You are on page 1of 13

CHƯƠNG TRÌNH SỬA CHỮA LỚN KHỐI TỔ MÁY H2-T2.

HỆ THỐNG: CÁC THIẾT BỊ NHẤT THỨ


C. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SỬA CHỮA, THÍ NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH
I. MÁY PHÁT H2.

2. Nội dung công việc:


2.1. Đánh dấu và tháo các tấm nối mềm giữa đầu ra trung tính, đầu ra chính
của máy phát và thanh dẫn dòng 15,75 KV.
2.2. Thí nghiệm máy phát trước khi đại tu:
- Đo cách điện cuộn dây rôto bằng mêgômmét 1000 V (sau khi tháo các chổi
than ra khỏi vành trượt)
- Đo cách điện cuộn dây stato bằng mêgômmét 2500 Vdc.
- Thí nghiệm cách điện vòng dây của 48 cực từ với điện áp xoay chiều tần số
50 Hz có giá trị 46 Vac trong thời gian 5 phút.
- Số liệu thí nghiệm ghi vào Bảng 2, 3, 4.

2.3. Kiểm tra, sửa chữa vành góp chổi than:


- Dùng giẻ lau, máy hút bụi hoặc khí nén áp suất từ 3÷4 Kg/cm² để vệ sinh
vành góp, các bộ phíp cách điện của vành góp, chổi than, giá đỡ chổi than,
sàn buồng vành góp.
- Đánh dấu và tháo các dây dẫn dòng kích từ đấu vào vành tiếp xúc, các
thanh dẫn dòng kích từ đấu vào vành góp.
- Tháo toàn bộ các chổi than và giá chổi than, vệ sinh bề mặt tiếp xúc các vị
trí bắt dây chổi than ở trên vành tiếp xúc.
- Tháo các đoạn của vành tiếp xúc của các vành góp trên và dưới (phục vụ
cho việc đánh bóng vành góp).
- Dùng matít ЭЗ-214 (hoặc băng keo cách điện) để bịt kín các khe hở giữa
phíp chữ V và phíp hình trụ của các bộ phíp cách điện vành góp.
- Tiến hành thí nghiệm cách điện vành trượt với điện áp 2 KVac trong 1 phút
(riêng vành trượt).
2.4. Tháo ít nhất 4 cực từ liên tiếp để tạo khoảng trống phục vụ cho việc
kiểm tra và sửa chữa các nêm chèn thanh dẫn stato.
1
2.5. Dùng giẻ lau, máy hút bụi hoặc khí nén áp suất 3÷4 Kg/cm2 để vệ sinh
toàn bộ các cực từ, các bộ phíp cách điện của cuộn dây rôto và lõi thép rôto.
2.6. Kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa nêm chèn thanh dẫn stato.
- Lắp ghế chuyên dùng vào lõi thép rôto (vị trí 04 cực từ đã tháo).
- Dùng giẻ lau, máy hút bụi để vệ sinh cuộn dây và lõi thép stato ở vị trí cần
sửa chữa.
- Dùng búa để kiểm tra và đánh dấu các nêm chèn thanh dẫn bị lỏng.
- Cắt dây buộc nêm chặn ở các rảnh có nêm chèn bị lỏng, tháo các nêm chèn
lỏng đã được đánh dấu.
- Dùng các miếng đệm tectôlít có độ dày khác nhau đã chuẩn bị sẵn để lót
cho các nêm chèn này, đóng lại các nêm chèn đã tháo.
- Dùng dây lápsan đã chuẩn bị sẵn để buộc giữ nêm chặn ở các rảnh đã tháo.
- Dùng sơn cách điện ЭП-911 để sơn lõi thép stato ở các vị trí sửa chữa.
Dùng keo ЭK-4 quét cho các mối dây buộc.
- Quay rôto đến vị trí kế tiếp để lần lượt sửa chữa toàn bộ nêm chèn thanh
dẫn cuộn dây stato.
2.7. Sửa chữa các cực từ bị hỏng cách điện vòng dây (nếu có).
- Thí nghiệm cực từ để tìm vị trí chạm chập vòng dây: dùng phương pháp
xung dòng điện trong thời khoảng 5÷10 phút. Quan sát kỹ bằng mắt và các
phương pháp khác như kiểm tra nhiệt độ hoặc đo điện áp rơi trên các vòng
dây,... để xác định vị trí các vòng dây chạm chập nhau.
- Đánh dấu và tháo nêm chèn tấm ép cuộn dây ở hai phía của cực từ.
- Dùng cẩu để cảo cuộn dây cực từ ra khỏi lõi thép của nó, di chuyển đến vị
trí sửa chữa và đặt trên các khúc gỗ lót đã kê sẵn.
- Đánh dấu và tháo các tấm ép cuộn dây cực từ.
- Đánh dấu những vị trí chạm chập, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cuộn dây.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân chạm chập và khắc phục triệt để, sau đó lót
giấy cách điện ở những vị trí của các vòng dây bị hư hỏng cách điện.
- Dùng sơn cách điện để sơn tất cả các vị trí đã xử lý và khắc phục các vị trí
bị hư hỏng lớp sơn phủ cách điện ở toàn bộ cuộn dây, lõi thép cực từ.
- Dùng bóng đèn halôgen để sấy khô các vị trí đã sơn.
- Lắp cuộn dây vào lõi thép cực từ theo trình tự ngược với quá trình tháo.
- Dùng vam ép cuộn dây để ép chặt cuộn dây vào lõi thép cực từ.

