You are on page 1of 13

TÀI LIỆU BẢO MẬT LƯU HÀ NH NỘ I BỘ

BÀI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ


Dành cho: KTV PT1,2
- Phần lý thuyết -
Trắc nghiệm: 50 câu
Thời gian làm bài: 75 phút

Họ và tên

Năm sinh

Nhóm công việc

Chứng chỉ hiện tại

Tổng điểm

Lưu ý :
- Thời gian làm bài 75 phút, không kể thời gian phát đề
- Không được sử dụng tài liệu, thiết bị điện tử : điện thoại, laptop khi làm bài thi.
- Không trao đổi trong quá trình làm bài thi
- Phải nộp bài khi có tín hiệu hết giờ kiểm tra

---o0o---

-1-
TOYOTA VÀ KỸ THUẬT VIÊN CỦA TOYOTA
1. Nội dung nào dưới đây không nằm trong 10 nguyên tắc làm việc của kỹ thuật viên thân vỏ và sơn?

a. Sửa chữa và di chuyển xe cẩn thận

b. Làm việc một cách an toàn

c. Làm việc nhanh chống và rẻ nhất

d. Hoàn thành công việc theo thời gian đã hẹn


GĐ1.KT-01PTC

2. Nội dung nào dưới đây là đúng về chương trình TQS (dịch vụ chất lượng của Toyota)?

a. Nhà phân phối có trách nhiệm chính về chất lượng xe sản xuất.

b. Các đại lý được yêu cầu cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt nhất để đạt được mục đích

“Khách hàng hài lòng nhất”.

c. Chương trình TQS được thiết kế tạo ra một tỷ lệ thay thế nhân viên cao tại các đại lý và nhà phân

phối, để nhắc nhở trạm dịch vụ

d. Kỹ thuật viên không có trách nhiệm báo cáo kỹ thuật và yêu cầu khách hàng trong báo cáo kỹ

thuật

GĐ1.KT-02PTC

3. Xe ô tô động cơ 4 kỳ chạy xăng đầu tiên được hoàn thiện vào năm:

a. 1786

b. 1826

c. 1886

d. 1926
GĐ1.KT-06PTC

4. Đặc điểm hệ thống sản xuất Toyota là:

a. “Just in time”

b. “Jikoda”(tự động hóa)

c. Cả a và b đều đúng

d. Cả a và b đều sai
GĐ1.KT-07PTC

-2-
5S VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
5. Nội dung nào dưới đây Toyota không khuyên dùng cho công việc chuẩn bị bề mặt?

a. Mặt nạ chống khí độc

b. Kính bảo hộ

c. Găng tay chống dung môi

d. Đồ chuyên dùng cho phun màu


GĐ1.5S-01PTC

6. Danh mục an toàn nào dưới đây không phù hợp cho việc pha chỉnh màu?

a. Kính bảo hộ

b. Găng tay sợi

c. Mặt nạ chống khí độc

d. Giày bảo hộ lao động


GĐ1.5S-02PTC

7. Công dụng nào sau đây của kính bảo hộ là đúng?

a. Bảo vệ mắt khỏi bị sơn, chất pha sơn văng vào mắt

b. Tránh văng các hạt ma tít vào mắt

c. Tránh cho mắt khỏi bị các hạt kim loại tạo ra khi mài bắn vào

d. Cả a, b, c đều đúng

GĐ1.5S-07PTC

8. Nhận định nào sau đây về mặt nạ chống hơi độc là sai?

a. Loại có lọc được trang bị một bầu lọc than hoạt tính lọc để hấp thụ khí hữu cơ

b. Loại có lọc, nếu chất hấp thụ đã bị bão hòa thì lọc sẽ để khói độc xuyên qua

c. Có thể dùng một số loại mặt nạ chống độc khác được làm bằng vải mỏng có chứa cacbon đã hoạt

hóa thay vì dùng mặt nạ chống hơi độc

d. Vì không khí có độ ẩm nên khả năng hấp thu của bầu lọc bắt đầu thoái hóa ngay khi mở bầu lọc ra
GĐ1.5S-08PTC

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BỀ MẶT


9. Nội dung nào dưới đây là không đúng cho mục đích của việc chuẩn bị bề mặt?

a. Bảo vệ kim loại gốc khỏi bị ăn mòn.

b. Phục hồi đo cứng lớp sơn như lớp sơn cũ.

