You are on page 1of 2

Các cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, là sự cần cù, sáng tạo trong
lao động, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, là ý chí vươn lên vượt qua khó
khăn, thử thách, là tinh thần tương thân, tương ái.. Trong các giá trị đó, chủ nghĩa
yêu nước truyền thống là giá trị xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, là tư tưởng,
tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất, là chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của dân
tộc, là cội nguồn trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam.

Vậy nên đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng hình thành nên tư tưởng HCM.

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại

2.1 Văn hóa phương Đông

Nho Về giáo: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước, từ rất sớm đã
chịu ảnh hưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nho yêu nước ở quê
hương. Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo như: Triết lý hành động,
tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, là khát vọng về một xã hội đại đồng, là hòa
mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo,
hiếu học và Người đã phê phán loại bỏ những yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó.

Về Phật giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng
tốt đẹp của Phật giáo như: Vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như
thể thương thân, nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo việc thiện, ca ngợi
lao động, phê phán lười biếng, chủ trương gắn bó với dân, với nước
Khi trở thành người mác xít, Hồ Chí Minh chú ý tìm hiểu chủ nghĩa "Tam Dân"
(dân tộc độc lập; dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn, vì thấy
trong đó "những điều thích hợp với điều kiện nước ta".

2.2 Văn hóa phương Tây

Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nền văn hóa
dân chủ và cách mạng của phương Tây. Người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tự
do, bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, năm 1776 và Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Đại Cách mạng Pháp, năm 1791.
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức
văn hóa tinh túy của nhân loại cùng với sự hiểu biết chính trị phong phú được tích
lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của
chính mình.

Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đi vào nghiên cứu
chủ nghĩa Mác. Người tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp macxit, nắm
lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương
pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn
của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.

Như vậy, chính thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã
giúp Hồ Chí Minh vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình
để từ đó tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta.
Trong các tiền đề trên chủ nghĩa Mác- Lênin là tiền đề quan trọng nhất là vì: Chủ
nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, đã chỉ ra con
đường giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc ta.

You might also like