You are on page 1of 11

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I.Lạc quan
1.Giải thích :Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, nhìn nhận mọi việc theo
hướng tích cực và luôn tìm thấy hy vọng trong hoàn cảnh khốn khó.
2.Biểu hiện:
+Người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho
cuộc sống. Luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống.
+ Dù có hoàn cảnh thiếu thốn, khiếm khuyết hay không được đủ đầy nhưng vẫn vui vẻ
và có ý chí phấn đấu
+Dù cùng một sự việc, nhưng bạn lại chọn cách nhìn tích cực, vui tươi thay vì tiêu cực, u
buồn.
3.Lí do:
+ Sự lạc quan làm tăng cơ hôị thành công. Cuôc̣sống không bao giờ hoàn hảo tuyệt đối.
Nhưng bạn phải luôn tạo cho mình môṭtinh thần lạc quan tin tưởng không sợ bất kì
khó khăn. 
+Lạc quan đỡ dậy những té ngã. Nó khích lệ những ai đang nản lòng. Nó củng cố lòng
tin ở nơi lòng tin dao động. Nó tìm thấy và chỉ ra cái ánh sáng của hi vọng trong bóng
đêm đầy đau khổ
+Tinh thần lạc quan giúp tâm hồn luôn thoải mái, thư thái, có những suy nghĩ tích cực
giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn trong cuộc sống.
4.Dẫn chứng:
+Winston Churchil, trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, vẫn
khẳng định với tất cả mọi người rằng nước Anh sẽ chiến thắng.
+Cả thế giới đêu ngưỡng mô ̣Nick Vujjic là môṭngười không chân không tay vì anh có
môṭtinh thần lạc quan vô bờ.Thế nên thành công luôn mỉm cười với anh, anh đi khắp
nơi để truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người vàrất nhiều người đã được anh
thắp sáng lên.
5.Mở rộng vấn đề:
+Tránh xa những người có thái độ bi quan, khi gặp khó khăn đã buồn bã,chán nản.
+Hiện nay có nhiều người sống "lạc quan chủ nghĩa": dùng phép thắng lợi tinh thần để
ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế. Với cách sống như vậy, họ
sẽ rơi vào u mê, chủ quan, thiếu thực tế. Đây là môṭthái đô ̣sống sai lầm cần tránh để
không trở nên thụ động,trì trệ.
6.Liên hệ bản thân:
+Giữ cho bản thân suy nghĩ "Tôi làm được", tình huống gần như không thể thay đổi có
thể xoay chuyển
+ Tự tạo động lực (phân tích các mặt tốt của vấn đề và dùng triệt để ưu thế)
+ Thấu hiểu những chuyện khó khăn và cố gắng nhìn vào mặt tốt của vấn đề.
II.Đức tính giản dị:
1.Giải thích: Giản dị đó là lối sống giản đơn, tự nhiên mà không phô diễn sự sang trang
hay sự giàu có về vật chất ra bên ngoài, thanh bạch và luôn biết khiêm nhường.
2.Biểu hiện

-Người giản dị là người biết cách ăn mặc đúng trang phục,phù hợp với bản thân, điều
kiện kinh tế, không cầu kì.

-Là người ăn nói cẩn thận, không khoa trương ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và
đầy đủ.

-Thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng mục đích; nhìn nhận sự việc đúng
mức.

-Là người có cách cư xử tự nhiên và gần gũi với mọi người.

3.Bàn luận:

-  Đức tính giản dị là một đức tính quý báu của dân tộc ta.Vì nước ta là nước nông
nghiệp và cũng chính hoàn cảnh lịch sử nên đã phần nào hình thành đức tính giản dị của
người dân Việt Nam.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý
nghĩa và thoải mái. Sống không bon chen , ghen tị, đua đòi và không bị phụ thuộc vào
những của cải vật chất vô nghĩa

- Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Tính giản dị giúp ta trở thành
môṭcon người biết cách ứng xử,giúp ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuôc̣sống và
cũng như với mọi người xung quanh.

