You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH


TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM
(ỨNG DỤNG DESKTOP)

Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110
An Giang, 04/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH


TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM
(ỨNG DỤNG DESKTOP)

Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110
An Giang, 04/2009
LỊCH LÀM VIỆC

Họ và tên sinh viên: Trần Minh Trí.....................................................................................


Cơ quan thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường............................................
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thái Dư....................................................
Thời gian thực tập, từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày 06 tháng 04 năm 2009.

Tự nhận xét Nhận xét


Chữ ký của
Tuần Nội dung công việc được giao về mức độ của GV
GVHD
hoàn thành hướng dẫn

1  Trao đổi với giảng viên


hướng dẫn về những công
Từ ngày việc sẽ thực hiện.
02/02/2009 Hoàn thành
 Tiến hành khảo sát, lấy
Đến ngày dữ liệu, biểu mẫu thực tế tại
07/02/2009 trường PT.

2  Phân tích yêu cầu.


Từ ngày  Mô hình hóa.
09/02/2009 Hoàn thành
Đến ngày
14/02/2009

3  Thiết kế CSDL.
Từ ngày  Trao đổi với GVHD để
16/02/2009 hoàn chỉnh CSDL. Hoàn thành
Đến ngày
21/02/2009

4  Thiết kế giao diện.


Từ ngày
23/02/2009 Hoàn thành
Đến ngày
28/02/2009

5  Viết Code.
Từ ngày
02/03/2009 Hoàn thành
Đến ngày
07/03/2009
6  Viết Code.
Từ ngày
09/03/2009 Hoàn thành
Đến ngày
14/03/2009

7  Viết Code.
Từ ngày
16/03/2009 Hoàn thành
Đến ngày
21/03/2009

8  Nộp bản nháp.


Từ ngày  Kiểm thử chương trình.
23/03/2009 Hoàn thành
Đến ngày
28/03/2009

9  Hoàn chỉnh và nộp bản


Từ ngày chính.
30/03/2009  Kết thúc thực tập. Hoàn thành
Đến ngày
06/04/2009
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và Ban giám hiệu trường
Phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tổ bộ môn Tin học, Khoa Kỹ
thuật - Công nghệ - Môi trường, trường Đại học An Giang đã tận
tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt
những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thái Dư đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện dề tài.
Con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ đã chăm
sóc, nuôi dạy con nên người.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và
động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô và
các bạn.

An Giang, tháng 04 năm 2009


Sinh viên thực hiện
Trần Minh Trí
MỤC LỤC
Phần A. TỔNG QUAN.......................................................................................................1
I. Giới thiệu cơ quan thực tập........................................................................................1
1. Chức năng và nhiệm vụ..........................................................................................1
2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................1
II. Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài.........................................................................1
III. Tổng quan về trường Phổ thông Thực hành sư phạm..........................................2
1. Lịch sử thành lập.....................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ.................................................................................................3
3. Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất...........................................................................4
Phần B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................6
I. Nghiên cứu mô hình học và dạy trong nhà trường PT............................................6
1. Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy.............................................................6
2. Các đối tượng quản lý cơ bản.................................................................................7
3. Các mô hình quản lý điểm học sinh........................................................................8
3.1 Điểm tĩnh...........................................................................................................8
3.2 Điểm động..........................................................................................................9
4. Những khái niệm cơ bản của mô hình quản lý học và dạy.....................................9
4.1 Hệ đào tạo..........................................................................................................9
4.2 Chương trình môn học.....................................................................................11
4.3 Lớp học và môn học.........................................................................................11
4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và danh hiệu thi đua..........................................11
II. Đánh giá, xếp loại học sinh......................................................................................12
1. Tiểu học................................................................................................................12
1.1 Mục đích đánh giá, xếp loại.............................................................................12
1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại..........................................................................12
1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm.......................................................................13
1.4 Đánh giá và xếp loại học lực............................................................................13
1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại..................................................................15
2. Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.............................................................16
2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại.........................................16
2.2 Đánh giá và xếp loại loại hạnh kiểm................................................................16
2.3 Đánh giá và xếp loại học lực............................................................................17
2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại..................................................................21
Phần C. PHÂN TÍCH.......................................................................................................22
I. Khảo sát hiện trạng...................................................................................................22
1. Mô tả hiện trạng....................................................................................................22
2. Mô tả các công việc chính trong năm học............................................................22
II. Phân tích yêu cầu.....................................................................................................22
1. Yêu cầu chức năng................................................................................................22
2. Yêu cầu phi chức năng..........................................................................................23
III. Mô hình hóa............................................................................................................24
1. Mô hình Use-Case...............................................................................................24
1.1 Xác định Actor và Use-Case............................................................................24
1.2 Mô hình Use-Case............................................................................................25
1.3 Đặc tả Use-Case...............................................................................................28
2. Sơ đồ tuần tự.......................................................................................................43
2.1 Sơ đồ tuần tự Đăng nhập..................................................................................43
2.2 Sơ đồ tuần tự Quản lý người dùng...................................................................44
2.3 Sơ đồ tuần tự Quản lý học sinh........................................................................46
2.4 Sơ đồ tuần tự Nhập điểm.................................................................................48
3. Sơ đồ lớp..............................................................................................................49
Phần D. THIẾT KẾ..........................................................................................................50
I. Thiết kế dữ liệu..........................................................................................................50
II.Thiết kế giao diện......................................................................................................60
Phần E. TỔNG KẾT.........................................................................................................73
I. Kết quả đạt được.......................................................................................................73
II. Hướng phát triển.....................................................................................................73
PHỤ LỤC.............................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................75
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP..................................................................5


Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học....................................................................................6
Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường.................................................7
Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh”...............................................................................................8
Hình 5: Mô hình điểm “động”.............................................................................................9
Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà trường PT. .10
Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát...................................................................................25
Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học........................................................................26
Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định.......................................................................26
Hình 10: Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên.....................................................................27
Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh......................................................................27
Hình 12: Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn......................................................................28
Hình 13: Sơ đồ tuần tự đăng nhập....................................................................................43
Hình 14: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng.....................................................................44
Hình 15: Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng........................................................................44
Hình 16: Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng...........................................................................45
Hình 17: Sơ đồ tuần tự Cập nhật người dùng..................................................................45
Hình 18: Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh..........................................................................46
Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm học sinh...............................................................................46
Hình 20: Sơ đồ tuần tự xóa học sinh.................................................................................47
Hình 21: Sơ đồ tuần tự cập nhật học sinh........................................................................47
Hình 22: Sơ đồ tuần tự nhập điểm học sinh.....................................................................48
Hình 23: Sơ đồ lớp..............................................................................................................49
Hình 24: Giao diện khởi tạo kết nối..................................................................................60
Hình 25: Giao diện đăng nhập...........................................................................................60
Hình 26: Giao duện chính..................................................................................................61
Hình 27: Giao diện quản lý niên học.................................................................................62
Hình 28: Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ...........................................................63
Hình 29: Giao diện quản lý học sinh.................................................................................64
Hình 30: Giao diện thông tin học sinh..............................................................................65
Hình 31: Giao diện quản lý tổ chuyên môn......................................................................66
Hình 32: Giao diện quàn lý giáo viên................................................................................67
Hình 33: Giao diện thông tin giáo viên.............................................................................68
Hình 34: Giao diện quản lý lớp học...................................................................................69
Hình 35: Giao diện thông tin lớp học................................................................................70
Hình 36: Giao diện nhập hạnh kiểm học sinh..................................................................71
Hình 37: Giao diện nhập điểm học sinh............................................................................72
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Phần A. TỔNG QUAN




I. Giới thiệu cơ quan thực tập:


 Tên cơ quan: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường.
 Địa chỉ: 25, Võ Thị Sáu, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 Ngày thành lập: ngày 14 tháng 5 năm 2001.
 Trưởng khoa: ThS. Trương Đăng Quang.
 Phó trưởng khoa: ThS. Đoàn Thanh Nghị, ThS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh.
1. Chức năng và nhiệm vụ:
 Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các ngành Công nghệ thông tin
và Kỹ thuật môi trường nhằm ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh
vực có liên quan, qua đó đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh An
Giang nói riêng và khu vựa đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
 Ngoài công tác giảng dạy, các cán bộ của Khoa còn tập trung vào công
tác nghiên cứu khoa học (ưu tiên nghiên cứu các lĩnh vực mang tính ứng dụng cao
vào đời sống của người dân tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay Khoa
đang có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng tin học, công nghệ
thông tin trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ … và
xây dựng các mô hình quản lý áp dụng công nghệ mới trong xử lý môi trường.
2. Cơ cấu tổ chức:
 Hiện nay Khoa được phân chia thành 3 bộ môn: Bộ môn Tin học, Bộ môn Kỹ thuật
và Bộ môn Môi trường & Phát triển bền vững; với 2 ngành đào tạo là Tin học và Kỹ
thuật môi trường.
 Về mặt nhân sự: tính đến tháng 1 năm 2009, Khoa có 43 giảng viên, nhân viên;
trong đó có: 1 chuyên viên chính, 35 giảng viên, 2 chuyên viên, 1 kỹ thuật viên, 1
nhân viên.
 Về trình độ: Khoa hiện có 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 2 giảng viên đang
nghiên cứu sinh, 7 giảng viên đang học cao học và 14 giảng viên có trình độ kỹ sư
và cử nhân.

II. Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài:


Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang
làm thay đổi toàn bộ thế giới. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, y tế…
dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn.
Đặc biệt trong công tác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân
lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết
định sự phát triển CNTT của đất nước.
Ngày 30/09/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành

1
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

giáo dục giai đoạn 2008-2012. Theo đó, năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy
mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Trên tinh thần đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Chỉ thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực hiện
chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đẩy
mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực
và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường.
Ngày 06 tháng 06 năm 2008, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số
134/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Phổ thông Thực hành sư phạm trực thuộc Trường
Đại học An Giang - trường Phổ thông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả
nước. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm có 3 cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến
trung học phổ thông. Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ
chức các hoạt động kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu
cầu đào tạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu
khoa học giáo dục.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu được đặt ra là xây dựng một phần mềm quản lý dạy và học
sao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường. Khác với những phần mềm trước đây, phần mềm
Quản lý học sinh Trường Phổ thông THSP phải quản lý quá trình học và dạy của học sinh và
giáo viên một cách toàn diện nhất trên cả 3 cấp học dựa trên các mô hình của hệ thống giáo
dục Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, phần mềm cũng phải cập nhật những quy chế mới nhất
trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Quyết định Số 51/2008/QĐ-BGDĐT cũng như có
tính linh hoạt, mềm dẻo và tiến hóa để thích nghi với những thay đổi trong việc đánh giá, tính
điểm học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong thời gian sắp tới.

