You are on page 1of 12

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI


THẦY VĂN HOA

BỘ MÔN: HÓA HỌC


BIÊN SOẠN: TEAM ĐGNL TVH / TS 247
TÀI LIỆU: ĐỀ THI 2022 – ĐỀ 23-27

Câu 1: Chất nào không phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư?
A. Etanol B. Glucozo C. Axeton D. Axit fomic

Câu 2: Cho 11,2 lít khí SO2 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ C mol/l thu được 6,51 gam
kết tủa. Hỏi giá trị của C là bao nhiêu?
A. 0,4 B. 0,5 C. 0,6 D. 0,3

Câu 3: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là:
A. Dung dịch HCl loãng B. Dung dịch HCl đặc
C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch HNO3 đặc

Câu 4: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y
gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là:
A. 75,68%. C. 48,65%.
B. 24,32%. D. 51,35%.

Câu 5: Dung dịch A chứa Ba(HCO3)2 và BaCl2. Dung dịch B chứa KOH 1M và K2CO3 1M. Nhỏ từ
từ đến dư dung dịch B vào dung dịch A. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa m
(gam) vào thể tích dung dịch B (V lit) được biểu diễn theo đồ thị sau:

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Giá trị của x là:
A. 98,50 B. 68,95 C. 18,80 D. 88,65

Câu 6: Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu 2+ trong nước uống không được
phép vượt quá 3 mg/L. Khi cho dung dịch H 2S dư vào 500ml một mẫu nước thấy có
0,00144g kết tủa. Hỏi nồng độ Cu2+ trong mẫu nước đó là bao nhiêu và mẫu nước trên có đạt
tiêu chuẩn không?
A. 1,92 mg/L; Mẫu nước chưa bị nhiễm C. 3,25 mg/L; Mẫu nước đã bị nhiễm
đồng. đồng.
B. 1,78 mg/L; Mẫu nước chưa bị nhiễm D. 3,52 mg/L; Mẫu nước đã bị nhiễm
đồng. đồng.

Câu 7: Cho neohexan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1. Số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Cho rất từ từ và khuấy đều dung dịch H 3PO4 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH) 2. Mối quan
hệ giữa khối lượng kết tủa (gam) và số mol H3PO4 cho vào được biểu diễn theo đồ thị sau:

Biết muối photphat và hidrophotphat của canxi đều là chất kết tủa. Giá trị của x là:
A. 27,90 gam B. 18,60 gam C. 23,12 gam D. 24,48 gam

Câu 9: Cho 17,8 gam alanin vào 400ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa
đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất
rắn khan. Giá trị của m là:
A. 53,95. B. 22,35. C. 33,9. D. 41,1.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3OH. Chia m gam hỗn hợp X làm 3
phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag.
Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 36,8
gam muối.
Phần 3: Tác dụng với Na dư, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc).
Giá trị của m là:
A. 91,6. B. 22,9. C. 137,4. D. 45,8.
Câu 11: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) BaCl2 + H2SO4 → (b) Ba(OH)2 + Na2SO4 →
(c) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → (d) Ba(OH)2 + H2SO4 →
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 12: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối
tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể muối Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có
màu vàng. X, Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2 và NaNO3 C. NaNO3 và KNO3
B. KMnO4 và NaNO3 D. CaCO3 và NaNO3

Câu 13: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(b) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm,
lắc đều. Đun cách thủy 5-6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(c) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng
nhẹ.
(d) Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, đun
nóng.
(e) Cho 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước cất.
Số thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành thí nghiệm là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 15: Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được 200 ml dung dịch X.
Dung dịch Y chứa HCl 1M và H2SO4 xM. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch Y vào 200 ml

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
dung dịch X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho BaCl2 dư vào dung dịch Z
thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 23,30 gam. C. 43,00 gam.
B. 46,60 gam.  D. 34,95 gam.