-3-
c. Tăng sự bám dính giữa các lớp.

d. Tránh sự hấp thụ của vật liệu sử dụng trong lớp sơn màu ngoài cùng.
GĐ1.BB-01PTC

10. Phương pháp nào là phù hợp nhất cho việc mài bóc lớp sơn?

a. Dùng máy mài tác động đơn với giấy nhám cỡ hạt 80.

b. Dùng máy mài tác động kép với giấy nhám cỡ hạt 120.

c. Dùng máy mài tác động quỹ đạo với giấy nhám cỡ hạt 240.

d. Dùng cục mài tay với giấy nhám cỡ hạt 400.


GĐ1.BB-02PTC

11. Nội dung nào dưới đây về việc sơn chống rỉ là không đúng?

a. Sơn chống rỉ lắc cờ là loại sơn một thành phần bao gồm nhựa Nitroxenlulô và ankit.

b. Mục đích của việc sơn chống rỉ là tăng tính chống rỉ và tính bám dính.

c. Sơn rửa (sơn Axit) cải thiện cả tính bám dính và tính chống rỉ.

d. Tất cả các loại sơn chống rỉ đều có thể sơn lên tất cả các bề mặt.
GĐ1.BB-03PTC

12. Nội dung nào dưới đây không là mục đích của việc phun sơn lót bề mặt?

a. Tránh sự hấp thụ lớp sơn màu ngoài cùng.

b. Tăng sự bám dính giữa lớp dưới và lớp sơn màu ngoài cùng.

c. Điền đầy các vết xước mài.

d. Tính chống rỉ cao.


GĐ1.BB-04PTC

13. Nội dung nào dưới đây về việc phun sơn lót bề mặt là không đúng?

a. Che chắn lật ngược được dùng để giảm “gờ cao”.

b. Việc sơn được thực hiện trong khi mở rộng dần khu vực sơn.

c. Việc sơn được thực hiện bằng lớp áo khô càng xa càng tốt.

d. Sấy khô được thực hiện sau khi đủ thời gian lắng sơn.
GĐ1.BB-05PTC

14. Nội dung nào dưới đây về việc mài cạnh mí là không đúng?

-4-
a. Mài cạnh mí để giảm sự xuất hiện đường ranh giới giữa ớp sơn gin và matit.

b. Dùng mày mài tác động kép với giấy nhám cỡ hạt #120.

c. Không được mở rộng khu vực mài quá rộng hơn phạm vi cần thiết.

d. Cạnh mí phải dài hơn 30mm.


GĐ1.BB-06PTC

15. Nội dung nào dưới đây về việc mài nhám bề mặt là không đúng?

a. Cải thiện sự bám dính của sơn.

b. Mài nhám bề mặt là không cần thiết nếu sơn có sự bám dính tuyệt hảo.

c. Mục đích của việc mài nhám bề mặt là làm bề mặt nhẵn.

d. Loại bỏ các lỗi sơn trên bề mặt.


GĐ1.BB-07PTC

16. Phương pháp nào dưới đây là phù hợp nhất để loại bỏ bụi và hạt mài trên bề mặt matit?

a. Xì bụi.

b. Lau bằng hóa chất tẩy dầu mỡ.

c. Lau bằng dung mội pha sơn lắc cờ.

d. Lau bằng giẻ dính.


GĐ1.BB-08PTC

17. Nội dung nào dưới đây về việc chét keo làm kính thân xe là không đúng?

a. Nói chung, nó được chét lên lớp keo chống rỉ ED (sơn tĩnh điện).

b. Mục đích của chét keo làm kín là tránh nước xâm nhập sẽ làm rỉ tấm vỏ.

c. Nếu keo làm kín thân xe có thể tránh sự xâm nhập của nước, thí nó có thể có bất kỳ hình dạng nào.

d. Keo làm kín gắn trước được chét trước khi sơn lớp sơn chống rỉ ED (sơn tĩnh điện).
GĐ1.BB-09PTC

18. Nội dung nào dưới đây Toyota không khuyên dùng cho công việc chuẩn bị bề mặt?

a. Mặt nạ chống khí độc.

b. Kính bảo hộ.

c. Găng tay chống dung môi.

d. Quần áo chuyên dùng cho việc sơn và mũ của kỹ thuật viên.

