You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÀI THU HOẠCH

THAM QUAN DINH ĐỘC LẬP

Môn học: TRIẾT HỌC MARX – LENIN

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Điệp


Lớp : 0100
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trần Gia Hòa
Mã số sinh viên : 22000255

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2023


Lời nói đầu
Hình thành và phát triển qua hơn 400 năm, Sài Gòn là nơi lưu giữ không ít cột
mốc lịch sử của Việt Nam. Sự kiện giải phóng miền Nam ngày 30 tháng 4 năm
1975 cùng hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập đã trở thành sự
kiện đáng tự hào của mỗi người Việt.

Đặt chân đến Dinh Độc Lập vào một buổi sáng đầy nắng của tháng hai, tôi
choáng ngợp trước sự đông đúc của từng dòng du khách đổ về nơi từng là trung
tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn xưa. Qua bao thăng trầm của lịch sử,
Dinh Độc Lập giờ đây đã trở thành một trong những nơi lưu giữ ký ức về Sài
Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông một thời cùng với những giá trị về văn hóa, kiến
trúc và hơn hết là lòng yêu nước của mỗi người con đất Việt.

Qua bài báo cáo này, tôi mong muốn được tự kể lại câu chuyện về Dinh Độc
Lập dưới góc nhìn của một sinh viên mang trong mình niềm yêu thích khám phá
lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2023


Mục lục
Lời nói đầu

1. Khái quát lịch sử hình thành Sài Gòn


2. Dinh Độc Lập – Nơi lưu giữ một phần lịch sử Sài Gòn
Lịch sử Dinh Độc Lập
Kiến trúc Dinh Độc Lập
3. Cảm nhận sau khi tham quan
1. Khái quát lịch sử hình thành Sài Gòn
Vào năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu lệnh cho Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào Nam kinh lý tại tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình đó,
Nguyễn Hữu Cảnh nhận thấy đây là vùng đất có lợi thế về mặt địa hình
nên ông đã thành lập Dinh Phiên Trấn bao gồm huyện Tân Bình và phủ
Gia Định (tiền thân của Gia Định thành sau này).
Khi Chúa Nguyễn Ánh thống nhất được đất nước và lên ngôi Vua Gia
Long vào năm 1802 đã cho đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định.
Lúc này, trấn Gia Định quản lý 5 trấn trực thuộc là Phiên An, Biên Hòa,
Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.
Đây là thời kỳ Gia Định ngũ trấn.
Đến năm 1808, trấn Gia Định đổi thành Gia Định Thành, cai quản 5 trấn:
Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và An Giang. Gia Định
Thành đã đổi qua rất nhiều tổng trấn nhưng người được dân chúng coi
trọng nhất là Tả Quân Lê Văn Duyệt. Ông mất tại thành Gia Định vào
năm 1832 và được chôn cất trong Lăng Lê Văn Duyệt (còn gọi là Lăng
Ông Bà Chiểu).
Lúc này, miền Nam đã được vua Minh Mạng chia thành 6 tỉnh là Phiên
An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, gọi là
Nam Kỳ Lục tỉnh.
Đến năm 1835, tỉnh Phiên An được đổi tên thành tỉnh Gia Định, một vùng
rộng lớn từ Tây Ninh đến Tiền Giang (gồm cả Gò Công) của ngày nay.
Trải qua một thời kỳ Pháp thuộc, thành Gia Định đã được chia lại nhiều
lần và đổi tên là Sài Gòn vào năm 1867.
Sau đó, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh sau khi cuộc
kháng chiến giải phóng miền Nam thành công vào năm 1975.
2. Dinh Độc Lập – Nơi lưu giữ một phần lịch sử Sài Gòn
2.1. Lịch sử Dinh Độc Lập

Tại vị trí hiện hữu của Dinh Độc Lập trước đó đã tồn tại một dinh thự của
Thống đốc Nam kỳ, chúng ta thường biết đến với tên gọi Dinh Norodom.
Dinh Norodom được xây dựng vào năm 1868 và hoàn thành vào năm
1871 với lối kiến trúc cổ điển phương Tây.