2
- Tiến hành thí nghiệm cực từ hỏng sau khi xử lý:
+ Thử cách điện vòng dây cực từ với giá trị điện áp 57 Vac, thời gian 5
phút.
+ Đo cách điện cực từ trước khi thử cao thế (giá trị yêu cầu ≥ 24 MΩ).
Nếu không đạt phải tiến hành sấy.
+ Thử cao áp cuộn dây cực từ với giá trị điện áp 3,7 KVac, thời gian thử
01 phút.
+ Đo cách điện cực từ sau khi thử cao thế (giá trị yêu cầu ≥ 24 MΩ).
- Nếu kết quả thí nghiêm đạt yêu cầu, tiến hành tháo vam ép cuộn dây, lắp
nêm chèn tấm ép cuộn dây, chèn chặt các tấm đệm tectôlit vào khe hở giữa
cuộn dây và lõi thép. Nếu không đạt phải sửa chữa lại như các mục trên.
2.8. Kiểm tra, thí nghiệm các cực từ đã tháo ra (không bị hư hỏng).
- Dùng giẻ lau, máy hút bụi để vệ sinh sạch toàn bộ cuộn dây, lõi thép.
- Thí nghiệm cực từ:
+ Thử cách điện vòng dây cực từ với giá trị điện áp 57 Vac, thời gian 5
phút.
+ Đo cách điện cực từ trước khi thử cao thế. Nếu không đạt phải tiến
hành sấy.
+ Thử cao áp cuộn dây cực từ với giá trị điện áp 3,7 KVac, thời gian thử
01 phút.
+ Đo cách điện cực từ sau khi thử cao thế (giá trị yêu cầu ≥ 24 MΩ).
2.9. Lắp lại các cực từ đã tháo vào lõi thép rôto, đóng nêm cho các cực từ.
2.10. Thí nghiệm các cực từ sau khi lắp vào lõi thép rôto và đóng nêm.
- Thử cách điện vòng dây cực từ với giá trị điện áp 46 Vac, thời gian 5 phút.
- Đo cách điện cực từ trước khi thử cao thế (giá trị yêu cầu ≥ 24 MΩ). Nếu
không đạt phải tiến hành sấy.
- Thử cao áp cuộn dây cực từ với giá trị điện áp 2 KVac, thời gian thử 01
phút.
- Đo cách điện cực từ sau khi thử cao thế (giá trị yêu cầu ≥ 24 MΩ).
2.11. Kiểm tra và xiết lại các bulông bắt khớp nối mềm của vòng ngắn mạch.
2.12. Kiểm tra, xiết lại các bulông định vị các thanh dẫn đầu ra của cuộn dây
stato.
2.13. Dùng giẻ lau, máy hút bụi để vệ sinh các bộ phíp định vị các thanh dẫn

