You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP

I.Đọc - hiểu: 4 điểm


Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ngọn nến
Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng.
Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng
ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình
càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ
cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy
nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong
phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự
quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò
mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn
cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong
ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là
được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó
là ngọn nến.
(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Nghĩ mình thiệt thòi, ngọn nến đã có hành động như thế nào? Anh/ chị có
suy nghĩ gì về hành động ấy? ( 0,75 điểm)
- Nghĩ mình thiệt thòi, ngọn nến đã “nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi”.
Theo em, hành động ấy cho thấy tượng trưng cho sự ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình và
không biết cho đi trong cuộc sống.
Câu 2: Việc “Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình.” gợi cho
anh/chị nhớ đến mình trong trường hợp nào? Anh/ chị cảm thấy như thế nào khi
nhớ lại điều đó? (0,5 điểm)
-
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: “Hạnh phúc của nó là được cháy sáng,
dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn
nến”? (1điểm)

Câu 4: Theo anh/chị hạnh phúc là gì? ( 0,75 điểm)

Câu 5: Từ câu chuyện trên, anh/ chị hãy rút ra những bài học ý nghĩa cho bản
thân, cho mọi người? ( 1,0 điểm).

I. Đọc - hiểu văn bản: 4 điểm


Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới:

……

Năm 2010 tôi thi vào Trường ĐH KHXH&NV. Lúc này đã quen hơn với đường phố
Sài Gòn tôi mượn xe máy người quen chạy đi làm thêm. Một buổi trưa dưới chân cầu vượt
Linh Xuân tôi nép xe gần chiếc container. Bất thình lình chiếc container quẹo phải, tôi tái
mặt nhảy ra đúng lúc chiếc xe máy bị cuốn vào gầm. Khi chiếc container thì chuẩn bị cao
chạy xa bay thì người hùng Sài Gòn xuất hiện: một anh dáng đô con nhảy vào đứng chặn,
yêu cầu dừng lại. Sau đó anh gọi tài xế xuống "nói chuyện", phân tích đúng sai và kêu mọi
người khiêng xe máy tôi vào tiệm sửa. Bữa đó sửa xe thay phụ tùng hết bảy triệu, anh tài
xế chiếc container chấp nhận bồi thường khi "đuối lý" với người hùng Sài Gòn. Bây giờ
nhớ lại buổi hôm đó trong tôi vẫn nguyên sơ hai cảm giác: vừa sợ vừa thấy ấm lòng.

Có lẽ tôi là người chạy xe máy kém nhất Sài Gòn, vì ngoài lần chui gầm container tôi
còn té nhiều dịp khác. Như năm 2016, tôi may mắn nhận giải thi viết của báo Tuổi Trẻ,
trong đó kèm 10 thùng bia từ nhà tài trợ. Tôi nhờ bạn chở 5 thùng, còn 5 thùng tôi tự chở.
Gần về đến nhà, qua khúc quẹo, rung tay rung chân thế là tôi ngã nhào. Người hùng lại
xuất hiện! Lần này một anh thanh niên chạy sau bóp thắng, dựng chân chống, đỡ tôi, rồi
chất từng thùng bia, thắt lại thật chặt. Tôi không biết làm sao cảm ơn liền nói: "Anh lấy
thùng về nhậu anh ơi", anh lắc đầu cười rồi vặn ga chạy thẳng. Ơ! Sài Gòn hay ha, cứ giúp
người rồi tủm tỉm cười và đi thẳng. Thế mà gần 5 năm tôi vẫn nhớ rõ khuôn mặt chất phác
đó.

 Năm 2018 tôi cưới vợ, giữa năm 2019 thì vợ sinh. Cái đêm vợ chuyển dạ có lẽ là trải
nghiệm "nhớ đời" nhất. Hôm ấy tầm hơn 10 giờ tối, vợ bảo sắp sinh rồi, tôi loay hoay như
gà mắc tóc. "Đặt grab liền", vợ tôi hét lên. Tôi đặt và may mắn có "cuốc nhận" ngay.
Nhưng sau đó tài xế gọi: "Ủa anh ơi, lên bệnh viện là đi đẻ à, anh thông cảm hủy cuốc
giúp em nha, em sợ không biết đỡ". Tôi ok vì hiểu tâm trạng người tài xế, nhưng quay lại
đặt xe khác thì mạng quay như chong chóng. Điện thoại đổ chuông. Số lạ, tôi ngạc nhiên
khi đầu dây vẫn là anh tài xế lúc nãy. "Xuống đi nha anh, lúc nãy em gọi hỏi trước vì sợ
chở người đi đẻ rồi đẻ trên xe em không biết sao luôn. Nhưng nghĩ lại thấy anh gấp thì em
cũng ráng". Hai chữ "cũng ráng" đó thật quý! Tôi không biết nếu đêm đó anh tài xế
"không ráng" thì tôi sẽ xoay xở ra sao. Tôi thầm nghĩ, khi con gái tôi lớn lên tôi sẽ dạy con
mình biết "cũng ráng" với đời.

Nếu được ví lòng bao dung của người Sài Gòn với một loại trái cây thì tôi sẽ chọn sầu
riêng. Sầu riêng vẻ ngoài xù xì, gai góc, với mùi khó ưa, thế mà ăn vào lại ghiền. Người
Sài Gòn cũng như vậy đó, nhìn thoáng qua "hổ báo", "lạnh lùng" nhưng bên trong nồng
ấm lắm.

Khi viết đến đây, trong lòng tôi thoáng qua một cảm giác ngậm ngùi, tôi sắp xa thành
phố này để về quê. Tôi muốn gửi một lời cảm ơn tới những "người dưng" ở Sài Gòn,
nhưng có lẽ không đủ.

Vậy, cho tôi gửi một chữ THƯƠNG, Sài Gòn nhé!

Tác giả: Khánh Hưng

( Trích Báo tuổi trẻ ngày 14. 04. 2021)

Câu 1: Em hãy đặt nhan đề cho văn bản? ( 0, 5 điểm)

Câu 2: Những kỷ niệm đáng nhớ của tác giả khi sống ở Sài Gòn? ( 0,5 điểm)
Câu 3: Qua văn bản, tác giả muốn gửi tới anh/ chị bức thông điệp gì? ( 1 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh/ chị về tấm lòng của người Sài Gòn.
( Trình bày trong khoảng 8 - 12 dòng) ( 1 điểm)

Câu 5: Anh/ chị có suy nghĩ gì về lời dạy của người cha đối với con gái: “tôi sẽ dạy
con mình biết "cũng ráng" với đời” ? ( Trình bày 5 - 7 dòng).

You might also like