You are on page 1of 11

Gửi đến các bệnh nhân

và người thân của bệnh nhân


phải nhập viện do lây nhiễm
virus corona chủng mới

Đội điều trị COVID-19 tại bệnh viện Ủy ban Quy trình chuyên môn Soạn thảo ngày 15/6/2020
3 cam kết

Gửi đến các bệnh nhân và người


thân của bệnh nhân phải nhập viện

Đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân


Tôn trọng tính cách của bệnh nhân, cung cấp dịch vụ y tế chất
lượng cao và an toàn cho bệnh nhân. Nhân viên sẽ bảo vệ
thông tin cá nhân của bệnh nhân để tránh việc có thành kiến
và phân biệt đối xử đối với bệnh truyền nhiễm

Nhân viên sẽ thực hiện các biện pháp đối


phó với bệnh truyền nhiễm thích hợp
dựa trên các căn cứ để ngăn chặn sự lây
lan của dịch bệnh
Nhân viên sẽ trang bị cho mình các dụng cụ bảo hộ phòng
ngừa truyền nhiễm như mũ trùm đầu, kính bảo hộ, khẩu
trang, áo choàng y tế, găng tay, v.v.. khi thực hiện công việc
điều trị y tế

Xoa dịu các mối lo của bệnh nhân và


gia đình bệnh nhân
Nếu gặp lo lắng hoặc có câu hỏi, v.v... liên quan đến vấn đề
nhập viện, xin hãy đến trao đổi với nhân viên y tế. Những
khi bạn không ngừng cảm thấy lo lắng, mất ngủ, tinh thần
suy sụp hay những khi muốn trao đổi với các chuyên gia tâm
lý, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc điều dưỡng viên phụ trách.

(Tham khảo) Xem xét về việc hành xử có đạo đức với bệnh nhân, gia đình và nhân viên trong thời gian bùng phát dịch
bệnh virus corona chủng mới – Ngày 6/3/2020 – Ấn bản đầu tiên
Dành cho bệnh nhân Chế độ đặt chỗ trước để
sử dụng dịch vụ tắm vòi sen
Bệnh nhân có thể sử dụng dịch vụ tắm vòi sen nếu
được sự cho phép của bác sĩ. Đây là chế độ đặt chỗ
Các yêu cầu trong trước, vì vậy, hãy thông báo với điều dưỡng viên
khi có nhu cầu.
thời gian nhập viện

Nghiêm cấm thăm bệnh


và chuyển giao vật phẩm
Về nguyên tắc, người thân bệnh nhân không được
phép đến thăm bệnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch
bệnh. Bệnh nhân có thể đến nhận vật phẩm mà
Về nguyên tắc, hãy ở lại trong
người thân, v.v... mang vào tại quầy lễ tân tổng hợp
(không tiếp nhận vào thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ).
phòng bệnh.

Phòng bệnh thường sẽ được hạ thấp áp suất để ngăn

Thường
không khí trong phòng không thoát ra bên ngoài. Hãy
đảm bảo luôn đóng kín cửa để kiểm soát áp suất trong
phòng. Bệnh nhân không được rời khỏi phòng bệnh, xuyên rửa tay
ngoại trừ lúc sử dụng dịch vụ tắm vòi sen và gọi điện và khử trùng tay bằng cồn
thoại, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy,
Hãy rửa tay và khử trùng tay bằng cồn trước và sau
hãy thông báo bằng hệ thống chuông gọi khi có nhu
khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
cầu sử dụng các dịch vụ này. Quá trình này có thể
mất một vài phút để cho nhân viên mang dụng cụ bảo
hộ phòng ngừa truyền nhiễm.

Đeo khẩu trang khi bị ho nặng


Giặt quần áo tại nhà mỗi khi có thể
Bệnh nhân có thể không cần đeo khẩu trang trong
phòng bệnh. Nhưng hãy đeo khẩu trang khi bị ho nặng Trong phòng giặt tự động ở khu điều trị nội trú chỉ
hoặc khi khám bệnh, đo nhiệt độ. có 1 chiếc máy giặt, vì vậy, hãy nhờ sự hỗ trợ của
gia đình tối đa có thể.