3
đầu ra của cuộn dây stato, vệ sinh các hộp đầu nối thanh dẫn phía trên và
phía dưới, khoang gió lạnh stato.
2.14. Kiểm tra, vệ sinh và quấn lại băng cách điện của các thanh dẫn dòng
kích từ từ vành trượt đến các cực từ số 1, 48.
2.15. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống sấy máy phát.
2.16. Dùng matít hoặc silicon để làm kín các khe hở giữa buồng vành góp và
buồng máy phát.
2.17. Kiểm tra, vệ sinh máy phát, buồng máy phát lần cuối (sau khi PX2 lắp
hoàn thiện sàn máy phát).
2.18. Thí nghiệm máy phát sau khi đại tu (trước khi sấy).
- Đo cách điện cuộn dây rôto bằng mêgômmét 1000 Vdc.
- Đo cách điện cuộn dây stato bằng mêgômmét 2500 Vdc.
- Giá trị đo được ghi vào bảng 5, 6.
2.19. Sấy cách điện máy phát.
- Khởi động máy phát không tải, không kích từ với tốc độ định mức 125
vòng/phút.
- Cắt nước làm mát và cho nhiệt độ của máy phát tăng dần, giám sát, theo dõi
quá trình tăng nhiệt độ.
- Tăng đều nhiệt độ sấy, thời gian đầu tăng nhiệt độ 35°C trong 1 giờ và
trong 10 giờ sấy đầu tiên, nhiệt độ không được vượt quá 50°C.
- Nhiệt độ lơn nhất của cuộn dây không được vượt quá 90°C và phải đạt
được sau 2024 giờ kể từ thời điểm bắt đầu sấy.
- Đo nhiệt độ kể từ khi bắt đầu sấy, cứ 30 phút đo 1 lần. Khi nhiệt độ ổn định
thì 1 giờ đo 1 lần.
- Điện trở cách điện được đo hai giờ một lần trong suốt quá trình sấy. Điện
trở cách điện được đo lần lượt riêng từng pha, các pha khác nối đất.
- Quá trình sấy kết thúc khi: Điện trở cách điện cuộn dây stato ổn định trong
khoảng 1020 giờ và quy đổi sang 75°C phải lớn hơn hoặc bằng 37 M và
hệ số hấp thụ R60/R15 không nhỏ hơn 1,5 và điện trở cách điện cuộn dây rôto
không nhỏ hơn 0,5 M.
2.20. Lắp và căn chỉnh vành tiếp xúc, giá chổi than.
- Lắp và căn chỉnh các đoạn của vành tiếp xúc của các vành góp trên và dưới
(sau khi đánh bóng vành góp).
4
- Lắp lại giá đỡ chổi than và căn chỉnh khe hở giữa giá chổi than và vành góp
(giá trị yêu cầu từ 3÷4 mm).
- Thay toàn bộ bằng chổi than mới đã được rà kỹ. Hiệu chỉnh lực ép chổi
than (giá trị yêu cầu từ 1,2÷1,6 Kg/cm²).
- Lắp lại các dây dẫn dòng kích từ đấu vào vành tiếp xúc, các thanh dẫn dòng
kích từ đấu vào vành góp.
2.21. Thí nghiệm máy phát sau đại tu (sau khi sấy):
* Thí nghiệm rôto:
- Đo điện trở cách điện cuộn dây rôto trước khi thử cao thế. Kết quả thí
nghiệm ghi vào Bảng 7.
- Thí nghiệm cách điện vòng dây của 48 cực từ với điện áp 46 Vac trong 5
phút. Kết quả thí nghiệm ghi vào Bảng 10.
- Thử cách điện cuộn dây rôto và đất bằng điện áp xoay chiều tần số công
nghiệp với giá trị 2 KVac trong thời gian 1 phút.
- Đo cách điện cuộn dây rôto sau khi thử cao thế. Kết quả thí nghiệm ghi vào
Bảng 11.
* Thí nghiệm cuộn stato:
- Đo điện trở cách điện cuộn dây stato trước khi thử cao thế. Kết quả thí
nghiệm ghi vào Bảng 8.
- Thử cao thế một chiều và đo dòng rò ở các nấc 0,5Uđm, 1,0Uđm, 1,5Uđm. Kết
quả thí nghiệm ghi vào Bảng 9.
- Thử cách điện cuộn dây rôto và đất bằng điện áp xoay chiều tần số công
nghiệp (Nếu có sấy cách điện máy phát).
- Đo cách điện cuộn dây stato sau khi thử cao thế. Kết quả thí nghiệm ghi
vào Bảng 12.
- Đấu lại các đầu dây của cuộn dây stato.
2.22. Lắp lại các thanh nối mềm giữa đầu ra chính, đầu ra trung tính máy
phát và thanh dẫn dòng.