III. Tổng quan về Trường Phổ thông Thực hành sư phạm:


1. Lịch sử thành lập:
Trường Thực hành Sư phạm tiền thân là Cơ sở Thực hành Sư phạm (chỉ có cấp Tiểu
học) thuộc Trung học Sư phạm. Trường được thành lập vào năm 1989 theo ý tưởng của
thầy Nguyễn Trường Cửu, Hiệu trưởng Trường Trung học Sư phạm. Khi mới thành lập
thầy Nguyễn Trường Cửu và cô Nguyễn Thị Thức trực tiếp chỉ đạo và quản lý.
1. Năm học đầu tiên: 1989-1990 trường có 5 lớp với 130 học sinh.
2. Năm học 1990-1991: 7 lớp - 157 học sinh.
3. Năm học 1991-1992: 9 lớp - 185 học sinh.
4. Từ năm học 1992 đến 1995. Số lượng học sinh từ 185 em tăng lên 227 em.
Đến năm 1996, Trường Trung học Sư phạm sát nhập với Trường CĐSP An Giang.
Trường thuộc khoa Mầm non do Cô Nguyễn Thị Thức chủ nhiệm khoa quản lý dưới sự
chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu Trường CĐSP An Giang gồm có thầy Hà Duy Long -
Hiệu trưởng, thầy Hoàng Xuân Quảng - Phó Hiệu trưởng, thầy Hồ Văn Các - Phó Hiệu
trưởng. Kể từ lúc này nhà trường đi vào một chu kì phát triển mới tăng về cả số lượng lẫn
chất lượng, từ 9 lớp tăng lên 10 lớp và số lượng học sinh toàn trường tăng lên từ 227 em
tăng lên 350 em. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm và tâm
huyết với nghề.
Đầu năm 2000, Trường ĐHAG An Giang được thành lập. Do thay đổi về mặt tổ chức,
ngày 17 tháng 7 năm 2000 cơ sở được bàn giao về Phòng Giáo dục TP. Long Xuyên quản

2
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

lý. Trường mang tên Trường Thực hành Sư Phạm do thầy Nguyễn Bá Khỏa làm Hiệu
trưởng, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, Phó Hiệu trưởng.
 Học sinh Trường Thực hành Sư phạm là hình ảnh thu nhỏ của truyền thống hiếu học,
vinh dự, tự hào thay các thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường này. Nhiều học sinh
đã thành đạt và có việc làm ổn định. Và các thế hệ học sinh nối tiếp nhau làm rạng rỡ tên
trường trên lĩnh vực “học sinh giỏi” cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia.  Dạy các em
là những người thầy, người cô mẫu mực như cô Trương Thị Thu Minh, cô Trương Kim
Bé…và rất nhiều thế hệ thầy cô có công xây dựng truyền thống “dạy tốt, học tốt“ của
trường. Nhiều thầy cô đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp TP, cấp tỉnh như: thầy Võ Hữu
Phước, cô Huỳnh Xuân Loan, cô Huỳnh Hải Yến, cô Lã Thị Lan, cô Trần Thị Lệ Tuyền,
cô Lê Thị Yến Ngọc...
Năm 2003, do nhu cầu về cơ sở vật chất của Trường Đại học nên nhà trường bàn giao
toàn bộ cơ sở cho Đại học An Giang theo Quyết định số 202/QĐUB ngày 17 tháng 6 năm
2003 của UBND TP. Long Xuyên. Giáo viên và học sinh của nhà trường được điều động
về các trường tiểu học TP. Long Xuyên. Nhiều thầy cô giáo của trường giữ cương vị Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học trong TP. Long Xuyên như: Thầy Nguyễn
Bá Khỏa, thầy Nguyễn Thanh Tùng, thầy Lê Văn Điền, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến.
Hiện nay trước nhu cầu cấp bách trong việc đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo,
để đạt được các tiêu chí giáo dục của Unessco: “Học để biết, học để làm, học để hoà nhập
với cộng đồng và học để tự khẳng định mình”. Vì vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang đã
ra quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 6 tháng 6 năm 2008 thành lập Trường Phổ thông
Thực hành sư phạm có nhiều cấp học theo đề nghị của Trường Đại học An Giang.
Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm phù hợp với xu hướng của nền
giáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ:


2.1 Mục tiêu:
Hoạt động dạy và học của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm nhằm hướng tới các
mục tiêu:
 Phát triển sự hài hoà giữa trí tuệ, nhân cách, văn hoá, tài năng và sức
khoẻ.
 Học lực bền vững, tự tin, giàu cá tính.
 Thực hiện phương châm cá thể hoá trong giáo dục và tập thể hoá trong hoạt động.
 Có khả năng tự phát triển.
2.2 Nhiệm vụ:
 Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, vừa
làm chức năng của một trường học và giáo dục theo kế hoạch, mục tiêu,
chương trình giáo dục phổ thông quy định, vừa đảm nhận chức năng thực hành
sư phạm cho trường Đại học An Giang.
 Tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập theo yêu cầu về đào tạo giáo viên phổ
thông về đổi mới phương pháp dạy học.
 Tổ chức các hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học giáo dục.

3
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

3. Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất:


 Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc trường đại học An Giang là trường Phổ
thông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Trường được thành
lập theo Quyết định, số 1134/QĐ-UBND vào ngày 06 tháng 06 năm 2008 của UBND
Tỉnh An Giang.
 Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc Trường Đại học An Giang là cơ sở giáo dục
công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là đơn vị sự nghiệp có thu, có quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
trường Đại học An Giang về mặt hành chính và tài chính, chịu sự lãnh đạo của Sở Giáo dục
và Đào tạo về mặt chuyên môn.
 Trường có cơ sở vật chất hiện đại, sẽ là nơi ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới
một cách mạnh mẽ phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học và luôn cập nhật
những tri thức mới của thời đại.
 Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo năng động, sáng tạo, có trình độ, tay
nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy. Ngoài những
giáo viên cơ hữu, trường còn mời các giảng viên từ Trường Đại học An Giang và
những giáo viên giỏi từ các trường phổ thông trong tỉnh và khu vực, cùng tham gia
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới các phương pháp dạy
và học.
 Trường sẽ được xây dựng theo mô hình của trường học chất lượng cao:
 Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường thân thiện và đa chiều.
 Đội ngũ học sinh năng động, có năng lực tự giải quyết vấn đề
trong học tập và các lĩnh vực của cuộc sống.
 Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có năng lực sư phạm, có khả
năng đổi mới, đáp ứng được các nhu cầu học tập của học sinh.
 Môi trường giáo dục mở nhằm huy động được nhiều sự cộng
tác của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.
 Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ chức các hoạt
động kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu cầu đào
tạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa
học giáo dục.
 Trường sẽ áp dụng bộ tiêu chí quản lý chất lượng giáo dục gồm 4 lĩnh vực do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
 Trường là nơi đầu tiên ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào quá
trình giáo dục dạy và học phù hợp với thực tiễn của nhà trường, đồng thời nhà trường
tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học giáo dục. Các kết quả nghiên cứu đã
được áp dụng có hiệu quả sẽ được chưyển giao cho các cơ sở giáo dục khác có quan
tâm.
 Năm học 2009 – 2010: Trường có 51 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 100%
giáo viên đạt chuẩn trở lên, 85% trên chuẩn, 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học,
85% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ. Trình độ học vấn: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học,
Cao đẳng, và Trung học.

4
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Địa chỉ trụ sở chính: 25 Võ Thị Sáu, Phường Đông Xuyên, Thành Phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang.

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP

Phần tiếp theo sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản để xây dựng chương trình.

*
* *

5
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Phần B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


I. Nghiên cứu mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường PT:
1. Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy:
Trong một nhà trường, việc “học” của học sinh không thể tách rời việc “dạy” của
giáo viên. “Học” và “dạy” là hai công việc được tiến hành thường xuyên và đều đặn
nhất trong suốt quá trình “sống” của một nhà trường. Không nên và không thể tách rời
các công việc trên. Không nên tách làm các chương trình nhỏ riêng biệt, ví dụ quản lý
Điểm Học sinh, quản lý nhân sự Giáo viên, quản lý nhân sự Học sinh, ... Những
chương trình nhỏ như vậy có thể dễ dàng thiết kế và cài đặt, tuy nhiên chúng có thể
tạo ra các rào cản cho việc tạo ra một mô hình quản lý thống nhất “học” và “dạy”
trong một nhà trường. Đối với người quản lý nhà trường (chẳng hạn Hiệu trưởng), rõ
ràng toàn bộ hoạt động của trường đều xoay xung quanh 2 đối tượng chính là “Học
sinh” và “Giáo viên”, và động tác chính của các đối tượng này là “học” và “dạy”.
Như vậy ngay từ đầu chúng ta có thể thấy mô hình bắt buộc và tối thiểu phải quản
lý của một nhà trường được mô tả trong sơ đồ sau đây:

Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học


Tất cả chúng ta đều phải thống nhất với quan điểm là để quản lý việc “học” và
“dạy” trong nhà trường, đơn vị quản lý trực tiếp, quan trọng nhất phải là “nhà trường”.
Không có một cấp quản lý nào khác có thể trực tiếp, sâu sát, thực tế với từng học sinh,
từng giáo viên, từng tiết học như nhà trường. Hay nói một cách khác mô hình quản lý
việc “học” và “dạy” phải nhằm vào đối tượng chính nhất là Nhà trường, hay cụ thể
hơn là Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường. Như vậy đầu tiên và trước hết, mô
hình quản lý “học” và “dạy” trong nhà trường phải được thiết kế dành cho Hiệu
trưởng và Ban giám hiệu, những người đang trực tiếp quản lý hàng ngàn học sinh,
hàng trăm giáo viên trong phạm vi trường của mình.

6
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

2. Các đối tượng quản lý cơ bản:


Từ hình 1 với mô hình lõi, chúng ta đã thấy 2 đối tượng chính cần phải quản lý là
Học sinh và Giáo viên. Quan hệ trực tiếp giữa Học sinh và Giáo viên thông qua các
Môn học mà học sinh phải “học” và giáo viên phải “dạy”. Việc phân công việc cụ thể
được thể hiện bằng Thời khóa biểu mô tả rằng giáo viên sẽ dạy môn học gì tại Lớp học
cụ thể nào. Kết quả việc học tập của học sinh và dạy của giáo viên thể hiện bởi các giá
trị Điểm. Như vậy, Điểm là một trong các yếu tố quan trọng nhất của mô hình quản lý
của chúng ta. Hiện tại chúng ta chưa có một phương thức đánh giá nào khác ngoài
Điểm, do vậy trong một thời gian khá dài trước mắt, Điểm vẫn là một đại lượng quản
lý quan trọng. Mô hình các đối tượng quản lý cơ bản của phần mềm được mô tả trong
hình sau:

Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường

7
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

3. Các mô hình quản lý điểm học sinh:


3.1 Điểm “tĩnh”:
Như đã trình bày ở trên, trong mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường,
điểm vẫn là đối tượng quan trọng nhất cần lưu trữ và quản lý. Khi nhắc đến bài
toán quản lý điểm, chắc hẳn tất cả chúng ta đều có một suy nghĩ nhanh rằng công
việc “quản lý” này thật là đơn giản: chỉ là việc nhập một số điểm bằng giá trị số,
sau đó thực hiện một số tính toán (bằng các phép cộng, nhân và chia), sau đó in ra
kết quả. Suy nghĩ này hoàn toàn không sai và được hầu hết các mô hình quản lý
điểm hiện nay áp dụng, các giá trị điểm của học sinh được lưu trữ cùng với 3 thuộc
tính quan trọng khác là Môn học, Loại điểm (hệ số điểm) và Tên học sinh. Mô
hình quản lý điểm như vậy gọi là mô hình điểm “tĩnh”.

Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh”


Những đặc thù và hạn chế của mô hình điểm “tĩnh”:
 Các điểm “tĩnh” chỉ mang thông tin một chiều, đó là vế “học” của học sinh
mà không có (hoặc rất ít) thông tin về phía “dạy” của giáo viên, hay nói
cách khác, các điểm này chỉ mang một nửa thông tin của quá trình “học”
và dạy”. Các giá trị điểm thiếu các thông tin quan trọng của việc “dạy”
như: điểm của giáo viên nào, điểm được cho trong hoàn cảnh nào, bài học
nào, nhận xét trực tiếp của giáo viên đối với điểm này ra sao, .... Các thông
tin này góp phần quan trọng vào việc đánh giá chất lượng học của học sinh.

