You are on page 1of 3

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN ĐÌNH THI

I. Mở bài:

• Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Thi

• Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ là những lời đúc kết suy ngẫm, cảm xúc của tác giả trong những năm
tháng kháng chiến và những cảm xúc trân trọng, yêu thương của tác giả dành cho đất nước
thân yêu.

II.Thân bài:

a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:

• Từ cảnh của thu Việt Bắc, tác giả nhớ về thu Hà Nội

• “Mát trong”: trong lành, se se lạnh

• So sánh hiện tại với quá khứ: đồng hiện

• “Hương cốm mới”: Đặc trưng của mùa thu Hà Nội, len lỏi trong từng làn gió (so sánh với
“hương ổi” trong thơ Hữu Thỉnh)

• “Nhớ”: Hoài niệm về những năm tháng mùa thu còn ở Hà Nội

• “Chớm lạnh”: vừa chạm khẽ vào cái lạnh, cái se se, hiu hắt đặc trưng của mùa thu.

• Nghệ thuật sử dụng từ tinh tế, đậm chất mùa thu Hà Nội

• “Những con phố dài”: đây là con phố Hà Nội cổ kính, “hơi may”: từ Hán Việt nghĩa là gió
lạnh: Cách sử dụng từ tinh tế, bơi nếu sử dụng từ “gió lạnh” sẽ làm mất đi không khí của
mùa thu.

• Sự quyết tâm ra đi vì chí lớn non sông của người con Hà Nội “đầu không ngoảnh lại”

• Sự lưu luyến quê hương của người con Hà Nội: “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

• Ẩn trong là nỗi nhớ tha thiết quê hương cùng tình yêu Hà Nội nồng nàn

b. Mùa thu ở chiến khu Việt Bắc: Sự thay đổi tâm trạng của tác giả giữa quá khứ và hiện tại

• Câu thơ khẳng định: “Mùa thu nay đã khác rồi”: thể hiện niềm hân hoan, phấn khởi trước
cuộc sống mới.

• “Tôi đứng nghe vui giữa núi đồi”: ba động từ liên tiếp trong câu, thể hiện sự chú ý cao độ,
đặt trọng tâm tuyệt đối hướng về đất nước.

• Hình ảnh “rừng tre” xuất hiện: biểu trưng cho con người Việt Nam

• “phấp phới”: từ láy tả hình ảnh, thường gợi lên hình ảnh của những vật mỏng, nhỏ bay trong
Hình ảnh “trời thu” “trong biếc”: mùa xanh của hi vọng, tự do cùng với âm thanh “nói cười
tha thiết”: niềm vui lan tỏa, tâm thế của những con người làm chủ đất nước

• Nhà thơ khẳng định niềm tự hào dân tộc, tự hào về đất nước giàu đẹp của mình. (so sánh
với Bình Ngô đại cáo).

• Lời thơ là sự khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định độc lập đất nước.
• Điệp ngữ “đây”

• Biện pháp liệt kê: khẳng định đất nước này mãi mãi là của dân tộc Việt

• Điệp ngữ “chúng ta”: khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc, lời tuyên ngôn chắc nịch.

• Đoạn thơ mang cảm hứng sử thi, khẳng định chủ quyền dân tộc, nhân vật trữ tĩnh trong tâm
thế tự do ngẩng cao đầu.

• c. Hình ảnh của đất nước trong chiến tranh đau thương

• Niềm tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông “nước những người chưa bao giờ
khuất”: những người con Việt cứ lớp này đến lớp khác đứng lên vì tự do dân tộc => Nhắc
chúng ta nhớ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

• “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”: tiếng hồn của dân tộc “vọng nói về”, mỗi đếm trải suốt
bốn nghìn năm.

• Hình ảnh của đất nước trong đau thương, tang tóc:

• Đối lập với hình ảnh thanh bình bên trên – hình ảnh dây thép gai

• Nghệ thuật nhân hóa: cảm giác đau thương, căm phẫn nghẹn ngào

• Hình ảnh “đêm dài hành quân” trở nên thi vị vì “nhớ mắt người yêu” =>Tình yêu đôi lứa hòa
quyện cùng tình yêu đất nước, trở thành động lực phấn đấu cho Tổ quốc. Hình ảnh đất nước
trong chiến tranh đầy đau khổ

• Nhưng đau khổ hơn khi tác giả diễn tả sự độc ác, tàn bạo của quân thù “Bát cơm … lột da”=>
Hoàn cảnh ấy đã rèn giũa lên những người anh hùng.

• Sự tương phản giữa tội ác của giặc và sự đau thương, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta góp
phần khẳng định phẩm chất anh hùng. Khẳng định chân lý: yêu hòa bình, lòng yêu nước của
dân tộc.

• Tiếp theo, Nguyễn Đình Thi khẳng định lại tinh thần chiến đấu kiên dũng, anh hùng của
người dân Việt Nam, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn.

d. Hình ảnh đất nước với khát vọng hướng tới tương lai

• Hình ảnh tương lai tươi sáng của dân tộc được xây đắp từ những đau thương

• Hình ảnh “trời đất mới”, “bát ngát ánh bình minh”: tượng trưng cho ngày mai tươi sáng của
dân tộc

• Tác giả mượn hình ảnh “tức nước vỡ bờ” để miêu tả sự dữ dội của những con người đứng
lên từ máu và nước mắt

• Kết bài thơ là “Nước Việt Nam … sáng lòa”: đây là hình ảnh so sánh đối chiếu tinh tế (bùn –
sáng lòa): ngời lên ý chí và tinh thần của người Việt.

e. Kết luận chung:

• Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc lồng trong tinh thần yêu nước

• Lời thơ chứa chan niềm tự hào, tươi vui, tự hào truyền thống dân tộc.

• Mạch cảm xúc chuyển biến tinh tế, khi vui khi buồ
• III. Kết bài:

• Khẳng định lại vấn đề

• Nêu ý kiến cá nhân

You might also like