You are on page 1of 299

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn

KIẾN TRÚC VÀ MÔI TRƯỜNG 1

TS.KTS. Đỗ Thị Kim Thành


Trưởng Bộ môn Sinh thái và Quy hoạch Môi trường Đô thị
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3. Truyền nhiệt dao động
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3. Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 1. KHÍ HẬU NGOÀI NHÀ VÀ VI KHÍ
HẬU TRONG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU NGOÀI NHÀ

Các yếu tố khí hậu liên quan đến


công trình kiến trúc:

+ Mặt trời và Bức xạ mặt trời

+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí

+ Gió

+ Mưa
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI

4 VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT CỦA TRÁI ĐẤT SO VỚI MẶT TRỜI

δ = 23o27’

δ =-23o27’

Xuân phân : 21/03 δ : Góc nghiêng giữa mặt


phẳng xích đạo trái đất và
Hạ chí : 22/06
mặt hoàng đạo (mặt phẳng δ = 0o
Thu phân : 23/09 trái đất quay xung quanh
Đông chí : 22/12 mặt trời)

δ = 0o
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

TÍNH VỊ TRÍ MẶT TRỜI.


 GÓC CAO ĐỘ : ho : hợp bởi tia nắng và
hình chiếu của nó trên mặt phẳng
ngang.
 GÓC PHƯƠNG VỊ : Ao : hợp bởi hình
chiếu tia nắng trên mặt phẳng ngang
qua điểm quan sát O với hướng Nam
của điểm quan sát.
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

CÁCH XÁC ĐỊNH GÓC CAO ĐỘ VÀ


GÓC PHƯƠNG VỊ BẰNG CÔNG THỨC

sin ho = sin φ . cos δ + cos φ . cos δ . cos z

sin ho . sin φ - sin δ


cos Ao = ----------------------------
cos ho . cos φ

φ : Vĩ độ địa lý nơi quan sát


δ : Góc nghiêng giữa mặt phẳng xích đạo
trái đất và mặt hoàng đạo (mặt phẳng trái đất
quay xung quanh mặt trời)
z : Góc giờ. Lúc 12h trưa z = 0, cứ trước hay
sau đó 1 giờ lấy z = 150
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

CÁCH XÁC ĐỊNH GÓC CAO ĐỘ VÀ


GÓC PHƯƠNG VỊ BẰNG BIỂU ĐỒ

Vòng tròn đồng tâm chỉ góc cao độ (ho)

Tia xuyên tâm chỉ góc phương vị (Ao)

Biểu đồ quỹ đạo chuyển động biểu kiến


của mặt trời tại Hà Nội, vĩ độ V =21oB.
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

A0
Xác định góc cao độ h0 và góc
phương vị A0 của mặt trời, tại
một công trình kiến trúc ở Hà 10h, Ngày hạ chí
Nội, vĩ độ 21oB, vào lúc 10h
sáng, ngày Hạ chí 23/06.

Xác định được:


h0
h0 = 600, A0 =1000

Biểu đồ quỹ đạo chuyển động biểu kiến


của mặt trời tại Hà Nội, vĩ độ V =21oB.
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

TÍNH BỨC XẠ MẶT TRỜI.

 Cường độ BXMT tác dụng lên bề


mặt công trình kiến trúc bao gồm:

 Trực xạ,S, kCal/m2h : do tia nắng


trực tiếp chiếu tới.

 Tán xạ, D, kCal/m2h : do bầu trời


khuyếch tán tới
>>> Tổng xạ:

J = S + D (kCal/m2h)
1.1. MẶT TRỜI VÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI (Cont)

 Tính các thành phần S và D phải dựa vào:


S┴ : Trực xạ chiếu lên mặt phẳng vuông góc với tia nắng
mặt trời.
Dng : Tán xạ trên mặt ngang.

TÍNH TRỰC XẠ S:
Trực xạ trên mặt ngang (mái bằng):
Sng = S┴ . sin ho
Trực xạ trên mặt đứng hướng a: Sơ đồ xác định trực xạ
Sđ = S┴ . cos ho . cos (Ao - a)
Trực xạ trên mặt nghiêng αo hướng a:
Sα = Sng . cos α + Sđ . sin α

TÍNH TÁN XẠ D:
Trên mặt đứng: Dđ = 1/2 Dng
Trên mặt nghiêng α: Dα = Dng.(1+cosα)/2
α >= 45o → D ≈ Dđ
α < 45o → D ≈ Dng Sơ đồ xác định trực xạ chiếu
lên mặt ghiêng
Trong khi tính toán theo công thức cần chú ý rằng khi (AO- a) > 90O,thi giá trị cos (AO- a) sẽ âm,
do đó thành phần trực xạ lúc này sẽ mang giá trị âm, Trong trưường hợp này phải coi trực xạ
bằng 0 vi tia nắng mặt trời không chiếu vào mặt tường mà chiếu vào phía sau.
1.2. KHÔNG KHÍ ẨM

KHÔNG KHÍ ẨM
Không khí ẩm = Không khí khô + hơi nước

CÁC THÔNG SỐ CỦA KHÔNG KHÍ ẨM


a) Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước chứa trong 1 đơn vị không khí ẩm.
Biểu thị bằng 3 đại lượng :
- Lượng ẩm f (g/m3) : là lượng hơi nước thực tế chứa trong 1 m3 không khí ẩm.
- Dung ẩm d (g/kg kkk) : Là lượng hơi nước thực tế chứa trong một khối không khí ẩm có 1 kg
khối không khí khô
- Áp suất riêng hơi nước e (mmHg) : là áp suất riêng của phần hơi nước trong không khí ẩm.
b) Độ ẩm tuyệt đối bão hòa: F,D, E là lượng hơi nước tối đa có thể chứa được trong 1 đơn
vị không khí ẩm ở áp suất và nhiệt độ nhất định.
E ≈ to , t ↑ =>> E ↑
c) Độ ẩm tương đối:
φ = d / D x 100% (%) = f / F x 100% (%) = e / E x 100% (%)
d) Nhiệt độ điểm sương , tS : là nhiệt độ tại đó trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa.
- Cách xác định: xem biểu đồ, tra bảng
e) Nhiệt dung của không khí ẩm, H, (Kcal/kg.kkk) là nhiệt lượng chứa trong khối không khí
ẩm có 1 kg không khí khô. <1 kcal/kg.kkk = 4,1868 kJ/kg.kkk>
- Cách xác định: xem biểu đồ
1.1.2. KHÔNG KHÍ ẨM (Cont)

f) Biểu đồ không khí ẩm (hay


còn gọi là Biểu đồ nhiệt ẩm
(t-d) ): Xác định các trạng thái
của không khí tại một thời
điểm (tK, tư , d, φ, tS ,H) khi
biết trước 2 trong 6 giá trị đó.

 Nhiệt độ khô (tk ,oC)

Dung ẩm, d
 Dung ẩm (d, g/kg kkk)
 Đường độ ẩm bão hòa
(Đường độ ẩm tương đối
φ=100%).
 Đường độ ẩm tương đối
(φ, %)
 Nhiệt độ ướt. (tư , oC)
 Nhiệt dung của không khí
ẩm Enthapy (H, kJ/kg kkk
hoặc kcal/kg kkk )
Nhiệt độ khô, tk
H = 58kJ/kg
φ = 60%

d = 12.5, e=2
ts = 17,50

tu = 200

V = 0,865
m3/kg.k.k.k

tk = 25,50
1.3. GIÓ

ĐỊNH NGHĨA:
Là sự vận động của không khí từ nơi áp
suất cao đến nơi áp suất thấp hoặc từ
nơi nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ
cao.

PHÂN LOẠI GIÓ :


 Gió mùa:
- Mùa đông: Thổi từ:
- Bắc bán cầu xuống.
- Lục địa ra biển.
- Mùa hè: Thổi từ:
- Nam bán cầu lên.
- Biển vào lục địa.
1.3. GIÓ (Cont)

PHÂN LOẠI GIÓ

 Gió địa phương : do ảnh hưởng


của địa hình.

• Gió núi và thung lũng :

- Ngày: gió thổi từ thung lũng


lên đỉnh núi
- Đêm: Gió thổi từ đỉnh núi
xuống.

• Gió miền duyên hải:

- Ngày: Gió thổi từ biển vào đất


liền
- Đêm: Gió thổi từ đất liền ra
biển

• Gió phơn nóng khô.


1.3. GIÓ (Cont)

ĐẠI LƯỢNG BIỂU THỊ GIÓ


- Vận tốc: v, m/s.
- Tần suất, %: số lần xuất hiện gió trên mỗi hướng so với tổng
số lần đo.
Quy luật gió mỗi địa phương được đo đạc, thống kê biểu thị
bằng hoa gió.
2 loại hoa gió: Hoa gió biểu thị đơn tần suất và Hoa gió biểu thị
cả tần suất và vận tốc.
1.4. MƯA

ĐỊNH NGHĨA:
Là lượng hơi nước ngưng kết dưới
trạng thái lỏng hoặc rắn rơi xuống mặt
đất.

ĐƠN VỊ: mm/năm, tháng, mùa, ngày,


trận, 15 phút, ...
Đánh giá bằng chiều dày lớp nước (mm)
tạo trên mặt phẳng mưa rơi
2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG

1.2.1. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

1.2.2. Phân vùng khí hậu xây dựng


3. VI KHÍ HẬU VÀ CON NGƯỜI

Cảm giác nhiệt (Cj) của con người


phụ thuộc vào 4 yếu tố khí hậu và 1
yêu tố sinh lý.

 4 yếu tố khí hậu gồm:


- Nhiệt độ không khí (tK )
- Độ ẩm không khí (φ %)
- Tốc độ gió (v)
- Nhiệt độ bức xạ trung bình của các
bề mặt công trình (tR,oC)

 1 yếu tố sinh lý: Sự sản nhiệt của cơ thể (M, Kcal/h)

Cj = f (tK , φ, V, tR , M)
3.1. SỰ SẢN NHIỆT CỦA CƠ THỂ

- Con người khi lao động


=> sản nhiệt M, kCal/h

- Sự sản nhiệt của cơ thể phụ thuộc:


- Tính chất lao động
- Đặc điểm sinh lý cơ thể
- Lứa tuổi

- Các dạng trao đổi nhiệt: đối lưu,


bức xạ, dẫn nhiệt, toát mồ hôi…

- Lượng nhiệt trao đổi phụ thuộc


vào: quần áo mặc, tư thế con
người và điều kiện vi khí hậu.

(Với trẻ em nhân hệ số 0,8)


3.2. ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ VI KHÍ HẬU CÔNG TRÌNH

NHIỆT HIỆU QUẢ TƯƠNG ĐƯƠNG t hq:


Định nghĩa: t hq là nhiệt độ không khí trong điều kiện φ = 100%, V = 0 m/s mà nó
khiến con người có cảm giác nóng lạnh tương đương các môi trường khí hậu có t,
φ, V khác nhau trong điều kiện nhiệt độ bức xạ trung bình của các bề mặt phòng
bằng nhiệt độ không khí (tR = tK), lao động bình thường
3.2. ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ VI KHÍ HẬU CÔNG TRÌNH (Cont)

BIỂU ĐỒ NHIỆT HIỆU QUẢ TƯƠNG thq =26 0C


ĐƯƠNG t hq:
Xác định công thức:
t hq  0,5.(t K  t¦ ) 1,94. v
300 V = 0,5m/s
Mùa đông: thq = 15,7 – 23,5 (oC)
Mùa hè: thq = 17,5 – 26,7 (oC) 240

Theo TCXDVN 306: 2004


- Dễ chịu nhất vào mùa đông: 23,3 0C
- Dễ chịu nhất vào mùa hè: 24,4 0C
4. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VI KHÍ HẬU TRONG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

 Cần đạt 2 yếu tố:


- Tiện nghi cho người sống và làm việc trong đó.
- Phù hợp với điều kiện sản xuất và bảo quản vật tư, thiết bị.
(yêu cầu 2 thường giả quyết bằng điều hòa không khí nhân tạo)
 Công thức cân bằng nhiệt
M+- qbx +- qdl +- qmh = 0
 Thực nghiệm:
- Gió giúp lượng nhiệt trao đổi giữa người và MT lớn nhất.
- Sau đó là nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt và độ ẩm.

 Khí hậu nước ta: Yêu cầu phần lớn trên lãnh thổ là chống nóng

 Yêu cầu:
- Quan trọng nhất là giải pháp: Thông gió tốt.
- Giải pháp hỗ trợ: Che nắng, chủ yếu ở mái và tường hướng Đ và T
SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
MINH HỌA CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU

Tòa nhà Dolphin Plaza, Mỹ Đình,


Hà Nội
MINH HỌA CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU (Cont)

Tòa nhà Dolphin Plaza, Mỹ Đình,


Hà Nội
- thiết kế thích nghi với đặc thù khí
hậu nhiệt đới
- 4 khối kiến trúc vuông vắn được sắp xếp
theo hình nan quạt xòe. Việc xoay nhẹ 2
tòa tháp 1 và 4 có hướng chếch tây –
nam và chếch tây – bắc vừa tạo sự mềm
mại uyển chuyển cho công trình vừa là
giải pháp chống nắng và chống rét tốt
nhất.

- Thiết kế tách rời các khối nhà giúp các


căn hộ dễ dàng đón ánh sáng và luồng
gió tự nhiên tới toàn bộ toà nhà và từng
căn hộ
- bắt đầu từ cốt 17.5m. Tầng trệt được
nâng cao như một giải pháp thúc đẩy
dòng khí đối lưu.
- các khu chức năng có tầm nhìn rộng, tiếp
xúc trực tiếp với thiên nhiên. Kết hợp các
yếu tố cây xanh mặt nước trong công
trình.
MINH HỌA CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU (Cont)

Commerzbank: Frankfurt, Germany


MINH HỌA CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU (Cont)

Một kiểu mẫu thiết kế hiệu quả năng lượng và


thân thiện với môi trường
- Những khu vực mở cho phép sử dụng ánh
sáng tự nhiên, giảm nhu cầu đối với ánh sáng
nhân tạo. Đồng thời nó đảm bảo các văn phòng
ở các cạnh tòa tháp có tầm nhìn ra thành phố
hoặc các khu vườn.
- Chín khu vườn bố
trí ở các mặt tháp
theo chiều xoắn ốc;
có độ cao lệch nhau
và tạo thành một
phần của hệ thống
thông gió tự nhiên,
đóng vai trò như lá
phổi của tòa nhà,
đem không khí trong
lành vào văn phòng
từ trên cao.
MINH HỌA CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KHÍ HẬU (Cont)

- Tòa nhà có hình dạng của một tam giác đều có góc tròn. Điều này
cho phép các tầng của tòa nhà và các trục ở ba góc được bố trí
xung quanh trung tâm cũng hình tam giác, mang đến cho tháp một
không gian mở và thông thoáng. Điều này cho phép tăng cường
thông gió tự nhiên và tiết kiệm năng lượng.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3. Truyền nhiệt dao động
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3. Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH
1. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN NHIỆT

Trong một môi trường bất kì, tồn tại 2 điểm có nhiệt độ khác nhau sẽ xảy ra hiện
tượng truyền nhiệt giữa chúng. Nhiệt năng sẽ đi từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến
nơi có nhiệt độ thấp hơn.

Xảy ra ở: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí


Vật liệu xây dựng : Truyền nhiệt chủ yếu là do dẫn nhiệt
1. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN NHIỆT

DẪN NHIỆT ĐỐI LƯU BỨC XẠ


Líp kh«ng khÝ Ngoµi nhµ t0cao
qdn ®èi lu hay
Trong nhµ
A

qdl qbx
KÕt
cÊu

B t0thÊp

Bức xạ là sự phóng nhiệt ra


Đối lưu là phương thức truyền xung quanh bằng sóng điện từ.
nhiệt xảy ra do sự dịch chuyển
Dẫn nhiệt là quá trình truyền Dưới tác động nhiệt, các điện
của các khối chất.
động năng của các phân tử, tử nội bộ bị kích thích làm cho
Hiện tượng xảy ra 2 thành phần:
nguyên tử, điện tử tự do khi một bộ phận nhiệt năng phát ra
Chảy tầng.
chúng tiếp xúc nhau. xung quanh bằng sóng điện từ.
Chảy rối.

