You are on page 1of 1

ĐỀ LUYỆN SỐ 9

Câu 1: (2,5 điểm)


1.

a) Hình trên mô tả sơ đồ điều chế và thu khí


nào trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết các
ghi chú từ (1) – (5) trên hình vẽ ghi những hóa
chất gì.
b) Phương pháp thu khí trên là phương pháp
gì? Vì sao lại thu như vậy?

2. Từ những chất sau: Cu, S, O2, Na2SO3, H2SO4 đặc và H2SO4 loãng, hãy viết phương trình hóa học của
các phản ứng trực tiếp tạo thành SO2.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Hấp th hết 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K 2CO3 thu được 200 ml dung dịch
X chỉ chứa 2 muối của Kali. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 280 ml dung dịch HCl 1M thu được
4,032 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 44,325
gam kết tủa. Tính x?
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi trộn lẫn từng cặp dung dịch loãng các chất sau: H 2SO4;
Na2CO3; NaOH; BaCl2, Al(NO3)3.
3. Hòa tan 36 gam CuO bằng lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% vừa đủ, đun nóng, sau phản ứng thu
được dung dịch X. Làm nguội dung dịch X đến 80 oC thấy tách ra m gam tinh thể CuSO 4.5H2O (rắn). Biết
o
rằng độ tan của CuSO4 ở 80 C là 17,4 gam. Tìm giá trị của m.
Câu 3 (2 điểm)
1. Cho các chất Fe2O3, Fe3O4, FeS2, FeCO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra của các chất đó lần lượt tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc nóng.
2.Hỗn hợp X có khối lượng 59,58 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu
được 12,096 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 220ml dung dịch
K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 8,5 lần lượng KCl trong X. Tính phần trăm
khối lượng KClO3 trong X?
Câu 4 (3,0 điểm)
1. Thêm dần 100 ml dung dịch NaOH vào 50 ml dung dịch AlCl 3 vừa đủ thu được lượng kết tủa cực đại
3,744 gam.
a. Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch ban đầu.
b. Nếu thêm V ml dung dịch NaOH trên vào 50 ml dung dịch AlCl 3 trên. Sau phản ứng thu được lượng kết
tủa bằng 75% lượng kết tủa cực đại. Tính V.
2. Nhúng thanh Mg sạch vào cốc đựng 50ml dung dịch HCl 0,4M đến khi không còn bọt khí bay ra nữa
thì thêm tiếp dung dịch CuCl2 vào, sau một thời gian lấy thanh Mg ra đem cân thấy nặng thêm 3,96 gam
so với ban đầu. Biết toàn bộ lượng Cu giải phóng đều bám vào thanh Mg. Tính khối lượng Cu bám vào
thanh Mg.

You might also like