Gọi điện bằng điện thoại di động


Xét nghiệm PCR trước khi xuất viện
Theo thông báo từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc
Về nguyên tắc, bệnh nhân sẽ được yêu cầu lợi Nhật Bản, trước khi xuất viện, bệnh nhân
sử dụng phòng riêng biệt trong trường hợp có thể sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm
gọi điện thoại. Khi đó, điều dưỡng viên sẽ PCR 2 lần liên tiếp để xác nhận âm tính. Về
hướng dẫn cho bạn, vì vậy, hãy thông báo nguyên tắc, kết quả xét nghiệm sẽ có vào
cho điều dưỡng viên bằng hệ thống chuông khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi lấy mẫu xét
gọi. (Các cuộc gọi chỉ được thực hiện trong nghiệm.
khoảng 10phút) (Có thể thay đổi tùy vào tình hình).
Tiêu chuẩn xuất viện
● Theo các nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản, khi đã qua 7 ~ 10 ngày kể từ ngày phát
bệnh, nếu không phát hiện sự tăng sinh của virus thì trường hợp đó được cho là ít có
nguy cơ lây nhiễm
● Với nghiên cứu này, các tiêu chuẩn cho nguyên tắc xuất viện, v.v... đã được đặt ra dựa
trên ngày phát bệnh và khoảng thời gian đã qua từ khi các triệu chứng được cải thiện.

Về tiêu chuẩn xuất viện

① Về nguyên tắc, nếu đã 10 ngày trôi qua kể từ ngày phát bệnh (ghi chú 1), và đã
qua 72 giờ sau khi các triệu chứng được cải thiện, thì bệnh nhân có thể được
xuất viện.

② Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng được cải thiện trước khi qua 10
ngày kể từ ngày phát bệnh, nếu 2 lần xét nghiệm PCR cách nhau từ 24 tiếng
trở lên (được thực hiện sau khi đã qua 24 tiếng kể từ khi các triệu chứng được
cải thiện) đều cho ra kết quả âm tính, thì dù không đáp ứng tiêu chí ở mục ①,
bệnh nhân vẫn có thể xuất hiện.

* Đối với những bệnh nhân không có nguy cơ bệnh trở nặng, v.v..., và được bác sĩ chẩn
đoán là không nhất thiết phải nhập viện, thì bệnh nhân có thể điều trị bằng phương
pháp điều trị tại cơ sở lưu trú, v.v...

Ghi chú 1 Ngày phát bệnh: Ngày bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Trường hợp không có triệu chứng
hoặc ngày phát bệnh không rõ ràng, thì ngày lấy mẫu xét nghiệm liên quan đến việc xác nhận dương tính
cũng có thể sẽ thay đổi trong tương lai tùy vào các phát hiện mới.

(Tham khảo) Trụ sở Thúc đẩy các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm do virus
corona chủng mới gây ra, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản – Liên hệ hành chính – Ngày 12/6/2020
Các triệu chứng cần được quan sát kỹ ở
bệnh nhân được chuyển đến khách sạn
hoặc xuất viện về nhà riêng

Biểu hiện, nét mặt

Sắc mặt xấu đi trông thấy* Môi tím tái

Khác hẳn với mọi khi, trông rất kỳ lạ*

Khó thở, v.v...

Thở gấp (thở liên tục nhiều lần)

Đau ngực Đột nhiên khó thở

Trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ cần hoạt động một chút là thở gấp

Không thể nằm xuống, không thể thở nếu như không ngồi dậy

Di chuyển vai lên xuống khi thở, thở khò khè

Rối loạn ý thức, v.v...


Mơ hồ (phản ứng chậm)*

Mơ màng (không hồi đáp)*

Cảm thấy mạch đập mạnh, nhịp mạch bị rối loạn

(Chú ý) * là trong trường hợp người thân nhìn thấy và đưa ra đánh giá
(Tham khảo) Trụ sở Thúc đẩy các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm do virus
corona chủng mới gây ra, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản – Liên hệ hành chính – Ngày 27/4/2020
Dành cho bệnh nhân được xuất viện sau
khi đã xác nhận là âm tính với virus
corona chủng mới
• Kể từ hôm nay, bệnh nhân có thể xuất viện nếu đáp ứng các tiêu chuẩn xuất viện do Bộ Y tế, Lao
động và Phúc lợi Nhật Bản quy định.
• Bệnh nhân được cho là sẽ không lây nhiễm cho người khác tính đến thời điểm đó, nhưng vẫn có một
số ít trường hợp được xác nhận là dương tính lại với virus corona chủng mới sau khi xuất viện.
• Vì vậy, vui lòng lưu ý những điểm sau đây trong vòng 4 tuần sau khi xuất viện.

