You are on page 1of 301

1.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ

Biên soạn: ThS. Lâm Vĩnh Sơn

ThS. Nguyễn Trung Dũng


Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ

Ấn bản 2014
MỤC LỤC I

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƢỚNG DẪN............................................................................................................. V
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ........................................................... 1
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG ............................................................................................. 1
1.2 KHÔNG KHÍ ........................................................................................................ 3
1.2.1 Thành phần hóa học ........................................................................................ 3
1.2.2 Thông số vật lý của không khí ẩm ..................................................................... 3
1.3 GIẢN ĐỒ I-D CỦA KHÔNG KHÍ ẨM ....................................................................... 6
1.3.1 Quá trình đun nóng và làm lạnh ........................................................................ 6
1.3.2 Quá trình làm ẩm đoạn nhiệt không khí ............................................................. 7
1.3.3 Quá trình làm ẩm đẳng nhiệt không khí ............................................................. 8
1.3.4 Quá trình hòa trộn không khí ............................................................................ 9
1.4 NHIỆT ĐỘ HIỆU QUẢ TƢƠNG ĐƢƠNG ................................................................ 11
BÀI 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.......................................... 13
2.1 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ..................................................................... 13
2.2 NGUỒN GỐC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ .................................................................... 13
2.2.1 Nguồn ô nhiễm tự nhiên ..................................................................................14
2.2.2 Nguồn ô nhiễm nhân tạo .................................................................................14
2.3 CÁC CHẤT Ô NHIỄM .......................................................................................... 16
2.4 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ............................. 18
2.4.1 Ô nhiễm không khí do các quá trình đốt nhiên liệu .............................................18
2.4.2 Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp ..............................................20
2.4.3 Ô nhiễm không khí do bụi ...............................................................................25
2.4.4 Ô nhiễm không khí do nhiệt .............................................................................29
2.4.5 Ô nhiễm không khí do mùi hôi .........................................................................32
2.4.6 Quá trình biến đổi của chất ô nhiễm trong khí quyển ..........................................33
2.4.7 Phát tán chất ô nhiễm trong không khí ..............................................................35
2.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ..................................... 47
2.6 HIỆU QUẢ XỬ LÝ ............................................................................................... 47
2.7 KỸ THUẬT THÔNG GIÓ ...................................................................................... 48
2.7.1 Các biện pháp khống chế ô nhiễm trong môi trường lao động ..............................49
2.7.2 Các phương thức sử dụng ................................................................................49
2.7.3 Các phương pháp thông gió .............................................................................50
BÀI TẬP ................................................................................................................. 51
BÀI 3: TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI......................................................... 53
3.1 CÁC TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN VỀ KHÍ .............................................................. 53
II MỤC LỤC

3.1.1 Nồng độ cho phép của các loại bụi và hơi khí độc trong không khí ........................53
3.1.2 Các tiêu chuẩn/quy chuẩn hiện hành đối với khí thải ...........................................54
3.2 KIỂM TOÁN NGUỒN THẢI.................................................................................. 56
3.3 ĐO ĐẠC CHẤT Ô NHIỄM TRONG ỐNG THẢI ........................................................ 58
3.3.1 Đo nồng độ bụi trong ống thải .........................................................................59
3.3.2 Đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải ..............................................................62
3.4 KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM TRONG MÔI TRƢỜNG KHÍ ............................................. 63
3.4.1 Chuyển đổi vật chất trong môi trường không khí ................................................63
3.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán chất ô nhiễm trong khí quyển................66
3.5 PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN SỰ KHUẾCH TÁN CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÔNG KHÍ
................................................................................................................................... 70
3.5.1 Phân loại các nguồn thải chất ô nhiễm ..............................................................70
3.5.2 Phương trình vi phân cơ bản khuếch tán chất ô nhiễm vào môi trường khí .............71
3.5.3 Giới thiệu phương pháp tính toán .....................................................................72
3.6 BÀI TẬP SỰ PHÂN TÁN KHÍ THẢI VÀO KHÍ QUYỂN ............................................ 82
BÀI 4: TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH ........................................ 88
4.1 TÍNH TOÁN NHIỆT ............................................................................................ 88
4.1.1 Phương trình cân bằng nhiệt độ của nhà xưởng ..................................................88
4.1.2 Nhiệt độ tính toán của không khí ......................................................................88
4.1.3 Tính toán lượng nhiệt xâm nhập vào phòng .......................................................89
4.1.4 Nhiệt tiêu hao ................................................................................................94
4.1.5 Nhiệt và ẩm xâm nhập vào phòng ....................................................................95
4.2 XÁC ĐỊNH LƢỢNG KHÍ ĐỘC HẠI XÂM NHẬP VÀO NHÀ XƢỞNG ........................... 97
4.2.1 Xác định lượng chất độc hại sinh ra từ thiết bị làm việc dưới áp suất. ....................97
4.2.2 Xác định lượng chất độc hại sinh ra từ thiết bị làm việc ở áp suất âm. ...................98
4.2.3 Xác định lượng chất độc hại thoát ra từ bề mặt dung dịch tự do ......................... 100
4.2.4 Xác định lượng dung môi bay hơi ................................................................... 101
4.2.5 Xác định khí sinh ra do đốt nhiên liệu ............................................................. 102
BÀI 5: THÔNG THOÁNG CỤC BỘ .............................................................................. 104
5.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG .................................................................................. 104
5.2 CÁC YÊU CẦU .................................................................................................. 104
5.3 CÁC GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ ............................................................................ 105
5.3.1 Các sơ đồ thông gió cơ bản............................................................................ 105
5.3.2 Phân loại hệ thống thông gió ......................................................................... 106
5.4 CÁC LOẠI THIẾT BỊ ......................................................................................... 108
5.4.1 Tủ hút ........................................................................................................ 108
5.4.2 Chụp hút ..................................................................................................... 109
5.4.3 Những hộp hút bên cạnh nguồn độc hại .......................................................... 111
5.4.4 Miệng hút trên thành .................................................................................... 112
5.4.5 Phễu hút ..................................................................................................... 116
MỤC LỤC III
5.4.6 Hoa sen không khí ........................................................................................ 117
BÀI TẬP ............................................................................................................... 119
BÀI 6: KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) ................................................................. 121
6.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BỤI ....................................................................... 121
6.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 121
6.1.2 Phân loại bụi ................................................................................................ 122
6.1.3 Vận tốc giới hạn của hạt bụi .......................................................................... 123
6.1.4 Chiều cao hiệu quả của ống khói .................................................................... 124
6.2 MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ NÂNG CAO CỦA LUỒNG GIÓ .............................. 125
6.2.1 Công thức Bryant - Davidson ......................................................................... 125
6.2.2 Công thức Bosanquet-carey và Halton............................................................. 125
6.2.3 Công thức Holland ........................................................................................ 127
6.2.4 Công thức Briggs G.A.................................................................................... 127
6.2.5 Công thức Berliand ....................................................................................... 128
6.3 THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI THEO PHƢƠNG PHÁP KHÔ ............................................... 128
6.3.1 Buồng lắng bụi............................................................................................. 129
6.3.2 Thiết bị lọc bụi quán tính ............................................................................... 135
6.3.3 Thiết bị xử lý bụi ly tâm ................................................................................ 138
6.3.4 Thiết bị lọc bụi tay áo ................................................................................... 149
6.4 THIẾT BỊ LỌC BỤI BẰNG PHƢƠNG PHÁP ƢỚT .................................................. 157
6.4.1 Tháp rửa trần .............................................................................................. 158
6.4.2 Thiết bị lọc bụi sủi bọt................................................................................... 162
6.4.3 Scrubber ..................................................................................................... 163
6.5 THIẾT BỊ LỌC ĐIỆN ......................................................................................... 164
6.5.1 Nguyên tắc và cấu tạo .................................................................................. 164
6.5.2 Sức hút tĩnh điện.......................................................................................... 167
6.5.3 Phân loại ..................................................................................................... 168
6.5.4 Tính toán thiết bị lọc điện .............................................................................. 168
6.5.5 Chọn thiết bị xử lý ........................................................................................ 169
BÀI 7: XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ ............................................. 186
7.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH HẤP THỤ .......................................................... 186
7.1.1 Sơ lược về hấp thụ ....................................................................................... 186
7.1.2 Sơ lược về cân bằng vật chất cho quá trình hấp thụ .......................................... 189
7.2 CÁC LOẠI THÁP VÀ KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ ......................................... 193
7.2.1 Tháp mâm ................................................................................................... 193
7.2.2 Tháp tiếp xúc pha liên tục ............................................................................. 193
7.2.3 Thiết bị dạng ống tưới ................................................................................... 194
7.3 NGUYÊN LÝ XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI KHÍ ............................................................... 194
7.3.1 Xử lý SO2.................................................................................................... 194
7.3.2 Xử lý H2S .................................................................................................... 199
IV HƢỚNG DẪN