8
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Các giá trị điểm này hoàn toàn không mang các thông tin về thời gian xuất
hiện điểm, do đó không phản ánh được tính liên tục hay quá trình học tập
của học sinh. Đặc thù này làm cho các điểm chỉ có ý nghĩa thuần tuý về
mặt “trị số”, “điểm tĩnh” và nó mang lại không nhiều thông tin cho người
quản lý. Đối với hệ thống các giá trị điểm này, ý nghĩa của phần mềm chỉ
nổi bật ở khía cạnh tính toán nhanh mà thôi.
 Với mô hình các điểm “tĩnh” như vậy, việc quản lý “học” chỉ là công việc
“đã rồi”. Công việc kiểm soát, nhận xét, tính toán sau khi điểm đã có và chỉ
mang ý nghĩa thống kê.
3.2 Điểm “động”:
Điểm “động” là điểm học sinh được nhập với các thông tin của điểm “tĩnh”
cùng với các thông tin như thời gian nhập điểm, giáo viên, nhận xét điểm, .. Khái
niệm điểm “động” xuất hiện nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình điểm
“tĩnh” trên đây. Các điểm này luôn được cập nhật và mang đầy đủ các thông tin
liên quan đến quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.

Hình 5: Mô hình điểm “động”


4. Những khái niệm cơ bản của mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường:
4.1 Hệ đào tạo:
Hệ đào tạo là một khái niệm quan trọng của mô hình quản lý học và dạy trong
nhà trường, dùng để xác định các qui tắc chính nhằm tính toán điểm trung bình và
phân loại học lực học sinh. Mỗi lớp học trong trường sẽ phải gắn với một Hệ đào
tạo nhất định. Do đó, rất nhiều đối tượng quản lý khác trong nhà trường phụ thuộc
vào khái niệm Hệ đào tạo này.

9
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà
trường phổ thông
Một số hệ đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
STT Mã hệ đào tạo Mô tả
Mô hình các trường THPT cũ với mô hình điểm TB theo
1 TCVN
kiểu cũ.

Mô hình các trường Tiểu học theo mô hình mới, hiện đang
2 TIEUHOC
áp dụng tại tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc.

Mô hình áp dụng cho tất cả các trường THCS trên toàn


3 THCS
quốc.

Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
4 THPT-A
điểm phân ban A theo mô hình cũ.

Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
5 THPT-C
điểm phân ban C theo mô hình cũ.

Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
6 THPT-KT
điểm THPT Kỹ thuật.

Mô hình các trường THPT phân ban mới, áp dụng đại trà
7 THPT
cho tất cả các trường THPT trên toàn quốc.

10
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Theo quy định mới nhất do Bộ GD và ĐT ban hành: từ năm học 2008-2009,
trên toàn quốc chỉ còn lại 4 hệ đào tạo sau: TIEUHOC, THCS, THPT và THPT-
KT.
4.2 Chương trình môn học:
Chương trình môn học là bộ khung xương chính của mọi chương trình giảng
dạy cụ thể trong nhà trường phổ thông. Mỗi chương trình môn học cụ thể sẽ gắn
liền với 3 thông tin chính: Môn học, Khối lớp và Hệ đào tạo. Với mỗi môn
học/khối lớp có thể tồn tại nhiều Chương trình môn học khác nhau, ví dụ Chương
trình Cơ bản, Chương trình nâng cao.

Mỗi chương trình môn học sẽ bao gồm một dãy các bài học (tiết học) có thứ tự
với tổng thời gian giảng dạy đúng bằng số tiết đã được quy định cho chương trình.
Thông tin mỗi bài học bao gồm Tên bài học, số tiết dạy được phân bổ, hình thức
dạy (lý thuyết, bài tập, thực hành, ...), thông tin nội dung chi tiết của bài học và các
tài liệu giảng dạy liên quan khác.
4.3 Lớp học và Môn học:
Lớp học là một trong những đơn vị quản lý cơ bản nhất của một trường học.
Mỗi học sinh sẽ được học trong một lớp học nhất định và kế thừa hoàn toàn những
thuộc tính của lớp học. Một lớp học thuộc một khối lớp duy nhất và một hệ đào tạo
nhất định (Tiểu học, THCS hay THPT phân ban mới…). Ngoài ra, một lớp học
còn có các thông tin quan trọng khác như giáo viên chủ nhiệm, ca học (sáng,
chiều, cả ngày), tiêu chuẩn phân loại học lực, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, …
Mỗi lớp học trong một năm học xác định sẽ phải học một số môn nào đó. Theo
quyết định 51/2008 của Bộ GD và ĐT thì có 2 cách đánh giá môn học: bằng điểm
hoặc bằng nhận xét kết quả học tập.
Lớp học và môn học có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các thuộc
tính quan trọng của môn học như hệ số môn, thời gian học (1 học kỳ hay cả năm),
cách tính TB môn theo từng học kỳ, cách tính TB môn cả năm, … đều phụ thuộc
vào việc môn học đó được dạy cho lớp học nào.
4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và Danh hiệu thi đua:
 Tiêu chuẩn phân loại học lực:
Tiêu chuẩn phân loại học lực (TCPLHL) là một tập hợp những quy tắc qui
định cách tính và xét phân loại học lực cho từng học sinh trong nhà trường.
Khái niệm TCPLHL có mối quan hệ logic chặt chẽ với 2 khái niệm Lớp học và
Hệ đào tạo. Như đã đề cập ở trên, mỗi Lớp học phải thuộc về một Hệ đào tạo
nhất định. Nhưng mỗi Hệ đào tạo lại có một hay nhiều TCPLHL khác nhau.
Do đó, việc xét phân loại học lực phải được tiến hành theo từng lớp học. Nghĩa
là, mỗi Lớp học chỉ được áp dụng bởi một TCPLHL duy nhất và tất cả học
sinh thuộc lớp đó sẽ được xét phân loại học lực theo các thuộc tính của
TCPLHL tương ứng.
Một số quy định phân loại học lực của Bộ Giáo Dục và Đào tạo:
 Việc phân loại học lực học sinh sẽ dựa trên các điểm TB môn học của
học sinh và phân thành 5 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém, ký

11
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

hiệu lần lượt là G, Kh, TB, Y, K. Các mức này được đánh dấu từ mức 0
đến 4. Giỏi tương ứng với mức 0, Kém tương ứng với mức 4.
 Việc phân loại sẽ dựa trên một số tiêu chí, điều kiện. Các điều kiện này
được mô tả riêng cho từng mức phân loại. Quy định việc xét phân loại học
lực theo quy tắc như sau: nếu học sinh không đạt được các tiêu chí mức K
thì sẽ xét tiếp các tiêu chí mức K+1.
 Các tiêu chí phân loại học lực của mỗi mức được chia làm 2 loại:
+ Loại I (các tiêu chí bắt buộc): Đây là những tiêu chí mà học sinh bắt
buộc đạt được ở mỗi mức phân loại. Theo quy định hiện thời thì các tiêu
chí bắt buộc này bao gồm: yêu cầu điểm TB các môn và yêu cầu điểm TB
môn của một số môn quan trọng đặc biệt, ví dụ môn Toán, Ngữ Văn.
+ Loại II (các tiêu chí có thể xét khả năng nâng bậc): Đây là những tiêu
chí dùng để xét bình thường nhưng nếu việc phân loại lệch so với các tiêu
chí loại I quá 2 bậc thì được phép xét nâng bậc. Ví dụ một HS với các tiêu
chí loại I được xếp loại Khá, nhưng theo tiêu chí loại II sẽ bị phân mức
Yếu. Khi đó có thể xét nâng phân loại học lực cho học sinh này là Trung
bình. Theo quy định hiện hành thì các tiêu chí loại này bao gồm điểm TB
môn của tất cả các môn học của HS không được phép nhỏ hơn một giá trị
điểm nào đó (điểm khống).
 Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua:
Tiêu chuẩn xét Danh hiệu thi đua (TCDHTD) đóng vai trò tương tự như
TCPLHL, là những quy tắc được dùng để xét danh hiệu thi đua cho học sinh
trong nhà trường. Mỗi lớp học sẽ được áp dụng bởi một TCDHTD duy nhất
dùng để xét danh hiệu thi đua cho các học sinh trong lớp học này. Mỗi
TCDHTD sẽ bao gồm một hay nhiều Danh hiệu thi đua (Giỏi, Tiên tiến), mỗi
danh hiệu thi đua sẽ gắn liền với các tiêu chí tương ứng.
II. Đánh giá, xếp loại học sinh:
1. Tiểu học:
1.1 Mục đích đánh giá, xếp loại:
 Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động
giáo dục.
 Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính
tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.
 Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo
dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
 Kết hợp đánh giá định tính và định lượng trong đánh giá và xếp loại.
 Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
 Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
 Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh;
xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.

12
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:


 Nội dung đánh giá:
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của
học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau:
1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hằng ngày;
đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
2. Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực tham
gia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uống
hợp vệ sinh.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường,
lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữ
gìn và bảo vệ môi trường; thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật
tự xã hội.
 Cách đánh giá:
 Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học
theo quy định: đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ (Đ).
 Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh
tiểu học theo quy định: đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện chưa
đầy đủ (CĐ).
 Thời điểm đánh giá:
Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Đánh
giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến
bộ của học sinh (đánh giá cuối năm là quan trọng nhất).
1.4 Đánh giá và xếp loại học lực:
 Đánh giá bằng điểm số:
Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm có: Toán, Tiếng Việt, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
Các môn học này cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các
lần kiểm tra.
 Đánh giá bằng nhận xét:
 Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và
Xã Hội, Nghệ thuật (các lớp 1, 2, 3); Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật,
Kĩ thuật (các lớp 4, 5).
 Các môn học đánh giá bằng nhận xét theo 2 mức:
- Loại Hoàn thành (A): đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng
của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm
học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học
tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được giáo
viên đánh giá là Hoàn thành tốt (A+).

13
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được những yêu cầu theo quy định, đạt
dưới 50% số nhận xét trong từng học kì (hay cả năm học).
 Đánh giá thường xuyên:
Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên
(KTTX) gồm: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập
thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút).
Số lần KTTX tối thiểu của các môn học trong một tháng như sau:
- Tiếng Việt: 4 lần
- Toán: 2 lần
- Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác: 1 lần
- Môn Lịch sử và Địa lí: 1 lần cho mỗi phân môn
Kết quả KTTX của các môn học đánh giá bằng điểm số không tham gia vào
quá trình tính toán để thành điểm học lực môn.
 Đánh giá định kì:
Đánh giá định kì được tiến hành dưới hình thức kiểm tra định kì (KTĐK) gồm:
- Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận trong thời gian 1 tiết
đối với các môn đánh giá bằng điểm số.
- Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành
đối với các môn đánh giá bằng nhận xét.
Số lần KTĐK của các môn học như sau:
- Môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm có 4 lần KTĐK: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I,
giữa học kỳ II và cuối học kỳ II.
- Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, các môn học và nội dung tự chọn khác mỗi
năm có 2 lần KTĐK vào cuối HK I và cuối HK II.
 Đánh giá và xếp loại học lực đối với từng môn học:
Học sinh được xếp loại học lực từng môn mỗi năm học 3 lần: học lực môn học
học kỳ I (HLM.KI), học lực môn học học kỳ II (HLM.KII) và học lực môn học cả
năm (HLM.N).
 Các môn học đánh giá bằng điểm số:
- Môn Tiếng Việt, môn Toán:
+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì I
(KTĐK.GKI) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì I (KTĐK.CKI).
+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì II
(KTĐK.GKII) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì II (KTĐK.CKII).
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.