● Hãy thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh chung.


• Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng có cồn.
• Tuân thủ phép lịch sự khi ho (sử dụng khẩu trang, khăn giấy, khăn tay, ống tay áo, mặt trong của
khuỷu tay, v.v... để che miệng và mũi, đeo khẩu trang, v.v...).

● Hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe mỗi ngày.


• Đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày để kiểm tra xem có bị sốt hay không (từ 37,5oC trở lên).

● Trường hợp xuất hiện triệu chứng ho và sốt, v.v...


• Liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn dành cho người về nước/người có tiếp xúc và làm theo hướng
dẫn, đảm bảo đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và đến khám tại các cơ sở y tế nếu cần thiết. Khi liên hệ
với Trung tâm tư vấn dành cho người về nước/người có tiếp xúc và khi đến khám tại các cơ sở y tế,
vui lòng liên hệ trước qua điện thoại để báo rằng mình đã từng nhập viện do nhiễm virus corona
chủng mới.

(Tham khảo)
Trung tâm tư vấn dành cho người về
Những người xuất hiện triệu chứng
nước/người có tiếp xúc (do các tỉnh
ho và sốt, v.v...
thành thành lập)

Những người muốn liên hệ với các


Danh sách các Đại sứ quán tại Nhật Bản
Đại sứ quán tại Nhật Bản

<Thông tin liên hệ>


Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Bệnh viện Trung tâm quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn
cầu Điện thoại: 03-3202-7181 (tổng đài)
* Tài liệu này được soạn thảo vào ngày 28/2/2020. Tài liệu có thể được thay đổi bất cứ lúc nào dựa
trên các phát hiện mới.

(Tham khảo) Trụ sở Thúc đẩy các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới
gây ra, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản – Liên hệ hành chính – Ngày 6/3/2020
8 điểm lưu ý

Các điểm cần chú ý khi ở nhà


Các điểm cần chú ý khi ở nhà nếu trong gia đình có
người bị nghi nhiễm virus corona chủng mới

● Bản thân người bị nghi nhiễm vui lòng hạn chế đi ra bên ngoài.
● Vui lòng theo dõi tình hình sức khỏe bằng cách đo nhiệt độ, v.v...
cho cả người thân, người sống chung với mình, v.v..., hạn chế đi
ra ngoài khi không cần thiết, không có việc gấp, và đặc biệt không
đến nơi làm việc, v.v... khi có các triệu chứng như ho, sốt, v.v...

Hãy phân chia phòng riêng

● Hãy chia thành từng phòng riêng. Phân chia thành từng phòng riêng ngay cả
khi ăn uống và nghỉ ngơi.
● Trường hợp không thể chia phòng đối với người có con nhỏ, hoặc số lượng
phòng quá ít, v.v..., nên giữ khoảng cách tối thiểu ít nhất là từ 2m trở lên, và lắp
đặt vách ngăn hoặc rèm chắn, v.v...
● Khi nằm ngủ, cố gắng sắp xếp sao cho vị trí đầu nằm quay về hai hướng khác
nhau.
● Bản thân người bệnh cần hạn chế tối đa việc ra khỏi phòng. Hãy hạn chế tối
đa việc sử dụng các không gian chung như nhà vệ sinh, phòng tắm, v.v...

Hãy thực hiện lưu thông không khí

● Cần thường xuyên thực hiện lưu thông không khí. Hãy thực hiện lưu thông
không khí ở không gian chung cũng như các phòng khác bằng cách để cửa sổ
mở, v.v...

Hãy đeo khẩu trang

● Không mang khẩu trang đã qua sử dụng sang phòng khác.


