You are on page 1of 50

CHƯƠNG 4

CÔNG NGHỆ KHAI THÁC CÁC NGUỒN


NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

4.1. Tổng quan


Từ ngàn xưa năng lượng mặt trời (NLMT) được biết đến như là một dạng năng lượng mà
mặt trời cung cấp cho chúng ta. Nhờ ánh sáng của mặt trời mà chúng ta có thể nhìn thấy vạn vật
cũng như nhờ sức nóng từ mặt trời mà con người bao đời qua có thể phơi khô quần áo, phơi lúa,
trồng cây… Cho đến gần đây, NLMT được chú trọng trong việc ứng dụng để chuyển hóa sang
nhiệt năng và điện năng phục vụ nhu cầu của cuộc sống. NLMT là nguồn năng lượng vô tận, rất
dồi dào và hoàn toàn miễn phí, cũng như không sản sinh ra chất độc hủy hoại môi trường trong
quá trình sử dụng.
4.2. Năng lượng mặt trời
4.2.1. Khái niệm
Năng lượng mặt trời (NLMT) là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ MT cộng với
một phần nhỏ bức xạ của các hạt phóng ra từ MT (chủ yếu là êlectron và pôsitron).
NLMT là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận dụng được: sạch, dồi dào, đáng tin
cậy, gần như vô tận, và có ở khắp nơi dù ít hay nhiều. Việc sử dụng NLMT gần như không có
ảnh hưởng tiêu cực gì đến môi trường, không thải ra khí độc hại, do đó không là tác nhân trong
vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Hình 4.1 Cấu trúc mặt trời


4.2.2. Bức xạ mặt trời
4.2.2.1. Các khái niệm
Bức xạ mặt trời: là bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời cộng với một phần nhỏ bức xạ của các
hạt hạ nguyên tử (electron và positron).
Cường độ bức xạ: là năng lượng bức xạ mặt trời truyền đến một đơn vị diện tích bề mặt. Ký
hiệu là G, đơn vị W/m2.
Thông lượng bức xạ: là năng lượng bức xạ mặt trời truyền đến một đơn vị diện tích bề mặt
trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, thông lượng bức xạ là tích phân của cường
độ bức xạ trong một khoảng thời gian nhất định. Ký hiệu là I (ứng với thời gian 1 giờ) hoặc H
(ứng với thời gian là 1 ngày), đơn vị J/m2.
4.2.2.2. Bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất
Cường độ tia trực xạ ở ngoài lớp khí quyển đối với 1m 2 bề mặt vuông góc với phương của tia
được tính theo công thức1:

(4.1)

(4.2)

Trong đó:
GSC : cường độ dòng trực xạ [W/m2]
φ ES : hệ số góc bức xạ giữa trái đất và mặt trời [rad]
θm : góc nhìn mặt trời từ trái đất, θm =32' (xem hình 2.1)
σ : hằng số Stefan-Boltzmann, σ =5,67 ×10−8[W/m2.K4]
T S: nhiệt độ bề mặt mặt trời, T S=5762 [0K]
Từ (4.1) và (4.2) suy ra:

Do khoảng cách giữa trái đất và mặt trời thay đổi theo mùa trong năm nên giá trị cũng thay đổi,
tuy nhiên sự thay đổi không lớn nên được xem như không đổi và được gọi là hằng số mặt trời.

Hình 4.2 Góc nhìn mặt trời từ trái đất2

1
TS Hoàng Dương Hùng (2008), “Năng lượng mặt trời: Lý thuyết và Ứng dụng”, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt
Nam.
Chùm tia trực xạ từ mặt trời bị hấp thụ và tán xạ khi truyền qua tầng khí quyển của trái đất do
hơi nước, bụi,... do đó chỉ một phần bức xạ mang năng lượng đến được mặt đất. Giá trị cường độ
bức xạ truyền tới bề mặt trái đất trong ngày quang đãng (không mây) ở thời điểm cao nhất vào
khoảng 1.000 W/m2(xem hình 4.2).

Hình 4.3 Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời qua tầng khí quyển của trái đất3

4.2.2.3. Quan hệ giữa các góc hình học của bức xạ mặt trời và bề mặt khảo sát
Góc cao độ mặt trời (α ) là góc tạo bởi tia trực xạ và hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm
ngang. Góc cao độ phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm khảo sát.
Góc lệch của mặt trời () là góc tạo bởi tia trực xạ và mặt phẳng xích đạo của trái đất, được tính
theo phương trình Cooper4:

(4.3)
Trong đó:n là số thứ tự ngày trong năm
Góc vĩ độ của địa điểm khảo sát () là góc ở vị trí tương ứng với vĩ độ về phía Bắc hoặc về phía
Nam đường xích đạo trái đất; quy ước hướng dương là hướng Bắc (mang dấu “+”) và hướng âm
là hướng Nam (mang dấu “-“). Giá trị −90 0 ≤ Φ ≤ 900

2
TS Hoàng Dương Hùng (2008), “Năng lượng mặt trời: Lý thuyết và Ứng dụng”, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt
Nam.
3
TS Hoàng Dương Hùng (2008), “Năng lượng mặt trời: Lý thuyết và Ứng dụng”, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt
Nam.
4
Itaca Online (2014), “The Sun as a source of energy, Part 3: Calculating Solar Angles”.
Góc nghiêng của bề mặt khảo sát ( β ) là góc giữa mặt phẳng của bề mặt tính toán với phương
ngang ( 0 0 ≤ β ≤ 1800 ). Nếu β >900 nghĩa là bề mặt nhận bức xạ hướng xuống phía dưới.

Hình 4.4 Quan hệ giữa các góc hình học của bức xạ mặt trời và bề mặt khảo sát5
Góc thiên đỉnh của mặt trời (z) là góc tạo bởi tia trực xạ và đường thẳng góc với mặt phẳng
nằm ngang tại vị trí khảo sát. Góc thiên đỉnh là góc phụ của góc cao độ mặt trời ( α +θ z=90 ).
0

Góc phương vị của mặt trời (s) là góc hợp bởi hình chiếu của tia trực xạ lên mặt phẳng nằm
ngang so với phương Nam. Giá trị của góc này âm nếu hình chiếu lệch về phía Đông và dương
nếu hình chiếu lệch về phía Tây.
Góc phương vị của bề mặt khảo sát () là góc hợp bởi hình chiếu lên mặt phẳng nằm ngang
của pháp tuyến của bề mặt khảo sát và phương Nam (-1800 ≤  ≤ 1800).
 γ=00 nếu bề mặt khảo sát quay về hướng Nam
 γ lấy dấu “+” nếu bề mặt khảo sát quay về phía Tây so với phương Nam
 γ lấy dấu “-” nếu bề mặt khảo sát quay về phía Đông so với phương Nam
Thông thường, ở phía Bắc bán cầu, góc phương vị tối ưu của các bộ thu phẳng loại cố định nên
là 00.
Góc tới của tia trực xạ (i) là góc hợp bởi tia bức xạ tới và pháp tuyến của bề mặt khảo sát.
Trong trường hợp bề mặt khảo sát đặt nằm ngang thì góc tới của tia trực xạ chính là góc thiên
đỉnh (z) của mặt trời.
Góc giờ (w) là góc tạo bởi chuyển động của mặt trời theo hướng đông  tây. Theo quy ước,
chọn giá trị 150 ứng với 1 giờ đồng hồ. Buổi sáng lấy dấu âm (-), buổi chiều lấy dấu dương (+).

5
TS Hoàng Dương Hùng (2008), “Năng lượng mặt trời: Lý thuyết và Ứng dụng”, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt
Nam.
4.2.2.4. TÍNH TOÁN BỨC XẠ MẶT TRỜI
4.2.2.4.1. Lưu đồ tính toán
Quan hệ giữa các góc hình học đặc trưng ở mục được biểu diễn bằng phương trình góc tới i và
các góc khác như sau:

(4.4)
Khi bề mặt nhận bức xạ nhiệt quay về hướng chính nam thì γ=0, khi đó (4.4) được viết lại như
sau:

(4.5)
Khi độ nghiêng β=0 thì θi =θz , phương trình (4.5) được viết lại như sau:

(4.6)
Khi độ nghiêng β=90 0 thì phương trình (4.5) được viết lại như sau:

(4.7)
Từ công thức (4.6), tính góc giờ từ lúc mặt trời lặn (θ z=900 ¿, đặt ω=ω S, ta có:

(4.8)
Tổng góc giờ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn được tính như sau:

(4.9)
Theo quy ước 150 =1h , số giờ nắng tối đa (N) của một vị trí được tính bằng:

(4.10)
4.2.2.4.2. Giải thích lưu đồ tính toán
Để tính toán bức xạ nhiệt mặt trời ta cần có các số liệu đầu vào như đã nêu trong lưu đồ trên.
Trong đó góc phương vị của bề mặt khảo sát γ được trình bày trong phụ lục 1.1; góc lệch của
mặt trời δ được tra trong phụ lục 1.2 (tính theo công thức (2.3)), số ngày nắng đo thực tế trung
bình trong tháng n tra ở phụ lục 1.3 và góc vĩ độ của địa điểm được khảo sát ϕ được liệt kê trong
phụ lục 1.4 (theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 02: 2008/BXD), góc giờ ω được tra trong phụ
lục 1.5 (tính theo công thức (2.9)).
Từ các số liệu trên, năng lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho bề mặt trái đất được tính toán
theo trình tự sau6:

6
Đặng Phi Long (2016), “Quy trình thiết kế lắp đặt hệ thống PV không nối lưới”, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Việt Nam.
Bước 1: Tính năng lượng bức xạ mặt trời trung bình H 0 theo phương nằm ngang ngoài khí
quyển
Năng lượng bức xạ trung bình H 0 (kWh/m2/ngày) được tính bằng công thức:

(4.11)

Hình 4.5 lưu đồ tính toán năng lượng bức xạ mặt trời
Thay phương trình (4.7) vào phương trình (4.11), khi đó phương trình (4.11) được viết lại như
sau:

(4.12)
Lấy tích phân hai vế của phương trình (4.12) theo thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời
lặn (từ 6 giờ đến 18 giờ), ta tính được năng lượng bức xạ mặt trời ngoài khí quyển trên mặt
phẳng nằm ngang trong một ngày như sau:

(4.13)
Tra giá trị n và giá trị δ trong phụ lục 1.2 và phụ lục 1.3, thay vào phương trình (4.13) để tính
năng lượng bức xạ trung bình theo phương nằm ngang ngoài khí quyển.
Bức xạ mặt trời khi đi qua bầu khí quyển sẽ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết và khí tượng như
mây che, nhiệt độ, gió,… Khi đó, bức xạ nhiệt mặt trời bên trong khí quyển được tính bằng công
thức:

(4.14)
Trong đó:
H: tổng năng lượng bức xạ nhiệt trung bình trong một ngày bên trong khí quyển trên bề
mặt nằm ngang [kWh/m2/ngày];
H 0: năng lượng bức xạ trung bình của một ngày ngoài khí quyển trên bề mặt nằm ngang
[kWh/m2/ngày];
n : số giờ nắng trung bình đo thực tế trong một tháng [giờ]
2 −1
N= cos (−tan ϕ . tan δ ): số giờ nắng trung bình tối đa [giờ]
15
n
a=−0,11+0,235 cos ϕ+ 0,323 : tham số hồi quy tính theo vĩ độ
N
n
b=1,449−0,553cos ϕ−0,694 : tham số hồi quy theo số giờ nắng
N
Cần lưu ý rằng, tổng bức xạ mặt trời bao gồm ba thành phần: (i) thành phần trực xạ; (ii) thành
phần tán xạ; và (iii) các thành phần bức xạ ở môi trường xung quanh (thường gọi là Albedo).
Theo đó, tổng bức xạ mặt trời bên trong khí quyển theo phương nằm ngang bao gồm hai thành
phần: thành phần trực xạ H b và thành phần tán xạ H d . Do đó, có thể biểu diễn giá trị tổng năng
lượng bức xạ nhiệt trung bình trong một ngày bên trong khí quyển trên bề mặt nằm ngang H như
sau:

(4.15)
Bước 3: Tính tỷ số bức xạ Rb giữa bề mặt nghiêng góc β so với bề mặt nằm ngang
Cần lưu ý rằng số liệu bức xạ mặt trời được cung cấp trong các sổ tay thiết kế thường là giá trị
ứng với mặt phẳng nằm ngang. Tuy nhiên trong thực tế thì các bộ thu bức xạ mặt trời đều được
đặt trên các mặt phẳng nằm nghiêng để các bộ thu nhận được cường độ bức xạ mặt trời là lớn
nhất, trong đó góc nghiêng được thiết kế phụ thuộc vào vĩ độ, vĩ độ càng lớn thì góc nghiêng càng
lớn (ở Bắc bán cầu đặt nghiêng về phía Nam và ngược lại). Vì thế, khi tính toán cần tính đến hệ số
chuyển đổi bức xạ theo phương nằm ngang sang mặt phẳng nghiêng theo hệ thức sau:

(4.16)
Thay phương trình (4.4), (4.6) và (4.13) vào phương trình (4.16). Vì đang tính số liệu trung bình
trong một ngày (thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn là 6 giờ đến 18 giờ), nên thực
hiện đạo hàm theo cos θ ivà cos θ z , khi đó phương trình (4.16) được viết lại như sau:

(4.17)
Bước 4: Tính hệ số chuyển đổi tổng xạ R
Như đã nêu ở trên, tổng năng lượng bức xạ mặt trời (tổng xạ) H T bao gồm ba thành phần: (i)
thành phần trực xạ; (ii) thành phần tán xạ; và (iii) các thành phần bức xạ ở môi trường xung
quanh (thường gọi là Albedo).
Công thức tính tổng xạ được trình bày như sau:

(4.18)
Hệ số chuyển đổi tổng xạ R được tính bằng công thức:

(4.19)
Trong đó:
Rb : hệ số chuyển đổi trực xạ được tính theo công thức (4.17);
ρ : thành phần Albedo; ρ=0,2 khi môi trường không có tuyết; ρ=0,7 khi môi trường phủ
đầy tuyết;
Hd H
=1,403−1,627 K T với K T = H
H 0

Bước 5 : Tính tổng năng lượng bức xạ mặt trời H T


Từ phương trình (4.14) và (4.19), tổng năng lượng bức xạ mặt trời được tính theo công thức:

(4.20)
4.2.2.5. Tính toán mẫu
Để cụ thể hóa các lý thuyết tính toán ở mục trên, một số bài toán mẫu được đưa ra để làm ví dụ
tính toán các giá trị góc giờ mặt trời ( ω ), năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển
( H 0 ) và trong khí quyển ( H ), hệ số chuyển đổi trực xạ ( Rb ), và hệ số chuyển đổi tổng xạ ( R ).

4.2.2.5.1. Tính góc giờ mặt trời


Góc giờ mặt trời là góc tạo bởi chuyển động của mặt trời theo hướng đông  tây. Theo quy ước,
chọn giá trị 150 ứng với 1 giờ đồng hồ. Buổi sáng lấy dấu âm (-), buổi chiều lấy dấu dương (+).
Hay nói cách khác, góc giờ là góc xác định vị trí của mặt trời trên bầu trời tại một thời điểm bất
kỳ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn ( 90 0 ≥ ω ≥−900 ) . Khi mặt trời ở vị trí đỉnh đầu (12 giờ
trưa) thì ω=0 .

Ví dụ 4.1
Góc lệch mặt trời vào tháng 6 tại tỉnh Long An là δ=23,10 và giá trị vĩ độ ϕ =10,470. Hãy tính
góc giờ trung bình tháng 6 tại tỉnh Long An.
Giải
Sử dụng công thức (4.9), tra bảng phụ lục 1.2 và 1.4, góc giờ ω trung bình tháng tại tỉnh Long
An được tính bằng:

Vậy, góc giờ trung bình tháng 6 tại tỉnh Long An bằng 94,50.

4.2.2.5.2 Tính năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển
Sử dụng công thức (4.13) và các bảng phụ lục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 ta có thể tính năng lượng bức xạ
mặt trời ngoài khí quyển theo phương nằm ngang H 0 .
Ví dụ 4.2
Tính năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển vào tháng 6 tại tỉnh Long An, biết
góc lệch mặt trời δ=23,10 , vĩ độ ϕ =10,470, góc giờ trung bình tháng 6 ω S=94,50, số giờ nắng
trung bình tháng 6 là 162 giờ.
Giải
Năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển được tính theo phương trình (4.11) và
(4.12) như sau:

(kWh/m2/ngày).
Vậy năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển vào tháng 6 ở Long An là 10,32
kWh/m2/ngày.Tính tương tự cho các tỉnh thành khác.

4.2.2.5.3 Tính tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình trong khí quyển
Cần lưu ý rằng số giờ nắng trong một ngày tại một khu vực thay đổi theo mùa và thời tiết, do đó
năng lượng bức xạ mặt trời cũng sẽ khác nhau. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết và khí tượng,
thủy văn thay đổi liên tục cũng tác động đến cường độ năng lượng bức xạ mặt trời bên trong khí
quyển.
Để tính tổng năng lượng bức xạ mặt trời trong khí quyển tại một khu vực bất kỳ theo phương
nằm ngang vào một khoảng thời gian bất kỳ, ta sử dụng công thức (4.14) kết hợp tra phụ lục 1.3.
Ví dụ 4.3
Tính tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình trong khí quyển theo phương ngang vào tháng 6
tại tỉnh Long An, biết góc lệch mặt trời δ=23,10 , vĩ độ ϕ =10,470, góc giờ trung bình tháng 6
0
ω S=94,5 , số giờ nắng đo thực tế tháng 6 là 184 giờ (các hệ số tra tại bảng phụ lục 1.2, 1.3, 1.4,
1.5).
Giải
Tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình trong khí quyển ở một khu vực bất kỳ trong một
khoảng thời gian được tính theo công thức:

Tổng số giờ nắng tính toán trong tháng 6 tại Long An là:

(giờ)
Tham số hồi quy tính theo vĩ độ được tính bằng:

Tham số hồi quy tính theo số giờ nắng trong tháng được tính như sau:

Thay H 0=10,32 (kWh/m2/ngày) theo ví dụ 3.2 vào công thức, ta tính được giá trị tổng năng
lượng bức xạ mặt trời trung bình bên trong khí quyển vào tháng 6 ở tỉnh Long An như sau:

(kWk/m2/ngày)
Vậy tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình bên trong khí quyển vào tháng 6 ở Long An là
5,65 kWh/m2/ngày. Tính tương tự cho các tỉnh thành khác.

4.2.2.5.4 Tính hệ số chuyển đổi trực xạ


Như đã đề cập ở phần trên, hệ số chuyển đổi trực xạ Rb dùng để chuyển đổi năng lượng bức xạ
mặt trời theo mặt phẳng ngang sang mặt phẳng nghiêng bất kỳ. Đây là hệ số rất quan trọng trong
tính toán thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời. Ví dụ sau đây sẽ trình bày cụ thể cách tính hệ số
này.
Ví dụ 4.4
Tính hệ số chuyển đổi trực xạ cho bộ thu có độ nghiêng β=100 , xoay về hướng nam so với bề
mặt nằm ngang. Tính toán thiết kế cho tháng 6 tại tỷnh Long An, biết góc lệch mặt trời δ =23,10 ,
vĩ độ ϕ =10,470, góc giờ trung bình tháng 6 ω S=94,50, góc phương vị tại khu vực khảo sát là
0
γ=0 (các hệ số tra tại bảng phụ lục 1.1, 1.2, 1.4, 1.5).
Giải
Hệ số chuyển đổi trực xạ cho một mặt phẳng nghiêng bất kỳ được tính theo phương trình (4.16)
và (4.17) như sau:

Vậy hệ số chuyển đổi trực xạ trong trường hợp đã cho là 0.9. Tính tương tự cho các tỉnh thành
khác.

4.2.2.5.5 Tính hệ số chuyển đổi tổng xạ


Hệ số chuyển đổi tổng xạ được tính theo công thức (4.19)
Ví dụ 4.5
Tính hệ số chuyển đổi tổng xạ cho bộ thu có độ nghiêng β=100 , xoay về hướng nam so với bề
mặt nằm ngang. Tính toán thiết kế cho tháng 6 tại tỉnh Long An, biết:
 Hệ số chuyển đổi trực xạ Rb =0,9
 Năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển trong tháng H 0=10,32
(kWh/m2/ngày)
 Tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình bên trong khí quyển trong tháng H=5,72
(kWh/m2/ngày).
Giải
Hệ số chuyển đổi tổng xạ cho một mặt phẳng nghiêng bất kỳ được tính theo phương trình (4.19)
như sau:
Ta có:

Thay vào phương trình trên, ta được:

Vậy hệ số chuyển đổi tổng xạ trong trường hợp đã cho là 0,945.


Tính tương tự, ta được kết quả hệ số chuyển đổi tổng xạ theo từng tháng cho các tỉnh, thành như
trong phụ lục 1.7.

4.2.2.5.6 Tiểu kết


Trên đây là các ví dụ mẫu được đưa ra để làm ví dụ tính toán các giá trị góc giờ mặt trời ( ω ),
năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngoài khí quyển ( H 0 ) và trong khí quyển ( H ), hệ số
chuyển đổi trực xạ ( Rb ), và hệ số chuyển đổi tổng xạ ( R ) . Các thông số này là các thông số đầu
vào để tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống năng lượng mặt trời ở các chương sau.

4.2.3. Ví dụ tính tổng lượng bức xạ


Phần này trình bày tính toán mẫu cho tổng năng lượng bức xạ tại 3 tỉnh, thành điển hình tại Việt
Nam, bao gồm Long An, TP HCM và Hà Nội. Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành khác sẽ được tính
toán tương tự. Hoặc sử dụng phụ lục 3.6 và 3.7 để tìm các giá trị năng lượng bức xạ mặt trời
trung bình trong khí quyển ( H ) và hệ số chuyển đổi tổng xạ ( R ) . Thay vào phương trình (4.20) để
tìm tổng năng lượng bức xạ tại một khu vực bất kỳ.