 T 4
q ( t   n ) q = αd ( - tt) q  C( )
d 100
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

ĐIỀU KIỆN.
tt = const
tn = const.
q1 = q2 = q3 = q0 = const

q1 ,Kcal/m2.h : Nhiệt từ trong phòng truyền đến mặt


trong kết cấu.
tt ,oC : Nhiệt độ trong nhà
q2 ,Kcal/m2.h : Nhiệt từ mặt trong truyền đến mặt ngoài tn ,oC : Nhiệt độ ngoài nhà
kết cấu. Ԏt ,oC : Nhiệt độ mặt trong
kết cấu
q3 ,Kcal/m2.h : Nhiệt từ mặt ngoài truyền ra ngoài.
Ԏn ,oC : Nhiệt độ mặt ngoài
kết cấu
d, m : Chiều dày kết cấu.
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

QUÁ TRÌNH :

a) Giai đoạn 1: Nhiệt từ trong phòng truyền đến


mặt trong kết cấu: (theo 2 phương thức: Đối lưu
& Bức xạ)

(1)

αt ,kcal/m2.h.oC : Hệ số trao đổi nhiệt của mặt


trong kết cấu tt ,oC : Nhiệt độ trong nhà
tn ,oC : Nhiệt độ ngoài nhà
Lấy gần đúng: αt = 6,5 ÷ 7,5 Ԏt ,oC : Nhiệt độ mặt trong
kết cấu
Ԏn ,oC : Nhiệt độ mặt ngoài
kết cấu
d, m2: Chiều dày kết cấu.
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

b) Giai đoạn 2:
Nhiệt từ mặt trong kết cấu truyền đến mặt
ngoài kết cấu:(theo phương thức: Dẫn nhiệt)


q2  ( t   n ) (Kcal/m2 .h) (2)
d
λ ,kcal/m2.h.oC : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu

tt ,oC : Nhiệt độ trong nhà


tn ,oC : Nhiệt độ ngoài nhà
Ԏt ,oC : Nhiệt độ mặt trong
kết cấu
Ԏn ,oC : Nhiệt độ mặt ngoài
kết cấu
d, m2: Chiều dày kết cấu.
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

c) Giai đoạn 3:
Nhiệt truyền từ mặt ngoài kết cấu truyền ra
ngoài : (theo 2 phương thức: Đối lưu & Bức xạ)

q 3  n ( n t n ) (Kcal/m2 .h) (3)

αn ,kcal/m2.h.oC : Hệ số trao đổi nhiệt của mặt


ngoài kết cấu

Lấy gần đúng:


Mùa đông: αn = 20 Kcal/m2.h.oC tt ,oC : Nhiệt độ trong nhà
Mùa hè: αn = 16 Kcal/m2.h.oC tn ,oC : Nhiệt độ ngoài nhà
Ԏt ,oC : Nhiệt độ mặt trong
kết cấu
Ԏn ,oC : Nhiệt độ mặt ngoài
kết cấu
d, m2: Chiều dày kết cấu.
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

TÍNH NHIỆT LƯỢNG TRUYỀN QUA KẾT CẤU


Điều kiện truyền nhiệt ổn định:(áp dụng định luật bảo
toàn năng lượng)
q1 = q2 = q3 = q0 = const (*)
Mặt khác:
q 3  n ( n t n )
(1) (2) (3)

Giải hệ 4 phương trình (*),(1),(2),(3)


=> Nhiệt lượng truyền qua kết cấu:

Đặt :Rt= 1/αt : nhiệt trở mặt trong. (m2.h.oC/Kcal)


Rn = 1/αn : nhiệt trở mặt ngoài. (m2.h.oC/Kcal)
R = d/λ : nhiệt trở kết cấu. (m2.h.oC/Kcal)
 Ro = Rt + R + Rn : tổng nhiệt trở kết cấu.
(m2.h.oC/Kcal)
2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU NGĂN CHE
2.1. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG MỘT LỚP

2.2.1.4. TÍNH NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT CÁC LỚP KẾT CẤU

Nhiệt độ mặt trong, mặt ngoài :

Do q1 = q0 , nên:

Do q3 = q0 , nên:

tt  tn
 n  tn  Rn
R0
2.2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG NHIỀU LỚP

2.2.2.1. TÍNH NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT CÁC LỚP KẾT CẤU


Tương tự công thức:

Suy ra: 1
qi  i 1
(t t   i )
Rt   Ri
1

Trong truyền nhiệt ổn định: qi = qo


Vậy:
tt  tn i 1
 i  tt  (R t   R i ) ,oC
R0 1

Trong đó: -  i: Nhiệt độ mặt trong lớp kết cấu thứ i, thứ tự theo
chiều truyền nhiệt.
i 1
- R
1
i : là tổng nhiệt trở các lớp kết cấu trước lớp i.
2.2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG NHIỀU LỚP

2.2.2.2. XÁC ĐỊNH NHIỆT TRỞ KẾT CẤU:

1. Kết cấu một lớp đồng chất theo hướng


thẳng góc với hướng truyền nhiệt.
R=d/λ

2. Kết cấu nhiều lớp đồng chất theo hướng


thẳng góc với hướng truyền nhiệt.

3. Kết cấu nhiều lớp gồm nhiều mảng vật


liệu khác nhau.
Nhiệt trở của mảng bất kì:
Ri = d / λi
=> Nhiệt trở của cả lớp:
2.2. TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH PHẲNG NHIỀU LỚP

Xác định trị số nhiệt trở yêu cầu (Royc).

 ĐIỀU KIỆN TIỆN NGHI NHIỆT


Đảm bảo nhiệt độ trong mặt kết cấu (Ԏt) phải không nhỏ hơn một trị số cho phép:

Ԏt > = Ԏtcf =>

 ĐIỀU KIỆN CHỐNG ĐỌNG SƯƠNG

Ԏt > = ts =>

ts: nhiệt độ điểm sương của trạng thái không khí trong phòng.

 KẾT LUẬN:
Khi đánh giá tính hợp lí kết cấu, dựa trên 2 tiêu chí sau:
- Nhiệt độ mặt trong kết cấu không quá thấp, không quá chênh lệch với nhiệt độ
phòng.
tt - Ԏ t =< 5oc
- Dòng nhiệt truyền ra ngoài nhỏ nhất.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3: Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 3. TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG VÀ
TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT CHO KẾT CẤU
BAO CHE THEO YÊU CẦU CHỐNG NÓNG
3.1. KHÁI NIỆM
3.1.1. HIỆN TƯỢNG

Mùa hè, mặt ngoài công trình chịu tác động bởi:
- Bức xạ mặt trời (J).
- Nhiệt độ không khí ngoài nhà (tn).
>>> Có thể hợp nhất chúng thành nhiệt độ tổng ( ttổng ) tác dụng ngoài nhà.
3.1.1. HIỆN TƯỢNG (Cont)

Do J và tn dao động chu kỳ T = 24h


nên ttổng cũng dao động cùng chu
kỳ T = 24h .

Dao động của nhiệt độ tổng ngoài nhà.


3.1.1. HIỆN TƯỢNG (Cont)

Do kết cấu có khả năng hàm nhiệt nhất


định → khi ttổng dao động trong lòng kết
cấu, thì :
• Biên độ sẽ nhỏ dần
• Thời gian lệch pha sẽ lớn dần khi
vào sâu trong lòng kết cấu.
Đặc tính ngăn cách luồng nhiệt dao động
của kết cấu được đặc trưng bởi:
• Chỉ tiêu nhiệt quán tính D
• Hệ số hàm nhiệt bề mặt Y của kết
cấu.
3.1.2. CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU TRONG TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

3.1.2.1. NHIỆT ĐỘ TỔNG.

ttổng = tn + ttđ (˚C)


ttd = ρ.J / αn (˚C): nhiệt độ tương
đương do bức xạ mặt trời gây ra
trên bề mặt công trình.
J: Tổng xạ tác dụng lên bề mặt c.trình.
ρ: Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của
bề mặt kết cấu.
Phụ thuộc vào:
- Vật liệu  Biên độ nhiệt độ tổng:
- Trạng thái Attổng = ttổng max - ttổng tb
- Màu sắc
- Bề mặt kết cấu.
3.1.3. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KHÁC

Tính ttổng (ttổng tb ; ttổng max ;Attổng tb ) :


t tông tb
t n tb
t td tb

với: t td tb
 J tb  n

A t tông
( A t n
 A t tđ )b

với: A t tđ   ( J max J tb )  n

t tông max
t tông tb
A t tông

b- là hệ số hiệu chỉnh độ lệch pha giữa tn và J trên bề mặt kết cấu. Tra b theo bảng sau:

Thời gian lệch pha (h)


1 2 3 4
1 0,99 0,96 0,92 0,87
2 0,99 0,97 0,93 0,88
3-4 0,99 0,97 0,94 0,90
≥5 1,00 0,98 0,96 0,93
3.Tính nhiệt độ tổng (ttổng tb và ttổng max ) tác dụng lên mặt đường nhựa tại Hà Nội vào
ngày hè nóng bức. Khi biết:
Nhiệt độ ngoài nhà lớn nhất là 37 độ C, nhiệt độ ngoài nhà trung bình là 32 độ C.
Thời gian nhiệt độ ngoài nhà lớn nhất là 3 giờ chiều. Tổng xạ đạt cực đại là 1120 kcal/m2h
vào lúc 12h trưa
Tổng xạ trung bình là 320 kcal/m2h và Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của đường nhựa là
0,85
3.1.2. CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU TRONG TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

3.1.2.2. HỆ SỐ TẮT DẦN (γo): là độ nhỏ dần


của biên độ dao động khi truyền tới mặt
trong kết cấu.
γo = At tổng / AƮt , (lần)
At tổng : Biên độ dao động nhiệt độ tổng.
A Ʈ t : Biên độ dao động nhiệt độ mặt trong.

3.1.2.3. ĐỘ TRỄ DAO ĐỘNG (Thời gian


chậm) (ζo): là thời gian lệch pha giữa
lúc xuất hiện Ʈ t max hoặc Ʈ t min so với lúc
xuất hiện ttổng max hoặc ttổng min

ζo = ZƮ t max – Zt tổng max , (giờ)


ZƮ t max : Thời điểm xuất hiện nhiệt độ mặt
trong cực đại.
Zt tổng max : Thời điểm xuất hiện nhiệt độ tổng
cực đại.
3.1.2. CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU TRONG TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

3.1.2.4. CHỈ TIÊU NHIỆT QUÁN TÍNH D CỦA KẾT CẤU


 Kết cấu một lớp : D = R.S
Với:
• R (m2.h.oC/kcal) : Nhiệt trở của kết cấu.
•S= 2πcλγ /T ,(Kcal/m2.h.oC): Hệ số hàm nhiệt cuả lớp kết cấu.
Trong đó: T (h): chu kỳ dao động.
 Kết cấu có nhiều mảng vật liệu khác nhau,
cần tính: Dtb = Rtb .Stb
Rtb = δ / λtb
λtb = Σ λi . Fi / ΣFi ;
Fi = ai .l
Stb = Σ Si . Fi / Σfi
Kết cấu nhiều lớp : D = Σ Di
• i : Lớp vật liệu thứ i của kết cấu.
Kết cấu dày về nhiệt : ΣD >=1
Kết cấu mỏng về nhiệt : ΣD < 1
3.1.2. CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU TRONG TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

3.1.2.5. HỆ SỐ HÀM NHIỆT BỀ MẶT KẾT CẤU: (Y)

Y= Aq / Aԏ ( Kcal/m2.h.oC)
là nhiệt lượng thu vào hoặc phát ra trên 1 đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian khi
nhiệt độ bề mặt dao động 1 0C.
- Y càng lớn, thì Aԏ càng nhỏ, kết cấu ổn định nhiệt tốt.
- Yi phụ thuộc Si của bản thân lớp vật liệu i và còn phụ thuộc Y lớp sau nó (Yi+1)

*Tính Y các lớp phân 2 loại : kết cấu mỏng về nhiệt D<1 và kết cấu dày về nhiệt D >=1
Tuần tự từ trong ra ngoài theo công thức tổng quát như sau:

R .S  Y
2
Yi  i i i1
1  Ri .Yi1
- Kết cấu mỏng về nhiệt (ΣD < 1) thì tính Y tuần tự như công thức trên.
n 1

 D 1
- Kết cấu dày về nhiệt (ΣD >= 1) thì
trong lòng kết cấu tồn tại lớp n mà: 1
n  Yn  S n
 D 1
1
3.2. TÍNH NHIỆT LƯỢNG TRUYỀN QUA KẾT CẤU VÀ NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT KẾT CẤU

TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

tt → ԏt → ԏi → ԏn → tn tn → ԏn → ԏi → ԏt → tt
Rt → Ri → Rn Rn → Ri → Rt
∑Ri ∑Ri

1 1
q0  (t t  t n ) q0 tb  (t tông tb  t t )
R0 R0
A t
Aq 0   t . A t   t .
0

q0 max  q0 tb  Aq0
3.2. TÍNH NHIỆT LƯỢNG TRUYỀN QUA KẾT CẤU VÀ NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT KẾT CẤU

TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG

tt  tn i 1 t tông tb  t t i 1
i  tt  (R t   R i )  i tb  t tông tb  (R n   R i )
R0 1 R0 1

(t  t ).R t tông tb  t t
t  tt  t n t  n  t tông 
tb tb (R n )
R0 R0
At tong
 mn  1  RnY1 A n  n   n tb  A n
 mn
max

(t t  t n ). n t tông tb  t t n
n  tt  (R t   Ri )  t tb  t tông tb  (R n   Ri )
R0 1 R0 1

At tong
 mn  1  RnY1 A n  n   n tb  A n
 mn max
3.3. GIẢI PHÁP CÁCH NHIỆT CHỐNG NÓNG

Phương pháp thiết kế tường và mái:


 Trở nhiệt đủ lớn (R lớn).
 Độ ổn định nhiệt thấp (D,Y thấp).
 Có khả năng thải nhiệt tốt.
3.3.1. CÁCH NHIỆT MÁI

5 giải pháp :
 Mái phun sương.
 Mái ướt.
 Mái cách nhiệt có tầng không khí lưu thông.
 Mái trải sỏi.
 Mái có mái phụ che nắng.
3.3.1. CÁCH NHIỆT MÁI (Cont)

- Lớp sương mù giảm bớt - Phun nước theo chu kỳ - Chất lượng cách nhiệt - Thuộc loại mái có tầng
một phần cường độ làm ướt mặt mái cao, tỏa nhiệt nhanh, không khí lưu thông
BXMT trực tiếp chiếu - Hiệu quả cách nhiệt nhờ trọng lượng nhẹ - Khả năng cách nước tốt,
xuống mặt mái. tác dụng bay hơi của - Hiệu quả cách nhiệt phụ ổn định, dễ thay thế
- Nước bay hơi mạnh nước trên bề mặt mái thuộc lượng nhiệt do
mang theo nhiều nhiệt không khí lưu thông
- Nước chảy trên mặt mái mang theo
lấy đi một phần nhiệt
3.3.1. CÁCH NHIỆT MÁI (Cont)
- Các lớp không khí giữa - Thuộc mái có phần phụ
các viên sỏi (thường dùng che nắng
sỏi lớn đường kính 3- - Cho phép sử dụng sân
4cm) làm nhiệm vụ lóp mái như một không gian
không khí thông gió cách phụ
nhiệt - Mái dàn cây leo làm tốt
vai trò chống nóng và ưu
điểm vượt trội về cảnh
quan môi trường (che bớt
BXMT và hạ nhiệt độ
không khí nhờ tác dụng
lục diệp

- Mái trồng cây, một xu hướng của kiến trúc xanh


- Nhờ kỹ thuật thi công hiện đại, trồng cây trên mái ko
còn khó khăn về vấn đề chống thấm, thoát nước
- Mái xanh sẽ làm giảm nhiệt độ không khí cục bộ theo
hai cách khác nhau. Đầu tiên là bề mặt xanh với thảm
thực vật để ngăn các bức xạ có thể làm giảm sự nóng
lên của bề mặt cứng, đặc biệt là ở khu vực đô thị đông
đúc. Thứ hai, mái xanh sẽ làm mát không khí thông qua
sự bốc hơi của nước..

Farming Kindergarten – Võ Trọng Nghĩa


3.3.1. CÁCH NHIỆT MÁI (Cont)

Ví dụ một số vật liệu cách nhiệt đang dùng hiện nay

Túi khí cách nhiệt

Tấm XPS cách âm, cách nhiệt Vị trí đặt lớp cách nhiệt đối với một số loại kết cấu
3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG

Phương pháp thiết kế: - Tường có nhiệt trở lớn


nhưng không phải bằng
 Tường có trở nhiệt đủ lớn. cách tăng chiều dày, mà
 Không giữ nhiệt cấu tạo tường 2-3 lớp, có
lớp vật liệu có λ và S nhỏ.
 Tỏa nhiệt nhanh. Khi đó khả năng cách
nhiệt của tường cao mà
Các giải pháp: không giữ nhiệt nhiều để
 Bổ sung lớp cách nhiệt. bức xạ ngược vào nhà

 Tường có tầng không khí lưu thông.


 Tạo bóng râm bằng dây leo hoặc
cấu tạo đặc biệt.

- Tường 2 lớp có tầng


không khí lưu thông, lớp
ngoài bằng vật liệu nhẹ,
cách nhiệt tốt
3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG (Cont)

Tường 2 lớp có tầng không khí lưu thông

Bưu điện trung tâm Tokyo.


