You are on page 1of 24

1

LỜI GIỚI THIỆU


Giáo trình “Sửa chữa hệ thống đánh lửa” nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học
của giáo viên và học sinh, nhu cầu phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và tại địa
phương trong những năm tới.
Giáo trình giới thiệu quá trình công nghệ sửa chữa các chi tiết trong hệ
thống đánh lửa: hệ thống đánh lửa manhêto, hệ thống đánh lửa manhêtic, hệ
thống đánh lửa bán dẫn, bugi của động cơ và quá trình thử nghiệm vận hành
động cơ sau khi sửa chữa
Trong quá trình biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có
tính chất chung nhất của quá trình công nghệ kỹ thuật sửa chữa hiện đại trên thế
giới và điều kiện thực tế tại địa phương
Sau khoá học, học viên sẽ nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục các hư hỏng đó của các
chi tiết trong hệ thống đánh lửa của động cơ. Thực hiện được kỹ năng tháo ráp,
kiểm tra, Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế các chi tiết của hệ thống đánh lửa
động cơ xăng bị hư hỏng. Học viên sẽ đạt được trình độ công nhân bán lành
nghề, có kiến thức và kỹ năng phục vụ tại hộ gia đình.
Việc xây dựng một giáo trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu
động ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy, giáo trình còn nhiều hạn chế và
thiếu sót nên tập thể biên soạn mong muốn sự đóng góp ý kiến của các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp để trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun thuộc hệ thống mô đun của
một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh Nghề : Sửa chữa máy nổ nông nghiệp
ở cấp trình độ sơ cấp nghề được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các
khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công
nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo.
2

MỤC LỤC
TRANG
Lời tựa.........................................................................................................1
Mục lục........................................................................................................2
Giới thiệu về mô đun...................................................................................4
Bài 1: Khái quát hệ thống đánh lửa.............................................................6
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa................................................6
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa.............6
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống đánh lửa.................7
4. Thực hành tháo, lắp hệ thống đánh lửa..............................................7
Bài 2: Sửa chữa hệ thống đánh lửa ma nhê tô.............................................8
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô......................8
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của thống đánh lửa bằng ma nhê tô.......8
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh lửa bằng ma
nhê tô ( xoay chiều ).........................................................................................9
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa bằng ma nhê tô............................................................................................10
5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô....................11
Bài 3: Sửa chữa hệ thống đánh lửa ma nhê tíc............................................12
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa ma nhê tíc..............................12
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của thống đánh lửa ma nhê tíc...............12
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa ma nhê tíc.....13
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa ma nhê tíc....................................................................................................14
5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa ma nhê tíc............................15
Bài 4: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn................................................16
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa bán dẫn..................................16
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của thống đánh lửa bán dẫn...................16
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa bán dẫn..........17
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa bán dẫn........................................................................................................18
3

5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn................................18


Bài 5: Kiểm tra và thay thế bugi..................................................................19
1. Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại bugi..................................................19
2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bugi.........................................20
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo
dưỡng bugi........................................................................................................21
4. Thực hành bảo dưỡng bugi................................................................21
Đáp án câu hỏi và bài tập............................................................................22
Các thuật ngữ chuyên môn..........................................................................23
Tài liệu tham khảo.......................................................................................24
4

GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN


Mã mô đun: MĐ03

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun :

Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa là một phần kiến thức cơ bản
cho người sửa chữa máy nổ để phát hiện các hư hỏng và bảo dưỡng, sửa chữa
được các chi tiết của hệ thống đánh lửa trên động cơ máy nổ. Mô đun này được
giảng dạy sau các mô đun: Sửa chữa động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm
mát, hệ thống nhiên liệu diesel.

Mục tiêu của mô đun:

Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo, nhiệm vụ và
nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng
phân định về cấu tạo, tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng
của hệ thống đánh lửa với việc sử dụng đúng và hợp lý các trang thiết bị, dụng
cụ đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao.

Mục tiêu thực hiện của mô đun:

- Trình bày đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa
- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc hệ thống đánh lửa
- Trình bày được cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh
lửa
- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy
trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo
chính xác và an toàn
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy nổ nông
nghiệp
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung chính của mô đun:


- Yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa .
- Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại hệ thống đánh lửa
máy nổ.
- Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng
các bộ phận của hệ thống đánh lửa.
5

Nội dung chính của mô đun: mô đun 5 bài

Thời gian
Tên các bài trong Loại Địa
Mã bài Tổng Lý Thực Kiểm
mô đun bài dạy điểm
số thuyết hành tra*
Xưởng
Khái quát hệ thống Tích
M3-01 thực 8 3 5 0
đánh lửa hợp
hành
Xưởng
Sửa chữa hệ thống Tích
M3-02 thực 16 3 13 0
đánh lửa ma nhê tô hợp
hành
Xưởng
Sửa chữa hệ thống Tích
M3-03 thực 16 3 11 2
đánh lửa ma nhê tíc hợp
hành
Xưởng
Sửa chữa hệ thống Tích
M3-04 thực 16 3 13 0
đánh lửa bán dẫn hợp
hành
Xưởng
Kiểm tra và thay Tích
M3-05 thực 8 3 5 0
thế bu gi hợp
hành
  Cộng: 64 15 47 2
6