Ví dụ 4.6
Tính tổng lượng bức xạ trong tháng 6 của tỉnh Long An khi bộ thu có độ nghiêng β=100 , xoay
về hướng nam so với bề mặt nằm ngang.
Giải
Tổng lượng bức xạ tại một khu vực trong một tháng bất kỳ được tính theo phương trình (4.20)
như sau:

(kWh/m2/ngày)
Trong đó, giá trị R LA =0,945 và H LA =5,72

Ví dụ 4.7
Tính tổng lượng bức xạ trong tháng 11 của TP HCM khi bộ thu có độ nghiêng β=30 0, xoay về
hướng đông - nam so với bề mặt nằm ngang.
Giải
Tra phụ lục 3.6 và 3.7 để tìm giá trị RTP . HCM và H TP. HCM theo hướng đông - nam, thay vào phương
trình 4.20, ta được:

(kWh/m2/ngày)
Ví dụ 4.8
Tính tổng lượng bức xạ trong tháng 4 của Hà Nội khi bộ thu có độ nghiêng β=20 0, xoay về
hướng đông so với bề mặt nằm ngang.
Giải
Tra phụ lục 3.6 và 3.7 để tìm giá trị R HN và H HN , thay vào phương trình 4.20, ta được:

(kWh/m2/ngày)
Tính toán tương tự cho các tỉnh thành còn lại.

4.2.3.1 Kết luận


Thông qua các tính toán hình học không gian của hệ mặt trời - trái đất, việc tính toán tổng năng
lượng trung bình của bức xạ mặt trời ( H T ) tại một điểm bất kỳ trên trái đất, hướng và góc lệch
lắp đặt hệ thống bất kỳ đã được trình bày thông qua lưu đồ, công thức và các ví dụ tính toán cụ
thể. Đây là thông số đầu vào quan trọng nhất phục vụ cho việc tính toán, thiết kế các hệ thống
ứng dụng năng lượng mặt trời ở các chương sau.
Phần phụ lục của cuốn sách, trình bày bảng tra giá trị ( H T ) theo các hướng và góc lệch lắp đặt
khác nhau của hệ thống năng lượng mặt trời của 52 tỉnh/thành phố và 06 huyện đảo trải khắp
Việt Nam.

4.2.3. Công nghệ quang điện mặt trời


Giới thiệu chung:
Quang điện mặt trời là kỹ thuật sử dụng công nghệ bán dẫn để chuyển hóa trực tiếp quang năng
mặt trời thành điện năng. Kỹ thuật này sử dụng các tế bào quang điện (photovoltaic cell – PV
cell) để hấp thu và chuyển hóa quang năng mặt trời theo hiệu ứng quang điện. Đây là ứng dụng
rất gọn nhẹ, linh hoạt trong lắp đặt, không phát thải khí nhà kính, khí độc hại và tiếng ồn. Hệ
thống NLMT có thể được sử dụng độc lập hoặc kết nối với lưới hoặc kết hợp. Quang điện mặt
trời là công nghệ ứng dụng có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh, xét cả về công nghệ bán dẫn, hiệu
suất hệ thống, công suất lắp đặt. Đây là lĩnh vực công nghệ được đánh giá là tiềm năng nhất và là
tương lai của lĩnh vực công nghệ năng lượng thế giới.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt các hệ thống pin quang điện mặt trời trên toàn
thế giới là 850 GWp (tăng rất mạnh so với tổng công suất đặt khoảng 700 GWp đến cuối năm
2020).
Vào năm 2021, đóng góp của Châu Âu vào tổng số cài đặt PV tích lũy lên tới gần 22%. Ngược
lại, tỷ lệ cài đặt ở Trung Quốc chiếm 37% (với 33% vào năm 2020). Đức chiếm khoảng 6,9%
(59 GWp) công suất PV tích lũy được lắp đặt trên toàn thế giới (848 GWp) với khoảng 2,2 triệu
hệ thống PV được lắp đặt tại Đức vào năm 2021.
Hình 4.2 Công suất lắp đặt tích lũy hệ thống quang điện mặt trời
của các khu vực trên thế giới7

7
https://ourworldindata.org/grapher/installed-solar-pv-capacity?time=2009..latest&country=CHN~OWID_WRL~DEU~Europe
Khoảng 82% mô-đun PV toàn cầu đã được sản xuất ở châu Á vào năm 2010. Sản lượng đã tăng
lên khoảng 94% tổng sản lượng toàn cầu vào năm 2021. Trung Quốc chiếm 180 GWp cho 75%
sản lượng mô-đun toàn cầu vào năm 2021 theo IEA. Sản lượng hàng năm đã tăng khoảng 15 lần
trong 11 năm qua.

Canada
0.20%
Singapore
0.50%
Japan
0.90%
Europe
0.90%
Taiwan
0.90%
Thailand
1.20%
Other
1.90%
India
2.10%
United States
2.70%
South Korea
3.30%
Malaysia
3.70%
Viet Nam 6.80%
China 75.00%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Hình 4.3 Tỷ trọng sản xuất tấm quang điện trên toàn thế giới năm 20218

Hình 4.3 Sản lượng sản phẩm module pin quang điện (quy đổi về công
suất đặt) của thế giới (tính đến cuối năm 2021)9

8
https://www.statista.com/statistics/668749/regional-distribution-of-solar-pv-module-manufacturing/
9
https://www.statista.com/statistics/668764/annual-solar-module-manufacturing-globally/
Về hiệu suất của các công nghệ pin quang năng mặt trời, công nghệ silic đơn tinh thể vẫn đang
dẫn đầu thế giới với hiệu suất 26.7%, kế đến là công nghệ silic đa tinh thể với 24.4%. Trong số
các công nghệ pin màng mỏng thì công nghệ CIGS đang dẫn đầu với 23.4%, công nghệ CdTe
đang theo sau với 21%.

Hình 4.4 Hiệu suất pin tấm quang điện theo công nghệ10

4.2.2.1. Tấm quang điện


Tấm quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel, nó bao gồm nhiều tế bào quang điện (gọi là
solar cells). Tế bào quang điện này là các phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt nhiều các cảm
biến của ánh sáng là đi ốt quang, nó làm biến đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng
điện. Các tế bào quang điện này được ghép lại thành một khối để trở thành tấm quang điện - pin
mặt trời (thông thường sẽ từ 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin).
Tấm quang điện được làm từ các vật liệu có tính năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt
trời thành điện năng. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đối với điện mặt trời mái
nhà, hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 20% 11. Các
loại tấm quang năng hiện nay được sản xuất có tuổi thọ trung bình có thể lên đến 50 năm.
Để lựa chọn tấm quang năng chất lượng tốt cần phải chú ý đến những yếu tố như là độ cứng, độ
truyền quang phổ và truyền ánh sáng. Tấm quang năng tốt thì lớp kính này càng phải trong để
hấp thụ ánh sáng hiệu quả, giảm tỷ lệ phản xạ ánh sáng.
Dựa trên công nghệ sản xuất, người ta chia tấm quang năng phổ biến trên thị trường thành 3 loại
với hiệu suất giảm dần, bao gồm: tấm quang năng đơn tinh thể (Mono), tấm quang năng đa tinh
thể (Poly) và tấm quang năng màng mỏng (Thin-Film). Hiệu suất của tấm quang năng tính theo
tỷ lệ chuyển đổi quang năng thành điện năng, hiệu suất càng cao thì càng sản sinh ra càng nhiều
điện năng trên cùng một đơn vị diện tích.

10
https://www.ise.fraunhofer.de/content/dam/ise/de/documents/publications/studies/Photovoltaics-Report.pdf
11
http://www.docluat.vn/van-ban-phap-luat-ve-dhien-mat-troi/qdh-13-2020-qdh-ttg-ve-co-che-khuyen-khich-
phat-trien-dien-dien-mat-troi-tai-viet-nam#dieu_5
Hình 4.5 Cấu tạo tấm quang điện

4.2.2.2. Các công nghệ pin quang điện mặt trời


Tấm pin năng lượng mặt trời là thành phần quan trọng của hệ thống điện mặt trời, do đó các tấm
pin được các nhà sản xuất nghiên cứu phát triển liên tục. Trên mỗi tấm pin thì các tế bào quang
điện đóng vai trò chủ chốt, các công nghệ mới hiện nay đều đang nghiên cứu để các tế bào quang
điện này có thể tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng cao nhất mà vẫn
đảm bảo chi phí thấp nhất và tuổi thọ lâu dài.
Hiệu suất trung bình của tấm pin đã tăng đáng kể trong những năm gần đây từ khoảng 15% đến
gần 20%, nhờ vào các nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ và cải tiến mới nhất của tế bào quang
điện.
Công nghệ pin bán dẫn tinh thể silicon (c-Si): Công nghệ đang thống trị ngành năng lượng mặt
trời trên thế giới với thị phần lên đến 95% so với các công nghệ khác.
Công nghệ pin tinh thể được chia thành hai nhóm lớn:
 Công nghệ pin đơn tinh thể (sc-Si).
 Công nghệ pin đa tinh thể (mc-Si).
Công nghệ pin màng mỏng (thin-film): Hiện chiếm thị phần bán lẻ pin mặt trời toàn cầu với hiệu
suất thấp hơn công nghệ pin tinh thể silicon nhưng không nhiều. Công nghệ này được chia thành
ba họ pin lớn:
 Họ pin tinh thể vô định hình và vi tinh thể silicon (a-Si/μc-Si).
 Họ pin Cadmium-Telluride (CdTe).
 Họ Copper-Indium-Diselenide (CIS) và Copper-Indium-GalliumDiselenide (CIGS).
Hình 4.8 Phân loại các công nghệ pin quang điện mặt trời

Các công nghệ mới


1. Công nghệ PERC (Passivated Emitter Rear Cell hay Passivated Emitter Rear Contact) bổ
sung thêm một lớp vào mặt sau của pin mặt trời. Các nhà sản xuất đã dành nhiều năm tập
trung vào mặt trước của pin mặt trời và ít chú ý đến việc tận dụng các cơ hội sản xuất từ mặt
sau. Công nghệ sử dụng một tấm film lắp vào mặt sau của tế bào quang điện kết hợp với các
hóa chất trong túi nhỏ trong màng, từ đó tăng khả năng hấp thụ ánh sáng giúp giảm sự tái tổ
hợp electron, tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, tăng phản xạ nội bộ.

Hình 4. Công nghệ PERC

2. Công nghệ Perovskite (PSC)12 là một loại pin mặt trời bao gồm hợp chất có cấu trúc
perovskite, phổ biến nhất là vật liệu lai hữu cơ-chì vô cơ hoặc vật liệu dựa trên halogenua
thiếc làm lớp hoạt động hấp thụ ánh sáng. Hiệu suất của các thiết bị ở quy mô phòng thí
12
https://en.wikipedia.org/wiki/Perovskite_solar_cell
nghiệm sử dụng các vật liệu này đã tăng từ 3,8% năm 2009 lên 25,7% vào năm 2021 trong
một cấu trúc điểm nối. Do đó, Perovskite là công nghệ năng lượng mặt trời tiên tiến nhất tính
đến năm 2016.

Hình 4. Tế bào quang điện Perovskite

4.2.2.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập


Hệ thống điện mặt trời độc lập (off-grid solar system) là hệ thống dùng các tấm quang năng hấp
thụ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng, cung cấp điện cho các thiết bị sinh hoạt mà
không cần kết nối với hệ nguồn điện lưới.