- Môn Lịch sử và Địa lí:

14
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm KTĐK.CKI của 2 phân môn
Lịch sử và Địa lí.
+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm KTĐK.CKII của 2 phân môn
Lịch sử và Địa lí.
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.
- Môn Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác:
+ Điểm HLM.KI chính là điểm KTĐK.CKI.
+ Điểm HLM.KII chính là điểm KTĐK.CKII.
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.
 Các môn học đánh giá bằng nhận xét:
- HLM.KI chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I.
- HLM.KII chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm.
- HLM.N chính là HLM.KII.
 Xếp loại học lực môn:
- Loại Giỏi: điểm học lực môn đạt từ 9 đến 10
- Loại Khá: điểm học lực môn đạt từ 7 đến 9
- Loại Trung bình: điểm học lực môn đạt từ 5 đến 7
- Loại Yếu: điểm học lực môn đạt dưới 5
1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
 Xét lên lớp:
Học sinh được lên lớp thẳng khi có đủ 2 điều kiện:
 Có điểm KTĐK.CKII các môn học (được đánh giá bằng điểm số) đạt
từ 5 trở lên.
 HLM.N các môn học (được đánh giá bằng nhận xét) đạt loại hoàn
thành (A) trở lên.
 Thi lại, xét lên lớp sau thi lại:
 Học sinh phải thi lại các môn có điểm KTĐK.CKII dưới 5; nếu điểm
trung bình cộng các môn thi lại đạt 5 trở lên (làm tròn 0,5 thành 1), trong đó
không có môn dưới điểm 4 thì được lên lớp.
 Mỗi học sinh có quyền được ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3
lần/1 môn học (được đánh giá bằng điểm số) vào thời điểm cuối năm học hoặc
sau hè.
 Điểm HLM.N của các môn học Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin
học và các nội dung tự chọn khác được dùng để khen thưởng, động viên học
sinh, không tham gia xét lên lớp.
 Xét khen thưởng:
Xét khen thưởng cho những học sinh được lên lớp thẳng theo các mức sau:

15
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Học sinh Giỏi: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ
bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của các môn học: Toán, Tiếng
Việt (ở lớp 1, 2, 3); Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, 5)
đạt loại Giỏi, điểm HLM.N của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét
đạt loại Hoàn thành (A).
 Học sinh Tiên tiến: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy
đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của một trong các môn học
đánh giá bằng điểm số đạt loại Giỏi, các môn còn lại đạt loại Khá trở lên, các
môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt HLM.N loại Hoàn thành (A).
2. Trung học cơ sở và trung học phổ thông:
2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
 Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi
năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ.
 Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa trên
cơ sở sau đây:
 Mục tiêu giáo dục của cấp học;
 Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
 Điều lệ nhà trường;
 Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm nguyên tắc khách quan,
chính xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quả
xếp loại học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú
ý đến tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.
2.2 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:
 Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm:
 Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn
bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia
lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình
(viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại
hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
 Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
 Loại tốt (*):
a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;
thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với
các bạn, được các bạn tin yêu;
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị, khiêm tốn;
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;

16
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về
trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động
của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
 Loại khá: thực hiện được những quy định (*) trên đây nhưng chưa đạt đến
mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô
giáo và các bạn góp ý.
 Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định (*)
nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu
sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
 Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực
hiện quy định (*), được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trường;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây
rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;
đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại;
lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
2.3 Đánh giá và xếp loại học lực:
 Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại lực:
 Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS,
cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;
 Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại
trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: Kém).
 Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm:
 Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập:
a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn quyết định áp dụng một trong hai
hình thức đánh giá: bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập đối với các môn
học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS, môn Thể dục cấp THCS và cấp THPT; nếu
đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp thành 5 loại như xếp loại học
lực.

17
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học; nhận xét
kết quả học tập sau một học kỳ, một năm học:
- Đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS và Thể dục cả cấp THCS và
cấp THPT, trong trường hợp đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp
loại trung bình môn học và xếp thành 5 loại như xếp loại học lực; kết quả xếp loại
trung bình môn học được lấy để tham gia xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả năm
học;
- Các môn học còn lại được đánh giá bằng điểm, tính điểm trung bình môn học và
tham gia tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học.
 Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm
khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại.
 Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra:
 Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và
kiểm tra thực hành.
 Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết;
kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành
từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
 Hệ số điểm kiểm tra:
a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;
b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
 Số lần kiểm tra và cách cho điểm:
 Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao
gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
 Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng môn
học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần.
 Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định như trên,
hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra
cho môn chuyên.
 Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KT tx theo
hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KT đk được lấy đến
một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
 Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và
cả năm học:
 Đối với THCS:

18
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;


b) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ các môn đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập.
 Đối với THPT:
a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học;
- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả
học tập.
b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thứ nhất;
- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả
học tập.
c) Ban Cơ bản:
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc
theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn
nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó;
Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn
lại trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải
là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn;
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn.
- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả
học tập.
 Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên;
b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học
nâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo ban Cơ bản trừ
môn chuyên;
c) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả
học tập.
4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các môn Toán, Kỹ thuật nghề;
điểm hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết
quả học tập.
 Điểm trung bình môn học, xếp loại trung bình môn học:
 Điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá
bằng điểm:
Điểm trung bình môn của học kỳ (ĐTBmhk):
ĐTBmhk = ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
–––––––––––––––––––––––––––

19
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Tổng các hệ số

Điểm trung bình môn của cả năm (ĐTBmcn):


ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn = ––––––––––––––––––––
3
 Xếp loại trung bình môn học của học kỳ, cả năm học đối với các môn học
đánh giá bằng nhận xét: là mức đánh giá chung kết quả của cả quá trình học
tập, mức đánh giá chung được xác định từ kết quả nhận xét các bài KTtx,
KTđk, KThk và xem xét mức độ tiến bộ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái
độ học tập của học sinh trong cả học kỳ hoặc cả năm học.
 Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học:
 Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk) là trung bình cộng của điểm trung
bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b...) của từng môn học:
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí +...
ĐTBhk = –––––––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số
 Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTB cn) là trung bình cộng của điểm trung
bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b...) của từng môn học:
a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí +...
ĐTBcn = –––––––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số
 Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
 Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại
của học kỳ đó làm kết qủa đánh giá, xếp loại cả năm học.
 Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm:
 Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT
không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 hoặc nhận xét dưới loại K.
 Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT
không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới loại Tb.
 Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

20
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT
không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận xét loại Y.
 Loại kém: các trường hợp còn lại.
 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói trên, nhưng do
ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó cho
nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh lên 1 nâng bậc.
2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
 Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp:
 Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
 Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên
tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 hoặc
nhận xét loại dưới trung bình để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt
loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện
trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
 Kiểm tra lại các môn học:
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả
năm học xếp loại loại yếu, được chọn một số trong các môn học có điểm trung bình
cả năm học dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới trung bình để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại
hoặc nhận xét kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho điểm trung bình cả năm học
hoặc nhận xét kết quả cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các
môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
 Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến:
 Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh
kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
 Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

Phần tiếp theo sẽ trình bày nội dung phân tích thiết kế hệ thống.

21
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

* *

22
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Phần C. PHÂN TÍCH




I. Khảo sát hiện trạng:


1. Mô tả hiện trạng:
Việc triển khai những ứng dụng CNTT trong công tác quản lý học sinh của các
nhà trường phổ thông hiện nay đang được đẩy mạnh và ngày càng mở rộng theo
đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng giáo dục. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, ngay những ngày đầu tiên sau khi
được thành lập, Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm đã đặt ra vấn đề ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc quản lý quá trình học tập của học sinh trong nhà
trường. Tuy nhiên khó khăn cũng bắt đầu phát sinh chính từ những đặc thù của
trường, trường được thành lập dựa trên mô hình trường học đa cấp (với 3 cấp từ
Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông) nên không thể sử dụng các
phần mềm quản lý học sinh hiện có trên thị trường để áp dụng cho trường, nếu
không có thể gây ra một số lỗi do không tương thích hoặc hiệu quả quản lý không
cao. Thêm vào đó, dữ liệu học tập của nhà trường được lưu trữ trên một server duy
nhất và cần phải được tích hợp với ứng dụng Web để thuận tiện cho công tác quản lý
của các cán bộ cũng như việc tìm kiếm, tra cứu thông tin từ xa đối với phụ huynh
học sinh. Phần mềm phải có khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa ứng dụng Desktop
và ứng dụng Web vào cơ sở dữ liệu chung của trường để đảm bảo tính nhất quán và
tính cập nhật thông tin đối với quá trình học tập của học sinh.
2. Mô tả các công việc chính trong năm học:
Các công việc chính trong một năm học:
 Khoảng thời gian đầu năm trước khi bắt đầu học kỳ I, đây là giai đoạn nhà
trường phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho năm học mới như nhập dữ liệu
học sinh mới (đầu cấp), phân lớp cho học sinh đầu năm học, phân công giáo viên
giảng dạy, phân phối môn – lớp học, …
 Sau khi khai giảng đến hết học kỳ II, đây là giai đoạn vất vả nhất và quan trọng
nhất trong quá trình quản lý học sinh, các công việc chính trong giai đoạn này
như theo dõi quá trình học tập của học sinh, nhập đánh giá học sinh (điểm số,
hạnh kiểm), tính toán điểm trung bình, xét danh hiệu thi đua, in ấn các báo cáo
thống kê trong học kỳ I, học kỳ II và cả năm.
 Giai đoạn cuối năm, nhà trường phải thực hiện các công việc như xét thi lại, tổ
chức thi lại, nhập điểm thi lại, xét lên lớp, lưu ban cuối năm học; thực hiện các
báo cáo thống kê tổng hợp; chuẩn bị cho công tác tuyển sinh trong năm học
sau…

II. Phân tích yêu cầu:


1. Yêu cầu chức năng:
Xây dựng phần mềm quản lý học sinh phải hỗ trợ các chức năng sau đây:
 Quản lý hồ sơ học sinh, bảng điểm và học bạ của học sinh trong quá trình theo
học tại trường.
 Quản lý danh sách giáo viên, tổ chuyên môn, lớp học, khối lớp, bộ môn.

23
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Thực hiện các chức năng: nhập học sinh mới đầu năm, phân lớp cho học sinh
theo các tiêu chí xác định, quản lý học sinh chuyển lớp, chuyển trường, thôi học,
nhập điểm và hạnh kiểm học sinh theo từng giai đoạn trong năm học, điểm danh
học sinh,…
 Tổng kết, tính điểm cho học sinh qua từng học kỳ, năm học theo lớp, khối lớp.
 Tổng kết, đánh giá học lực và hạnh kiểm học sinh theo các tiêu chuẩn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
 Tra cứu dữ liệu của năm học hiện tại và các năm học trước.
 Kết xuất báo cáo, thống kê quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của
giáo viên.
2. Yêu cầu phi chức năng:
 Yêu cầu hệ thống:
 Môi trường hoạt động: cấu hình máy ở mức độ khá, chạy trên
hệ điều hành Windows từ 2000 trở lên, sử dụng hệ quản trị CSDL MySQL
Server 5.0.
 Phân quyền: hệ thống phải phân chia người dùng thành các cấp
độ khác nhau. Mỗi người dùng truy cập vào hệ thống phải được xác định rõ
quyền khai thác thông tin và xử lý thông tin tùy thuộc vào cấp độ của họ. Và
quyền truy cập này có thể được tạo lập, ấn định và sửa đổi bởi người quản trị.
Có thể phân chia các cấp độ truy cập hệ thống như sau:
- Nhóm quản trị (Hiệu trưởng, Giáo vụ): có quyền tối cao và chịu mọi trách
nhiệm về hệ thống.
- Nhóm giáo viên: có quyền truy cập hệ thống để thực hiện nhập điểm và
quản lý quá trình học tập của học sinh.
 Cơ chế bảo mật: thông tin về account truy cập của người dùng
phải được mã hóa và lưu trữ trong CSDL.
 Sao lưu – Phục hồi: hệ thống phải tự động sao lưu dữ liệu khi
gặp sự cố hoặc do nhầm lẫn từ người dùng và có khả năng phục hồi lại dữ liệu.
 Yêu cầu chất lượng:
 Tính tiến hóa: có cơ sở dữ liệu linh động, tùy biến, dễ dàng đáp ứng được
những thay đổi về quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Tính tiện dụng: phần mềm phải gọn nhẹ, thao tác đơn giản thuận tiện với
người sử dụng, nhất là những người sử dụng không có nhiều kiến thức về tin
học. Phải cải tiến phương pháp nhập điểm học sinh sao cho nhanh chóng và
chính xác cho giáo viên. Ngoài ra, phần mềm còn phải hỗ trợ import/export
sang Microsoft Office Excel trong quá trình giáo viên nhập điểm, nhập đánh
giá học sinh.

