong lòng vật
S

dẫn D   0 E  0 . Vậy tổng đại số điện tích bên trong mặt kín (S) bằng
không. Vì mặt kín (S) được chọn bất kì nên ta có thể kết luận: tổng đại
số điện tích bên trong vật dẫn bằng không. Nếu ta truyền cho vật dẫn
một điện tích q thì điện tích này chỉ được phân bố trên bề mặt vật dẫn
đó.
Từ đó suy ra, nếu ta khoét rỗng một vật dẫn đặc thì sự phân bố điện tích
trên mặt vật dẫn không hề thay đổi. Điều đó có nghĩa là, đối với một vật
dẫn rỗng ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, điện trường ở phần rỗng và
123
trong thành của vật dẫn rỗng luôn bằng không.
c. Sự phân bố điện tích trên mặt vật dẫn cân bằng tĩnh điện chỉ phụ
thuộc vào hình dạng của mặt đó. Vì lí do đối xứng, trên những vật dẫn
có dạng mặt cầu, mặt phẳng vô hạn, ... điện tích được phân bố đều. Còn
đối với những vật dẫn có hình dạng bất kì thì điện tích phân bố không
đều trên bề mặt. Ở những chỗ lõm, điện tích thưa thớt. Ở những chỗ lồi
nhiều, mật độ điện tích sẽ lớn, đặc biệt là ở những mũi nhọn của vật
dẫn, điện tích tập trung rất nhiều. Vì vậy, tại vùng lân cận mũi nhọn
điện trường rất mạnh.
4. Ứng dụng
Màn điện, Máy phát tĩnh điện Van de Graaff , cột thu lôi, ...
II. Điện dung của vật dẫn. Hệ vật dẫn. Tụ điện
1. Điện dungcủa vật dẫn cô lập
Một vật dẫn được gọi là cô lập về điện (gọi tắt là vật dẫn cô lập) nếu gần
nó không có một vật nào khác có thể gây ảnh hưởng đến sự phân bố
điện tích trên vật dẫn đang xét.
Giả sử ta truyền cho vật dẫn A một điện tích Q nào đó. Theo tính chất
của vật dẫn cân bằng tĩnh điện, điện tích Q được phân bố trên bề mặt vật
dẫn sao cho điện trường trong lòng vật dẫn bằng không. Thực nghiệm
cho thấy điện thế V của vật dẫn cô lập luôn tỉ lệ với điện tích Q của vật
dẫn đó: Q  C.V
Hằng số C gọi là điện dung của vật dẫn, phụ thuộc vào hình dạng, kích
thước và tính chất của môi trường cách điện bao quanh vật dẫn.
Từ công thức trên, nếu cho V = 1 V thì C = Q.
124
Vậy: Điện dung của một vật dẫn cô lập là đại lượng có trị số bằng điện
tích cần truyền cho vật dẫn để điện thế của nó tăng lên một Vôn.
Trong hệ đơn vị SI, điện dung được đo bằng Fara (F): 1 Fara = 1
Culông/1Vôn.
Ví dụ: Tính điện dung của một khối cầu kim loại bán kính R đặt trong
môi trường đồng nhất có hằng số điện môi ε.
Giải: Giả sử ta tích điện cho quả cầu một điện tích Q. Khi vật dẫn ở
trạng thái cân bằng tĩnh điện, điện tích Q được phân bố đều trên mặt
khối cầu.
Điện thế V của (bề mặt) quả cầu được xác định theo công thức:
kQ
V
R
Điện dung của quả cầu bằng:
Q R
C   4 0 R
V k

2. Tụ điện
a. Định nghĩa
Tụ điện là hệ hai vật dẫn đặt gần nhau, tạo thành một hệ kín
sao cho điện tích xuất hiện trên 2 mặt đối diện của 2 vật dẫn
có giá trị đối nhau. Hai vật dẫn đó được gọi là hai bản của tụ điện.
Điện tích của tụ điện là điện tích trên bản dương.Bản tích điện dương
luôn có điện thế cao hơn bản tích điện âm. Ta gọi U = V+ – V- là hiệu
điện thế của tụ điện.

