You are on page 1of 5

Chủ nghĩa xã hội khoa học TS Nguyễn Thị Huyền

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CNXHKH


CHỦ ĐỀ 3: LÀ CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC, XUẤT PHÁT TỪ KINH
NGHIỆM CỦA BẢN THÂN, EM HÃY NÊU VÀ LÀM RÕ CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỊNH
HƯỚNG CHỌN NGÀNH ĐÀO TẠO Ở ĐẠI HỌC

Phần trình bày Powerpoint có kèm theo âm thanh cô có thể bật lên nghe cụ thể hơn

1. Giới thiệu bản thân


Họ tên, tuổi, sở thích, chuyên ngành đào tạo.
Giới thiệu những khó khăn khi chọn chuyên ngành học khi đăng ký thi đại học: Nhiều
người cũng hỏi em là tại sao lại chọn ngành này thì em cũng không biết trả lời vì sao,
ngày trước trong lúc học cấp 3 thì cũng mông lung, chưa biết mình thích gì, chỉ biết tập
trung vào việc học, không định hướng được cho bản thân là mình sẽ làm gì đó trong
tương lai. Đến lúc làm hồ sơ thì chỉ biết hỏi mọi người nên học ngành gì được và chọn
được ngành này vì thấy mọi người bào kiếm được nhiều tiền
2. Lý do chọn đề tài:
Với những gì mà em đã trải qua, cộng thêm mình gặp nhiều trường hợp như là cứ mỗi
năm cứ đến mùa tuyển sinh đại học có nhiều người quen, anh chị em họ hàng hỏi mình
là nên chọn ngành gì bây giờ, ngành gì kiếm nhiều tiền, ngành gì dễ học hoặc là nhiều
bạn sinh viên kiểu cứ chọn bừa ngành học, hoặc do bố mẹ định hướng sẵn rồi, học theo
người khác khuyên, học theo bạn bè, xong lên đại học cảm thấy chán nản rồi bỏ học…
qua đó mình mới thấy được là có rất nhiều người đang mơ hồ, chưa có nền tảng kiến
thức để có thể định hướng được.
3. Tổng quan về bài thuyết trình
Hướng lựa chọn khi học hết cấp 3
Tiêu chí định hướng khi đào tạo đại học
4. Hướng lựa chọn sau khi học hết cấp 3
Vào đề
Đây cũng là câu hỏi trăn trở rất lớn với các bậc phụ huynh và học sinh, có thể coi là
bước ngoặt là ngã rẽ lớn cho cuộc đời. Quyết định này thường được lựa chọn dễ hơn là
quyết định nên theo học ngành gì
Có 2 hướng chính
- Tốt nghiệp xong đi học tiếp TH này thường sẽ được lựa chọn bởi những bạn ham học
kiến thức, thích tìm hiểu đào sâu kiến thức, có thể bố mẹ bắt ép đi học
Học gì: Học nghề, du học tại nước ngoài, học đại học
- Tốt nghiệp xong đi làm : Ngược lại với bên trên, TH này được lựa chọn bởi những bạn
thích đi kiếm sống, không thích đi học nữa, hoặc là gia đình không đủ điều kiện
Làm gì: Đi làm trong nước, đi xuất khẩu lao động

Bài thuyết trình của Nguyễn Văn Tài


Chủ nghĩa xã hội khoa học TS Nguyễn Thị Huyền

Nên đi theo hướng nào? Các cách để lựa chọn cho phù hợp

a, Tốt nghiệp xong đi học tiếp:


- Học nghề: Học tại các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề, trường cao đẳng trung cấp.
VD: Học làm bánh, học sửa ô tô, học lái máy….một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Lợi ích: Có tư duy thực hành, biết việc thực tế hơn, có chắc được cái nghề kiếm sống (có
nhiều trường đào tạo kết hợp nghề với học các môn văn hóa ra trường có 2 bằng luôn)
Hạn chế: Không có được kiến thức bản chất với những nghề đặc thù
- Du học tại nước ngoài:
VD: Kiếm học bổng đi nước ngoài, tự bỏ tiền đi học, lên ĐH xong tìm kiếm chương trình
sang. Nhật, Hàn, Canada, Đức
Lợi ích: Có được trải nghiệm cuộc sống bên nước ngoài, lĩnh hội được nhiều kiến thức ở
nền giáo dục tiên tiến, kiếm được nhiều tiền đóng góp cho xã hội VN
Hạn chế: Xa gia đình, nhiều nước có sự khác biệt văn hóa lớn
- Học đại học:
Lợi ích: Có thêm thời gian để học thêm kiến thức mới, làm cho chũng ta cứng cáp hơn
trước khi vào đời, có được nền tảng kiến thức lý thuyết lớn, hiểu biết nhiều hơn. Có nhiều
cơ hội phát triển trong tương lai
Hạn chế: Phải học rất nhiều thứ, có thể là những kiến thức không cần cho nghề nghiệp
sau này
Sẽ trình bày cụ thể hơn nữa ở phần sau
b, Tốt nghiệp xong đi làm:
- Đi làm trong nước:
VD: Vào các công ty tại các KCN
Lợi ích: Có nhiều kiến thức ở trường đời, có được thu nhập để không phụ thuộc vào bố
mẹ
Hạn chế: Hạn chế và mặt kiến thức, vẫn còn non nên chỉ làm được những việc cơ bản.
- Xuất khẩu lao động:
VD: Sang các nước như Nhật, Hàn, Đài Loan làm việc