Bài 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA


Mã bài: M3-01
Hệ thống đánh lửa là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa trên máy
nổ nông nghiệp. Ngoài ra, bài học này còn rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong thực
hành nghề sửa chữa hệ thống đánh lửa nói riêng và sửa chữa hệ thống điện
động cơ nói chung.
Mục tiêu:
- Phát biểu được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa
- Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa
- Tháo, lắp nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt hệ thống đánh lửa trên động

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa
1.1 Nhiệm vụ
Biến nguồn điện xoay chiều, một chiều có hiệu điện thế thấp (12 hoặc 24 V)
thành các xung điện cao thế (15 ÷ 40 KV).Các xung điện cao thế này sẽ được
đưa đến bugi đúng thời điểm để tạo ra tia lửa cao thế đốt cháy hòa khí.
1.2 Yêu cầu
- Sức điện động thứ cấp phải đủ lớn để phóng qua khe hở bugi trong tất
cả các chế độ hoạt động của động cơ.
- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.
- Các phụ kiện phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ và độ rung xóc
lớn
- Sự mài mòn điện cực bugi phải nằm trong giới hạn cho phép.
- Dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
- Giá thành thấp.
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa
2.1 Sơ đồ cấu tạo Bugi
Điện trở Bô bin

Công
tắc máy

Bộ tạo
Mass xung(volant IC đánh
bánh đà) lửa

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa


7

2.2 Nguyên lý làm việc


Khi hoạt động, khoá điện mở ra (bật ON), động cơ quay sẽ kéo nam châm
vĩnh cữu quay tạo ra một suất điện động cảm ứng trên cuộn dây điện từ .Nguồn
điện này sẽ đi IC đánh lửa (qua điốt , qua tụ điện , qua cuộn dây sơ cấp W 1) của
bô bin cao áp và ra mass. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do dòng điện tăng
chậm nên suất điện động sinh ra trên bô bin cao áp chưa đủ lớn để tạo ra tia lửa
điện trên bugi mà chỉ có tác dụng nạp điện cho tụ điện.
Khi xi lanh của động cơ ở thời điểm cuối nén đầu nổ, cựa sắt trên nam
châm quay đến trùng với cuộn kích làm phát sinh trong cuộn kích một suất
điện động cảm ứng . Suất điện động này sẽ kích thích SCR dẫn điện ra mass.
Do quá trình phóng điện của tụ điện diễn ra với tốc độ cao làm tự cảm
trong cuộn dây sơ cấp một suất điện động rất cao. Thông qua nguyên lý của
máy biến áp, trong cuộn thứ cấp của bô bin cao áp xuât hiện một suất điện động
với điện áp cao từ 20 đến 30kV, được đường dây dẫn điện cao áp đưa đến bugi
bật tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh của động cơ .
Nếu đóng khóa điện 12 thì dòng điện do cuộn dây điện từ 1 phát ra không
nạp điện cho tụ điện 7 mà chạy thẳng ra mass, bugi không đánh lửa và động cơ
sẽ không nổ được (tắt máy).
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống đánh lửa
3.1 Tháo khỏi động cơ
- Tháo các đường dây tiếp điểm
- Vệ sinh sơ bộ bên ngoài
- Tháo các đai ốc bắt giữ hệ thống đánh lửa với động cơ
- Lấy hệ thống đánh lửa ra ngoài
3.2 Lắp lên động cơ
Được tiến hành ngược lại với tháo nhưng cần chú ý:
- Chi tiết phải được vệ sinh cẩn thận
- Lắp đầy đủ đệm cách điện
- Các đầu dây phải được bắt chặt
- Lắp xong phải tiến hành đặt lửa
4. Thực hành tháo, lắp hệ thống đánh lửa
- Nhận dạng và xác định vị trí lắp đặt các bộ phận trên động cơ
- Tháo các bộ phận khỏi động cơ
- Làm sạch bên ngoài
- Lắp các bộ phận vào động cơ
8

Bài 2: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA MA NHÊ TÔ


Mã bài: M3-02

Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô là bài học
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và
cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô. Ngoài ra, bài học này còn
rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong thực hành nghề sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng
ma nhê tô của động cơ xăng nói riêng và sửa chữa hệ thống điện trên máy nổ nói
chung.
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
( Xoay chiều)
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa
bằng ma nhê tô ( Xoay chiều)
- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận của
hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô đúng yêu cầu kỹ thuật..
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dungchính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô.
1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có hiệu điện thế thấp từ
6-12V thành dòng điện có hiệu điện thế cao từ 20-30kV cung cấp cho bu gi để
tạo ra tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.
1.2 Yêu cầu:
- Hiệu điện thế và năng lượng đánh lửa phải đủ lớn.
- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.
- Có độ bền và hiệu suất cao.
- Dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
- Giá thành thấp.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô ( Xoay
chiều)
2.1 Sơ đồ cấu tạo

