You are on page 1of 11

Câu 1: Trình bày khái niệm HTTT kế toán.

Nêu chức năng và các yếu tố cấu thành


HTTT kế toán.
- HTTT kế toán là một tập hợp các nguồn lực như con người, máy móc thiết bị…
được thiết kế để nhằm biến đổi dữ liệu kế toán và các dữ liệu khác thành thông tin
tài chính kế toán
- Chức năng:
+ Thu thập
+ Xử lý
+ Lưu trữ
• Tệp giao dịch
• Tệp chủ
• Tệp tra cứu
+ Truyền đạt
+ Nhóm bên trong
+ Nhóm bên ngoài
- Yếu tố cấu thành
+ Con người:
• Các nhân viên xử lý thông tin
• Các nhân viên nghiệp vụ
• Các nhà quản trị doanh nghiệp
Đặc biệt: Vai trò của kế toán viên trong HTTT

• Kế toán là người sử dụng


• Kế toán là thiết kế hệ thống
• Kế toán là người kiểm tra
+ Phần cứng:

• Máy tính
• Các thiết bị ngoại vi
• Các thiết bị liên lạc
+ Phần mềm:

• Hệ điều hành
• Hệ quản trị CSDL:
- Lưu trữ dữ liệu theo một cách thức thống nhất
- Tổ chức dữ liệu thành các bản ghi theo một cách hợp nhất
- Truy xuất dữ liệu nhanh, chính xác, đảm bảo độ an toàn cao + Phần mềm
kế toán:
Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành HTTT kế toán.
- Con người sử dụng phần mền kế toán để điều khiển hệ thống và thực hiện các chức
năng khác nhau
- Các trình tự, thủ tục sử dụng trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin về các hoạt
động của doanh nghiệp đưa vào hệ quản trị CSDL
- Chuyển đổi dữ liệu sang thành thông tin hữu ích cho người sử dụng để đưa ra các
quyết định kinh doanh.
Câu 3: Hãy nêu vai trò, vị trí của HTTT kế toán trong quản trị doanh nghiệp.
- Vai trò:
• HTTT kế toán cùng các HTTT chức năng
• Liên kết hệ thống quản trị với hệ thống tác nghiệp
• Cung cấp những báo cáo kế toán với những thông tin tổng hợp
• Cung cấp những thông tin chi tiết
- Vị trí:
Có vị trí trung gian giúp các HTTT khác (HTTT tài chính, HTTT nhân lực, HTTT
thị trường, HTTT sản xuất) chuyển từ thông tin vào từ môi trường (chứng từ tiền,
bảng chấm công) thành các báo cáo (báo cáo bán hàng, báo cáo lương, thuế thu
nhập, báo cáo lưu chuyển tiền, báo cáo hàng tồn kho).

Câu 4. Nêu khái niệm phân hệ kế toán. Trình bày các phân hệ của HTTT kế toán.

Phân hệ kế toán là quá trình phân chia hệ thống thành các phần hệ thống phụ nhỏ
hơn

Các phân hệ kế toán:

• Các phân hệ kế toán phân theo chức năng


- Kế toán vốn bằng tiền
- Kế toán bán hàng và thanh toán với khách hàng
- Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
- Kế toán hàng tồn kho
- Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
- Kế toán TSCĐ
- Kế toán thuế
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
• Các phân hệ của AIS theo cấp quản lý
- Hệ thống xử lý giao dịch (TPS): cung cấp các hoạt động kinh doanh hàng ngày
- Hệ thống sổ cái/Báo cáo tài chính (GL/FRS): xử lý các thông báo tài chính và lập
báo cáo
- Hệ thống báo cáo quản trị (MRS): xử lý các báo cáo đặc biệt phục vụ mục đích sử
dụng nội bộ
Câu 5. Trình bày mối quan hệ giữa các phân hệ trong HTTT kế toán
Câu 6. Trình bày sự phát triển của các mô hình HTTT. Hãy cho biết tại sao mô hình
REA lại được sử dụng trong HTTT kế toán?