24
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

III. Mô hình hóa:


1. Mô hình Use-Case:
1.1 Xác định Actor và Use-Case:
Danh sách các Actor của mô hình:
STT Actor Vai trò
 Có quyền tối cao và chịu mọi trách nhiệm về hệ thống.
Mặc định lúc khởi tạo, chương trình có 1 user Admin,
1 Admin user này không được phép xóa hay thay đổi.
 User Admin có quyền khởi tạo và phân quyền cho các
User khác trong hệ thống.
 Quản lý niên học, giáo viên, học sinh, lớp học,
môn-lớp.
 Thực hiện các nghiệp vụ: phân lớp, phân công
2 Giáo vụ giảng dạy; xem, nhập, sửa điểm của toàn bộ học sinh;
nhập đánh giá hạnh kiểm học sinh; nhập, xóa, sửa dữ
liệu cơ bản.
 Tính toán kết quả học tập, rèn luyện.
 In ấn các báo cáo, thống kê.

Danh sách các Use-Case của mô hình:


STT Use-Case Chức năng
 Mô tả cách đăng nhập vào hệ thống.
1 Đăng nhập  Nếu đăng nhập thành công, tác nhân có thể sử dụng
hệ thống với quyền tương ứng.
 Cho phép thêm, xóa, cập nhật thông tin niên học.
 Cho phép cập nhật thông tin từng học kỳ đối với
2 Quản lý niên học từng niên học.
 Hiển thị biểu đồ thời gian trong từng học kỳ và cả
niên học.
3 Quản lý giáo viên  Cho phép thêm, xóa, cập nhật thông tin giáo viên.
 Phân công giảng dạy theo giáo viên, theo lớp.
4 Quản lý lớp học  Cho phép thêm, xóa, cập nhật thông tin lớp học.
 Cho phép thêm mới, xóa, cập nhật thông tin học
sinh.
5 Quản lý học sinh  Nhập hạnh kiểm (đánh giá), điểm; điểm danh học
sinh;
 Quản lý học sinh chuyển trường, chuyển lớp, thôi
học.
6 Quản lý khối lớp  Thêm, xóa, cập nhật thông tin khối lớp.
 Quản lý lớp học thuộc khối lớp.
Quản lý tổ chuyên  Thêm, xóa, cập nhật thông tin tổ chuyển môn.
7  Quản lý giáo viên thuộc tổ chuyên môn.
môn

25
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

8 Quản lý môn học  Thêm, xóa, cập nhật thông tin môn học được dạy ở
trường.
9 Quản lý người dùng  Tạo mới, xóa, cập nhật thông tin người dùng.
 Phân quyền cụ thể cho người dùng.
 Cập nhật thông tin liên quan đến nhà trường.
 Phân loại vùng điểm, điểm.
10 Quản lý quy định  Tạo mới, xóa, cập nhật tiêu chuẩn phân loại học lực
và tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua.
 Quy định mẫu nhận xét hạnh kiểm (đối với học sinh
tiểu học), xét lên lớp, xét danh hiệu thi đua.
 Tìm kiếm học sinh, giáo viên.
11 Báo cáo-Thống kê  In báo cáo bảng điểm tổng hợp, chi tiết theo học
sinh, theo lớp, theo khối lớp…

1.2 Mô hình Use-Case:


 Sơ đồ Use-Case Tổng qaát:

Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát

26
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học:

Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học


 Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định:

Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định

27
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên:

Hình 10: Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên


 Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh:

Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh

28
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn:

Hình 12: Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn


1.3 Đặc tả Use-Case:
 Đặc tả Use-Case Đăng nhập:

ID: UC1
Description: Người dùng đăng nhập vào hệ thống.
Pre-conditions: Hệ thống đã khởi động và kết nối với CSDL.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn đăng nhập vào
hệ thống.
2. Hiển thị giao diện đăng nhập.
3. Hệ thống yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng
nhập.
4. Người dùng nhập vào Username và Password.
5. Người dùng nhấn nút Đăng Nhập. [Alternate Course
A]
6. Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập. [Alternate

29
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Course B]
7. Hệ thống thông báo đăng nhập thành công.
8. Đóng giao diện đăng nhập, Use-Case Đăng nhập kết
thúc.
Alternate Course A: Người dùng nhấn nút Đóng
A.5 Người dùng không muốn đăng nhập vào hệ thống.
A.6 Đóng giao diện đăng nhập, Use-Case kết thúc.
Alternate Course B: Thông tin đăng nhập không hợp lệ.
B.6 Thông báo cho người dùng.
B.7 Trở lại bước 3.
Post Conditions: Đăng nhập thành công và người dùng có thể sử dụng hệ thống
với quyền tương ứng.
Actors: Người dùng
Extended Use Case: Không
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Quản lý người dùng:

ID: UC2
Description: Cho phép Admin thêm, xóa, cập nhật thông tin người dùng.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống với quyền Admin.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Quản lý người
dùng.
2. Hiển thị giao diện quản lý người dùng.
A. Thêm người dùng mới
A.3 Admin chọn Thêm.
A.4 Hệ thống yêu cầu nhập thông tin người dùng cần thêm.
A.5 Admin nhập thông tin người dùng mới.
A.6 Admin nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course D]
A.7 Hệ thống kiểm tra thông tin người dùng mới. [Alternate Course E]
A.8 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm người dùng kết thúc.
Alternate Course D: Admin không muốn thêm người dùng
D.6 Admin chọn Bỏ qua.
D.7 Người dùng không được thêm, Use-Case Thêm người dùng kết thúc.

30
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Alternate Course E: Thông tin người dùng không hợp lệ


E.7 Thông báo cho Admin thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
E.8 Trở lại bước A.4
Post Conditions: Một người dùng được thêm vào hệ thống.

B. Xóa ngưòi dùng


B.3 Admin chọn người dùng cần xóa từ danh sách và nhấn nút Xóa.
B.4 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận có thật sự muốn xóa không.
B.5 Admin nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course F]
B.6 Hệ thống kiểm tra xem có được phép xóa không. [Alternate Course G]
B.7 Thông báo xóa thành công, Use-Case Xóa người dùng kết thúc.
Alternate Course F: Admin không muốn xóa người dùng
F.5 Admin chọn Bỏ qua.
F.6 Người dùng không được xóa, Use-Case Xóa người dùng kết thúc.
Alternate Course G: Không thể xóa
G.6 Thông báo cho Admin lý do không thể xóa người dùng đã chọn.
G.7 Người dùng không được xóa, Use-Case Xóa người dùng kết thúc.
Post Conditions: Người dùng được xóa khỏi hệ thống.
C. Cập nhật thông tin người dùng
C.3 Admin chọn người dùng cần cập nhật từ danh sách.
C.4 Tiến hành cập nhật lại thông tin người dùng.
C.5 Admin nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course H]
C.6 Hệ thống kiểm tra thông tin người dùng. [Alternate Course I]
C.7 Thông báo cập nhật thành công, Use-Case Cập nhật người dùng kết thúc.
Alternate Course H: Admin không muốn cập nhật người dùng
D.5 Admin chọn Bỏ qua.
D.6 Người dùng không được cập nhật, Use-Case Cập nhật người dùng kết thúc.
Alternate Course I: Thông tin người dùng không hợp lệ
I.6 Thông báo cho Admin thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
I.7 Trở lại bước C.4
Post Conditions: Một người dùng được cập nhật.
Actors: Admin
Extended Use Case: Phân quyền cụ thể cho từng người dùng
Included Use Case: Không

31
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

 Đặc tả Use-Case Quản lý niên học:

ID: UC3
Description: Cho phép người dùng thêm, xóa, cập nhật thông tin niên học.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Quản lý niên
học.
2. Hiển thị giao diện quản lý niên học.
A. Thêm niên học mới
A.3 Người dùng chọn Thêm.
A.4 Hệ thống yêu cầu nhập thông tin niên học cần thêm.
A.5 Người dùng nhập thông tin niên học.
A.6 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course D]
A.7 Hệ thống kiểm tra thông tin niên học. [Alternate Course E]
A.8 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm niên học kết thúc.
Alternate Course D: Người dùng không muốn thêm niên học
D.6 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.7 Niên học mới không được thêm, Use-Case Thêm niên học kết thúc.
Alternate Course E: Thông tin niên học không hợp lệ
E.7 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
E.8 Trở lại bước A.4
Post Conditions: Một niên học mới được thêm vào hệ thống.
B. Xóa niên học
B.3 Người dùng chọn niên học cần xóa và nhấn nút Xóa.
B.4 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận có thật sự muốn xóa không.
B.5 Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course F]
B.6 Hệ thống kiểm tra xem có được phép xóa không. [Alternate Course G]
B.7 Thông báo xóa thành công, Use-Case Xóa niên học kết thúc.
Alternate Course F: Người dùng không muốn xóa niên học
F.5 Người dùng chọn Bỏ qua.
F.6 Niên học không được xóa, Use-Case Xóa niên học kết thúc.
Alternate Course G: Không thể xóa
G.6 Thông báo cho người dùng lý do không thể xóa niên học đã chọn.

32
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

G.7 Niên học không được xóa, Use-Case Xóa niên học kết thúc.
Post Conditions: Niên học được xóa khỏi hệ thống.
C. Cập nhật thông tin niên học
C.3 Người dùng chọn niên học cần cập nhật từ danh sách.
C.4 Tiến hành cập nhật thông tin niên học.
C.5 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course H]
C.6 Hệ thống kiểm tra thông tin niên học. [Alternate Course I]
C.7 Thông báo cập nhật thành công, Use-Case Cập nhật niên học kết thúc.
Alternate Course H: Người dùng không muốn cập nhật niên học
D.5 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.6 Niên học không được cập nhật, Use-Case Cập nhật niên học kết thúc.
Alternate Course I: Thông tin niên học không hợp lệ
I.6 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
I.7 Trở lại bước C.4
Post Conditions: Một niên học được cập nhật.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Cập nhật thời gian từng học kỳ
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Phân loại điểm:

ID: UC4
Description: Cho phép người dùng thêm, xóa, cập nhật thông tin loại điểm.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Phân loại điểm.
2. Hiển thị giao diện Phân loại điểm niên học.
A. Thêm loại điểm mới
A.3 Người dùng chọn Thêm.
A.4 Hệ thống yêu cầu nhập thông tin loại điểm cần thêm.
A.5 Người dùng nhập thông tin loại điểm.
A.6 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course D]
A.7 Hệ thống kiểm tra thông tin loại điểm. [Alternate Course E]
A.8 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm loại điểm kết thúc.