4.Dẫn chứng

- Nguyễn Bỉnh Khiêm vì thời thế hỗn loạn,ông muốn giữ được sự thanh bạch cho tâm
hồn mình nên ông đã rời xa chốn lợi danh cáo lão về quê sống cuộc đời ẩn dật, an nhàn.
Tâm không vướng bận chính vì thế những người sống giản dị họ hiện lên thanh cao
thoát tục.

- Mark Zuckerburg-chủ nhân của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, hình ảnh anh 
luôn xuất hiện và gắn liền với chiếc áo thun màu xanh xanh giản dị đặc trưng, chính điều
đó đã làm nên sự nổi bật của riêng bản thân anh.

5.Mở rộng vấn đề

-Phê phán những con người có thói xa hoa,phô trương không cần thiết.
- Không nên nhầm lẫn giữa sống giản dị với sống xuề xoà , dễ dãi, cẩu thả, vì trong
những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên
trong.

6.Liên hệ bản thân

-Đức tính giản dị là một đức tính tốt cần mỗi người phải học hỏi,giữ gìn.

- Hãy tập cho mình lối sống giản dị từ những sinh hoạt nhỏ nhặt theo thói quen sẽ hình
thành nhân cách của chúng ta.

-Đừng quan trọng giá trị vật chất hãy quan tâm hơn đến giá trị tinh thần.

-Ở tuổi học sinh, ta cần phải tập trung vào việc học tập,tu dưỡng đạo đực ,xây dựng các
mối quan hệ tốt đẹp và sống cởi mở,chân thành,đơn giản.

III.Ý chí nghị lực sống

1.Giải thích: Ýchí nghị lực là một phẩm chất của con người khi họ có bản lĩnh vững
vàng sắn sàng đối mặt,vượt qua những khó khăn,thử thách trong cuộc sống thay vì
buông xuôi,chịu thất bại,từ bỏ.
2.Biểu hiện:
-Thường bình tĩnh tìm ra giải pháp để vượt qua khó khăn thay vì sợ hãi né tránh.
-Kiên trì, dũng cảm đương đầu với sóng gió.
-Có những định hướng rõ ràng, biết xác định mục tiêu, kế hoạch để theo đuổi ước mơ. 
3.Bàn luận
-Ý chí nghị lực là một yếu tố giúp con người thành công.Trên con đường thành công,ắt
hẳn sẽ có rất nhiều thử thách,khó khăn chỉ khi nào ta có ý chí nghị lực mới giúp ta vượt
qua được chúng.
- Ý chí nghị lực tạo cho con người ta bản lĩnh , lòng dũng cảm và long kiên trì . Người
mà có ý chí và nghị lực sẽ luôn là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là
người dám nghĩ, dám làm, dám sống.
-Ý chí nghị lực giúp con người thêm yêu cuộc sống hơn.Khi con người ta có ý chí nghị
lực thì họ sẽ có thể thực hiện được ước mơ của mình và có thêm niềm tin vào bản thân
mình từ đó họ sẽ dần yêu cuộc sống của mình hơn.
4.Dẫn chứng
- Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại
gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010.Năm 2011, anh là người đã chinh phục
đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi
này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
- Beethoven là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị
điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ
đại, nổi tiếng thế giới.
5.Mở rộng vấn đề
-Phê phán những người sống không có ý chí nghị lực chưa làm đã buông xuôi,từ bỏ.
-Có ý chí nghị lực song không có khả năng thì cố gắng đến mấy cũng khó làm được vì
con người cũng có giới hạn của riêng mình
6.Liên hệ bản thân
-Nhận thức được rằng ý chí nghị lực là điều ta cần phải học hỏi,áp dụng.
- Không bao giờ bỏ cuộc, biết rút kinh nghiệm để vững vàng hơn.

- Không ngừng ra sức học tập làm việc, cống hiến.

- Biết học tập những tấm gương sáng để phấn đấu hơn

IV.Lòng dũng cảm

1.Giải thích: Lòng dũng cảm là không sợ hiểm nguy,khó khăn hay là sẵn sang hy sinh
bản thân mình để bảo vệ,cứu giúp người khác trước hiểm nguy.

