You are on page 1of 13

TÀI LIỆU BẢO MẬT LƯU HÀ NH NỘ I BỘ

BÀI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ


Dành cho: KTV PT1,2
- Phần lý thuyết -
Trắc nghiệm: 50 câu
Thời gian làm bài: 75 phút

Họ và tên

Năm sinh

Nhóm công việc

Chứng chỉ hiện tại

Tổng điểm

Lưu ý :
- Thời gian làm bài 75 phút, không kể thời gian phát đề
- Không được sử dụng tài liệu, thiết bị điện tử : điện thoại, laptop khi làm bài thi.
- Không trao đổi trong quá trình làm bài thi
- Phải nộp bài khi có tín hiệu hết giờ kiểm tra

---o0o---

-1-
TOYOTA VÀ KỸ THUẬT VIÊN CỦA TOYOTA
1. Công ty Ô tô Toyota được thành lập năm nào?

a. 1927

b. 1937

c. 1947

d. 1957

GĐ1.KT-05PTC

2. Xe ô tô động cơ 4 kỳ chạy xăng đầu tiên được hoàn thiện vào năm:

a. 1786

b. 1826

c. 1886

d. 1926

GĐ1.KT-06PTC

3. Đặc điểm hệ thống sản xuất Toyota là:

a. “Just in time”

b. “Jikoda”(tự động hóa)

c. Cả a và b đều đúng

d. Cả a và b đều sai

GĐ1.KT-07PTC

4. Với chính sách Toyota, thứ tự ưu tiên nào sau đây là đúng?

a. Khách hàng – Đại lý/nhà phân phối – Nhà chế tạo

b. Khách hàng – Đại lý/nhà phân phối và nhà chế tạo

c. Khách hàng – Nhà chế tạo – Đại lý/nhà phân phối

d. Khách hàng và Đại lý/nhà phân phối – Nhà chế tạo

GĐ1.KT-08PTC

5S VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG


5. Nhận định nào sau đây có liên quan đến an toàn lao động là sai?

a. Cất giữ sơn và các dung dịch độc hại ở nơi thật kín

b. Phải đeo mặt nạ lọc khí để bảo vệ bạn khỏi hít phải khói từ các dung dịch độc hại

-2-
c. Đặt các bình chứa đúng nơi làm việc và nhớ chính xác cách sử dụng chúng

d. Không sử dụng ngọn lửa hở và cẩn thận với điện để tránh cho sơn và các dung dịch khỏi bắt lửa

GĐ1.5S-05PTC

6. Hành động nào sau đây có liên quan đến vấn đề an toàn điện là sai ?

a. Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy bất ngờ, hãy tắt công tắc trước khi dùng các biện pháp dập lửa

b. Không chạm vào máy móc và thiết bị điện bằng tay ướt vì sẽ nguy hiểm do có thể bị điện giật

c. Cầu chì cháy chỉ ra rằng có ngắn mạch hay sự cố về điện, phải thay ngay cầu chì khác

d. Không đặt dây dẫn điện chạy qua khu vực ẩm ướt hoặc có dầu nhớt, bề mặt nóng , cạnh sắc nhọn

GĐ1.5S-06PTC

7. Hành động nào sau đây có liên quan đến vấn đề an toàn điện là sai ?

a. Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy bất ngờ, hãy tắt công tắc trước khi dùng các biện pháp dập lửa

b. Không chạm vào máy móc và thiết bị điện bằng tay ướt vì sẽ nguy hiểm do có thể bị điện giật

c. Cầu chì cháy chỉ ra rằng có ngắn mạch hay sự cố về điện, phải thay ngay cầu chì khác

d. Không đặt dây dẫn điện chạy qua khu vực ẩm ướt hoặc có dầu nhớt, bề mặt nóng , cạnh sắc nhọn