33
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Alternate Course D: Người dùng không muốn thêm


D.6 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.7 Loại điểm mới không được thêm, Use-Case Thêm loại điểm kết thúc.
Alternate Course E: Thông tin loại điểm không hợp lệ
E.7 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
E.8 Trở lại bước A.4
Post Conditions: Một loại điểm mới được thêm vào hệ thống.
B. Xóa loại điểm
B.3 Người dùng chọn loại điểm cần xóa và nhấn nút Xóa.
B.4 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận có thật sự muốn xóa không.
B.5 Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course F]
B.6 Hệ thống kiểm tra xem có được phép xóa không. [Alternate Course G]
B.7 Thông báo xóa thành công, Use-Case Xóa loại điểm kết thúc.
Alternate Course F: Người dùng không muốn xóa loại điểm
F.5 Người dùng chọn Bỏ qua.
F.6 Loại điểm không được xóa, Use-Case Xóa loại điểm kết thúc.
Alternate Course G: Không thể xóa
G.6 Thông báo cho người dùng lý do không thể xóa loại điểm đã chọn.
G.7 Loại điểm không được xóa, Use-Case Xóa loại điểm kết thúc.
Post Conditions: Loại điểm được xóa khỏi hệ thống.
C. Cập nhật thông tin loại điểm
C.3 Người dùng chọn loại điểm cần cập nhật từ danh sách.
C.4 Tiến hành cập nhật thông tin loại điểm.
C.5 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course H]
C.6 Hệ thống kiểm tra thông tin loại điểm. [Alternate Course I]
C.7 Thông báo cập nhật thành công, Use-Case Cập nhật loại điểm kết thúc.
Alternate Course H: Người dùng không muốn cập nhật loại điểm
D.5 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.6 Loại điểm không được cập nhật, Use-Case Cập nhật loại điểm kết thúc.
Alternate Course I: Thông tin loại điểm không hợp lệ
I.6 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
I.7 Trở lại bước C.4
Post Conditions: Thông tin loại điểm được cập nhật.
Actors: Giáo vụ

34
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Extended Use Case: Không


Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Hiệu chỉnh thông tin trường học:

ID: UC5
Description: Cho phép người dùng cập nhật thông tin trường học.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Thông tin trường
học.
2. Hiển thị giao diện Thông tin trường học.
3. Hệ thống yêu cầu người dùng cung cấp thông tin
trường học.
4. Người dùng nhập vào tên trường, địa chỉ trường, hiệu
trưởng...
5. Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course
A]
6. Hệ thống kiểm tra thông tin nhập liệu. [Alternate
Course B]
7. Hệ thống thông báo cập nhật thành công, Use-Case kết
thúc.
Alternate Course A: Người dùng nhấn nút Đóng
A.5 Người dùng không muốn cập nhật thông tin trường học.
A.6 Đóng giao diện thông tin trường học, Use-Case kết thúc.
Alternate Course B: Thông tin nhập liệu không hợp lệ.
B.6 Thông báo cho người dùng thông tin nào chưa hợp lệ.
B.7 Trở lại bước 3.
Post Conditions: Thông tin trường học được cập nhật.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Các thông tin phụ, Niên học hiện tại, Nhập địa chỉ
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Soạn mẫu nhận xét hạnh kiểm:

35
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

ID: UC6
Description: Cho phép người dùng cập nhật mẫu nhận xét hạnh kiểm học sinh.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Mẫu nhận xét
hạnh kiểm.
2. Hiển thị giao diện Mẫu nhận xét hạnh kiểm.
3. Người dùng chọn nhiệm vụ học sinh.
4. Hiển thị chi tiết nhiệm vụ học sinh, mặc định hệ thống
lấy những tiêu chí do Bộ quy định.
5. Người dùng sửa lại tên nhiệm vụ, yêu cầu, biểu hiện...
6. Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course
A]
7. Hệ thống kiểm tra thông tin nhập liệu. [Alternate
Course B]
8. Hệ thống thông báo cập nhật thành công, Use-Case kết
thúc.
Alternate Course A: Người dùng không muốn cập nhật mẫu nhận xét hạnh kiểm
A.6 Đóng giao diện Mẫu nhận xét hạnh kiểm.
A.7 Mẫu nhận xét hạnh kiểm không được cập nhật, Use-Case kết thúc.
Alternate Course B: Thông tin nhập liệu không hợp lệ.
B.7 Thông báo cho người dùng thông tin nào chưa hợp lệ.
B.8 Trở lại bước 5.
Post Conditions: Mẫu nhận xét hạnh kiểm được cập nhật.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Không.
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Quản lý giáo viên:

ID: UC7
Description: Cho phép người dùng thêm, xóa, cập nhật thông tin giáo viên.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Quản lý giáo
viên.

36
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

2. Hiển thị giao diện quản lý giáo viên.


A. Thêm giáo viên mới
A.3 Người dùng nhấn nút Thêm.
A.4 Hệ thống hiển thị giao diện Thêm giáo viên mới và yêu cầu nhập thông
tin giáo viên cần thêm.
A.5 Người dùng nhập thông tin giáo viên.
A.6 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course D]
A.7 Hệ thống kiểm tra thông tin giáo viên. [Alternate Course E]
A.8 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm giáo viên kết thúc.
Alternate Course D: Người dùng không muốn thêm giáo viên
D.6 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.7 Đóng giao diện thêm giáo viên.
D.8 Giáo viên mới không được thêm, Use-Case Thêm giáo viên kết thúc.
Alternate Course E: Thông tin giáo viên không hợp lệ
E.7 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
E.8 Trở lại bước A.4
Post Conditions: Một giáo viên mới được thêm vào hệ thống.
B. Xóa giáo viên
B.3 Người dùng chọn giáo viên cần xóa từ danh sách và nhấn nút Xóa.
B.4 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận có thật sự muốn xóa không.
B.5 Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course F]
B.6 Hệ thống kiểm tra xem có được phép xóa không. [Alternate Course G]
B.7 Thông báo xóa thành công, Use-Case Xóa giáo viên kết thúc.
Alternate Course F: Người dùng không muốn xóa giáo viên
F.5 Người dùng chọn Bỏ qua.
F.6 Giáo viên không được xóa, Use-Case Xóa giáo viên kết thúc.
Alternate Course G: Không thể xóa giáo viên
G.6 Thông báo cho người dùng lý do không thể xóa giáo viên đã chọn.
G.7 Giáo viên không được xóa, Use-Case Xóa giáo viên kết thúc.
Post Conditions: Giáo viên được xóa khỏi hệ thống.
C. Cập nhật thông tin giáo viên
C.3 Người dùng chọn giáo viên cần cập nhật từ danh sách.
C.4 Người dùng nhấn nút Sửa.
C.5 Hiển thị giao diện Sửa giáo viên.

37
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

C.6 Người dùng tiến hành cập nhật thông tin giáo viên.
C.7 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course H]
C.8 Hệ thống kiểm tra thông tin giáo viên. [Alternate Course I]
C.9 Thông báo cập nhật thành công.
C.10 Đóng giao diện cập nhật, Use-Case Cập nhật giáo viên kết thúc.
Alternate Course H: Người dùng không muốn cập nhật giáo viên
D.7 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.8 Giáo viên không được cập nhật, đóng giao diện cập nhật, Use-Case Cập
nhật giáo viên kết thúc.
Alternate Course I: Thông tin giáo viên không hợp lệ
I.8 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
I.9 Trở lại bước C.5
Post Conditions: Một giáo viên được cập nhật.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Tìm kiếm giáo viên
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Quản lý học sinh:

38
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

ID: UC8
Description: Cho phép người dùng thêm, xóa, cập nhật thông tin học sinh.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Quản lý học
sinh.
2. Hiển thị giao diện quản lý học sinh.
3. Hiển thị combo box danh sách lớp.
4. Người dùng chọn lớp.
5. Hiển thị danh sách học sinh tương ứng với lớp.
A. Thêm học sinh mới
A.6 Người dùng nhấn nút Thêm.
A.7 Hệ thống hiển thị giao diện Thêm học sinh mới và yêu cầu nhập thông
tin học sinh cần thêm.
A.8 Người dùng nhập thông tin cần thiết liên quan đến học sinh.
A.9 Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course D]
A.10 Hệ thống kiểm tra thông tin học sinh. [Alternate Course E]
A.11 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm học sinh kết thúc.
Alternate Course D: Người dùng không muốn thêm học sinh
D.9 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.10 Đóng giao diện thêm học sinh.
D.11 Học sinh mới không được thêm, Use-Case Thêm học sinh kết thúc.
Alternate Course E: Thông tin học sinh không hợp lệ
E.10 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
E.11 Trở lại bước A.7
Post Conditions: Một học sinh mới được thêm vào hệ thống.
B. Xóa học sinh
B.6 Người dùng chọn học sinh cần xóa từ danh sách và nhấn nút Xóa.
B7 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận có thật sự muốn xóa không.
B.8 Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course F]
B.9 Hệ thống kiểm tra xem có được phép xóa không. [Alternate Course G]
B.10 Thông báo xóa thành công, Use-Case Xóa học sinh kết thúc.
Alternate Course F: Người dùng không muốn xóa học sinh
F.8 Người dùng chọn Bỏ qua.

39
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

F.9 Học sinh không được xóa, Use-Case Xóa học sinh kết thúc.
Alternate Course G: Không thể xóa học sinh
G.9 Thông báo cho người dùng lý do không thể xóa học sinh đã chọn.
G.10 Học sinh không được xóa, Use-Case Xóa học sinh kết thúc.
Post Conditions: Học sinh được xóa khỏi hệ thống.
C. Cập nhật thông tin học sinh
C.6 Người dùng chọn học sinh cần cập nhật từ danh sách.
C.7 Người dùng nhấn nút Sửa.
C.8 Hiển thị giao diện Sửa học sinh.
C.9 Người dùng tiến hành cập nhật thông tin học sinh.
C.10 Người dùng nhấn nút Cập Nhật. [Alternate Course H]
C.11 Hệ thống kiểm tra thông tin học sinh. [Alternate Course I]
C.12 Thông báo cập nhật thành công.
C.13 Đóng giao diện cập nhật, Use-Case Cập nhật học sinh kết thúc.
Alternate Course H: Người dùng không muốn cập nhật học sinh
D.10 Người dùng chọn Bỏ qua.
D.11 Học sinh không được cập nhật, đóng giao diện cập nhật, Use-Case Cập
nhật học sinh kết thúc.
Alternate Course I: Thông tin học sinh không hợp lệ
I.11 Thông báo cho người dùng thông tin nhập liệu nào chưa hợp lệ.
I.12 Trở lại bước C.8
Post Conditions: Một học sinh được cập nhật.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Tìm kiếm học sinh
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Nhập hạnh kiểm:

ID: UC9
Description: Cho phép người dùng nhập hạnh kiểm học sinh.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Nhập hạnh kiểm
học sinh.
2. Hiển thị giao diện Nhập hạnh kiểm học sinh.

40
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

3. Hiển thị combo box danh sách lớp.


4. Người dùng chọn lớp.
5. Hiển thị danh sách học sinh tương ứng với lớp.
6. Người dùng nhập hạnh kiểm học sinh (học kỳ 1, học
kỳ 2).
7. Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course A]
8. Thông báo đã lưu thành công, Use-Case Nhập hạnh
kiểm học sinh kết thúc.
Alternate Course A: Người dùng không muốn lưu lại hạnh kiểm học sinh
A.7 Người dùng chọn Bỏ qua.
A.8 Đóng giao diện Nhập hạnh kiểm học sinh.
A.9 Không lưu lại hạnh kiểm học sinh, Use-Case Nhập hạnh kiểm học sinh
kết thúc.
Post Conditions: Hạnh kiểm học sinh được lưu vào vào hệ thống.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Không
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Nhập điểm học sinh:

ID: UC10
Description: Cho phép người dùng nhập điểm học sinh.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Nhập điểm học
sinh.
2. Hiển thị giao diện Nhập điểm học sinh.
3. Hiển thị combo box danh sách lớp.
4. Người dùng chọn lớp.
5. Hiển thị danh sách học sinh thuộc lớp.
6. Hiển thị combo box gồm các môn học tương ứng với
lớp đã chọn.
7. Người dùng chọn môn học cần nhập điểm.
8. Hiển thị các cột điểm tương ứng với môn học đã chọn.
9. Người dùng nhập điểm học sinh (miệng, 15 phút, thi
học kỳ…).

