You are on page 1of 6

ĐẠO HỒI

Bối cảnh ra đời:  Xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII
Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam
(theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ)
Ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ
chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận
Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong
kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn
tại ở đó từ trước.
Học thuyết tư tưởng: Chủ nghĩa nhất thần
Tín đồ Hồi giáo tin rằng chỉ có Allah mà họ tín ngưỡng mới là Thiên Chúa duy nhất, là
thần sáng tạo vũ trụ, là đấng chủ trì lẽ phải. Allah là đấng toàn tri, toàn năng, cũng là
bậc đại nhân, đại từ. Ngoài Allah, không có thiện thần nào khác.
 Vì thế, Hồi giáo có cái nhìn thù địch một cách cực đoan đối với đa thần giáo,
xem Phật giáo vô thần cũng là đa thần giáo. Còn Chúa của Do Thái giáo và Cơ
Đốc giáo cùng một nguồn gốc với Chúa của Hồi giáo nên họ không phản đối, có
điều họ không thừa nhận tín ngưỡng ba ngôi một thể của Cơ Đốc giáo. Tín đồ Hồi
giáo không thể nào chấp nhận thuyết Jesus là hóa thân của Chúa, họ chỉ xem Jesus
là một nhà tiên tri người Israel. Ngài chọn Mohammed làm sứ giả, truyền lời cảnh
cáo hoặc thông báo tin lành cho toàn thể nhân loại.
 Hồi giáo chỉ tín ngưỡng Thiên Chúa Allah của Mohammed và chỉ chấp
nhận Thánh kinh  Mohammed truyền dạy.
Kinh Coran, tiếng Ả Rập viết là “Qur’an” nghĩa là “bài học” , “bài giảng” , trong
đó ghi lại những lời nói của Mohamet mà theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán
bảo của chúa Ala
Kinh Coran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Ả
Rập, kinh Coran còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp
luật và đạo đức.
Pháp luật lúc đầu chưa được đặt ra, về sau tuy đã đặt ra nhưng vẫn lấy giáo lý
Coran làm nguyên tắc.
Tư tưởng về tương lai: Đối với Hồi giáo, tiêu chuẩn thiện và ác chỉ căn cứ ở có tin
vào kinh Koran hay không.
Nếu không thể tiếp nhận, hoặc chỉ tiếp nhận một phần trong số đó, còn đâu tiếp
nhận một hoặc nhiều điều luật đạo đức khác, thì Hồi giáo cũng sẽ xem bạn là ác
nhân. 
 Thiên đường của Hồi giáo
      Thiên đường của Hồi giáo thực ra chính là sự lý tưởng hóa xã hội của loài
người và mức độ lý tưởng hóa cũng không được cao. Vì người Arab thời đó lấy việc
hưởng thụ rượu ngon và gái đẹp làm lý tưởng nên trong thiên đường của Hồi giáo,
rượu ngon và gái đẹp là hai thứ thể hiện nét đặc sắc riêng.
 Cho nên về quan hệ gia đình, Đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng nhiều nhất là 4
vợ, không được cưới người Đa thần giáo và cấm lấy nàng hầu.
Một tôn giáo cổ vũ chiến đấu
      Hồi giáo là tôn giáo truyền đạo bằng lưỡi gươm, từ sau khi xây dựng được cơ sở ở
Medina, Mohammed đã chủ trương dùng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề. 
 Hồi giáo ngăn chặn được một loạt các tệ nạn phổ thông lúc bấy giờ ở các nước Ả
Rập, như giết trẻ gái sơ sinh, nạn uống rượu và cờ bạc, việc đối xử tàn nhẫn đối
với nô lệ, cải tiến quy chế đối với chuẩn phụ nữ, hạn chế ly dị, cấm ngặt nạn mãi
dâm. Ngay ở các nước Ả Rập Hồi giáo hiện nay, không có quán rượu, ổ mãi dâm,
nhà chứa bạc. Tất nhiên, tệ nạn giấu lén thì ở đâu cũng có, nhưng chắc là có ít hơn
ở các nước Hồi giáo.
Có ba yếu tố giải thích những bước tiến ngoạn mục của đạo Hồi.
Một là một tôn giáo, giản dị trong lý thuyết và cả trong thực hành.
Hai là có một giáo chủ rất thông minh và tài ba, mặc dù mù chữ, không biết đọc và
viết.
Ba là một khoảng trống quyền lực, do ba đế quốc suy yếu đương thời tạo ra (đế quốc
La Mã phương Tây, đế quốc La Mã phương Đông và đế quốc Ba Tư).
1. Niềm tin vào một Allah: Người Hồi giáo tin rằng Allah là một, vĩnh cửu, người
sáng tạo và có chủ quyền.
2. Niềm tin vào các thiên sứ.
3. Niềm tin vào các tiên tri: Các tiên tri bao gồm các tiên tri trong Kinh Thánh nhưng
kết thúc với Muhammad là tiên tri cuối cùng của Allah.
4. Niềm tin vào những tiết lộ của Allah: Người Hồi giáo chấp nhận một số phần nhất
định của Kinh Thánh, như Ngũ Kinh và các sách Phúc Âm. Họ tin rằng Kinh Cô-
ran là lời hoàn hảo, tồn tại từ trước của Allah.
5. Niềm tin vào ngày phán xét cuối cùng và kiếp sau: Mọi người sẽ được hồi sinh để
phán xét vào thiên đàng hay địa ngục.
6. Niềm tin vào tiền định: Người Hồi giáo tin rằng Allah đã ra lệnh mọi thứ sẽ xảy
ra. Người Hồi giáo làm chứng cho chủ quyền của Allah, với cụm từ thường xuyên
của họ, inshallah, nghĩa là, "nếu Chúa muốn".
Năm trụ cột của Hồi giáo
Năm giáo lý này tạo nên khuôn khổ cho sự vâng lời của người Hồi giáo:

1. Lời chứng từ đức tin (shahada): "la ilaha illa allah. Muhammad rasul Allah". Điều
này có nghĩa là, "Không có vị thần nào ngoài Allah. Muhammad là sứ giả của Allah.
Một người có thể cải đạo sang Hồi giáo bằng cách tuyên thề điều này. Shahada cho
thấy một người Hồi giáo tin vào một mình Allah là thần và tin rằng Muhammad tiết lộ
Allah.
2. Cầu nguyện (salat): Năm nghi thức cầu nguyện phải được thực hiện mỗi ngày.
3. Bố thí (zakat): Sự bố thí này là một phần cố định được đưa ra mỗi năm một lần.
4. Kiêng ăn (sawm): Người Hồi giáo kiêng ăn trong suốt tháng Ramadan vào tháng
thứ chín theo lịch Hồi giáo. Họ không được ăn hoặc uống từ bình minh cho đến khi
mặt trời lặn.
5. Hành hương (hajj): Nếu có thể về thể chất và tài chính, một người Hồi giáo phải
thực hiện cuộc hành hương đến Mecca ở Ả Rập Xê-út ít nhất một lần. Các hajj được
thực hiện trong tháng thứ mười hai của lịch Hồi giáo.

HỌC THUYẾT TƯ TƯỞNG


Quan điểm về nguồn gốc và cơ sở của tồn tại:
-       Thế giới quan Do Thái giáo trong Tanakh thể hiện quan điểm về nguồn gốc
và cơ sở của tồn tại. Người Do Thái tin vào sự sáng thế bởi Đấng Yahweh một
cách hiển nhiên. Yahweh sáng tạo ra sự sáng, bóng tối, phân ra ngày và đêm, phân
ra trời và đất, cỏ cây, động vật, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Niềm tin của
người Do Thái hướng đến duy nhất một Đức Chúa Trời - Đấng Yahweh. 
-       Do Thái giáo xem sự tồn tại của Đấng Yahweh là một điều kiện tiên quyết
cho sự tồn tại của vũ trụ. Chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất tham gia vào công
việc sáng tạo thế giới; Đấng Yahweh là một thực thể duy nhất không thể phân
chia, không thể mô tả bằng những thuộc tính đơn thuần và người Do Thái không
nên cầu nguyện với bất kỳ ai khác ngoài Đấng Yahweh
 