125
Điện dung của một tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện
của tụ điện ấy. Nó phụ thuộc vào cấu tạo, hình dạng, kích thước của hai
bản tụ và môi trường cách điện giữa hai bản tụ điện.
3.Điện dung của một số tụ điện
a.Tụ điện phẳng
Hai bản tụ điện là hai mặt phẳng kim loại có cùng diện
tích S đặt song song cách nhau một khoảng d. Nếu d  S
thì ta có thể coi điện trường giữa hai bản tụ như điện
trường gây ra bởi hai mặt phẳng song song vô hạn tích
điện đều và trái dấu nhau (+Q và -Q). Độ lớn cường độ
điện trường giữa 2 bản tụ:
  Q
E2  
 0  0  0 S

 - độ lớn mật độ điện mặt của mỗi bản

Xét trên phương của đường sức điện trường (kí hiệu là phương n), ta có:
dV  E.dn
V2 d
  (dV )   E.dn  V  V
V1 0
1 2  E.d

Q.d
 Hiệu điến thế của tụ điện: U  V1  V2  E.d 
S . 0
Điện dung của tụ điện phẳng là:
Q S
C   0
U d
b. Tụ điện cầu
126
Hai bản tụ điện là hai mặt cầu kim loại đồng tâm
bán kính R1 và R2, bao bọc lẫn nhau.
Điện trường giữa hai bản tụ có độ
Q
lớn: E  E1 
4 0 r 2
Vì đường sức hướng theo bán kính nên xét theo phương này ta được:
dV  Edr
Q 1 1 
V2 R2 R2
Q
  (dV )   E.dr   4  r
V1 R1 R1 0
2
dr  V1  V2  U    
4 0  R1 R2 

Điện dung của tụ điện:


Q 4 0 R1R2
C 
U R2  R1

c. Tụ điện trụ
Tụ điện trụ gồm hai mặt trụ kim loại
đồng trục, chiều dài l, khoảng cách giữa chúng
rất nhỏ. Mặt trụ nhỏ có bán kính R1, tích điện +Q,
mặt trụ lớn có bán kính R2, tích điện –Q. Dễ dàng
chứng minh được:

Do đó điện dung của tụ trụ:

4. Ghép tụ điện
a. Ghép nối tiếp

127
Khi ghép nối tiếp thì điện tích của các tụ là bằng nhau :
Q1  Q2  ...  Qn  Q

Hiệu điện thế hai đầu bộ tụ ghép nối tiếp, bằng tổng hiệu điện thế giữa
hai bản của mỗi tụ:
U  U1  U 2  ...  U n

Nếu ta thay thế bộ tụ trên bằng một tụ có vai trò tương đương, thì điện
dung của tụ này là:
Q 1 U U  U 2  ...  U n U 1 U 2 U
C    1    ...  n
U C Q Q Q Q Q

1 1 1 1
    ... 
C C1 C 2 Cn

b. Ghép song song


Khi ghép song song, điện tích của bộ tụ điện bằng
tổng điện tích của mỗi tụ:
Q  Q1  Q2  ..  Qn

Hiệu điện thế hai đầu bộ tụ bằng hiệu điện thế của mỗi
tụ:
U  U1  U 2  ...  U n

Nếu ta thay thế bộ tụ trên bằng một tụ có vai trò tương đương thì điện
dung của tụ đó là:
Q Q1  Q2  ...  Qn Q1 Q2 Q
C     ...  n
U U U U U
 C  C1  C2  ...  Cn