7.4 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ HẤP THỤ ....................................................................... 200


BÀI 8: XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ .......................................... 263
8.1 KHÁI NIỆM HẤP PHỤ ...................................................................................... 263
8.2 CÁC LOẠI CHẤT HẤP PHỤ................................................................................ 265
8.3 CÂN BẰNG CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ ............................................................. 266
8.4 TÍNH TOÁN HẤP PHỤ ...................................................................................... 267
8.4.1 Số liệu ban đầu ............................................................................................ 267
8.4.2 Tính cân bằng vật chất ................................................................................. 267
8.4.3 Tính đường kính thiết bị ................................................................................ 268
8.1.1. Tính cân bằng năng lượng ............................................................................ 271
8.2. PHƢƠNG PHÁP TÁI SINH ............................................................................... 272
8.3. XỬ LÝ MỘT SỐ CHẤT KHÍ................................................................................ 273
8.3.1. Hấp phụ hơi dung môi.................................................................................. 273
8.3.2. Xử lý các Oxit nito (NOx) ............................................................................. 273
8.3.3. Xử lý SO2 ................................................................................................... 274
8.3.4. Xử lý hợp chất flo ........................................................................................ 274
8.3.5. Xử lý Clo và HCl .......................................................................................... 274
8.3.6. Xử lý I2 ...................................................................................................... 275
8.3.7. Xử lý H2S ................................................................................................... 275
8.3.8. Xử lý các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh ...................................................... 275
8.3.9. Khử mùi của khí bằng phương pháp hấp phụ .................................................. 275
8.4. MỘT SỐ THIẾT BỊ HẤP PHỤ ............................................................................ 276
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 293
HƢỚNG DẪN V

HƢỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý khí thải nhằm giúp cho sinh viên
chuyên ngành Kỹ thuật Môi trƣờng nắm đƣợc các khái niệm ô nhiễm không khí và
nắm bắt các cách tính toán các công trình xử lý khí thải hiện nay.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Môn học bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

Bài 1. Các khái niệm về không khí

Bài 2. Các khái niệm về ô nhiễm không khí

Bài 3. Tiêu chuẩn không khí và khuyếch tán ô nhiễm

Bài 4. Tính toán lƣu lƣợng không khí

Bài 5. Thông thoáng cục bộ

Bài 6. Xử lý bụi

Bài 7. Xử lý khí thải bằng phƣơng pháp hấp thụ

Bài 8. Xử lý khí thải bằng phƣơng pháp hấp phụ

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ


- Học sau các môn cơ sở ngành nhƣ : hóa đại cƣơng, hóa môi trƣờng, quá trình thiết
bị

YÊU CẦU MÔN HỌC


- Học lý thuyết và làm bài tập đầy đủ

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


- Học lý thuyết trên lớp
VI HƢỚNG DẪN

- Đọc tài liệu ở nhà

- Làm bài tập trên lớp

- Làm bài tập lớn kèm theo

PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


Môn học đƣợc đánh giá gồm:

 Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy
chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.

 Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút. Nội dung gồm các bài tập
thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 9.
BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 1

BÀI 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


VỀ KHÔNG KHÍ

2.1 KHÁI NIỆM CHUNG


MÔI TRƢỜNG: là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả

năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện.

Môi trƣờng sống của con ngƣời là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học, kinh tế, xã

hội bao quanh có ảnh hƣởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng

cộng đồng. Môi trƣờng sống của loài ngƣời là tất cả những gì có và đang diễn ra trong

vũ trụ và thái dƣơng hệ.

Môi trƣờng sống của con ngƣời đƣợc chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu

thành:

- Môi trƣờng thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên nhƣ: vật lý, hóa học (đƣợc

gọi chung là môi trƣờng vật lý) và sinh học tồn tại khách quan, ít chịu sự chi phối

của con ngƣời.

- Môi trƣờng xã hội: gồm các mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời và con ngƣời.

- Môi trƣờng nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, hóa học, xã hội do con ngƣời tạo ra

và chịu sự chi phối của con ngƣời.

Các thành phần của môi trƣờng luôn tồn tại ở dạng vận động, chuyển hóa trong tự

nhiên, diễn ra theo chu trình và thƣờng ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đã đảm

bảo cho sự sống phát triển ổn định. Khi bị mất cân bằng do xảy ra các sự cố, môi

trƣờng sống sẽ vận động và tạo lập sự cân bằng mới. Điều đó sẽ tác động tới con

ngƣời và sinh vật ở phạm vi toàn cầu hay từng khu vực.
2 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

Trong môi trƣờng thiên nhiên, trái đất là bộ phận ảnh hƣởng trực tiếp và rõ rệt
nhất tới con ngƣời. Về mặt vật lý trái đất đƣợc phân chia thành:

- Môi trƣờng đất (thạch quyển) bao gồm lớp đất sâu chừng 6080 km trên lục địa và
28 km trên đáy đại dƣơng. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của nó tƣơng
đối ổn định và có ảnh hƣởng lớn đến sự sống.