→ Quan điểm của Do Thái giáo qua kinh Tanakh là biểu hiện rõ ràng của chủ
nghĩa duy tâm, theo đó nguồn gốc của tồn tại là một yếu tố siêu tự nhiên bện
ngoài thế giới - trường hợp này là Chúa Trời Yahweh, và cơ sở của tồn tại
không phải là yếu tố vật chất tự thân của vũ trụ, mà là yếu tố tinh thần. Trong
quan niệm nhất thần duy tâm đó, mọi thứ trong vũ trụ được tạo ra bởi Đấng
Yahweh.
-       Bên cạnh sự tồn tại mang tính phổ quát, Yahweh trong quan niệm của người Do
Thái còn là lực lượng hiện hữu điều khiển thế giới, định sẵn đường đi của
người Do Thái
Quan điểm về quan hệ giữa con người và thế giới
-       Quan điểm về sự bất tử của linh hồn, về sự tồn tại của thế giới bên kia. Tất
cả thể hiện trong thuyết phục sinh của Do Thái giáo
-       Quan điểm về sự sáng tạo thế giới , về thiên đàng và địa ngục là cơ sở cho
những quy luật mà người Do Thái tuân theo. Có nhiều điều luật trong Torah
quy định quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và với chính họ.
→ Mặc dù thể hiện tính chất duy tâm, song những hiểu biết đó thể hiện sự
chuyển biến từ thế giới thần thoại sang thế giới quan triết học, là logic phát
triển nội tại, tất yếu của tư duy triết học và thế giới quan triết học của người Do
Thái. Các quan niệm về con người và bản chất con người trong tư tưởng Do Thái
được thể hiện đa dạng song về bản chât , các quan niệm này đã lấy thuyết sáng
thế và đạo đức làm nền tảng để giải quyết các vấn đề về con người và đời sống
xã hội.
Quan niệm về nguồn gốc, bản chất con người
-       Nguồn gốc của con người là do đấng Yahweh tạo ra. Yahweh Đức chúa trời
không mang những đặc điểm vật lý, bản chất đó là hình tượng được thêu dệt bằng
tâm trí của người Do Thái. Con người được tạo ra như hình ảnh của Yahweh cũng
như Ngài đã tạo ra tự nhiên và muôn loài.
-       Bản chất con người là không có gì xấu xa cũng không có gì là tốt đẹp. Sự
xấu tốt đều do con người lựa chọn
-       Bản tính Nhị nguyên: thiện – ác của con người xuất phát từ thế giới quan
tôn giáo
→   Con người trong Do Thái giáo là con người riêng lẻ bị tách khỏi các mối
quan hệ xã hội hiện thực. Song nó phản ánh từng bước phát triển trong tư tưởng
của người Do Thái trong quá trình nhận thức về chính mình.
 

BỐI CẢNH RA ĐỜI


Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông
vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu
dòng dõi từ Abram - người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành
Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà), đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một
vùng đất kéo ngang từ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay. 
Khoảng năm 2000 TCN, theo Kinh Thánh của đạo Do Thái, Abraham cùng gia
đình rời bỏ quê hương ở Ur đến Harran. Tại đó, Abram đã mơ thấy Thượng Đế và được
chỉ đường tới vùng đất Canaan. Thượng Đế lập Giao Ước với Abraham: “(...) để đánh
dấu giao ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham, xứ Canaan sẽ thuộc về ngươi và dòng
dõi của ngươi đời đời và Ta sẽ là Thiên Chúa của họ”. Abraham chấp nhận Giao Ước và
nguyện tôn thờ Thượng Đế – Đức Jehovah – là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ. Lịch sử
của dân tộc Do Thái bắt đầu với câu chuyện của gia đình Abraham như thế. Họ trở thành
thị tộc, rồi phát triển thành bộ tộc và cuối cùng trở thành tộc Do Thái.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Quá trình phát triển:

-        1300 – 600 TCN: giai đoạn hình thành và hoàn thiện các giáo lí cơ bản cùng hệ
thống thờ tự của do thái giáo ( thời kì này còn được gọi là thời kì đền thờ 1)

-        Thời kì phát triển:

+ Giai đoạn thứ nhất (thời kì Đền thờ thứ 2) bắt đầu từ khi Đền thờ thứ nhất bị
người Babylon phá hủy đến khi Đền thờ thứ 2 được xây dựng lại (515 TCN) và lại bị
người La Mã phá hủy vào năm 70: giai đoạn người Do Thái nỗ lực khôi phục vương
triều Do Thái, gắn liền hoạt động hoàn thiện giáo lý, giải thích các sách của Moses cho
phù hợp với thực tiễn khi ấy của các nhà tiên tri Do Thái. Đồng thời ở thời kì lại đánh
dấu sự hoàn thiện sách Nevi’im và Ketuvim -  hai phần sau của Tanakh
4 trong số 12 nhà tiên tri tiêu biểu sau Moses có đóng góp quan trọng cho sự phát triển
của Do Thái giáo: Amos, Hosea, Isaiah, Micah. Họ đc nhắc đến ko chỉ vì những điều họ
tiên tri mà còn vì thái độ can đảm lên án những bất công trong xã hội Do Thái đương
thời. Họ đã rao giảng rất nhiều vấn đề song tập trung 3 chủ đề lớn: độc thần, công bằng,
nền đạo đức Do Thái

 + Giai đoạn thứ 2 hay thời kì lưu đày (từ năm 70 đến khi Nhà nước Do Thái tái xác
lập năm 1948): bắt đầu ngay sau khi đền thờ thứ 2 bị phá hủy, người Do Thái bị lưu đày
đến các nước thuộc đế chế La Mã. Đây là thời kì khủng hoảng tinh thần và nhận thức
sâu sắc nhất trong lịch sử Do Thái giáo, cũng là thời kì định hướng lại Do Thái giáo.
Đồng thời ở thời kì này tạo ra một định chế mới đó là việc đọc và học kinh thánh
trong các hội đường, tạo nên bước ngoặt căn bản trong việc thực hành phụng vụ và duy
trì tôn giáo.

