You are on page 1of 2

LẠM PHÁT

Nguyên nhân
 Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi
phí đẩy là 2 nguyên nhân chính.
1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo được hình thành từ sự tăng cầu của người tiêu dùng về một mặt hàng
hóa, dịch vụ nào đó dẫn đến việc tăng giá cả của mặt hàng, dịch vụ đó. Giá cả của các mặt
hàng tương tự cũng theo đó leo thang, dẫn đến việc tăng giá của các hàng hóa trên thị
trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là lạm phát do cầu kéo.
Ví dụ như trong giai đoạn thị trường bất động sản, chứng khoán “sốt”, nhà đầu tư thu được
lợi nhuận cao, thu nhập tăng khiến cho họ chi tiêu một cách mạnh mẽ, nền kinh tế xoay
chuyển, làm cho lạm phát tăng đột biến.
1. Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy nghĩa là khi giá các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp như là
tiền lương, giá cả nguyên liệu, máy móc, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu,... tăng lên làm
cho tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo. Vì thế mà giá thành sản phẩm cũng
tăng lên để đảm bảo lợi nhuận khiến lạm phát tăng lên.
Ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân này chính là cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm
1973. Theo đó, OEPC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) đã ban hành lệnh cấm vận
dầu mỏ đối với một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, do các sự kiện chính trị. Hậu quả là giá
dầu tăng gấp 4 lần từ $3 lên $12 mỗi thùng. Việc này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế
giới, đặc biệt là Mỹ, làm cho nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát.
1. Lạm phát do cơ cấu
Đối với doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ tự thúc đẩy nhân
công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp kinh doanh không đạt mục
tiêu, theo xu thế đó họ buộc phải tăng lương để giữ chân nhân công. Nhưng vì kinh doanh
kém hiệu quả nên khi tăng lương các doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm để
đảm bảo lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
1. Lạm phát do cầu thay đổi
Một mặt hàng không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng
khác tăng lên. Nhưng nếu thị trường đó là độc quyền thì việc giá hàng hóa tăng lên là điều
đương nhiên. Từ đó phát sinh ra lạm phát
Ví dụ như thị trường gạo, khi thời tiết không thuận lợi, sản lượng ít, không đủ nguồn cung
cho người tiêu dùng, lại là mặt hàng không thể thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên
người nông dân sẽ đẩy giá tăng lên cao dẫn đến lạm phát.
1. Lạm phát do xuất khẩu
Một nguyên nhân khác gây ra lạm phát đến từ việc xuất khẩu. Khi xuất khẩu tăng dẫn đến
việc tổng cung sẽ thấp hơn tổng cầu, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến
lượng cung cho thị trường trong nước giảm làm cho tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Khi đó sẽ xảy ra tình trạng lạm phát.
Ví dụ như khi Việt Nam xuất khẩu quá nhiều vải qua thị trường Trung Quốc khiến cho lượng
cung trong nước giảm. Việc chênh lệch cung cầu tác động mạnh mẽ đến giá vải ở thị
trường trong nước gây ra lạm phát
1. Lạm phát do nhập khẩu
Lạm phát do nhập khẩu hình thành từ việc Chính phủ gia tăng thuế nhập khẩu hoặc do giá
cả trên thế giới tăng làm giá bán sản phẩm trong nước tăng lên. Khi mức giá chung bị giá
nhập khẩu đội lên sẽ gây ra lạm phát. 
Ví dụ về việc mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêu dùng phải trả mức giá cao
hơn so với giá gốc do Chính phủ tăng thuế suất để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chẳng
hạn như tăng từ 50% lên 60%, người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa đó lên 10%. Cùng
số tiền đó thay vì mua được 10 sản phẩm thì khi lạm phát, người tiêu dùng chỉ mua được 9
sản phẩm.
1. Lạm phát tiền tệ
Nguyên nhân này xuất phát từ việc lượng cung tiền lưu hành trong nước tăng lên. Ví dụ như
Ngân hàng Trung ương mua quá nhiều ngoại tệ để giữ cho đồng tiền trong nước không bị
mất giá hay việc cung tiền lưu thông trong thị trường quá nhiều cũng gây ra lạm phát.
Ảnh hưởng tích cực
 Lạm phát không phải lúc nào cũng gây hại cho nền kinh tế. Lạm phát sẽ mang lại
những tác động tích cực nếu duy trì ở mức 2-5% đối với các quốc gia phát triển và
10% đối với các quốc gia đang đang phát triển. Điển hình là việc kích thích tiêu
dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Tăng khả năng lựa chọn các
công cụ kích thích đầu tư của Chính phủ thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân
phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và
trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Ảnh hưởng tiêu cực
 Khi lạm phát tăng cao và triền miên trong một thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng xấu
đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị, đời sống của một đất nước. Trong đó, tác động
mạnh mẽ nhất của lạm phát chính là lãi suất.
 Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, để lãi suất thực ổn định và thực dương thì lãi suất danh
nghĩa cần phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Khi đó sẽ gây ra tình trạng gia tăng thất
nghiệp và suy thoái kinh tế. Ngoài ra, lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của
những tài sản không có lãi mà còn làm hao mòn những tài sản có lãi như là làm
giảm thu nhập từ các khoản có lãi, các khoản lợi tức. Việc này xuất phát từ chính
sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Lạm phát
tăng cao cũng làm cho nạn đầu cơ xuất hiện, quan hệ cung-cầu mất cân đối nghiêm
trọng hơn, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, lạm phát tăng cao
tuy làm cho Chính phủ được lợi từ thuế thu nhập nhưng cũng làm cho những khoản
nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền trong nước đã bị mất giá so với
quốc tế.

You might also like