Câu 16: Cho các mệnh đề sau:


(1) Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các liên kết amit (-CO-NH-) dễ bị
thuỷ phân.
(2) Cao su lưu hoá, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian.
(3) Trùng ngưng buta-1,3-đien với stiren có xúc tác được cao su buna-S.
(4) Dãy chất: propilen; stiren; vinyl clorua đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
(5) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(6) Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon.
Số mệnh đề sai là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 17: Chia hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, mạch hở thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn phần một bằng không khí vừa đủ (O 2 chiếm 20% và N2 chiếm
80%), thu được hỗn hợp T gồm CO 2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ T vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư, thu được 27,58 gam kết tủa, đồng thời có 1,12 mol khí thoát ra.
Phần 2: Cho phần hai tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm HCl 0,8M và HNO 3 0,8M, thu
được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 11,28 gam. B. 5,31 gam. C. 7,30 gam. D. 9,29 gam.

Câu 18: Vitamin A (retinol) có màu vàng, không tan trong nước, hoà tan tốt trong dầu, rất cần thiết
cho cơ thể đặc biệt là sự phát triển của xương. CTCT của vitamin A là:

Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố H trong vitamin A là:
A. 10,84% B. 10,14% C. 10,49% D. 5,59%

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 19: Để xác định nồng độ của amoniac trong một số loại nước thải, người ta thường dùng dung
dịch HCl 0,02M để trung hoà. Trung hoà 20ml một mẫu nước thải thì cần 42,11ml dung
dịch HCl 0,02M. Hãy tính hàm lượng của amoniac trong mẫu nước thải trên và cho biết
nước đó có dùng trong sinh hoạt được không? Biết tiêu chuẩn cho phép của NH 3 trong nước
là 0,5 mg/l.
A. Hàm lượng amoniac là 715,87 mg/l; Nước đó không dùng trong sinh hoạt được.
B. Hàm lượng amoniac là 67,55 mg/l; Nước đó không dùng trong sinh hoạt được.
C. Hàm lượng amoniac là 0,235 mg/l; Nước đó có thể dùng trong sinh hoạt được.
D. Hàm lượng amoniac là 0,475 mg/l; Nước đó không dùng trong sinh hoạt được.

Câu 20: Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m 1 được gia nhiệt, thu được
chất rắn mới khối lượng m2 và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình bên cho biết
sự biến đối khối lượng của canxi oxalat ngậm nước CaC 2O4.H2O trong môi trường khí trơ
theo nhiệt độ:

Nhiệt độ 2260C 4200C 8400C

Lượng m2 còn lại so với m1 87,7% 68,5% 38,4%

Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phân ứng có kèm
theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau:

(1) CaC2O4.H2O R1 + K 1

(2) R1 R2 + K 2

(3) R2 R3 + K 3
Ký hiệu R cho các chất rắn, K cho các chất khí hoặc hơi. Trong các phát biểu sau, phát biểu
nào đúng?
A. K2 là oxit axit.
B. R2 không tan trong axit.

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
C. R3 tan trong nước tạo môi trường trung tính.
D. K3 là chất khí nặng hơn không khí.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định.
3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.
5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là:
A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5.

Câu 22: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp

3+ 2+ +
Fe /Fe đứng trước cặp Ag /Ag) :
+ 2+ 3+ 2+ 3+ 2+ + 2+
A. Ag , Cu , Fe , Fe C. Fe , Cu , Ag , Fe
+ 3+ 2+ 2+ 3+ + 2+ 2+
B. Ag , Fe , Cu , Fe D. Fe , Ag , Cu , Fe

Câu 23: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?


A. CH3NH2 C. CH3-CHNH2CH3
B. CH3NHCH3 D. (CH3)2NCH2CH3

Câu 24: Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 0,5 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm
Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc ống nghiệm.
Bước 3: Thêm 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc),1 - 2 giọt CuSO 4 2% rồi lắc ống
nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, trong ống nghiệm thu được dung dịch keo.
B. Sau bước 3 chất lỏng trong ống nghiệm chuyển thành màu tím.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaOH đặc là để phân huỷ protein.
D. Sau bước 3, phản ứng tạo màu đặc trưng do tạo hợp chất phức giữa protein với ion đồng.