3.3.2. CÁCH
3.2.2. NHIỆT TƯỜNG
CÁCH NHIỆT (Cont)
TƯỜNG

Tường 2 lớp có tầng


không khí lưu thông
3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG (Cont)

Kính hai lớp tăng khả năng cách nhiệt


3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG (Cont)

Tường có gờ tạo bóng râm, giảm BXMT chiếu lên mặt tường để giảm nhiệt độ tổng

Nhà ở Tân Bình, TP HCM - Võ Trọng Nghĩa


3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG (Cont)

Tường có cấu tạo tạo


bóng râm, giảm BXMT
chiếu lên mặt tường

Little Brick Studio -


MAKE Architecture
3.3.2. CÁCH NHIỆT TƯỜNG (Cont)

Tường trồng cây giảm BXMT chiếu lên tường


Pentimento House - Jose María Sáez & David Barragán
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3: Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm ổn định
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 4. TRUYỀN ẨM ỔN ĐỊNH
ĐẶT VẤN ĐỀ

MÔI TRƯỜNG ẨM ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN:

 Tiện nghi cảm giác nhiệt của con người;


 Bảo quản hàng hóa, thiết bị, vật tư (ôxi hóa, ăn mòn hóa học, nấm
mốc, vi sinh vật…)
 Độ bền lâu của kết cấu ngăn che và toàn bộ công trình
(Phá hoại vật liệu, vết nứt, biến dạng không đều, cong vênh,
cường độ chịu lực giảm nhiều, có nước ngưng tụ, rêu mốc, nấm mốc)
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

1.1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU

a. Ẩm phá hoại kết cấu về mặt cơ học


do nước co, nở nhiều lần khi nhiệt độ
thay đổi gây áp lực làm to dần vết nứt
trong kết cấu
(Gạch ngâm nước rồi phơi khô 50 lần
liên tiếp khiến cường độ chịu lực giảm
25%).
b. Ẩm phá hoại kết cấu về mặt hóa
học:
Trong môi trường có các khí SOx, NOx
hoặc các hơi axit, muối khi gặp ẩm biến
thành dd ăn mòn kết cấu.
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Cont)

1.1 TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU (tiếp)

c. Ẩm phá hoại kết cấu về mặt sinh học:


Kết cấu bị ẩm sẽ phát sinh nấm, mốc, vi sinh
phá hoại kết cấu.

d. Ẩm làm giảm và mất khả năng cách nhiệt


của kết cấu
(Hệ số dẫn nhiệt của nước lớn gấp 20 lần hệ
số dẫn nhiệt của không khí tự do).
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Cont)

1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY ẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG TRÁNH, KHẮC


GÂY ẨM PHỤC

a Bản thân vật Công nghiệp hóa sản xuất


liệu bị ẩm vật liệu, bảo quản chu đáo.
(W lớn)

b Ẩm thi công Tăng cường thi công lắp


ghép và sử dụng vật liệu
có sẵn (bê tông + phụ gia).
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Cont)

1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY ẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (tiếp)


NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG TRÁNH,
GÂY ẨM KHẮC PHỤC

c Ảm mao dẫn từ Dùng lớp nước đặt ở


đất hút lên mặt móng và mặt
nền.
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Cont)

1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY ẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (tiếp)

NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG TRÁNH,


GÂY ẨM KHẮC PHỤC

d Ẩm trong sử dụng Trát vữa chống thấm,


trong các khu phụ ốp gạch men, sơn
và các phân chống ẩm,… và tổ chức
xưởng dùng nhiều thông gió mạnh.
nước
1. TÁC HẠI CỦA ẨM ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Cont)

1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY ẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (tiếp)

NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG TRÁNH, KHẮC PHỤC


GÂY ẨM
e Ẩm thời tiết: - Chống mưa: Lớp vữa trát, vật liệu mặt ngoài
mưa, ngưng kết chống thấm tốt, mái che, ô văng,…
đọng sương. - Chống ngưng kết: Thiết kế cách nhiệt kết cấu
hợp lý đảm bảo nhiệt độ bề mặt và trong lòng
kết cấu lớn hơn nhiệt độ điểm sương của không
khí.
2. TÍNH TOÁN TRUYỀN ẨM ỔN ĐỊNH QUA KẾT CẤU
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3: Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 5. CHE NẮNG
1. Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHE NẮNG CHO CÔNG TRÌNH

 Trong các biện pháp chống nóng cho công trình kiến trúc che nắng là
biện pháp có hiệu quả lớn thứ hai sau biện pháp thông gió tự nhiên.
 Tia nắng làm cho:
- nhiệt độ tác dụng lên vật thể tăng thêm vài chục độ
- lên con người tăng thêm gần chục độ.
Vì vậy che chắn tia nắng trực tiếp là biện pháp chống nắng quan trọng.
2. CÁC BIỆN PHÁP CHE NẮNG

2.1. Biện pháp quy hoạch

2.2. Biện pháp cây xanh che nắng

2.3. Biện pháp sử dụng kết cấu che nắng


trong công trình

Thời điểm nắng nóng :


(14 – 17 h, tháng 5, 6, 7)
A0 : -900 đến -1100
2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH

a. Chọn hướng đường phố, hướng công trình hợp lý:


 Ở Việt Nam, thời điểm nắng nóng 14-
17h những ngày tháng 5,6,7 góc phương vị
mặt trời trong phạm vi 90- 110˚C.
 Đường phố hướng Đông- Tây hoặc Tây
lệch bắc 20˚C trở lên đều bị nắng chiếu
nghiêm trọng về chiều.
Vì vậy với đường phố chính đông người
qua lại nên đặt hướng Đông Đông Bắc sẽ
được che mát bởi công trình và cây xanh bên
đường.

b. Xử lý vỉa hè hợp lý:


Mùa hè nước ta nắng lắm mưa nhiều, với đường phố đông người
2 bên vỉa hè nên thiết kế: tạo thành vật che mát
- kiến trúc có ô văng chạy dài từng đoạn nhà cao tầng vỉa hè và che mưa cho
- kết hợp hướng đường hợp lý khách bộ hành.
2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH (Cont)

Các tuyến đường chính của thủ đô Hà Nội


Quy hoạch chọn hướng đường phố hợp lý, tránh các hướng đường xấu bị nắng chiếu về chiều
2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH (Cont)

Phố Tràng Tiền với vỉa hè kiến trúc ô văng chạy dài che nắng cho người đi bộ

Một con phố ở Paris – Một con đường ở Việt Nam - đường phố
2 bên vỉa hè nên thiết kế kiến trúc có ô văng được che mát bởi cây xanh bên đường
chạy dài từng đoạn nhà cao tầng
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG

 Tác dụng của cây xanh:


• Che bức xạ mặt trời
• Điều hòa không khí
• Chắn bụi rất tốt
• Rễ cây hút ẩm cho đất làm giảm phản xạ
nhiệt của mặt đất
• Cây xanh có thể chắn 50- 90% lượng tổng
xạ mặt trời tác dụng lên mặt đất.Nhiệt độ
trong vùng cây xanh thấp hơn vùng trống
10- 12% .Nhiệt độ tổng trong bóng râm
thấp hơn ngoài nắng 30- 40%.

 Trồng cây là biện pháp che nắng có hiệu


quả lớn nên:
• Trồng theo tuyến đường xung quanh công
trình.
• Trồng cây tán cao đảm bảo thông gió mát
mùa hè
• Cây tán thấp chắn gió mùa lạnh mùa đông.
• Cây thấp kết hợp cây cao hướng luồng gió.
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont)

Trồng cây xung quanh để che nắng, làm mát cho công trình
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont)

(Nhà vườn 37 Phú Mộng- TP Huế) (Nhà ông Lê Trọng Phú- Phước Tích)
- Từ xưa tới nay, cây xanh đã trở thành một
yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố
cục khuôn viên truyền thống của người
dân Việt Nam.
- Vườn cây đã góp phần tích cực tạo cho
ngôi nhà có một môi trường vi khí hậu
thuận lợi.
- Trồng cây tán cao phía trước đảm bảo
thông gió, che mát vào mùa hè (vd:cây
cau…).
- Trồng cây tán thấp phía sau để che gió
(Đường làng- Làng cổ Phước Tích) lạnh mùa đông (vd: bụi chuối, bụi gai…)
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont)

Sử dụng các loại cây dây leo làm dàn


để che nắng, tạo không gian đệm giữa
công trình và môi trường bên ngoài
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont)

(Cây xanh tạo chi tiết cửa sổ)

Cây xanh che nắng


cho mặt đứng công trình Cây xanh che nắng cho cửa sổ
2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont)

Cây xanh phủ trên bề mặt kết cấu


bao che công trình
2.3. BIỆN PHÁP DÙNG KẾT CẤU CHE NẮNG CHO CÔNG TRÌNH

 Đối với những công trình kiến trúc nhiều tầng, có những phòng phải đặt
hướng nắng chiếu cần dùng kết cấu che nắng.

 Hình thức và kích thước kết cấu che nắng phụ thuộc:
• vị trí mặt trời nơi xây dựng
• thời gian cần che
• kích thước cửa.
3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VÀ CHỌN HÌNH THỨC CHE NẮNG
3.1. TIÊU CHUẨN CHE NẮNG

 Tiêu chuẩn cần che nắng: xác định bằng thời gian cần che nắng trong ngày của
các tháng mùa hè.
Biểu thị trên biểu đồ quỹ đạo mặt trời thành Biểu đồ chỉ tiêu che nắng.
 Theo giáo sư Phạm Ngọc Đăng:
– Thời gian cần che được xét trong đ.kiện con người đứng ở tâm cửa sổ
– Nhiệt độ tổng tác dụng lên người và độ ẩm không khí khi ứng với ttổng trong
điều kiện v = 0,3 ~ 0,5 m/s
thq ≥ 27˚C
– Bức xạ mặt trời trên mặt cửa J ≥ 230 Kcal/m2h thì phải che.
Theo quan điểm này, căn cứ số liệu khí tượng địa phương sẽ xác định được
những giờ cần che.
 Hiện nay nhà nước chưa quy định tiêu chuẩn. Khi thiết kế có thể căn cứ:
– Công trình cụ thể định tiêu chuẩn che nắng để thiết kế.
– Thống nhất với chủ công trình
3.1. TIÊU CHUẨN CHE NẮNG (Cont)

Ví dụ: Thiết kế che nắng cho công trình A tại Hà Nội theo yêu cầu che nắng
như sau:

•Tháng 6,7: che nắng từ 9h- 17h


•Tháng 4,8: che nắng từ 9h30- 16h30
•Tháng 3,9: che nắng từ 10h- 14h
Yêu cầu che nắng của công trình được
vẽ thành biểu đồ chỉ tiêu che nắng
như hình vẽ.
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG

 Kết cấu che nắng phân 2 loại: cố định và


di động.
– Loại cố định: gồm kết cấu che ngang,
che dọc và hỗn hợp
– Loại di động: gồm chớp quay, mui che,
rèm, tấm chắn
 Muốn biết chọn kết cấu che hợp lý cần
hiểu biết hiệu quả che của từng loại về
các mặt:
– ngăn nhiệt bức xạ
– thông gió tự nhiên
– chiếu sáng tự nhiên
– che mưa
– hiệu quả kiến trúc.
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…)


Che những tia nắng trực tiếp từ phía trước, trên cao tới với
góc h ≥ 60º, góc hẹp giữa hình chiếu tia nắng và pháp tuyến
cửa (A-a) ≥ 20º
Thường dùng cho các cửa hướng Nam và lân cận
(a ≤ ±20º)

 Ưu điểm : Kết hợp che nắng, chắn mưa tốt.


Che được phấn lớn tán xạ chói chang mùa hè
.
 Nhược điểm: Nếu vươn ra quá lớn sẽ ảnh hưởng:
– thông gió mùa hè
– chiếu sáng mùa đông.
– Tích tụ hơi nóng ở nền hoặc ở ban công bốc lên rồi theo
gió lùa vào phòng.
Nếu tấm ngang quá lớn thì: làm lỗ thoát khí nóng tích tụ,
chia nhỏ thành nhiều lớp trên chiều cao cửa.
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…)

Cao ốc Sài Gòn mới Chia nhỏ kết cấu che nắng ngang
thành nhiều lớp
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…)

Công trình Stacking Green House – Tp Hồ Chí Minh


Kết hợp che nắng bằng kết cấu bê tông ngang + trồng cây xanh, kín đáo mà lại thoáng,
gió và ánh sáng tán xạ vẫn có thể xuyên qua tán cây vào bên trong nhà
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

b. Tấm che đứng:


Che những tia nắng góc h nhỏ xiên từ 1 phía tới. h ≤ 60º, (A-a) ≥ 60º
thường dùng cho cửa hướng Bắc và lân cận thuộc vùng vĩ độ thấp.

 Ưu điểm: Bố trí hợp lý có tác dụng:


– hướng luồng gió mát
– chắn gió lạnh, gió nóng.

 Nhược điểm: Nếu vươn quá lớn sẽ:


– Giảm hiệu quả thông gió
– Ảnh hưởng tầm nhìn và chiếu sáng mùa đông.
Khắc phục bằng cách chia nhỏ chiều rộng cửa, làm nhiều tấm che dọc.
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

b. Tấm che đứng:


3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

c.Tấm chắn trước cửa: (Ngang và gấp phía trước)


che những tia nắng góc h nhỏ,chiếu thẳng góc mặt cửa. h < 60º; (A-a) < 20º
Thường dùng cho cửa hướng Đông, Tây và lân cận.

 Ưu điểm: Hiệu quả che rất lớn trong những giờ nắng xiên sáng và đặc biệt
buổi chiều (tn cao)
 Nhược điểm: Ảnh hưởng lớn đến:
– Thông gió
– Chiếu sáng
– Tầm nhìn.
Thường chỉ gấp đoạn ngắn
kết hợp dùng kết cấu di động
(chớp, rèm…)
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

d.Kết cấu che nắng hỗn hợp:


Do các tấm che đứng và ngang hợp
thành nên mang tính chất tổng hợp của
cả 2 loại

Ưu điểm: Có thể che được nắng khi


mặt trời cao cũng như thấp mà nghiêng
có thể che mưa cho phòng
Nhược điểm: Bức xạ chiếu vào làm
nóng khối không khí trong kết cấu và khối
không khí đó có thể bị thổi vào phòng,
gây ảnh hưởng xấu đối với vi khí hậu
trong phòng.
Khắc phục: Không đặt kết cấu che
nắng liền sát mặt tường mà đặt cách một
đoạn để không khí dễ lưu thông.
Dùng ở các hướng Nam, Đông Nam,
Tây Nam
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Kết cấu che Các lam Cạnh Tấm che


nắng ngang che nắng ngoài tấm dốc xuống
tiêu chuẩn đứng cho che làm cửa ít
mặt ngang bị chiếu
ngoài gấp nắng hơn
hướng xuống
Đông và làm cửa ít
Tây bị chiếu
nắng hơn

Sử dụng
Thay thế các lam
kết cấu đặc chớp trên
bằng các tấm che
lam chớp ngang để
để lấy nhiều lấy nhiều
ánh sáng ánh sáng
hơn tán xạ hơn
trong khi
vẫn che
Chia thành nhiều tấm che dọc cửa
được nắng
sổ làm giảm kích thước đưa ra mà
vẫn đảm bảo hiệu quả che nắng
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Kết cấu che nắng di động:


Ưu điểm:
-Vạn năng dùng ở mọi hướng, che được
nắng cũng như che được mưa
-Những loại chớp cố định thường không
che kín được cửa, còn loại chớp quay thì
ưu việt hơn và đỡ cản gió hơn
-Đỗi với những loại rèm, mái che di động thì
chi phí lắp đặt rẻ và tiện lợi,cơ động.

Nhược điểm:
-Thời gian sử dụng không được bền như cố
định.
Ví dụ :như các loại mái che di động thì sau
một thời gian dễ bị hỏng tay quay quanh
trục đứng hoặc trục ngang.
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Ví dụ một số kiểu kết cấu che nắng di động


3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Ví dụ một số kiểu kết cấu che nắng di động


3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Kết cấu che nắng di động:

Hệ thống lam chắn nắng dọc di động có thể thay đổi góc xoay
3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont)

Hệ thống chắn nắng ngang di động có thể


thay đổi góc xoay theo góc chiếu của tia
nắng mặt trời
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)

Giải pháp che nắng đứng


MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP CHE NẮNG HIỆN ĐẠI (Cont)
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Quy hoạch Đô thị - Nông Thôn
Bộ môn Sinh thái và QHMT Đô thị

MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng.
 Chương 3: Cách âm.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 1. MÔI TRƯỜNG NHIỆT - ẨM
Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu
trong công trình kiến trúc
Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
Chương 3: Truyền nhiệt dao động
Chương 4: Truyền ẩm
Chương 5: Che nắng
Chương 6: Thông gió tự nhiên
CHƯƠNG 6. THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
ĐẶT VẤN ĐỀ

VAI TRÒ CỦA THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

 Tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể trực tiếp


bằng đối lưu và bốc hơi mồ hôi,
 Hạ thấp nhiệt độ không khí trong nhà và nhiệt
độ bề mặt các kết cấu bao che.
 Thay đổi không khí đã bị ô nhiễm (Do CO2, do
khói thuốc, do các khí hôi hám, hoặc ẩm ướt, chứa
nhiều vi khuẩn, nấm, mốc,...) bằng không khí mát
mẻ của thiên nhiên.
 Trong các xưởng sản xuất, trong nhà công
nghiệp, thông gió có tác dụng thải bớt nhiệt thừa,
bụi, khói, khí độc hại và các chất ô nhiễm.
1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH TGTN:

 02 nguyên nhân chính:

 Áp suất khí động: Do gió thổi tạo ra áp lực ở


mặt đón gió cao hơn áp lực ở mặt hút gió .
 Áp suất nhiệt: Do chênh lệch nhiệt độ giữa
các khối không khí.
1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

1.1. THÔNG GIÓ NHỜ ÁP SUẤT KHÍ ĐỘNG


 Đặc trưng khí động của ngôi nhà:
+ Quy luật sắp xếp hướng
+ Vận tốc gió
+ Sự phân bố áp suất.

Sự tạo thành vùng áp lực


dương và âm do gió
6.1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

1.1. THÔNG GIÓ NHỜ ÁP SUẤT KHÍ ĐỘNG (tiếp)


 Đặc trưng khí động phụ thuộc:
a. Hình dạng ngôi nhà
6.1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

1.1. THÔNG GIÓ NHỜ ÁP SUẤT KHÍ ĐỘNG (tiếp)


 Đặc trưng khí động phụ thuộc (tiếp) :

b. Hướng gió thổi:

- Góc gió thổi α tăng, P giảm.


- Pmax khi α = 900
- α = 450 => P giảm 50%.
1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

1.1. THÔNG GIÓ NHỜ ÁP SUẤT KHÍ ĐỘNG (tiếp)


 Áp suất gió:

Pg = 0,612 n2
Trong đó:
Pg – áp lực gió (N/m2)
n - vận tốc gió (m/s)

Chênh lệch vận tốc gió gây ra tại các vùng


Trong điều kiện bình thường, vận tốc gió ngoài nhà có thể lấy như sau:
• Nhà đơn độc nơi trống trải: n = 9 m/s
• Nhà ở vùng nông thôn: n = 5,5 m/s
• Nhà ở trung tâm thành phố: n = 3 m/s
1. SỰ HÌNH THÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

1.2. THÔNG GIÓ NHỜ ÁP SUẤT NHIỆT


Chênh lệch nhiệt độ dẫn tới
chênh lệch áp suất Pnhiệt :

Pnhiêt  H ( n   ra ), N / m 2  ra , tra

Trong đó:
H: độ cao chênh lệch giữa 2 tâm  n , tn
cửa gió vào và gió ra (m).
 n ,  ra : khối lượng riêng của không
khí ở cửa gió vào và của gió ra
tương ứng với nhiệt độ tn và tra

Pt  0,043.H .(tn  tra ), kg/m 2


2. TÁM NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

NGUYÊN LÝ 1: NGUYÊN LÝ 2:

 Không khí luôn thổi từ nơi áp  Không khí có khối lượng (do đó
suất cao tới nơi áp suất thấp có quán tính) và nó sẽ tiếp tục cho
đến lúc bị cản bởi công trình hoặc
luồng gió kế tiếp.
2. TÁM NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

NGUYÊN LÝ 3: NGUYÊN LÝ 4:

 Tác động tổng hợp của gió trên hiện


trường là rất rộng, chính nhờ đó mà một
dòng khí đã bị đổi hướng sẽ trở lại hướng
cũ và tốc độ cũ ban đầu.

