You are on page 1of 3

Bài 2: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN

TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC


Câu 2.1 Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về chiến tranh thì bản chất chiến tranh ngày nay:
a Có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật quân sự
b Có nhiều sự thay đổi về chất
c Không thay đổi Đ
Câu 2.2 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nguồn gốc nảy sinh chiến tranh là:
a Có 3 nguồn gốc ( nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc chính trị và nguồn gốc xã hội ) .
b Có 2 nguồn gốc ( nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc chính trị)
c Có 2 nguồn gốc ( nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc xã hội ) Đ
Câu 2.3 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đặc trưng cơ bản của chiến tranh là:
a Là hành vi bạo lực
b Là sự huy động sức mạnh đến tột cùng, không hạn độ của các bên tham chiến
c Là bạo lực vũ trang có tổ chức Đ
Câu 2.4 Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
a Là sức mạnh của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh của thời đại Đ
b Là sức mạnh của cả dân tộc, của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng
c Là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Câu 2.5 Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, nguồn gốc trực tiếp dẫn đến chiến tranh là:
a Trong xã hội xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp Đ
b Trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nhà nước
c Trong xã hội xuất hiện mâu thuẫn lợi ích
Câu 2.6 Phân tích tính chất chính trị xã hội của chiến tranh Hồ Chí Minh đã chia chiến tranh thành:
a Chiến tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng
b Chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản tiến bộ
c Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Đ
Câu 2.7 “Bản chất giai cấp quyết định mục tiêu chiến đấu, nhiệm vụ chính trị và chức năng xã
hội của quân đội” thể hiện:
a Bản chất giai cấp của quân đội về mặt chính trị Đ
b Bản chất giai cấp của quân đội về mặt tư tưởng, tổ chức
c Bản chất giai cấp của quân đội về mặt tổ chức
Câu 2.8 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc
vào:
a Bản chất của các nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Đ
b Bản chất của các giai cấp và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.
c Bản chất của giai cấp công nông và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.
Câu 2.9 Bảo vệ Tổ quốc XHCN theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin:
a Là sức mạnh của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại
b Là sức mạnh của cả dân tộc, của giai cấp công nhân
c Là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đ
Câu 2.10 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, tiêu chí để nhận biết một cuộc chiến tranh
chính nghĩa là:
a Là một cuộc chiến tranh phòng ngự
b Là một cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc Đ
c Là một cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Câu 2.11 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng:
a Chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
b Chiến đấu, lao động sản xuất.
c Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất. Đ
Câu 2.12 Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin:
a Do xuất hiện của cải dư thừa
b Do xuất hiện sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giai cấp và đối kháng giai cấp Đ
c Do định mệnh của con người và xã hội loài người
Câu 2.13 Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất giai cấp của quân đội :
a Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước sinh ra nó Đ
b Là công cụ bạo lực vũ trang của toàn xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội.
c Bản chất giai cấp của quân đội là bền vững, bất biến, không thay đổi
Câu 2.14 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc:
a Là sức mạnh của cả dân tộc, kết hợp với sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.
b Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại. Đ
c Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Câu 2.15 Tư tưởng Hồ Chí Minh xác định thái độ đối với chiến tranh là:
a Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
b Phản đối các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
c Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa. Đ
Câu 2.16 Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, bản chất chiến tranh là:
a “Là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác”(cụ thể là bằng bạo lực) Đ
b Chiến tranh làm gián đoạn chính trị bằng biện pháp bạo lực
c Chiến tranh quyết định mục đích chính trị bằng biện pháp bạo lực
Câu 2.17 Quan điểm đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
a Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên liên tục.
b Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Đ
c Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu của toàn dân.
Câu 2.18 Nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới của Lê nin là:
a Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội. Đ
b Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội.
c Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân.
Câu 2.19 Theo quan điểm của Lênin, “bảo vệ Tổ quốc XHCN”:
a Là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân tộc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đ
b Là trách nhiệm của lực lượng vũ trang (quân đội, công an)
c Là chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc
Câu 2.20 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đặc trưng cơ bản của chiến tranh là:
a Là hành vi bạo lực
b Là sự huy động sức mạnh đến tột cùng, không hạn độ của các bên tham chiến
c Là bạo lực vũ trang có tổ chức Đ
Câu 2.21 Lê nin khẳng định yếu tố giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội:
a Quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế.
b Chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật.
c Chính trị tinh thần. Đ

You might also like