You are on page 1of 5

BT TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Dạng 1: Xác định cấu trúc QPPL


+) Cấu trúc của quy phạm pháp luật: Giả định- Quy định- Chế tài:
Công thức chung: “Nếu …(Giả định- Hoàn cảnh áp dụng) thì … (Quy định- Cách xử sự mà nhà nước yêu
cầu) mà khác thì sẽ…(Chế tài- Biện pháp xử lý khi không thực hiện quy định)”
+) Nhận xét phương thức thể hiện: qua cấu trúc của quy phạm đã phân tích ở trên xác định phương thức
thể hiện là 1 trong 4 dạng sau + giải thích
 Trực tiếp: Có đủ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài
 Quy định ẩn: Bộ phận quy định bị ẩn đi. Chỉ ra quy định ẩn đi là gì? (VD: “Ai không đội mũ bảo
hiểm phạt 200 nghìn đồng”- quy định bị ẩn đi: phải đội mũ bảo hiểm
 Gửi chế tài: chế tài được để ở cuối văn bản hoặc 1 văn bản khác
 Viện dẫn mẫu: cuối quy phạm thường có câu “theo quy định của pháp luật
+) Khách thể của QPPL trên: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi VPPL xâm hại
VD: 1. “Ai không đội mũ bảo hiểm phạt 200 nghìn đồng”, hành vi VPPL là không đội mũ bảo hiểm, thì
QHXH bị xâm hại ở đây là quan hệ dân sự, cụ thể là quy định về an toàn giao thông
2. “ Giết người” : Quyền được bảo vệ tính mạng
+) Tội phạm trong QPPL trên thuộc mức độ nghiêm trọng nào?: Có 4 mức độ, dựa vào mức phạt tù trong
QPPL để xác định (3-7-15)
 Tội phạm ít nghiêm trọng: <3 năm
 Tội phạm nghiêm trọng: 3-7 năm
 Tội phạm rất nghiêm trọng: 7-15 năm
 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 15-20 năm, chung thân hoặc tử hình

Dạng 2: Xác định cơ cấu/ Các thành phần của Quan hệ pháp luật
+) Có QHPL trong tình huống trên hay không/ Xác định QHPL trong tình huống trên: Dựa vào điều
kiện phát sinh của QHPL(3):
 Chủ thể: Có năng lực chủ thể của QHPL (VD: anh A 20 tuổi, kết hôn với chị B 20 tuổi nhận thức
bình thường, chủ thể trong TH trên đủ độ tuổi, năng lực nhận thức (…), đủ năng lực chủ thể
 Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, doanh
nghiệp, luật bầu cử,….
+) Hôn nhân: Luật hôn nhân và gia đình
+) Mua bán, ký kết hợp đồng: QPPL về vấn đề hợp đồng trong bộ luật dân sự và luật thương mại
 Sự kiện pháp lý:
o Hôn nhân: Đăng ký kết hôn
o Mua bán: Ký kết hợp đồng
+) Xác định dạng của QHPL: dân sự, hình sự hay hành chính
+) Xác định cơ cấu của QHPL :
 Chủ thể: Là những ai? Có năng lực chủ thể hay không?
 Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của từng bên :
o Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho pháp luật cho phép
VD: Mua bán:
Bên mua: Nhận tài sản từ bên bán
Bên bán: Nhận tiền từ bên mua
o Nghĩa vụ pháp lý: Cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành theo quy định
pháp luật
VD: Mua bán:
Bên mua: Thanh toán tiền cho bên bán
Bên bán: Giao tài sản cho bên mua
 Khách thể: là những gì QHPL hướng tới
VD: mua bán(quyền sở hữu vật mua bán ấy), quyền sáng chế, quyền tác giả,….
+) Kể tên sự kiện pháp lý: Gồm 2 loại: Sự biến và hành vi

 Hành vi: Là những sự kiện xảy ra thông qua ý chí của con người
 Sự biến: là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc hoặc không trực tiếp phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người nhưng cũng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt 1 QHPL
Ví dụ: A ký hợp đồng mua điện thoại với B, lúc B đưa điện thoại cho A thì làm rơi,

 Hành vi: Ký kết hợp đồng


 Sự biến: B làm rơi điện thoại
+) Sự kiện pháp lý tác động thế nào với QHPL: phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.
o Chấm dứt QHPL: Ly hôn
o Phát sinh QHPL: Kết hôn, ký kết hợp đồng
o Thay đổi QHPL: Làm rơi điện thoại (Anh A có thể mua điện thoại giá rẻ hơn hoặc không mua
điện thoại như hợp đồng ban đầu)

Dạng 3: Thực hiện pháp luật


+) Xác định hình thức thực hiện pháp luật: Liệt kê hành vi rồi xác định hình thức
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

 Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những quy phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm
bằng hành vi thụ động, trong đó chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật
cấm ( Quy phạm cấm đoán)
VD: không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu...
 Chấp hành pháp luật: Thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách
tích cực, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ bằng những hành vi tích cực. (Quy phạm bắt
buộc)
VD: Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước khi có hoạt động kinh doanh, đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông
 Sử dụng pháp luật: Thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật
cho phép (Quy phạm trao quyền)
VD: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy
định của pháp luật
 Áp dụng pháp luật: là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục, trình tự do pháp luật
quy định nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật hiện hành đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể
trong trường hợp cụ thể
+) Nhận xét về hành vi trong tình huống: Hợp pháp hay bất hợp pháp (Lưu ý: Hành vi thực hiện pháp
luật là hợp pháp)

Dạng 4: Xác định cấu thành VPPL


+) Có hành vi VPPL trong tình huống trên hay không? Dựa vào dấu diệu VPPL :
• Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
• Xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ
• Hành vi trái pháp luật
+) Phân tích cấu thành VPPL (4 yếu tố)

 Mặt khách quan


o Hành vi (miêu tả)
o Hậu quả
o Quan hệ nhân quả trực tiếp
 Mặt chủ quan:
o Lỗi (Lỗi gì? Vì sao?) xác định là lỗi (là cố trực tiếp hay cố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay
vô ý do cẩu thả). Trường hợp tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác
định là lỗi cố ý hay vô ý.
o Động cơ/mục đích
 Chủ thể:
Là ai(Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội)? Có năng lực trách nhiệm pháp lý để thực hiện hành vi
VPPL ( phải đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người thực hiện
hành vi phạm tội)

 Khách thể:
o Đánh nhau (Quyền được bảo vệ tính mạng và sức khỏe)
o Giết người (Quyền được sống của nạn nhân)
o Trộm cắp (Quyền sở hữu tài sản của nạn nhân)

+) Nếu là luật sư A biện luận như nào để giảm tội cho chủ thể?
+) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm (3-7-15)

Bài tập về lỗi (Chỉ lỗi+ Chủ thể)


Chủ thể: Là ai(Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội)? Có năng lực trách nhiệm pháp lý để thực hiện
hành vi VPPL? ( phải đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người
thực hiện hành vi phạm tội)
Lỗi: 1 trong 4 lỗi + giải thích

 Lỗi cố ý: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
o Cố ý trực tiếp: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
VD: C và D xảy ra mâu thuẫn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức
được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra
o Cố ý gián tiếp: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho
hậu quả xảy ra.
VD: B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến
chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc
hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp
 Lỗi vô ý: thấy/ không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội
o Vô ý do cẩu thả: không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
VD: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền
cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp
này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả
không mong muốn.
o Vô ý vì quá tự tin: thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
VD: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử
nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm
soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp
này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin.

You might also like