128
Bài tập
6.1. Hai quả cầu kim loại có bán kính 8cm và 5cm nối với nhau bằng
một sợi dây dẫn có điện dung không đáng kể, được cung cấp một điện
lượng Q=13.10-8 C. Tính điện thế và điện tích của mỗi quả cầu?
6.2. Tính điện dung của Trái Đất, biết bán kính của Trái Đất là
R=6400km. Điện thế của Trái Đất tăng lên bao nhiêu nếu tích thêm cho
nó 1C?
6.3.Tụ điện phẳng không khí, diện tích mỗi bản là S = 100cm2, khoảng
cách hai bản là d = 10mm
a) Tính điện dung của tụ điện?
b) Người ta đưa một tấm kim loại bề dày a = 8mm, đồng dạng với hai
bản tụ, vào khoảng giữa hai bản tụ. Tính điện dung của tụ khi đó?
6.4. Hai tụ điện không khí phẳng có điện dung là C1 = 0,2 μF và C2 =
0,4 μF mắcsong song. Bộ được tích điện đến hiệu điện thế U=450V rồi
ngắt khỏi nguồn. Sau đó lấp đầy khoảng giữa hai bản tụ điện C2 bằng
điện môi có hằng số điện môi ε = 2. Tính điện thế của bộ tụ và điện tích
của mỗi tụ?
6.5. Có 3 tụ điện C1= 3 nF, C2= 2 nF, C3= 20 nF được mắc
như hình vẽ. Nối bộ tụ điện với 2 cực một nguồn điện có
hiệu điện thế 30 V.
a) Tính điện dung của cả bộ, điện tích và hiệu điện thế trên
các tụđiện.
b) Tụ điện C1 bị “đánh thủng”. Tìm điện tích và hiệu điện
thế trên 2 tụ điện còn lại.
6.6. Cho hệ tụ điện mắc theo hai sơ đồ sau:

a) Cho C1=1 μF, C2=3 μF, C3= 6 μF, C4= 4 μF, UAB = 20 (V). Tính điện
dung của hệ tụ điện, điện tích và hiệu điện thế mỗi tụ?
b) Tìm điều kiện để điện dung tương đương của hai hệ tụ điện bằng
nhau?

129
B. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

I. Các khái niệm cơ bản

1. Dòng điện, chiều dòng điện

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Chiều
của dòng điện được quy ước là chiều chuyển động của các hạt mang
điện dương, hay ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt điện
âm.
Để đặc trưng cho độ mạnh, yếu và phương chiều của dòng điện, người
ta đưa ra các khái niệm cường độ dòng điện và vectơ mật độ dòng điện.
2. Cƣờng độ dòng điện
Xét một diện tích S bất kỳ nằm trong môi trường có dòng điện chạy qua.
Định nghĩa: Cường độ dòng điện qua điện tích S là một đại lượng có trị
số bằng điện lượng chuyển qua diện
tích ấy trong một đơn vị thời gian.
dq
Biểu thức: i  (7.1)
dt
trong đó dq là điện lượng chuyển qua
diện tích S trong thời gian dt.
Từ biểu thức (7.1) ta suy ra điện lượng q chuyển qua diện tích S trong
khoảng thời gian t là:
t
q   dq   idt (7.2)
0

Nếu phương, chiều và cường độ của dòng điện không thay đổi theo thời
130
gian thì dòng điện được gọi là dòng điện không đổi. Khi đó i = I = const
và do đó:
t
q  I  dt  It (7.3)
0

Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A): 1A = 1C/1s.