Hình 4.2 Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

Nguyên lí hoạt động của hệ thống điện mặt trời độc lập: Các tấm quang năng lượng mặt trời có
nhiệm vụ hấp thụ bức xạ mặt trời và chuyển thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC này
được nạp vào hệ thống lưu trữ (pin, ắc quy) thông qua bộ điều khiển sạc. Cuối cùng thông qua bộ
chuyển đổi điện áp DC – AC (inverter). Dòng điện một chiều được chuyển đồi thành dòng điện
xoay chiều. Để cung cấp và sử dụng cho các thiết bị điện dân dụng thường ngày.
Hiện nay nguồn năng lượng điện mặt trời nói chung và hệ thống điện mặt trời độc lập nói riêng
đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Cụ thể hệ thống được ứng dụng rộng rãi ở những nơi
như sau: các hộ gia đình, các văn phòng, tòa nhà lớn, nhà xưởng, bệnh viện, trường học đến các
sân bay, nhà ga đều được lắp đặt và sử dụng điện mặt trời để thay thế điện lưới.
Hệ thống điện mặt trời độc lập có các ưu điểm như hoạt động hoàn toàn độc lập, không liên quan
đến lưới điện quốc gia, người đầu tư có thể tự chủ nguồn điện, không bị ảnh hưởng bởi lịch cắt
điện hay sự cố về lưới điện gây mất điện. Hơn nữa, do có hệ thống dự trữ nên người đầu tư có
thể dùng điện liên tục từ vài ngày đến vài tuần ngay cả khi trời mưa (tùy thuộc vào công suất dự
trữ và lượng điện năng tiêu thụ). Tuy nhiên, chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời độc lập
cao hơn so với hệ thống hòa lưới cùng công suất. Đó là vì ngoài các thiết bị như tấm quang năng,
thang máng cáp, giàn khung… hệ thống này còn đòi hỏi hệ dự trữ như ắc quy, pin lithium khiến
tổng chi phí đội lên.
4.2.2.4. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (on-grid solar system) là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện
năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia. Đây là hệ thống dùng tấm quang năng hấp thụ ánh
nắng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng, sau đó nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn
nên được gọi là hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc nối lưới.

Hình 4.3 Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Nguyên lí hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới: ban ngày khi có ánh sáng các
tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều (DC). Sau đó
bộ biến tần Inverter đóng vai trò chuyển hóa sang dòng điện xoay chiều cùng pha (AC), cùng tần
số và điện áp với điện lưới.
 Công tơ điện 3 pha 2 chiều
Công tơ điện 2 chiều 3 pha dùng để đo điện năng theo 2 chiều giao và nhận ở lưới điện xoay
chiều 3 pha 4 dây. Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng
(net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, nếu lượng điện
phát ra từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang
chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng
điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện.

Hình 4.4 Cấu tạo công tơ điện tử 3 pha VSE3T-5B

Hình 4.5 Sơ đồ đấu dây công tơ điện tử 3 pha


Khi các thiết bị điện trong nhà tiêu thụ nguồn điện năng lượng mặt trời sẽ có 3 trường hợp sau13:
 Khi nguồn điện năng lượng mặt trời sản xuất nhỏ hơn lượng điện đang sử dụng: điện lưới
quốc gia tự động bù vào cho đủ điện năng cần sử dụng.
 Khi nguồn điện năng lượng mặt trời sản xuất bằng với lượng điện đang sử dụng: lúc này
hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ ưu tiên sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời và
không tiêu thụ điện lưới quốc gia.
13
https://viettelaio.com/nguyen-ly-dien-mat-troi-hoa-luoi-lagi#:~:text=Điện%20mặt%20trời%20hòa%20lưới%20là%20hệ
%20thống%20hoạt%20động,buộc%20lưới%20hoặc%20nối%20lưới

Khi hệ thống điện mặt trời phát ra lượng điện lớn hơn lượng tải đang sử dụng, phần điện
dư sẽ được đẩy ra lưới điện quốc gia sau đó thiết bị đồng hồ công tơ 2 chiều sẽ ghi nhận
và được EVN mua lại với mức giá 8,38 UScent/kWh (đối với điện áp mái).14
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh, văn phòng, nhà
xưởng công ty v.v.., các đối tượng sử dụng nhiều điện và hàng tháng phải trả nhiều tiền điện cho
điện lực.

Hình 4.3 các khu vực lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Ưu điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
1. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới được vận hành song song với lưới điện và hoàn toàn tự
động, ít hỏng hóc, không cần thao tác kể cả bật, tắt, chuyển đổi…
2. Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình hoạt động cũng
khá thấp và hiệu quả chuyển đổi năng lượng cao.
3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập có độ bền cao nhất, có thể hoạt động bền bỉ lên
đến 25 năm.
4. Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất: Tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ, thu lời từ lượng
điện bán lại cho công ty điện lực, thời gian hoàn vốn từ 4-6 năm.
5. Giảm tải cho điện lưới quốc gia vào mùa khô và các giờ cao điểm.
Nhược điểm của hệ thống
1. Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới được thiết kế để tắt khi lưới điện gặp sự cố để
không truyền tải điện năng qua các đường dây điện, nơi công nhân có thể đang làm việc.
2. Các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không sử dụng pin lưu trữ – có nghĩa là
chúng không cung cấp nguồn điện dự phòng.
4.2.2.5. Hệ thống điện mặt trời Hybrid
Hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp (Hybrid solar system) là sự kết hợp giữa 2 giải pháp
điện mặt trời hòa lưới và độc lập.

14
https://evn.com.vn/d3/faqs/Gia-ban-dien-mat-troi-mai-nha-8097.aspx
Hình 4.4 Hệ thống điện mặt trời Hybrid

Nguyên lí hoạt động của hệ thống điện mặt trời Hybrid: hệ thống ưu tiên sử dụng nguồn điện
năng lượng mặt trời để cung cấp cho các tải, đồng thời sạc đầy cho pin lưu trữ. Nếu nguồn điện
mặt trời dư sẽ được hòa vào lưới điện, khi nguồn điện mặt trời thiếu, hệ thống sẽ bổ sung nguồn
điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện và sạc cho pin lưu trữ. Trong trường hợp mất điện, hệ
thống sử dụng điện từ pin lưu trữ để cung cấp cho các thiết bị tải, duy trì nguồn điện liên tục và
ổn định.
Nhờ tính năng duy trì nguồn điện ổn định, liên tục nên hệ thống thường được ứng dụng cho các
đơn vị, doanh nghiệp cần đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn điện chất lượng cao như: trung
tâm dữ liệu, các trạm phát sóng viễn thông, hệ thống camera giám sát, y tế, thang máy.
Ưu điểm của hệ thống mặt trời kết hợp là duy trì nguồn điện ổn định 24/7 cho các tải thiết bị và
giảm phụ thuộc vào lưới điện: do hệ thống đã lưu trữ nguồn điện mặt trời vào pin lưu trữ nên có
thể an tâm sử dụng vào ban đêm hoặc khi mất điện lưới. Các thiết bị điện quan trọng trong gia
đình hầu như vẫn hoạt động ổn định và liên tục mà không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện lưới. Tiết
kiệm chi phí tiền điện hằng tháng: hệ thống được cấu hình thêm chức năng sạc/xả theo thời gian
và nhu cầu thực tế, cho phép sạc pin lưu trữ vào giờ bình thường và phát ra sử dụng vào giờ cao
điểm để tiết kiệm chi phí tiền điện đối với khách hàng sử dụng điện 3 mức giá theo khung giờ
(cao điểm, bình thường, thấp điểm). Tuy nhiên hệ thống yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu của hệ
thống Hybrid cao hơn so với các dạng hệ thống điện mặt trời khác, inverter hybrid có nhiều chức
năng và cần cài đặt thông số chính xác nên cũng đòi hỏi đơn vị thi công, lắp đặt phải có chuyên
môn và am hiểu về kỹ thuật hệ thống.

4.2.3 Thiết kế hệ thống PV


4.2.3.1. PV áp mái
Thiết kế hệ thống tấm quang điện mặt trời cần một quy trình sắp xếp quản lý chặt chẽ các thông
số đầu vào từ đó đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp, hiệu quả tối ưu so với các yêu cầu được đặt
ra. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đơn vị tư vấn thiết kế về NLMT nhưng chủ yếu dựa vào quy
trình có sẵn trong phần mềm thiết kế. Các phần mềm thiết kế thường có giao diện tương đối
giống nhau và quy trình cũng gần giống nhau. Tuy nhiên người thiết kế thường không phân biệt
được rõ các bước quy trình, dẫn đến nếu xảy sai sót thì thường khó kiếm soát được sai sót đó
nằm ở bước nào và cách xử lý; đối với những công trình có yếu tố đặc thù như kiến trúc mái đặc
biệt, hình khối công trình đặc biệt… Vì vậy việc xây dựng một lưu đồ thiết kế mới là cần thiết.
Hệ thống pin NLMT được thiết kế theo trình tự trong lưu đồ hình 4.5 như sau:

Begin

Khảo sát mặt bằng,


khí hậu

Phương án lắp đặt

Chọn brand, công


suất panel, inverter

Tính sản lượng điện


(kWh/năm)

Sơ đồ nguyên lí
hệ thống

Tính toán chi phí


đầu tư

Chọn phương
án tốt nhất

Báo cáo dự án
Khả thi
Hình 4.5 Quy trình đánh giá dự án khả thi

Bước 1: Ước lượng công suất và lựa chọn công nghệ cho hệ thống
Việc ước lượng công suất cho hệ thống phụ thuộc vào điều kiện bức xạ tự nhiên tại khu vực dự
định lắp đặt. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm bức xạ mặt trời, không gian xung quanh,
hiện trạng công trình, khí hậu theo mùa, nhiệt độ trung bình ngày/tháng/năm, .... Đồng thời, cũng
xem xét nhu cầu tiêu thụ để ước lượng công suất hệ thống và lựa chọn công nghệ với hiệu suất
phù hợp.
Tóm lại, phần này sẽ được tóm tắt theo những ý sau:
 Input: Liên lạc với khách hàng về hệ thống NLMT, cung cấp các giải pháp,…
 Output:
 Vị trí (khu vực, tọa độ,thời tiết, môi trường);
 Khu vực lắp đặt ( diện tích, vật liệu, hướng, góc nghiêng,… của mái);
 Loại hộ tiêu thụ;
 Hóa đơn tiền điện;
 Khả năng tài chính của khách hàng;
 Kiến thức của khách hàng về hệ thống NLMT;
 Mức độ ủng hộ dự án.