- Môi trƣờng nƣớc (thủy quyển) là phần nƣớc của vỏ trái đất bao gồm biển-hồ-sông-
suối-nƣớc ngầm và băng tuyết.

- Môi trƣờng khí (khí quyển) là lớp không khí trên bề mặt trái đất.

 SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG là các tai biến hay rủi ro do biến đổi bất thƣờng của
thiên nhiên hay do quá trình hoạt động của con ngƣời làm suy thoái môi
trƣờng nghiêm trọng.

 Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG là sự biến đối môi trƣờng theo hƣớng bất lợi cho cuộc
sống của con ngƣời và hệ sinh quyển. Mà sự ô nhiễm đó chính do hoạt động
của con ngƣời gây ra với quy mô, phƣơng thức và mức độ khác nhau, trực
tiếp hay gián tiếp tác động làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính
chất vật lý và sinh học của môi trƣờng.

Bụi: là tổng các phần tử chất rắn khuếch tán trong không khí do bị cuốn vào, bị
tung vào (ví dụ nhƣ do mài, đổ đất cát…)

Tùy theo bản chất hóa học và kích thƣớc mà hạt bụi có thể tồn tại lâu trong không
khí hay bị hắt ra khỏi dòng không khí. Thông thƣờng, các hạt bụi có kích thƣớc 10m
khuếch tán trong không khí theo chuyển động Brown hay lắng với vận tốc đều xuống
đất nên đƣợc gọi là bụi bay, bụi lơ lửng… những hạt có kích thƣớc >10m lắng có gia
tốc trong không khí nên còn gọi là bụi lắng.

Những hạt bụi cực nhỏ bắt nguồn từ sự ngƣng kết hơi vật liệu hay bay lên từ các
phán ửng hóa học còn đƣợc gọi là fumes (mù).

 SƢƠNG: là tổng hợp các giọt chất lỏng phân tán trong không khí khi ngƣng
hơi chất lỏng hay chất lỏng bị phun, bị cuốn vào không khí.

 KHÓI: bao gồm các hạt vô cùng nhỏ cacbon hay mồ hóng, hình thành do quá
trình cháy không hết nhiên liệu nhƣ dầu mỏ, than cốc… khói chứa các giọt
cũng nhƣ các hạt khô.
BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 3
 HƠI: là dạng khí từ các chất mà bình thƣờng chúng ở dạng rắn hay lỏng.
Chúng hòa trôn hoàn toàn với không khí và có thể trở thành hỗn hợp gây nổ.

 KHÍ: là những chất dạng khí hòa trộn vào không khí. Chúng có thể trở về
trạng thái rắn hay lỏng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nào đó.

 Phần tử sống: là tổng hợp các cơ thể sống phân tán trong không khí nhƣ vi
khuẩn, bào tử nấm…

2.2 KHÔNG KHÍ


Nhân loại hàng ngày sống và làm việc trong bầu không khí bao quanh mình. Do
vậy luôn luôn có một tác động qua lại giữa bầu không khí và con ngƣời ví dụ nhƣ:
trao đổi Oxy và Cacbonic; trao đổi nhiệt; làm phát sinh bụi và hơi độc …

2.2.1 Thành phần hóa học


Không khí trong tự nhiên là một hỗn hợp bao gồm các thành phần hóa học sau:

Bảng 1-1: Thành phần hóa học của không khí khô

Tỷ lệ % theo
Loại khí Ký hiệu
Thể tích Trọng lƣợng
Nitơ N2 78 75,497
ÔXy O2 20,59 23,17
Argôn Ar 0,93 1,29
Cacboníc CO2 0,03 0,043
Nêôn, Hêli, Kpiptôn Ne, He, Kr Không đáng kể Không đáng kể
Xêmôn, Hyđrô, Ôzôn Xe, H2, O3 Không đáng kể Không đáng kể

Hỗn hợp của không khí khô và hơi nƣớc tạo thành không khí ẩm.

2.2.2 Thông số vật lý của không khí ẩm


a. Nhiệt độ: là thông số chỉ mức độ nóng lạnh của không khí. Nó đƣợc đo trên nhiệt
kế và biểu thị trên 2 đơn vị đo thƣờng gặp là độ bách phân và độ 0F. Trong tính
toán kỹ thuật, nó còn đƣợc tính bằng độ tuyệt đối 0K.
4 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

Nhiệt độ không khí xung quanh biến thiên liên tục theo thời gian do sự thay đổi
của các yếu tố khí hậu và sự hoạt động của con ngƣời. Đây cũng là thông số đƣợc đo
và ghi nhận liên tục ở các trạm quan trắc khí tƣợng.

Cần nhận biết một vài loại nhiệt độ sau:

- Nhiệt độ khô của không khí là nhiệt độ đo đƣợc bằng nhiệt kế đặt trực tiếp trong
không khí có đƣợc che chắn kỹ khỏi các nguồn bức xạ.

- Nhiệt độ ướt của không khí ẩm là nhiệt độ đo đƣợc bằng nhiệt kế có bầu đƣợc
bao quanh một lớp gạc mỏng tẩm ƣớt nƣớc.

- Nhiệt độ bức xạ là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế mà bầu của nó đặt trong tâm của
quả cầu kín bằng đồng đƣợc nhuộm đen mặt ngoài. Còn gọi là nhiệt kế cầu đen.

b. Độ ẩm

- Độ ẩm tuyệt đối: là thông số chỉ lƣợng hơi nƣớc trong 1 m3 không khí. Nó là một
đại lƣợng phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và phân áp suất hơi nƣớc P n (mm Hg)

1058  Pn
f 
t
1
1
273

Trong đó : f – Độ ẩm tuyệt đối g/m3

t - nhiệt độ khối không khí 0C.

Dung ẩm: là trọng lƣợng hơi nƣớc chứa trong khối không khí có phần khô là 1 kg.

W
d g / kg
G
(2)
P P
d  623  n  623  n g / kg
Pk P  PK

G = 1 kg. Trọng lƣợng khối khí khô = 1 kg.

W- lƣợng hơi ẩm g.

Pn- Áp suất riêng phần của hơi nƣớc trong không khí ẩm.

Pk- Áp suất riêng phần của không khí khô trong không khí ẩm.

P = Pn + Pk - Áp suất khí quyển tại vị trí khảo sát.


BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 5
- Độ ẩm tương đối

Không khí ẩm trong một điều kiện nhất định về áp suất và nhiệt độ chỉ chứa đƣợc

tối đa một lƣợng hơi ẩm nhất định. Khi quá lƣợng đó, hơi nƣớc sẽ ngƣng tụ thành

giọt. Đó là trạng thái bảo hòa hơi nƣớc của không khí ẩm. Trong cùng một áp suất,

ứng với mỗi nhiệt độ, ta có một áp suất riêng phần bão hòa của hơi nƣớc trong khối

không khí ẩm.