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 25: Một hỗn hợp X gồm Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo
thành 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần phần trăm theo khối lượng của
Cl2 trong X là:
A. 26,5% B. 55,56% C. 73,5% D. 44,44%

Câu 26: Bình kín chứa 0,35 mol C2H2, 0,65 mol H2 và Ni, đun nóng bình 1 thời gian, thu được hỗn
hợp X có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 8. Sục X vào lượng dư AgNO 3 trong NH3 đến phản ứng
hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Y phản ứng vừa đủ với a mol Br2 là:
A. 0,25.                       B. 0,2.                       C. 0,15.                       D. 0,1.

Câu 27: Cho 29,8g hỗn hợp 2 amin đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung
dịch HCl, Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 51,7g muối khan. CTPT của hai amin là:
A. CH5N và C2H7N C. C2H7N và C3H9N
B. C3H9N và C4H11N D. C3H7N và C4H9N

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 este đều đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH (đun nóng), chỉ thu được một ancol Y duy nhất và 8,14 gam hỗn hợp gồm 3 muối Z.
Thu lấy Y rồi cho vào bình đựng Na dư thì thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,95
gam. Mặt khác đun nóng toàn bộ lượng Y trên với H 2SO4 đặc ở 1400C trên thu được tối đa
4,07 gam ete. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 10 B. 9 C. 8 D. 7

Câu 29: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta tiến hành các bước sau:
Bước 1: Cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H 2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước,
thêm nước thành 100 ml dung dịch A.
Bước 2: Lấy 10 ml dung dịch A trung hoà bằng dung dịch NaOH cần xác định nồng độ thì
hết 17,5 ml dung dịch NaOH.
Nồng độ dung dịch NaOH cần xác định là:
A. 0,1240M B. 0,1600M C. 0,1143M D. 0,2600M

Câu 30: Sục khí CO2 vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2 M
và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa
theo số mol CO2 như sau. Giá trị của V là :
A. 300 B. 250 C. 400 D. 150
Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 31: Cần hòa tan bao nhiêu gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 15% để thu được dung dịch
H3PO4 30%?
A. 73,1 gam. C. 107,14 gam.
B. 69,44 gam. D. 58,26 gam.

Câu 32: Có 4 dung dịch KOH, NH 3, Ba(OH)2, NaCl có cùng nồng độ mol/l. Thứ tự sắp xếp theo thứ
pH giảm dần?
A. NaCl > NH3 > KOH > Ba(OH)2 C. Ba(OH)2 > KOH > NH3 > NaCl
B. NaCl > KOH > NH3 > Ba(OH)2 D. NH3 > KOH > Ba(OH)2 > NaCl

Câu 33: Cho phản ứng hoá học sau:


Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên?
A. Áp suất B. Nồng độ H2O2 C. Chất xúc tác D. Nhiệt độ

Câu 34: Chất nào không phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư?
A. Etanal B. Glucozo C. Axeton D. Axit fomic

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon. A. Sản phẩm thu được hấp thụ vào nước vôi trong
dư thì tạo ra 4 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cân lại bình thấy khối lượng bình nước vôi trong
giảm 1,376 gam. A có công thức phân tử là:
A. CH4. B. C5H12. C. C3H8. D. C4H10.

Câu 36: Theo tiêu chuẩn nước ăn uống của tổ chức sức khỏe thế giới, nồng độ tối đa cho phép của
PO43- là 0,4 mg/l. Để xác định một nhà máy nước sinh hoạt có bị ô nhiễm ion photphat
không, người ta lấy 5 lít nước đó cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 0,01103
gam kết tủa. Tính nồng độ ion photphat trong mẫu nước?
A. Nằm trong giới hạn cho phép. C. Vượt quá giới hạn cho phép 25%.
B. Vượt quá giới hạn cho phép 10%. D. Vượt quá giới hạn cho phép 20%.

Câu 37: Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl (đặc) dư vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH (loãng) đến dư, đồng thời đun nóng.
Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Kết thúc bước 2, thu được dung dịch đồng nhất.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì hiện tượng thí nghiệm tương tự.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 38: Tiến hành 2 thí nghiệm:


Thí nghiệm 1: Hấp thụ hết 0,56 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch X gồm KOH 0,1x
(mol/lít) và Ba(OH)2 0,2y (mol/lít), thu được 3,94 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Hấp thụ hết 0,56 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Y gồm KOH 0,1y
(mol/lít) và Ba(OH)2 0,2x (mol/lít), thu được 0,985 gam kết tủa.
Biết cả hai thí nghiệm, dung dịch sau phản ứng đều tác dụng với dung dịch NaOH.
Giá trị x + y là:
A. 0,3000. B. 0,2500. C. 0,02625. D. 0,4500.