Sự phát triển của các mô hình HTTT là:

• Mô hình xử lý thủ công (Manual Process Model)


• Mô hình tệp tin phẳng (Flat-File Model)
• Mô hình cơ sở dữ liệu (DataBase Model)
• Mô hình REA (Resources, Events, Agents)
• Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Cụ thể:

- Sự phát triển của mô hình Flat-File Model:

- Sự phát triển của mô hình cơ sở dữ liệu:


- Sự phát triển của mô hình REA:
• Resources, Events, Agents (REA)
• REA là mô hình kế toán tổng quát, mô hình phổ biến trong dạy về AIS, nhưng nó
là hiếm trong kinh doanh thực tế
• Mô hình REA sẽ loại bỏ các đối tượng kế toán là không cần thiết trong thời đại máy
tính.
Một hạn chế của mô hình này (trừ REA) chính là các chương trình và các ứng dụng được
cài đặt một cách độc lập, riêng lẻ chứ chưa có tính liên kết với nhau. Các mô hình này
không được linh hoạt và không kiểm soát mức độ chia sẻ dữ liệu so với các mô hình hiện
đại sau này.

Còn REA là khung cơ sở kế toán được sử dụng để mô hình hóa các nội dung sau của một
tổ chức, các nguồn lực kinh tế, các sự kiện kinh tế và các đại diện kinh tế và mối quan hệ
giữa chúng. Một khi đã được xác định, các dữ liệu kế toán và phi kế toán có thể được nhận
diện, thu thập và lưu trữ trong mối quan hệ với cơ sở dữ liệu.

Từ kho dữ liệu này, các quan điểm của người sử dụng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu
của tất cả người dùng trong tổ chức. Tính khả dụng của nhiều chế độ xem cho phép sử
dụng linh hoạt dữ liệu giao dịch và cho phép phát triển thông tin kế toán.

Câu 7. Nêu khái niệm phần mềm kế toán. Trình bày các cách phân loại phần mềm kế
toán.

Phần mềm kế toán là một hệ thống được tổ chức dưới dạng chương trình máy tính. Khi
thực hiện phần mềm mang lại các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết theo quy định hiện
hành của kế toán doanh nghiệp. Phần mềm có nhiều dạng và giá thành khác nhau.
Phần mềm kế toán nhập số liệu đầu vào là các chứng từ, số liệu do người dùng nhập, hoặc
nhập vào, dựa vào các thủ tục, quy trình có sẵn phần mềm kế toán sẽ xử lý và đưa ra các
báo cáo một cách chính xác và hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Các cách phân loại phần mềm kế toán.

• Phân loại theo độ phức tạp


• Phân loại theo nhiệm vụ
• Phân loại theo quy mô doanh nghiệp
• Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)
Câu 8. Trình bày khái niệm chứng từ trùng. Nêu cách phân loại các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh chứng từ trùng và nguyên tắc khử trùng khi làm kế toán bằng phần mềm
máy tính.

* Khái niệm

Chứng từ trùng xuất hiện trong những trường hợp một nghiệp vụ kế toán phát sinh có thể
02 chứng từ ban đầu với sơ đồ hạch toán nợ có trùng nhau nhưng chúng lại chứa các thông
tin khác nhau về nghiệp vụ phát sinh và thông thường do hai kế toán viên khác nhau theo
dõi. Ví dụ nghiệp vụ nộp tiền mặt vào ngân hàng có phiếu chi tiền mặt và giấy báo có của
ngân hàng. Phần này chương trình đã tự động khử trùng, nghiệp vụ rút tiền từ ngân hàng
nhập quỹ có giấy báo nợ củCaa ngân hàng và phiếu thu tiền mặt, nghiệp vụ mua vật tư,
hàng hoá trả bằng tiền mặt có phiếu chi tiền mặt và phiếu nhập vật tư, hàng hoá. Phần này
chương trình đã tự động khử trùng, nghiệp vụ bán hàng thu ngay bằng tiền mặt có hoá đơn
bán hàng và phiếu thu tiền mặt. Phần này chương trình đã tự động khử trùng…
* Cách phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứng từ trùng:

• Các phát sinh liên quan đồng thời tới tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
• Các phát sinh liên quan đến mua bán hàng hóa, vật tư thanh toán bằng tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng
• Các phát sinh liên quan đến thanh toán tiền tạm ứng mua vật tư, hàng hóa
• Các phát sinh liên quan đến cung cấp dịch vụ thu tiền ngay
* Nguyên tắc khử trùng
• Các phát sinh liên quan đồng thời tới tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
• Chỉ nhập 1 chứng từ
• Nhập cả 2 chứng từ thông qua tài khoản trung gian - tiền đang chuyển
• Các phát sinh liên quan đến mua bán hàng hóa, vật tư thanh toán bằng tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng
• Cập nhật cả 02 chứng từ nhưng chứng từ liên quan đến vật tư không hạch
toán
• Hạch toán qua tài khoản công nợ
• Chỉ cập nhật chứng từ liên quan đến vật tư còn không cập nhật chứng từ thu
chi tiền
• Các phát sinh liên quan đến thanh toán tiền tạm ứng mua vật tư, hàng hóa
• Cập nhật cả 02 chứng từ nhưng chứng từ liên quan đến vật tư không hạch
toán
• Chỉ cập nhật chứng từ liên quan đến vật tư còn không cập nhật giấy đề nghị
thanh toán tiền tạm ứng
• Các phát sinh liên quan đến cung cấp dịch vụ thu tiền ngay
• Cập nhật cả 2 chứng từ - hạch toán qua tài khoản công nợ
• Cập nhật cả 2 chứng từ - hạch toán qua tài khoản tiền mặt
• Cập nhật cả 2 chứng từ - hạch toán qua tài khoản tiền mặt
Câu 9. Trình bày các giải pháp tin học hoá kế toán doanh nghiệp?
- Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
DN cần lựa chọn những chứng từ kế toán cần thiết, phù hợp với đặc điểm hoạt động
của DN việc tổ chức lập chứng từ phải chấp hành đầy đủ các yếu tố trên chứng từ kế
toán làm căn cứ đáng tin cậy để ghi sổ kế toán. Đối với các trường hợp sai sót, cho dù
là làm trên máy nhưng kế toán nên tuân thủ theo quy định của pháp luật lập các chứng
từ sửa đổi, bổ sung.
- Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Trong quá trình tổ chức công tác kế toán nói chung, kế toán trên máy nói riêng, ngoài
việc sử dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 theo đúng nội dung, phương pháp ghi chép đã
được quy định trong chế độ kế toán hiện hành, các DN căn cứ vào yêu cầu quản lý để
xây dựng các hệ thống tài khoản chi tiết cần thiết và tinh gọn. Hệ thống tài khoản kế
toán phải được tổ chức mã hóa bao gồm cả tài khoản kế toán tài chính và tài khoản kế
toán quản trị. Đây là công việc quan trọng trong nội dung mã hóa các đối tượng quản
lý - điều kiện không thể thiếu trong tổ chức kế toán máy.
- Về lựa chọn hình thức kế toán và sổ kế toán
DN cần linh động trong việc vận dụng các hình thức kế toán, nhất là các DN sử dụng
hình thức Nhật ký - chứng từ vì khi thực hành kế toán trên máy tính thì hình thức này
trở nên rườm rà, phức tạp dẫn đến số liệu kế toán không đáng tin cậy. Để đảm bảo thông
tin được bảo mật, DN nên tạo một hệ thống bảo mật cho máy tính, kiểm tra hệ thống
máy tính định kỳ và thực hiện in các sổ chi tiết và sổ tổng hợp cũng như các báo cáo để
lưu trữ dữ liệu của DN mình.
- Về tổ chức báo cáo tài chính