End
Hình 4.6 Giờ nắng đỉnh

Bước 2: Phương án lắp đặt panel:


Dựa vào các thông tin đã thu thập được, lên kế hoạch lắp đặt panel sao cho phù hợp với nhu cầu
của khách hàng và diện tích khách hàng đang có.
Lập ra nhiều kịch bản về chi phí ứng với nhiều giải pháp công nghệ để có sự so sánh đầy đủ.
Phối hợp nhiều biến số liên quan đến chi phí năng lượng tiết kiệm được, thuế phí, trợ cấp và các
ưu đãi khác vào từng kịch bản để tính toán chính xác hơn.
 Input: Khi khách hàng chấp nhận đầu tư, yêu cầu khách hàng cho xem mặt bằng lắp đặt
 Output: Phác họa nhanh về chi tiết mặt bằng: vật liệu mái, góc nghiêng, độ cao, vật thể che
bóng,….
Bước 3: Chọn thương hiệu, công suất của tấm PV và Inverter
Lựa chọn PV module theo quy mô hệ thống:
1. Với hệ thống quy mô hộ gia đình:
Các PV module sử dụng ở quy mô hộ gia đình thường làm từ tế bào bán dẫn CdTe do giá thành
hợp lí và hiệu suất tương đối ổn định, xuất xứ chủ yếu là từ Trung Quốc. Hiện nay, giá thành xây
dựng hệ thống điện mặt trời áp mái đang có xu hướng giảm mạnh, giá của hệ thống với quy mô
hộ gia đình khoảng 13.5 triệu đồng/kWp và sẽ giảm sâu nữa trong tương lai.
2. Với hệ thống quy mô thương mại:
Tương ứng với diện tích lắp đặt, công suất hệ thống NLMT khoảng vài trăm kWp đến vài MWp.
Với quy mô hệ thống này, nên xem xét đến các loại PV panel đến từ thương hiệu G7, có thể sản
xuất tại Trung Quốc hay Đông Nam Á để tăng khả năng làm việc bền bỉ hơn.
3. Với hệ thống quy mô nhà máy điện:
Các PV panel sử dụng trong nhà máy điện NLMT cần có sự đảm bảo về mặt vật lí và hiệu suất
lâu dài, vì khi chỉ cần 1 PV panel bị suy hao công suất lớn hơn các panel khác, lập tức string đó
sẽ có công suất bằng công suất panel thấp nhất. Vì thế, nên xem xét chọn lựa các thương hiệu
của nhôm G7, sản xuất tại G7 hoặc Trung Quốc và Đông Nam Á.
Lựa chọn inverter:
Inverter có thể kết nối lại thành hệ thống inverter tập trung cho toàn bộ hệ thống PV, inverter
dạng chuỗi cho từng chuỗi riêng lẻ hoặc inverter dạng module cho từng module riêng lẻ. Các
dạng trên đều có ưu điểm và nhược điểm. Việc lựa chọn phương thức kết nối inverter phụ thuộc
vào từng ứng dụng và quy mô của hệ thống. Trong đó, inverter dạng phân tán nên được lựa chọn
cho hệ thống có các khu vực dãy phụ với các góc nghiêng khác nhau, hoặc cho hệ thống có 1
phần bị bóng râm che phủ.

Hình 4.7 Cấu trúc kết nối inverter và tấm quang điện
Hình 4.8 mô tả hệ thống PV với String inverter dạng phân tán. Trong đó, sơ đồ áp dụng cho hệ
thống với công suất từ 60 kWp, với inverter 3 pha gắn cho tối đa 4 chuỗi

Hình 4.8 Cấu trúc String inverter15 của thương hiệu Sungrow
Hình 4.9 – 4.10 mô tả sơ đồ hệ thống PV với inverter dạng tập trung, thường được chọn dùng
cho các hệ thống công suất lớn (công trình thương mại hoặc nhà máy điện PV), với inverter 3
pha gắn cho 1 chuỗi.

Hình 4.9 Cấu trúc central inverter16 của thương hiệu Sungrow

15
https://us.sungrowpower.com/upload/documentFile/DS_SG60KU-M_Datasheet_V10_EN%20.pdf.pdf
16
https://us.sungrowpower.com/upload/file/20201217/DS_SG3150U%20Datasheet_V1.2_EN.pdf
Hình 4.10 Cấu trúc central inverter17 của thương hiệu SMA
Số lượng và công suất định mức của inverter được xác định bởi công suất tổng của hệ thống PV
và sự lựa chọn dạng hệ thống inverter (tập trung hay phân tán)
Dãy PV và inverter cần được phối hợp tối ưu giá trị output lẫn nhau. Công suất định mức của
inverter có thể bằng ±20% công suất ngõ ra của dãy PV, tùy thuộc vào những điều kiện như bức
xạ khu vực, công nghệ inverter và hướng lắp đặt các PV Module.
Khuyến cáo từ nhà sản xuất, ở mức trung bình, công suất DC định mức của dãy PV lớn hơn
khoảng 5% công suất định mức AC của inverter. Tổng quát, lựa chọn công suất inverter theo
phạm vi sau:
0.8 PPV < PINV.DC < 1.2 PPV
Đây được gọi là thiết kế “Oversize”, bởi vì các tấm pin năng lượng mặt trời hiếm khi tao ra được
điện năng ở giá trị định mức. Việc chúng ta bổ sung thêm các tấm pin sẽ giúp bù vào lượng năng
lượng thất thoát, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của inverter.
Điều này giúp thu lại được những lợi ích sau:
- Giúp tối ưu công suất ngõ ra của inverter.
- Giảm chi phí đầu tư trên 1 kW điện mặt trời.
- Giảm chi phí đầu tư Inverter
- Đạt được năng lượng đầu ra cần thiết khi lắp đặt inverter trong không gian hạn chế.
- Tối đa hiệu quả điện năng vào ban ngày cho chủ sở hữu hệ thống
- Dễ dàng lựa chọn cấu hình Inverter cho giàn pin trong trường hợp cần thay thế inverter
mới.
Chọn điện áp inverter
Điện áp inverter là tổng điện áp của các module mắc nối tiếp trên 1 chuỗi. Bời vì điện áp của
module và điện áp của toàn dãy PV phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó nhiệt độ ban ngày thấp nhất và
cao nhất trong 1 năm cần được xem xét.
17
https://files.sma.de/downloads/SC2200-3000-EV-DS-en-59.pdf
Để có thể có được sự phối hợp tối ưu giữa inverter và dãy PV thì việc đưa 2 thông số nhiệt độ và
bức xạ hoạt động của hệ thống vào tính toán là hết sức quan trọng. Như vậy, vùng hoạt động của
inverter phải phù hợp với đường cong I-V của dãy PV. Vùng điểm công suất cực đại (MPP) của
inverter phải tương đồng với những điểm MPP trên đường cong I-V của dãy PV ở những nhiệt
độ khác nhay. Thêm vào đó điểm ngắt điện áp của inverter cũng cần được quan tâm.

Hình 4.9 Vùng điện áp, công suất tối đa của inverter
phụ thuộc vào nhiệt độ bức xạ

Bước 4: Phương án lắp đặt số module


Số lượng tối đa module trên một chuỗi:
Số lượng tối đa các module mắc nối tiếp trên 1 chuỗi được tính trong trường hợp một ngày nắng,
hệ thống PV bị ngắt ra khỏi lưới do lưới bị sự cố. Khi đó, PV hở mạch, và nếu là ngày có nhiệt
độ thấp nhất trong năm thì điện áp của dãy PV là lớn nhất, giá trị tối đa này cần lớn hơn hoặc
bằng điện áp DC tối đa của inverter.

Trong đó:
Cmod.max : số lượng module tối đa trên một chuỗi (module/chuỗi);
Vmax.INV : điện áp tối đa của inverter (V);
VOC(mod-t0min) : điện áp hở mạch của module tại nhiệt độ ban ngày thấp nhất trong năm (V);

Số lượng tối thiểu module trên một chuỗi:


Với cách tiếp cận 1 ngày nắng nóng nhất trong năm, nhiệt độ của PV panel có thể lên đến 70 0C,
khi đó Vmpp của chuỗi PV phải lớn hơn Vmpp của inverter. Ta có:
Vm
N min =
PP. INV

V mpp .(mod−70 C)

Trên thực tế, các giá trị điện áp của module ở các nhiệt độ khác nhau không được nhà sản xuất
cung cấp cụ thể. Ta có thể nội suy những giá trị này từ các số liệu trong STC (Standard Test
Condition) của thiết bị do nhà sản xuất cung cấp.

Số lượng tối thiểu module trên một chuỗi:


Với cách tiếp cận 1 ngày nắng nóng nhất trong năm, nhiệt độ của PV panel có thể lên đến 700C,
khi đó Vmpp của chuỗi PV phải lớn hơn Vmpp của inverter. Ta có:
Vm
N min =
PP. INV

V mpp .(mod−70 C)

Số lượng các chuỗi (số mạch song song) của dãy PV có liên quan trực tiếp đến giá trị dòng của
dãy PV và inverter. Dòng tối đa của dãy PV không được vượt quá dòng input tối đa của inverter.
Như vậy, số lượng tối đa của chuỗi:
Im
N array.max = PP .INV

I array . max

Kiểm tra các thông số của ngõ vào inverter có đáp ứng được với công suất và số lượng pin đặt ra
hay không (số MPPT đầu vào của inverter, dòng và áp tại ngõ vào của inverter). Nếu inverter
không phù hợp thì chuyển sang phương án khác.

Bước 5: Tính sản lượng điện sản xuất


 Input: vị trí địa lí, bức xạ tại khu vực, thời tiết, công suất hệ thống, …
 Output:
Công thức tính sản lượng điện:
ΣkWh / year
Specific Yield = (kWh/kWp/year)
ΣkWp
 Sử dụng các phần mềm sau đây để mô phỏng được vị trí và sản lượng điện sản xuất (PVSOL,
PVSyst, PVGIS Tool, Global Solar Atlas, Aurora Solar, …)
Bước 6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống
 Input: Loại công suất (1 pha, 3 pha), loại hệ thống (độc lập, nối lưới, nối lưới có dự trữ, …).
 Output: Vẽ sở đồ nguyên lý hệ thống trên phần mềm chuyên nghiệp.
Bước 7: Danh sách thiết bị, suất đầu tư
 Input: bản vẽ, bảng khai báo vật tư.
 Output: bốc khối lượng, báo giá thiết bị.
Bước 8: Hiệu quả kinh tế dự án
Tính toán hiệu quả kinh tế dự án là công việc hết sức quan trọng để có thể thuyết phục nhà đầu
tư ra quyết định đầu tư, nhà tài trợ vốn quyết định tài trợ vốn cho dự án. Tất cả các ý tưởng, thiết
kế, đề xuất... chỉ có thể được xem là “khả thi” khi minh chứng được hiệu quả kinh tế của chúng.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản về hiệu quả đầu tư thường được xem xét trước khi đầu tư vào một
dự án được trình bày chi tiết trong chương 7. Ở đây, tập trung vào việc phân tích quy trình đưa ra
quyết định đầu tư hệ thống pin quang điện mặt trời.
Bước 9: Quyết định đầu tư
Giả sử đi từ Bước 1 đến Bước 7 ta có “bảng chi phí đầu tư sơ bộ hệ thống quang điện mặt trời”
như sau:
Bảng 4.1 Ví dụ so sánh sánh chi phí đầu tư sơ bộ hệ thống pin quang điện mặt trời

