You are on page 1of 11

CHƯƠNG 4: ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

4.1 Khái niệm về ánh xạ tuyến tính


4.1.1 Ánh xạ và ánh xạ tuyến tính
Định nghĩa 4.1 (Ánh xạ tuyến tính)
Cho 𝐸, 𝐹 là hai không gian tuyến tính. Ánh xạ 𝑓: 𝐸 → 𝐹 được gọi là một
ánh xạ tuyến tính nếu nó thỏa mãn hai điều kiện sau:
i) 𝑓 𝑥 + 𝑦 = 𝑓 𝑥 + 𝑓 𝑦 , ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝐸.
ii) 𝑓 𝜆𝑥 = 𝜆𝑓 𝑥 , ∀𝑥 ∈ 𝐸, ∀𝜆 ∈ 𝕂.

Ví dụ 4.2
Cho 𝑓: ℝ3 → ℝ2 , được xác định như sau:
𝑓 𝑥 = 2𝑥1 + 𝑥2 − 𝑥3 , 𝑥1 − 3𝑥2 + 2𝑥3 , ∀𝑥 = 𝑥1 , 𝑥2 , 𝑥3 ∈ ℝ3
Chứng minh 𝑓 là một ánh xạ tuyến tính.
4.1 Khái niệm về ánh xạ tuyến tính
4.1.1 Ánh xạ và ánh xạ tuyến tính
Định lý 4.3
Cho ma trận thực 𝐴 cỡ 𝑚 × 𝑛, ánh xạ ma trận 𝑓𝐴 : ℝ𝑛 → ℝ𝑚 được xác
định bởi 𝑓𝐴 𝑥 = 𝐴𝑥, với mọi véc tơ cột 𝑥 ∈ ℝ𝑛 , là một ánh xạ tuyến tính.
4.1 Khái niệm về ánh xạ tuyến tính
4.1.2 Ma trận của ánh xạ tuyến tính
Cho ánh xạ tuyến tính 𝑓: 𝐸 → 𝐹, cho 𝑎 = 𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑛 là một cơ sở
của 𝐹 và 𝑏 = 𝑏1 , 𝑏2 , … , 𝑏𝑚 là một cơ sở của 𝐸. Với mỗi 𝑏𝑖 , tồn tại duy
nhất một biểu diễn tuyến tính của 𝑓(𝑏𝑖 ) qua các véc tơ trong cơ sở 𝑎 :
𝑓 𝑏1 = 𝑥1 𝑎1 + 𝑥2 𝑎2 + ⋯ + 𝑥𝑛 𝑎𝑛
𝑓 𝑏2 = 𝑦1 𝑎1 + 𝑦2 𝑎2 + ⋯ + 𝑦𝑛 𝑎𝑛

𝑓 𝑏𝑚 = 𝑧1 𝑎1 + 𝑧2 𝑎2 + ⋯ + 𝑧𝑛 𝑎𝑛

𝑥1 𝑦1 ⋯ 𝑧1
𝑥2 𝑦2 ⋯ 𝑧2 thì 𝐴 được gọi là ma trận của ánh xạ
Đặt 𝐴 = ⋯ ⋯ ⋯ ⋯ tuyến tính 𝑓 trong hai cơ sở (𝑎) và 𝑏 .
𝑥𝑛 𝑦𝑛 ⋯ 𝑧𝑛
4.1 Khái niệm về ánh xạ tuyến tính
4.1.2 Ma trận của ánh xạ tuyến tính
Nhận xét: Cho ánh xạ tuyến tính 𝑓: ℝ𝑛 → ℝ𝑚 , nếu ta phân tích được
𝑓 𝑥 = 𝐴𝑥 thì 𝐴 chính là ma trận của 𝑓 trong cặp cơ sở chính tắc của
ℝ𝑛 𝑣à ℝ𝑚 .
4.2 Giá trị riêng – Véc tơ riêng