GĐ1.5S-06PTC

8. Công dụng nào sau đây của kính bảo hộ là đúng?

a. Bảo vệ mắt khỏi bị sơn, chất pha sơn văng vào mắt

b. Tránh văng các hạt ma tít vào mắt

c. Tránh cho mắt khỏi bị các hạt kim loại tạo ra khi mài bắn vào

d. Cả a, b, c đều đúng

GĐ1.5S-07PTC

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BỀ MẶT


9. Khi mài bụi sơn sau khi sơn lớp sơn màu, sử dụng giấy ráp có độ ráp JIS:

a. Từ #600 trở lên

b. Từ # 1000 trở lên

c. Từ #1500 trở lên

d. Từ # 2000 trở lên

GĐ1.BB-25PTC

-3-
10. Đối với vật liệu mài dạng sợi tổng hợp được gắn hạt mài,bện vào nhau giống như tấm giấy dầu, nhận

định nào sau đây là sai?

a. Phù hợp với việc mài các bề mặt phức tạp

b. Chỉ sử dụng cho mài ướt, không được mài khô

c. Phạm vi độ nhám sử dụng từ #320 ~ #1500

d. Nhận định b và c

GĐ1.BB-26PTC

11. Đặc điểm của loại máy mài nào sau đây là đúng?

a. Máy mài tác động đơn (quay xung quanh một điểm cố định) thường sử dụng để bóc sơn, có lực mài

lớn

b. Máy mài tác động quỹ đạo (rung động như vẽ lên các vòng tròn nhỏ) chủ yếu dùng để gọt matít, lực

mài nhỏ

c. Máy mài tác động kép (rung động như vẽ lên các vòng tròn nhỏ và quay quanh tâm của nó), nếu dùng

guốc mài cứng thì gọt matít và làm phẳng bề mặt, còn loại guốc mềm hơn được dùng để làm nhám

bề mặt, lực mài trung bình

d. Cả a, b, c đều đúng

GĐ1.BB-27PTC

12. Ý nào sau đây là sai về dụng cụ, thiết bị sơn?

a. Súng phun sơn loại tự chảy có cốc sơn của nó đặt phía trên

b. Thanh khuấy dùng để trộn matít hay sơn lót bề mặt đồng đều và giúp dễ dàng khi đổ nó ra khỏi bình

c. Không được rửa dao trộn bằng chất dung môi vì nó sẽ làm hư dao trộn

d. Giấy che được dùng ở khu vực không được phun sơn lót, sơn lót bề mặt

GĐ1.BB-28PTC

13. Trong quy trình xử lý ban đầu một tấm bị hỏng, trước khi đánh giá phạm vi hư hỏng, công việc nào sau

đây là hợp lý?

a. Mài bóc lớp sơn

b. Mài vát mép sơn giáp mối

c. Xác định sơn

d. Sửa chữa vết lõm trên bề mặt kim loại nền

-4-
GĐ1.BB-29PTC

14. Khi đánh giá phạm vi hư hỏng, thao tác nào sau đây là sai?

a. Kiểm tra sự phản chiếu của đèn neon lên bề mặt để đánh giá

b. Sờ vào bề mặt hư hỏng theo tất cả các hướng với tay trần không mang găng

c. Đặt thước thẳng lên bề mặt hư hỏng và đánh giá sự khác nhau giữa các khe hở của bề mặt hư hỏng và

không bị hư hỏng

d. Không có thao tác nào sai trong các thao tác a, b, c

GĐ1.BB-30PTC

15. Công việc nào sau đây là không phù hợp trong quy trình xử lý ban đầu?

a. Dùng đột hay búa gõ phẳng vùng nhô lên hay làm lõm hơn bề mặt thường một chút

b. Mài bóc lớp sơn ở vùng hư hỏng đã bị va chạm để tránh lớp sơn bị bong ra sau này

c. Khởi động máy mài sau khi máy mài đã tiếp xúc với bề mặt làm việc

d. Không mài ở một chỗ bằng máy mài trong thời gian dài để tránh bị quá nhiệt hay biến dạng