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3


Công suất hệ thống (kWp) 9.848 11.777 7.927
Chi phí trực tiếp (USD) 16.600 18.300 14.600
Chi phí gian tiếp (USD) 11.500 10.900 13.000
Tổng chi phí lắp đặt (USD) 28.100 29.200 27.600
Suất đầu tư ($/W) 2.85 2.48 3.488
Từ đây, chọn phương án tốt nhất. Đảm bảo về cả chất lượng cũng như công suất của hệ thống.
Nếu không thỏa các yêu cầu từ bước Bước 1 đến Bước 7, quay lại Bước 3 và Bước 5.
Bước 10: Báo cáo dự án khả thi
 Input: bản vẽ, bảng báo giá, bảng tính sản lượng chi tiết.
 Output: Dự án khả thi, chờ xét duyệt
Bước 11: Duyệt dự án
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, đặc biệt là bước số 7, nếu thỏa mãn được các yêu
cầu đặt ra ban đầu thì chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định có đầu tư cho dự án hay không.
4.2.3.2 Thiết kế thi công hệ thống pin quang điện mặt trời áp mái
Hệ thống pin NLMT được thiết kế theo trình tự trong lưu đồ hình 4.6. Chi tiết các thành phần
như sau:

Begin

Khâu chuẩn bị
thi công

Lắp pat Z

Thi công thang,


máng cáp

Lắp đặt tủ điện,


inverter

Kéo dây nguồn


AC & DC

Tiếp địa panel

Lắp đặt tấm


quang điện

Kết nối dây điện, tủ


điện và biến tần,
kiểm tra nguội

Dự phòng

Hòa lưới

End
Hình 4.6 Lưu đồ thi công
Bước 1: Chuẩn bị thi công
 Khảo sát hiện trạng công trình
Cần khảo sát hiện trạng công trình để lựa chọn vị trí lắp đặt và hướng lắp đặt tối ưu để hạn chế
việc mái bị che bóng bởi bóng cây hoặc các công trình cao tầng xung quanh; hoặc không đúng
hướng nắng tối ưu.

Hình 4.7 Các vị trí lắp đặt hệ thống quang điện


tương ứng với các kiểu mái thông dụng

 Chuẩn bị vật tư, dụng cụ lắp đặt hệ thống pin quang điện
Lắp đặt hệ thống pin quang điện cũng yêu cầu đơn vị thi công chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thi công
kỹ thuật cơ bản (như búa, kéo, kiềm, súng xiết đinh vít, cưa tay, cưa điện, …) (xem hình 4.8) và
các dụng cụ kỹ thuật chuyên dụng (như ampere kìm, volt kế, dụng cụ đo thông số điện cầm tay).
Ngoài ra, cần kiểm tra đầy đủ và chi tiết các bản vẽ và hồ sơ thi công, đảm bảo các hồ sơ hướng
dẫn kỹ thuật thi công đầy đủ và chính xác.

Hình 4.8 Các thiết bị thi công cơ bản

 Kiểm tra và khảo sát điều kiện thi công


Trước khi tiến hành thi công, cần kiểm tra và khảo sát điều kiện thi công, đặc biệt là khu vực thi
công. Các vấn đề cần lưu ý bao gồm:
 Khảo sát bề mặt mái, xác định chất liệu mái, độ dốc, kích thước mái, điều kiện thực tế của
mái (còn tốt hay đã gỉ sét, vỡ, thấm, mục, …).
 Kiểm tra kích thước thực tế của khu vực lắp đặt so với bản vẽ thiết kế.
 Kiểm tra độ dày của mái, khoảng hở cho phép để thông gió và ngăn đọng nước; kiểm tra
các vị trí có liên kết giữa mái và kết cấu công trình.

 Kiểm tra điều kiện an toàn thi công


Cần kiểm tra các điều kiện an toàn thi công như thiết bị bảo hộ an toàn (quần, áo, nón bảo hộ,
găng tay bảo hộ, đai an toàn làm việc trên cao, …), thời tiết, quy trình an toàn, cấp bậc an toàn
của cá nhân và đơn vị thi công, bảo hiểm lao động, …

Hình 4.9 Kiểm tra an toàn lao động

 Làm sạch bề mặt thi công


Để đảm bảo điều kiện an toàn và thuận tiện thi công, đồng thời đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của bề
mặt thi công, cần thực hiện làm sạch bề mặt thi công (mái, sân thượng). Phương pháp làm sạch
hiệu quả nhất đối với mái nhà hiện nay là phương pháp làm sạch bằng vòi phun nước áp lực cao
(xem hình 4.10).

Hình 4.10 Phương pháp làm sạch mái công trình bằng vòi phun nước áp lực cao
Bước 2: Lắp đặt các chân đế cố định thanh ray (rail)
Tiến hành lắp đặt các chân đế cố định thay ray theo các bước:
Định vị vị trí lắp đặt chân đế thanh ray bằng viết sáp, sau đó định vị lỗ khoan, bơm keo nhựa
(hoặc silicon) để tăng khả năng kết dính cho đinh ốc, khoan lỗ và xiết chặt bulong cố định chân
đế (xem hình 4.11).

Hình 4.11. Định vị vị trí lắp đặt chân đế thanh ray bằng viết sáp (a); định vị lỗ khoan (b);
bơm keo (c); khoan lỗ và xiết bulong cố định chân đế (d)

Lắp thiết bị phụ trợ và khớp nối thanh ray vào đế.

Hình 4.12. Lắp đặt thiết bị phụ trợ (a) và khớp nối thanh ray (b) vào đế

Ngoài ra, tùy vào loại mái công trình, có thể sử dụng các kẹp móc với hình dáng khác nhau để cố
định thanh ray. Một số loại kẹp móc được sử dụng để cố định hệ thống thanh ray được trình bày
trong hình 4.13.
Hình 4.13. (a) móc dùng cho mái ngói; (b) móc dùng cho mái tole;
(c) móc dùng cho các loại mái cách nhiệt

Bước 6: Lắp đặt thanh ray (rail)


Các thanh ray được lắp đặt cố định trên các đế bằng đinh ốc theo hàng ngang.

Hình 4.14 Lắp đặt và cố định các thanh ray lên đế


Bước 7: Lắp đặt và cố định các module pin quang điện lên các thanh ray
Các module pin quang điện có thể được lắp đặt lên các thanh ray theo chiều dọc, hoặc chiều
ngang (xem hình 4.15).

Hình 4.15 Lắp đặt module pin quang điện lên thanh ray theo chiều dọc (a);
và theo chiều ngang (b)
Hình 4.16. Kẹp nối giữa (a) và kẹp đỡ góc (b)
Để cố định các module pin quang điện, sử dụng các kẹp nối giữa các module (mid-clamp)
và các kẹp nối góc (end-clamp) (xem hình 4.16).

Bước 8: Đấu nối phần điện của hệ thống


Phần điện của hệ thống bao gồm:
 Hệ thống dây dẫn điện kết nối các module và kết nối các bộ phận trong hệ thống;
 Hệ thống tiếp địa;
 Hệ thống chống sét;
 Hệ thống bảo vệ, tủ điện;
Trong phạm vi tài liệu này, không hướng dẫn chi tiết việc đấu nối phần điện của hệ thống pin
quang điện. Phương pháp đấu nối phần điện hoàn toàn giống với phương pháp lắp đặt và đấu nối
điện hạ thế thông thường.
Bước 9: Làm sạch bề mặt pin quang điện
Sau khi thi công và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống pin quang điện, cần làm sạch bề mặt pin quang
điện để đảm bảo bề mặt sạch sẽ, cho khả năng tiếp xúc bức xạ mặt trời là tốt nhất. Đồng thời,
việc làm sạch bề mặt pin quang điện là việc cần thiết để vệ sinh hệ thống khỏi bụi bám và rác
trong quá trình thi công.

Hình 4.17 Làm sạch bề mặt pin quang năng sau khi thi công lắp đặt
Bước 10: Kiểm tra chất lượng và kiểm tra thông số điện
Sau khi hoàn tất việc thi công, lắp đặt hệ thống pin quang năng cho công trình, việc kiểm tra chất
lượng và đo đạc thông số điện của hệ thống là bắt buộc trước khi nghiệm thu và hoàn công hệ
thống. Các thông số cần đo đạc bao gồm: thông số dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, hệ
số sạc, hiệu suất hệ thống,… Tuy nhiên, trong phạm vi tài liệu này không hướng dẫn chi tiết kỹ
thuật đo các thông số nêu trên.

4.2.3.3. Ví dụ tính toán


4.2.3.3.1. thiết kế hệ thống điện mặt trời on-grid/Hybrid

4.2.3.3.2. thiết kế hệ thống điện mặt trời thương mại


Giới thiệu công trình
- Công trình trường học, dịch vụ thuộc khu đô thị phụ cân khu du lịch quốc gia núi Bà
Đen, tỉnh Tây Ninh.
- Công suất MBA: 2000 kVA. Tổng tải 3 pha công trình 1550,58 kW
- Diện tích mái: 4351 m2.
- Diện tích khả dụng lắp đặt PV module: 2300 m2.
- Độ cao công trình: 19m.
- Hướng công trình: mái hình chữ nhật.
- Độ nghiêng: mái phẳng.
- Tổng số giờ nắng trong năm: 2672 giờ.
- Bản vẽ mặt bằng.
Dự kiến công suất lắp đặt
Dự án sử dụng 2 cách tính công suất lắp đặt
 Cách 1: Dựa trên diện tích khả dụng
PHT = Skd x %PVefficiency x Irradiance/1000 = 2300 x 0.21 x 1000/1000 = 483 kWp
 Cách 2: Dựa trên công suất tải công trình
PHT = 0,7 x Pđm = 0,7 x 1550,58 = 1085 kWp
Từ 2 phép tính trên cho thấy, có khả năng lắp PV trên toàn bộ diện tích mái khả dụng của công
trình mà không bị dư công suất, vậy nên ta chọn công suất dự kiến của hệ thống là 483 kWp.
Phương án lắp đặt
Kiểm tra bóng đổ từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều trên phần mềm Sketchup để xác định giới hạn vị
trí đặt PV. Kết quả phương án lắp đặt như sau:
- Tấm PV đặt theo hướng Đông – Nam của mái vì các lý do sau:
 Nếu đặt theo hướng chính Nam để thu được nhiều bức xạ nhất sẽ không dọc theo hình
chữ nhật của mái => Thiết kế hệ cơ khí khó khăn, mất thẩm mỹ công trình.
 Nếu đặt theo các hướng Tây – Nam, Đông – Bắc, Tây – Bắc sẽ không thu được nhiều bức
xạ, vì Việt Nam nằm ở phía trên đường Xích Đạo.
- Tấm PV đặt ở chiều cao 1,8m so với mặt sàn mái để chừa đủ chiều cao cho người đi lại trên
mái, lại không quá cao để dễ dàng vệ sinh tấm PV.
- Tấm PV nghiêng 5° so với mặt phẳng ngang, mỗi 2 hàng PV cách nhau 1,8m vì lý do chung
là sự đổ bóng khi sáng sớm.
 Đặt gần hơn hoặc nghiêng nhiều hơn đồng nghĩa với việc chịu bóng nhiều hơn, dẫn tới
mất mát công suất và dễ hư hại cho tấm PV.
 Bên cạnh đó, vị trí của công trình nằm gần đường Xích Đạo hơn đa số các nơi khác tại
Việt Nam, nên góc nghiêng 5° là vừa đủ thích hợp để hứng ánh sáng Mặt Trời.
Vị trí đặt tủ gom dây, inverter, tủ MDB
Lựa chọn thiết bị
Tấm quang điện
Hiện nay thị trường PV module đang có dấu hiệu bão hòa, vì thế để lựa chọn tấm panel có
thương hiệu, hiệu suất cao và giá thành tốt không phải là khó khăn. Tuy nhiên để có cái nhìn cụ
thể, bảng 4.10 ở dưới sẽ so sánh 3 loại PV từ 3 hãng PV thuộc hàng đầu thế giới hiện nay.