Bài thuyết trình của Nguyễn Văn Tài


Chủ nghĩa xã hội khoa học TS Nguyễn Thị Huyền

Lợi ích: Có cơ hội làm việc, học hỏi tại môi trường tại những nước phát triển hơn VN, có
được nhiều thu nhập
Hạn chế: Làm việc rất vất vả so với làm việc tại VN

Mỗi phương án đều tốt ở một khía cạnh nào đó, nhưng có một câu nói là “Đại học không
phải con đường duy nhất để thành công nhưng là con đường ngắn nhất”
5. Tiêu chí để định hướng chọn ngành đạo tạo tại Đại Học
Do nền giáo dục tại Việt Nam còn chưa phát triển nên việc học tại các cấp dưới như
C2, C3 chưa định hướng được cho học sinh, và chỉ chú tâm vào giáo dục kiến thức, học
sinh chưa có cơ hội được tham gia nhiều các hoạt động để hiểu biết về nhiều thứ ngoài
như (các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nghề đó sẽ như nào…)
Nhưng ngày nay công nghệ phát triển giúp cho học sinh tiếp cận được nhiều hơn cải
thiện đáng kể được về tư duy
Việc chọn được đúng ngành và thật giỏi cái ngành đó là nhân tố quyết định rất lớn đến
thành công cho tương lai. Để chọn được đúng cái ngành yêu thích khi ở cấp 3 có lẽ là
một việc khó vì các em chưa được tiếp cận, tiếp xúc nhiều, sau đây là các tiêu chí để định
hướng chọn ngành đào tạo đại học
Có câu nói là “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề” câu nói cũng có thể
đúng ở một số trường hợp nhất định nào đó. Nhưng tốt nhất là ta nên có những định
hướng sẵn cho mình về ngành học khi vào đại học
Các tiêu chí
- Điểm mạnh và điểm yếu
Điểm mạnh:
Con người chúng ta có 8 loại trí thông minh cơ bản:
Trí thông minh logic (suy nghĩ logic, chỉ số IQ cao)
Trí thông minh hình ảnh (Kỹ sư)
Trí thông minh ngôn ngữ (dẫn chương trình)
Trí thông minh âm nhạc (Cảm nhận âm nhạc)
Trí thông minh thể chất (Giỏi về vận động)
Trí thông minh giao tiếp (Cảm nhận người khác, giỏi thuyết phục)
Thông minh nội tâm (Hiểu được bản thân)

Bài thuyết trình của Nguyễn Văn Tài


Chủ nghĩa xã hội khoa học TS Nguyễn Thị Huyền

Thông minh thiên nhiên (Cảm nhận thiên nhiên)


Khi chúng ta xác định được chúng ta giỏi cái gì thì chúng ta mới có thể học, làm tốt và
giỏi việc đó được. Bạn giỏi làm gì, bạn phải không ngừng rèn luyện để trở nên giỏi
hơn tất cả những người khác cùng lĩnh vực. Như vậy, nhận thức được điểm mạnh
của bản thân giúp bạn thiết lập những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát
triển thương hiệu cá nhân một cách thuận lợi.
VD: Con cá không thể leo cây được
Điểm yếu: Ngược lại. Chúng ta làm cái chúng ta không giỏi thì khó có thể làm tốt công
việc và thành công được
VD: Không giỏi toán nhưng theo ngành sư phạm toán
Cách xách định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Đặt câu hỏi cho bản thân
Nhờ người khác đánh giá
Làm trắc nghiệm

- Đam mê và tính cách


Xác định được đam mê giúp cho chúng ta có hứng thú học tập, làm việc với những thứ đó
một cách sáng tạo và đầy hiệu quả.
VD: Một người mê vẽ thì có thể chọn ngành liên quan đến mỹ thuật…
Cách tìm ra đam mê: Mình hay xem cái gì, hay tìm hiểu lĩnh vực gì, mong muốn trong
tương lai là làm gì

Xác định được tính cách cũng quan trọng không kém, mình phải biết mình là con người
có tính cách như nào thì mới có thể phù hợp với ngành mình chọn được.
VD Một người trầm tính nội tâm không thể hợp với công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp
tốt được
Các xác định tính cách: Bài trắc nghiệm tính cách MBTI

- Tìm hiểu được kiến thức về các ngành nghề


Hai mục trên giúp cho chúng ta biết về bản thân. Biết về bản thân rồi thì chúng ta cần
hiểu thêm về những kiến thức về ngành. Từ đó mới có thể sáng suốt được

Bài thuyết trình của Nguyễn Văn Tài


Chủ nghĩa xã hội khoa học TS Nguyễn Thị Huyền

Đặt câu hỏi như ngành đó cần những người thế nào, công việc mai sau là gì, các kiến
thức sẽ học….
Tìm hiểu trên mạng, quá phổ biến rồi

- Xu thế và hoàn cảnh :


Tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, đam mê, tính cách và kiến thức về ngành nghề là
chưa đủ. Cần phải xác định thêm một yếu tố nữa là xu thế và hoàn cảnh
Xu thế ở đây là xu thế nghề nghiệp trong tương lai, xã hội sẽ cần nhiều về những lĩnh vực
nào, có xu thế thì xác định được cơ hội của các nghề trong tương lai. Một số nghề sẽ phát
triển mạnh, một số nghề có thể bị mất đi
VD: Nước ta đang là nước đang phát triển, thời kỳ cách mạng công nghiệp nổ ra, những
nghề như Khoa học dữ liệu, công nghệ có thể phát triển mạnh..
Hoàn cảnh là hoàn cảnh bản thân, gia đình, xã hội
6. Tóm tắt tại

Bài thuyết trình của Nguyễn Văn Tài

You might also like