II. MÁY BIẾN ÁP T2.

2. Nội dung công việc:


2.1. Vệ sinh máy biến thế, buồng máy biến thế.

5
2.2. Kiểm tra và xả khí ở tất cả các nút xả khí của máy biến áp.
2.3. Kiểm tra và khắc phục các vị trí rò rỉ dầu ở tất cả các bộ phận của máy
biến áp.
2.4. Kiểm tra và thay thế silicagen, thay dầu ở cốc dầu của bộ hút ẩm.
2.5. Kiểm tra, vệ sinh các máy biến dòng chân sứ trung tính và cao áp.
2.6. Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện trung tính và hạ áp, dùng giẻ tẩm cồn
để vệ sinh.
2.7. Kiểm tra bảo dưỡng các rơle hơi.
2.8. Kiểm tra, bảo dưỡng các van an toàn.
2.9. Kiểm tra, xiết chặt các mặt bích của đường ống dẫn dầu của máy biến
áp.
2.10. Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát.
- Vệ sinh các thiết bị của hệ thống làm mát.
- Kiểm tra, xiết chặt các mặt bích của đường ống dẫn dầu tuần hoàn làm mát
máy biến áp.
- Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ làm mát dầu thay các roăng cao su của nút xả
khí
- Kiểm tra, bảo dưỡng các động cơ quạt gió làm mát.
2.11. Tháo khớp nối mềm ở các đầu ra hạ áp và trung tính.
2.12. Thí nghiệm máy biến áp
- Đo điện trở cách điện các cuộn dây máy biến áp.
- Đo điện trở một chiều các cuộn dây.
- Đo tỉ số biến.
- Đo dòng điện không tải máy biến áp.
- Đo điện áp ngắn mạch.
- Thí nghiệm dầu cách điện.
- Thí nghiệm các máy biến dòng điện chân sứ.
2.13. Đấu lại khớp nối mềm ở các đầu ra hạ áp và trung tính .
2.14. Khắc phục tất cả các vị trí bị hư hỏng của lớp sơn phủ của vỏ máy biến
áp.
2.15. Sơn chống rỉ các ống luồn cáp, hệ thống tiếp địa trong buồng máy biến
áp.