Chú ý: Nếu dòng điện trong vật dẫn do hai loại điện tích trái dấu tạo
nên và giả sử trong thời gian dt, qua diện tích S, dòng hạt điện dương
chuyển qua điện lượng dq1, dòng hạt điện âm chuyển qua điện lượng có
độ lớn dq2 theo chiều ngược lại, thì cường độ dòng điện qua diện tích S
sẽ bằng:
dq1 dq2
i 
dt dt
3. Vectơ mật độ dòng điện
Cường độ dòng điện là một đại lượng vô hướng, đặc trưng cho độ mạnh
của dòng điện qua một diện tích cho trước. Để đặc trưng cho phương,
chiều và độ mạnh của dòng điện tại từng điểm của môi trường có dòng
điện chạy qua người ta đưa ra một đại lượng khác là vectơ mật độ dòng
điện.
Xét diện tích nhỏ dSn đặt tại điểm M và vuông góc
với phương chuyển động của dòng các hạt điện
qua diện tích ấy.
Định nghĩa:Vectơ mật độ dòng điện j tại một
điểm M là một vectơ có điểm đặt tại điểm M, có
hướng là hướng chuyển động của các hạt điện tích dương đi qua tiết
131
diện dSn, chứa điểm M, có độ lớnbằng cường độ dòng điện qua một đơn
vị diện tích đặt vuông góc với hướng ấy:
dI
j (7.4)
dSn
Trong hệ SI, đơn vị đo của mật độ dòng điện là ampe/mét vuông
(A/m2).
Để tính cường độ dòng điện qua một diện tích bất kỳ
của môi trường, ta chia diện tích S bất kỳ thành
những phần tử diện tích vô cùng nhỏ dS, khi đó có
thể xem vectơ mật độ dòng điện trên diện tích dS là
không đổi ( j  const ).Gọi αlà góc giữa vectơ pháp

tuyến n của diện tích dS với vectơ j , dSn là hình chiếu của diện tích dS

trên mặt phẳng vuông góc với vecto j . Ta có: dSn  dS.cos
Theo (7.4), cường độ dòng điện qua dS (cũng bằng cường độ dòng điện
qua dSn) là:
dI  j.dSn  j.dS.cos  j.cos .dS  jndS  j.d S

Trong đó jn = j.cosα là hình chiếu của vectơ j trên phương của vectơ n ,

d S là vectơ diện tích vi phân có cùng hướng với n và có trị số bằng diện
tích dS.
Như vậy cường độ dòng điện I qua diện tích S bất kì được tính theo
công thức:
I   j.d S
S

132
* Mối liên hệ giữa véctơ mật độ dòng điện j với mật độ hạt điện n0, điện

tích của hạt điện q và vận tốc trung bình có hướng của hạt tải điện v
Trong một đơn vị thời gian, số hạt điện dn đi qua diện tích dSnnói trên là
số hạt nằm trong một đoạn ống dòng có đáy là dSnvà có chiều dài
dl  v :
dn  n0 (v.dSn )
Cường độ dòng điện qua diện tích dSn là:
dI  q.dn  qn0 v.dSn
Suy ra biểu thức của mật độ dòng điện là:
dI
j  qn0 v
dSn
Ở dạng vectơ, ta có:
j  qn0 v (7.5)
(7.5) nghiệm đúng với cả hai trường hợp q> 0 và q< 0.
Nếu trong vật dẫn có cả hai loại hạt tải điện q1> 0 với mật độ n01 và q2<
0 với mật độ n02 thì biểu thức mật độ dòng sẽ là:
j  q1n01 v1  q2n02 v2 (7.6)

