You are on page 1of 38

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ VĨ MÔ


(Introduction to Economics)

1.1. Mười nguyên lý của Kinh Tế Học


1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau và các lợi ích từ
thương mại

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 1a


1.1. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH
TẾ HỌC

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH
TẾ HỌC
▪ Sự khan hiếm: các nguồn lực xã hội đều có giới
hạn.
▪ Kinh tế học: nghiên cứu cách thức xã hội quản lý
nguồn lực khan hiếm. Ví dụ:
▪ Mọi người quyết định mua những gì, làm việc, tiết
kiệm và chi tiêu như thế nào?
▪ Doanh nghiệp quyết định sản xuất, thuê công nhân
như thế nào?
▪ Cách xã hội phân chia nguồn lực giữa nhu cầu quốc
phòng, hàng tiêu dùng, bảo vệ môi trường và các
nhu cầu khác.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 2


1.1.1. CON NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
NHƯ THẾ NÀO

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 3


CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
Xã hội phải đối mặt với một sự đánh đổi quan trọng
hiệu quả với công bằng
▪ Hiệu quả: là tình trạng mà ở đó xã hội đạt được
nhiều hàng hóa nhất từ nguồn lực khan hiếm.
▪ Công bằng: tình trạng phân phối thành quả kinh tế
một cách bằng nhau giữa các thành viên trong xã
hội.
▪ Đánh đổi: sự công bằng cao hơn có thể làm giảm
động lực làm việc, thu nhỏ kích thước “chiếc bánh”
kinh tế.
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 4
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Mọi quyết định đều luôn có sự đánh đổi. Ví dụ:


▪ Tham gia một bữa tiệc tối trước kỳ thi giữa kỳ thì có
ít thời gian hơn cho việc học.
▪ Để có nhiều tiền để mua những thứ yêu thích sẽ
phải làm việc nhiều hơn và ít thời gian nghỉ ngơi
hơn.
▪ Bảo vệ môi trường đòi hỏi phải hy sinh các nguồn
lực của sản xuất hàng tiêu dùng.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 5


CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà
bạn từ bỏ để có được nó.
▪ Ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi
ích của những lựa chọn thay thế.
▪ Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải
từ bỏ để có được nó.
▪ Chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến việc ra
quyết định.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 6


CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà
bạn từ bỏ để có được nó.

Ví dụ:
- Chi phí cơ hội của đi học đại học một năm không
chỉ là học phí, giáo trình mà còn là tiền lương bị bỏ
lỡ.
- Chi phí cơ hội của xem một bộ phim không chỉ là
giá vé mà còn là giá trị thời gian bạn tiêu tốn trong
rạp chiếu phim.
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 7
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại
điểm cận biên
Đặc điểm của con người duy lý:
▪ Có tư duy logic, có mục đích là làm tốt nhất có thể
để đạt được mục tiêu của mình.
▪ Đưa ra quyết định bằng cách đánh giá chi phí và
lợi ích của việc thay đổi cận biên – những điều
chỉnh gia tăng nhỏ so với kế hoạch hiện tại.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 8


CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại
điểm cận biên
Ví dụ:
▪ Khi một sinh viên xem xét việc đi học đại học thêm
một năm nữa. Anh ta phải so sánh chi phí với thu
nhập mà anh ta có thể kiếm được trong một năm.
▪ Khi nhà quản lý xem xét việc tăng thêm sản lượng.
Ông ta sẽ so sánh chi phí lao động, nguyên vật liệu
cần thiết để có được doanh thu tăng thêm.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 9


CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các
động cơ khuyến khích
▪ Khuyến khích: một yếu tố thôi thúc con người hành
động. Ví dụ: một phần thưởng hoặc hình phạt.
▪ Người duy lý phản ứng với các động cơ khuyến khích.
Ví dụ:
▪ Khi giá xăng tăng, người tiêu dùng sẽ tăng mua các loại xe
tiết kiệm nhiên liệu.
▪ Khi thuế thuốc lá tăng, số người hút thuốc giảm xuống.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 10


1.1.2. CON NGƯỜI
TƯƠNG TÁC VỚI
NHAU NHƯ THẾ
NÀO

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 11


CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI
NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho
mọi người đều có lợi
▪ Thay vì tự cung cấp, mọi người có thể sản xuất một
hàng hóa hoặc dịch vụ riêng biệt và trao đổi nó lấy
hàng hóa khác.
▪ Các quốc gia cũng hưởng lợi từ thương mại và sự
chuyên môn hóa:
▪ Đạt được một giá tốt hơn ở nước ngoài đối với hàng hóa
do mình sản xuất.
▪ Mua hàng hóa khác với giá rẻ hơn từ nước ngoài so với
sản xuất trong nước.
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 12
Nguyên lý 5: Thương mại có thể
làm cho mọi người đều có lợi
Hàng ngày bạn
Keo vuốt tóc từ
phụ thuộc vào rất Cleveland, OH
nhiều người, hầu
hết trong số họ Điện thoại từ
bạn chưa bao giờ Đài Loan
được gặp mặt,
nhưng lại đang Áo sơ mi từ
Trung Quốc
cung cấp cho bạn
các hàng hóa và
Cà phê từ
dịch vụ mà bạn
Kenya
đang sử dụng.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 13


CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI
NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 6: Thị trường là một phương thức
tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
▪ Thị trường: một nhóm người mua và người
bán
▪ “Tổ chức hoạt động kinh tế” nghĩa là quyết định
▪ Hàng hóa gì được sản xuất?
▪ Sản xuất chúng như thế nào?
▪ Sản xuất chúng bao nhiêu?