6
III. MÁY CẮT HỢP BỘ 902, 902-3, 902-38.

2. Nội dung công việc:


2.1. Tháo các tấm nối mềm giữa thanh dẫn dòng 15,75 KV và máy cắt.
2.2. Thí nghiệm máy cắt trước đại tu:
* Thí nghiệm máy cắt 902:
- Đo điện trở cách điện từng pha máy cắt trước khi đại tu bằng mêgômmét 2500 Vdc.
- Đo điện trở cách điện mạch nhị thứ bằng mêgômmét 500 Vdc.
* Thí nghiệm Dao cách ly 902-3, Dao tiếp địa 902-38:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở tiếp xúc.
2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng máy cắt 902:
- Kiểm tra áp lực khí SF6 và độ kín của máy cắt
- Kiểm tra tình trạng tiếp địa vỏ MC.
- Kiểm tra, bảo dưỡng các tụ điện và chống sét van của MC.
2.4. Kiểm tra, bảo dưỡng bộ truyền động lò xo thuỷ lực:
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt bên ngoài của bộ truyền động
- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ tích năng bộ truyền động lò xo thuỷ lực: kiểm tra các chổi than, vệ sinh cổ góp (nếu kích thước
chổi than < 11mm thì phải tiến hành thay thế).
- Kiểm tra mức dầu của bộ truyền động.
2.5. Kiểm tra, bảo dưỡng dao cách ly 902-3
- Kiểm tra, bảo dưỡng các tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh.Vệ sinh sạch bề mặt các tiếp điểm, bôi mỡ tiếp xúc mới cho các tiếp
điểm.
- Kiểm tra bảo dưỡng bộ truyền động của DCL
2.6. Kiểm tra, bảo dưỡng dao tiếp địa 902-38
- Kiểm tra, bảo dưỡng các tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh.Vệ sinh sạch bề mặt các tiếp điểm, bôi mỡ tiếp xúc mới cho các tiếp
điểm.
- Kiểm tra bảo dưỡng bộ truyền động của DTĐ
2.7. Thí nghiệm máy cắt sau đại tu
* Thí nghiệm máy cắt:
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
- Đo điện trở cách điện máy cắt và mạch nhị thứ.
- Đo điện trở một chiều các cuộn dây đóng và cắt.
- Thử cao thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, điện áp thử 50 kV trong một phút.
7
- Đo thời gian đóng cắt của máy cắt.
- Thí nghiệm động cơ tích năng của bộ truyền động thủy lực lò xo.
* Thí nghiệm Dao cách ly 902-3, Dao tiếp địa 902-38:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở tiếp xúc.
- Thí nghiệm các động cơ truyền động.
2.8. Kiểm tra, bảo dưỡng và bôi mỡ tiếp xúc và lắp lại các đầu nối mềm của Máy cắt với thanh dẫn dòng.
IV. DAO CÁCH LY 942-3.

2. Nội dung công việc:


2.1. Dùng máy hút bụi, giẻ tẩm cồn để vệ sinh dao cạch ly, các trụ sứ cách
điện của dao cách ly, dao tiếp địa.
2.2. Kiểm tra các trụ sứ cách điện của dao cách ly, nếu phát hiện có các
khuyết tật như sau:
- Mãnh vỡ với tổng diện tích 25 mm2, sâu 1mm.
- Vết nứt với tổng chiều dài 10 mm, rộng 0,3mm.
thì phải thay sứ cách điện mới.
2.3. Bảo dưỡng bộ truyền động dao cách ly.
- Mở nút xả dầu và xả dầu của bộ truyền động vào bình chứa.
- Mở nắp phía trên và dưới của bộ truyền động.
- Vệ sinh sạch sẽ và thay mỡ cho các nhông truyền động.
- Kiểm tra và xiết chặt tấm hãm hành trình cơ của bộ truyền động.
- Lắp lại và đổ dầu mới cho bộ truyền động.
2.4. Kiểm tra và hiệu chỉnh về sự đồng đều khoảng cách của 3 pha dao cách
ly ở vị trí cắt. Tăng giảm khoảng cách bằng cách tăng giảm chiều dài của ty
sứ truyền động (giá trị khoảng cách yêu cầu  240 mm).
2.5. Kiểm tra và hiệu chỉnh độ đồng trục giữa dao cách ly và tiếp điểm tĩnh
của nó.
2.6. Kiểm tra và hiệu chỉnh khe hở giữa tiếp điểm tĩnh và động, khe hở giữa
cam cố định và cam di động khi dao cách ly ở vị trí đóng (giá trị yêu cầu
1,5mm). Tăng giảm khe hở bằng cách tăng giảm số lượng long đen của cam
cố định.
2.7. Kiểm tra và hiệu chỉnh cơ cấu cài lẩy của dao cách ly sau mổi lần cắt.