Độ ẩm tƣơng đối của không khí ẩm là tỷ lệ giữa áp suất riêng phần của hơi nƣớc

trong khí ẩm và áp suất riêng phần của hơi nƣớc khi khối khí đã bão hòa ở cùng một

nhiệt độ.
Pn
  100
%  (3)
Pnbh
Ta có mối quan hệ giữa dung ẩm và độ ẩm tƣơng đối.

d  623 x
  Pnbh g/kg (4)
P  Pnbh

c. Trọng lƣợng riêng của không khí ẩm: là trọng lƣợng của một khối khí ẩm có

thể tích là 1 đơn vị.

  Pnbh
 ka   kk  0,176  Kg/m3 (5)
273  t

Trong đó : kk Trọng lƣợng riêng của không khí khô.

Qua đây ta thấy rằng: trong cùng một nhiệt độ và áp suất trọng lƣợng riêng của

không khí ẩm nhỏ hơn trọng lƣợng riêng của không khí khô.

P
 kk  0,465  kg/m3 (6)
273  t

d. Nhiệt dung của không khí ẩm: là lƣợng nhiệt chứa trong một khối khí ẩm có

phần khô là 1 kg.

d
I  0,236  t  (597,3  0,44  t )  Kcal/kg (7)
1000
6 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

2.3 GIẢN ĐỒ I-D CỦA KHÔNG KHÍ ẨM


2.3.1 Quá trình đun nóng và làm lạnh
Quá trình sấy nóng và làm lạnh không khí có thể thực hiện bằng 2 phƣơng pháp:
phƣơng pháp khô và phƣơng pháp ƣớt.

Phương pháp khô hay còn gọi là phƣơng pháp gián tiếp có chất mang nhiệt trao
đổi nhiệt với không khí qua thành vách cứng.

Quá trình sấy nóng không khí do không khí đƣợc tiếp xúc với bề mặt nóng khô là
quá trình đơn giản nhất. Trong quá trình này không khí chỉ nhận nhiệt hiện đối lƣu,
còn dung ẩm của không khí không thay đổi. Vì vậy trong giản đồ I–d quá trình đun
nóng hƣớng từ dƣới lên trên theo đƣờng d=const. Nếu trạng thái không khí tƣơng ứng
điểm I (có t1, 1) đƣợc đun nóng trong bộ sấy thì quá trình sấy nóng theo đƣờng thẳng
đứng d1 = const đi lên phía trên bắt đầu từ điểm I. Nhiệt truyền cho không khí càng
lớn thì không khí càng đƣợc đun nóng hơn và theo đƣờng d1=const vị trí điểm trạng
thái không khí đƣợc đun nóng càng ở cao hơn. Nếu lƣợng nhiệt I1 truyền cho mỗi kg
phần khô của không khí ẩm thì điểm 2 sẽ tƣơng ứng với trạng thái cuối cùng của nó
(hình 1).

I 2 

t 1 1
1=
1

3
100%
I2

5 4

d1

const

I2
=

Hình 1.1

Trong quá trình làm lạnh không khí. Khi tiếp xúc với bề mặt làm lạnh khô không
khí chỉ nhƣờng nhiệt hiện đối lƣu. Trong giản đồ I–d quá trình này đi từ trên xuống
dƣới theo đƣờng d=const. Thí dụ khi làm lạnh không khí có trạng thái tƣơng ứng với
điểm I đến trạng thái tƣơng ứng điểm 3 (hình 1) thì lƣợng nhiệt I2 sẽ thu từ mỗi kg
BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 7
phần khô của không khí ẩm. Quá trình làm lạnh không khí trong thiết bị trao đổi nhiệt
có thể đến đƣợc trạng thái tƣơng ứng với điểm 4 là giao điểm của d=const và
=100%. Đó chính là nhiệt độ điểm sƣơng của không khí. Khi sự làm lạnh đƣợc tiếp
tục thì hơi nƣớc trong không khí đƣợc ngƣng tụ lại và sự thay đổi trạng thái nhiệt ẩm
sẽ theo đƣờng =100%, thí dụ điểm 5. Quá trình làm lạnh xảy ra theo đúng đƣờng
=100% là quá trình nhƣờng cả nhiệt hiện và nhiệt kín ngƣng tụ. Đây là quá trình
phức tạp của sự trao đổi nhiệt ẩm của không khí với bề mặt lạnh.

Phương pháp ướt hay còn gọi là phƣơng pháp tiếp xúc trực tiếp. Chất mang
nhiệt là nƣớc hoặc hơi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Khi tiếp xúc trực tiếp nhƣ vậy
ngoài trao đổi nhiệt còn có trao đổi ẩm. Tùy theo yêu cầu nhiệt độ của chất mang
nhiệt mà ta xác định đƣợc điểm trạng thái cuối cùng của sự trao đổi nhiệt ẩm. Phƣơng
pháp tiếp xúc trực tiếp giữa không khí và chất mang nhiệt đƣợc nghiên cứu kỹ hơn
trong các phần dƣới đây.

2.3.2 Quá trình làm ẩm đoạn nhiệt không khí


Lớp nƣớc mỏng hay là nhhững giọt nƣớc nhỏ bé khi tiếp xúc với không khí sẽ đạt
đƣợc nhiệt độ bằng nhiệt độ nhiệt kế ƣớt. Khi sự tiếp xúc giữa không khí với nƣớc có
nhiệt độ nhƣ thế thì xảy ra quá trình làm ẩm đoạn nhiệt không khí. Trong quá trình
này entanpi của không khí thực tế giữ nguyên không đổi và trên giản đồ I–d nó nằm
theo đƣờng I=const (sang phải xuống dƣới). Trên (hình 2) có trạng thái ban đầu của
không khí tƣơng ứng với điểm I. Khi tiếp xúc nó với nƣớc có nhiệt độ của nhiệt kế ƣớt
tƣ1 thì tia quá trình sẽ theo đƣờng I=const đến điểm 2 nếu nhƣ không khí đồng hóa
lƣợng ẩm d1 trên 1kg phần khô của không khí. Giao điểm 3 của tia quá trình với
đƣờng cong =100% tƣơng ứng với trạng thái giới hạn của không khí đƣợc bão hòa
hoàn toàn bằng hơi nƣớc.

Trong lĩnh vực thông gió ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp làm ẩm đoạn nhiệt
không khí bằng nƣớc tuần hoàn. Để làm điều đó trong buồng tƣới ngƣời ta phun nƣớc
lấy từ máng nằm phía dƣới buồng này. Nƣớc phun đƣợc tiếp xúc liên tục với không
khí và đạt đƣợc nhiệt độ gần với nhiệt độ ƣớt của không khí. Một phần rất nhỏ nƣớc
bay hơi và làm ẩm không khí (1–3%).
8 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

Tia quá trình thực lệch lên phía trên một chút so với đƣờng I=const (do entanpi
của các giọt nƣớc bay hơi mang vào không khí) nhƣng độ lệch đó không đáng kể.