Nguyên lý dòng khí chảy tầng


(laminar)
2. TÁM NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

NGUYÊN LÝ 5: Hiệu ứng Bernoulli NGUYÊN LÝ 6: Hiệu ứng thắt dòng


(Venturi)
2. TÁM NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (Cont)

NGUYÊN LÝ 7: Hiệu ứng “ống khói” NGUYÊN LÝ 8: Hiệu ứng thông gió
xuyên phòng (cross-ventilation) xảy ra
khi có cửa gió vào và cửa gió ra.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT

3.1. CHỌN HƯỚNG NHÀ

 Với nhà độc lập: hướng gió tốt nhất 0 - 30o

 Với tiểu khu công trình: nên bố trí kiểu song


song, hướng gió tới, khoảng cách 1,3 – 1,5 H là hợp
lý.

Trong trường hợp này, từng 4 dãy nhà, tốc độ gió


xuyên phòng ở dãy thứ 3 (vị trí xấu nhất) cũng đạt
17-25% Vn.

Ở vùng có Vn=1,5-2m/s thì cách bố trí này vẫn đảm


bảo tốc độ gió xuyên phòng 0,3-0,5m/s.

 Tăng khoảng cách 2H hiệu quả thông gió


không tăng nhiều mà lại tốn đất và kinh phí xây
dựng hạ tầng cơ sở.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG TIỂU KHU

a. Bố trí mặt bằng tiểu khu hợp


lý, sử dụng khoảng trống giữa
các nhóm công trình, giữa công
trình cao và công trình thấp:

- Kiểu dãy: song song, so le;


- Kiểu giật khấc
- Kiểu chu vi: nhìn chung là bí,
phải tổ chức gió vào và gió ra ;
- Kiểu hướng tâm;
- Kiểu hỗn hợp;
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG TIỂU KHU (tiếp)

b. Sử dụng mạng lưới đường giao


thông làm đường thông gió:

MËt ®é ®« thÞ vµ chiÒu réng ®êng ¶nh


Tổ chức hệ thống đường sao cho:
hëng tíi hiÖu qu¶ th«ng giã trong ®« thÞ
+ Các trục đường giao thông
chính // với hướng gió chủ đạo để
dễ dàng đưa gió thâm nhập vào
tiểu khu.
+Các đường giao thông phụ trở
thành các hành lang đón gió;

17
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.3. THIẾT KẾ MẶT BẰNG, MẶT CẮT CÔNG TRÌNH


3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)
TỔ CHỨC TGTN TRONG NHÀ DÂN DỤNG:

2 nguyên tắc cơ bản để tạo đưîc thông gió xuyên phòng:

1. Phải có cửa đón gió (cửa gió vào) và cửa thoát gió (cửa gió ra)

2. Không được bố trí những không gian làm tắc nghẽn luồng gió.
Khi bắt buộc có kết cấu cản trở, phải tạo các hành lang dẫn gió
tới các không gian sử dụng phía sau.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.3. THIẾT KẾ MẶT BẰNG, MẶT CẮT CÔNG TRÌNH (tiếp)

 Phải tổ chức được thông gió


trực xuyên qua phòng (không thiết
kế của gió vào, gió ra cùng 1 phía)
bằng mọi cách tạo lối thoát cho gió
nếu phía sau có phòng ở hoặc khu
phụ chắn.

 Lợi dụng hành lang, buồng cầu


thang, sân trong, độ chênh chiều
cao giữa khu chình và khu phụ tạo
luồng xuyên gió.
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.4. THIẾT KẾ CỬA

Vị trí lỗ cửa, cấu tạo cửa có ảnh


hưởng rất lớn đến hiệu quả thông gió:
 Vị trí cửa hợp lý để hướng luồng gió
qua vùng hoạt động – bệ cửa sổ thấp 0,6 –
0,7m.
 Diện tích cửa đủ lớn:
Tốt nhất Fvào = Fra.
Tối thiểu Fra = 1/3 Fvào; Fvào =1/5 Fsàn
 Hình dáng cửa: hình chữ nhật nằm
ngang, chiều rộng = 1/2 chiều rộng phòng;
chiều cao = 0,4 chiều cao cho phòng là
hợp lý nhất.
 Cấu tạo cửa hợp lý sẽ tăng khối lượng
a. Rất tốt, b. Xấu, c. Tốt, d. Xấu,
gió xuyên phòng 10-15%.
e. Rất tốt, f. Tốt, g. Xấu, h. Xấu
3. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỂ ĐẠT TGTN TỐT (Cont)

3.5. VỚI NHÀ CÔNG NGHIỆP

 Phân xưởng nguội: thiết kế như nhà


dân dụng. Tránh làm tường ngăn kín giữa
các phân xưởng. Cao độ của mép trên lỗ
cửa thoát khí ≥3m, Fvào = Fra. ; đặt các bộ
phận ưu tiên ở đầu gió.
 Phân xưởng nóng: Cần thiết kế cửa
mái đặt ở vùng áp lực khí động âm.
Nguyên tắc tạo áp lực khí động âm
ở cửa mái:
 Thiết kế kích thước theo chỉ dẫn
 Thiết kế tấm chắn gió trước cửa mái
MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Thiết kế che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng thính giả
 Chương 3: Âm học đô thị.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 2. MÔI TRƯỜNG ÂM THANH
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh
Chương 2: Âm học phòng thính giả
Chương 3: Âm học đô thị
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÂM THANH
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH

1.1.1. Sóng âm
a) Khái niệm:
• Âm thanh là những sóng dao động xuất hiện trong các môi trường vật chất: khí,
lỏng, rắn (gọi chung là môi trường đàn hồi) khi chịu các lực kích thích .
• Những lực kích thích là nguồn âm (dây đàn, màng trống, tiếng nói, …).
• Sóng dao động được gọi là sóng âm, môi trường có sóng âm lan truyền gọi là
trường âm.

Sóng âm Trường âm
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.1. Sóng âm (tiếp)


b) Phân loại sóng âm:
 Theo phương dao động:
Sóng dọc: các phần tử dao động dọc theo phương
truyền sóng.
Sóng ngang: các phần tử dao động vuông góc với
phương truyền sóng.
Sóng dọc
 Theo mặt dạng sóng:
Sóng cầu: mặt sóng là mặt cầu (nguồn điểm tạo ra
sóng cầu).
Sóng phẳng: mặt sóng là mặt phẳng.
Sóng trụ: mặt sóng là mặt trụ.
Sóng uốn.
Sóng ngang

Sóng uốn
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.1. Sóng âm (tiếp)

c) Các đặc trưng vật lý cơ bản của sóng âm:


• Tần số âm : f (Hz),
• Bước sóng : λ (m),
• Chu kỳ dao động : T (s),
• Biên độ dao động : A,
• Vận tốc âm : c (m/s),
Vận tốc âm trong không khí:
c = 340 m/s khi t = 14 oC
Phụ thuộc vào nhiệt độ (t, oC):
c = 331,5 + 0,61 x t ,m/s

 Công thức liên hệ:


λ = c / f = c.T

Vận tốc ở một số môi trường ở 21ºC (m/s)


1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.2. Công suất, cường độ, áp suất và mật độ năng lượng âm:
a) Công suất âm: P (W) : là năng lượng âm do nguồn âm bức xạ trong một giây.
Máy bay phản lực 10 kW (104 W)
Máy tán đinh khí nén, mô-tô tăng tốc 1W
Quạt điện hướng trục 50kW 0,1 W (10-1 W)
Dàn nhạc (giao hưởng) lớn 0,01 W (10-2 W)
Máy trộn thức ăn, máy xay cà-fê 0,001 W (10-3 W)
Đàm thoại thông thường 0,00001 W (10-5 W)

b) Cường độ âm: I (W/m2) : Số năng


lượng trung bình đi qua một đơn vị diện tích
vuông góc với phương truyền âm trong một
giây.
c) Mật độ năng lượng âm: E (J/m3) là
năng lượng âm chứa trong một đơn vị thể tích
môi trường trong 1 s.

d) Áp suất âm: p (N/m2 hay Pa) : là áp suất dư (áp suất có thêm so với khí quyển
tĩnh) có trong môi trường âm.
• pmax : áp suất cực đại.
phq2 = pmax2 /2
• phq : áp suất hiệu quả.
I = pmax2/2ρ0c0
• ρ0c0 = 415 kg/m s : trở âm của không khí.
2
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.3. Mức âm (dB - Đề xi ben):


• Âm thanh tai người cảm nhận được có cường độ và
áp suất thay đổi trong một phạm vi rất rộng.
Ngưỡng nghe: I0 = 10-12 W/m2
p0 = 2.10-5 Pa
Ngưỡng đau: I = 1 W/m2
p = 2.10 Pa
• Weber Fechner : Cảm giác âm thanh của tai
người tỷ lệ với lôgarit của năng lượng âm thanh.

>>> Mức âm : là đơn vị đánh giá âm thanh theo thang lôgarit (cơ số 10) của tỷ
số giữa áp suất hoặc cường độ âm cần đo với áp suất và cường độ âm lấy làm
chuẩn so sánh ( I0 ;P0 ).
• Mức cường độ âm: Mức áp suất âm:
I I p p
LI  lg ( B)  LI  10  lg (dB) LP  2 lg ( B)  LP  20  lg (dB)
I0 I0 p0 p0
1 B (Ben) = 10 dB (dexiBen)
*) Chú ý: Mức cường độ âm và Mức áp suất âm của cùng một âm là như nhau gọi
chung là mức âm (LI = Lp).
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.3. Mức âm (dB - Đề xi ben) (tiếp)

Mức âm một số nguồn thường gặp:


- Vườn yên tĩnh : 20 ÷ 30 dB
- Tiếng nói thầm xì xào (cách 1m) : 35 dB
- Nói to : 60 ÷ 70 dB
- Phòng hòa nhạc disco : 100 dB

Quan hệ Cường độ, áp suất và mức âm


1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÂM THANH (cont)

1.1.3. Mức âm (dB - Đề xi ben) (tiếp)


1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH

1.2.1. Cấu tạo tai người.


Sơ đồ tai người:
a. Tai ngoài;
1. Vành tai;
2. Ống tai;
b. Tai giữa;
1. Màng nhĩ;
2. Xương búa;
3. Xương đe;
4. Xương bàn đạp;
5. Vòi Eustache
c. Tai trong;
1. Ống bán khuyên;
2. Ốc tai;
1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)

1.2.2. Phạm vi nghe âm thanh của tai người.


Phạm vi nghe âm: 20Hz – 20.000Hz
Pham vi nhạy cảm
Ngưỡng nghe nhất của tai Ngưỡng đau
20 Hz 1000 Hz 5000 Hz 20 kHz

Hạ âm Phạm vi nghe được Siêu âm


1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)

1.2.3. Độ cao của âm thanh


Độ cao hay thấp, thanh hay trầm của âm thanh do tần số của nó quyết định

16 Hz 355 Hz 1400 Hz 20.000 Hz

Tần số thấp Tần số trung Tần số cao


bình
1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)

1.2.4. Cảm giác to nhỏ – mức to : M (phon).


• Cảm giác to nhỏ khi nghe âm thanh phụ thuộc vào tần số và mức âm, được đánh
giá bằng đơn vị là mức to (đơn vị: phon).

• Thang phon được thành


lập theo âm tần số 1000Hz
làm chuẩn, trị số mức to
(phon) ở tần số này bằng trị
số mức âm.

Ví dụ: Âm có :
Tần số: f = 2000 Hz
Mức âm: L = 85 dB
 Mức to: M = 87 phon

Biểu đồ các đường đồng mức to


(của Robinson và Dadson)
1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)
1.2.4. Cảm giác to nhỏ – mức to : M (phon) (tiếp)

Tiếng chim hót ở f=5000Hz (50dB)


nghe to bằng tiếng máy tiện f=50Hz
(80 dB).
1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)

1.2.5. Độ to (D) – thang son

- Độ to, D : cũng giống như mức to, là 1 đại


lượng chủ quan đánh giá cảm giác to nhỏ của âm
thanh, nhưng nó thay đổi theo tỷ lệ bậc nhất
của cảm giác.
- Đơn vị: son
Từ 1 son đến 2 son cảm giác nghe to tăng 2
lần.

- Cách xác định: dùng biểu đồ hoặc công thức.


- Công thức liên hệ giữa Son & Phon:
D = 2 (M – 40)/10
=> Một âm có M = 40 (phon) thì: D = 1 (son) Quan hệ giữa Độ to và Mức to

• Khi Mức to tăng 10 (phon) => Độ to tăng 2 lần.


1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)
1.2.5. Độ to (D) – thang son (tiếp)
Ví dụ:
So sánh độ to giữa 2 âm:
- Âm 1: f1 = 60 Hz
L1 = 90 dB
- Âm 2: f2 = 100 Hz
L2 = 50 dB

• Âm 1: f1 = 60 Hz
L1 = 90 dB
→ Tra biểu đồ đồng mức to được M1 = 80 phon
Âm 2: f2 = 100 Hz
L2 = 50 dB
→ Tra biểu đồ đồng mức to được M2 = 40 phon
• Âm 1: M1 = 80 phon → Tra biểu quan hệ độ to và mức to được D1 = 16 son
Âm 2: M2 = 40 phon → Tra biểu quan hệ độ to và mức to được D2 = 1 son
• Vậy: D1 / D2 = 16 / 1 = 16 lần
→ Âm 1 nghe to hơn âm 2 là 16 lần
1.2. TAI NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ ÂM THANH (Cont)

1.2.6. Khả năng định hướng nguồn âm


và cảm thụ khoảng cách

• Khả năng định hướng nguồn âm khi


nghe âm là nhờ nghe qua 2 tai, nếu nghe 1
tai thì mất khả năng định hướng.
• Hiệu ứng Haas: Khả năng định hướng
của tai được giải thích là do sự chênh lệch
về thời gian và cường độ vì có sự chênh
lệch về quãng đương từ nguồn âm đến mỗi
tai.
1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI

1.4.1. Sự giảm năng lượng âm theo


khoảng cách
a) Nguồn điểm.
Khi khoảng cách tăng gấp đôi thì
mức âm giảm xuống 6 dB.

b) Nguồn đường.
Khi khoảng cách tăng gấp đôi thì
mức âm giảm xuống 3 dB.
1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI (Cont)

1.4.2. Tính tổng các mức âm


L1 = 10lg(I1/I0) L2 = 10lg(I2/I0)
a) Tổng của hai mức âm thành phần:
Có 2 cách: A
•Dùng công thức.
•Dùng biểu đồ.
LA = 10lg((I1+I2)/I0)
 Dùng công thức:
Từ công thức:
I L L
12
L L
12
 10 10
I I 0 10 10
 10 10 10
 10 10

I 0
Ví dụ: Tính L1+2 khi biết: L1 = 90 dB, L2 = 80 dB
I1 = 10(90/10-12) = 10-3 = 0,001.
I2 = 10(80/10-12) = 10-4 = 0,0001.
=> I1 + I2 = 0,0011 W/m2
=> L1+2 = 10.lg(0,0011/10-12)
= 10.lg(11.108)
= 10.9,04
= 90,4 dB
1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI (Cont)
1.4.2. Tính tổng các mức âm (tiếp)
a) Tổng của hai mức âm thành phần (tiếp)
 Dùng biểu đồ:
Nếu: L1 ≠ L2
=> ΔL = L2 - L1
=> Tra biểu đồ : L+
Ltổng = L2 + L+
Nếu: L1 = L2 => LA = L1 + 3dB

Ví dụ trước: Tính L1+2 khi biết:


L1 = 90 dB, L2 = 80 dB

Lời giải:
Ta có: ΔL= 90 – 80 = 10 (dB)
Tra biểu đồ L+ ta được L+ = 0,4 (dB)
Ltổng = L1 + L+
= 90 + 0,4 = 90,4 (dB)
1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI (Cont)

1.4.2. Tính tổng các mức âm (tiếp)

b) Tổng của nhiều mức âm.


1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI (Cont)

1.4.3. Tính trừ các mức âm

-Khi đo tiếng ồn từ một cỗ


máy cụ thể nhưng lại có mặt
một tiếng ồn nền.
-Cần biết tiếng ồn đo được
do nền
cỗ máy
cả 2.

-Thủ tục kiểm tra là như sau:


• Đo tiếng ồn của cả 2: cỗ máy LS và nền LS+N.
•Tắt tiếng ồn cỗ máy LS, đo tiếng ồn nền, LN .(Trong thực tế thường tắt được
tiếng ồn cỗ máy dễ hơn tắt tiếng ồn nền)
•Tính độ chênh lệch L=LS+N – LN .Dùng biểu đồ để tìm sự hiệu chỉnh tiếng
ồn của cỗ máy.
1.4.TRUYỀN ÂM Ở NGOÀI TRỜI (Cont)

1.4.3. Tính trừ các mức âm (tiếp)

- Nếu L < 3 dB → Tiếng ồn nền là khá lớn không thể đo chính xác được và không
thể tìm được hệ số hiệu chỉnh chừng nào mức ồn nền chưa giảm.
- Nếu L > 10dB → Có thể bỏ qua tiếng ồn nền.
- Nếu L = 3-10 dB → Đặt giá trị L lên trục hoành và tìm được giá trị hiệu chỉnh L_
trên trục tung. Mức ồn hiệu chỉnh của cỗ máy bằng LS+N trừ đi L_.
1.5.TRUYỀN ÂM TRONG PHÒNG KÍN

- Hệ số hút âm.
It = Ip + Ih
It : Cường độ âm tới.
Ih : Cường độ âm bị hút (tiêu tán + xuyên qua).
Ip : Cường độ âm bị phản xạ.
- Hệ số hút âm vật liệu, α :
α = Ih / It

- Lượng hút âm tương đương của một bề mặt diện tích S (m2):
A= S x α (m2)
- Lượng hút âm của một căn phòng :
A= ∑Si x αi + ∑am x Nm (m2)
Si : Diện tích của một bề mặt hút âm trong phòng.
αi : Hệ số hút âm của một bề mặt.
Nm : Số vật hút âm trong phòng.
am : Lượng hút âm của một vật.
MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Thiết kế che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng thính giả
 Chương 3: Âm học đô thị.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 2. MÔI TRƯỜNG ÂM THANH
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh
Chương 2: Âm học phòng thính giả
Chương 3: Âm học đô thị
CHƯƠNG 2. ÂM HỌC PHÒNG THÍNH GIẢ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ÂM TRONG PHÒNG THÍNH GIẢ

Trường âm: Sóng trực tiếp và sóng


phản xạ lan truyền khắp phòng, chồng
chéo lên nhau, hoà hợp với nhau, tạo
thành trường âm trong phòng.