Định nghĩa 4.4


Cho ánh xạ tuyến tính 𝑓: 𝐸 → 𝐸, ta nói 𝜆 là giá trị riêng (GTR) của 𝑓, nếu
tồn tại một véc tơ 𝑥 ∈ 𝐸, (𝑥 ≠ 𝜃) sao cho 𝑓 𝑥 = 𝜆𝑥.
Véc tơ 𝑥 được gọi là véc tơ riêng (VTR) của 𝑓 ứng với giá trị riêng 𝜆.
4.2 Giá trị riêng – Véc tơ riêng

Thuật toán tìm GTR – VTR:


B1: Lập ma trận của ánh xạ tuyến tính 𝑓 trong một cơ sở bất kỳ của 𝐸.
B2: Giải phương trình det 𝐴 − 𝜆𝐼 = 0, ta được các nghiệm 𝜆 là các
GTR.
B3: Với mỗi 𝜆, ta giải hệ phương trình 𝐴 − 𝜆𝐼 𝑥 = 𝜃. Các nghiệm 𝑥 ≠ 𝜃
là các VTR ứng với GTR 𝜆.
4.3 Chéo hóa ma trận

Định nghĩa 4.5


Ta nói ma trận vuông A chéo hóa được nếu tồn tại một ma trận không suy
biến 𝑇 sao cho 𝐵 = 𝑇 −1 𝐴𝑇 là một ma trận đường chéo

3 1 3
VD: Ma trận 𝐴 = 2 2 3 chéo hóa được vì tồn tại ma trận
4 2 7
1 0 1 1 0 0
𝑇 = −2 −3 1 không suy biến thỏa mãn 𝐵 = 𝑇 −1 𝐴𝑇 = 0 1 0
0 1 2 0 0 10
4.3 Chéo hóa ma trận

Định lý 4.6
Cho ma trận 𝐴 vuông cấp 𝑛, khi đó 𝐴 chéo hóa được nếu một trong các
điều kiện sau thỏa mãn:
i) Ma trận 𝐴 có 𝑛 giá trị riêng phân biệt
ii) Trường hợp ma trận 𝐴 có giá trị riêng 𝜆𝑖 bội 𝑚𝑖 thì 𝑟 𝐴 − 𝜆𝑖 𝐼 = 𝑛 −
𝑚𝑖 , ∀𝜆𝑖
4.3 Chéo hóa ma trận

Các bước kiểm tra một ma trận 𝐀 có chéo hóa được không:
Bước 1: Tìm các GTR của A
Bước 2: Kiểm tra các điều kiện chéo hóa
- Nếu 𝐴 có 𝑛 GTR phân biệt thì A chéo hóa được
- Trường hợp ma trận 𝐴 có giá trị riêng 𝜆𝑖 bội 𝑚𝑖 , nếu 𝑟 𝐴 − 𝜆𝑖 𝐼 = 𝑛 −
𝑚𝑖 , ∀𝜆𝑖 thì 𝐴 chéo hóa được
- Tồn tại một 𝜆𝑖 bội 𝑚𝑖 mà 𝑟 𝐴 − 𝜆𝑖 𝐼 ≠ 𝑛 − 𝑚𝑖 thì 𝐴 không chéo hóa
được.
4.3 Chéo hóa ma trận

Các bước kiểm tra một ma trận 𝑨 vuông cấp 3 có chéo hóa được
không:
Bước 1: Tìm các GTR của 𝐴
Bước 2: Kiểm tra các điều kiện chéo hóa
- Nếu 𝐴 có 3 GTR phân biệt thì 𝐴 chéo hóa được
- Trường hợp ma trận 𝐴 có hai giá trị riêng, kiểm tra giá trị riêng 𝜆𝑖 bội
𝑚𝑖 = 2:
+ Nếu 𝑟 𝐴 − 𝜆𝑖 𝐼 = 𝑛 − 𝑚𝑖 thì 𝐴 chéo hóa được
+ Nếu 𝑟 𝐴 − 𝜆𝑖 𝐼 ≠ 𝑛 − 𝑚𝑖 thì 𝐴 không chéo hóa được
- Trường hợp ma trận 𝐴 có một giá trị riêng, 𝐴 chéo hóa được khi và chỉ
khi 𝐴 là ma trận đường chéo dạng 𝐴 = 𝜆𝐼.

You might also like