Quá trình làm ẩm đoạn nhiệt xảy ra theo đƣờng I=const và có thể đƣợc tính toán
t
theo công thức gần đúng sau :  2,45
d

Trong đó:t– sự thay đổi nhiệt độ của không khí khi bị thay đổi dung ẩm (hình 2)

I 1= 100%
t1 = const 1
2
3
I 1= const
töl


d1
d

Hình 1.2

2.3.3 Quá trình làm ẩm đẳng nhiệt không khí


Nếu cho hơi nƣớc có nhiệt độ bằng nhiệt độ không khí (theo nhiệt kế khô) vào
không khí thì kông khí sẽ đƣợc làm ẩm mà nhiệt độ vẫn không thay đổi. Quá trình
làm ẩm đẳng nhiệt không khí bằng hơi nƣớc diễn ra theo đƣờng thẳng t=const trong
giản đồ I–d (hình 3). Điểm I là trạng thái đầu của không khí và quá trình thay đổi
theo đƣờng đẳng nhiệt, thí dụ điểm 4 sau khi đồng hóa lƣợng ẩm d2, trạng thái giới
hạn của không khí trong quá trình này tƣơng ứng với điểm 5 là giao điểm của tia quá
trình với đƣờng cong =100%.

Trong lĩnh vực thông gió thực tế ngƣời ta đã sử dụng quá trình làm ẩm không khí
bằng hơi nƣớc. Hơi nƣớc thƣờng có nhiệt độ lớn hơn 100 oC, cao hơn nhiều lần so với
nhiệt độ không khí. Tuy nhiên phần entanpi hiện của hơi nƣớc là không đáng kể, tia
quá trình chỉ lệch một chút lên phía trên của đƣờng đẳng nhiệt. Về cơ bản, sự tăng
entanpi của không khí đƣợc quyết định bởi nhiệt kín của hơi nƣớc và khi đó nhiệt độ
của không khí tăng không đáng kể.
BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 9

I
4 5
t1 = 1
const
1=
100%


d2
d

Hình 1.3

Những qua trình làm ẩm đẳng nhiệt diễn ra theo đƣờng t=const có thể tính toán
theo dạng gần đúng sau :

I
- Trong hệ SI :  2,53
d

I
- Trong hệ MCGSS :  0,605
d

Trong đó: I–là sự thay đổi entanpi của không khí tƣơng ứng với sự thay đổi dung
ẩm d.

2.3.4 Quá trình hòa trộn không khí


Không khí ngoài nhà trƣớc khi đƣa vào phòng trong nhiều trƣờng hợp đƣợc hòa
trộn trƣớc với không khí trong phòng (sự tuần hoàn trở lại của không khí trong
phòng). Trong kỹ thuật thông gió ngƣời ta thƣờng hòa trộn hai khối không khí có
trạng thái khác nhau để có đƣợc trạng thái không khí thích hợp với yêu cầu. Trong
giản đồ I–d quá trình hòa trộn không khí đƣợc mô tả bằng đoạn thẳng nối những
điểm trạng thái tƣơng ứng của không khí cần hòa trộn. Điểm trạng thái không khí hỗn
hợp chia đoạn thẳng thành 2 đoạn có chiều dài tỉ lệ ngƣợc với khối lƣợng không khí
hòa trộn.

Giả sử cần hòa trộn không khí A có trọng lƣợng phần khô G A (kg) entanpi IA và
dung ẩm dA với khối không khí B có GB (kg), IB và dB (hình 4).
10 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

Sau khi hòa trộn có đƣợc trạng thái C. Vì tổng lƣợng nhiệt và lƣợng ẩm trƣớc và
sau khi hòa trộn không thay đổi nên ta viết đƣợc các phƣơng trình sau đây :

Phƣơng trình cân bằng nhiệt :

GA . IA + GB . IB = ( GA + GB ). IC

Bằng phép biến đổi toán học ta sẽ có :

GA (IA – IC ) = GB ( IC – IB)

Hay :

I A  I C GB
 n (ta đặt) (1)
I C  I B GA

Phƣơng trình cân bằng ẩm :

GA . dA + GB .dB = ( GA + GB) .dC

Biến đổi toán học ta nhận đƣợc :

GA(dA – dC) = GB (dC – dB)

Hay :

(d A  d C ) G B
  n (ta đặt) (2)
(d C  d B ) G A

Từ hai biểu thức (1) và (2) và giá trị các đoạn thẳng (A-C) và (C–B) trên hình 4 ta
có đƣợc biểu thức sau :

I A  I C d A  d C A  C GB
   n (3)
I C  I B dC  d B C  B GA

Đẳng thức (3) là phƣơng trình một đƣờng thẳng qua 3 điểm A,B,C và điểm trạng
thái hòa trộn C (có IC,dC) chia đoạn A–B theo tỉ số khối lƣợng không khí thành phần
GB
(n = ).
GA

Vì vậy muốn tìm điểm hòa trộn C ta hãy chia đoạn thẳng (A-B) làm (n+1) phần và
lấy từ điểm A một đoạn A-C bằng n phần, phần còn lại chính là đoạn (C–B) (hình 4)
BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ 11
Ta có thể tìm điểm hòa trộn C bằng cách đặt hai vectơ trọng lƣợng không khí G A
và GB song song và ngƣợc chiều nhau. Vectơ GA đặt tại B và vectơ GB đặt tại A. Đƣờng
nối đỉnh hai vectơ cắt đƣờng thẳng A–B tại điểm C (hình 5).

I G
I


n

ICB
A
+1 1= 1=
C B
100% A 100%
C
A



IAB
IAc
d AC G
B


d d
dAB

Hình 1.4 Hình 1.5

2.4 NHIỆT ĐỘ HIỆU QUẢ TƢƠNG ĐƢƠNG


Sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể con ngƣời với môi trƣờng không khí xung quanh phụ
thuộc nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc chuyển động của không khí. Các yếu tố
này đƣợc phối hợp lại để đánh giá tác dụng ảnh hƣởng của vi khí hậu đến cơ thể con
ngƣời và đƣợc đặc trƣng bằng “nhiệt độ hiệu quả tƣơng đƣơng” đƣợc ký hiệu là t hq.

Có thể định nghĩa: nhiệt độ hiệu quả tƣơng đƣơng của môi trƣờng không khí có
nhiệt độ t, độ ẩm , vận tốc chuyển động v là nhiệt độ của không khí bão hòa
(=100%) và không chuyển động (v=0) có tác dụng gây cảm giác (nóng, lạnh, dễ
chịu) giống hệt nhƣ tác dụng của môi trƣờng không khí đang xét.