GĐ1.BB-31PTC

16. Khi làm sạch bụi, mỡ và phun sơn lót, việc nào sau đây là đúng?

a. Dùng khí nén làm sạch bụi và hạt mài trên bề mặt

b. Lau vết dầu mỡ bằng giẻ khô, sạch

c. Hoà trộn chất đóng rắn và chất pha sơn theo tỷ lệ tùy theo người sử dụng

d. Loại sơn lót urethan và epoxy không cần làm khô cưỡng bức

GĐ1.BB-32PTC

17. Trong quy trình bả matít, trước khi bả matít polyeste, cần phải làm công việc nào sau đây?

a. Phun sơn lót bề mặt

b. Mài các vết xước giấy ráp

c. Làm khô matít polyeste

d. Kiểm tra lượng matít cần dùng

GĐ1.BB-33PTC

18. Thao tác nào sau đây khi chuẩn bị matít là không phù hợp?

a. Thông thường các thành phần của matít là dung môi, nhựa và chất màu tách rời độc lập trong hộp

b. Matít phải được trộn đều trước khi lấy ra khỏi hộp

-5-
c. Đậy nắp hộp matít ngay sau khi sử dụng để ngăn dung môi khỏi bay hơi

d. Nếu dung môi đã bay hơi hết và matít đặc lại, không được đổ thêm dung môi vào trong hộp

GĐ1.BB-34PTC

19. Khi chuẩn bị matít, thao tác nào sau đây là sai?

a. Bôi lượng matít gốc lên tấm trộn rồi bổ sung lượng chất đóng rắn dựa trên tỷ lệ trộn tiêu chuẩn

b. Lượng matít được lấy ra tùy theo diện tích vùng cần bả

c. Sau khi lấy matít ra, không được gạt matìt dính lên miệng bình

d. Không được bóp tuýp chất đóng rắn trực tếp lên matít gốc

GĐ1.BB-35PTC

20. Thao tác nào sau đây là đúng khi trộn matít?

a. Dùng dao trộn cẩn thận trong động tác gạt sao cho không có khí vào trong matít

b. Dùng mép đầu mũi dao trộn để xúc chất đóng rắn và đặt lên đỉnh của matít trên tấm trộn

c. Sau khi dao trộn đã xúc được 1/3 lượng matít, lật dao trộn sang mặt phải của nó làm mặt tựa

d. Cả a, b, c đều đúng

GĐ1.BB-36PTC

PHƯƠNG PHÁP CHE CHẮN


21. Nội dung nào dưới đây về việc che chắn là không đúng?

a. Trước khi sơn, chắc chắc rằng phần che chắn không bị rách.

b. Vùng che chắn bằng băng dính trước hết nên được lau sạch và tẩy dầu mỡ.

c. Che chắn lật ngược nên được làm sau khi lau sạch và tẩy dầu mỡ.

d. Khi sơn lót bề mặt, nhất htiết phải sử dụng che chắn như khi sơn lớp sơn màu ngoài cùng.

GĐ1.CC-01PTC

22. Nội dung nào dưới đây là vai trò của phần được chỉ ra ở hình vẽ minh họa phóng to của băng dính che

chắn?

a. Tăng sự bám dính.

b. Tăng sự bám dính của keo khi sấy nóng, hơn thế nữa, tránh việc keo dính lại trên bề mặt cần

dán.

c. Để tránh dính khi cuộn băng dính.

d. Vật liệu nền của băng dính.

GĐ1.CC-02PTC

-6-
23. Nội dung nào dưới đây về việc che chắn là không đúng?

a. Dùng giấy báo để giảm giá thành.

b. Dùng băng dính che phù hợp với nhiệt độ sấy.

c. Dùng giấy che phủ các tấm vỏ ở gần kề khu vực sơn.

d. Phủ giấy che chắn không để xảy ra các vết nhăn trên giấy.