3
7
5
1 2
4

Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa ma nhê tô


9

Hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô gồm có các thành phần chính là nam
châm vĩnh cữu 1, cuộn dây điện từ 2, tiếp điểm 3, cam ngắt điện 4, tụ điện 5, bô
bin cao áp 6, bugi 7 và khoá điện tắt máy 8
2.2 Nguyên tắc hoạt động
Khi hoạt động, khoá điện 8 mở ra (bật ON), động cơ quay sẽ kéo nam
châm vĩnh cữu 1 và cam ngắt điện 4 quay theo. Nam châm 1 quay sẽ tạo ra một
suất điện động cảm ứng trên cuộn dây điện từ 2 khoảng 12 V. Cam ngắt điện 4
sẽ điều khiển đóng mở tiếp điểm 3. Bô bin cao áp sẽ biến thế dòng điện sơ cấp
thấp áp (khoảng 200V) thành dòng điện thứ cấp có hiệu điện thế rất cao (khoảng
30kV) đưa đến bugi đánh lửa ở thời điểm cuối nén đầu nổ của động cơ.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
( Xoay chiều)
3.1 Hiện tượng 1:
Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy mất lửa.
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm mòn hỏng.
+ Cháy cuộn dây điện từ.
+ Cháy bô bin cao áp.
+ Đứt các đường dây dẫn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở cuộn dây điện từ.
+ Đo điện trở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của bô bin cao áp.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
3.2 Hiện tượng 2:
Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy tia lửa yếu (màu vàng).
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm dơ bẩn.
+ Điều chỉnh lửa sai.
+ Hư tụ điện.
+ Nam châm vĩnh cữu yếu từ trường.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Sử dụng thước căn lá và đèn cân lửa để kiểm tra các thông số kỹ thuật
của hệ thống.
+ Đo điện dung của tụ điện.
+ Sử dụng máy đo từ trường để kiểm tra nam châm vĩnh cữu.
3.3 Hiện tượng 3:
Động cơ nổ không "êm".
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm dơ bẩn.
+ Các đầu nối dây dẫn không tốt.
+ Bugi dơ bẩn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
10

+ Làm vệ sinh các điện cực bugi


3.4 Hiện tượng 4:
Động cơ nổ không "bốc".
Nguyên nhân:
+ Cân lửa muộn.
+ Tụ điện hư hỏng
Phương pháp kiểm tra:
+ Sử dụng đèn cân lửa để kiểm tra góc đánh lửa sớm..
+ Đo điện dung của tụ điện.
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa bằng ma nhê tô
4.1 Quy trình tháo
4.1.1 Tháo khỏi động cơ
- Tháo các đường dây tiếp điểm
- Vệ sinh sơ bộ manheto
- Tháo các đai ốc bắt giữ manheto với động cơ và lấy manheto ra ngoài
4.1.2 Tháo rời chi tiết
- Tháo nấp đậy tiếp điểm
- Tháo dây hạ thế
- Tháo các vít tách rời hai nữa manheto. Chú ý thánh làm đứt dây hạ thế
- Tháo tụ điện và loxo, chú ý tránh làm văng loxo
- Tháo cần tiếp điểm động và tỉnh chú ý tránh làm gãy phe gài và đệm
cách điện
- Tháo đầu nối dây cáp ra ngoài
- Tháo hai vít bắt giữ bobin lấy bobin ra ngoài
4.2 Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
4.2.1 Kiểm tra tia lửa cao áp tại động cơ
Rút dây cao áp đến bugi đặt cách mass 5-7 mm khởi động động cơ và
quan sát tia lửa.Nếu tia lửa xanh hoặc tím mập và nghe tiếng nhảy lách tách là
tốt.Nếu tia lửa có màu vàng hoặc đỏ và ốm là cần kiểm tra lại.
4.2.2 Kiểm tra sửa chữa các chi tiết
- Kiểm tra tổng quát: Quan sát xem vỏ manheto có nứt bể không, khớp
truyền động có bị gãy không. Nếu có hàn đắp rồi gia công lại hoặc thay mới.
- Kiểm tra khe hở từ: khe hở nằm trong khoảng 0,1- 0,2 mm
- Kiểm tra độ rơ trục manheto : Nếu rơ thay ổ bi mới
- Kiểm tra loxo tiếp điểm và tiếp điểm
- Kiểm tra bôbin: dùng đồng hồ VOM kiểm tra sự thông mạch và sự
chạm chập cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Điện trở cuộn dây sơ cấp 3 Ω và điện
trở thứ cấp 8000 Ω
+ Nếu R =∞ là cuộn dây bị hở mạch
+ Nếu R > giá trị qui định là do cuộn dây tiếp xúc không tốt.
+ Nếu R< giá trị qui định là do cuộn dây bị chạm chập.
- Kiểm tra lực từ của nam châm vĩnh cửu:
11