● Không được chạm vào bề mặt của khẩu trang. Khi tháo khẩu trang,
hãy cầm vào phần dây thun hoặc dây đeo để tháo ra.
● Sau khi tháo khẩu trang nhất định phải rửa tay bằng xà phòng.
(Cũng có thể sử dụng dung dịch khử trùng tay có cồn)
* Thay ngay khẩu trang mới sạch sẽ và khô ráo khi khẩu trang bị bẩn.
* Trường hợp khi ho hoặc hắt hơi mà không có khẩu trang, hãy dùng khăn giấy, v.v...
để che miệng và mũi.
Hãy khử trùng các khu vực dùng chung mà tay đã chạm vào

● Hãy khử trùng các khu vực dùng chung (tay nắm cửa, núm vặn, thanh chắn
giường, nhà vệ sinh, khu vực rửa mặt, v.v...) bằng thuốc tẩy clo gia dụng có
bán trên thị trường đã được pha loãng, sau đó lau sạch lại bằng nước.
● Virus bám trên vật thể sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian.
● Hãy chắc chắn rằng thành phần chính trong thuốc tẩy clo gia dụng là natri
hypoclorit, và pha loãng theo lượng sử dụng tiêu chuẩn (nồng độ tiêu chuẩn
là 0,05%).
● Khăn bông, quần áo, bát đĩa, đũa/muỗng, v.v... có thể rửa hoặc giặt theo như
cách bình thường.
● Không cần thiết phải giặt rửa riêng các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử
dụng.
● Không được sử dụng chung các vật dụng đó khi chưa được giặt rửa.
● Đặc biệt, chú ý không dùng chung khăn bông trong nhà vệ sinh, khu vực rửa
mặt, nhà bếp, v.v...

Hãy rửa tay thường xuyên

● Hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. (Cũng có thể sử dụng dung dịch
khử trùng tay có cồn) Hãy khử trùng bằng cồn. Không chạm vào mắt, mũi,
miệng, v.v... khi tay chưa được rửa sạch.

Hãy buộc kín miệng túi rác và mang đi vứt

● Bỏ ngay khăn giấy đã xì mũi vào trong túi nylon, buộc kín và mang đi vứt khi
đi ra ngoài phòng. Hãy rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi vứt rác xong.

Không phải ai cũng có thể chăm sóc cho những người bị nhiễm bệnh

● Những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi hoặc bệnh thận, người
mắc bệnh tiểu đường, người bị suy giảm khả năng miễn dịch, thai phụ, v.v... cần
tránh chăm sóc cho người bị nhiễm bệnh.

Hãy giặt sạch vải linen, quần áo đã bị dính bẩn

● Khi giặt quần áo và vải linen bị dính bẩn do dịch cơ thể, hãy đeo găng tay và
khẩu trang, và giặt bằng các chất tẩy rửa gia dụng thông thường sau đó phơi
cho thật khô.
● Virus có thể được phát hiện trong phân.

(Đã sửa đổi một phần Bản tóm tắt của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản) Ấn bản ngày 1/3/2020
Chuyên mục giải đáp

Q1

Bệnh truyền nhiễm virus corona chủng mới


gây ra là gì?
A Đây là loại bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới (SARS-CoV2) gây ra, và khi phát
bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng về hô hấp như sốt, ho, v.v... Trong các ca bệnh tại Nhật Bản, các
triệu chứng thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, và dường như đang có rất nhiều người phàn
nàn về các triệu chứng nặng. Trong số những người bị nhiễm bệnh cũng có những trường hợp có
triệu chứng rất nhẹ và một số người đã khỏi bệnh mà hầu như không xuất hiện triệu chứng. Có một
số báo cáo đã chỉ ra rằng, khi bệnh viêm phổi trở nặng, thì bệnh nhân cần phải điều trị tích cực như
dùng máy hô hấp nhân tạo, v.v... và thời gian nằm viện sẽ kéo dài hơn. Người cao tuổi và những
người có bệnh lý nền (tiểu đường, suy tim, bệnh về đường hô hấp, v.v...) được cho là người có
nguy cơ bệnh trở nặng cao.