Câu 39: Oxi hoá 0,5 mol rượu etylic C 2H5OH với oxi (xúc tác men giấm) được dung dịch X. Chia X
thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc).
Phần 2: Thêm H2SO4 dư (xúc tác) nung nóng thu được 2,64g este.
Hỏi hiệu suất của phản ứng este là bao nhiêu?
A. 75% B. 42,8% C. 60% D. 30%

Câu 40: Cho 0, 1 mol hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic vào 500ml dung dịch HCl 0,4M thì thu
được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 450ml dung dịch chứa NaOH
0,4M và Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi nước trong dung dịch Z thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 35,39 B. 35,35 C. 35,79 D. 35,23

Câu 41: Cho các phản ứng hóa học sau:


(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2– + 2H+ → H2S là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 42: Cho cân bằng sau: CO2 + H2O + CaCO3 Ca2+ + 2HCO-3 Δ H< 0.
Hãy cho biết độ tan của CaCO 3 trong nước chứa CO2 thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt
độ?
A. Tăng C. Giảm
B. Không đổi D. Không xác định.

Câu 43: Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau:
(a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, t0).
(b) Chất Z có đồng phân hình học.
(c) Chất Z có tên gọi là but-1-in.
(d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
(e) Ba chất X, Y và Z phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 theo cùng một
tỉ lệ mol.
(f) Chất Y có tên gọi là vinyl axetilen.
Số phát biểu đúng là :
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 44: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:

Vậy khí X và Y lần lượt là:


A. C2H2 và C2H4. C. CH4 và C2H4.
Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. C2H2 và C2H6. D. C2H2 và CH4.

Câu 45: Cho 1,2 gam kim loại R (hoá trị II) phản ứng vừa đủ với 0,05 mol Cl 2. Công thức hóa học
của kim loại R là:
A. Zn. B. Mg. C. Ca. D. Fe.

Câu 46: Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C 2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua Ni nung nóng, sau một
thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y vào bình đựng brom dư, thấy bình brom tăng m
gam và thoát ra khí Z. Đốt cháy hết Z và cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung
dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa xuất hiện và thấy khối lượng dung dịch giảm 1,36
gam. Tính giá trị của m?
A. 2,72 B. 0,76 C. 2,80 D. 0,68

Câu 47: Cho 0,92g hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O/NH3 thu được 5,64g
hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là:
A. 26,74% và 73,26% C. 25,73% và 74,27%
B. 28,26% và 71,74% D. 27,95% và 72,05%

Câu 48: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al2O3 Hoà tan hết m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được dung
dịch Y và a mol H2. Rót từ từ dung dịch H 2SO4 vào dung dịch Y ta có đồ thị biểu diễn số
mol kết tủa và số mol H2SO4 như sau:

Hấp thụ 3a mol CO2 vào dung dịch Y được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là:
A. 51,08 B. 50,24 C. 52,18 D. 48,68

Câu 49: A chứa propan và 1 amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít O 2 đốt cháy sau phản ứng thu
được 43 lít hỗn hợp hơi nước, CO 2, N2 và O2 dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thể tích
còn lại là 21 lít. Tiếp tục dẫn qua bình NaOH dư còn 7 lít. Biết rằng các thể tích đều đo ở
cùng nhiệt độ và áp suất. Tìm CTCT của amin.
Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. C3H9N B. C2H7N C. CH5N D. C3H7N

Câu 50: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 trong bình kín không chứa không khí,
sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và 10,64 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho Y tác
dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng còn lại 16,2g chất rắn không tan. Giá trị của
m là:
A. 44,3 B. 52,8 C. 47,12 D. 52,5.

Group: Ôn thi Đánh Gía Năng Lực ĐH QGHN 2022 –Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like