GĐ1.CC-03PTC

24. Nhận định nào sau đây về thiết bị và vật liệu che chắn là sai?

a. Các yêu cầu cơ bản của vật liệu che chắn là ngăn dung môi khỏi ảnh hưởng đến bề mặt, ngăn sơn khỏi

bong ra khi khô và ngăn bám bụi

b. Băng dính đã bám vào giấy che từ bên trong thiết bị phân phối giấy che

c. Dấu vết của băng dính có thể còn lại trên bề mặt được che nếu lớp sơn có ít dung môi mà nó lại bị ảnh

hưởng của dung môi chứa trong băng dính

d. Băng dính che khe hở được làm bằng bọt để ngăn thấm sơn qua các khe hở như tại nắp capô hoặc các

cửa

GĐ1.CC-07PTC

25. Cấu tạo của băng dính che thông thường có:

a. 1 lớp

b. 2 lớp

c. 3 lớp

d. 4 lớp

GĐ1.CC-08PTC

26. Ý nào sau đây về ranh giới để che chắn là không phù hợp?

a. Khe hở giữa các tấm

b. Phần keo làm kín thân xe

c. Đáy của đường gân

d. Phần phẳng của tấm

GĐ1.CC-09PTC

PHƯƠNG PHÁP PHUN SƠN


27. Trong kỹ thuật phun sơn, cò súng được kéo bằng:

-7-
a. Ngón trỏ
b. Ngón trỏ và ngón giữa
c. Ngón giữa
d. Ngón giữa và ngón áp út
GĐ1.SP-11PTC

28. Khi di chuyển súng phun sơn, tốc độ của hành trình qua lại là phù hợp nếu trong khoảng:
a. 600 ~ 900 mm/giây
b. 900 ~ 1200 mm/giây
c. 1200 ~ 1500 mm/giây
d. 1500 ~ 1800 mm/giây
GĐ1.SP-13PTC

29. Khi di chuyển súng phun sơn, chiều rộng phần chồng nhau của các lượt sơn là phù hợp nếu trong
khoảng:
a. 1/4 ~ 1/2 của vệt sơn
b. 1/2 ~ 2/3 của vệt sơn
c. 2/3 ~ 3/4 của vệt sơn
d. Không xác định, tùy theo người thao tác
GĐ1.SP-14PTC

30. Mối quan hệ tương ứng nào sau đây giữa: “Lượng sơn – Khoảng cách súng phun – Tốc độ hành trình
qua lại” là sai?
a. “Lớn – Xa – Bình thường”
b. “Nhỏ – Xa – Chậm”
c. “Lớn – Gần – Bình thường”
d. “Nhỏ – Gần – Bình thường”
GĐ1.SP-15PTC

31. Thao tác nào sau đây khi rửa súng phun sơn loại tự chảy là sai?
a. Loại bỏ tất cả sơn còn bám lại trên cốc sơn, sau đó kéo cò súng để loại bỏ hết sơn còn lại trong súng
b. Đổ chất pha sơn vào cốc sơn, sau đó phun chất pha sơn ra một vài lần
c. Tháo nắp khí và rửa sạch đầu họng súng bằng bàn chải
d. Làm sạch nắp khí bằng các dụng cụ như kim, dây hay chổi sắt
GĐ1.SP-16PTC

32. Phương pháp nào dưới đây là đúng để tạo lớp áo ướt?

a. Giảm lượng sơn phun ra.

b. Tăng lượng chất pha sơn.

c. Tăng khoảng cách phun.

-8-
d. Giảm áp suất khí.
GĐ1.PS-11PTC

33. phương pháp nào không phù hợp cho việc dặm vá?

a. Khu vực sơn trở nên rộng hơn sau mỗi lần sơn.

b. Tàn sơn dh lên bề mặt sau mỗi lần sơn nên được lau bằng giẻ dính.

c. Tăng thời gian chờ ráo mặt sơn.

d. Bổ sung cùng một lượng chất pha sơn vào súng sơn bởi vì chất pha sơn giúp tạo ra việc

phun lớp sơn mỏng.