Q2

Bệnh lây nhiễm như thế nào? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

A Bệnh được cho là lây nhiễm qua đường giọt bắn do hít phải các giọt bắn từ hành động ho,
v.v... của bệnh nhân, và lây nhiễm qua đường tiếp xúc tức lây nhiễm qua niêm mạc do đưa tay
đã tiếp xúc với môi trường bị nhiễm virus lên miệng và mũi, v.v... Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), tính đến thời điểm hiện tại, thời gian ủ bệnh là từ 1 ~ 12,5 ngày (thường là 5
~ 6 ngày), và dựa trên thông tin, v.v... về virus corona có được cho đến nay thì những người
không bị nhiễm bệnh (những người tiếp xúc gần với bệnh nhân như người thân trong gia đình,
v.v...) được khuyến khích theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Q3

Với những trường hợp đã tiếp nhận điều trị thì trường hợp nào
được đánh giá là đã chữa khỏi bệnh?
A Trường hợp được đánh giá “Đã chữa khỏi” là khi các triệu chứng bệnh hô hấp như sốt, ho,
v.v... đã biến mất, và không phát hiện thấy có virus trong khoang mũi hoặc khí quản, v.v... Phương
pháp tiêm truyền tĩnh mạch, cho dùng thuốc hạ sốt và thuốc ho được áp dụng như phương pháp
điều trị với mục đích làm giảm các triệu chứng như sốt và ho, v.v... xuất hiện do tăng sinh virus
trong đường hô hấp trên và phổi (liệu pháp điều trị triệu chứng). Thông qua việc hỗ trợ cải thiện
tình trạng sức khỏe toàn diện, các kháng thể chống lại virus sẽ được tạo ra và loại bỏ virus, từ đó
bệnh sẽ được chữa khỏi.
Chuyên mục giải đáp

Q4

Tôi rất lo lắng cho những người thân sống chung với mình.
Vậy tôi cần phải lưu ý điều gì?
A Bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe bằng cách đo nhiệt độ, v.v... cho cả người thân trong gia
đình và người sống chung với bạn, và hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, không có việc gấp.
Đặc biệt, nếu có triệu chứng như ho hoặc sốt, v.v.., vui lòng liên hệ ngay với cơ sở chăm sóc sức
khỏe gần nhất (Trung tâm tư vấn dành cho người về nước/người có tiếp xúc) (* Để biết thêm chi
tiết, vui lòng làm theo hướng dẫn của cơ sở chăm sóc sức khỏe). Hơn nữa, virus bám trên vật thể
sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian. Vì vậy hãy khử trùng các khu vực sử dụng chung trong nhà
như tay nắm cửa, tay vịn, công tắc, nhà vệ sinh, khu vực rửa mặt, v.v... bằng thuốc tẩy clo gia dụng
có bán trên thị trường đã được pha loãng còn 0,05% (* Nếu sử dụng Kitchen Haiter: hòa tan 1 nắp
25ml của sản phẩm này vào trong 1L nước). Chất khử trùng này có tính ăn mòn kim loại, nên bạn
hãy lau lại thật kỹ bằng nước sau khi khử trùng. Ngoài ra, để những người đang nuôi con nhỏ,
những người đang chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, những người đang nuôi thú cưng,
v.v... có thể an tâm khi nhập viện, Chính quyền đô thị Tokyo sẽ hợp tác với các quận, thành phố,
thị trấn, làng xã, v.v... và thực hiện hỗ trợ (* Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo bài viết
“Dành cho những người bị nhiễm virus corona chủng mới” được đăng tải trên trang web của Chính
quyền đô thị Tokyo và liên hệ đến các quầy tư vấn phụ trách).

Q5

Sau khi xuất viện, tôi nên chú ý điều gì trong cuộc sống?
Khoảng khi nào thì tôi có thể đi khám bệnh ngoại trú?

A Bệnh này thường sẽ không lây nhiễm cho người khác vào thời điểm có kết quả âm tính với
virus corona và khi xuất viện, tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh sẽ dương tính trở lại. Vì vậy,
trong 4 tuần sau khi xuất viện, hãy theo dõi tình hình sức khỏe bằng cách đo nhiệt độ, v.v..., và
thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh cơ bản như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang, v.v...
Trường hợp xuất hiện lại các triệu chứng như ho, sốt, v.v..., hãy liên hệ ngay với cơ sở chăm sóc
sức khỏe gần nhất (Trung tâm tư vấn dành cho người về nước/người có tiếp xúc), và thông báo
cho họ biết việc mình đã từng nhập viện do nhiễm virus corona chủng mới. Trường hợp có người
thân trong gia đình và người sống chung, hãy tuân thủ 8 điểm cần chú ý khi ở nhà (* Để biết
thêm chi tiết, vui lòng tham khảo mục “Các điểm cần chú ý khi ở nhà”). Hãy xác nhận ngày khám
bệnh ngoại trú sau khi xuất viện tại thời điểm xuất viện. Và hạn chế tối đa việc đến khám tại các
khoa khám bệnh khác hoặc các cơ sở y tế khác sau khi xuất viện trong vòng 4 tuần kể từ khi có
kết quả âm tính. Đối với việc quay trở lại nơi làm việc, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, sau
đó theo dõi tình hình sức khỏe và quyết định thời điểm quay trở lại làm việc.