2.Biểu hiện

- Không run sợ,hèn nhát,dám đối đầu với những khó khăn và nguy hiểm

-Dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu,các ác để bảo vệ công lý,sự thật.

-Dám nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân, làm những điều mình muốn.

3.Bàn luận:

-Lòng dũng cảm đã trở thành một chuẩn mực xã hội hay là một trong những tiêu chuẩn
để đánh giá giá trị của con người. Ta có thể thấy rõ được từ thời chiến tranh đến nay
con người ta luôn coi trọng lòng dũng cảm.
-Lòng dũng cảm giúp ta dám khẳng định chính bản thân mình, không hèn nhát, lùi bước
trước những thử thách của cuộc sống.Vì trong cuộc sống không thử thách nào có thể
biết trước cả ta chỉ có thể thật dũng cảm đối đầu với nó.

- Hành trang đầu tiên để thực hiện ước mơ chính là lòng dũng cảm. Dũng cảm làm theo
tiếng gọi thực hiện ước mơ của trái tim, dũng cảm nhìn nhận những lỗi lầm để rút kinh
nghiệm và còn phải dũng cảm để tiếp bước trên con đường đi đến ước mơ, hoài bão

4.Dẫn chứng

-Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung
lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức
khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh
sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình.

- Anh hùng Trần Quốc Toản tuy mới 15 tuổi mà đã muốn xung phong đánh quân
Nguyên Mông, không được đồng ý nên tức giận bóp nát quả cam.

5.Mở rộng vấn đề

-Phê phán những con người sống hèn nhát,không biết đương đầu trước khó khăn,thử
thách.

-Ta cần phải phân biệt lòng dũng cảm thực sự với sự bồng bôṭliều liñh nhất thời hùa
theo những điều sai trái , bất chấp lời khuyên răn của mọi người để rồi không chỉ hại
người mà còn hại người khác.

6.Liên hệ bản thân

– Bài học nhận thức: hiểu giá trị đúng đắn mà lòng dũng cảm mang lại

– Bài học hành động:  Tu dưỡng, rèn luyện dòng dũng cảm từ những việc nhỏ bé nhất
trong cuộc sống hàng ngày để có dũng khí đương đầu với những khó khăn.

V.Tình bạn

1.Giải thích: Tình bạn là sự gắn bó thân thiết,gần gũi giữa hai hay nhiều người có sự
tương đồng về sở thích,tính cách hay lí tưởng. Tình bạn được xây dựng bằng lòng tin va
thời gian, trong sáng và chân thành giữa hai hoặc nhiều cá thể với nhau. 

2.Biểu hiện:

-Biết tôn trọng,đồng cảm,sẻ chia và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
- Đối xử chân thành, tin tưởng và không màng tới vật chất khi chơi chung với nhau.

- Không lừa dối hay lợi dung nhau.

3.Bàn luận

-Tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn rất là
nhiều. Vì tình bạn chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ta cũng như đem lại cho ta
sức mạnh to lớn giúp ta vượt qua khó khăn.

-Tình bạn đẹp giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Khi ta nhìn nhận,học hỏi những gì
tốt đẹp thì chính bản thân ta cũng có thể tốt lên.Bạn chính là tấm gương phản chiếu
tính cách của ta.

-Tình bạn giúp ta trưởng thành hơn,giàu nghị lực trong cuộc sống hơn.Vì sau mỗi lần
cãi nhau thì ta mới có thêm bài học và biết cách trân trọng tình bạn hơn.

4.Dẫn chứng

-Tình bạn giữa thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí và người bạn tri kỉ thuở thiếu thời được ông
gọi với cái tên thân thương - Nghiệp "đen". Thầy Nguyễn Ngọc Kí tâm sự nếu không có
người bạn này, sẽ không có ông của ngày hôm nay. Giờ nay,ở tuổi ngoài 70, hai ông vẫn
luôn gắn bó với nhau trên chiếc xe đạp thân quen. 