-5-
GĐ1.BB-10PTC

19. Mục đích nào sau đây của việc chuẩn bị bề mặt trước khi sơn la sai?

a. Bảo vệ kim loại nền

b. Giảm bớt tính bám dính

c. Phục hồi hình dạng

d. Làm kín các bề mặt


GĐ1.BB-11PTC

20. Ý nào sau đây về các vật liệu chuẩn bị bề mặt là đúng?

a. Sơn lót: chống gỉ, tạo tính bám dính

b. Matit: điền đầy các chỗ lõm sâu, tạo bám dính

c. Sơn lót bề mặt: tạo bề mặt bằng phẳng, tránh hấp thụ sơn, tạo bám dính

d. Cả a, b, c đều đúng
GĐ1.BB-12PTC

PHƯƠNG PHÁP CHE CHẮN


21. Nội dung nào dưới đây về việc che chắn là không đúng?

a. Trước khi sơn, chắc chắc rằng phần che chắn không bị rách.

b. Vùng che chắn bằng băng dính trước hết nên được lau sạch và tẩy dầu mỡ.

c. Che chắn lật ngược nên được làm sau khi lau sạch và tẩy dầu mỡ.

d. Khi sơn lót bề mặt, nhất htiết phải sử dụng che chắn như khi sơn lớp sơn màu ngoài cùng.
GĐ1.CC-01PTC

22. Nội dung nào dưới đây là vai trò của phần được chỉ ra ở hình vẽ minh họa phóng to của băng dính che

chắn?

a. Tăng sự bám dính.

b. Tăng sự bám dính của keo khi sấy nóng, hơn thế nữa, tránh việc keo dính lại trên bề mặt cần

dán.

c. Để tránh dính khi cuộn băng dính.

d. Vật liệu nền của băng dính.


GĐ1.CC-02PTC

23. Nội dung nào dưới đây về việc che chắn là không đúng?

-6-
a. Dùng giấy báo để giảm giá thành.

b. Dùng băng dính che phù hợp với nhiệt độ sấy.

c. Dùng giấy che phủ các tấm vỏ ở gần kề khu vực sơn.

d. Phủ giấy che chắn không để xảy ra các vết nhăn trên giấy.
GĐ1.CC-03PTC

24. Giải thích nào là đúng cho việc che chắn lật ngược?

a. Đó là phương pháp mà bụi khó dính lên bề mặt sơn.

b. Việc đó nhằm mục đích gỉam thiểu sơn ở vùng ranh giới được che.

c. Đó là phương pháp mà việc bóc che chắn là dễ dàng.

d. Đó là phương pháp mà đường ranh giớp lớp sơn là rõ ràng.


GĐ1.CC-04PTC

25. Phương pháp nào là đúng cho việc che chắn các chi tiết không tháo rời?

a. Để một khe hở bằng chiều dầy lớp sơn cần sơn giữa bề mặt sơn và băng dính che chắn.

b. Không được để khe hở giữa bề mặt sơn và băng dính che chắn.

c. Dán băng dính che tới khi nó hơi chờm lên bề mặt sơn.

d. Vì chi tiết sẽ có cùng màu sắc với thân xe, nó không cần thiết phải che chắn.
GĐ1.CC-05PTC

26. Che chắn là phương pháp dùng băng dính hay giấy che để bảo vệ:

a. Bề mặt không cần sơn

b. Các vùng lân cận khi mài, mài bóc lớp sơn cũ

c. Các vùng lân cận khi đánh bóng

d. Cả a, b, c đều đúng
GĐ1.CC-06PTC

PHƯƠNG PHÁP PHUN SƠN


27. Khi sơn màu thịt (sô lit), khoảng cách phun nào được Toyota khuyên dùng?
a. 50-100 mm.
b. 100-200 mm.
c. 200-300 mm.
d. 300-400 mm.
GĐ1.SP-01PTC

-7-
28. Góc phun nào của súng phun sơn được khuyên dùng?
a. 30.
b. 45.
c. 70.
d. 90.
GĐ1.SP-02PTC

29. Độ chồng đè nào đượcToyota khuyên dùng?


a. 1/2 - 2/3.
b. 1/4 - 1/2.
c. 3/5 - 4/5.
d. 2/3 - 1/1.
GĐ1.SP-03PTC

30. Nội dung nào dưới đây không phải là một trong bốn điều kiện khi phun sơn?
a. Khoảng cách phun.
b. Tốc độ hành trình.
c. Góc phun.
d. Chiều cao súng phun.
GĐ1.SP-04PTC

31. Mỗi lỗ trên nắp khí của súng phun sơn có một chức năng khác nhau. Giải thích nào dưới đây là đúng
cho lỗ A trên hình vẽ?
a. Tạo ra hình dạng của chùm tia phun ra.
b. Tạo độ chân không và để phun sơn.
c. Để xé tơi sơn.
d. Tăng lượng sơn phun ra.
GĐ1.SP-05PTC