Hội kỹ thuật thông gió Hoa Kỳ đã nghiên cứu và đề nghị sử dụng t hq để đánh giá
cảm giác nhiệt của con ngƣời. C–G – Webb kiến nghị xác định thq theo công thức sau
đây: thq = 0,5 (tk – tƣ) – 1,94 v (4)

Trong đó :

 v : vận tốc chuyển động của không khí, m/s.

 tk,tƣ : lần lƣợt là nhiệt độ khô, ƣớt của không khí, oC.
12 BÀI 2:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ

Để đánh giá đồng thời cả 4 yếu tố t, tu, tR, v lên cảm giác nhiệt của con ngƣời. Có
nhà khoa học kiến nghị dùng các thông số:

Chỉ số Kôrenkôv hay còn gọi là chỉ số điều kiện nhiệt:

 H  0,24  t k  t bx   0,1 d  0,09  37,8  t k  v (5)

Trong đó:
o
 tk : nhiệt độ khô của không khí. C
o
 tbx: : nhiệt độ bức xạ của môi trƣờng. C

 d : dung ẩm. g/kg

 v : tốc độ gió m/s

hay Chỉ tiêu tam cầu WBGT:

TWBGT  0,7  t u  0,2  t cd  0,1 t k (6)

Trong đó :
o
 tk : nhiệt độ khô của không khí. C
o
 tu : nhiệt độ ƣớt của không khí. C

 tcd : nhiệt độ cầu đen của môi trƣờng không khí. oC

Loại lao động Nhẹ Trung bình Nặng

TWBGT 30 26,7 25

Theo BIJ:

Các vấn đề cần nắm:

- Các định nghĩa về Không khí

- Các quá trình biến đổi và chuyển đổi các đơn vị trong không khí

- Các định luật về chất khí


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 13

BÀI 3: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

3.1 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Ô nhiễm không khí chỉ là một vấn đề tổng hợp, nó đƣợc xác định bằng sự biến đổi

môi trƣờng theo hƣớng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống của con ngƣời, của

động vật và thực vật, mà lại chính do hoạt động của con ngƣời gây ra với qui mô,

phƣơng thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi mô

hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh vật của môi trƣờng không khí.

Theo TCVN 5966-1995, ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí

quyển sinh ra từ hoạt động của con ngƣơi hoặc các quá trình tự nhiên với nồng độ đủ

lớn và thời gian đủ lâu và sẽ ảnh hƣởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ, lợi ích

của con ngƣời và môi trƣờng.

Đối với môi trƣờng không khí trong nhà cần phải kể thêm các yếu tố vi khí hậu

nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, gió.

3.2 NGUỒN GỐC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Để nghiên cứu vấn đề ô nhiễm không khí cần biết rõ tất cả các nguồn phát sinh ra

chất ô nhiễm, từ đó ta mới có thể đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm

một cách có hiệu quả.

Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phân thành hai loại: nguồn ô nhiễm tự nhiên

và nguồn ô nhiễm nhân tạo.


14 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

3.2.1 Nguồn ô nhiễm tự nhiên


Do các hiện tƣợng thiên nhiên gây ra nhƣ: sa mạc, đất trồng bị mƣa gió bào mòn

và tung lên trời, bụi đất, đá, thực vật,..các hiện tƣợng núi lửa phun nham thạch. Các

quá trình hủy hoại, thối rửa thực vật và động vật thải ra các khí gây ô nhiễm. Cụ thể

nhƣ sau:

- Hoạt động của núi lửa: sinh ra các khí ô nhiễm chủ yếu là dioxit lƣu huỳnh (SO 2),

sunfua hydro (H2S), florua hydro (HF)… và bụi.

- Cháy rừng: sinh các chất ô nhiễm gồm bụi tro các khí oxit nitơ (NO X) và dioxit lƣu

huỳnh (SO2), monoxit cacbon (CO).

- Bụi do gió, do bão sinh ra ở các vùng khô hạn hay bán khô hạn.

- Sự phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ (thực vật, xác động vật…) ở điều kiện yếm

khí nhƣ đầm lầy… sinh các khí metan (CH4), dioxit cacbon (CO2). Khi không thoát

đƣợc ra ngoài, cũng tạo thành túi khí ở dƣới đất;

- Tác nhân sinh học như phấn hoa, vi sinh vật (vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc,

nấm men, tảo…), các loại côn trùng nhỏ hay các bộ phận của chúng...

3.2.2 Nguồn ô nhiễm nhân tạo


Phát sinh do hoạt động của con ngƣời. Các hoạt động sản xuất của con ngƣời tạo
ra các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của họ, nhƣng đồng thời là nguồn gốc
chính phát sinh ra những chất độc hại có tác dụng xấu đối với bản thân con ngƣời. Ở
đây, ta đặc biệt quan tâm đến nguồn ô nhiễm nhân tạo này.

- Nguồn đốt nhiên liệu nhƣ động cơ của các phƣơng tiện giao thông, lò đốt dân dụng
và công nghiệp phát sinh bụi và các khí ô nhiễm là CO, SO 2, NOX...;

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp khác nhƣ ngành hoá chất, luyện kim, sản
xuất vật liệu xây dựng, lƣơng thực thực phẩm phát sinh các chất ô nhiễm là bụi,
hơi khí độc nhƣ dioxit lƣu huỳnh (SO2), florua hydro (HF), chì (Pb), amoniac (NH3),
sunfua hydro (H2S)…;
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 15
- Tại các khu chăn nuôi gia súc có sinh các khí ô nhiễm nhƣ amoniac (NH 3),

sunfuahydro (H2S)...;

- Các hoạt động cộng đồng nhƣ thu gom xử lý rác; lò thiêu… có sinh ra các khí do

phân hủy bằng vi sinh nhƣ metan (CH4), amoniac (NH3), cacbonic (CO2),

sunfuahydro (H2S)…, hay các sản phẩm cháy oxit cacbon (CO, CO 2), tro bụi…;

- Do các sản phẩm tạo điều kiện tiện nghi cho cuộc sống của con ngƣời: sử dụng

chất tẩy rửa, thuốc xịt khử mùi, sơn vecni, keo dán, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc

phát sinh hơi dung môi hữu cơ nhƣ axeton (CH3COCH3), formaldehyt (HCHO)...;

máy photocopy sinh khí ozone (O3); khu vực nhà xe, nơi đậu xe máy sẽ phát thải

vào không khí hơi xăng dầu là các hợp chất hữu cơ.

- Các sinh hoạt cá nhân nhƣ hút thuốc tạo khí monoxit cacbon (CO), nicotin…

Lƣợng phát thải chất ô nhiễm không khí từ nguồn tự nhiên lớn hơn nhiều so với

nguồn nhân tạo nhƣng phân bố đồng đều trên thế giới. Ở khu tập trung đông dân cƣ

thì mật độ phát thải do con ngƣời tập trung hơn và gia tăng mức độ tác hại. Tuy

nhiên trong lĩnh vực khoa học chúng ta quan tâm niều hơn về loại ô nhiễm nhân tạo.

