You are on page 1of 11

HỌC VIỆN NGОẠI GIАО

KHОА KINH TẾ QUỐC TẾ


======***======

TIỂU LUẬN MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ


Đề tài
QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỀM LỤC ĐỊA

Giảng viên hướng dẫn: Cô


Lớp: KTQT48C1 – Công pháp quốc tế 1.4
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Họ và tên Mã sinh viên


Đinh Thu Huyền KTQT48C1-0204
Nguyễn Đại Dương KTQT48C1-0165
Trịnh Hải Anh KTQT48C1-0120
Nguyễn Hữu Thông KTQT48C1-0316
Lê Ngọc Diệp KTQT48C1-0156
Phạm Quỳnh Anh KTQT48C1-0119
Bùi Anh Thư KTQT48C1-0320

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022

1
Mục lục
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………..... 3

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH VỀ CÁC QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỀM
LỤC ĐỊA

1. Định nghĩa …………….…………………………………………….... 4

2. Phương pháp xác định phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ……….…...

3. Quyền của quốc gia ven biển ……………………………….……….....

4. Nghĩa vụ của quốc gia ven biển ………………………………….........

5. Quyền của quốc gia khác ………………………………………..….....

6. Thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý …….…………………. 6

7. Phân tích vụ phân định thềm lục địa của Biển Bắc giữa Đan Mạch và

Cộng hòa Liên bang Đức, giữa Hà Lan và Cộng hòa Liên bang Đức ....

8. So sánh Công ước luật biển về thềm lục địa năm 1958 và 1982 …...…

KẾT LUẬN ……………………………………………………....................... 10

2
Phần 1: Lời nói đầu
Thềm lục địa có một vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế
của mỗi quốc gia ven biển, nơi đây luôn xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý
của mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa
bình an ninh trên biển, luật biển quốc tế phải không ngừng xây dựng và hoàn
thiện các quy định về cách xác định cũng như quy chế pháp lý của thềm lục địa.
Tuy nhiên luật biển quốc tế vẫn phải thể hiện rõ nguyên tắc của mình, đó là
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của mỗi quốc gia.

Trong phạm vi bài tập chúng em xin đưa ra các quy chế pháp lý của thềm lục
địa và trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia liên quan. Bên cạnh đó, chúng em
sẽ làm rõ các quy định về luật biển từ lần xuất hiện đầu tiên được nêu trong
Công ước Giơnevo năm 1958 đến những quy định được cho là rõ ràng và công
bằng nhất hiện nay về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia trong
Công ước về biển của Liên hiệp quốc 1982 để chứng minh rằng : quá trình xây
dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm
lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong
khai thác và sử dụng biển

3
Phần 2: Nội dung chính
1. Định nghĩa
- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài
lãnh hải, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền.
- Điều 67 UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982) quy
định thềm lục địa có chiều rộng:
+ 200 hải lý
+ hoặc bằng chiều rộng của phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền
+ hoặc 350 hải lý (tính từ phần cơ sở)
+ hoặc 100 hải lý (tính từ đường đẳng sâu 2500m)

2. Phương pháp xác định phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ

Hai phương pháp: bề dày trầm tích và khoảng cách


- Bề dày trầm tích: Ranh giới ngoài của phần kéo dài của lãnh thổ tự nhiên
được xác định bằng đường vạch nối các điểm cố định tận cùng mà bề dày
lớp đá trầm tích ít nhất bằng 1% khoảng cách từ điểm được xét đến chân
dốc lục địa.

- Khoảng cách: Ranh giới ngoài của phần kéo dài của lãnh thổ tự nhiên được
xác định bằng vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa không quá
60 hải lý. Chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đổi độ dốc rõ nét nhất ở
nền dốc nếu không có bằng chứng khác.

4
3. Quyền của quốc gia ven biển

Theo công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia có những
quyền như sau:

- Quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên
khoáng sản, phi sinh vật và các loài sinh vật định cư tại thềm lục địa. Cần
lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ
nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai
thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển,
lắp đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa (Điều 77
và 79 khoản 4 theo UNCLOS)
- Quyền tự do sử dụng vùng biển và vùng trời ở bên trên thềm lục địa (Điều
78 UNCLOS)
- Quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải thỏa thuận về
tuyến đường với quốc gia ven biển và không làm ảnh hưởng đến những
tuyến dây và ống đã được lắp đặt từ trước (Điều 79 UNCLOS)

Đối với riêng Việt Nam, quốc gia có những quyền như sau, phù hợp với các
quy định của UNCLOS. Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chế độ
pháp lý của thềm lục địa như sau:

 Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai
thác tài nguyên.
 Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên có
tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm
lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý
của Chính phủ Việt Nam.
 Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định
việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
 Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng
biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo
quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 và các điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại
đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển

5
của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
 Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa
của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật
Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam

4. Nghĩa vụ của quốc gia ven biển


Khi thềm lục địa mở rộng có phạm vi lớn hơn 200 hải lý, quốc gia ven biển có
nghĩa vụ:
- Đệ trình phương pháp xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa lên CLCS.
- Đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật về việc khai thác tài nguyên phi sinh vật
tại thềm lục địa mở rộng cho ISA.