Giai đoạn này Do Thái giáo bổ sung thêm nhiều nét mới đó là sự tiếp thu một số tín
ngưỡng của người Babylonian, sự cải cách tôn giáo Do Thái và hình thành định chế tôn
giáo

HỌC THUYẾT XÃ HỘI


Do Thái giáo là tôn giáo cổ xưa vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, sách thánh
và rất nhiều truyền thống của Do Thái giáo vẫn được coi trọng trong các tôn giáo truyền
thống Abraham nói chung và cộng đồng Do Thái giáo nói riêng. Vì thế, lịch sử và những
luận lý, đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng đến nhiều tôn giáo khác như Kitô giáo,
Hồi giáo và Ba-ha-i giáo. Nhiều phương diện của Do Thái giáo ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới khái niệm về đạo đức và luật dân sự của các nước phương Tây. Nền văn
minh Hebrew cũng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển nền văn minh phương
Tây như Hê-lê-ni-sơ. Do Thái giáo như một tôn giáo mẹ đẻ của Kitô giáo, đã mài bén các
lý tưởng và đạo đức phương Tây từ Kỷ nguyên Cơ Đốc giáo.
VAI TRÒ VÀ SỨC ẢNH HƯỞNG

-        Là tôn giáo giúp người do thái vượt qua những nỗi đau thương, mất mát của các
cuộc tàn sát, cung cấp hành trang để thích ứng và vươn lên trong nghịch cảnh

-        Là sợi dây xuyên suốt giúp người Do Thái gìn giữ truyền thống văn hóa và tư tưởng
về một “ dân tộc đc chọn” trong hoàn cảnh bị lưu đày khỏi quê hương

-        Là viên đá nền tảng cho thời kì chuẩn bị tái xác lập nhà nước của họ trong lịch sử

-        Ảnh hưởng đến đường lối chính trị của nhà nước Israel đương đại

ĐIỂM TIẾN BỘ VÀ NHÂN VĂN


-       Cuộc xuất hành và mạc khải mà Yahweh mang đến cho Moses để đưa
người Do Thái trở về miền đất hứa đã đưa Yahweh thành vị thần vĩnh viễn và
không thể thay thế của Do Thái giáo  → Chuyển biến sâu sắc từ tư duy huyền
thoại sang tư duy triết học gắn liền với sự hình thành cộng đồng Do Thái và
xác lập hệ tư tưởng Do Thái
-       Người Hebrew khác biệt với các dân tộc thờ đa thần thời bấy giờ, họ tôn sùng
duy nhất một vị thần tối cao. Trong khi các dan tộc Ai Cập, Babylon, Assyria,
Sumer,.. trong khu vực còn duy trì và thùng bái thế giới của các vị thần với các tín
ngưỡng Tô tem, Saman ,..  thì người Hebrew đã xây dựng thế giới quan, nhân sinh
quan của mình, hoàn thiện và đưa nó xa rời các hình thức sơ khai đến một tầm
khác: tín ngưỡng độc thần – một khác biệt căn bản trong xã hội
 Khi Đền thờ thứ 2 bị phá huỷ vào năm 70, biến Do Thái Giáo từ một tôn
giáo dựa trên nghi lễ hiến sinh và lễ đền trong đền thờ thành một tôn
giáo với chuẩn mực chính là yêu cầu mọi người đọc và nghiên cứu kinh
Torah trong giáo đường. Việc thực thi những chuẩn mực tôn giáo mới
giúp duy trì bản sắc của người Do Thái, khẳng định vị trí của họ trong
những cộng đồng và quốc gia mà họ lưu lạc tới
 Kinh Tamud có hai phần: Mishnah (luật truyền khẩu) và Gemara (tập hợp
tất. cả các luật và văn chương) đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới
thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán và làm giàu.
 Quan niệm tôn trọng giáo dục của người Do Thái: của cải có thể bị tước
đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ thì không ai có thể cướp nổi Truyền thống coi
trọng tri thức, trí tuệ là thứ quý nhất của con người  đặc biệt coi trọng giáo
dục: dù khó khăn đến đâu cũng cho con cái học hành, ngoài ra họ chú trọng
truyền đạt cho nhau kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Đặc
biệt họ tìm cách giúp nhau vượt khó, làm giàu  tính cộng đồng người
Do Thái rất cao, chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài
sản, tiền bạc, cùng giàu có.
Kinh Torah cũng tuyên bố về việc tương trợ, giúp đỡ những người khó khăn, tật nguyền 
ý nghĩa nhân văn sâu sắc → Khẳng định truyền thống tương trợ trong cộng đồng và
tính cố kết bền bỉ trong tâm thức.

You might also like