Dùng từ kế để kiểm tra.Nếu không có từ kế ta kiểm tra bằng cách dùng


tay quay trục manheto.Nếu thấy nặng và có sức cản rỏ rệt và lặp lại theo chu kỳ
là tốt.Nếu quay thấy nhẹ là do từ trường bị yếu ta có thể nạp từ lại
4.2.3 Kiểm tra điều chỉnh thời điểm mở tiếp điểm
Phải điều chỉnh sau cho tiếp điểm chớm mở. Khi mạch từ vừa đổi hướng
lúc này dòng điện sinh ra cuộn sơ cấp lớn nhất.
- Dùng tay quay trục manheto khi nào cảm thấy nặng hơn bình thường,
cố định trục không cho xoay
- Nới lỏng vít hãm đầu trục
- Xoay cam ngắt theo chiều làm việc cho tiếp điểm đóng lại và tiếp tục
quay khi nào mấu cam chạm vào cần tiếp điểm thì dừng lại.
- Vặn cứng vít hãm
- Xoay trục kiểm tra tia lửa cao áp
4.3 Quy trình lắp:
Được tiến hành ngược lại với tháo nhưng cần chú ý:
- Chi tiết phải được vệ sinh cẩn thận
- Lắp đầy đủ đệm cách điện
- Các đầu dây phải được bắt chặt
- Lắp xong phải tiến hành đặt lửa
4.4 Đặt lửa :
- Điều kiện biết trước: góc đánh lửa sớm , khe hở tiếp điểm, khe hở bugi.
- Tháo bugi quay cho piston lên điểm chết trên, sau đó quay lại ngược
chiều làm việc một góc khoảng 250
- Lắp manheto vào động cơ nhưng chưa siết chặt
- Xoay vỏ manheto cho tiếp điểm vừa chớm mở rồi siết chặt các bulong
giữ lại.
- Lắp dây cao áp vào vị trí và khởi động động cơ
5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Vỏ, mâm lửa, rôto, bô bin cao áp.
+ Sửa chữa: Vỏ, mâm lửa,
+ Lắp : ma nhê tô và điều chỉnh cân lửa.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa ma nhê
tô ?
2. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa ma
nhê tô ?
12

Bài 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA MA NHÊ TÍC


Mã bài : M3-03

Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô là bài học
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và
cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tic. Ngoài ra, bài học này còn
rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong thực hành nghề sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng
ma nhê tic của động cơ xăng nói riêng và sửa chữa hệ thống điện trên máy nổ
nói chung.
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa
ma nhê tíc
- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận của
hệ thống đánh lửa ma nhê tíc đúng yêu cầu kỹ thuật..
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có hiệu điện thế thấp từ
6-12V thành dòng điện có hiệu điện thế cao từ 20-30kV cung cấp cho bu gi để
tạo ra tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.
1.2 Yêu cầu
- Hiệu điện thế và năng lượng đánh lửa phải đủ lớn.
- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.
- Có độ bền và hiệu suất cao.
- Dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
- Giá thành thấp.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
2.1 Sơ đồ cấu tạo
1.Vô lăng
2. Cuộn dây điện từ
3. Cam ngắt điện
4. Tiếp điểm
5. Tụ điện
6. Bô bin cao áp
7. Cuộn dây sơ cấp
W1
8. Cuộn dây thứ
cấp W2
9. Bugi
10. Công tắc máy

Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa ma nhê tíc


13

2.2 Nguyên tắc hoạt động


Khi vô lăng quay từ trường trong hai cực của nam châm được khép kín
qua lõi thép non. Vô lăng tiếp tục quay từ thông trong lõi thép biến thiên theo
chiều ngược lại.Như vậy từ thông trong lõi thép luôn thay đổi về chiều và chỉ số
do đó cuộn dây quấn xung quang lõi thép sinh ra sức điện động cảm ứng xoay
chiều từ 6 V, 12V,24V
Khi mở khóa điện ngắt đầu ra công tắc với mass. Khi tiếp điểm đóng dòng
điện trong cuộn đánh lửa đi qua cần tiếp điểm về mass. Do đó không có dòng
điện qua bôbin đánh lửa
Khi tiếp điểm mở ( tương ứng vị trí piston lên điểm chết trên ứng với góc
đánh lửa sớm vào thì cuối nén đầu nổ) sẽ có dòng điện qua cuộn sơ cấp của
bôbin và ra mass làm cho lõi thép non của bôbin nhiễm từ có từ thông biến thiên
từ 0 – mass. Theo nguyên lý cảm ứng điện từ cuộn dây thứ cấp sẽ cảm ứng ra
sức điện động khoảng 15 – 20 kV đưa đến bugi đánh lửa. Khi cần ngưng máy ta
trả công tắc về vị trí ban đầu dây qua nguồn về mass nên không có dòng qua
cuộn sơ cấp của bôbin nên không có tia lửa cao áp phát ra ở bugi
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
3.1 Hiện tượng 1:
Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy mất lửa.
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm mòn hỏng.
+ Cháy cuộn dây điện từ.
+ Cháy bô bin cao áp.
+ Đứt các đường dây dẫn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở cuộn dây điện từ.
+ Đo điện trở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của bô bin cao áp.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
3.2 Hiện tượng 2:
Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy tia lửa yếu (màu
vàng).
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm dơ bẩn.
+ Điều chỉnh lửa sai.
+ Hư tụ điện.
+ Nam châm vĩnh cữu yếu từ trường.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Sử dụng thước căn lá và đèn cân lửa để kiểm tra các thông số kỹ thuật
của hệ thống.
+ Đo điện dung của tụ điện.
+ Sử dụng máy đo từ trường để kiểm tra nam châm vĩnh cữu.
3.3 Hiện tượng 3:
Động cơ nổ không "êm".
Nguyên nhân:
14

+ Tiếp điểm dơ bẩn.