(Mô tả nguyên lý truyền âm bằng phương pháp lý thuyết âm hình học)


2.3. PHÂN LOẠI PHÒNG KHÁN GIẢ

2.3.1. Phân loại phòng khán giả


Phân thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Các phòng nghe âm thanh trực
tiếp từ nguồn âm (giảng đường, hội trường,
nhà hát, phòng hòa nhạc). (Giảng
đường
đại học)

Nhóm 2: Gồm các phòng chỉ nghe âm


thanh qua hệ thống điện thanh do đó phân
biệt loại phòng: phòng nguồn âm và phòng
(Phòng
nghe âm (phát lại âm thanh).
thu âm
nhạc)

Nhóm 3: gồm các phòng vừa nghe âm


thanh trực tiếp (âm thanh tự nhiên) vừa (Nhà
nghe âm thanh qua các hệ thống điện hát
thanh. Thường các phòng có khối tích lớn, múa
đa năng rối
nước)
2.3. PHÂN LOẠI PHÒNG KHÁN GIẢ
2.3.1. Phân loại phòng khán giả (tiếp)
Chú ý : Nhóm 1 và 3 : Lại phân ra thành:
•Phòng chỉ nghe tiếng nói (giảng đường,phòng họp... ) .
•Phòng chỉ nghe âm nhạc (nhạc giao hưởng,thính phòng,nhạc nhà thờ ...).
•Phòng đa năng (tiếng nói + âm nhạc: kịch, tuồng, chèo, cải lương,).

(Phòng
hội
thảo)

(Phòng (Nhà hát chèo Hà Nội)


hòa
nhạc
Bing
concert)
2.3. PHÂN LOẠI PHÒNG KHÁN GIẢ (Cont)

2.3.2. Đánh giá chất lượng âm thanh


 Phòng yêu cầu nói: đánh giá qua khái niệm “độ rõ”
 Phương pháp đánh giá: dùng phương pháp thực nghiệm nhằm xác định độ rõ âm
tiết.

Âm tiết đúng
Đại lượng tỷ lệ = = DRAT = 75% Tiêu chuẩn thiết kế
Toàn bộ âm tiết đã đọc

Độ rõ rất tốt khi: DRAT >= 85%


Đỗ rõ tốt khi : DRAT = 75 – 85%
Đỗ rõ đạt yêu cầu khi: DRAT = 65 – 75%

 Với các phòng nghe nhạc: dùng khái niệm “nghe hay”
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ

2.4.1. Hình dạng mặt bằng


• Trước đây: thường là hình cơ bản (nửa
hình tròn, dẻ quạt, móng ngựa, chữ nhật,...)
• Hiện nay: không có hình dạng cố định. Tùy
vào mục đích kiến trúc và hiệu quả âm học.

Mặt bằng đấu trường La Mã- Collossemu Philharmonique de Berlin –


Hans Sharoun
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.1.Hình dạng mặt bằng (tiếp)

Các nguyên tắc có lựa chọn hình dạng


phòng (theo K. Hamus):
1. Khoảng cách giữa nguồn âm và người
nghe phải nhỏ nhất.
2. Góc bao giữa nguồn âm và các chỗ ngồi
phải nhỏ để xét tới tính định hướng của
nguồn âm.
3. Các tường ngăn nguồn âm phải tạo
được các âm phản xạ có lợi cho khán
thính giả.
4. Tránh các mặt cong lõm tạo nên hội tụ
âm ở chỗ ngồi khán thính giả.
5. Khử các tiếng dội phản xạ nhiều lần
(tiếng dội lặp lại) của hai tường song song
khi các tường khác hút âm mạnh.
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.1.Hình dạng mặt bằng (tiếp)


2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.2. Hình dạng mặt cắt
• Thường có trần dạng trần
gấp, hạ thấp dần cấp độ cao về
phía cuối phòng.
• Phòng có kích thước nhỏ
(phòng họp, hội nghị, giảng
đường nhỏ,...)
chỉ cần trần phẳng là
có thể đáp ứng được yêu cầu
về âm thanh.
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.2. Hình dạng mặt cắt (tiếp)


Các dạng phòng từ 1- 5 tạo được sự phân bố năng lượng âm phản xạ đều dần
và đạt đến môi trường âm khuếch tán gần với lý tưởng.
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.3. Kiếm tra để xử lý các hiện tượng âm thanh xấu trong phòng

a) Tiếng dội (ECHO)

-Thời gian trễ: Âm phản xạ đến thính giả sau âm


trực tiếp một khoảng thời gian trễ (ms – mili giây).
- Tiêu chuẩn:
Phòng nghe tiếng nói : Δgh = 10 -15 ms.
Phòng nghe âm nhạc : Δgh = 20 - 30 ms
- Thời gian giới hạn: Δgh
Âm phản xạ có ích khi : Thời gian trễ < Δgh
Âm phản xạ bất lợi khi : Thời gian trễ > Δgh
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.3. Kiếm tra để xử lý các hiện tượng âm thanh xấu trong phòng (tiếp)
a) Tiếng dội (ECHO) (Cont)
- Điều kiện xảy ra tiếng dội :
R1 + R2 – D > 17 (m)
R1: K/cách từ nguồn âm đến mặt phản xạ
R2: K/cách từ mặt phản xạ đến vị trí nhận âm thanh
D : K/cách từ nguồn âm đến vị trí tiếp nhận âm thanh
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.3. Kiếm tra để xử lý các hiện tượng âm thanh xấu trong phòng (tiếp)
a) Tiếng dội (ECHO) (Cont)
- Cách phòng tránh tiếng dội:
+ Kiểm tra kích thước của căn phòng nếu: R1+R2–D >17 (m)
Giải pháp: Điều chỉnh R1 + R2 – D < 17 (m)
Không điểu chỉnh: Sử dụng các vật liệu hấp thụ âm cho bề mặt
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.3. Kiếm tra để xử lý các hiện tượng âm thanh xấu trong phòng (tiếp)
a) Tiếng dội (ECHO) (Cont)
- Cách phòng tránh tiếng dội (tiếp)
+ Trường hợp tiếng vọng trong góc- những góc vuông- âm thanh bị dội ngược lại song
song với âm thanh ban đầu.
Giải pháp: làm thay đổi góc vuông,
ốp vật liệu hấp thụ âm thanh.
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.3. Kiếm tra để xử lý các hiện tượng âm thanh xấu trong phòng (tiếp)
b) Hội tụ âm
- Xảy ra khi: Mặt trần có dạng cong lõm
- Cách phòng tránh hội tụ âm:
+ Điều chỉnh hợp lý bán kính cong so với chiều cao của phòng hoặc sử dụng các cấu
kiện chu kỳ dạng cong lồi

+ Phá vỡ các dang mặt bằng bất lợi cho


âm thanh (Elip, tròn, móng ngựa bằng:
•Cấu tạo nhiều tầng ban công
•Các phòng nhóm (ghế lô)
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.4. Tỉ lệ kích thước và thể tích phòng thính giả


a) Thể tích các phòng
Chỉ tiêu thể tích riêng tổng hợp từ nghiên cứu của nhiều tác giả
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.4. Tỉ lệ kích thước và thể tích phòng thính giả (tiếp)


b) Tỷ lệ kích thước:
- Đối với các phòng cho âm nhạc loại nhỏ nên tham khảo 8 tỷ lệ phòng hay được
nhắc tới trong Kiến trúc và trong Âm học kiến trúc :

H: Chiều cao phòng


B: Chiều rộng phòng
L: Chiều dài phòng

- Đối với các studio âm thanh, có thể áp dụng tỷ lệ :


Các phòng có V< 80m3 → H: B:L = 1: 1,2: 1,5
Các phòng có V>= 80m3 → H: B:L = 1:1,4:1,9
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.5. Các chi tiết kiến trúc trong phòng


a) Độ dốc sàn ngồi
-Quyết định:
• Độ nghe rõ trong phòng
• Độ nhìn rõ của khán giả
-Lí do làm sàn dốc:
Nếu sàn phẳng thì mức âm của các chỗ
ngồi phía sau bị giảm đi đáng kể và bị biến
đổi âm sắc so với người ngồi phía trước. Cung hòa nhạc Walt Disney
(KTS :Frank O.Gehry)
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.5. Các chi tiết kiến trúc trong phòng (tiếp)


b) Ban công

- Độ mở của ban công (xác định bởi độ cao H)


Ảnh hưởng tới sự thu nhận âm thanh của
thính giả ngồi dưới ban công

- Nếu độ mở H nhỏ
độ sâu D lớn
Thính giả ngồi dưới ban công không nhận
được các phản xạ âm có lợi từ trần

Ví dụ: yêu cầu đối với ban công phòng hòa nhạc và
nhà hát Opera. Theo kinh nghiệm nên mở = 4-4,5m
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)

2.4.5. Các chi tiết kiến trúc trong phòng (tiếp)

c) Tường sau và lan can ban công

-Âm thanh phản xạ từ tường sau:


• Quay trở về thính giả ngồi phía trước
• Thời gian trễ lớn
Gây ra tiếng dội

- Khắc phục bằng cách:


• Dùng vật liệu hút âm mạnh
• Tạo phản xạ khuếch tán
• Tạo phản xạ âm có lợi
Tường lan can ban công cũng xử lý
tương tự như đối với tường sau phòng
thính giả
2.4. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG THÍNH GIẢ (Cont)
2.4.5. Các chi tiết kiến trúc trong phòng (tiếp)
+ Vật liêu làm tấm phản xạ:
d) Thiết kế các tấm phản xạ âm thanh • Hệ số phản xạ âm lớn (hệ
- Đặt phía trên, gần nguồn âm. số hút âm nhỏ), đồng đều.
- Tấm phản xạ cần thỏa mãn yêu cầu: • Vật liệu sử dụng: gỗ
+ Góc bao càng lớn, càng gần nguồn âm thì cứng,gỗ ép từ mùn cưa, vỏ
càng chứa nhiều năng lượng âm, bào, thạch cao nhiều lớp
càng hiệu quả. trên lưới sắt, vữa ximăng
+ Kích thước tấm phản xạ trên lưới sắt...
• Kích thước tối thiểu: 2x3 m + Kết cấu tấm phải vững chắc,
• Kích thước tốt nhất: 6x9 m không bị dao động, rung động
dưới tác dụng của sóng âm.
MỘT SỐ VÍ DỤ

- Sau khi tính toán, thiết kế phương án trên bản vẽ thì phải chế tạo mô hình để
kiểm tra chất lượng âm thanh theo đúng tiêu chuẩn về:
+ Sự đồng đều trường âm trong phòng
+ Thời gian âm vang
MỘT SỐ VÍ DỤ

Royal Albert Hall, London


Công ty kiến trúc BDP. Mở cửa năm 1871

-Phong cách cổ điển Châu Âu


-Mặt bằng hình oval vốn không tốt cho sự lan truyền âm thanh.
-Khắc phục:
+ Các đĩa thủy tinh giống như những cây nấm mọc từ trần nhà có tác dụng khuếch
tán âm thanh
+ Các chi tiết kiến trúc như cột, ban công, và các chi tiết trang âm giúp khán phòng
có một trường âm đồng đều hơn..
MỘT SỐ VÍ DỤ
Nhà hát quốc gia và phòng hòa nhạc – Taipei, Taiwan
KTS Yang Cho-cheng , kỹ sư Associates. Hoàn thành vào năm 1987

-Phong cách cổ điển của Châu Á, xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Minh của
Trung Hoa Lục Địa.
- Mang dáng dấp ngôi chùa
- Đảm bảo được nguyên lý về âm học phòng
MỘT SỐ VÍ DỤ

Symphony Hall Minneapolis, Minnesota, USA


KTS cảnh quan M. Paul Friedberg. Xây dựng năm 1975

-2 bên tường gần sân khấu vát chéo để tăng cường âm phản xạ tốt xuống dưới
khán phòng.
- Tường và trần thiết kế là các khối lập phương để khuếch tán âm thanh trong
phòng,tạo tính thẩm mỹ riêng cho công trình.
MỘT SỐ VÍ DỤ

*) MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

The NHK Symphony Orchestra Building, Tokyo, Japan


KTS Nagata Minoru. Mở cửa 1955

- Các chi tiết kiến trúc mô phỏng hình ảnh ngôi đền ở Nhật Bản
- Đồng thời cũng là chi tiết khuếch tán âm thanh cho phòng
MỘT SỐ VÍ DỤ
Nhà hoà nhạc Tenerife (đảo Canary, Tây Ban Nha) (1991-2003)
KTS Santiago Calatrava

-Tạo hình:
+ Con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương
+ Chiếc mũ của đấu sĩ La mã
- Các chi tiết trang trí trần là các tấm phẳng nhằm phản xạ âm thanh về
phía cuối khán phòng. Đồng thời ăn nhập với hình thức bên ngoài của
công trình
MỘT SỐ VÍ DỤ

Cung hòa nhạc The Walt Disney, Los Angeles, USA (1987- 1991)
KTS Frank Gehry

- Sân khấu thiết kế gần gũi với khán giả


- Không gian, các bề mặt, vật liệu được kết hợp với nhau để tạo ra âm thanh rõ
ràng và sôi động từ các công cụ hòa âm,tăng âm giọng hát.
- Thiết kế âm thanh các góc có khoảng cách đủ (20-30 m) từ sân khấu để loại
bỏ những tần số trầm.
- Các mặt lồi trên trần và tường,sân khấu bằng gỗ làm tăng sự dội âm từ các
dụng cụ âm nhạc.
MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm.
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm
 Chương 5: Thiết kế che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh.
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh.
 Chương 2: Âm học phòng thính giả
 Chương 3: Âm học đô thị.
Phần 3: Môi trường Ánh sáng
 Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên
 Chương 3. Chiếu sáng nhân tạo.
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 2. MÔI TRƯỜNG ÂM THANH
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về âm thanh
Chương 2: Âm học phòng thính giả
Chương 3: Âm học đô thị
CHƯƠNG 3. ÂM HỌC ĐÔ THỊ
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1.1. Tiếng ồn.
• Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cho ta cảm giác khó chịu.
• Tiếng ồn rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau.

1.2. Phân loại.


a) Theo vị trí:
• Tiếng ồn trong nhà : do chính con người và các thiết bị vệ sinh kỹ thụât phục vụ
đời sống vật chất và tinh thần con người sinh ra.
• Tiếng ồn bên ngoài nhà : sinh ra do các phương tiện giao thông vận tải.
b) Theo nguồn gốc:
• Tiếng ồn không khí, phát ra và lan truyền trong không khí ( tiếng nói, tiếng hát,...)
• Tiếng ồn va chạm: do sự va chạm các vật thể, lan truyền trong các kết cấu nhà
cửa, các vật thể rắn, trong đất (tiếng chân người, vật rơi trên sàn nhà,...)
• Tiếng ồn kết cấu: lan truyền trong các kết cấu nhà cửa hay vật chất ở thể rắn nói
chung, nguồn gốc có thể là tiếng ồn không khí hay tiếng ồn va chạm.
c) Theo thời gian tác dụng:
• Tiếng ồn ổn định, thay đổi không quá 5 dB (trạm biến thế, máy móc,...)
• Tiếng ồn không ổn định, thay đổi lớn hơn 5 dB (giao thông, sân thể thao,...)
2. TIÊU CHUẨN MỨC ỒN CHO PHÉP TRONG ĐÔ THỊ (dB,A)

QCVN 26:2010/BTNMT (thay thế TCVN 5949:1998) : Tiêu chuẩn tiếng ồn


theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Thời gian

TT Khu vực
6h – 18h 18h – 22h 22h – 6h

1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: 50 45 40


Bệnh viện, thư viện, nhà diều
dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà
thờ, chùa chiền, ...
2 Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, 60 55 50
cơ quan hành chính…

3 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực 75 70 50


thương mại, dịch vụ sản xuất
3. TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN TIẾNG ỒN GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ
Độ giảm âm của nguồn âm
điểm qua tường chắn dài vô
hạn (ΔLtc):

- Độ giảm ồn sau tường chắn


tại điểm khảo sát xác định phụ
thuộc tỷ số:

2( a  b  c)
n

Với: λ(m): bước sóng âm khảo sát

- Từ n xác định độ giảm âm


ΔLtc qua bảng bên.
3. TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN TIẾNG ỒN GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ

Ví dụ: Hãy xác định độ


giảm mức ồn sau một bức
tường dài vô hạn ở các
tần số 200Hz và 500Hz đối
với nguồn âm điểm.
Biết: a = 10,5m; b = 15,5m;
c = 25m
******************************
340
f  250 Hz     1,36m
250
340
f  500 Hz     0, 68m
500
10,5  15,5  25
n250   1, 47;
1,36
10,5  15,5  25
n500   2,90;
0, 68

Tra biểu đồ xác định mức ồn giảm do tường chắn Ltc:


f = 250Hz -> Ltc = 15 dB;
f = 500Hz -> Ltc = 17,5 dB;
Tường chắn bằng cây xanh
Tường chắn trong thiết kế đô thị
Tường chắn trong thiết kế đô thị
Một số loại tường chắn của hãng
the Palram Transparent Acoustic Barriers
(australia)
Tường chắn bằng gỗ của hãng CARMO (Bồ Đào Nha)
Phễu sân bay

- Hạn chế tính không: Để đảm bảo an toàn


cho máy bay, còn cần phải hạn chế vật
thể chướng ngai vật ở không gian xung
quanh sân bay. (còn gọi là phễu bay).