5. Quyền của quốc gia khác


Quốc gia khác có quyền tự do sử dụng vùng biển và vùng trời ở bên trên thềm
lục địa, có quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nhưng phải thỏa thuận
về tuyến đường với quốc gia ven biển và không làm ảnh hưởng đến những
tuyến dây và ống đã được lắp đặt từ trước (Điều 78 và 79 UNCLOS)

6. Thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý


Thềm lục địa địa chất là một bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm 22% bề
mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven
biển, cấu thành bởi ba thành phần:

- Thềm lục địa (continental shelf) là phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc
thoai thoải (độ dốc trung bình 0,07-1°) thường kéo dài đến độ sâu 200 m.
- Dốc lục địa (continental slope) là phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa,
phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình
khoảng 4-5°, đôi khi tới 45°.

6
- Bờ lục địa (continental rise): Vùng tiếp theo dốc lục địa khi độ dốc thoải trở
lại, thường rất nhỏ 0,5° mở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại
dương.
Theo Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa, thềm lục địa pháp lý là đáy
và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển
nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200 mét nước hoặc vượt ra ngoài
giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài nguyên thiên nhiên của
các khu vực ngầm dưới biển đó.
Công thức này không thực tiễn, bất hợp lý và không công bằng.
Công ước luật biển 1982 đã đưa ra định nghĩa mới công bằng hơn, theo đó,
thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm: đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa
hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý

7. Phân tích vụ phân định thềm lục địa của Biển Bắc giữa Đan Mạch và
Cộng hòa Liên bang Đức, cũng như giữa Hà Lan và Cộng hòa Liên
bang Đức

7.1 Nguyên nhân


Các bên liên quan gồm Đan Mạch, Hà Lan và Đức tìm kiếm một phương pháp
mà Thềm lục địa có thể được phân định một cách công bằng. Tất cả các bên đã
đồng ý rằng Tòa án không trực tiếp phân chia mà chỉ quy định một phương
pháp phân định để các bên tuân theo.

Đan Mạch và Hà Lan cho rằng nên thực hiện phương pháp bình đẳng. Họ tuyên
bố rằng Công ước Geneva ủng hộ phương pháp này và được cho là một quy tắc
pháp quyền tiên nghiệm, một quy tắc của luật tục quốc tế, và một quy tắc chung
của thực tiễn thông thường.

Đức, nước chưa phê chuẩn Công ước Geneva, cho rằng quy tắc bình đẳng là
không công bằng và muốn phân bổ diện tích đất đai tỷ lệ thuận với diện tích đất
liền kề của mỗi bang.

7.2 Quyết định của tòa


Tòa nhận thấy rằng Công ước Geneva không ràng buộc đối với tiếng Đức, vì nó
đã không phê chuẩn.

7
Khi kiểm tra Công ước Geneva và Tuyên bố Truman, sự công bằng được tìm
thấy là phương sách cuối cùng chứ không phải là một quy tắc tiên nghiệm. Các
văn bản của luận án ban đầu bao gồm quy tắc bình đẳng chỉ làm như vậy cho
các mục đích thứ yếu và việc sử dụng nó là không đủ để chứng minh nó là luật
tục quốc tế hoặc luật chung về thực tiễn.

Tòa án đã bác bỏ tuyên bố của Đức về việc phân bổ theo tỷ lệ vì làm như vậy sẽ
xâm phạm đến các yêu sách tự nhiên của các Quốc gia dựa trên sự kéo dài tự
nhiên của đất đai.

=> Tòa án nhận thấy rằng hai bên phải lập một thỏa thuận có tính đến cả việc tối
đa hóa diện tích và sự tương xứng. Những điều này phải dựa trên “các nguyên
tắc công bằng”.

8. So sánh Công ước luật biển về thềm lục địa năm 1958 và 1982

Công ước luật biển 1958 Công ước luật biển 1982
Thềm lục địa: Thềm lục địa:
- Vùng đáy biển và lòng đất dưới - Vùng đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải đáy biển bên ngoài lãnh hải của
của quốc gia ven biển, trên phần quốc gia trên toàn bộ phần kéo
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền
liền của quốc gia và ra đến độ sâu của quốc gia đó cho đến bờ
200 mét. ngoài của rìa lục.
- Đến độ sâu cho phép khai thác - Đến cách đường cơ sở dùng để
được tài nguyên thiên nhiên của tính chiều rộng lãnh hải 200 hải
các khu vực ngầm dưới đáy biển lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa
đó. của quốc gia này ở khoảng cách
gần hơn.