-Tình bạn đẹp giữa Xuân Diệu và Huy Cận , hai ông cùng nhau đồng hành từ lúc học đại
học vượt qua bao nhiêu gian khó đến ở bên nhau lúc già.

5.Mở rộng vấn đề:

-Phê phán những người không biết coi trọng tình bạn hay những người giả dối,ghen tị
với bạn bè.

6.Liên hệ bản thân:

-Biết coi trọng tình bạn hiện tại của mình.

-Cần xây dựng tình bạn dựa trên sự chân thành,sự tôn trọng lẫn nhau.

-Học cách thấu hiểu,lắng nghe để có được tình bạn bền vững.

VI.Tình yêu thiên nhiên


1.Giải thích: Thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không phải do
con người tạo ra do hình thành sẵn trong tự nhiên dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo
nên các vật thể trong tự nhiên thường thấy. Tình yêu thiên nhiên là sự yêu mến,t rân
trọng thiên nhiên đã bao bọc và mang lại cho cuộc sống chúng ta an lành.

2.Biểu hiện:

-Sống hòa hợp, gắn bó, rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên hung vĩ đó.

-Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường.

3.Bàn luận:

-Những nhu cầu cần thiết của con người đa phần đều khai thác từ nguyền tài nguyên
thiên nhiên có sẵn mà tạo hóa ban tặng con người.

-Thiên nhiên chính là người bạn tốt của con người, chúng ta cần phải biết yêu thiên,
bảo vệ môi trường vì chính nó đang giúp ta bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.

-Sống trong một không gian tràn ngập bóng cây xanh cùng với những sắc hoa rực rỡ tô
điểm thêm cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc, vì thế nên tâm hồn con người cũng trở
nên thoái mái,nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn.

4.Dẫn chứng

-Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) trải qua năm 2018 đáng nhớ khi Giám
đốc Ngụy Thị Khanh trở thành người Việt đầu tiên nhận Giải thưởng Môi trường
Goldman, giải “Nobel môi trường thế giới”, cho những đóng góp của cá nhân và
GreenID trong thúc đẩy tương lai năng lượng sạch và bầu không khí trong lành tại Việt
Nam.

-13 năm tuổi, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) không chỉ hoạt động tại
Việt Nam mà còn vươn ra khu vực trong mảng bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. “Một trong những ấn tượng lớn nhất năm 2018 là sự tham gia tích cực và chủ
động của các doanh nghiệp Việt Nam vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi
trường”, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature, cho biết.

5.Mở rộng vấn đề

-Phê phán những con người phá hoại thiên nhiên,khai thác tài nguyên thiên nhiên
không có điểm dừng.
-Phê phán những con người không có tình yêu thiên nhiên cũng như không có chủ
nghĩa bảo vệ môi trường.

6.Liên hệ bản thân

-Nhận biết được rằng ta cần phải có tình yêu thiên nhiên.

-Bài học hành động:Ta cần phải ý thức được việc bảo vệ thiên nhiên. Ta cần bảo vệ môi
trường từ những hành động nhỏ nhất như vứt rác đúng quy định đến những hoạt động
lớn hơn.

VII.Niềm tin

1.Giải thích: Niềm tin là sự tin tưởng tích cực,tín nhiệm vào một việc gì đấy hay chính là
sự kì vọng về bản thân chúng ta,những người xung quanh ta hay xã hội.. Niềm tin
thường đến từ cảm nhận chủ quan,từ nhận thức vốn có.

2.Biểu hiện:

-Biết đặt niềm tin vào mình và người khác đúng chỗ.

-Suy nghĩ lac quan, tích cực về một sự việc.

-Không bao giờ ngừng từ bỏ hay nỗ lức về một điều mình tin mình làm được.

3.Bàn luận:

-Niềm tin giúp con người không chùn bước trước khó khăn khi có niềm tin vào chính
bản thân mình thì ta sẽ như được tiếp thêm động lực

-Niềm tin giúp con người tạo dựng các mối quan hệ ,khi ta thật sự tin tưởng ai đấy thì
ta mới có thể yêu thương,sẻ chia với người đấy; từ đó,con người trở nên gắn kết với
nhau hơn.