8
2.8. Kiểm tra và hiệu chỉnh hành trình đóng / cắt của dao cách ly bằng thao
tác tay quay. Sau khi tiếp điểm của công tác hành trình cắt, phải tiếp tục quay
được từ 1415 vòng quay nữa mới hết hành trình cơ.
2.9. Kiểm tra và hiệu chỉnh lại hành trình đóng / cắt của dao cách ly bằng
thao tác điện của động cơ truyền động. Sau mổi thao tác đóng cắt bằng điện,
phải dùng tay quay để kiểm tra, phải tiếp tục quay từ 23 vòng quay nữa mới
hết hành trình cơ.
2.10. Kiểm tra, bảo dưỡng các tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động của dao cách
ly.
- Dùng giẻ tẩm cồn để vệ sinh các tiếp điểm tĩnh và động, bôi mỡ siachim
201 mới cho các tiếp điểm.
- Kiểm tra tiếp xúc giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động khi dao cách ly ở vị
trí đóng, dùng thước nhét 0,2 mm để kiểm tra. Thước không được lọt qua
khe hở giữa các tiếp điểm bạc của dao cách ly. Hiệu chỉnh tiếp xúc này bằng
cách xiết chặt hoặc nới lỏng lực ép của lò xo.
2.11. Bảo dưỡng dao tiếp địa 942-38.
- Vệ sinh, thay mỡ mới cho các nhông truyền động, vòng bi của các bộ
truyền động dao tiếp địa
- Kiểm tra và hiệu chỉnh độ tiếp xúc của các lưỡi dao tiếp địa ở vị trí đóng,
kiểm tra lực ép tiếp điểm bằng lực kế (giá trị yêu cầu 13÷15 Kg/cm²), tăng
giảm lực ép tiếp điểm bằng cách xiết chặt hoặc nới lỏng lực ép của lò xo.
- Bảo dưỡng các tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động của dao tiếp địa.
2.12. Thí nghiệm dao cách ly.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
- Đo điện trở cách điện của các tiếp điểm, mạch nhị thứ.
- Đo điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm.
- Thử cao thế xoay chiều tần số công nghiệp.
- Đo điện trở cách điện, điện trở một chiều của động cơ truyền động.
2.13. Sơn các kết cấu kim loại của dao cách ly bằng loại sơn tương ứng, sơn
các dao tiếp địa theo qui định vận hành.

V. CÁC THIẾT BỊ 15,75 KV (DTĐ 902-05, TU-H20TU-H22, TU-9T2, TI-H20TIH21, CS-9T2, TDD).

9
2. Nội dung công việc:
2.1. Dao tiếp địa 902-05.
- Vệ sinh, thay mỡ mới cho các nhông truyền động, vòng bi của các bộ
truyền động dao tiếp địa.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh độ tiếp xúc của các lưỡi dao tiếp địa ở vị trí đóng.
- Bảo dưỡng các tiếp điểm tĩnh và động của dao tiếp địa. Sơn các dao tiếp địa
theo qui định vận hành.
2.2. Các máy biến điện áp TU-H20  TU-H22, TU-9T2.
- Vệ sinh các máy biến điện áp.
- Đánh dấu và tách các đầu ra của máy biến điện áp.
- Thí nghiệm các máy biến điện áp:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
+ Đo điện trở cách điện.
+ Đo điện trở một chiều.
+ Đo dòng điện không tải.
+ Đo tỉ số biến.
+ Thử cao thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, điện áp thử 2 KV
trong 1 phút.
- Kiểm tra, xiết chặt các đầu ra.
2.3. Các máy biến dòng điện TI-H20, TI-H21.
- Vệ sinh, bảo dưỡng các máy biến dòng điện.
- Đánh dấu và tách các đầu ra của máy biến dòng.
- Thí nghiệm các máy biến dòng điện:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
+ Đo điện trở cách điện.
+ Đo điện trở một chiều.
+ Đo đặc tính từ hoá.
+ Thử cao thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, điện áp thử 2KV
trong 1 phút.
- Kiểm tra, xiết chặt các đầu ra.
2.4. Thanh dẫn dòng trung tính máy phát:
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng:
+ Vệ sinh bên ngoài bằng máy hút bụi và vệ sinh toàn bộ sứ đỡ của thanh