Quy hoạch khu vực có sân bay: Không bố


trí công trình nằm trong khu vực phễu
bay.
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông
a. Về quy hoạch.
Phân vùng quy hoạch xây dựng thành phố theo mức ồn cho phù hợp.

Tại CHLB Đức : Thành phố chia thành 4 vùng xây dựng.
4 vùng xây dựng:
• Vùng 1. Vùng công nghiệp
o Mức ồn trên 75 dBA, dưới 90 dBA.
o Bố trí nhà máy, xí nghiệp, các tuyến đường giao thông vận tải với cường độ cao,
đường tàu hỏa.
o Không bố trí nhà ở ( ngoại trừ nhà ở cho công nhân).
• Vùng 2. Trung tâm công cộng và thương nghiệp
o Mức ồn tới 75 dBA.
o Bố trí các đường phố có cường độ vận tải cao, các đường bộ đi lại tấp nập.
o Các công trình phục vụ công cộng như cửa hàng, nhà hàng, rạp chiếu bóng.
• Vùng 3. Vùng nhà ở
o Là vùng tương đối yên tĩnh, mức ồn cho phép 60 dBA (Pháp cho phép 65 dBA).
o Bố trí đường giao thông vận tải nhẹ
• Vùng 4. Vùng yên tĩnh
o Vùng yên tĩnh, mức ồn không vượt quá 50 dBA.
o Bố trí những công trình cần yên tĩnh cao như thư viện, viện nghiên cứu, trường
học, nhà trẻ, đài phát thanh, truyền hình…
VÍ DỤ
3.6.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông (tiếp)
Ví dụ:
Các khu đô thị mới xây dựng tại Hà Nội đều được
xây dựng ngay cạnh các trục giao thông chính.
Khu đô thị mới Đặng Xá 1 và 2 nằm gần tuyến quốc
lộ 5;
Khu đô thị mới Trung Yên và Trung Hoà - Nhân Chính
gần tuyến đường chính Láng - Hoà Lạc;
Khu đô thị mới Hạ Đình gần tuyến quốc lộ 6...

Một số khu đô thị mới tiếp giáp đến 2 hoặc 3 tuyến


đường chính:
Khu tái định cư tập trung Huyện Từ Liêm;
Khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng....
Các khu đô thị mới thường không có đường kết nối
riêng gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi
trường không khí và tiếng ồn.
VÍ DỤ
3.6.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông (tiếp)

 Khu đô thị mới Xuân Phương,


Từ Liêm, Hà Nội
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông (tiếp)
b. Về giao thông.
• Quy hoạch gắn liền với quy hoạch hệ thống giao thông.
Nhiều nước, đường tàu hỏa có thể tiếp cận khu vực trung tâm do QH giao thông hợp lý,
các giải pháp chống ồn hiệu quả, không ảnh hưởng tới khu dân cư (ngay cả ban
đêm).
Bộ Môi trường và cảnh quan đô thị Pháp
Chia các tuyến giao thông bộ thành 4 cấp:
• Đường liên vận: Đường chính nối các vùng lớn trong nước, có vận tốc dòng xe cao 80 – 100 km/h.
• Đường huyết mạch: Đường nối các vùng trong một thành phố, có cường độ dòng xe cao và vận tốc 60
– 80 km/h.
• Đường mạng lưới: Phục vụ giao thông nội vùng, có vận tốc nhỏ 40 đến 60 km/h.
• Đường nhỏ: Kết nối các khu dân cư và khu công cộng khác, có vận tốc yếu từ 20 – 40 km/h.
Chia đường phố thành 2 nhóm theo mức ồn:
• Nhóm đường ồn ào: đường liên vận, đường huyết mạch và một số đường mạng lưới.
Chia làm 2 mức:
o Mức 1: Đường gây tác hại lớn về tiếng ồn (đường liên vận, tuyến huyết mạch có cường độ dòng xe
cao, vận tốc lớn, thành phần xe nặng nhiều).
o Mức 2: Đường gây tác hại ít hơn về tiếng ( đường huyết mạch khác (không thuộc mức 1), một số tuyến
đường mạng lưới (dành cho xe buýt có cường độ trên 350 xe/ngày).
• Nhóm đường không ồn ào là các đường mạng lưới khác và đường nhỏ.
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông (tiếp)

c. Về Kiến trúc
Giải pháp tổ hợp không gian bên
trong mỗi ngôi nhà có ảnh hưởng
đến điều kiện tiện nghi âm thanh.
Các giải pháp :
• Phòng sinh hoạt (ngủ, làm việc,...) bố
trí vào phía trong của khu nhà,
Phòng phụ (cầu thang, bếp, kho, vệ
sinh…) bố trí hướng ra đường phố.
• Các nguồn âm thanh trong nhà (cầu
thang, vệ sinh, bếp, ống rác,…) nên bố
trí tập trung một phía và xa phòng ngủ.
• Có thể bố trí các phòng ít ồn hơn
(bếp, phòng khách…) để ngăn cách
giữa phòng ngủ và các phòng ồn.
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.1. Biện pháp quy hoạch, kiến trúc, giao thông (tiếp)
Khi thiết kế công trình có thể:
• Lợi dụng các khối phụ làm màn chắn tiếng ồn cho công trình chính
• Nhô tầng dưới nhiều hơn về phía đường giao thông để che chắn tiếng ồn cho các
tầng trên
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.2. Giải pháp kỹ thuật:

a. Cây xanh:
Một dải cây xanh chống tiếng ồn
trồng đúng kỹ thuật, khi:
• Đứng cuối dải cây không
nhìn thấy các “khoảng sáng”
• Đầu và cuối mỗi dải cây có
hàng rào thấp và kín để che
phần thân cây (dưới tán cây).
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4. 2. Giải pháp kỹ thuật: (tiếp)

Hiệu quả giảm tiếng ồn của dải cây xanh:

TT Chiều Cấu trúc dải cây Mức ồn hạ


rộng dải thấp (dBA)
cây (m)
1 10 -14 Một dải cây, trồng kiểu ô cờ, có 2 hàng rào 4-5
cây
2 14 -20 Một dải cây, trồng kiểu ô cờ, có 2 hàng rào 5-8
cây
3 20 -30 Hai dải cây, cách nhau 3 - 5m, trồng kiểu ô 8 -10
cờ, có 2 hàng rào cây
4 25 - 30 Hai hoặc ba dải cây, cách nhau 3m, trồng
kiểu ô cờ, có 2 hàng rào cây
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.2. Giải pháp kỹ thuật: (tiếp)
b. Tường chắn
• Tường chắn tiếng ồn: Công trình, bờ
đất, vách đất, phối hợp bờ tường cao
0,5 -1m cùng với vách đất.
• Với đường cao tốc hoặc đường liên
vận (có mức ồn cao): sử dụng tường
BTCT, tường gạch, mặt trong phía
tường giao thông sử dụng vật liệu hút
âm hoặc trồng thêm cây xanh, cây
hoa.
• Các đường giao thông kiểu ray treo,
cáp treo hoặc đặt trên các cầu cạn:
dùng tường chắn do có các vùng
“bóng âm”.
• Với đường mạng lưới: các giải pháp
làm giảm tốc độ như gờ giảm tốc
• Sử dụng nhà 2 tầng mang tính chất
phục vụ như cửa hàng, nhà hàng ăn
uống, giải khát…làm tường chắn tiếng
ồn
4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN TRONG THÀNH PHỐ
4.2. Giải pháp kỹ thuật: (tiếp)

Hiệu quả của tường chắn:


• Tường bằng đất cao 0,5 – 1m ở hai
bên đường có thể giảm được 5 – 7
dBA
• Các ụ đất cao 8m có thể giảm tới 15 -
18 dBA
• Các tường bê tông, các ngôi nhà làm
tường chắn tùy theo độ cao và chiều
dài có thể hạ thấp tiếng ồn tới 20 – 30
dBA
MỤC LỤC
Phần 1: Môi trường Nhiệt - Ẩm
 Chương 1: Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình kiến trúc.
 Chương 2: Truyền nhiệt ổn định.
 Chương 3: Truyền nhiệt dao động.
 Chương 4: Truyền ẩm.
 Chương 5: Che nắng.
 Chương 6: Thông gió tự nhiên.
Phần 2 : Môi trường Âm thanh

Phần 3: Môi trường Ánh sáng


 Chương 1: Các khái niệm cơ bản
 Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên.
 Chương 3: Chiếu sáng nhân tạo
 Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
PHẦN 3. MÔI TRƯỜNG ÁNH SÁNG

Chương 1: Các khái niệm cơ bản


Chương 2: Chiếu sáng tự nhiên.
Chương 3: Chiếu sáng nhân tạo
Chương 4: Chiếu sáng công cộng trong đô thị
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÁNH SÁNG

 Một dải có bước sóng hẹp của bức


xạ điện từ (từ 380 ÷ 780 nm) mà mắt
ta cảm nhận được là ÁNH SÁNG.

Phổ của ánh sáng trắng

Mầu Dải bước sóng


(nm-nanomet)
• Đỏ 780 – 630
• Cam 630 - 600
 Bức xạ nhìn thấy: Từ 380nm đến
• Vàng 600 - 570
780nm; Tốc độ ánh sáng c = 3.108 m / s
• Lục / vàng 570 - 550
• Lục 550 - 520
 Ánh sáng trắng: Hiệu quả của thị lực • Lam / lục 520 - 500
tổng hợp tất cả các bước sóng nhìn
• Lam 500 - 400
thấy của ánh sáng
• Tím 450 – 380

1nm 10 9 m
1.1. BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ÁNH SÁNG (cont)

 Ánh sáng đơn sắc: Là ánh sáng chỉ có một bước sóng và một màu
 Bức xạ không nhìn thấy: Là bức xạ điện từ nằm ngoài phạm vi nhìn thấy
của mắt người
 Bức xạ hồng ngoại: Là bức xạ có bước sóng lớn hơn ánh sáng đỏ và cho
cảm giác nóng (mặt trời và các vật thể đốt nóng…)
 Bức xạ tử ngoại: Là bức xạ có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng tím
- Có hại đối với sức khỏe con người;
- Gây nguy hại đối với da và mắt;
- Dùng để tiêu diệt vi trùng trong bếp, bệnh viện…
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ ÁNH SÁNG, MÀU SẮC

1.2.3. Cấu tạo mắt và sự nhìn

Sự nhìn: có 2 loại tế bào thị giác độ nhạy


sáng khác nhau. Đồng tử

 Tế bào nón (lọ): (7 triệu) nằm ở phần Củng


giữa, quanh hố trung tâm của võng mạc. mạc Giác mạc

- Chỉ phản ứng đối với ánh sáng mạnh,


cho phép cảm thụ màu sắc (rất nhạy
sáng)
- Cho sự nhìn ban ngày (nhìn trung tâm).
 Tế bào que: (12 triệu) nằm ở những
phần còn lại của võng mạc (vùng chung
quanh).
- Chỉ cảm thụ được ánh sáng thấp, không
cho cảm giác màu sắc (kém nhạy sang).
- Cho sự nhìn ban đêm (nhìn ngoại vi).
(Mèo và cú vọ có nhiều tế bào que trong mắt
nên có thể nhìn rõ trong đêm)

Pupil: Đồng tử Optic nerve : thần kinh thị giác Sclera: màng cứng
Lens: thấu kính Aqueous humour: thủy dịch Cornea: giáp mạc
Iris: mống mắt, tròng đen Retina: võng mạc Blind spot: điểm mù
Ciliary :lông mi Choroid: màng trạch Vitreous humour: dịch thuỷ tinh
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ ÁNH SÁNG, MÀU SẮC (cont)

1.2.5. Nguyên lí thích ứng


 Con mắt phải điều tiết khi chuyển từ ánh sáng mạnh → yếu.
(VD: Từ trong → ngoài → trong)
- Sáng → tối : 30 phút thích nghi sáng (có màu chuẩn)
- Tối → sáng : 3 phút
 Phòng thay đổi ánh sáng quá nhanh → mắt sẽ mệt mỏi.
VD: Lối vào lăng Bác
 Nếu cả ngày ánh sáng đều nhau dẫn tới bệnh trầm cảm AS.
VD: Nhà máy dệt mùng 8/3
=> Phải thiết kế nhiều loại đèn có chế độ bật tắt khác nhau theo từng thời
điểm. Hoặc nếu nhà không có cửa sổ: sử dụng cửa sổ giả chiếu đèn theo từng
thời điểm.
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ ÁNH SÁNG, MÀU SẮC (cont)

1.2.4. Sự nhìn màu


Mắt người có 4 loại tế bào cảm thụ với các màu sắc ánh sáng:
1. Màu đỏ.
2. Màu lục.
3. Màu lam.
4. Cả ba màu.

Độ nhạy cảm theo phổ ánh sáng:


 Ban ngày: nhạy cảm nhất với màu
vàng lục (λ = 555nm).
 Ban đêm: nhạy cảm nhất với màu
xanh lục (λ = 510nm).

Hiệu ứng Pukine (người Tiệp Khắc


phát minh năm 1860)
0,25 (25%): Nhìn như nhau
Sáng: Nhìn rõ màu đỏ và xanh của bông hồng
Đêm: Đỏ mờ đi, màu xanh sáng hơn.
(Buổi tối nhìn gà trống có lông đỏ đen chỉ thấy
màu đen -> Nhìn gà hoá Cuốc
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ ÁNH SÁNG, MÀU SẮC (cont)

1.2.6. Trường nhìn


 Trường nhìn ngang: khoảng: 1800
 Trường nhìn đứng: khoảng: 1300
 Trường nhìn trung tâm: chỉ có khoảng: 20

Trường nhìn ngang: khoảng: 1800 Trường nhìn đứng: khoảng: 1300

1.2.7. Các thông số khác


 Độ nhìn tinh  Độ tương phản
- Vật bé : khó nhìn → tăng ánh sáng (Bảng đen; phấn trắng; bút vở;…)
- Vật lớn: dễ nhin → giảm ánh sáng
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN

1.3.1. Cường độ sáng I, (cd - candela)


 Giả thiết:
• Nguồn sáng O bức xạ một lượng quang
thông dF tới một điểm A - tâm của một diện
tích dS.
• d : góc khối nhìn diện tích dS từ O.

 Định nghĩa: Cường độ sáng (I) thể hiện


sự phân bố ánh sáng trong không gian
của một nguồn.

 Công thức:

dF • Cường độ sáng luôn gắn liền với một hướng đã cho và


I OA  lim được biểu diễn bằng một vectơ theo hướng đó mà mô-
d  0 d  đun của nó được đo bằng candela (cd).

Một vài trị số cường độ sáng của các nguồn sáng thường gặp:
Ngọn nến 0,8 cd (theo mọi hướng không gian).
Đèn nung sáng 40W/220V 35 cd (theo mọi hướng).
Đèn nung sáng 300W/220V 400 cd (theo mọi hướng).
Đèn nung sáng 300W/220V 150 cd (hướng trung tâm) (có chao đèn).
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN (cont)

 Biểu đồ cường độ sáng


• Một trong những số liệu quan trọng nhất của một loại đèn là Biểu đồ cường đô sáng
• Biểu đồ cường độ sáng : được lập bởi các giá trị của cường độ sáng theo tất cả các
hướng không gian, tính từ điểm gốc là tâm quang học của nguồn.
• Chú ý: Biểu đồ cường độ sáng được vẽ cho quang thông quy về 1000 lm (quy chuẩn).
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN (cont)

1.3.2. Quang thông F (lumen - lm)

- Bức xạ ánh sáng của một nguồn: đo bằng năng


lượng bức xạ (W: đơn vị vật lý thuần tuý).
- Thực nghiệm : cùng một năng lượng nhưng bức
xạ dưới các bước sóng khác nhau gây hiệu quả
trong mắt khác nhau.

 Định nghĩa: Quang thông (F) là luồng ánh sáng


tỏa ra bên trong một góc khối 1 steradian (sr)
bởi một nguồn điểm I = 1 cd, tỏa ánh sáng đồng
đều theo mọi hướng

 Là đại lượng đánh giá năng lượng được mắt người


cảm thụ của nguồn sáng (Là lượng bức xạ khả kiến
trên một bề mặt).
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN (cont)

1.3.3. Độ rọi E, Lux (lx)

 Độ rọi là mật độ quang thông trên bề mặt được


chiếu sáng.
 Nếu một bề mặt diện tích S nhận được một quang
thông đều F thì độ rọi E được xác định theo công
thức:

F
E  1 lux = 1 lm/m2
S
 Mỗi một điểm M của bề mặt được chiếu sáng tồn tại một
độ rọi điểm ứng với cường độ sáng tới điểm đó (EM).
 Độ rọi trung bình bề mặt Etb :trị số trung bình của độ
rọi tại tất cả các điểm trên bề mặt.
 Hệ số đồng đều độ rọi: tỷ số giữa độ rọi điểm chiếu Lux - Meter
sáng yếu nhất và độ rọi trung bình.

