You are on page 1of 3

Đặc điểm của kinh tế độc quyền

1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

*Các tổ chức độc quyền đã hình thành bằng cách liên kết các xí nghiệp tư bản
quy mô lớn với nhau và các tổ chức độc quyền này cũng lần lượt phát triển qua
các hình thức tổ chức từ đơn giản tới phức tạp

- Cartel là mô hình tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn kí các
hiệp định thỏa thuận với nhau về giá cả, về quy mô sản lượng, về thị trường tiêu
thụ và kì hạn thanh toán

=> khi tham gia vào cartel này thì việc tổ chức và bán hàng là hoàn toàn độc lập
với nhau nhưng chúng thỏa thuận với nhau về giá bán, về mức sản lượng trong
từng giai đoạn một bằng cách kí kết với nhau một hiệp định, hiệp ước. Thông
qua đó chúng can thiệp vào mức cung của hàng hóa trên thị trường cho nên chi
phối được quan hệ cung cầu và đặt ra được giá cả độc quyền với loại hàng hóa
của mình cung ứng trên thị trường đó.

Vd: Opec là tổ chức cartel quy mô lớn, các quốc gia nằm trong tổ chức này đã
thống nhất với nhau về sản lượng khai thác dầu thô cung ứng cho thị trường thế
giới và thông qua đó nó can thiệp được vào giá cả trên thị trường thế giới.

- Syndicate mô hình tổ chức độc quyền các thành viên độc lập về sản xuất, việc
mua- bán do một ban quản trị chung của syndicate đảm nhận.

=> ở đây không chỉ là là sự thỏa thuận về gia sbans và sản lượng mà toàn bộ việc
bán hàng, sản lượng bao nhiêu giá cả thế nào đã được tổ chức chung dưới một ban
quản trị ở trong đó có sự tham gia của các thành viên của tổ chức syndicate. Việc
tổ chức như vậy nó đã chặt chẽ hơn cartel.

- Trust là mô hình tổ chức độc quyền trong đó việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều
do một ban quản trị thống nhất quản lý.

=> Sự khác biệt của các thành viên tham gia tổ chức độc quyền chỉ là mức tài
chính mà họ đóng góp tức là mức cổ phiếu trong công ty, quyền lực của họ đối với
doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ cổ phiếu mà họ sử dụng
- consortium là mô hình tổ chức bao hàm cả các nhà TB lớn, các syndicate, trust
thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan về kinh tế, kĩ thuật.

Vd: ngành luyện kim, ngành nhiệt điện liên quan về mặt kĩ thuật so với ngành khai
khoáng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nó thì những doanh nghiệp thuộc các
ngành này nó có thể liên kết với nhau thành một tổ chức độc quyền, không chỉ các
doanh nghiệp TB lớn mà ngay bản thân cartel, trust,syndicate

2.Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi
phối

- Tư bản tài chính là gì? Là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của 1 số
ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà
công nghiệp.

-Sự hình thành TBTC:

+Nhờ địa vị người cho vay-> TB độc quyền ngân hàng cử đại diện vào độc quyền
công nghiệp theo dõi sử dụng vốn vay, hoặc đầu tư trực tiếp vào độc quyền công
nghiệp.

+Qúa trình xâm nhập trở lại của TB độc quyền công nghiệp vào TBĐQNH cũng
diễn ra thông qua việc TBĐQCN mua cổ phần của ngân hàng lớn,

- Hệ thống tài phiệt

+ Về kinh tế: chế độ tham dự? bằng một số vốn ban đầu nhà tài phiệt đó không đầu
tư cụ thể vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ chỉ dùng tài chính của mình
để mua cổ phần ở công ty mà họ chỉ mua cổ phần với tỉ lệ cổ phiếu khống chế, tức
là phải mua cổ phần áp đảo hoàn toàn so với cổ đông khác

Vd một doanh nghiệp có 10 thành viên tham gia mua cổ phần, mỗi doanh nghiệp
mua 5-10%, trùm tài phiệt vào mua 40-50% và đó là cổ đông lớn nhất và khi bỏ
phiếu sẽ có vai trò quyết định đến kết quả dẫn dắt hoạt động của toàn bộ công ty-
“công ty mẹ”-> mua cổ phiếu chi phối, thống trị các “cty con” -> cty cháu,.. theo
kiểu mắt xích

+ về chính trị: tranh cử vào bộ máy nhà nước thao túng các hoạt động

3.Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến


Căn cứ vào tính chất hoạt động phân thành:

- Đầu tư trực tiếp (FDI): xây dựng xí nghiệp tư bản hoặc mua lại xí nghiệp đang
hoạt động ở nước đang nhập khẩu, trực tiếp kinh doanh thu P cao, biến thành một
chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc.

-Đầu tư gián tiếp (ODA) thông qua cho vay thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá; quỹ đầu tư chứng khoán, thông qua định chế tài chính
trung gian không trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư.

4.Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền

- Qúa trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, xuất khẩu tư bản tăng lên về quy
mô và phạm vi tất yếu dẫn đến phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư
bản độc quyền và hình thành tổ chức độc quyền quốc tế ( cartel, syndicate, trust
quốc tế)

5.Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản

- Lenin: “ CNTB phát triển càng cao, nguyên liệu thiếu thốn, cạnh tranh gay gắt,
tìm kiếm nguyên liệu thê giới ráo riết thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng
quyết liệt hơn”

- Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đồng đều của các nước TB dẫn đến
cuộc chiến tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới sau khi đã chia xong.

-Từ những năm 50 của tk 20 chủ nghĩa thực dân cũ suy yếu do phong trào dân tộc
phát triển. Cường quốc TB chính sách thực dân mới mà nội dung là viện trợ kinh
tế, kĩ thuật, quân sự duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển.

You might also like