Về độ lớn: j  q1 n01 v1  q2 n02 v2

4. Nguồn điện, suất điện động


a. Nguồn điện
Xét hai vật dẫn A và B mang điện trái

133
dấu: A mang điện dương, B mang điện âm. Như vậy điện thế ở A cao
hơn điện thế ở B, giữa A và B xuất hiện điện trường tĩnh hướng theo
chiều điện thế giảm. Nếu nối A với B bằng vật dẫn M thì các hạt tải điện
dương sẽ chuyển động theo chiều điện trường từ A về B, còn các hạt tải
điện âm thì ngược lại. Kết quả là trong vật dẫn M xuất hiện dòng điện
theo chiều từ A sang B, điện thế của A giảm xuống, điện thế của B tăng
lên. Khi điện thế của A và B bằng nhau thì dòng điện sẽ ngừng lại.
Muốn duy trì dòng điện trong vật dẫn M ta phải đưa các hạt tải điện
dương từ B trở về lại A (và các hạt tải điện âm từ A trở về lại B) để làm
cho VA>VB. Để thực hiện điều này, ta phải tác dụng lên hạt tải điện
dương một lực làm cho nó chạy ngược chiều điện trường tĩnh, tức là từ
nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao (lập luận tương tự đối với
hạt tải điện âm). Rõ ràng lực này về bản chất không phải là lực tĩnh
điện, nên được gọi là lực phi tĩnh điện, hay lực lạ. Trường lực gây ra lực
lạ ấy gọi là trường lạ E * . Nguồn tạo ra trường lạ ấy gọi là nguồn điện.
Trong thực tế, nguồn điện có thể là pin, ắcquy, máy phát điện, v.v... Bản
chất lực lạ trong các nguồn điện khác nhau là khác nhau (trong pin và
ắcquy lực lạ là lực tương tác phân tử, trong máy phát điện dùng hiện
tượng cảm ứng điện từ thì đó là lực điện từ, …).
Muốn tạo thành dòng điện, nguồn điện và dây dẫn M phải tạo thành một
mạch kín.
b. Suất điện động của nguồn điện
Để đặc trưng cho độ mạnh của nguồn điện, người ta dùng định nghĩa
suất điện động: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng có giá trị
134
bằng công của lực lạ làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương đi
một vòng quanh mạch kín của nguồn đó.
A*

q

Trong đó A* là công của lực lạ: A*   q.E *.d s ,với


(C)
E * là cường độ

trường lực lạ.


Suy ra:
A*
   E *.d s
q (C)

Nếu trường lực lạ chỉ tồn tại trên một đoạn đường L của nguồn điện thì:
   E *d s
L

Mỗi nguồn điện, ngoài đại lượng suất điện động  đặc
trưng cho khả năng sinh công của trường lực lạ, bản thân
nó cũng có điện trở trong r.
Trong hệ SI, suất điện động được đo bằng vôn (V).
Chú ý: Trường hợp nguồn điện được mắc vào mạch điện sao cho dòng
điện đi vào cực dương và đi ra từ cực âm của nguồn thì lúc này nó được
gọi là nguồn thu điện và giá trị  của nó được gọi là suất phảnđiện.
II. Định luật Ohm đối với đoạn mạch thuần trở
1. Phát biểu định luật
Xét một đoạn dây dẫn kim loại đồng chất AB, có
dòng điện chạy qua nó với cường độ là I. Gọi V1

135
và V2 lần lượt là điện thế ở hai đầu A và B. Thực nghiệm chứng tỏ rằng
giữa cường độ dòng điện I và hiệu điện thế U  V1  V2 có một mối quan
hệ tỉ lệ:
U
U  IR hay I  (7.7)
R
Đại lượng R gọi là điện trở của đoạn dây. Trong hệ SI, đơn vị đo điện
trở là Ohm (Ω).
Vậy: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch đồng chất tỷ lệ
thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đó.
2. Điện trở và điện trở suất
Thực nghiệm chứng tỏ: Điện trở R của một đoạn dây dẫn đồng chất tiết
diện đều tỉ lệ thuận với chiều dài l và tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện
vuông góc Sn của đoạn dây đó.
l
R (7.8)
Sn
trong đó hệ số ρgọi là điện trở suất, phụ thuộc vào bản chất và trạng thái
của dây dẫn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất tăng theo quy luật:
ρ= ρ0(1 + αt).
Trong đó ρ0, ρ lần lượt là điện trở suất ở 0oC và toC; αlà hệ số nhiệt điện
trở.
Trong hệ đơn vị SI, đơn vị đo của ρlà Ω.m.
3. Dạng vi phân của định luật Ohm
Xét hai diện tích nhỏ dSn nằm vuông góc với
các đường dòng và cách nhau một đoạn nhỏ dl