Trong vấn đề lập các báo báo tình hình tài chính, điển hình là thuyết minh BCTC, các
DN cần có sự kết hợp giữa số liệu tự động từ phần mềm và làm thủ công để các thông
tin trên bản thuyết minh được rõ ràng, thông tin đáng tin cậy hơn. DN cũng chú trọng
đến các báo cáo quản trị, các báo cáo này có thể làm cơ sở để các nhà quản lý phân tích
và đưa ra các quyết định.
- Về tổ chức công tác kế toán
Việc quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác kế toán là
xác định hệ thống các đối tượng kế toán và mã hóa các đối tượng cần quản lý. Để mã
hóa các đối tượng cần quản lý, nên dựa vào tính chất của đối tượng đó chia thành 2 mức
độ: mức độ đơn giản, mức độ phức tạp (kết hợp) có tính hệ thống và sử dụng các phương
pháp mã hóa logic, có tính bền vững, phát triển.
Việc kiểm soát quá trình xử lý và thông tin đầu ra phải tích hợp với nhu cầu sử dụng
thông tin, đảm bảo an toàn các dữ liệu kết xuất và thông tin nhạy cảm, số tổng kiểm
soát nằm trong vùng giới hạn và tăng cường an toàn hệ thống mạng trong trường hợp
chuyển giao thông tin trên hệ thống mạng máy tính.
- Về công tác quản trị người dùng và bảo mật thông tin
Hoàn thiện công tác quản trị người dùng gồm 3 lĩnh vực: Phân chia trách nhiệm, truy
cập cơ sở dữ liệu, xác lập quyền sở hữu dữ liệu. Kế toán trưởng quy định chế độ mật
khẩu và quyền truy cập dữ liệu cho từng kế toán viên tương thích với chức năng của
mỗi cá nhân trong hệ thống. Các quyền này bao gồm quyền sử dụng chương trình,
quyền đọc, thêm, sửa, xóa các tệp tin dữ liệu hay các vùng trên các tệp tin dữ liệu.
Phần mềm kế toán cần tự động ghi nhận các hành vi truy cập hệ thống, chỉnh sửa, thêm,
xóa dữ liệu trên một tệp tin riêng, tệp tin này phải được bảo mật tối đa, không được
xem, xoá hay sửa. Các dữ liệu cần được ghi nhận trong tệp tin này bao gồm: Ngày, giờ,
phân hệ được truy cập, người truy cập, số chứng từ, dữ liệu gốc, dữ liệu sau khi chỉnh
sửa…
- Hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin dữ liệu kế toán