+ Các đầu nối dây dẫn không tốt.
+ Bugi dơ bẩn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
+ Làm vệ sinh các điện cực bugi
3.4 Hiện tượng 4:
Động cơ nổ không "bốc".
Nguyên nhân:
+ Cân lửa muộn.
+ Tụ điện hư hỏng
Phương pháp kiểm tra:
+ Sử dụng đèn cân lửa để kiểm tra góc đánh lửa sớm..
+ Đo điện dung của tụ điện.
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa ma nhê tíc
4.1 Quy trình tháo
- Tháo dây dẫn cao áp từ bô bin đến bugi.
- Tháo các đầu nối của dây dẫn ở khoá điện, bô bin cao áp và của tiếp
điểm.
- Tháo các bu lông liên kết bô bin cao áp với thân động cơ.
- Tháo bô bin cao áp, cuộn dây điện từ, tiếp điểm và nam châm vĩnh cữu ra
khỏi động cơ.
- Tháo các bugi ra khỏi động cơ.
- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các chi tiết bộ phận.
4.2 Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
- Bề mặt tiếp xúc bị cháy rỗ hoặc tiếp xúc ít có thể khắc phục bằng cách
dùng giũa , giấy nhám rà lại mặt tiếp xúc.
- Chân cần tiếp điểm đóng yếu , quá mòn có thể ảnh hưởng tới điện áp
đánh lửa
- Lực căng của loxo lá yếu có thể ảnh hưởng đến việc tiếp xúc
- Biến áp đánh lửa : kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây sơ cấp và thứ
cấp có thể sử dụng VOM hoặc bóng đèn 220 v
- Kiểm tra tụ điện : dùng tích điện hoặc dùng bóng đèn
4.3 Quy trình lắp
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo với các chú ý trước khi lắp:
- Tra mỡ bôi trơn vào bánh răng và trục bánh răng của trục cam ngắt điện
và nam châm.
- Các đầu nối dây dẫn điện phải tiếp xúc tốt.
- Điều chỉnh góc đánh lửa sớm ban đầu của động cơ đúng kỹ thuật khi lắp
tiếp điểm.
4.4 Đặt lửa
- Điều kiện biết trước: góc đánh lửa sớm , khe hở tiếp điểm, khe hở bugi.
15

- Tháo bugi quay cho piston lên điểm chết trên, sau đó quay lại ngược
chiều làm việc một góc khoảng 250
- Lắp manhêtic vào động cơ nhưng chưa siết chặt
- Xoay vỏ manhetic cho tiếp điểm vừa chớm mở rồi siết chặt các bulong
giữ lại.
- Lắp dây cao áp vào vị trí và khởi động động cơ
5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa ma nhê tíc
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Vỏ, mâm lửa, rôto, bô bin cao áp..
+ Sửa chữa: Vỏ, mâm lửa
+ Lắp : ma nhê tíc và điều chỉnh cân lửa.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1.Trình bày hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa ma nhê tic ?
2. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa ma
nhê tic?
16

Bài 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN


Mã bài : M3-04
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bán dẫn là bài học nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo
chung của hệ thống đánh lửa bán dẫn. Ngoài ra, bài học này còn rèn luyện kỹ
năng kỹ xảo trong thực hành nghề sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn của động
cơ xăng nói riêng và sửa chữa hệ thống điện trên máy nổ nói chung.

Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loạị hệ thống đánh lửa bán
dẫn
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa
bán dẫn
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của
hệ thống đánh lửa bán dẫn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa bán dẫn
1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có hiệu điện thế thấp từ
6-12V thành dòng điện có hiệu điện thế cao từ 20-30kV cung cấp cho bu gi để
tạo ra tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.
1.2 Yêu cầu
- Hiệu điện thế và năng lượng đánh lửa phải đủ lớn.
- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.
- Có độ bền và hiệu suất cao.
- Dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
- Giá thành thấp.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bán dẫn
2.1 Sơ đồ cấu tạo
Hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung gồm có các thành phần chính là
cuộn dây điện từ 1, nam châm vĩnh cữu 2, cuộn kích 3, khối điện tử điện dung
(CDI) 4, bô bin cao áp 5, bugi 6 và khoá điện tắt máy 7