136
(hình 10-7). Gọi V và V + dV là điện thế tại hai diện tích ấy (dV< 0), dI
là cường độ dòng điện chạy qua chúng. Theo định luật Ohm (10.7), ta
có:
V  (V  dV ) dV
dI  
R R
Trong đó (–dV) là độ giảm điện thế khi ta đi từ diện tích A sang diện
tích B theo chiều dòng điện, R là điện trở của đoạn mạch AB.
dl
Vì R   nên ta có:
dSn
1 dV
dI    dSn
 dl
Suy ra mật độ dòng điện:
dI 1 dV
j  
dSn  dl
dV
Mà  E với E là cường độ điện trường giữa hai đầu A và B. Do
dl
đó:
1
j E E

1
với   gọi là điện dẫn suất của môi trường. Vì hai vectơ j và E luôn

cùng hướng nên ta có thể viết:
j  E
Đây chính là dạng vi phân của định luật Ohm.

137
Vậy: Tại một điểm bất kỳ trong môi trường có dòng điện chạy qua,
vectơ mật độ dòng điện tỷ lệ thuận với vectơ cường độ điện trường tại
điểm đó.
4. Định luật Ohm đối với đoạn mạch có chứa nguồn
Xét một đoạn mạch AB trong đó có một nguồn điện
với suất điện động ξ, điện trở trong r mắc nối tiếp
với một điện trở R.
Giả sử dòng điện chạy theo chiều từ A đến B, cường độ I. Công suất
điện tiêu thụ trong đoạn mạch AB được đo bằng:
P = UABI
Trong đoạn mạch AB:
+ Công suất điện tiêu thụ trong điện trở ngoài R và điện trở trong r dưới
dạng toả nhiệt: Pnh= I2(R+r)
+ Công suất do nguồn điện sinh ra: Png = ξI
Vậy theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
P  Pnh  Png  U AB I  I 2 ( R  r )   I

 U AB  I ( R  r )   (7.9)
Công thức (7.9) biểu thị định luật Ohm đối với một đoạn mạch có
nguồn.
Trong trường hợp tổng quát công thức (7.9) có dạng như sau:
U AB   I ( R  r )   (7.10)
Trong đó:
+) I lấy dấu" +" khi dòng điện có chiều từ A đến B và lấy dấu "–" trong

138
trường hợp ngược lại.
+) ξlấy dấu" +" khi đầu A nối vào cực dương và lấy dấu " – " khi đầu A
nối vào cực âm của nguồn điện.
III. Các quy tắc Kirchhoff đối với mạch điện
1. Cấu tạo của một mạch điện tổng quát
Một mạch điện tổng quát được cấu tạo bởi những phần tử sau:
a) Nhánh: là một đoạn mạch gồm một hay nhiều
phần tử (nguồn, điện trở, tụ điện, máy thu, v.v...)
mắc nối tiếp. Trong mỗi nhánh, dòng điện chạy
theo một chiều nhất định với cường độ xác định.
Nói chung, dòng điện trong các nhánh khác nhau
có cường độ khác nhau.
Ví dụ: Mạch điện trên hình vẽ có các nhánh là AMB, ANB, APB.
b) Nút: Là chỗ nối các đầu nhánh - giao điểm của ba nhánh trở lên.Mạch
điện trên có các nút A và B.
c) Đường đi: Đường đi của một mạch nối hai điểm cho trước là một dãy
các nhánh kế tiếp nhau nối liền hai điểm ấy. Giữa hai điểm cho trước
của một mạch có thể có nhiều đường đi khác nhau. Ví dụ: Ở mạch trên,
giữa hai điểm A và B có những đường đi là AMB, ANB, APB.
d) Vòng kín: là một đường đi đặc biệt có điểm đầu và điểm cuối trùng
nhau.Ví dụ: AMBNA, ANBPA là những vòng kín.
2. Các quy tắc Kirchhoff
a) Quy tắc I (quy tắc về nút)
Tại mỗi nút của mạch điện, tổng cường độ các dòng điện đi vào nút
139
bằng tổng cường độ các dòng điện từ nút đi ra:

I vào   I ra (7.11)

Quy tắc này được suy ra từ định luật bảo toàn điện tích.
Ví dụ: Ở mạch điện trên, giả sử chiều của các dòng điện I1, I2, I3như
hình vẽ. Tại hai nút A và B, ta có: I3  I1  I 2
b) Quy tắc II (quy tắc về vòng kín)
Trong một vòng kín, tổng đại số các hiệu điện thế trên các phần tử và
tổng đại số các suất điện động trong vòng bằng không.