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 14


CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI
NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 6: Thị trường là một phương
thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
▪ Nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực bằng các
quyết định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia
đình trong quá trình tương tác trên các thị trường.
▪ Nhận thức sâu sắc của Adam Smith trongThe Wealth
of Nations (1776):
- Mỗi hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như
thể “được dẫn dắt bởi bàn tay vô hình” để thúc
đẩy phúc lợi kinh tế.
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 15
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI
NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải
thiện được kết cục thị trường
▪ Vai trò quan trọng của chính phủ trong thực thi
quyền sở hữu (bằng cảnh sát, tòa án), khắc phục ô
nhiễm, bảo đảm công bằng xã hội…
▪ Mọi người giảm động lực làm việc, sản xuất, đầu
tư hoặc mua khi có rủi ro lớn về tài sản của họ sẽ
bị đánh cắp.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 16


1.1.3. NỀN KINH
TẾ VẬN HÀNH
NHƯ THẾ NÀO?

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 17


NỀN KINH TẾ TỔNG THỂ VẬN HÀNH
NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 8: Mức sống một nước phụ
thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của nước đó
▪ Sự chênh lệch mức sống giữa các quốc gia và qua
các thời kỳ:
▪ Thu nhập bình quân tại các nước giàu gấp 10 lần thu
nhập bình quân tại các nước nghèo.
▪ Thu nhập bình quân của Mỹ ngày nay lớn hơn gấp 8 lần
so với thế kỷ trước.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 18


NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH
NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in
quá nhiều tiền
▪ Lạm phát: sự gia tăng của mức giá chung trong
nền kinh tế.
▪ Trong dài hạn, lạm phát hầu như luôn gây ra bởi
sự tăng trưởng quá mức của số lượng tiền, từ đó
làm cho giá trị đồng tiền bị giảm sút.
▪ Chính phủ tạo ra tiền nhanh hơn thì tỉ lệ lạm phát
sẽ cao hơn.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 19


NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ
NÀO?
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh
đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

▪ Trong ngắn hạn, rất nhiều chính sách kinh tế đẩy


lạm phát và thất nghiệp theo hai hướng đối
nghịch.
▪ Các yếu tố khác có thể làm cho sự đánh đổi này
ít nhiều ích lợi, nhưng sự đánh đổi này luôn luôn
tồn tại.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 20


1.2.1. Sự phụ thuộc lẫn nhau
▪ Một trong Mười nguyên lý:
Thương mại làm cho mọi người có được
lợi ích cao hơn.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 21


1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau và
các lợi ích từ thương mại

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 22


Ví dụ
▪ Hai quốc gia: Hoa Kỳ và Nhật Bản.
▪ Sản xuất 2 hàng hóa: Máy tính và lúa mì.
▪ Nguồn lực sử dụng để sản xuất: Lao động (đo
lường bằng giờ công).
▪ Hãy xem xét số lượng hàng hóa mà mỗi quốc
gia sẽ sản xuất và tiêu dùng trong 2 trường hợp:
▪ Nếu các quốc gia tự cung tự cấp.
▪ Nếu các quốc gia buôn bán với nhau.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 23


Giới hạn khả năng sản xuất của
Hoa Kỳ và Nhật Bản

Hoa Kỳ Nhật Bản


Tổng nguồn lực 50000 giờ 30000 giờ
công công
Thời gian sản xuất 100 giờ 125 giờ
1 máy tính công công
Thời gian sản xuất 10 giờ 25 giờ
1 tấn lúa mì công công

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 24


Đường Giới hạn khả năng sản xuất
của Hoa Kỳ và Nhật Bản
Lúa mì Hoa Kỳ Nhật Bản
Máy Lúa mì Máy Lúa mì
5,000
tính (tấn) tính (tấn)
4,000 500 0 240 0
0 5000 0 1200
3,000

2,000

1,000

Máy tính
0
100 200 300 400 500
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 25
Tiêu dùng khi có và không có
thương mại
▪ Không có thương mại:
▪ Hoa Kỳ tiêu dùng 250 máy tính và 2500 tấn
lúa mì.
▪ Nhật Bản tiêu dùng 120 máy tính và 600 tấn
lúa mì.
▪ Trước khi so sánh trước và sau khi có thương
mại, cần xem xét số lượng mỗi hàng hóa mà 2
quốc gia này sẽ sản xuất và buôn bán.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 26


TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 2
Sản xuất khi có thương mại

1. Giả sử Hoa Kỳ sản xuất 3400 tấn lúa mì. Vậy


sẽ sản xuất được bao nhiêu máy tính với số
lượng lao động còn lại? Vẽ đường PPF?
2. Giả sử Nhật Bản sản xuất 240 máy tính.
Vậy sẽ sản xuất được bao nhiêu tấn lúa mì với
số lượng lao động còn lại? Vẽ đường PPF?