- Niềm tin đôi khi cũng giống như hệ điều hành của bộ não, khi có niềm tin vào một việc
gì đấy ta mới có thể thực hiện.

4.Dẫn chứng

-Nhà văn nổi tiếng thế giới Andersen của Đan Mạch là một ví dụ điển hình cho những
con người có niềm tin và nghị lực. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo khó và ông
phải lên thành phố Copenhagen để đóng kịch và quét dọn kiếm tiền để ấp ủ ước mơ là
làm một công việc liên quan đến nghệ thuật. Niềm tin lớn lao của ông đã giúp ông trở
thành một nhà văn cho trẻ em nổi tiếng thế giới với những tác phẩm như Vịt con xấu xí,
Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga,.

.-  Anh em nhà Wright tuy chỉ là những người thợ sửa xe đạp bình thường, không có
hiểu biết về cơ khí hơn những người cùng thời. Tuy nhiên, với niềm tin và khát khao
chinh phục bầu trời, họ đã phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên.

5.Mở rộng vấn đề:

-Tránh xa những người mất niềm tin dễ dàng, quá nhanh chóng vào một việc gì đấy.

-Phê phán những người lợi dụng lòng tin của con người mà trục lợi.

-Ta cũng cần phân biệt niềm tin mù quáng và niềm tin đúng đắn.

6.Liên hệ bản thân:

-Nhận biết niềm tin là điều cần thiết trong cuộc sống.

-Đặt niềm tin vào chính bản thân mình và người khác đúng chỗ trong tùy trường hợp

-Không thất hứa với ai.

-Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực về một sự việc.

VIII.Tinh thần cống hiến

1.Giải thích: Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình
đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con
người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng
hiến theo sự mách bảo của trái tim…

2.Biểu hiện:

-Quên đi những lợi ích vị kỉ, tầm thường của bản thân để đóng góp vào lợi ích chung.

-Đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực để đóng góp cho lợi ích chung, hi sinh cái “tôi” riêng
nhỏ bé để phục vụ cho cái “ta”.

3.Bàn luận
-Tinh thần cống hiến giúp con người khẳng định được giá trị của bản thân mình. Khi ta
sử dụng trí tuệ của mình cho lợi ích chung ta sẽ được đánh giá rất cao và trở nên có ích
cho xã hội,

-Chúng ta được sinh ra trong nên hòa bình nhờ sự cống hiến lẫn hi sinh của các chiến sĩ
nên chúng ta cần phải cống hiến hết sức mình để xã hội phát triển hơn.

-Tinh thần cống hiến giúp lan tỏa những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. Khi
chúng ta cống hiến, người khác sẽ nhìn vào chúng ta mà tiếp bước.

4.Dẫn chứng

-Ðồng chí Phan Văn Khải là một đảng viên trung kiên, là tấm gương sáng về đạo đức
cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, về tinh thần cống hiến hết mình vì sự nghiệp
cách mạng của Ðảng, của đất nước. Ðồng chí mất đi nhưng hình ảnh một Thủ tướng
hết lòng vì công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước sẽ còn sống mãi trong
chúng ta.

-Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh đã dùng
trí tuệ cũng nhưu lòng tốt của mình để tạo ra máy phát gạo ATM. Anh vẫn tự dặn lòng:
“Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”

5.Mở rộng vấn đề:

-Phê phán nhiều người không có tinh thần cống hiền, chỉ biết đến bản thân mình, coi
việc chung là việc của người khác.

-Ta cần phải cống hiến đúng chỗ, đúng mục đích, chứ không phải việc gì cũng cống
hiến.

6.Liên hệ bản thân

-Nhận thức được việc phải cống hiến cho đất nước, xã hội

-Ở tuổi học sinh, cần phải học tập chăm chỉ để sau này dung trí tuệ cống hiến cho đất
nước.
 

You might also like