Phân loại nguồn ô nhiễm theo tính chất phát thải

- Nguồn đường: các con đƣờng dành cho các phƣơng tiện giao thông vận tải nhƣ

đƣờng bộ dành cho xe máy, ô tô; đƣờng xe lửa cho tàu hoả; đƣờng thủy, đƣờng

hàng không. Giao thông vận tải là một trong những nguồn ô nhiễm không khí

chính ở đô thị. Chúng tạo ra các chất ô nhiễm không khí gồm bụi, oxit cacbon (CO,

CO2), dioxit lƣu huỳnh (SO2), oxit nitơ (NOX), hydrocacbon, tetraetyl chì. Bụi sinh

ra do cuốn đất cát, bụi đƣờng khi lƣu thông và bụi sinh ra trong khói thải của xe.

- Nguồn điểm: ống khói của các nguồn đốt riêng lẻ, bãi chất thải,...

- Nguồn vùng: trong khu công nghiệp tập trung nhiều nhà máy có ống khải khí,

đƣờng ô tô nội thành, nhà ga, cảng, sân bay...


16 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

3.3 CÁC CHẤT Ô NHIỄM


Có nhiều phƣơng pháp phân loại chất ô nhiễm không khí khác nhau tuỳ theo mục

đích nghiên cứu.

- Dựa vào trạng thái vật lý, các chất ô nhiễm đƣợc chia thành

 Rắn: bụi, khói; phấn hoa, nấm men, nấm mốc, bào tử thực vật…

 Lỏng: sol lỏng hay khí nhƣ sƣơng mù…

 Khí và hơi: oxit cacbon (COX), oxit nitơ (NOX), dioxit lƣu huỳnh (SO2)…

 Ô nhiễm vật lý: nhiệt, phóng xạ…

- Dựa vào sự hình thành, chất ô nhiễm đƣợc phân thành các loại

 Chất ô nhiễm sơ cấp: chất ô nhiễm thải ra trực tiếp từ nguồn ô nhiễm. Ví dụ

các chất vô cơ nhƣ silic, canxi, sắt,… chất hữu cơ nhƣ metan…, mồ hóng…

 Chất ô nhiễm thứ cấp: là chất sau khi ra khỏi nguồn sẽ thay đổi cấu tạo hoá

học do tác động quang hoá hay hoá lý. Nhƣ khí ozon (O3), sunfuarơ (SO3),

- Dựa vào kích thƣớc hạt chất ô nhiễm đƣợc chia thành phân tử (hỗn hợp khí-

hơi) và aerosol (gồm các hạt rắn, lỏng). Aerosol đƣợc chia thành bụi, khói, sƣơng.

 Bụi là các hạt rắn có kích thƣớc từ 5 đến 50 m.

 Khói là các hạt rắn có kích thƣớc từ 0,1 đến 5 m.

 Sƣơng bao gồm các giọt lỏng có kích thƣớc từ 0,3 đến 5 m và đƣợc hình

thành do ngƣng tụ hơi hoặc khi phun chất lỏng vào không khí.

Nói chung, mỗi nguồn gốc ô nhiễm phát sinh một lƣợng lớn các chất ô nhiễm chủ
yếu độc hại nhƣ sau :
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 17
Bảng 2.1. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu của môi trƣờng không khí

Tải lƣợng chất ô nhiễm


Nguồn gây ô nhiễm
Chất ô nhiễm 106t/năm
chủ yếu Nguồn nhân
Nguồn thiên nhiên Nhân tạo Thiên nhiên
tạo
Đốt nhiên liệu Núi lửa
than đá & dầu
Sunfua dioxit
mỏ 116 6 – 12
SO2
Chế biến quặng
có chứa S
Công nghiệp Núi lửa
Hydrosunfua
hóa chất. Các quá trình sinh 3 300 – 100
H2S
Xử lý nƣớc thải hóa trong đầm lầy
Đốt nhiên liệu. Cháy rừng
Cacbon oxit CO Khí thải của ô Các phản ứng hóa 300 > 3000
tô học âm ỉ
Hoạt động sinh học
Nitơ đioxit NO2 Đốt nhiên liệu của vi sinh vật trong 50 60 – 270 (*)
đất
Chế biến phế Phân hủy sinh hóa
Amoniac NH3 4 100 - 200
thải
Gián tiếp, khi Quá trình sinh hóa
Đinitơ ôxit N2O sử dụng phân trong đất >17 100 - 450
bón gốc Nitơ.
Đốt cháy nhiên Các quá trình sinh
CH : 300 –
liệu, khí thải, hóa
Hydrocacbon 88 1600
các quá trình
Terpen : 200
hóa học.
Cacbonic CO2 Đốt nhiên liệu Phân hủy sinh học 1,5.104 15 . 104

Ghi chú: (*) Quy đổi ra NO2

Có thể nêu lên một số chất ô nhiễm khí chính nhƣ sau:

- Các khí ô nhiễm nhƣ là các loại oxit của N2 (cụ thể là N2O, NO, NO2), SO2, H2S,
CO, các loại khí halogen (Clo, Br, I,..), v.v,…

- Các hợp chất F: CFC,..


18 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

- Các chất tổng hợp ét xăng (axetic, …)

- Các chất lơ lững nhƣ bụi lơ lững (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh,..), nitrat, sulfat, các
phân tử C, sol khí, muội, khói, sƣơng mù, phấn hoa,…

- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá

- Khí quang hóa nhƣ ozon, FAN, NOX, anđehyt….

- Chất thải phóng Xạ

- Tiếng ồn

- Nhiệt.

3.4 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO CÁC HOẠT ĐỘNG


CỦA CON NGƢỜI
3.4.1 Ô nhiễm không khí do các quá trình đốt nhiên liệu
Trong cuộc sống hằng ngày ta thấy quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra ở khắp
mọi nơi mọi chỗ. Ngƣời ta phân biệt các nguồn gây ô nhiễm đốt nhiên liệu thành các
nhóm:

- Ô nhiễm do các phƣơng tiện giao thông;

- Ô nhiễm do đun nấu;

- Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện;

- Ô nhiễm do đốt các loại phế thải đô thị và sinh hoạt (rác thải).

3.4.1.1 Các loại khí độc hại do quá trình đốt nhiên liệu

Thành phần nhiên liệu:

- C  COX - S  SOX

- N  NOX - H  H2O

Độ tro nhiên liệu W  bụi – các hóa chất của chì.

Nếu cháy không hoàn toàn thì sinh ra (H,C) và anđehyt.


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 19
Nếu thể tích O2 dƣ hoặc thiếu  CO, bụi.

