You are on page 1of 2

My G:

*MB Chung: Chế Lan Viên từng nói rằng: “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi.
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”. Quả đúng như chia sẻ của mình nhà thơ ....đã không ngừng
nhặt lấy chữ của đời để dệt nên những câu thơ neo đậu cảm xúc mãi trong lòng người đọc thông qua tác
phẩm....
*KB: Mãi mãi văn học sẽ là một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn con người những tư
tưởng tình cảm đẹp đẽ. Dòng sông ấy bất diệt trong thời và trong lòng người...
<>Tây tiến ###:
MB: Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào
hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái
hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây
Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là
cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của
những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ
Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ
nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất...
KB: Bài thơ Tây Tiến khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Bài thơ rất hay và ý
nghĩa, cho ta hiểu thêm rất nhiều được những sự vất vả, những gian khổ, khó khăn như thế nào các anh
mới dành cuộc sống độc lập như bây giờ. Lớp trẻ ngày nay nên học tập thế hệ đi trước để bảo vệ tổ quốc
xây dựng non sông đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.
<>Việt bắc -^^-:
MB: Trong nền văn học cách mạng Việt Nam, chúng ta từng xúc động khi nghe những câu thơ dậy sóng
của Phan Bội Châu, những vần thơ thép của Hồ Chí Minh. Và những vần thơ bom đạn phá cường quyền
của Sóng Hồng. Nhưng có lẽ phải đến thơ Tố Hữu, dòng văn học cách mạng Việt Nam mới thực sự đạt
đến trình độ “trữ tình”. Trong đó, bài thơ Việt Bắc được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố
Hữu. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Tố Hữu đã cấy chất họa, chất nhạc vào thơ để tạo nên những
vần thơ tuyệt bút.
KB: Khép lại bài thơ là một cảm xúc khó quên. Bài thơ Việt Bắc không chỉ là bài thơ tiêu biểu của thi ca
kháng chiến mà còn là tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách thơ của Tố Hữu. Với thể thơ lục bát được sử
dụng sáng tạo, sự thành công của cặp đại từ "mình – ta", bài thơ đã có một chỗ đứng vững trong lòng
người đọc và nền thi ca cách mạng Việt Nam.
<>Đất nước ^-^:
MB: Nếu có ai hỏi tôi hai tiếng thiêng liêng nhất mà tôi biết là gì, tôi chẳng ngần ngại mà trả lời là "Đất
Nước". Chỉ hai từ ngắn gọn nhưng mỗi khi vang lên ta thấy được sự cao cả, trang trọng nhưng lại rất đỗi
bình dị và gần gũi. Trong giai đoạn 1945-1975, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm như một bản giao
hưởng trầm hùng bay lên với biết bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng năm tháng. Hình ảnh thơ
hiện lên xiết bao bình dị, gần gũi, mang tính biểu tượng sâu sắc đúng với đất nước ta.
KB: “Đất Nước” là bài thơ giàu suy tư và triết lí, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của Nguyễn
Khoa Điềm về Đất Nước. Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm tri thức, lại có thêm một
cách nhìn nhận về Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình
được sinh ra và lớn lên.
<>Sông Đà be like:>:
MB: Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của những người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.
Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Ông quan niệm: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ
thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”. Và tùy bút “Người
lái đò Sông Đà” là một tác phẩm như thế.
KB: Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” vẫn còn đọng
mãi trong kí ức người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ
mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân-một người nghệ sĩ suốt
đời đi tiềm kiếm cái đẹp của nhân loại.

You might also like