(Tài liệu tham khảo)


● Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản: Hỏi & Đáp về virus corona chủng mới (dành cho mọi người)
https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kenkou_iryou/dengue_fever_qa_00001.html
● Cục Phúc lợi xã hội và sức khỏe cộng đồng Tokyo: Về dịch bệnh virus corona chủng
mớihttps://www.fukushihoken.metro.tokyo.lg.jp/smph/iryo/kansen/shingatakorona.html
● Cục Phúc lợi xã hội và sức khỏe cộng đồng Tokyo: Dành cho người bị nhiễm virus corona chủng mới
https://www.fukushihoken.metro.tokyo.lg.jp/oshirase/corona_0401.files/050101.pdf
● Hiệp hội Du lịch và sức khỏe Nhật Bản/Hiệp hội nghiên cứu học thuật Vệ sinh công nghiệp Nhật Bản, v.v...: Thông tin mới về
virus corona – Hỏi & Đáp về các biện pháp các doanh nghiệp và cá nhân cần thực hiện
https://www.sanei.or.jp/images/contents/416/COVID-19Q&A0324.pdf
Những việc quan trọng cần làm để duy trì
sức khỏe tinh thần
Cuộc sống từ trước đến nay của chúng ta đang bị thay đổi,
và việc phải sống trong môi trường bị hạn chế đôi lúc sẽ mang đến những
gánh nặng về mặt tinh thần còn lớn hơn cả gánh nặng về mặt thể xác.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài phương pháp để đối
phó với sự căng thẳng trong những lúc như vậy.
Mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc
duy trì sức khỏe tinh thần của chính mình.

Trong mỗi con


người chúng ta
Hãy làm những việc có thể làm ngay
đều có nhiều cảm bây giờ và trân trọng những cảm xúc
xúc khác nhau.
của bản thân.

Mình không thể làm những gì mà


bản thân muốn làm!
Mình còn phải như thế này đến
khi nào!
Mình phải ở một mình
Không một ai có thể hiểu cho
mình cả Nếu mình làm như vậy
vào lúc đó thì...
Tất cả là lỗi của mình...
Mọi người xung quanh mình
Từ bây giờ sẽ thế nào đây? sẽ nghĩ gì đây?
Không biết có ai bị lây bệnh không?
Mình đã vệ sinh kỹ chưa nhỉ?

Hãy thử làm những việc này Hãy tránh những việc này

Đừng chỉ tập trung vào thông tin về tình


Hãy điều chỉnh nhịp sống của mình
hình lây nhiễm. Quá nhiều thông tin có thể
bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất
khiến bạn rối trí và chi phối cảm xúc của
và sinh hoạt điều độ.
bạn.

Bạn có thể sẽ bị hạn chế làm một số việc Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc
cũng như hạn chế đến một số nơi, nhưng thay đổi cảm xúc, đừng tự đè nén trong
hãy thử thực hiện một số hoạt động có thể lòng. Đừng tự trách bản thân, cũng đừng
giúp mình thư giãn. quá tạo áp lực cho mình, hãy nói chuyện
và chia sẻ với ai đó.
Ngay cả khi không thể gặp mặt trực
tiếp, hãy sử dụng điện thoại, email và
SNS (gọi video, v.v...) để giữ liên lạc
với mọi người. Vào những lúc thế này...

Nếu bạn muốn trao đổi với


các chuyên gia tâm lý về
các vấn đề như cảm thấy
bất an, mất ngủ, tinh thần
Tờ rơi này được soạn thảo dựa trên tài liệu “Để duy trì sức khỏe tinh thần trong suy sụp, lo lắng, v.v..., vui
thời kỳ bùng phát dịch bệnh ~ Dành cho những người bị hạn chế hoạt động do lòng liên hệ với bác sĩ hoặc
cách ly hoặc phải ở lại trong nhà ~” của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Trung tâm
Sức khỏe tinh thần - Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu điều dưỡng viên phụ trách.

You might also like