Sau Hiệp định Geneve vào năm 1954, Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam,
đất nước bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 với hai thể chế chính phủ khác nhau ở
hai miền Nam, Bắc. Tại miền Bắc, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa ra đời, lãnh đạo cuộc chiến tranh thống nhất hai miền đất nước. Ở
miền Nam, chính thể Việt Nam Cộng Hòa dưới sự bảo trợ của Đế quốc
Mỹ được thành lập.

Ngày 07/09/1954, Dinh Norodom được bàn giao cho chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa đứng đầu là Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Năm 192, sau một cuộc không kích của phe đảo chính, Dinh Norodom bị
tàn phá nặng nề nên Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho phá bỏ công trình
này và xây một tòa dinh mới trên nền đất rộng 12ha giữa trung tâm Sài
Gòn và đặt tên là Dinh Độc Lập sau khi đã hoàn công.
Bản đồ quy hoạch Dinh Độc Lập

2.2. Kiến trúc Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt
Nam đầu tiên giành được giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thời bấy giờ
là giải Khôi Nguyên La Mã.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập bấy giờ là công trình kiến trúc lớn nhất và hiện đại nhất
cảu cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã két hợp khéo léo giữa kiến trúc hiện đại của
phương Tây cùng với kiến trúc Việt Nam mang đậm nét truyền thống Á
Đông trong đồ án thiết kế Dinh Độc Lập. Công trình là nới làm việc của
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cũng là nơi ở của gia đình Tổng thống.

Mặt ngoài của công trình Dinh Độc Lập


Những bức phù điêu mang đậm phong cách Á Đông

Dinh Độc Lập được xây dựng với tổng diện tích 4500m2 với chiều cao
26m gồm tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 1 gác lửng và 1 sân thượng.
Dinh có diện tích sử dụng lên đến 26000m2 với hơn 100 phòng với các
chức năng khác nhau.

Các phân khu chức năng chính trong Dinh Độc Lập:

- Khu làm việc của Tổng thống và chính quyền


- Khu vực ở của gia đình Tổng thống
- Khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp,…)
- Khu hầm trú ẩn với các phòng thông tin liên lạc, tác chiến. Khu vực
hầm này có thể tránh được các trận bom oanh tạc, pháo hạng nặng.
Phòng đại yến

Phòng họp nội các

Sân trong khu vực ở của gia đình Tổng thống


Về mặt tổng thể thì Dinh được thiết kế với hình chữ “Cát” có ý nghĩa là
mang đến sự may mắn, tốt lành. Ngoài ra:

- Trung tâm của Dinh đã được dùng làm phòng trình quốc thư.
- Lầu Thương được thiết kế theo hình chữ Khẩu nhằm đề cao được sự tự
do ngôn luận. Đề cao giao dục.
- Trong chữ khẩu sẽ có thêm nét dọc ở chính giữa (cột cờ) để tạo thành
chữ Trung, nhằm để cao sự trung kiên trong dân chủ.
- Mái hiên trong lầu tứ phương được tạo thành nét gạch ngang kết hợp
cùng với mái hiên ở lối vào sảnh tạo thành chữ Tam. Ý muốn nói là
con người đủ Nhân – Minh –Võ, sẽ giúp cho đất nước hưng thịnh. Nét
số dọc nối liền với chữ Tam tạo thành chữ Vương, phía trên có kỳ đài
sẽ tạo nên chữ Chủ với nét chấm.

Ý nghĩa của kiến trúc Dinh Độc Lập


3. Cảm nhận sau khi tham quan
Có thể nói, Dinh Độc Lập là chứng nhân lịch sử cho một quá trình đấu
tranh của nhân dân hai miền Nam Bắc với mong muốn thống nhất đất
nước.
Mặc dù Dinh là một quần thể kiến trúc còn lại từ chính quyền cũ nhưng
khi chính quyền mới tiếp nhận Dinh, họ vẫn giữ gìn, bảo tồn nguyên vẹn
và đầy trân trọng đến ngày hôm nay.
Là một người Việt Nam, chúng ta có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ
những giá trị tốt đẹp của lịch sử vì đó chính là một phần trong quá trình
phát triển của một quốc gia. Không có lịch sử sẽ không có hiện đại ngày
hôm nay.
Dinh Độc Lập sẽ luôn là biểu tượng cao quý, thiêng liêng cho cả một thế
hệ đã đấu tranh không ngừng cho nền độc lập dân tộc của Việt Nam.

You might also like