Tiêu chuẩn Việt Nam: Độ rọi trên mặt đất tại Hà Nội:
Lớp học : 300 lux Ngoài trời : 15 000 lux
Buổi trưa: 35 000 – 70 000 lux
Phân xưởng dệt: 500 lux
>>> Chói , phải đọc dưới bóng râm.
Xưởng chữa đồng hồ: 750 lux Trời đầy mây: 25 000 – 35 000 lux
Hành lang : 20 lux Trăng rằm: 0,2 lux
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN (cont)

1.3.4. Độ chói L, cd/m2


 Khi ta nhìn vào một bề mặt bức xạ của ánh sáng
(nguồn sáng) hoặc phản xạ lại ánh sáng chiếu lên nó
(nguồn sáng thứ cấp) ta có cảm giác chói mắt.
 Sự chói sáng của bề mặt này được đánh giá bằng độ
chói (luminance).
 Phụ thuộc vào:
- Cường độ sáng của nguồn phát.
- Độ rọi E: Quang thông chiếu tới (lm/m2)
- Hướng quan sát.
- Độ chói L: Quang thông phản xạ (lm/m2)
 Công thức: I
L 
dScos 
(dS: diện tích bề mặt;
cosα: góc hợp bởi pháp tuyến bề mặt và phương quan sát)

Một vài trị số độ chói thường gặp :


Bề mặt mặt trời 165.107 cd/m2
Đèn nung sáng 100W/220V 6.106 cd/m2
Đèn huỳnh quang 40W/220V 7000 cd/m2
Bề mặt mặt trăng 2500 cd/m2
Bầu trời xanh (cách mặt trời 750) 1500 cd/m2
Bầu trời xám 1000 cd/m2
Giấy trắng khi độ rọi 400 lux 80 cd/m2
Chưa gây cảm giác chói mắt 5000 cd/ m2
1.3. CÁC ĐƠN VỊ QUANG HỌC CƠ BẢN (cont)

1.3.5. Hệ số phản xạ, xuyên sáng và hấp thụ ánh sáng


Khi ánh sáng (quang thông) trên đường lan truyền
gặp bề mặt một vật liệu sẽ xảy ra ba hiện tượng:
 Phản xạ ánh sáng từ bề mặt : (hệ số ƍ)
 Xuyên sáng qua vật liệu : (hệ số Ʈ)
 Một phần năng lượng bị hấp thụ : (hệ số α)

Ví dụ:
• Vật đen tuyệt đối : ƍ=0
• VL trắng tuyệt đối: ƍ=1
• Vật liệu đục: Ʈ=0
• Kính trong dày 6 mm: ƍ=0,1; Ʈ=0,85 ; α=0,05
1.4. TIỆN NGHI NHÌN & ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MẮT NGƯỜI
1.4.1. Độ rọi yêu cầu: Eyc, (lx) Độ rọi tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2002
 Eyc là độ rọi cần thiết để có khả năng phân
biệt tốt nhất các chi tiết cần nhìn khi tiến hành
công việc.
 Được tính trung bình trên mặt phẳng làm
việc (thường nằm ngang).
1.4. TIỆN NGHI NHÌN & ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MẮT NGƯỜI
1.4.1. Độ rọi yêu cầu: Eyc, (lx) (tiếp)
1.4.2. Độ rọi trụ : Et (lx)
 Nếu chỉ quan tâm đến độ rọi trên mặt ngang ->
Chiếu sáng phẳng
 Muốn có độ đậm nhạt của sáng tối, tạo sự sống
động của vật -> Độ rọi trụ
 Độ rọi trụ: là độ rọi trên mặt đứng trung bình của
một hình trụ nhỏ.
 Chỉ số “nổi”: là tỷ số giữa độ rọi trụ Et và độ rọi
nằm ngang En (Et/En).
 Để đảm bảo sự tiện nghi chiếu sáng, độ nổi
thường từ 0,3 ~ 0,7.
1.4. TIỆN NGHI NHÌN & ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MẮT NGƯỜI (cont)

1.4.2. Nhiệt độ màu & tiện nghi môi trường sáng


 Nhiệt độ màu của một nguồn sáng không phải là nhiệt độ của bản thân nó mà là nhiệt
độ của vật đen tuyệt đối khi được đốt nóng đến nhiệt độ này thì ánh sáng do nó
bức xạ có phổ hoàn toàn giống phổ ánh sáng của nguồn khảo sát.
 Ký hiệu: Tm (oK : kelvin ,1oK = 1oC + 273,15)
 Nguồn sáng có nhiệt độ màu thấp (ánh sáng nóng) => hợp với yêu cầu độ rọi thấp.
 Nguồn có nhiệt độ màu cao (ánh sáng lạnh) => độ rọi yêu cầu cao

Trong thiết kế chiếu sáng, nhiệt độ


màu dùng để xác định môi trường ánh
sáng tiện nghi.

Ví dụ: Phòng học có yêu cầu độ rọi là Eyc


=300 lx, thì phòng có môi trường ánh
sáng tiện nghi khi: Tm = 3000 - 4200 oK

Biểu đồ Kruithof : mối quan hệ Nhiệt độ màu &


Độ rọi yêu cầu
1.4. TIỆN NGHI NHÌN & ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MẮT NGƯỜI (cont)

1.4.3. Chỉ số hoàn màu, CRI


 Chỉ số hoàn màu (chỉ số truyền màu) dùng để đánh
giá sự biến đổi màu do ánh sáng gây ra (hay dùng
đánh giá chất lượng của ánh sáng)
 Tác dụng: đánh giá chất lượng của ánh sáng.
 Ký hiệu: CRI (colour renderring index).
 Thay đổi từ: 0 (ánh sáng đơn sắc) đến 100 (ánh
sáng trắng)
 Chỉ số hoàn màu càng cao => chất lượng ánh sáng
càng tốt.
1.4. TIỆN NGHI NHÌN & ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MẮT NGƯỜI (cont)
CHƯƠNG 2. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN
2.1. NGUỒN CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

 Ánh sáng mặt trời có 2 thành phần chính:


• Ánh sáng trực tiếp là tia sáng xuyên qua
khí quyển truyền thẳng tới mặt đất, tạo nên
độ rọi trực tiếp (Ett).
• Ánh sáng tán xạ (khuyếch tán) của bầu
trời là các tia sáng bị tầng khí quyển và các
đám mây làm cho tán xạ trước khi truyền
xuống mặt đất (Ekt).

 Độ rọi toàn phần trên một điểm bất kỳ ngoài nhà, nơi quang đãng:
Eng = Ett + Ekt

 Tuy nhiên, trong thực tế, ánh sáng trực tiếp có tác dụng tăng cường rất lớn, nhưng thay
đổi liên tục, không đủ căn cứ để xét đưa vào tính toán. Vì vậy trong tính toán chiếu sáng
tự nhiên: Eng = Ekt
2.2. ĐÁNH GIÁ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

 Kết quả sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng phòng được đánh giá trực
tiếp bằng độ rọi tự nhiên tại các điểm khác nhau trên bề mặt làm việc

 Khi đô rọi ngoài nhà thay đổi - > Độ rọi tự nhiên trong nhà cũng thay đổi

 Hệ số chiếu sáng tự nhiên (Kí hiệu: DF hoặc eM ; %)

EM
DF  eM  100%
EN

Trong đó:
DF: (hoặc eM) Hệ số chiếu sáng tự nhiên hay hệ số độ rọi tự nhiên tại điểm M trong nhà, %;
EM : độ rọi tự nhiên tại điểm M, lx;
EN : độ rọi nằm ngang ngoài nhà ở cùng thời điểm khảo sát do cả bầu trời khuếch tán gây ra, lx.
2.3. YÊU CẦU CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN
2.3.1. Độ rọi tự nhiên yêu cầu : Eyc (lux)

 Độ rọi yêu cầu nhằm đảm bảo nhìn rõ các chi tiết để hoàn thành tốt các công việc
 Quy định độ rọi tự nhiên yêu cầu là độ rọi tại thời điểm tắt đèn buổi sáng và bật đèn
buổi chiều.
 Để tránh xảy ra sự điều tiết của mắt khi chuyển từ sử dụng ánh sáng nhân tạo sang ánh
sáng tự nhiên (và ngược lại), độ rọi tự nhiên yêu cầu cũng được chọn đúng bằng độ
rọi nhân tạo yêu cầu.
 Tại các thời điểm này, độ rọi tự nhiên trong nhà EM phụ thuộc vào đội rọi ngoài nhà (EN)
và cách tổ chức lỗ cửa chiếu sáng.
 Độ rọi ngoài nhà lúc này được gọi là Độ rọi giới hạn ngoài nhà Egh ((EN = Egh).
 Độ rọi Eyc cũng được thể hiện theo hệ số độ rọi tự nhiên yêu cầu (eyc) trong quan hệ
với độ rọi giới hạn Egh :

E yc
DFyc  e yc  100%
E gh

• Tính toán chiếu sáng tự nhiên tại Việt Nam : Egh = 4000 lux
2.3. YÊU CẦU CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)
2.3.1. Độ rọi tự nhiên yêu cầu : Eyc (lux) (cont)
2.3. YÊU CẦU CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)
2.3.2. Kích thước cửa chiếu sáng

 Nếu độ rọi giới hạn nhỏ thì cần diện tích các cửa chiếu sáng lớn và ngược lại nhằm
đảm bảo cùng một giá trị độ rọi yêu cầu trong nhà.
 Diện tích cửa chiếu sáng liên quan: kinh tế xây dựng, giải pháp kiến trúc xây dựng, chế độ
thông thoáng và vệ sinh môi trường…
 Yêu cầu mở rộng cửa đối với khí hậu nhiệt đới nóng ấm Việt Nam cần lớn hơn so với các
nước có khí hậu lạnh và nóng khô.
2.3. YÊU CẦU CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)

2.3.3. Tiện nghi môi trường ánh sáng trong nhà


 Do sự thay đổi rất lớn của độ rọi ngoài nhà (EN), có thể xảy ra độ rọi trong phòng lúc giữa
trưa lớn gấp nhiều lần độ rọi tại các thời điểm giới hạn.
 Độ rọi quá cao trên mặt phẳng làm việc không hoàn toàn là giải pháp tiện nghi, và sự quá
dư thừa ánh sáng trong không gian nội thất có thể gây ra tâm lý mệt mỏi, căng thẳng.
 Tuy nhiên hiện tượng này có thể dễ dàng khắc phục bằng các cấu tạo điều chỉnh ánh
sáng.

Giải pháp chiếu sáng tự nhiên phòng học


2.4. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

Ba thành phần của chiếu sáng tự nhiên:

 Ánh sáng tự nhiên có thể tới một điểm tại mặt


phẳng làm việc qua 3 con đường. Độ rọi tự
nhiên tại điểm M trong phòng EM , gồm:
(1) SC - Độ rọi do phần bầu trời: ánh sáng từ
một mảnh nhỏ của bầu trời nhìn thấy từ điểm khảo
sát;
(2) ERC - Độ rọi do phần phản xạ bên ngoài:
ánh sáng phản xạ bởi các đối tượng ở bên ngoài, ví
dụ: công trình đối diện. e yc

(3) IRC - Độ rọi do thành phần phản xạ bên


trong: ánh sáng phản xạ từ các bề mặt trong nhà
(trần, tường, sàn) tới điểm khảo sát (AS qua cửa
sổ, nhưng không trực tiếp tới mặt phẳng làm việc,
chỉ sau khi phản xạ qua các bề mặt bên trong, nhất
là trần).
 Hệ số chiếu sáng tự nhiên DF (hệ số độ rọi tự
nhiên):

DF = eM =SC + ERC + IRC


2.4. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)

DF = SC + ERC + IRC
a. SC- Độ rọi do phần bầu trời tạo ra:

SC
SC
SC = 0
O O O

Không có CT che chắn Có công trình che chắn Có công trình che chắn
(một phần) (hoàn toàn)
Mặt cắt

SC SC
SC = 0

O O O

Không có CT che chắn Có công trình che chắn


Có công trình che chắn
(một phần)
Mặt bằng (hoàn toàn)
2.4. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)

DF = SC + ERC + IRC
b. ERC - Độ rọi do phần phản xạ bên ngoài:

ERC=0 ESC
ERC
O O O

Không có CT che chắn Có công trình che chắn Có công trình che chắn
(một phần) (hoàn toàn)
Mặt cắt

ERC=0 ERC ERC

O O O

Không có CT che chắn Có công trình che chắn


Có công trình che chắn
(một phần)
Mặt bằng (hoàn toàn)
2.4. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (cont)

DF = SC + ERC + IRC
c. IRC - Độ rọi do phần phản xạ bên trong: Ánh sáng phản xạ từ các bề mặt
trong nhà (trần, tường, sàn) tới điểm khảo sát (AS qua cửa sổ, nhưng không trực tiếp tới
mặt phẳng làm việc, chỉ sau khi phản xạ qua các bề mặt bên trong, nhất là trần).

IRC

Mặt cắt

IRC O

Mặt bằng
2.5. ĐIỀU CHỈNH ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
Tia nắng mặt trời rất có ích trong những diện tích
công trình mà ánh sáng tự nhiên không tới được
qua cửa sổ bên. Có thể áp dụng một số kỹ thuật :
1.Kính lăng trụ:
• Thường ở 1/3 khoảng trên cửa sổ
• Để làm chệch hướng tia ánh sáng mặt trời (bằng
cách khúc xạ) lên phía trên, đến trần và khuếch tán
xuống phía xa của phòng.

Kính lăng trụ hướng ánh sáng tự


nhiên với góc lệch 76 độ
2.5. ĐIỀU CHỈNH ÁNH SÁNG MẶT TRỜI (cont)
2. Tấm LCP (laser cut panel):
 bằng nhựa acrylic trong suốt.
 cắt tấm nhựa có độ dày khoảng từ
2mm đến 20mm thành nhiều mảnh
qua các lát cắt song song.
 ráp lại với nhau thành một tấm LCP
như hình trên. Tấm LCP khi lắp đặt
có thể được bảo vệ bằng 2 tấm kính
trong suốt bọc 2 bên.
 hiệu quả khi mặt trời có góc cao lớn,
tức là 10h đến 14h trong ngày.
2.5. ĐIỀU CHỈNH ÁNH SÁNG MẶT TRỜI (cont)
3. Tấm phản xạ ánh sáng

 Được sử dụng một cách đơn giản từ lâu.


 Là kết cấu nằm ngang trên cửa sổ, tại độ cao khoảng
2,1m, có mặt phản xạ ở phía dưới, trực tiếp hắt ánh
sáng lên trần.
 Thực hiện tốt tại phòng cao vừa phải (khoảng 3m).
 Nếu muốn treo ở bên ngoài, chúng cũng phải sử dụng
như một bộ phận che chắn cho phần thấp nhất của
cửa sổ, nhưng khó giữ được bề mặt trên cho sạch sẽ.
Đặt ở phía trong thì dễ giải quyết hơn.

Tấm phản xạ ánh sáng ngang đặt ngoài và trong phòng Phòng học nhà H2 Đại học Xây dựng
NGUYỄN NGỌC TÂN
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ

Church of light – Tadao Ando


NGUYỄN NGỌC TÂN
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

1. Nhà thờ ánh sáng (Church of light)


 Thiết kế : Kts. Tadao Ando
 Địa điểm: Thành phố Ibaraki , Osaka , Nhật Bản
Năm xây dựng : 1987
 Tận dụng ánh sáng để củng cố sức mạnh tâm
linh.
 Không gian bên trong được nhấn mạnh bởi AS,
sự tương phản giữa sáng và tối.
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

 Giao điểm của ánh sáng và bức tường


vững chắc làm tang nhận thức về tinh
thần và thể xác con người.
 Không gian được xác định bởi ánh
sáng tự nhiên cùng với tương phản
mạnh giữa ánh sáng và bóng đổ.
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

2. University of Durham

 KTS: Kiến trúc sư đồng quan hệ đối tác (ACP)


 Được xây dựng năm 1965, phối kết hợp với
nhiều công trình giải trí khác như phòng khiêu
vũ, cửa hàng sách, phòng trò chơi và quán cà
phê.
 Các bề mặt tường bên trong và bên ngoài sử
dụng cửa sổ kéo dài và bố trí các cửa sổ cao
để làm sáng lên trần nhà.
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

3. Thánh đường Oakland (The Cathedral of Chirst the light)


(Đại thánh đường mang tên Ánh sáng Đức Chúa Trời)
Thiết kế : Craig W. Hartman; Năm xây dựng: 2005, sử dụng 2008
Địa điểm: Oakland, California.

 Các bức tường được thiết kế theo kiểu chồng


chất các tấm gỗ và kính hướng lên trời để tạo
thành mái vòm. => Thiết kế cho phép ánh sáng
thâm nhập vào bên trong tòa nhà giống như xuyên
qua tán lá của những cây tùng trong rừng già.
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

4. Nhà Bình thạnh (Binh Thanh House)


Thiết kế: KTS. Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự
Vị trí: Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM
Theo hướng Đông Nam
Quy mô: 6 tầng
Diện tích sử dụng: 500 m2
Hoàn thành vào tháng 6/2013
2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

Những khối bê tông đúc


sẵn, mỗi khối 60*40cm
tạo nên thẩm mỹ - đón
ánh sáng tốt.

MẶT CẮT CÔNG TRÌNH


2.7. MỘT SỐ VÍ DỤ (cont)

5. Nhà vườn xếp (Stacking Green House)


Thiết kế: KTS. Võ Trọng Nghĩa
Địa điểm: TP.Hồ Chí Minh
2.7. MỘT
2.10. MỘT SỐ
SỐ VÍ
VÍ DỤ
DỤ (cont)
(cont)
CHƯƠNG 3. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3.1.1. Nguồn chiếu sáng nhân tạo
Bóng đèn là nguồn chiếu sáng nhân tạo, hiện nay có
các loại bóng đèn:
 Đèn nung sáng: Trên 150 năm tuổi. Từ sợi đốt bằng cacbon,
ngày nay được sử dụng sợi đốt kim loại, có hiệu suất sáng lớn
hơn nhiều lần. Nhiệt độ màu 2500-3000 độ K, chỉ số CRI 100,
tuổi thọ 1000h.
 Đèn phóng điện: Ống bằng thạch anh, hai đầu đặt 2 điện
cực, bên trong chứa hơi kim loại ở áp suất thấp hoặc cao. Khi
điện thế cao sẽ có hiện tượng phóng điện giữa 2 cực kết hợp
với 1 trong 3 loại hơi kim loại thích ứng như thủy ngân, natri
sẽ tạo ra ánh sáng.
 Đèn huỳnh quang: Nguyên tắc phát sáng cũng theo nguyên
lý của đèn phóng điện. (đèn neon)

 Một số loại đèn mới :


• Đèn halogen: Đèn nung sáng chứa hơi halogen, hiệu suất sáng cao, ánh sáng trắng hơn và tuổi thọ lâu hơn
• Đèn Compacte: Là dạng mới của bóng đèn huỳnh quang.
• Đèn cảm ứng từ.
• Đèn cao áp thuỷ ngân (chiếu sáng đường phố).
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (cont)

3.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng ánh sáng của bóng đèn
Trong chiếu sáng người ta dùng các chỉ số sau đây để đánh giá chất lượng ánh sáng
của bóng đèn:
• Hiệu suất sáng: đo bằng tỷ số giữa quang thông do đèn phát ra và công suất điện
tiêu thụ: lumen/oát (lm/W).
• Nhiệt độ màu: Tm (0K), dùng đánh giá mức độ tiện nghi môi trường sáng: nhiệt độ
màu cao => môi trường sáng càng lạnh và ngược lại. Nhiệt độ màu: 2.0000K -
7.0000K.
• Chỉ số hoàn màu: CRI cho biết chất lượng ánh sáng, đánh giá theo sự cảm thụ
chính xác các màu sắc, có giá trị: 0(ánh sáng đơn sắc) => 100(ánh sáng trắng).
• Tuổi thọ của bóng đèn, (h) : từ 1000 h – 10.000 h.