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 27


TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 2
Sản xuất khi có thương mại
Lúa mì Hoa Kỳ Nhật Bản
5,000 Máy Lúa mì Máy Lúa mì
tính (tấn) tính (tấn)
4,000 500 0 240 0
160 3400 0 1200
3,000
0 5000
2,000

1,000

Máy tính
0
100 200 300 400 500
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 28
TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 3
Tiêu dùng khi có thương mại
Giả sử Hoa Kỳ xuất khẩu 700 tấn lúa mì sang Nhật Bản và
nhập khẩu 110 máy tính từ Nhật Bản. (Có nghĩa là, Nhật Bản
nhập khẩu 700 tấn lúa mì và xuất khẩu 110 máy tính)

▪ Số lượng mỗi loại hàng hóa tiêu dùng ở Hoa Kỳ


là bao nhiêu? Minh họa kết hợp này trên đường
PPF.
▪ Số lượng mỗi loại hàng hóa tiêu dùng ở Nhật
Bản là bao nhiêu? Minh họa kết hợp này trên
đường PPF.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 29


Tiêu dùng của Hoa Kỳ khi có
thương mại
Lúa mì Máy tính Lúa mì
5,000 Sản xuất 160 3400
+ NK 110 0
4,000 – XK 0 700
= Tiêu
3,000 270 2700
dùng
2,000

1,000

Máy tính
0
100 200 300 400 500
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 30
Tiêu dùng của Nhật Bản khi có
thương mại
Máy tính Lúa mì
Lúa mì Sản xuất 240 0
+ NK 0 700
2,000 – XK 110 0
= Tiêu
130 700
dùng

1,000

0 Máy tính
100 200 300
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 31
Thương mại làm cho các quốc gia
có được lợi ích cao hơn
Hoa Kỳ
Tiêu dùng khi Tiêu dùng khi Lợi ích từ
không có TM có TM TM
Máy tính 250 270 20
Lúa mì 2,500 2,700 200
Nhật Bản
Tiêu dùng khi Tiêu dùng khi Lợi ích từ
không có TM có TM TM
Máy tính 120 130 10
Lúa mì 600 700 100
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 32
1.2.2. Lợi ích thương mại
đến từ đâu?
▪ Lợi thế tuyệt đối (Absolute advantage): Là khả
năng sản xuất một loại hàng hóa nào đó tốn kém
nguồn lực ít hơn so với các nhà sản xuất khác.
▪ Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất lúa
mì.
▪ Nếu mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất một hàng hóa nào đó, thì cả hai
quốc gia có thể có được lợi ích từ thương mại.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 33


Lợi ích thương mại đến từ đâu?
▪ Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sản
xuất máy tính?
▪ Sản xuất một máy tính cần:
125 giờ công ở Nhật Bản,
100 giờ công ở Hoa Kỳ.
▪ Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả
2 loại hàng hóa!
Vậy tại sao Nhật Bản lại tập trung vào sản
xuất máy tính? Tại sao cả hai quốc gia đều có
được lợi ích từ thương mại?
19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 34
Chi phí cơ hội và Lợi thế tương đối

▪ Lợi thế tương đối (Comparative advantage): Là


khả năng sản xuất một loại hàng hóa với chi phí cơ
hội thấp hơn so với nhà sản xuất khác.
▪ Quốc gia nào có lợi thế so sánh trong việc sản
xuất máy tính?
▪ Để trả lời câu hỏi này, cần xác định chi phí cơ hội
của việc sản xuất một chiếc máy tính ở mỗi quốc
gia.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 35


Chi phí cơ hội và Lợi thế tương đối

Hoa Kỳ Nhật Bản


Thời gian sản xuất 1 máy 100 giờ 125 giờ
tính công công
Thời gian sản xuất 1 tấn 10 giờ 25 giờ
Lúa mì công công
Chi phí cơ hội của việc 10 tấn lúa 5 tấn lúa
sản xuất 1 chiếc máy tính mì mì
➔ Nhật Bản có lợi thế so sánh trong việc sản xuất
máy tính.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 36


Lợi thế so sánh và Thương mại

▪ Lợi ích từ thương mại xuất phát từ lợi thế tương đối
(Sự khác nhau về chi phí cơ hội).
▪ Khi mỗi quốc gia tập trung sản xuất hàng hóa mà
họ có lợi thế so sánh, tổng sản lượng sẽ cao hơn
và các quốc gia sẽ có được lợi ích từ thương mại.
▪ Kết quả cũng sẽ tương tự đối với trường hợp các
nhà sản xuất, các cá nhân chuyên môn hóa sản
xuất một loại hàng hóa và buôn bán với nhau.

19/02/2016 701021 - Giới thiệu về kinh tế học 37

You might also like