GĐ1.PS-12PTC

34. Khi sơn màu thịt (sô lit) phương phas1p nàp là tốt nhất cho việc mài nhám bề mặt?

a. Dùng máy mài tác động đơn với giấy nhám cỡ hạt 120.

b. Dùng máy mài tác động kép với giấy nhám cỡ hạt 400.

c. Dùng máy mài tác động quỹ đạo với giấy nhám cỡ hạt 220.

d. Dùng một miếng xốp tẩm hóa chầt lau bề mặt.


GĐ1.PS-13PTC

35. Nhận định nào sau đây là sai về các phương pháp sơn kiểu phun?

a. Phun sơn có không khí: cho chất lượng sơn tốt nhưng hiệu quả bám dính tương đối kém

b. Phun sơn không có không khí: được dùng với sơn có độ nhớt cao

c. Sơn tĩnh điện: hiệu quả bám dính cao, áp dụng cho tất cả các loại vật liệu

d. Nhận định a và b
GĐ1.PS-14PTC

36. Đặc điểm nào của các phương pháp phun sơn sau đây là sai?

a. Sơn bằng dao sơn: dùng để sơn vật liệu có độ nhớt cao, lớp dày

b. Sơn bằng chổi: dễ dùng, không phụ thuộc vào hình dạng, vị trí

c. Lăn sơn: con lăn có thể tạo ra độ nhấp nhô trên bề mặt làm việc

d. Nhúng: toàn bộ vật thể được sơn một lần, sơn mất mát nhiều
GĐ1.PS-15PTC

PHƯƠNG PHÁP PHA CHỈNH MÀU

-9-
37. Màu sơn của Toyota được biểu thị bởi ba ký tự. Số 6 biểu thị tên màu nào trong mã màu 6N9?

a. Xanh lá.

b. Đen.

c. Đỏ.

d. Xanh nước biển.

GĐ1.CM-01PTC

38. Màu nào dưới đây không phải là ba màu cơ bản của vật thể?

a. Đỏ.

b. Vàng (xanh lá).

c. Xanh nước biển.

d. Đen.

GĐ1.CM-02PTC

39. Màu nào dưới đây là màu đối lập của màu Da cam?

a. Vàng.

b. Xanh lá.

c. Xanh nước biển.

d. Tím.

GĐ1.CM-03PTC

40. Hiện tượng Mêtame là gì?

a. Hiện tượng mà hai màu khác nhau, xuất hiện màu giống nhau dưới một nguồn ánh sáng xác

định.

b. Hiện tượng mà hai màu xuất hiện khác nhau tùy theo góc nhìn mà chúng được so sánh.

c. Hiện tượng mà sau khi khô màu sắc có sự thay đổi.

d. Hiện tượng mà sau khi đánh bóng màu sắc thay đổi.

GĐ1.CM-04PTC

41. Nội dung nào dưới đây là không đúng về việc pha chỉnh màu?

a. Có hai bước: pha chỉnh màu bằng cân đo và tinh chỉnh.

b. Vì việc tinh chỉnh tiến hành sau khi cân đo, sẽ không có trục trặc gì nếu việc cân đo có sự sai lệch

nhỏ.

- 10 -
c. Với màu thịt (sô lit) dùng phương pháp quết sơn lên tấm thử để tiết kiệm sơn và thời gian.

d. Điều tốt nhất là tham khảo bảng ram màu khi pha chỉnh màu.