Bảng 4.10 So sánh tính kinh tế kỹ thuật của 3 hãng PV hàng đầu

Thương hiệu SunPower Jinko Solar Longi Solar


Tên sản phẩm SPR-MAX3-400 JKM585M-7RL4-V LR4-72HPH-460M
Giá (đ/w) 22.564,22 4.840,50 5.301,50
Xuất xứ Mỹ Trung Quốc Trung Quốc
Công suất (W) 400 585 460
Hiệu suất (%) 22,6 21,4 21,2
Loại PV Mono Mono Mono
Công nghệ IBC Half-cut Half-cut
Điện áp hoạt động
65,8 44,22 41,9
(Vmpp) (V)
Dòng diện hoạt động
6,08 13,23 10,98
(Impp) (A)
Điện áp hở mạch
75,6 53,42 49,7
(Voc) (V)
Dòng điện ngắn
6,58 13,91 11,73
mạch (Isc) (A)
Kích thước (mm) 1690 x 1046 2411 x 1134 2094 x 1038
Hệ số nhiệt (%/°C) -0,29 -0,35 -0,35

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy hiệu suất tấm quang điện và hệ số nhiệt của hãng PV ở Mỹ là
tốt hơn so với các hãng Trung Quốc. Tuy nhiên vì khả năng sản xuất đại trà và tính đáp ứng nhu
cầu không bằng nên giá thành cao hơn đáng kể so với các hãng PV đang được so sánh khác.
So sánh giữa 2 hãng Jinko Solar và Longi Solar, tấm PV của Jinko Solar có hiệu suất cao hơn,
mặc dù giá thấp hơn Longi Solar. Vậy nên chọn tấm PV JKM585M-7RL4-V cho hệ thống này.
Tuy nhiên, sự so sánh trên chỉ mang tính chủ quan của bài viết, so sánh ở thời điểm công nghệ và
giá thành ở hiện tại. Sự so sánh và lựa chọn trên chắc chắn sẽ không còn phù hợp ở thời điểm
tương lai, khi mà có sự xuất hiện các công nghệ mới với giá thành mới.
Bộ chuyển đổi DC/AC
Bảng 4.11 So sánh tính kinh tế kỹ thuật của 3 hãng Inverter hàng đầu
SMA Sungrow Huawei
Thương hiệu
SHP-100 SG110cx SUN2000
Giá (đ/w) 1564 949,54 1280
Xuất xứ Đức Trung Quốc Trung Quốc
Công suất DC
150 160 150
(kW)
Dải điện áp
590-1000 550-580 200-1000
MPPT
Điểm công suất
590 600 600
cực đại (V)
Dòng điện ngõ ra
180 26x9 176,4
AC max
Số MPPT 1 9 10
Công suất AC
100 110 100
(kW)
Điện áp AC/tần
400/50 400/50 400/50
số (V/Hz)
Hiệu suất (%) 98,8 98,7 98,6
SMA Data Wifi for Sungrow
Giám sát Wifi for Huawei Inverter
Manager Inverter
Kích thước (mm) 770x830x444 1051x660x362.5 1035x700x365

Dựa trên công suất dự kiến là 483 kWp, chọn 4 inverter SMA 100kW
Tính toán số lượng module
Số PV tối đa trong 1 chuỗi:
V max . INV 1000
Nmax.mod ≤ = =18,58 = 18 module/chuỗi
V OC .mod 53,82
Số PV tối thiểu trong 1 chuỗi:
V min. INV 590
Nmin.mod ≥ = =13,34 = 14 module/chuỗi
V MPP . mod 44,22
Số chuỗi tối đa mắc song song:
I max . INV 180
Nmax.array ≤ = =12,94 = 12 chuỗi
I max .array 13,91
Số PV tối đa trong một chuỗi khi so với công suất dự kiến:
PHT 483
Nmax.mod* = = = 17,02 = 17 module/chuỗi
P MPP . mod x N max . array x N INV 0,585 x 12 x 4
Vì Nmax.mod > Nmax.mod* > Nmin.mod, số PV một chuỗi sẽ là Nmax.mod* = 17.
Số PV cụ thể của hệ thống: 17 x 12 x 4 = 816 tấm.
Sau khi kiểm tra lại đổ bóng trên phần mềm Sketchup, hệ thống phải lược bỏ 17 tấm PV vì lý do
đổ bóng, số PV chính xác là 799 tấm. Kết quả cấu hình hệ thống như sau:
Hệ thống điện Mặt Trời mái nhà Thương Mại Dịch Vụ sử dụng 799 tấm PV 585Wp với 4
inverter 100kW, trong đó:
 Inverter (1-3): 12 string x 17 PV Module.
 Inverter (4): 11 string x 17 PV Module.
 Tổng diện tích lắp đặt: 2,411 x 1,134 x 799 = 2184,5251 m2.
 Tổng công suất lắp đặt: 0,585 x 799 = 467,415 kWp.
Tính toán sản lượng điện năng
Áp dụng công thức tính sản lượng điện năng sau:
E = A x r x HT x PR

Trong đó:
E: sản lượng điện năng (kWh);
A: tổng diện tích phủ của tấm pin (2184,5251 m2);
r: hiệu suất tấm PV (21,4%);
HT: bức xạ Mặt Trời trung bình trên mỗi m2 (2162,73 kWh/m2/năm18);
PR: tỉ lệ hiệu suất, bao gồm các yếu tố như hệ số chuyển đổi DC/AC, gió, mây,
bụi, tổn thất công suất do nhiệt (chọn trung bình là 0,75).
Sản lượng điện E = 2184,5251 x 21,4% x 2162,73 x 0,75 = 758,29 MWh/năm.
Sơ đồ nguyên lí hệ thống
Thực hiện tính toán chọn các thiết bị phù hợp như sau:
Bảng 4.12 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống
Thiết bị Thương hiệu Type
DC combiner box SMA CBL-DC-CMB1-10
Cầu chì DC ABB E9F15 PV
Hệ thống DC DC switch ABB OTDC200E11
Cáp DC (nối từ chuỗi panel về DC combiner box) CADIVI H1Z2Z2-K-4-1,5 KV DC
Cáp DC (nối từ chuỗi panel về inverter) CADIVI H1Z2Z2-K-70-1,5 KV DC
MCCB 3P cho inverter Mitsubishi NF250-SV 3P 160A 36kA
MCCB 3P đầu ra tủ MDB Mitsubishi NF630-SW 3P 630A 50kA
Hệ thống AC cáp AC nối giữa inverter về tủ MDB CADIVI CV-70 – 0,6/1kV
cáp AC nối giữa tủ MDB mái và tủ điện tổng tầng CV-185 – 0,6/1kV
CADIVI
hầm

18
Tham khảo phụ lục 1, trang 85.
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý chi tiết của hệ thống
Phân tích tài chính
Tổng mức đầu tư dự án
Thuế
TT Khoản mục chi phí Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế
VAT
1 Chi phí xây dựng 707 71 777
2 Chi phí thiết bị 5,866.00 587 6,453
- Tấm pin Jinko 3,824.30 382 4,207
- Inverter SMA 634.74 63 698
- Thiết bị đóng cắt; Dây DC,
AC; SPD; Bù cosphi; Hệ cơ 1,005.33 101 1,106
khí
- Chi phí lắp đặt, tư vấn vận
401.62 40 442
hành,..
3 Trạm biến áp - - -
Chi phí tư vấn thiết kế kỹ
4 thuật (móng, kết cấu thép, 13 3 15
mái,…) cho Dự án
Chi phí tư vấn, thiết kế lắp
5 18 2 20
đặt, kết nối
6 Chi phí bảo hiểm 5 1 6
7 Chi phí dự phòng 38.35 4 42
Lãi vay trong thời gian xây
8 93 - 93
dựng
Tổng vốn đầu tư (chưa tính
6,647 666 7,313
lãi vay)
Tổng đầu tư (đã bao gồm lãi
6,741 666 7,407
vay )
Đơn giá đầu tư 15.86
ĐVT: 1,000,000 đồng

Tính giá điện bình quân


Dựa trên sản lượng điện trung bình của các giờ trong năm đầu tiên được tính bởi phần
mềm PVsyst và biểu giá bán lẻ điện của điện lực, tính ra được giá điện bình quân trong năm.
Bảng 4.14 Sản lượng điện trung bình của các giờ trong năm
Giờ có nắng 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h
Sản lượng
30 83 171 251 295 317 311 279 218 141 63 4
điện (kWh)

Theo thông tư 16/2014/TT-BCT19, khung giờ sử dụng điện từ ĐMT tiết kiệm cho điện lưới như
bảng 4.15

Bảng 4.15 Khung giờ sử dụng điện


Khung giờ Loại giờ Số giờ Điện lượng Giá mua điện
6h - 9h30 Giờ bình thường 3,5 409,5 2666
9h30 - 11h30 Giờ cao điểm 2 579 4587
11h30 - 17h Giờ bình thường 5,5 1170,5 2666
17h - 18h Giờ cao điểm 1 4 4587

Mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 7:


 Điện lượng giờ bình thường: 1580kWh;
 Điện lượng giờ cao điểm: 583kWh;
 Tổng tiền điện: 6886501 đồng.
Chủ nhật (không có giờ cao điểm):
 Điện lượng: 2163kWh;
 Tổng tiền điện: 5766558 đồng.
 Giá mua điện trung bình trong năm = giá mua điện trung bình trong một tuần (xem như một
năm có 52 tuần)

19
Bộ Công Thương (2014), “Quy định thực hiện giá bán điện”, Thông tư 16/2014/TT-BCT, Bộ Công Thương, Hà Nội,
Việt Nam.
6 ×6886501+5766558
= = 3109,8 đồng/kWh
6 × ( 1580+583 )+ 2163
Kết quả dự án
Bảng 4.16 Tổng kết dự án
Thông số Đơn vị Giá trị
Công suất hệ thống kWp 467
Diện tích lắp đặt m2 2,184.53
Vị trí lắp đặt hệ thống Ninh Thạnh, Tây Ninh
Số giờ nắng trung bình năm giờ 2,672
Suất đầu tư VNĐ/kWp 15,986,320.31
Tỷ lệ suy hao bình quân hằng năm %/năm 0.55
Thời hạn dự án năm 20
Thời hạn khấu hao năm 10
Giá mua điện mặt trời EVN VNĐ/kWh 1,362
Giá điện lưới trung bình (VAT) VNĐ/kWh 3,421
Hệ số hiệu chỉnh giá điện hằng năm % 2.0
Chi phí thay thế inverter VNĐ/Watt 1,495.11
Tuổi thọ Inverter năm 10
Thuế TNDN % 20
Thuế VAT % 10
Hiệu suất chuyển đổi DC-AC % 98.6
Lãi suất gửi ngân hàng % 6.0
Lãi suất vay ngân hàng % 11.0
Chi phí bảo trì %/năm 1.5
Kết quả (TIPV) Đơn vị Giá trị
NPV VNĐ 20,610,777,685.68
IRR % 31.5
Thời gian hoàn vốn chưa chiết khấu năm 3.3
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu năm 3.7
Kết quả (EPV) Đơn vị Giá trị
NPV VNĐ 13,692,158,373.39
IRR % 50.3
Thời gian hoàn vốn chưa chiết khấu năm 2.9
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu năm 3.4
4.2.3.3.3. thiết kế Solar farm
Tổng quan
Trang trại năng lượng mặt trời là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một tập hợp các
tấm quang điện. Số lượng tấm quang điện được lắp đặt hoặc diện tích đất được sử dụng đủ điều
kiện để một dự án trở thành trang trại năng lượng mặt trời tùy thuộc công suất từng nhà máy ,
công suất tối thiểu một megawatt được coi là tiêu chuẩn chung cho một trang trại NLMT với
diện tích tối thiểu 1hecta/1MWp.
Địa điểm lắp đặt trang trại mặt trời phải đáp ứng các yêu cầu chiếu sáng, bức xạ, địa chất, …
phải gần khu vực có nhu cầu về điện và có phương tiện phân phối điện.