CDI
2
4 6
1 3

Hình 4.4 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bán dẫn


17

2.2 Nguyên tắc hoạt động


Khi hoạt động, khoá điện 7 mở ra (bật ON), động cơ quay sẽ kéo nam
châm vĩnh cữu 2 quay tạo ra một suất điện động cảm ứng trên cuộn dây điện từ
1 khoảng 200V. Nguồn điện này sẽ đi CDI (qua điốt , qua tụ điện , qua cuộn dây
sơ cấp (W1)) của bô bin cao áp và ra mass. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do
dòng điện tăng chậm nên suất điện động sinh ra trên bô bin cao áp chưa đủ lớn
để tạo ra tia lửa điện trên bugi mà chỉ có tác dụng nạp điện cho tụ điện.
Khi xi lanh của động cơ ở thời điểm cuối nén đầu nổ, cựa sắt trên nam
châm 2 quay đến trùng với cuộn kích làm phát sinh trong cuộn kích một suất
điện động cảm ứng khoảng 2V. Suất điện động này sẽ kích thích SCR dẫn điện
ra mass.
Lúc này năng lượng điện tích trữ trong tụ điện sẽ được phóng nhanh theo
đường: cực dương (+) của tụ điện , qua SCR ra mass, qua cuộn sơ cấp và về lại
cực âm (-) của tụ điện .
Do quá trình phóng điện của tụ điện diễn ra với tốc độ cao làm tự cảm
trong cuộn dây sơ cấp một suất điện động rất cao. Thông qua nguyên lý của
máy biến áp, trong cuộn thứ cấp của bô bin cao áp xuât hiện một suất điện động
với điện áp cao từ 20 đến 30kV, được đường dây dẫn điện cao áp đưa đến bugi
bật tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh của động cơ .
Nếu đóng khóa điện 12 thì dòng điện do cuộn dây điện từ 1 phát ra không
nạp điện cho tụ điện 7 mà chạy thẳng ra mass, bugi không đánh lửa và động cơ
sẽ không nổ được (tắt máy).
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa bán dẫn
3.1 Hiện tượng 1: Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy mất
lửa.
Nguyên nhân:
+ Cháy cuộn dây điện từ.
+ Cháy bô bin cao áp.
+ Đứt các đường dây dẫn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở cuộn dây điện từ.
+ Đo điện trở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của bô bin cao áp.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
3.2 Hiện tượng 2: Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy tia
lửa yếu (màu vàng).
Nguyên nhân:
+ Điều chỉnh lửa sai.
+ Hư tụ điện.
+ Nam châm vĩnh cữu yếu từ trường.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Sử dụng thước căn lá và đèn cân lửa để kiểm tra các thông số kỹ thuật
của hệ thống.
+ Đo điện dung của tụ điện.
+ Sử dụng máy đo từ trường để kiểm tra nam châm vĩnh cữu.
18

3.3 Hiện tượng 3: Động cơ nổ không "êm".


Nguyên nhân:
+ Các đầu nối dây dẫn không tốt.
+ Bugi dơ bẩn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
+ Làm vệ sinh các điện cực bugi
3.4 Hiện tượng 4: Động cơ nổ không "bốc".
Nguyên nhân:
+ Cân lửa muộn.
+ Tụ điện hư hỏng
Phương pháp kiểm tra:
+ Sử dụng đèn cân lửa để kiểm tra góc đánh lửa sớm..
+ Đo điện dung của tụ điện.
4. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh
lửa bán dẫn
4.1 Quy trình tháo
- Tháo dây dẫn cao áp từ bô bin đến bugi.
- Tháo đầu nối của dây dẫn ở khoá điện, bô bin cao áp và CDI.
- Tháo các bu lông liên kết bô bin cao áp với thân động cơ.
- Tháo bô bin cao áp, cuộn dây điện từ, cuộn kích và nam châm vĩnh cữu ra
khỏi động cơ.
- Tháo các bugi ra khỏi động cơ.
- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các chi tiết bộ phận.
4.2 Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn
- Kiểm tra điện áp của cuộn dây điện từ khi khởi động, điện trở của bô bin
cao áp, tụ điện, điện trở tiếp xúc của khoá điện và tiếp điểm, kiểm tra thông
mạch của các dây dẫn và các đầu nối điện bằng đồng hồ đo điện vạn năng.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tiếp điểm và các đầu cực đánh lửa của
bugi.
- Kiểm tra độ rơ và độ mòn của bánh răng và trục của cơ cấu cam ngắt
điện.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các dây dẫn điện, nắp và bugi.
4.3 Quy trình lắp
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo với các chú ý trước khi lắp:
- Tra mỡ bôi trơn vào bánh răng và trục bánh răng của nam châm vĩnh cữu.
- Các đầu nối dây dẫn điện phải tiếp xúc tốt.
- Điều chỉnh góc đánh lửa sớm ban đầu của động cơ đúng kỹ thuật khi lắp
cuộn kích
5. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn
- Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ.
- Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài: Bô bin cao áp, IC,
dây cao áp và bugi.
- Lắp các bộ phận lên động cơ
19

Bài 5: KIỂM TRA VÀ THAY THẾ BUGI


Mã bài : M3–05

Kiểm tra và thay thế bugi là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của bugi. Ngoài ra,
bài học này còn rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong thực hành nghề kiemrm tra và
thay thế bugi của động cơ xăng trên máy nổ .

Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, công dụng của bugi
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bugi
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bugi đúng yêu cầu kỹ
thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bugi
1.1 Nhiệm vụ
Bu gi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện trong buồng cháy của động cơ khi
được cấp một hiệu điện thế đủ lớn từ dòng điện thứ cấp của hệ thống đánh lửa
(hiệu điện thế cao khoảng 30kV). Khoá điện có nhiệm vụ là đóng hoặc ngắt
mạch điện từ ắc quy đến hệ thống đánh lửa và máy khởi động hoặc các phụ tải
khác.
1.2 Yêu cầu
- Dẫn điện tốt và ngắt dứt khoát.
- Tạo ra tia lửa điện vơi cường độ đủ lớn để đốt cháy hoà khí.
- Có độ bền, hiệu suất cao và giá thành thấp.
1.3 Phân loại Về đặc tính sử dụng bugi chia làm hai loại : Bugi nóng, bugi
lạnh

Hình 5.5 Phân loại bougie ( bugi )


20

Nhiệt độ tối ưu ở điện cực trung tâm của bugi khi tia lửa xuất hiện thường
khoảng 8500C vì ở nhiệt độ này, các chất bám vào điện cực bugi như muội than
sẽ tự bốc cháy . Nếu nhiệt độ quá thấp muội than sẽ tích tụ trên bugi làm chập
điện cực, dễ gây mất lửa khi khởi động động cơ vào buổi sáng hoặc dư xăng.
Khi nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến cháy sớm làm hư piston.
Để giữ được nhiệt độ tối ưu ở điện cực trung tâm của bugi, người ta thiết kế
dài phần sứ cách điện ở điện cực khác nhau dựa vào điều kiện hoạt động của
động cơ. Vì vậy , bugi được chia làm hai loại : nóng và lạnh. Nếu động cơ
thường xuên ở chế độ tải lớn hoặc tốc độ cao thì nên sử dụng bugi lạnh, với
phần sứ ngắn để tải nhiệt nhanh.Ngược lại, nếu động cơ thường hoạt động ở chế
độ tải nhỏ hoặc tốc độ thấp thì nên sử dụng bugi nóng với phần sứ dài hơn.
Trong trường hợp chọn sai bugi (bugi sẽ rất mau hỏng), ví dụ dùng bugi nóng
thay vào động cơ đang sử dụng bugi lạnh sẽ thấy máy yếu đi do tình trạng cháy
sớm, nhất là khi chạy ở tốc độ cao.Trong trường hợp ngược lại,bugi sẽ bám đầy
muội than khi động cơ thường xuyên chạy ở tốc độ thấp, dễ gây mất lửa
Ta có thể phân biệt bugi nóng và bugi lạnh thông qua chỉ số nhiệt của
bugi. Chỉ số được ghi trên bugi càng thấp thì bugi càng nóng và ngược lại

2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bugi


2.1 Cấu tạo bugi

Hình 5.6 Cấu tạo bougie ( bugi )

Bugi gồm có các thành phần chính là đầu, thân và điện cực đánh lửa. Thân
của bugi có cấu tạo từ sứ cách điện và điện cực được làm bằng kim loại platium.
Khe hở giửa 2 điện cực là từ 0,7 đến 1mm. Bugi được chế tạo thành 3 loại là
bugi nóng, bugi nguội và bugi trung gian. Để phân biệt được 3 loại bu gi này ta
xem phần sứ cách điện giữa hai điện cực
21

2.2 Nguyên tắc hoạt động của bugi


Khi cho điện áp cao từ 20 đến 30kV vào điện cực trung tâm thì sẽ có tia
lửa nhảy từ điện cực trung tâm ra điện cực nối mass. Hiệu điện thế cần thiết đủ
đánh lửa giữa hai cực của bu gi phụ thuộc vào vật liệu chế tạo của điện cực
trung tâm, khe hở giữa hai điện cực và áp suất trong buồng cháy vào thời điểm
cần đánh lửa.

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng
bugi
3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
- Hiện tượng 1: Bugi không nhảy lửa.
Nguyên nhân:
+ Khe hở giữa 2 điện cực quá lớn.
+ Chập điện cực do muội than bám.
+ Bị nhảy lửa bên trong do vỡ sứ cách điện trên thân.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo khe hở điện cực bằng thước căn lá.
- Hiện tượng 2: Tia lửa yếu (màu vàng).
Nguyên nhân:
+ Bugi dơ bẩn.
+ Hư hỏng điện cực.
3.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở rò giữa 2 điện cực.
4. Thực hành bảo dưỡng bugi
4.1 Tháo lắp các bộ phận
- Tháo dây dẫn cao áp từ bô bin đến các bugi.
- Tháo bugi và khoá điện ra khỏi động cơ.
- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các chi tiết bộ phận.
4.2 Kiểm tra
- Làm sạch điện cực bugi bằng máy thổi cát.
- Điều chỉnh khe hở giữa các điện cực của bugi đúng giá trị cho phép.
- Khoá điện.
- Các dây dẫn điện.
- Làm sạch và điều chỉnh khe hở bugi
4.3 Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo với các chú ý trước khi lắp:
- Các đầu nối dây dẫn điện phải tiếp xúc tốt.
- Lực siết bugi đúng kỹ thuật.
- Điều chỉnh góc đánh lửa sớm ban đầu của động cơ đúng kỹ thuật.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra
bảo dưỡng bugi ?
2. Bugi có bao nhiêu loại và phạm vi sử dụng từng loại ?
22

ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


BÀI 2
1. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống đánh lửa man nhê tô
?
Hiện tượng 1: Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy mất lửa.
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm mòn hỏng.
+ Cháy cuộn dây điện từ.
+ Cháy bô bin cao áp.
+ Đứt các đường dây dẫn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở cuộn dây điện từ.
+ Đo điện trở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của bô bin cao áp.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
Hiện tượng 2: Khởi động động cơ nhưng thử dây cao áp nhận thấy tia lửa
yếu (màu vàng).
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm dơ bẩn.
+ Điều chỉnh lửa sai.
+ Hư tụ điện.
+ Nam châm vĩnh cữu yếu từ trường.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Sử dụng thước căn lá và đèn cân lửa để kiểm tra các thông số kỹ thuật
của hệ thống.
+ Đo điện dung của tụ điện.
+ Sử dụng máy đo từ trường để kiểm tra nam châm vĩnh cữu.
Hiện tượng 3: Động cơ nổ không "êm".
Nguyên nhân:
+ Tiếp điểm dơ bẩn.
+ Các đầu nối dây dẫn không tốt.
+ Bugi dơ bẩn.
Phương pháp kiểm tra:
+ Quan sát bằng mắt thường và đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+ Đo thông mạch các đường dây dẫn.
+ Làm vệ sinh các điện cực bugi
Hiện tượng 4: Động cơ nổ không "bốc".
Nguyên nhân:
+ Cân lửa muộn.
+ Tụ điện hư hỏng
Phương pháp kiểm tra:
+ Sử dụng đèn cân lửa để kiểm tra góc đánh lửa sớm..
+ Đo điện dung của tụ điện.
23

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

1. Điện từ: từ trường tạo ra nhờ dòng điện chạy trong dây dẫn.
2. Tiếp điểm: bộ phận sử dụng để điều khiển đóng ngắt mạch điện.

3. Cam: bộ phận sử dụng để điều khiển đóng mở tiếp điểm .

4. Rô to: phần chuyển động quay.

5. Bô bin: biến áp đánh lửa.

6. Bugi: bộ phận tạo ra tia lửa điện.

7. Tự cảm: suất điện động tự sinh ra trong một cuộn dây điện từ khi thay đổi
dòng điện chạy qua nó

8. Cảm ứng: suất điện động tự sinh ra trong một cuộn dây điện từ khi thay đổi từ
trường gửi qua nó.

9. Mass: khung vỏ của động cơ hoặc ô tô được sử dụng như một sợi dây dẫn
điện.
24

KẾ HOẠCH VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔ ĐUN

Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun :

Cách chấm điểm cho từng bài


1- Hai bài kiểm tra viết về : - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận
- Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết
2- Một bài kiểm tra về hoạt động tự nguyên cứu : Vẽ cấu tạo các bộ phận
3- Hai bài đánh giá thực hành về :
- Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh các bộ phận của hệ thống
nhiên liệu.
 Đánh giá kết quả học tập của mô đun = Điểm trung bình CHUNG của :
- Kết quả điểm kiểm tra đầu giờ (5-15 phút) -Lấy hệ số 1
- Kết quả điểm kiểm tra viết (45 phút) và bài tập tự nghiên cứu -Lấy hệ số 2
- Kết quả điểm kiểm tra bài thực hành tháo lắp(60-90 phút) -Lấy hệ số 2
- Kết quả điểm kiểm tra viết (90 phút ) và bài tập tự nghiên cứu -Lấy hệ số 3
- Kết quả điểm kiểm tra bài thực hành (60-90 phút) -Lấy hệ số 3

 Đánh giá kết quả học tập của mô đun:


- Điểm trung bình chung từ 5,0 trở lên : Đạt yêu cầu
- Điểm trung bình chung từ 4,0 - 4,95 : có thể xét vớt
- Điểm trung bình chung dưới 4,0 điểm : phải đào tạo lại

4. Tài liệu cần tham khảo:


+ Hoàng Đình Long - Kỹ thuật sửa chữa ô tô - NXB GD - 2006
+ Phạm Minh Tuấn - Động cơ đốt trong - NXB KHKT năm 2005.
+ Nguyễn Oanh – Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại – Động cơ
Xăng.
+ Giáo trình mô đun bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đánh lửa do Tổng cục
dạy nghề ban hành

You might also like