32. Công việc nào sau đây là sai khi chuẩn bị để sơn lớp trên cùng?

a. Đưa xe vào buồng sơn rồi làm sạch buồng sơn và xe bằng khí nén

b. Dùng khí nén thổi sạch quần áo của thợ sơn trước khi bắt đầu sơn

c. Trước khi sơn lớp sơn màu, lau bụi một cách nhẹ nhàng ở vùng được sơn bằng miếng giẻ

dính

d. Pha chầt đóng rắn theo trọng lượng hay thể tích tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn
GĐ1.PS-21PTC

33. Trong quy trình sơn màu dùng loại sơn hai thành phần Acrilic urethan, công việc nào sau

đây là phù hợp?


-8-
a. Khi phun lớp sơn mỏng, nếu có xuất hiện hố sơn trên bề mặt thì giảm áp suất khí và phun

đầy hố sơn đã khô

b. Khi phun lớp sơn màu, nếu chỉ sơn lại những phần đã lộ ra, cần tăng áp suất khí và cầm

súng xa hơn so với bề mặt làm việc để cho vùng lân cận không bị xù xì

c. Khi sấy khô, thời gian lắng sơn từ 10 đến 20 phút, sau đó sấy bề mặt khoảng 50 phút

ở 60 độ C

d. Công việc a và c
GĐ1.PS-22PTC

34. Khi dùng sơn Acrilic urethan, thời gian chờ (giữa lớp trước và lớp sau) ở 20 độ C là:

a. 1 ~ 2 phút

b. 2 ~ 3 phút

c. 3 ~ 5 phút

d. 4 ~ 8 phú
GĐ1.PS-23PTC

35. Khi các điều kiện khác không đổi, nếu thời gian lắng và thời gian chờ tăng gấp 4 lần nghĩa

là chiều dày lớp sơn:

a. Giảm đi một nửa

b. Tăng lên gấp đôi

c. Tăng lên gấp bốn lần

d. Không thay đổi


GĐ1.PS-24PTC

36. Điều kiện phun sơn nào sau đây tương ứng với việc hình thành: “Lớp khô – Lớp ướt” khi

sơn màu là sai?

a. Lượng thoát sơn: “ Ít – Nhiều”

b. Ap suất khí: “Thấp – Cao”

c. Khoảng cách súng phun: “Xa – Gần”

d. Tốc độ hành trình: “Nhanh – Chậm”

-9-
GĐ1.PS-25PTC

PHƯƠNG PHÁP PHA CHỈNH MÀU


37. Khi thử màu, mỗi cạnh của diện tích bôi sơn lên tấm thử ít nhất phải là:

a. 20 mm

b. 30 mm

c. 40 mm

d. 50 mm
GĐ1.CM-21PTC

38. Nhận định nào sau đây về thử màu là đúng?

a. Khi bôi sơn lên tấm thử, nếu màu của lớp nền lộ ra thì phun một lớp mỏng, để khô và phun tiếp

lớp thứ hai

b. Mẫu sơn được bôi bằng thanh trộn càng mỏng thì càng dễ so màu chính xác

c. Đặt mẫu thử vào lò sấy ngay sau khi sơn

d. Cả a, b, c đều đúng
GĐ1.CM-22PTC

39. Cường độ ánh sáng khi so màu nên trong khoảng:

a. 1000 ~ 1500 lux

b. 1500 ~ 3000 lux

c. 3000 ~ 3500 lux

d. 3500 ~ 4000 lux


GĐ1.CM-23PTC

40. Hiện tượng nào sau đây được xem là hiện tượng metame?

a. Một vật thể đồng màu có thể có hai màu khác nhau hoàn toàn dưới hai nguồn sáng khác nhau

b. Hai vật thể có cùng một màu dưới một nguồn sáng nhưng có hai màu khác nhau dưới một nguồn sáng

khác

c. Cả a và b đều là hiện tượng metame

d. Cả a và b đều không là hiện tượng metame


GĐ1.CM-24PTC

- 10 -
41. Để so màu chính xác, bức tường của phòng so màu có thể sơn bằng màu nào dưới đây:

a. Xanh dương đậm

b. Vàng

c. Xám

d. Đỏ
GĐ1.CM-25PTC

42. Điều kiện nào sau đây trong công việc so màu là không phù hợp?