 I R  
i i j 0 (7.12)

(7.12) là hệ quả của định luật Ohm tổng quát hay hệ quả của định luật
bảo toàn năng lượng trong mỗi vòng mạch kín.
Muốn viết phương trình cho một vòng kín cụ thể, ta phải chọn cho vòng
kín một chiều đi nào đó. Dòng điện Ii sẽ mang dấu (+) nếu nó cùng
chiều với chiều đi của vòng và mang dấu (–) trong trường hợp ngược
lại. Suất điện động  j mang dấu (+) nếu chiều của vòng đi vào cực

dương, đi ra từ cực âm của nguồn và mang dấu (–) trong trường hợp
ngược lại.
Ví dụ: Ở mạch điện trên, chiều giả định của các vòng kín AMBNA,
ANBPA như hình vẽ. Quy tắc Kirchhoff II viết cho các vòng kín này
như sau:
+ Với vòng kín AMBNA: I1 ( R1  r1 )  I 2 ( R2  r2 )  1  2  0
+ Với vòng kín ANBPA:  I 2 ( R2  r2 )  I3 ( R3  r3 )  2  3  0

140
3. Các bƣớc giải mạch điện theo quy tắc Kirchhoff
Bước 1: Giả định chiều cho các dòng điện và cách mắc cực cho các
nguồn chưa biết, giả định chiều cho mỗi vòng mạch kín.
Bước 2: Thiết lập hệ phương trình đại số:nếu bài toán có n ẩn cần tìm
của Ii và ξj thì phải lập n phương trình độc lập, trong đó:
+ Nếu mạch có m nút thì viết (m – 1) phương trình dạng (7.11) cho nút.
+Viết (n – (m – 1)) phương trình dạng (7.12) cho vòng kín. Để các
phương trình độc lập nhau thì mỗi vòng kín viết sau phải chứa ít nhất
một nhánh mới.
Bước 3: Giải hệ n phương trình và biện luận kết quả. Nếu kết quả cho
nghiệm Ii> 0 thì chiều giả định là đúng với thực tế, nếu Ii< 0 thì chiều
thực tế của dòng điện Ii là ngược lại với chiều giả định ban đầu. Tương
tự đối với nguồn ξj.
Bước 4: Vẽ sơ đồ đáp số, ghi rõ trị số và chiều của các đại lượng, vị trí
các cực của nguồn cần mắc.
Bài tập vận dụng. Cho mạch điện như hình vẽ trên. Cho 1  10 V,
r1  1 , 2  20 V, r2  2 , 3  30 V, r3  3 ,
R1  4 , R1  3 , R1  2 . Tính cường độ dòng điện trong các nhánh,
hiệu điện thế giữa hai điểm A, B và xác định nguồn nào phát, nguồn nào
thu?
Giải
Bước 1:Giả sử chiều của các dòng điện trong các nhánh và của các vòng
kín AMBNA, ANBPA như trên hình vẽ.
Bước 2: Viết một phương trình cho nút và hai phương trình cho vòng
141
kín:
+ Tại nút A (hoặc B), ta có: I3  I1  I 2
+ Với vòng kín AMBNA: I1 ( R1  r1 )  I 2 ( R2  r2 )  1  2  0
+ Với vòng kín ANBPA:  I 2 ( R2  r2 )  I3 ( R3  r3 )  2  3  0
Thay số vào các phương trình trên ta được hệ phương trình:
 I 3  I1  I 2

