You are on page 1of 1

HÔN NHÂN

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc không phải là một
cuộc hôn nhân thiế u tình yêu, mà đó là một cuộc hôn nhân
thiế u tình bạn.

1 HÔN NHÂN LÀ GÌ?


Hôn nhân là một mối quan hệ giữa một người đàn ông
được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ.
Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu chính
thức cho cuộc hôn nhân bắt đầu. Về mặt pháp luật,
đăng kí kết hôn và sau khi đã thực hiện các quy định
của pháp luật về kết hôn với cơ quan nhà nước là chính
thức bước vào cuộc hôn nhân.
Hôn nhân không phải là đích đến. Đó là điểm khởi đầu
của một hành trình mới, nơi hai kẻ đi chung đường.

2 ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN


Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn gồm:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa
dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
*Pháp luật quy định vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
-Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong
gia đình;
-Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín;
-Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;
-Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt và đại diện cho nhau...

3 LI HÔN
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt
quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể
hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải
quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án
công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết
dưới dạng bản án ly hôn.

4 SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI


Từ sự bất bình đẳng giới trong xã hội mà đối tượng chịu
sự bất bình đẳngchủ yếu là phụ nữ đã làm cho người phụ
nữ thường ở vị trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới về
kinh tế, văn hóa, giáo dục và không công bằng trong
hưởng thụ phúc lợi xã hội…Những định kiến giới như
chồng có quyền dạy vợ; chồng được hưởng quyền nhiều
hơn vợ; chồng là người chủ gia đình, có quyền quyết
định mọi việc trong gia đình; tư tưởng trọng nam, khinh
nữ…, hay các quan niệm về bình đẳng giới khác về vai trò
của nam và nữ đã làm cho phụ nữ trở thành nhóm có
nguy cơ bị bạo lực gia đình cao.

5 BẠO LỰC GIA ĐÌNH


Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho
nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân
trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế,
kiểm soát tiền bạc. 90% là nữ,10% nam giới là nạn nhân.Những
hành vi bạo lực đó gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn
đến sự bất ổn trong gia đình và xã hội.Tuy nhiên, bạo lực gia
đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà còn là
hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.Đa số
hành vi bạo lực gia đình chỉ bị lên án khi nó gây hậu quả
nghiêm trọng (chết người, bị thương)

6 MỘT SỐ YẾU TỐ TẠO NÊN CUỘC


HÔN NHÂN BỀN VỮNG
Các nhà nghiên cứu ghi nhận được 52% số người có gia đình được hỏi, trả lời rằng
họ đã mắc sai lầm trong lựa chọn bạn đời.Sẽ luôn có những cám dỗ, cạm bẫy, luôn
có những chướng ngại phải vượt qua. Giống như “lửa thử vàng”, vượt qua những
“phép thử” đó, chúng ta có thể tự tin đi cùng nhau đến hết quãng đường, nhưng
nếu không vượt qua được, một trong hai sẽ chọn buông tay.
-Hòa hợp về tâm lí,sinh hoạt,tinh thần,tính dục
-Chia sẻ kì vọng cho tương lai với nhau
-Đừng trông mong vào sự thay đổi tính cách của đối phương
-Hãy luôn nhớ về lời thế đính ước
-Thành thật khi nói về thu nhập
-Quan điểm của cả hai về việc có con
-Bài học về sự bao dung và thấu hiểu

You might also like