You are on page 1of 8

Họ và tên: Phạm Thị Tin

MSV: 11203931
Lớp: Hệ thống thông tin quản lý 62B
Lớp học phần: Hệ thống thương mại điện tử (122)_01

BÀI TẬP CHƯƠNG 1


1. Luật giao dịch điện tử

 Đối tượng điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh
vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác,
văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh,
giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch
bằng phương tiện điện tử.

 Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam

- Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử

1. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
liên quan đến giao dịch điện tử.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch
điện tử theo quy định của Luật này.
3. Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ công.
4. Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử giao dịch bằng phương tiện
điện tử và tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử

1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp
dữ liệu.
3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép
một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá
hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công
nghệ về giao dịch điện tử.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của
người khác.

 Những nội dung quan trọng:

1. Chứng thư điện tử


2. Chứng thực chữ ký điện tử
3. Chương trình ký điện tử
4. Cơ sở dữ liệu
5. Dữ liệu là thông tin
6. Giao dịch điện tử
7. Giao dịch điện tử tự động
8. Hệ thống thông tin
9. Người trung gian
10. Phương tiện điện tử
11. Quy trình kiểm tra an toàn
12. Thông điệp dữ liệu
13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng
15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange)

2. Luật Thương mại


 Đối tượng điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này
hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với
thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh
lợi đó chọn áp dụng Luật này.

 Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật
này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, chính phủ quy định cụ thể về
việc áp dụn Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cạc độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

 Tác dụng của luật trong môi trương thương mại điện tử Việt Nam

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu
chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương
đương văn bản. Ngoài ra, việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet
cũng được coi là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

 Những nội dung quan trọng:

1. Hoạt động thương mại


2. Hàng hóa
3. Thói quen trong hoạt động thương mại
4. Tập quán thương mại
5. Thông điệp dữ liệu
6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tài Việt Nam
8. Mua bán hàng hóa
9. Cung ứng dịch vụ
10. Xúc tiến thương mại
11. Các hoạt động trung gian thương mại
12. Vi phạm hợp đồng
13. Vi phạm cơ bản
14. Xuất xứ hàng hóa
15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản

3. Bộ luật dân sự
 Đối tượng điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập
về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

 Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam

Là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
điện tử, để các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử hiểu rõ về quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; đồng thời là căn cứ để xử lý các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
=> điều chỉnh những mối quan hệ, yếu tố thương mại, hành vi con người, hoạt
động thương mại.

 Những nội dung quan trọng:

1. Xác lập, thực hiện và bảo về quyền dân sự


2. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và cá nhân
3. Quyền nhân thân
4. Nơi cư trú
5. Pháp nhân
6. Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác
7. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
8. Giao dịch nhân sự
9. Đại diện
10. Thời hạn và thời hiệu
11. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
12. Chiếm hữu
13. Quyền sở hữu
14. Nghĩa vụ và hợp đồng
15. Thừa kế
4. Luật Công nghệ thông tin
 Đối tượng điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh


Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia
hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.

 Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam

1. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh, đặc biệt là thương mại điện tử
2. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia,
tạo tiền đề cho thương mại điện tử thuận lợi phát triển.
 Những nội dung quan trọng:

1. Công nghệ thông tin


2. Thông tin số
3. Môi trường mạng
4. Cơ sở hạ tầng thông tin
5. Ứng dụng công nghệ thông tin
6. Phát triển công nghệ thông tin
7. Khoảng cách sổ
8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
9. Công nghiệp công nghệ thông tin
10. Phần cứng
11. Thiết bị số
12. Thiết bị số
13. Phần mềm
14. Mã nguồn
15. Mã máy
16. Vi rút máy tính
17. Trang thông tin điện tử (webside)
18. Số hóa
5. Luật An ninh mạng

 Đối tượng điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
 Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam

1. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
2. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng,
xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản
phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan
chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
=> điều chỉnh các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công
nghệ cao; Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt
động thương mại.

 Những nội dung quan trọng:


1. An ninh mạng
2. Bảo vệ an ninh mạng
3. Không gian mạng
4. Không gian mạng quốc gia
5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia
6. Cổng kết nối mạng quốc tế
7. Tội phạm mạng
8. Tấn công mạng
9. Khủng bố mạng
10. Gián điệp mạng
11. Tài khoản số
12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng
13. Sự cố an ninh mạng
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng

 Bài học rút ra cho bản thân:


Pháp luật về thương mại điện tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống
với quyphạm hiện đại. Bản chất hoạt động thương mại điện tử là sự kết hợp giữa
hoạt động thương mại truyền thống và việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi
vậy, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban
hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ thương mại, hành vi thương mại, hoạt
động thương mại diễn ra trên môi trường mạng; các hành vi ứng dụng và sử dụng
công nghệ thông tin, công nghệ cao, hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết
bị số để thực hiện hoạt động thương mại.
Pháp luật về thương mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật
ở nhiều ngành luật. Rõ ràng, quy định của pháp luật về thương mại điện tử sẽ bao
gồm những quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, ngành Luật: thương mại, công
nghệ thông tin, giao dịch điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, thuế…
Pháp luật về thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh bao gồm vật thể và
phi vật thể. Tham gia trao đổi, mua bán trên môi trường mạng bao gồm tất cả sản
phẩm của ngành sản xuất vật chất và phi vật chất, có vật hữu hình và vật vô hình,
sản phẩm dịch vụ, sản phẩm nội dung số, phần mềm, ứng dụng, quyền tài sản đối
với các đối tượng sở hữu trí tuệ…

You might also like