GĐ1.CM-05PTC

42. Khi xàc định màu bị thiếu, với 100 g sơn (tỷ lệ: trắng 90%, vàng 5%, xanh 4%, đen 1%), khi thêm vào

1 g màu nào dưới đây thì màu sơn thay đổi nhiều nhất?

a. Trắng

b. Vàng

c. Xanh

d. Đen

GĐ1.CM-28PTC

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH PASS


43. Phương pháp đánh bóng nào dưới đây là không đúng.

a. Việc đánh bóng có thể được thực hiện nhanh chóng khi dùng nhiều xi đánh bóng.

b. Trước hết dùng xi đánh bóng loại thô, sau đó dần dần dùng loại mịn hơn.

c. Nều dùng nước trong khi đánh bóng, kết quả sẽ tốt hơn.

d. Nếu đánh bóng lâu ở cùng một chỗ, nhiệt độ của tấm vỏ sẽ tăng và có khả năng làm biến

dạng tấm vỏ.


GĐ1.ĐP-03PTC

44. Khi đánh bóng hoàn thiện một màu sẫm, nội dung nào dưới đây là đúng?

a. Dùng loại phớt đánh bóng mịn hơn so với màu sáng.

b. Dùng cùng cùng loại phớt đánh bóng giống như màu sáng.

c. Dùng loại phớt đánh bóng thô hơn so với màu sáng.

d. Không dùng phớt đánh bóng.


GĐ1.ĐP-04PTC

45. Phương pháp nào là đúng để đánh bóng chỗ cắt chân mí?

a. Chủ yếu đánh bóng ở gần ranh giới chỗ cắt chân mí.

b. Đánh bóng vùng cắt chân mí theo một hướng từ vùng sơn lại ra vùng sơn gin.

c. Dùng cạnh của phớt đánh bóng cho việc đánh bóng.

d. Nếu lớp sơn cứng, đánh bóng trong khi sấy nóng.

- 11 -
GĐ1.ĐP-05PTC

46. Nội dung nào dưới đây là đúng cho việc rửa xe sau khi đánh bóng?

a. Rửa xe bằng máy rửa.

b. Loại bỏ bất kỳ xi đánh bóng nào dính trên chi tiết nhựa bằng dung môi pha sơn.

c. Do không thể nhìn thấy xi đánh bóng dính trong khoang động cơ và khe hở giữa các tấm

nên cứ để nguyên xi đánh bóng ở đó.

d. Rửa xe bằng giẻ mềm.


GĐ1.ĐP-06PTC

47. Nhận định nào sau đây về dụng cụ và thiết bị đánh bóng là sai?

a. Đá mài: dùng để sửa các bụi sơn (sạn sơn) và các vết chảy trước khi đánh bóng bề mặt

sơn bằng hợp chất đánh bóng

b. Hợp chất đánh bóng: là các hạt nhám được trộn với dung môi hay nước

c. Giẻ lau: dùng loại vải tương đối cứng như khăn mặt để đánh bóng bằng tay ở những

vùng hẹp

d. Dụng cụ lau sạch miếng đệm: dùng lực quay của máy đánh bóng để loại bỏ tất cả hợp chất

đánh bóng ra.


GĐ1.ĐP-07PTC

48. Cách cầm đá mài nào sau đây là hợp lý?

a. Cầm đá mài ở phần dưới (gần bề mặt cần mài)

b. Cầm đá mài ở phần giữa

c. Cầm đá mài ở phần đỉnh

d. Cầm đá mài tùy theo người thao tác


GĐ1.ĐP-08PTC

49. Khi sửa bụi sơn và chảy sơn thì phải dùng đá mài có độ ráp:

a. #500 ~ #1500

b. #1000 ~ #2000

c. #1500 ~ #3000

d. #2000 ~ #3000

- 12 -
GĐ1.ĐP-09PTC

50. Cách sử dụng đá mài nào sau đây là sai?

a. Di chuyển đá mài theo vòng tròn càng nhỏ càng tốt

b. Cho nước hay hợp chất đánh bóng lên đá mài để tránh gây xước trên bề mặt sơn

c. Làm trơn các mép cạnh của đá mài sẽ làm tăng hư hỏng bề mặt

d. Mài miếng đá mài trên mặt phẳng có giấy ráp #800 khi bề mặt đá mài không đều
GĐ1.ĐP-10PTC

-----oOo-----

- 13 -

You might also like