10
dẫn dòng.
+ Tháo và vệ sinh các trụ sứ đỡ thanh dẫn dòng.
+ Lắp lại các trụ sứ và kiểm tra ty sứ tiếp xúc tốt với thanh dẫn dòng.
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng trung tính máy phát:
+ Đo điện trở cách điện thanh dẫn dòng trước khi thứ cao thế bằng
mêgômmét 2500 Vdc
+ Thử bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp với điện áp
thử 48 KV duy trì trong 1 phút.
+ Đo điện trở cách điện thanh dẫn dòng trước khi thứ cao thế bằng
mêgômmét 2500 Vdc
2.5. Kiểm tra, bảo dưỡng thanh dẫn dòng từ H2 đến máy cắt 902 :
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
2.6. Thanh dẫn dòng phía hạ thế MBA T2:
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
2.7. Thanh dẫn dòng phía cao thế máy biến áp TD2:
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
2.8. Thanh dẫn dòng phía hạ thế MBA TD2:
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)

VI. CÁC THIẾT BỊ NHẤT CỦA THỨ HỆ THỐNG KÍCH TỪ H2 (TE2, QE2, TV1, TV2, TDD).

2. Nội dung công việc:


2.1. Máy biến áp kích từ TE2:
- Đánh dấu và tháo các nối mềm giữa đầu ra của máy biến áp và thanh dẫn
dòng.
- Vệ sinh máy biến áp.
- Thí nghiệm máy biến áp:
+ Đo điện trở cách điện các cuộn dây máy biến áp.
+ Đo điện trở một chiều các cuộn dây.
+ Đo tỉ số biến.
11
+ Đo dòng điện không tải máy biến áp.
+ Đo điện áp ngắn mạch.
+ Thử cao thế một chiều và đo dòng rò, điện áp thử 10 KV trong một
phút.
+ Thử cao thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, điện áp thử 20 KV
(cuộn cao) và 3 KV (cuộn hạ) duy trì trong một phút.
- Thí nghiệm các máy biến dòng phía cao thế và hạ thế.
- Lắp lại nối mềm giữa máy biến áp và thanh dẫn dòng.
2.2. Máy biến áp TV1, TV2:
- Đánh dấu và tháo các nối mềm giữa đầu ra của máy biến áp và thanh dẫn
dòng.
- Vệ sinh máy biến áp.
- Thí nghiệm máy biến áp
+ Đo điện trở cách điện các cuộn dây máy biến áp.
+ Đo điện trở một chiều các cuộn dây.
+ Đo tỉ số biến.
+ Đo dòng điện không tải máy biến áp.
+ Đo điện áp ngắn mạch.
+ Thử cao thế xoay chiều tăng cao tần số công.
- Lắp lại nối mềm giữa máy biến áp và thanh dẫn dòng.
2.3. Máy cắt dập từ QE2:
* Thí nghiệm máy cắt:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở tiếp xúc.
- Đo điện trở một chiều cuộn đóng, cắt.
- Thử cao thế xoay chiều tần số công nghiệp.
- Đo thời gian đóng, cắt.
2.4. Điện trở dập từ:
* Thí nghiệm điện trở:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở một chiều.
- Thử cao thế xoay chiều tần số công nghiệp.
2.5. Thanh dẫn phía cao thế MBA TE2:

12
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
2.6. Thanh dẫn phía hạ thế MBA TE2:
- Bảo dưỡng thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V)
- Thí nghiệm thanh dẫn dòng (Thực hiện tương tự như mục 2.4 phần V, riêng
giá trị điện áp thử cao thế xoay chiều tấn số công nghiệp là 2 KV)

13

You might also like