You are on page 1of 2

Nước ta được đánh giá vẫn là một nước nông nghiệp đang trên quá trình

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cố gắng đi theo con đường của
các nước phương tây, mà chính điều đó đã đẫn tới những thực trạng
không tốt cho ngành sản xuất lúa gạo Việt nam.
Trước tiên là về con người, chính vì tư tưởng hiện đại hóa mà
ngày nay giới trẻ càng ngày càng có xu hướng đi theo các công nghệ tiên
tiến như là viễn thông, điện tử,… Trong khi đó ngành nông nghiệp được
coi là ngành chỉ dành cho những người mang trình độ thấp, điều đó còn
ăn sâu vào trong tư tưởng của người dân.
Các số liệu thống kê cho thấy sinh viên trong ngành nông nghiệp
chiếm tỉ lệ cực nhỏ trong cơ cấu sinh viên Việt Nam, các tiến sĩ kĩ sư của
ngành này còn thấp dẫn đến ngành đã thiếu lợi nhuận còn thiếu nhân
tài. Điều đó còn mạng lại sự thiếu nghiên cứu và đổi mới cho ngành này.
Tuy rằng lao động của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao, đây là vẫn
là cơ hội đối với ngành nông nghiệp mà rộng hơn nữa là đối với cả nước
nhưng đồng thời cũng là thách thức cho chúng ta. Như đã nói ở trên tử
tưởng của người Việt Nam là người làm nông là người trình độ thấp đây
thực ra cũng không phải là tư tưởng con người mà thực tế đã cho thấy
diều. Không thể phủ nhận là trong ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều
những nhân tài hoặc kinh nghiệm phong phú tuy nhiên tính theo tỷ lệ
với số lao động hiện có thì con số này vẫn là cực kỳ nhỏ bé. Hoạt động
trong những ngành khác có khi cần tốt nghiệp đại học mà lao động trong
ngành này có thể không cần biết chữ.
Vì những lý do trên mà trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đất nước
cải cách mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
sinh viên muốn lấy cái bằng giỏi làm trong những công ty đa quốc gia
kiếm sẽ được nhiều tiền hơn thì sẽ càng có ít người lựa chọn học ngành
này. Trực tiếp đưa tới thứ nhất lao động giảm mà thứ hai lao động càng
ngày càng già hóa.
Hơn nữa tuy rằng lao động đông áng gần gũi thiên nhiên nhưng lại
phải tiếp xúc nhiều với phân bón hóa học, bụi bẩn và còn trong tình
trạng ô nhiễm nặng như ngày nay thì nước có khi là thứ gây độc hại hơn
nữa cho người lao động.
Thứ hai là về đất đai, vẫn là công nghiệp hóa đất nước đã đưa
nhiều khu đất màu mỡ chuyển sang thực hiện hoạt động công nghiệp.
Nhiều khu vực trồng lúa trọng điểm bị thu hồi đền bù nhằm xây dựng
những khu công nghiệp điều đó làm cho diện tích đất canh tác nông
nghiệp sụt giảm nghiêm trọng càng gây khó khăn hơn cho ngành nông
nghiệp. Khu công nghiệp phát triển sẽ dẫn đến những cơ sở hạ tầng,
giao thông đường bộ, đường thủy phát triển theo càng làm cho diện tích
trồng trọt bị thu hẹp lại để xây dựng những công trình này. Chưa hết khi
tập trung sản xuất công nghiệp tại một vùng nào đó thì có thể gây ô
nhiễm hơn cho những vùng còn xa hơn thông qua đất đai, nguồn nước
sông suối, thậm chí là không khí ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phảm cũng như sức khỏe của người dân. Nói chung là vấn đề đất đai cần
phải có giải pháp để không ảnh hưởng đến nganhf nông nghiệp.
Thứ ba là sự lạc hậu trong công nghệ sản xuất của người dân Việt
Nam. Hiện nay người dân vẫn còn phải trồng rất thủ công ít áp dụng
thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất trong khi những nước
khác đã có hệ thông sản xuất theo dây chuyền, trang trại.
Một ví dụ như Israel là một nước nhỏ không có nhiều nước ngọt
tuy nhiên dựa vào công nghệ tiên tiến mà Israel là nơi cung cấp lương
thực chính cho toàn châu Âu. Hay như Trung Quốc đổ ra hàng tỉ USD để
thực hiện các dự án công nghệ sinh học mà đã đạt đến thành tựu như
ngày nay, là nước chỉ sử dụng 7% diện tích đất trồng trọt mà nuôi sống
gần 25% dân số toàn thế giới còn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất
nước khi là nước xuất khẩu nông sản cao nhất thế giới.
Cuối cùng dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tuy nhiên giá
gạo hiện tại của Việt Nam vẫn còn thấp so với những nước khác điều này
dẫn đến lợi nhuận của nông dân giảm đi nhiều, đây còn là sự đánh día
thấp đi đối với chất lượng gạo của Việt Nam trên trường quốc tế.

You might also like