a. Mẫu để so màu phải có độ bóng xác định và không phai màu

b. Diện tích miếng thử khi dùng súng phun phải lớn hơn khi dùng đũa khuấy bôi lên

c. Khi so sánh, miếng thử và mẫu càng đặt gần nhau càng tốt và phải nằm trên cùng một mặt phẳng

d. Các mẫu sơn phải được quan sát ít nhất từ ba góc nhìn khác nhau
GĐ1.CM-26PTC

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH PASS


43. Phương pháp nào là đúng để đánh bóng chỗ cắt chân mí?

a. Chủ yếu đánh bóng ở gần ranh giới chỗ cắt chân mí.

b. Đánh bóng vùng cắt chân mí theo một hướng từ vùng sơn lại ra vùng sơn gin.

c. Dùng cạnh của phớt đánh bóng cho việc đánh bóng.

d. Nếu lớp sơn cứng, đánh bóng trong khi sấy nóng.
GĐ1.ĐP-05PTC

44. Nội dung nào dưới đây là đúng cho việc rửa xe sau khi đánh bóng?

a. Rửa xe bằng máy rửa.

b. Loại bỏ bất kỳ xi đánh bóng nào dính trên chi tiết nhựa bằng dung môi pha sơn.

c. Do không thể nhìn thấy xi đánh bóng dính trong khoang động cơ và khe hở giữa các tấm

nên cứ để nguyên xi đánh bóng ở đó.

d. Rửa xe bằng giẻ mềm.


GĐ1.ĐP-06PTC

45. Nhận định nào sau đây về dụng cụ và thiết bị đánh bóng là sai?

a. Đá mài: dùng để sửa các bụi sơn (sạn sơn) và các vết chảy trước khi đánh bóng bề mặt

sơn bằng hợp chất đánh bóng

- 11 -
b. Hợp chất đánh bóng: là các hạt nhám được trộn với dung môi hay nước

c. Giẻ lau: dùng loại vải tương đối cứng như khăn mặt để đánh bóng bằng tay ở những

vùng hẹp

d. Dụng cụ lau sạch miếng đệm: dùng lực quay của máy đánh bóng để loại bỏ tất cả hợp chất

đánh bóng ra.


GĐ1.ĐP-07PTC

46. Cách cầm đá mài nào sau đây là hợp lý?

a. Cầm đá mài ở phần dưới (gần bề mặt cần mài)

b. Cầm đá mài ở phần giữa

c. Cầm đá mài ở phần đỉnh

d. Cầm đá mài tùy theo người thao tác


GĐ1.ĐP-08PTC

47. Khi sửa bụi sơn và chảy sơn thì phải dùng đá mài có độ ráp:

a. #500 ~ #1500

b. #1000 ~ #2000

c. #1500 ~ #3000

d. #2000 ~ #3000
GĐ1.ĐP-09PTC

48. Cách sử dụng đá mài nào sau đây là sai?

a. Di chuyển đá mài theo vòng tròn càng nhỏ càng tốt

b. Cho nước hay hợp chất đánh bóng lên đá mài để tránh gây xước trên bề mặt sơn

c. Làm trơn các mép cạnh của đá mài sẽ làm tăng hư hỏng bề mặt

d. Mài miếng đá mài trên mặt phẳng có giấy ráp #800 khi bề mặt đá mài không đều
GĐ1.ĐP-10PTC

49. Ý nào sau đây khi đánh bóng là sai?

a. Bôi xà phòng lên giấy ráp để giảm tắc các hạt giấy ráp khi mài ướt

b. Dùng miếng đệm và hợp chất đánh bóng phù hợp đánh bóng bề mặt sơn lại sau khi nó đã

khô

- 12 -
c. Hợp chất đánh bóng thô cần lực đánh bóng lớn hơn hợp chất đánh bóng tinh

d. So với màu tối thì màu sáng hơn có các vết xước dễ phát hiện hơn
GĐ1.ĐP-11PTC

50. Cách nào sau đây khi sử dụng máy đánh bóng là đúng?

a. Ấn miếng đệm đánh bóng ép sát vào bề mặt trước khi bật máy đánh bóng

b. Bật máy đánh bóng trước khi ấn miếng đệm đánh bóng vào bề mặt

c. Vừa bật máy đánh bóng vừa ấn miếng đệm đánh bóng vào bề mặt

d. Cách a hoặc b đều đúng


GĐ1.ĐP-12PTC

-----oOo-----

- 13 -

You might also like