 I1  I 2  2  0
I  I  2  0
 2 3
Bước 3: Giải hệ phương trình trên ta được: I1  I3  2 A, I 2  0 .
Suy ra: U AB  1  I1 ( R1  r1 ) = 20 V.
Bước 4: Do I1, I3> 0 nên dòng điện trong các nhánh chứa R1, R3 có chiều
như đã chọn trên hình vẽ. Vậy nguồn  3 đang phát điện, nguồn 1 đang
thu điện và nguồn  2 không làm việc (I2 = 0).
---------------------------------------------------------------------------------------

Bài tập
7.1. Để chiếu sáng một căn phòng, người ta dùng các đèn loại (220V -
500W).
a) Dùng cầu chì 15A để bảo vệmạng điện. Hỏi có thể mắc được mấy
bóng?
b) Nếu mắc 10 bóng thì phải dùng cầu chì bao nhiêu ampe để bảo vệ
các đèn?

7.2. Cho mạch điện như hình 1, trong đó các


nguồn có suất điện động 1  8 V, 3  5 V,
điện trở trong không đáng kể; R1 = 2Ω, R2 =
4Ω, R3 = 3Ω ; bỏ qua điện trở của các dây nối.
142
Phải mắc nguồn 2 bằng bao nhiêu và mắc như thế nào vào hai điểm A,
B để ampe kế chỉ 1A và dòng điện qua ampe kế có chiều từ M đến N ?
Xác định cường độ dòng điện qua các nhánh còn lại?

7.3. Cho mạch điện như hình 2. Biết ξ1 = 25V, ξ2


= 16V, r1 = r2= 2Ω; R1 = R2 = 10Ω, R3 = R4 =
5Ω, R5 = 8Ω. Tìm:
a) Cường độ dòng điện qua mỗi nhánh?
b) Hiệu điện thế giữa hai điểm A – B và M – N?

7.4. Hai nguồn ξ1 = 3V, ξ2 = 6V được mắc vào


mạch như hình 3. Biết r1 = r2 = 1 Ω, R1 = R2 =
5Ω.
a) Hỏi số chỉ của vôn kế là bao nhiêu, nếu điện
trở của vôn kế vô cùng lớn?
b) Hỏi số chỉ của vôn kế là bao nhiêu, nếu điện
trở của vôn kế là rv = 10 Ω?
c) Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở không
đáng kể, bỏ qua điện trở của dây nối. Hãy cho
biết số chỉ của ampe kế?

7.5. Cho mach điện như hình 4: ξ1 = 6,5V; ξ2 = 3,9V; R =


10Ω, điện trở trong của nguồn không đáng kể. Xác định
dòng điện qua mỗi nhánh?

7.6. Cho mạch điện như hình 5. Biết ξ = 68V; r =


0,5Ω;R1 = 2Ω; R2 = 8Ω; R3 = 10Ω; R4 = 12Ω;ampe kế

143
có điện trở không đáng kể. Xác định dòng điện qua mỗi nhánh?

7.7. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ξ = 8,2V; r =


0,5Ω;R1 = R2 = R3 = 3Ω; R4 = 6Ω; R6 = 10Ω, điện trở của
Ampe kế và dây dẫn không đáng kể.
a) Tìm số chỉ của Ampe kế. Xác định chiều dòng điện qua
Ampe kế?
b) Thay Ampe kế bằng Vôn kế có điện trở vô cùng lớn.
Xác định số chỉ và vị trí các cực của Vôn kế?

7.8. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ξ1 = ξ2 =


1,5V, r1 = 0,2Ω; r2 = 0,3Ω; R= 0,5Ω; C1=0,3μF;
C2=0,6μF.
a) Khóa K mở, tính cường độ dòng điện qua R,
hiệu điện thế giữa hai điểm A-B và điện tích Q1,
Q2 ở mỗi tụ điện?
b) Đóng khóa K lại, tính điện lượng chuyển qua
khóa K?

144

You might also like