Theo như Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa, có thể thấy rằng, ranh giới
ngoài của thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý tương đối trùng nhau,
đến nơi có độ sâu 200m. Ngoài ra, ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý còn
có thể đến nơi có độ sâu mà khả năng kĩ thuật cho phép khai thác được tài
nguyên thiên nhiên. Các đảo (vùng đất tự nhiên có nước bao bọc xung quanh
luôn luôn nhô lên khỏi mặt nước tại mức thủy triều cao nhất) cũng có thềm lục
địa như vậy.

8
- Để xác định phạm vi thềm lục địa, Công ước Giơnevơ 1958 áp dụng hai
nguyên tắc:
Nguyên tắc về độ sâu (200m) và nguyên tắc về kĩ thuật (khả năng cho phép khai
thác). Cách xác định phạm vi thềm lục địa này đã thể hiện tính bất hợp lý và
không công bằng, cụ thể:
 Quy định này không thể hiện được bản chất của thềm lục địa là sự kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền.
 Ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý được xác định bởi hai tiêu chuẩn
mâu thuẫn nhau: Tiêu chuẩn độ sâu: 200m - một con số kác định, một tiêu
chuẩn cố định; và tiêu chuẩn khả năng khai thác - một tiêu chuẩn động, phụ
thuộc vào trình độ phát triển khoa học, kĩ thuật của từng quốc gia.

Cách xác định thềm lục địa của Công ước Giơnevơ 1958 đã bị phê phán gay
gắt. Bởi nó không phù hợp với điều kiện thực tiễn, không hợp lý và không công
bằng, nhất là tiêu chuẩn khả năng kĩ thuật, vì tiêu chuẩn này có lợi cho các quốc
gia có sở hữu kĩ thuật tiên tiến, tạo ra sự bất bình đẳng và chênh lệch giữa các
quốc gia.

- Định nghĩa thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982:

Khoản 1 Điều 76 UNCLOS 1982 đã đưa ra định nghĩa mới về thềm lục địa.
Theo đó:
“Thềm lục địa của một quổc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,
hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ
ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn ”.

Theo khoản 3 Điều 76 UNCLOS 1982:

“Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa quốc gia ven biên, cấu
thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy
của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với
các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của
chúng’’.

9
Từ định nghĩa trên có thể thấy ranh giới của thềm lục địa pháp lý được xác định
như sau:

 Ranh giới trong: Thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó. Điều này có nghĩa
là, ranh giới phía trong của thềm lục địa pháp lý chính là ranh giới phía ngoài
của lãnh hải.
 Ranh giới ngoài: Ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý được xác định
theo một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, khi bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở một khoảng cách
hẹp hơn hoặc bằng 200 hải lý thì quốc gia ven biển có quyền xác định ranh
giới ngoài của thềm lục địa pháp lý tới đường nối liền các điểm cách điểm
gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách 200 hải lý.
Thứ hai, khi bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở một khoảng cách
lớn hơn 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý chính là bờ
ngoài của rìa lục địa. Bờ ngoài của rìa lục địa được xác định theo quy định tại
khoản 4 Điều 76 UNCLOS 1982 như sau:

Nhằm hạn chế việc các quốc gia mở rộng quá mức thềm lục địa pháp lý của
mình, khoản 5 Điều 76 UNCLOS 1982 quy định ranh giới ngoài của thềm lục
địa pháp lý được xác định trong trường hợp này không được vượt quá 350 hải lý
tính từ đường cơ sở hoặc không được cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng
cách vượt quá 100 hải lý.

Như vậy, để xác định thềm lục địa pháp lý, UNCLOS 1982 đã sử dụng và kết
hợp các yếu tố khoảng cách và yếu tổ địa chất. Việc áp dụng sự kết hợp này đã
tạo ra sự bình đẳng giữa các quốc gia trong việc xác định thềm lục địa pháp lý
của quốc gia.

KẾT LUẬN

Công ước biển của Liên hiệp quốc ra đời năm 1982 đã khắc phục những nhược
điểm, bổ sung thêm những điểm còn thiếu mà Công ước Giơnevơ chưa thể
lường tính trước được. Công ước Liên hợp quốc đã chứng minh một cách rõ
ràng rằng các quy định về cách xác định, các quy chế pháp lý của thềm lục địa
nói riêng và luật biển quốc tế nói chung đã và đang được quan tâm đúng mức
nhằm xây dựng và hoàn thiện một cách đầy đủ hệ thống pháp luật. Hơn hết, quá

10
trình hoàn thiện các quy định này đã chứng minh một nguyên tắc mà luật quốc
tế luôn muốn hướng tới và tuân thủ đúng, đó không chỉ là nguyên tắc bình đẳng
giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển mà còn là bình đẳng về chủ
quyền của các quốc gia.

11

You might also like