Ngoài việc kết xuất và in ấn các tệp theo hình thức báo cáo, sổ sách và chứng từ lưu trữ
như quy định thì các DN nên sử dụng các thiết bị lưu trữ song song tránh mất dữ liệu
khi có sự cố xảy ra. Các hệ cơ sở dữ liệu cần tiến hành sao lưu, thanh lọc các thông tin
cần thiết theo định kỳ được quy định trước. Thiết lập hệ thống phòng chống virus toàn
mạng, cài đặt phần mềm, tường lửa và đặt chế độ kiểm tra tất cả các tệp được gắn trong
email, website hay trong tất cả thiết bị máy tính của hệ thống khi sử dụng.
- Bảo mật thông tin trong các phần mềm kế toán
DN ban hành thống nhất quy chế bảo mật dữ liệu, quy định rõ các tiêu chuẩn của yêu
cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính; Quy định cụ thể chức năng quyền hạn của người sử
dụng đối với dữ liệu trong hệ thống, như chỉ với chức năng quyền hạn nào mới được
phép chuyển dữ liệu các mạng cục bộ và từ hệ thống ra bên ngoài…
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực CNTT, đẩy mạnh hợp tác
với các trường đại học, cao đẳng trong phát triển nguồn nhân lực CNTT; tạo điều kiện
cho các chuyên gia về CNTT, cán bộ lãnh đạo, quản lý có điều kiện nghiên cứu, học
tập, trao đổi kinh nghiệm. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan
nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Câu 10. Tin học hoá công tác kế toán trong doanh nghiệp có những lợi ích và thách
thức gì?
*Lợi ích
• Một là, thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số
hiện đại, kế toán viên có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập
được. Bên cạnh đó, kế toán viên có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng
lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, các loại trạm kiểm soát
thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan. Việc này có thể
diễn ra ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, miễn là có internet. Sự linh hoạt này cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho các kế toán viên làm dịch vụ cho cùng lúc nhiều doanh
nghiệp, thay vì phải liên tục di chuyển giữa trụ sở làm việc và các doanh nghiệp
thuê làm sổ sách kế toán.
• Hai là, nâng cao chất lượng thông tin. Blockchain - công nghệ sử dụng sổ cái phân
tán giúp nâng cao chất lượng dữ liệu thông qua các lịch trình tốt hơn, tính chính xác
cao hơn và nhiều chi tiết hơn để cải thiện hiệu quả, bảo đảm về mặt dữ liệu; cải thiện
việc truyền tải dữ liệu cho việc hoạch định và quản lý; nâng cao độ tin cậy và hợp
lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm… Các
giao dịch khi đã được lưu trữ trong sổ cái thì sẽ không thể thay đổi được. Hơn nữa,
mỗi chủ thể tham gia mạng lưới blockchain đều được lưu giữ một bản sao của sổ
cái chung và bản này luôn được cập nhật đồng bộ thông qua một cơ chế đồng thuận,
nên bất cứ thay đổi nào xảy ra, các chủ thể đều biết và có quyền chấp nhận hay
không. Cơ chế hoạt động này bảo đảm sự minh bạch và bảo mật đối với các giao
dịch giữa các chủ thể trong mạng lưới.
• Ba là, Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp cho việc tổ chức thực hiện công tác kế toán
một cách dễ dàng, hiệu quả từ việc thu thập thông tin (chứng từ kế toán), xử lý thông
tin (ghi sổ kế toán), cung cấp thông tin (báo cáo tài chính), lưu trữ bảo quản tài liệu,
thông tin kế toán và tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp. Công nghệ đám mây giúp thông tin được lưu trữ với khối lượng lớn, không
bị giới hạn và thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ để đạt được kết quả mong muốn.
Hơn nữa, trong thời đại 4.0, các phần mềm kế toán ngày càng được phát triển và cải
thiện, chúng không chỉ đưa ra các giải pháp tiết kiệm thời gian cho chứng từ sổ sách,
mà còn đảm bảo độ chính xác cao. Nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ, mà các công
ty kế toán có thêm cơ hội tiếp cận với hệ thống kế toán quốc tế, từ đó có thể mở
rộng thị trường dịch vụ kế toán.
• Những tiến bộ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến việc
học tập nâng cao tay nghề và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào công
tác chuyên môn của đội ngũ kế toán, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao
động của các kế toán viên.
*Thách thức
Kế toán là một trong những ngành nghề đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin.
Quy trình kế toán đã và sẽ có sự thay đổi căn bản khi hầu hết các phần hành kế toán đều
ứng dụng công nghệ thông tin, kể cả hoạt động ghi sổ, lập báo cáo tài chính. Do vậy, thách
thức lớn nhất mà ngành kế toán gặp phải trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu
cầu về lao động có trình độ công nghệ thông tin. Thực tế cho thấy, kiến thức, hiểu biết,
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa đồng đều. Trong khi đó, công tác đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến
thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc thù
công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo... Cơ sở vật chất của hầu hết các cơ sở đào tạo kế
toán ở Việt Nam còn nghèo nàn, thiếu phòng thực hành, thiếu hệ thống thư viện hiện đại.
Một số cơ sở đào tạo đã có hệ thống thư viện, nhưng còn hạn chế về không gian đọc, các
tiện ích, đầu sách và cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Đây chính
là nguyên nhân làm cho công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn,
môi trường học tập của người học không thuận lợi.
Một thách thức khác là chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp
kế toán nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc áp dụng công nghệ thông
tin phục vụ công tác thường xuyên của ngành kế toán mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song vẫn
còn tương đối hạn chế và chưa đi vào chiều sâu, chưa phục vụ được những hoạt động tác
nghiệp cụ thể có tính phức tạp và đặc thù chuyên môn cao.
Ngoài ra, thách thức liên quan đến rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết
nối internet cũng là một vấn đề quan trọng đối với các công ty kế toán. Thông tin, kết quả
kế toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài,
trao đổi qua mạng nội bộ. Các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kế toán
chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

You might also like