41
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

10. Người dùng nhấn nút Lưu. [Alternate Course A]


11. Thông báo lưu thành công, Use-Case Nhập điểm học
sinh kết thúc.
Alternate Course A: Người dùng không muốn lưu lại điểm học sinh
A.10 Người dùng chọn Bỏ qua.
A.11 Đóng giao diện Nhập điểm học sinh.
A.12 Không lưu lại điểm học sinh, Use-Case Nhập điểm học sinh kết thúc.
Post Conditions: Điểm học sinh được lưu vào vào hệ thống.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Không
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Phân công giảng dạy theo giáo viên:

ID: UC11
Description: Cho phép người dùng phân công giảng dạy theo giáo viên.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Phân công giảng
dạy theo giáo viên.
2. Hiển thị giao diện Phân công giảng dạy theo giáo viên.
3. Hiển thị combo box danh sách giáo viên.
4. Người dùng chọn giáo viên.
5. Hiển thị danh sách môn học.
6. Người dùng chọn môn học cần phân công cho giáo
viên.
7. Hiển thị giao diện danh sách lớp học.
8. Người dùng đánh dấu chọn 1 hoặc nhiều lớp mà giáo
viên sẽ giảng dạy.
9. Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course A]
10. Đóng giao diện danh sách lớp học.
11. Hiển thị giao diện phân công giảng dạy với thông tin
giáo viên cùng môn học-lớp học đã phân công.
12. Người dùng chọn nút Lưu. [Alternate Course B]
13. Thông báo lưu thành công, Use-Case Phân công giảng
dạy theo giáo viên kết thúc.

42
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Alternate Course A: Người dùng không muốn lưu danh sách lớp học đã chọn
A.9 Người dùng chọn Bỏ qua.
A.10 Đóng giao diện danh sách lớp học.
A.11 Trở lại bước 5.
Alternate Course B: Người dùng không muốn lưu lại thông tin đã chọn
B.12 Người dùng chọn Bỏ qua.
B.13 Đóng giao diện Phân công giảng dạy theo giáo viên.
B.14 Trạng thái hệ thống không đổi, Use-Case Phân công giảng dạy theo
giáo viên kết thúc.
Post Conditions: Thông tin giáo viên cùng những môn học-lớp học đã phân công
được lưu vào vào hệ thống.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Tìm môn học, Tìm giáo viên
Included Use Case: Không

 Đặc tả Use-Case Phân công giảng dạy theo lớp:

ID: UC12
Description: Cho phép người dùng phân công giáo viên giảng dạy theo lớp.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Phân công giảng
dạy theo lớp.
2. Hiển thị giao diện Phân công giảng dạy theo lớp.
3. Hiển thị combo box danh sách lớp.
4. Người dùng chọn lớp.
5. Hiển thị danh sách môn học mà lớp đó được học.
6. Người dùng chọn môn học cần phân công.
7. Hiển thị giao diện danh sách giáo viên.
8. Người dùng đánh dấu chọn 1 giáo viên sẽ giảng dạy.
9. Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course A]
10. Đóng giao diện danh sách giáo viên.
11. Hiển thị giao diện phân công giảng dạy với thông tin
lớp cùng môn học-giáo viên đã phân công.
12. Người dùng chọn nút Lưu. [Alternate Course B]
13. Thông báo lưu thành công, Use-Case Phân công giảng

43
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

dạy theo lớp kết thúc.


Alternate Course A: Người dùng không muốn lưu danh sách giáo viên đã chọn
A.9 Người dùng chọn Bỏ qua.
A.10 Đóng giao diện danh sách giáo viên.
A.11 Trở lại bước 5.
Alternate Course B: Người dùng không muốn lưu lại thông tin đã chọn
B.12 Người dùng chọn Bỏ qua.
B.13 Đóng giao diện Phân công giảng dạy theo lớp.
B.14 Trạng thái hệ thống không đổi, Use-Case Phân công giảng dạy theo lớp
kết thúc.
Post Conditions: Thông tin lớp cùng những môn học-giáo viên đã phân công
được lưu vào vào hệ thống.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Tìm môn học, Tìm lớp
Included Use Case: Không
Notes: Mỗi Môn học/1 lớp chỉ do 1 giáo viên giảng dạy.

 Đặc tả Use-Case Phân công môn-lớp:

ID: UC13
Description: Cho phép người dùng gán thuộc tính môn học cho lớp.
Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống.
Basic Course:
1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Phân công môn-
lớp.
2. Hiển thị giao diện Phân công môn-lớp.
3. Hiển thị combo box danh sách lớp.
4. Người dùng chọn lớp.
5. Hiển thị danh sách môn học mà lớp đó được học (mặc
định).
6. Người dùng đánh dấu chọn những môn học nào sẽ
được dạy.
7. Hiển thị giao diện Thông tin chi tiết môn học.
8. Người dùng nhập thông tin chi tiết cho môn học.
9. Người dùng nhấn nút Đồng ý. [Alternate Course A]
10. Đóng giao diện Thông tin chi tiết môn học.

44
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

11. Hiển thị giao diện Phân công môn-lớp.


12. Người dùng chọn nút Lưu. [Alternate Course B]
13. Thông báo lưu thành công, Use-Case Phân công môn-
lớp kết thúc.
Alternate Course A: Người dùng không muốn lưu thông tin chi tiết môn học
A.9 Người dùng chọn Bỏ qua.
A.10 Đóng giao diện Thông tin chi tiết môn học.
A.11 Trở lại bước 5.
Alternate Course B: Người dùng không muốn lưu lại thông tin đã chọn
B.12 Người dùng chọn Bỏ qua.
B.13 Đóng giao diện Phân công môn-lớp.
B.14 Trạng thái hệ thống không đổi, Use-Case Phân công môn-lớp kết thúc.
Post Conditions: Thông tin những môn học của lớp được lưu vào vào hệ thống.
Actors: Giáo vụ
Extended Use Case: Tìm môn học, Tìm lớp
Included Use Case: Không

2. Sơ đồ tuần tự:
2.1 Sơ đồ tuần tự Đăng nhập:

45
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 13: Sơ đồ tuần tự đăng nhập

2.2 Sơ đồ tuần tự Quản lý người dùng:

46
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 14: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng


 Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng:

Hình 15: Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng


 Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng:

47
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 16: Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng


 Sơ đồ tuần tự Cập nhật người dùng:

Hình 17: Sơ đồ tuần tự Cập nhật người dùng


2.3 Sơ đồ tuần tự Quản lý học sinh:

48
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 18: Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh


 Sơ đồ tuần tự Thêm học sinh:

Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm học sinh


 Sơ đồ tuần tự Xóa học sinh:

49
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP

Hình 20: Sơ đồ tuần tự xóa học sinh


 Sơ đồ tuần tự Cập nhật học sinh:

Hình 21: Sơ đồ tuần tự cập nhật học sinh

50
2.4 Sơ đồ tuần tự Nhập điểm:
Hình 22: Sơ đồ tuần tự nhập điểm học sinh
3. Sơ đồ lớp:
Phần D. THIẾT KẾ


I. Thiết kế dữ liệu:
1. Bảng PHAN_QUYEN (Phân quyền):
Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaPhanQuyen Khóa Char = 6kt Khác null Mã phân quyền
1
chính
2 TenPhanQuyen Varchar ≤ 100kt Khác null Tên phân quyền

2. Bảng NGUOI_DUNG (Người dùng):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaNguoiDung Khóa Char = 9kt Khác null Mã người dùng
1
chính
2 TenNguoiDung Varchar ≤100kt Khác null Tên người dùng
MaPhanQuyen Khóa Char = 6kt Mã phân quyền
3
ngoại
4 TenDangNhap Varchar ≤ 50kt Khác null Tên đăng nhập
5 MatKhau Varchar ≤255kt Mật khẩu

3. Bảng NIEN_HOC (Niên học):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaNienHoc Khóa Char = 6kt Khác null Mã niên học
1
chính
2 TenNienHoc Varchar ≤ 100kt Khác null Tên niên học
3 TGBatDau Date Khác null Thời gian bắt đầu
4 TGKetThuc Date Khác null Thời gian kết thúc

4. Bảng HOC_KY (Học kỳ):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null Mã học kỳ (tự động)
1
chính
2 MaNienHoc Khóa Char = 6kt Khác null Mã niên học
ngoại
3 TenHocKy Varchar ≤ 100kt Khác null Tên học kỳ
4 TGBatDau Date Khác null Thời gian bắt đầu
5 TGKetThuc Date Khác null Thời gian kết thúc

5. Bảng QUAN_HE (Quan hệ):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaQuanHe Khóa Int Khác null Mã quan hệ
1
chính
2 TenQuanHe Varchar ≤ 100kt Khác null Tên quan hệ

6. Bảng NGHE_NGHIEP (Nghề nghiệp):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaNgheNghiep Khóa Int Khác null Mã nghề nghiệp
1
chính
2 TenNgheNghiep Varchar ≤ 100kt Khác null Tên nghề nghiệp

7. Bảng THAN_NHAN (Thân nhân):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaThanNhan Khóa Char = 9kt Khác null Mã thân nhân
1
chính
2 TenThanNhan Varchar ≤100kt Khác null Tên thân nhân
3 DiaChi Text Địa chỉ
DienThoai Varchar ≤ 11kt Điện thoại
4
>=6kt
5 NamSinh Date Khác null Năm sinh
MaNgheNghiep Khóa Int Khác null Mã nghề nghiệp
6
ngoại
MaQuanHe Khóa Int Khác null Mã quan hệ
7
ngoại

8. Bảng DAN_TOC (Dân tộc):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaDanToc Khóa Char = 6kt Khác null Mã dân tộc
1
chính
2 TenDanToc Varchar ≤ 100kt Khác null Tên dân tộc

9. Bảng TON_GIAO (Tôn giáo):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaTonGiao Khóa Char = 6kt Khác null Mã tôn giáo
1
chính
2 TenTonGiao Varchar ≤ 100kt Khác null Tên tôn giáo

10. Bảng TRANG_THAI_HS (Trạng thái học sinh):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null Mã trạng thái
1
chính
2 TenTrangThai Varchar ≤ 100kt Khác null Tên trạng thái

11. Bảng HINH_ANH (Hình ảnh):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
ID Khóa Int Khác null ID hình
1
chính
2 TenHinh Varchar ≤255kt Khác null Tên hình
3 KichThuoc Int Khác null Kích thước
4 DuLieu MediumBlob Khác null Dữ liệu

12. Bảng HOC_SINH (Học sinh):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaHocSinh Khóa Char = 12kt Khác null Mã học sinh
1
chính
2 HoLot Varchar ≤100kt Khác null Họ lót
3 Ten Varchar Tên học sinh
IDHinhAnh Khóa Int Khác null ID hình
4
ngoại
5 TenThuongGoi Varchar ≤ 100kt Tên thường gọi
6 DiaChi Text Địa chỉ
DienThoai Varchar ≤ 11kt Điện thoại
7
>=6kt
8 NamSinh Date Khác null Năm sinh
9 NoiSinh Text Nơi sinh
MaDanToc Khóa Char = 6kt Khác null Mã dân tộc
10
ngoại
MaTonGiao Khóa Char = 6kt Khác null Mã tôn giáo
11
ngoại
12 GioiTinh Enum Nam,Nữ Giới tính
IDTrangThai Khóa Int Khác null ID trạng thái
13
ngoại
ThongTinCha Khóa Char = 9kt Khác null Mã thân nhân (cha)
14
ngoại
ThongTinMe Khóa Char = 9kt Khác null Mã thân nhân (mẹ)
15
ngoại
16 DoiVien Enum Y,N Đội viên
17 DoanVien Enum Y,N Đoàn viên
18 DangVien Enum Y,N Đảng viên

13. Bảng TO_CHUYEN_MON (Tổ chuyên môn):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaToChuyenMon Khóa Char = 6kt Khác Mã tổ chuyên môn
1
chính null
TenToChuyenMon Varchar ≤ 100kt Khác Tên tổ chuyên môn
2
null