Biểu đồ Kruithof mối quan hệNhiệt độ màu & Độ rọi yêu cầu
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (cont)

3.1.3. Chụp đèn, máng đèn


Là bộ phận lắp thêm vào bóng đèn để
định hướng chiếu sáng hay để tăng
cường nguồn sáng nhờ sự phản xạ ánh
sáng của chụp đèn.

3.1.4. Biểu đồ cường độ sáng


của bóng đèn
Là đặc trưng quan trọng nhất của đèn,
nó cho biết sự phân bố quang thông
do đèn bức xạ trong không gian.
Vì vậy, người ta gọi đó là “Thẻ căn
cước” của bóng đèn.
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (cont)

3.1.5. Các kiểu chiếu sáng

Chiếu sáng Chiếu sáng Chiếu sáng Chiếu sáng Chiếu sáng
trực tiếp gián tiếp nửa trực tiếp nửa gián tiếp hỗn hợp
• 90% quang • Trên 90% • 60% - 90% • 10% - 40% • 40% - 60%
thông do đèn quang thông quang thông quang thông quang thông
bức xạ do đèn bức do đèn bức do đèn bức do đèn bức
hướng xuống xạ hướng lên xạ hướng xạ hướng xạ hướng
phía dưới. phía trên. xuống phía xuống phía xuống phía
• Có 2 dưới. dưới. dưới.
loại:Trực tiếp • Khi đó các • Khi đó các
hẹp, Trực tường bên và tường bên và
tiếp rộng. trần đều đặc biệt là
được chiếu trần được
sáng => môi chiếu sáng
trường sáng nhiều hơn.
tiện nghi
hơn.
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (cont)

3.1.6. Phân vùng chiếu sáng và phân loại đèn

Tổ chức chiếu sáng quốc tế CIE phân 5 vùng chiếu sáng trong không gian:
 F5: Quang thông hướng lên trên (lên trần).
 F4: Quang thông hướng xuống phía dưới,
Trong đó:
 F1: Quang thông xâm nhập vào góc khối  = /2 xung quanh trục thẳng đứng.
 F2: trong góc khối  = , (F2 = F’2 + F1).
 F3: trong góc khối  = 3/2, (F3 = F’2 + F’2 + F1).

Tổng quang thông bức xạ của đèn là:


F0 = F4 + F5 = F’4 + F’3 + F’2 + F1 + F5

Phân loại đèn của CIE:


 A – E : 5 loại thuộc kiểu trực tiếp hẹp.
 F – J : 5 loại thuộc kiểu trực tiếp rộng.
 K – N : 4 loại thuộc kiểu nửa trực tiếp.
 O – S: 5 loại thuộc kiểu hỗn hợp.
 T: 1 loại thuộc kiểu gián tiếp.
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (cont)

3.1.7. Hiệu suất chiếu sáng của đèn

Không phải toàn bộ quang thông do bóng


đèn phát ra đều thoát khỏi đèn và xâm nhập
vào không gian phòng, mà một phần của nó
bị giữ lại trong các chi tiết của vỏ đèn.

> Hiệu suất chiếu sáng của đèn, ký hiệu: 


 = (Fđ/Fb)*100%
Trong đó:
• Fđ : Quang thông thoát ra khỏi đèn.
• Fb : Quang thông bức xạ của bóng đèn.
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT

Các bước thực hiện: Thường theo 2 bước:


 Bước 1: Thiết kế sơ bộ nhằm xác định các giải pháp hình học và kỹ thuật cơ bản của đồ án
như: kiểu chiếu sáng, loại đèn, đô cao treo đèn, số lượng đèn cần thiết đảm bảo phân bố ánh
sáng đồng đều cũng như độ rọi yếu cầu trên mặt phẳng làm việc.
 Bước 2: Tính toán kiểm tra về độ chiếu sáng theo tiêu chuẩn quốc gia, kiểm tra mức độ tiện
nghi môi trường sáng.

Nội dung thiết kế chiếu sáng:


 Chọn độ chiếu sáng yêu cầu (độ rọi yêu cầu: Eyc) cho
không gian thiết kế.
 Chọn kiểu bóng đèn.
 Chọn kiểu chiếu sáng và kiểu đèn.
 Chọn độ cao treo đèn.
 Bố trí và xác định số lượng đèn tối thiểu đảm bảo độ đồng
đều ánh sáng trên mặt phẳng làm việc.
 Xác định tổng quang thông của các đèn trong phòng.
 Xác định số lượng đèn.
 Kiển tra sự chói loá mất tiện nghi (nếu có yêu cầu).
3.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO
1. Nhà Bình thạnh (Binh Thanh House)
Thiết kế: KTS. Võ Trọng Nghĩa
Vị trí: Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM
Chiếu sáng nhân tạo: Ánh sáng vàng kết hợp với ánh sáng trắng tạo cảm giác ấm cúng
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT (cont)
3.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO

2. Silo 468, Helsinki


 Vị trí: TP.Helsinki, Phần Lan
 Năm 2012
 Phục hồi một thùng dầu cũ bị bỏ
hoang, trở thành nơi công cộng.
 Là một phần của TKĐT, như một
ngọn hải đăng ánh sáng đô thị với
chuyển động phức tạp của vị trí
AS ở ven biển tạo trải nghiệm hấp
dẫn cho du khách

Thùng dầu trước khi triển khai dự án


3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT (cont)
3.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO (cont)

 Chiều rộng: 35m; cao: 16m; vật


liệu thép màu đỏ sẫm
 Các mô hình chuyển động dọc
như quâng đua trên các bức
tường.
 Nguyên tắc ánh sáng: AS biến
đổi không ngừng, phụ thuộc
ASTN, gió, sự chuyển động của
AS trên mặt nước
 Ánh sáng ban ngày được lọc
qua mô hình oxit ban đầu trên
các bức tường
 Ban đêm 1.280 đèn LED nhấp
nháy và trên bề mặt Silo giống
như bây chim trong chuyến bay
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT (cont)
3.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO (cont)

3. Serpentine Pavilion
 Địa điểm: Tại trung tâm nghệ thuật
Serpentine trong vườn Kensington, London.
 Tác giả: Kts người Nhật Toyo Ito
 Tường ngăn của công trình cũng đc cấu tạo
bởi các khoảng trống bằng kính, cho phép
ánh sáng đi qua dễ dàng.
 Về đêm, hệ thống đèn chiếu sáng nhiều
màu + sự phản chiếu ánh sáng của các
mảng tường kính tạo ra không gian màu
sắc rực rỡ, sôi động.
CHƯƠNG 4. CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG
TRONG ĐÔ THỊ

4.1. Giới thiệu chung


4.2. Chiếu sáng đường phố
4.3. Thiết kế chiếu sáng đường phố
4.4. Các tiêu chuẩn thiết kế liên quan
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG (cont)

CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG trong đô thị rất đa dạng để tạo nên hình
ảnh đô thị bạn đêm:

 Chiếu sáng đường và phố ( chủ yếu cho xe động cơ)


 Chiếu sáng đường cho người đi bộ (cầu, hầm…)
 Chiếu sáng các trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi công cộng
 Chiếu sáng các quảng trường, công viên, vườn hoa
 Chiếu sáng các công trình đặc biệt (công trình kiến trúc, tượng đài,
đài phun nước…)
 Chiếu sáng trang trí, quảng cáo
 Chiếu sáng các sân ga, bến cảng, sân bay, bến xe, bãi xe
 Chiếu sáng các sân thể thao, sân vận động, bể bơi ngoài trời
 Chiếu sáng bên ngoài các khu ở và khu công nghiệp
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG (cont)

VAI TRÒ của chiếu sáng công cộng:


 Đáp ứng yêu cầu công năng, an toàn giao thông, an ninh đô thị
 Đạt yêu cầu cao về thẩm mỹ, hình ảnh đô thị về ban đêm
4.2. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (cont)
4.2.1. Mục đích & yêu cầu chiếu sáng đường phố

a. Mục đích của chiếu sáng đường phố:


 Tạo môi trường ánh sáng tốt, giúp người lái xe xử lý nhanh
chóng, chính xác các tình huống xảy ra trên đường, đảm
bảo an toàn với tốc độ quy định
 Bảo đảm an toàn cho mọi phương tiện và con người lưu
thông trên đường, giảm mức thấp nhất tai nạn giao thông
 Chỉ dẫn giao thông (dẫn hướng)
 Làm đẹp cảnh quan đô thị ban đêm

Paris Singapore
4.2. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (cont)

b. Yêu cầu chiếu sáng đường giao thông:

 Chiếu sáng đường giao thông phải làm lộ rõ:


- Đặc điểm của đường & dòng giao thông
- Phương tiện giao thông chạy
- trên đường
- Biển báo
- Vật chướng ngại
- Cảnh sát

 Các hệ đèn phải có hình thức hài hòa cả


ban ngày và ban đêm (quan tâm ảnh hưởng
tới cảnh quan đô thị)
4.2. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (cont)

4.2.2. Đặc điểm sự nhìn của người lái xe trên đường: (4 yếu tố ảnh hưởng)

a. Độ tương phản giữa vật cần nhìn và nền: là yếu tố cơ bản quyết định khả năng nhận
ra người, vật hoặc chướng ngại vật trên đường
b. Kích thước của vật: Vật có kích thước càng nhỏ, càng khó nhận ra
c. Thời gian quan sát
 Người lái xe chuyển động với vận tốc gấp 10 lần so với người đi bộ, thời gian quan
sát cần giảm tương ứng 10 lần
 Có nhiều nguy cơ tiềm tàng và bất ngờ có thể xuất hiện trên đường (người qua
đường, người đứng chờ xe dưới lòng đường, xe đỗ bên đường, ánh sáng lóa của xe
đi ngược chiều…)
d. Điều kiện thời tiết
 Trời mưa bão, đường ướt, sương mù, bụi, cát… có thể ảnh hưởng đến khả năng
nhìn của lái xe
 Khu đường ướt, độ chói mặt đường không đồng đều, loang lổ, gây lóa do ánh sáng
phản xạ từ mặt nước trên đường

a-b : Liên quan đặc điểm sinh lý của sự nhìn (độ tương phản)
c-d: Mang tính vật lý khách quan
4.3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ

4.3.1. Chọn kiểu bố trí đèn

a. Kiểu đơn phương (Chiếu sáng 1 bên)


Bố trí đèn chỉ về một phía của đường giao thông

Điều kiện:
 Khi đường phố tương đối hẹp l <=7,5m
 Khi có cây cối ở một phía đường
 Khi có đoạn đường uốn cong (lúc đó nhất
thiết bố trí đèn ngoài đường cong để dẫn
hướng)
 Đảm bảo h>=l (đồng đều về độ rọi)
4.3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (cont)

b. Kiểu so le
 Bố trí đèn so le về hai phía của đường giao thông
 Áp dụng khi đường phố có 2 chuyển động hoặc nhiều cây xanh.
 Nhược điểm: tính dẫn hướng thấp, độ đồng đều dọc trục của độ
chói không cao, chi phí xây dựng lớn.
 Yêu cầu: h>=2/3l
4.3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (cont)

c. Kiểu đối xứng


Áp dụng khi chiều rộng của đường giao
thông lớn
 Ưu điểm:
- Dẫn hướng tốt
- Thuận lợi trang trí chiếu sáng
- Kết hợp chiếu sáng vỉa hè
 Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao
 Yêu cầu: h>=0,5l
4.3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ
(cont)

d. Kiểu trục giữa


 Áp dụng cho đường đôi, ở giữa có dải phân cách
>=1,5m và <= 6m
 Ưu điểm: dẫn hướng tốt, hệ số sử dụng cao, chi phí
sử dụng thấp.
 Nhược điểm: Phân bố ánh sáng không đều, hạn
chế CS vỉa hè.
 Yêu cầu h>=l (đảm bảo độ chói đồng đều)

e. Kiểu bố trí đèn 2 phía


 Áp dụng cho đường đôi có dải phân cách chiều rộng
lớn
 Yêu cầu giống kiểu đơn phương: h>=l
4.4. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LIÊN QUAN

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM - TCXDVN 259: 2001


TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO ĐƯỜNG, ĐƯỜNG PHỐ,
QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM - TCXDVN 333: 2005


CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO BÊN NGOÀI CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
VÀ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Artificial outdoor lighting for public buildings and urban infrastructure
- Design standard
Hà nội 3 – 2005

QUY CHUẨN VIỆT NAM - QCVN 07:2010/BXD


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Singapore
Vietnam Building Code
Urban Engineering Infrastructures
( Chương 7: Chiếu sáng )

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA – QCVN 09:2013/BXD


Về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
National Technical Regulation on Energy Efficiency Buildings
(Nội dung 2.3. Chiếu sáng)
4.4. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LIÊN QUAN (cont)
QCVN 07: 2010/BXD
Yêu cầu chiếu sáng các loại đường cho xe có động cơ

Độ chói Độ Độ rọi
tối Mức
Độ chói ngang(1)
thiểu đều tăng
STT chói trung
ngưỡng,
Cấp đường Đặc điểm Ltb đều theo bình tối
chiều %,
(cd/m2) chung,
không thiểu,
Uo dọc,
lớn hơn Etb (lux)
U1
Đường cao tốc Tốc độ cao, 2 0,4 0,7 10 -
đô thị mật độ cao,
1 không có
phương tiện
thô sơ
Đường trục Có dải phân 1,5 0,4 0,7 10 7,5
chính, đường cách
2 trục khu đô thị Không dải 2 0,4 0,7 10 10
phân cách
3 Đường phố Có dải phân 1 0,4 0,5 10 7,5
buôn bán cách
Không có dải 1,5 0,4 0,5 10 10
phân cách
4 Đường gom đô Hai bên 0,75 0,4 - 20 5
thị, đường nội đường sáng
bộ khu đô thị Hai bên 0,5 0,4 - 20 7,5
đường tối
4.4. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LIÊN QUAN (cont)
TCXDVN 259:2001
4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
1. CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
 Dẫn hướng trong giao thông

 Tạo cảnh quan đô thị


3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT (cont)
4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

2. CHIẾU SÁNG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

Tạo điểm nhấn cho không gian đô thị

Những dòng trích đoạn Kinh thánh bằng Dải lụa đèn chiếu sáng suốt trục đường mua
đèn ở quảng trường thành phố sắm ở Bourke Street Mall
4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

2. CHIẾU SÁNG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

Định hướng không gian

Công viên Birarung Marr,


 Phủ sáng chan hòa theo mảng hoặc “đánh ” ánh sáng tập trung cho từng phần CT
 Một số vị trí có thể dùng chiếu sáng ngược từ dưới lên
 Kiềm chế mức độ ánh sáng theo viền nét,
 Tạo điểm nhấn, cột mốc rực rỡ về đêm mang tính chất ghi dấu trong không gian ĐT
4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

3. CHIẾU SÁNG MẶT NGOÀI CÔNG TRÌNH


 Tạo điểm nhấn cho công trình.
 Làm điểm nhấn cảnh quan cho không gian đô thị

Cổng Brandenburg, Berlin

Tòa thị chính, Berlin


4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

4. CHIẾU SÁNG QUẢNG CÁO, TRANG TRÍ, CHIẾU SÁNG KHU VỰC PHỤC VỤ LỄ HỘI

 Sử dụng ánh sáng màu nhiều đặc biệt là ở các nước châu Á như Hồng Kong

Hồng Kông Việt Nam


4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

4. CHIẾU SÁNG QUẢNG CÁO, TRANG TRÍ, CHIẾU SÁNG KHU VỰC PHỤC VỤ LỄ HỘI
 Ở phương Tây thì trong 1 không gian nhất định sử dụng ít ánh sáng màu hơn

Paris New York


4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

5. ĐÔ THỊ ÁNH SÁNG, PARIS


 TP Paris (Pháp) trước
năm 1989 là một TP
buồn tẻ. Sau khi có
QHCS, TP đã có bước
phát triển mạnh mẽ, trở
thành một trong 02 TP
phát triển nhất của Pháp
và là một trong những
biểu tượng TP của lễ hội
ánh sáng, đi đầu trong
lĩnh vực chiếu sáng,
nghiên cứu về chiếu
sáng.

New York
Paris
4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ

ĐÔ THỊ ÁNH SÁNG, PARIS


 Kỹ sư Francois Jousse là người
phụ trách hệ thống đèn trang trí
của cả Paris. Nguyên tắc chiếu
sáng: dùng chùm sáng rộng, ấm
và êm, chiếu lên toàn bộ CT

Các đại lộ ánh sáng ở Paris


4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Singapore Kuala Lumpur, Malaysia

Giao lộ Diên An,Thượng Hải Thành phố New York, Mỹ


4.5. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ (cont)

Sài Gòn Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Huế

You might also like