Hình 4.12 Hệ thống 4 megawatt cung cấp điện cho gần 500 cư dân của Vineland, New Jersey
Hình 4.13
Bước 1: Đánh giá tiềm năng dự án trang trại NLMT
Chọn một địa điểm phù hợp là một trong những điểm quan trọng trong việc phát triển một dự án
điện mặt trời khả thi. Quá trình lựa chọn địa điểm phải xem xét các hạn chế và tác động của địa
điểm đối với chi phí điện năng được tạo ra. Các hạn chế chính cần được đánh giá bao gồm:
 Nguồn NLMT
 Diện tích lắp đặt khả thi
 Khí hậu địa phương
 Địa hình
 Ảnh hưởng đến môi trường và xã hội
 Khả năng tiếp cận của các hộ tiêu thụ
 Khả năng kết nối lưới điện
Bước 2: Xem xét các cơ chế, chính sách quy định liên quan
Mọi dự án cần phải xem xét đến các cơ chế, chính sách và quy định liên quan đến đầu tư dự án
điện mặt trời. Các cơ chế này thông thường bao gồm: chính sách trợ giá, biểu giá điện quy định,
cơ chế đấu nối lưới điện, chính sách thuế, chính sách giảm giá, cơ chế hỗ trợ đo đếm, cơ chế bồi
hoàn dự án, ... Về phân cấp quản lý và điều hành thì các cơ chế, chính sách trên có thể được nhà
nước ban hành, hoặc do địa phương ban hành đặc thù và triển khai.
Bước 3: Xem xét mặt kỹ thuật của dự án
Thiết kế một trang trại điện mặt trời quy mô là một quá trình liên quan đòi hỏi kiến thức kỹ thuật
và kinh nghiệm đáng kể. Có nhiều thỏa hiệp cần được thực hiện để đạt được sự cân bằng tối ưu
giữa hiệu suất và chi phí. Phần này nêu bật một số vấn đề chính cần được xem xét khi thiết kế
trang trại điện mặt trời.
Bố cục chung của nhà máy và khoảng cách được chọn giữa các hàng cấu trúc lắp đặt sẽ được
chọn theo các điều kiện địa điểm cụ thể. Khu vực để phát triển nhà máy có thể bị hạn chế bởi
không gian và có thể có các đặc điểm địa chất hoặc địa hình không thuận lợi. Mục đích của thiết
kế bố trí là giảm thiểu chi phí trong khi đạt được doanh thu tối đa có thể từ nhà máy.
 Thiết kế khoảng cách giữa các hàng để giảm bóng râm giữa các hàng và tổn thất bóng
râm liên quan.
 Thiết kế bố trí để giảm khối lượng cáp và tổn thất điện liên quan.
 Tạo các tuyến đường tiếp cận và đủ không gian giữa các hàng cho phép di chuyển nhằm
mục đích bảo trì.
 Chọn góc nghiêng và cấu hình mô-đun giúp tối ưu hóa sản lượng năng lượng hàng năm
theo vĩ độ của địa điểm.
 Định hướng các tấm quang điện để mang lại doanh thu hàng năm tối đa từ sản xuất điện.

Hình 4.14 sơ đồ bố trí các tấm quang điện

Bước 3: Xác định kích thước hệ thống, các yếu tố thiết kế, thông số kĩ thuật thiết bị
Phần này thảo luận về các công nghệ mô-đun, hệ thống lắp đặt, biến tần và phương pháp định
lượng hiệu suất của nhà máy, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các công nghệ được sử dụng
trong các dự án điện mặt trời.
Hình 4.15 Tổng quan về nhà máy điện mặt trời nối lưới quy mô megawatt

Máy biến áp: Máy biến áp phân phối và máy biến áp lưới là hai loại chính được tìm thấy ở nhà
máy điện mặt trời. Máy biến áp phân phối được sử dụng để tăng điện áp đầu ra biến tần cho hệ
thống của nhà máy, thường ở điện áp phân phối Nếu nhà máy được kết nối với mạng lưới phân
phối, thì điện năng có thể được xuất trực tiếp vào lưới điện. Nếu nhà máy được kết nối với lưới
truyền tải, máy biến áp lưới được sử dụng để tăng điện áp hơn nữa.
Kết cấu lắp đặt: Góc nghiêng, định hướng và khoảng cách hàng thường được tối ưu hóa cho từng
nhà máy điện PV tùy theo vị trí. Điều này giúp tối đa hóa tổng lượng bức xạ hàng năm và tổng
sản lượng năng lượng hàng năm
Tùy thuộc vào vĩ độ, góc nghiêng tối ưu có thể thay đổi trong khoảng từ 10º đến 45º. Các mô-
đun phải hướng về phía nam đối với bán cầu bắc và hướng bắc đối với bán cầu nam. Có một số
phần mềm có sẵn (chẳng hạn như PVsyst và PVSOL) có thể được sử dụng để tối ưu hóa góc
nghiêng và hướng theo các chi tiết cụ thể của vị trí địa điểm (kinh độ, vĩ độ) và nguồn năng
lượng mặt trời.
Bước 5: Phân tích các chỉ tiêu tài chính, xác định hiệu quả đầu tư tài chính
Các phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư tài chính của một dự án tổng quát và cụ thể được
trình bày trong chương 7.
Bước 6: Phê duyệt
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, đặc biệt là bước số 5, nếu thỏa mãn được các yêu
cầu đặt ra ban đầu thì chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định có đầu tư cho dự án hay không.

1.2.3.4 Thiết kế kỹ thuật trang trại điện mặt trời


Thiết kế điện của mỗi nhà máy nên được xem xét trên cơ sở từng trường hợp, vì mỗi địa điểm
đặt ra những thách thức và hạn chế riêng. Mặc dù các hướng dẫn chung và phương pháp hay nhất
có thể được xây dựng, nhưng không có giải pháp “một kích thước phù hợp với tất cả”. Cần tuân
thủ các tiêu chuẩn quốc tế và mã điện của quốc gia cụ thể để đảm bảo rằng việc lắp đặt được an
toàn và tuân thủ.
Bước 1: thiết kế hệ thống DC
Hệ thống DC bao gồm các thành phần sau:
 Mảng các tấm quang điện.
 Cáp DC (mô-đun, chuỗi và cáp chính).
 Đầu nối DC (phích cắm và ổ cắm).
 Hộp nối/hộp nối.
 Ngắt kết nối/chuyển mạch.
 Các thiết bị bảo vệ.
 Nối đất.
Công suất lớn-20 MWP, diện tích tối thiểu 1hecta/1MWp
Nguồn lên lưới 110 kV
Tại sao làm farm- bigger cheaper/ giá thành trên 1kWp rẻ
Chất lượng điện năng, độ ổn định
Chỉ định size làm điện, tránh tập trung
Thiết kế farm so vs rooftop, hệ nâng đỡ - cố định – xoay
Kết nối scada với trung tâm điều độ, có trạm khí tượng dự báo cs phát
Vệ sinh farm (cỏ, nước)
Lợi ích của trang trại năng lượng mặt trời:
1. Một trang trại năng lượng mặt trời có thể bắt đầu với một đơn vị phát điện nhỏ như 1 KW
và mở rộng bằng cách lắp nhiều tấm quang điện hơn. Đối với các công nghệ năng lượng
thông thường, việc mở rộng nhà máy điện sẽ dẫn đến việc thiết lập cơ sở hạ tầng mới để
mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nhiều nhiên liệu hơn.
2. Tuổi thọ lâu dài của một trang trại năng lượng mặt trời dựa vào tuổi thọ hoạt động của
các tấm quang điện (ít nhất 25 năm) và không có chi phí định kỳ mang lại lợi ích kinh tế
to lớn. Trong kịch bản hiện tại, khi chi phí điện mặt trời cao hơn điện lưới, các trang trại
năng lượng mặt trời vẫn có thể là lựa chọn thông minh vì chi phí trọn đời của năng lượng
mặt trời thấp hơn chi phí điện lưới ngày càng tăng.
3. Trang trại năng lượng mặt trời thậm chí còn có lợi hơn ở những địa điểm không nối lưới.
Chi phí, công sức và thời gian cần thiết để kéo dài đường dây lưới điện từ các nhà máy
điện đến các khu vực xa lưới điện để cung cấp điện lưới là không khả thi.
4. Giải pháp phát điện không nối lưới hiện nay là máy phát điện diesel, vốn có chi phí định
kỳ, vận hành không hiệu quả và tuổi thọ giới hạn 10-12 năm. Các trang trại năng lượng
mặt trời thậm chí còn thu hồi vốn nhanh hơn so với các máy phát điện chạy dầu diesel và
tuổi thọ hoạt động lâu hơn.
Giới hạn của trang trại năng lượng mặt trời:
1. Mặc dù các trang trại năng lượng mặt trời dường như là một khoản đầu tư thông minh
hơn về mặt kinh tế ngày nay, nhưng công nghệ này có một số hạn chế. Cơ sở hạ tầng lưới
điện đô thị hiện tại ở nhiều quốc gia không có khả năng đáp ứng điện được tạo ra từ các
trang trại năng lượng mặt trời.
2. Các trang trại năng lượng mặt trời đã được triển khai ở nhiều khu vực không nối lưới
trong quá khứ. Tỷ lệ thành công của họ khá thấp do sự thay đổi khoảng cách giữa nhu
cầu năng lượng và nguồn cung cấp năng lượng mặt trời sau một thời gian ngắn. Sở dĩ có
những sự cố như vậy là do người tiêu thụ có xu hướng mua nhiều thiết bị điện hơn dẫn
đến tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Do nguồn điện được sản xuất từ các trang trại năng
lượng mặt trời là có hạn, nếu không đáp ứng được nhu cầu năng lượng sẽ dẫn đến mất
điện dẫn đến khách hàng không hài lòng. Do đó, mức tiêu thụ điện trong tương lai cần
được đánh giá trước khi thiết lập một trang trại năng lượng mặt trời.

You might also like