14. Bảng CHI_TIET_TO_CHUYEN_MON (Chi tiết tổ chuyên môn):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
ID Khóa Int Khác ID (tự động)
1
chính null
2 MaToChuyenMon Khóa Char = 6kt Khác Mã tổ chuyên môn
ngoại null
MaGiaoVien Khóa Char = 9kt Khác Mã giáo viên
3
ngoại null

15. Bảng GIAO_VIEN (Giáo viên):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
MaGiaoVien Khóa Char = 9kt Khác null Mã giáo viên
1
chính
2 HoTen Varchar ≤100kt Khác null Họ tên
IDHinhAnh Khóa Int Khác null ID hình
3
ngoại
4 BiDanh Varchar ≤ 100kt Bí danh
5 SoCMND Char = 9kt Khác null Số CMND
6 DiaChi Text Địa chỉ
DienThoai Varchar ≤ 11kt Điện thoại
7
>=6kt
8 NamSinh Date Khác null Năm sinh
9 NoiSinh Text Nơi sinh
MaDanToc Khóa Char = 6kt Khác null Mã dân tộc
10
ngoại
MaTonGiao Khóa Char = 6kt Khác null Mã tôn giáo
11
ngoại
12 GioiTinh Enum Nam,Nữ Giới tính
IDChucVu Khóa Int Khác null ID chức vụ
13
ngoại
14 HoTenCha VarChar ≤100kt Khác null Họ tên cha
15 HoTenMe VarChar ≤100kt Khác null Họ tên mẹ

16. Bảng KHOI_LOP (Khối lớp):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaKhoiLop Khóa Char = 6kt Khác null Mã khối lớp
1
chính
2 TenKhoiLop Varchar ≤ 100kt Khác null Tên khối lớp
17. Bảng LOP (Lớp):
Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaLop Khóa Char = 9kt Khác null Mã lớp
1
chính
2 TenLop Varchar ≤ 100kt Khác null Tên lớp
MaKhoiLop Khóa Char = 6kt Khác null Mã khối lớp
3
ngoại
MaGiaoVien Khóa Char = 9kt Khác null Mã giáo viên
4
ngoại
MaPhongHoc Khóa Int Khác null Mã phòng học
5
ngoại
MaHeDaoTao Khóa Int Khác null Mã hệ đào tạo
6
ngoại
MaTCPLHL Khóa Char = 6kt Khác null Mã tiêu chuẩn PLHL
7
ngoại
MaTCDHTD Khóa Char = 6kt Khác null Mã tiêu chuẩn
8
ngoại DHTĐ

18. Bảng TIEU_CHUAN_PLHL (Tiêu chuẩn phân loại học lực):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaTCPLHL Khóa Char = 6kt Khác null Mã TC PLHL
1
chính
2 TenTCPLHL Varchar ≤ 100kt Khác null Tên tiêu chuẩn PLHL
MaHeDaoTao Khóa Char = 6kt Khác null Mã hệ đào tạo
3
ngoại

19. Bảng PHAN_LOAI_HOC_LUC (Phân loại học lực):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
ID Khóa Char = 6kt Khác null ID học lực
1
chính
MaTCPLHL Khóa Char = 6kt Khác null Mã TC PLHL
2
ngoại
3 TenHocLuc Varchar ≤ 100kt Khác null Tên học lực
4 DiemTBCacMon Decimal Khác null Điểm TB các môn
5 DiemKhong Decimal Khác null Điểm khống
6 DiemMonChuyen Decimal Khác null Điểm môn chuyên

20. Bảng TIEU_CHUAN_DHTD (Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaTCDHTD Khóa Char = 6kt Khác null Mã TC DHTĐ
1
chính
TenTCDHTD Varchar ≤ 100kt Khác null Tên tiêu chuẩn
2
DHTĐ

21. Bảng DANH_HIEU_THI_DUA (Danh hiệu thi đua):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID danh hiệu
1
chính
MaTCDHTD Khóa Char = 6kt Khác null Mã TC DHTĐ
2
ngoại
3 TenDHTD Varchar ≤ 100kt Khác null Tên DHTĐ
4 HocLuc Varchar ≤ 100kt Khác null Điều kiện học lực
5 HanhKiem Varchar ≤ 100kt Khác null Điều kiện hạnh kiểm

22. Bảng NHAN_XET_HANH_KIEM (Nhận xét hạnh kiểm):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID tiêu chí đánh giá
1
chính
2 TenTieuChi Varchar ≤ 100kt Khác null Tên tiêu chí
3 YeuCau Text Khác null Yêu cầu
4 BieuHien Text Biểu hiện

23. Bảng MON_HOC (Môn học):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
MaMonHoc Khóa Char = 9kt Khác null Mã môn học
1
chính
2 TenMonHoc Varchar ≤ 100kt Khác null Tên môn học
KieuDanhGia Enum D,N Kiểu đánh giá (nhận
3
xét hay cho điểm)

24. Bảng PHAN_CONG_MON_LOP (Phân công môn lớp):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID phân công
1
chính
MaMonHoc Khóa Char = 9kt Khác null Mã môn học
2
ngoại
MaLop Khóa Char = 9kt Khác null Mã lớp
3
ngoại
MonChuyen Enum Y,N Môn học này có phải
4 là môn chuyên của
lớp không
5 HeSoTBMon Int Khác null Hệ số TB Môn
TGHoc Enum 1,2 Khác null Thời gian học (1 học
6
kỳ hay cả năm)
7 HeSoTB1 Int Khác null Hệ số TB môn HK1
8 HeSoTB2 Int Khác null Hệ số TB môn HK2
MaNienHoc Khóa Char = 6kt Khác null Mã niên học
9
ngoại

25. Bảng PHAN_CONG_GIANG_DAY (Phân công giảng dạy):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID phân công
1
chính
MaMonHoc Khóa Char = 9kt Khác null Mã môn học
2
ngoại
MaLop Khóa Char = 9kt Khác null Mã lớp
3
ngoại
MaNienHoc Khóa Char = 6kt Khác null Mã niên học
4
ngoại
MaGiaoVien Khóa Char = 9kt Khác null Mã giáo viên
5
ngoại
26. Bảng PHAN_LOP ( Phân lớp):
Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID phân lớp
1
chính
MaLop Khóa Char = 9kt Khác null Mã lớp
2
ngoại
MaNienHoc Khóa Char = 6kt Khác null Mã niên học
3
ngoại
MaHocSinh Khóa Char = 9kt Khác null Mã học sinh
4
ngoại

27. Bảng LOAI_DIEM (Loại điểm):


Ràng
STT Tên thuộc tính Loại Kiểu MGT Diễn giải
buộc
ID Khóa Int Khác ID loại điểm
1
chính null
TenLoaiDiem VarChar ≤ 10kt Khác Tên loại điểm
2
null
GiaTriMax Int Khác Giá trị điểm lớn
3
null nhất
GiaTriMin Int Khác Giá trị điểm nhỏ
4
null nhất
SLDiemMax Int Khác Số lượng điểm
5 null nhiều nhất trong 1
học kỳ
SLDiemMin Int Khác Số lượng điểm ít
6 null nhất được cho
trong 1 học kỳ
HeSoTBKT Int Khác Hệ số TB kiểm tra
7
null
KieuDiem Enum N,T Khác Kiểu điểm
8
null
SoChuSoThapPhan Int Khác Số chữ số thập
9
null phân
28. Bảng BANG_DIEM (Bảng điểm):
Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID bảng điểm
1
chính
MaMonHoc Khóa Char = 9kt Khác null Mã môn học
2
ngoại
IDHocKy Khóa Int Khác null Id học kỳ
3
ngoại
MaHocSinh Khóa Char = 9kt Khác null Mã học sinh
4
ngoại

29. Bảng CHI_TIET_BANG_DIEM (Chi tiết bảng điểm):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
ID Khóa Int Khác null ID chi tiết bảng điểm
1
chính
IDBangDiem Khóa Int Khác null ID bảng điểm
2
ngoại
IDLoaiDiem Khóa Int Khác null ID loại điểm
3
ngoại
4 GiaTri Decimal Khác null Giá trị điểm

30. Bảng THONG_TIN_TRUONG_HOC (Thông tin trường học):


Tên thuộc Ràng
STT Loại Kiểu MGT Diễn giải
tính buộc
1 TenTruong Varchar ≤ 255kt Tên trường
2 DiaChi Text Địa chỉ
3 DienThoai Varchar Điện thoại
4 Website Text
5 HieuTruong Varchar ≤ 100kt Tên hiệu trưởng
II. Thiết kế giao diện:
1. Khởi tạo kết nối:

Hình 24: Giao diện khởi tạo kết nối

2. Đăng nhập:

Hình 25: Giao diện đăng nhập


3. Giao diện chính:
4. Quản lý niên học:

Hình 27: Giao diện quản lý niên học


5. Quản lý học kỳ:

Hình 28: Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ


6. Quản lý học sinh:

Hình 29: Giao diện quản lý học sinh


7. Thông tin học sinh:

Hình 30: Giao diện thông tin học sinh


8. Quản lý tổ chuyên môn:

Hình 31: Giao diện quản lý tổ chuyên môn


9. Quản lý giáo viên:

Hình 32: Giao diện quàn lý giáo viên


10. Thông tin giáo viên:

Hình 33: Giao diện thông tin giáo viên


11. Quản lý lớp học:

Hình 34: Giao diện quản lý lớp học


12. Thông tin lớp học:

Hình 35: Giao diện thông tin lớp học


13. Nhập hạnh kiểm học sinh:

Hình 36: Giao diện nhập hạnh kiểm học sinh


14. Nhập điểm học sinh:

Hình 37: Giao diện nhập điểm học sinh


Phần E. TỔNG KẾT


I. Kết quả đạt được:


 Quản lý hồ sơ học sinh, bảng điểm và học bạ của học sinh Tiểu học, Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông trong quá trình theo học tại trường.
 Quản lý danh sách giáo viên, tổ chuyên môn, lớp học, khối lớp, bộ môn.
 Thực hiện các chức năng: nhập học sinh mới đầu năm, phân lớp cho học sinh
theo các tiêu chí xác định, quản lý học sinh chuyển lớp, chuyển trường, thôi
học, nhập điểm và hạnh kiểm học sinh theo từng giai đoạn trong năm học,
điểm danh học sinh,…
 Tổng kết, tính điểm cho học sinh qua từng học kỳ, năm học theo lớp, khối lớp.
 Kết xuất báo cáo, thống kê quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của
giáo viên.

II. Hướng phát triển:


 Thiết kế của chương trình bao gồm khả năng làm việc được cả trên máy PC
đơn lẻ cũng như trên mạng LAN, WAN.
 Tích hợp với ứng dụng Web, đồng bộ hóa dữ liệu giữa ứng dụng Desktop và
ứng dụng Web.
DANH MỤC THUẬT NGỮ

ID: Định danh theo thứ tự Use-Case.


Description: Mô tả tóm tắt Use-Case.
Pre-conditions: Điều kiện tiên quyết khi bắt đầu Use-Case.
Basic Course: Các luồng xử lý.
Alternate Course: Dòng sự kiện xen kẻ.
Post conditions: Trạng thái hệ thống sau khi kết thúc Use-Case.
Included Use Case: Các Use Case có liên quan.
Extended Use Case: Các Use Case mở rộng.
Notes: Ghi chú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Dương Quang Thiện. 2005. Lập trình căn cứ dữ liệu dùng ADO.NET và C#. Nhà xuất
bản tổng hợp TP. HCM.
 Huỳnh Văn Đức, Huỳnh Đức Hải, Đoàn Thiện Ngân. Giáo trình nhập môn UML.
NXB Lao Động Xã Hội.
 MySQL Cookbook. 2002. Paul DuBois. O’Reilly.
Websites:
 www.codeproject.com
 www.mysqlfront
 www.moet.gov.vn
 www.dev.mysql.com

You might also like