Trong tất cả các xí nghiệp đều có chất ô nhiễm (đều có công nghệ đốt)

Các loại nhiên liệu: xăng, dầu (DO, FO), than đá, than củi, trấu, mùn cƣa, dăm
bào, khí. Có 3 loại: rắn, lỏng, khí :

Trong quá trình đốt tùy theo thành phần của nhiên liệu, tính chất nhiên liệu, lƣợng
nhiên liệu tiêu thụ  thành phần, tính chất, nồng độ của các chất ô nhiễm khác.
Ngoài ra: do dây chuyền công nghệ, tay nghề công nhân  ảnh hƣởng đến khí ô
nhiễm.

Khi quá trình cháy không hoàn toàn do thiếu oxy chẳng hạn hoặc do trong khi
cháy nhiệt độ ngọn lửa bị giảm thấp, một số nguyên tử carbon và hydro không đƣợc
cấp đủ năng lƣợng cần thiết để hình thành các gốc tự do và cho ra các sản phẩm cuối
cùng trong ngọn lửa là CO2 và H2O. Nhƣ vậy có sự ngừng trệ các phản ứng cháy ở
những giai đoạn cân bằng trung gian và dẫn đến các quá trình sau :

- Phát thải các nguyên tử cácbon hoặc kết hợp các nguyên tử cacbon lại với nhau
thành muội, khói đen và mồ hóng-than chì.

- Kết hợp các nguyên tử cácbon với oxy để thành cacbon oxit CO

- Kết hợp các nguyên tử cácbon với hydro để tạo thành các hydrocacbon nhẹ và nặng.

- Phát thải các hydrocacbon đã oxy hóa từng phần (andehyt, axit).

3.4.1.2 Tính chất của các chất ô nhiễm

Tùy theo thành phần của nhiên liệu, lƣợng nhiên liệu và tính chất của nó mà chất ô
nhiễm có nồng độ, có tính chất và tính tải lƣợng khác nhau. Trong tất cả các nhà máy
để phục vụ cho tất cả các quá trình phục vụ công nghệ nồi hơi cũng nhƣ các quá trình
sinh hoạt của con ngƣời đều có các quá trình đốt của nhiên liệu, đặc biệt trong giao
thông vận tải đây là, nguồn ô nhiễm di động với lƣợng nhiên liệu sử dụng khá lớn,
thành phần, nồng độ, tính chất nhiên liệu giống quá trình trong công nghiệp.

Chất ô nhiễm từ nguồn đốt trong chủ yếu là động cơ ô tô thƣờng gây ô nhiễm
không khí một cách trực tiếp và nguy hiểm vì khói thải ngay trên mặt đất trong khu
đông ngƣời ơ các thành phố.
20 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Chất ô nhiễm từ nguồn đốt ngoài chủ yếu là lò nung, lò nhiệt điện có công suất lớn
thƣờng nằm xa khu dân cƣ và thải khói ở độ cao. Ngoài ra ở các trung tâm nhiệt điện
hiện đại đều đƣợc trang bị các hệ thống xử lý bụi và khí độc hại (chủ yếu là SO 2)
trƣớc khi thải vào khí quyển.

3.4.2 Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp


Trong sản xuất công nghiệp do sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ khác
nhau, cùng với việc sử dụng nhiều nguồn nhiên liệu, hóa chất khác nhau nên dẩn đến
các chất ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra rất đa
dạng và phức tạp thành phần, tính chất, nồng độ và mức độ độc hại khác nhau
(thành phần quan tâm là bụi và SO2).

Một số chất ô nhiễm trong các ngành công nghiệp cụ thể sau

3.4.2.1 Ô nhiễm không khí trong luyện kim

Đặc trƣng chất thải độc hại của các nhà máy luyện kim là :

- Rất nhiều bụi, bụi thông thƣờng có kích thƣớc lớn 10-100m, phát sinh trong công
đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền quặng và các quá trình tƣơng tự.

- Bụi nhỏ và khói thoát ra từ lò cao, lò martin, lò nhiệt luyện, băng chuyền và nơi
làm sạch mẫu đúc.

- Các hóa chất độc hại SO2, NOX đƣợc sản sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Bụi và khí CO đƣợc sản sinh trong quá trình luyện gang.

- Hơi và bụi rất độc hại nhƣ oxit đồng, thạch tín, thủy ngân… đƣợc sinh ra trong quá
trình luyện đồng, kẽm và các kim loại màu khác.

- Chất thải của các nhà máy luyện kim có đặc điểm là ở nhiệt độ cao, đạt tới 300-
4000C, đôi khi 800oC. Độ cao của ống khói đạt tới 80–200m và hơn nữa. Mặc dù do
các ống khói cao, khí thải có nhiệt độ cao nên chất ô nhiễm từ nhà máy luyện kim
đƣợc phân bố rất rộng, nhƣng nhiều trƣờng hợp nồng độ chất ô nhiễm ở môi
trƣờng không khí khu nhà máy luyện kim vẫn vƣợt quá giới hạn cho phép nhiều
lần.
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 21
- Ngoài những nguồn ô nhiễm kể trên, vùng công nghiệp luyện kim và khu dân cƣ
lân cận còn bị ô nhiễm do rất nhiều nguồn ô nhiễm vô tổ chức nhƣ là các sân bãi
để quặng, nguyên liệu, các vagông vận chuyển và các xƣởng đúc, các lò, băng
chuyền …

- Luyện thép:

 Cán: tiếng ồn (>110 dB)

 Lận (định hình): ồn

 Gia công: Khí do dầu DO

3.4.2.2 Các nhà máy sản xuất hóa chất

Các nhà máy sản xuất hóa chất gồm nhiều loại, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
khác nhau. Do đó các chất thải ra cũng có tính chuyên môn riêng biệt, khác nhau và
rất đa dạng. Sau đây là một số loại công nghiệp hóa chất điển hình.

Công nghiệp sản xuất axit sunfuric (H2SO4)

Axit sunfuric H2SO4 có thể đƣợc sản xuất tƣ lƣu huỳnh đơn chất hoặc từ sunfua
sắt–quặng pirit FeS2. Phản ứng xảy ra nhƣ sau :

Từ lƣu huỳnh :

S + O2 = SO2 (1)

Từ quặng pirit :

4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2 (2)

Sunfua dioxit thu đƣợc từ quá trình nung đốt trên đây thƣờng có hàm lƣợng
khoảng 844% đƣợc cho tiếp xúc với chất xúc tác ở nhiệt độ 450 oC để oxit hóa SO2
theo phản ứng :

2 SO2 + O2  2SO3 (3)

Tiếp theo anhydrit sunfuric bị hấp thụ bởi axit sunfuric loãng để đạt đƣợc độ đậm
đặc yêu cầu :

SO3 + H2O = H2SO4 (4)


22 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Trang thiết bị oxy hóa Xúc tác nhiều lớp (45 lớp) đạt đƣợc tỉ lệ 9698% SO2 biến
thành H2SO4, phần còn lại theo khí thải ra khí quyển. Ở một số nhà máy hiện đại tỉ lệ
chuyển đổi ra H2SO4 có thể đạt 99%.

3.4.2.3 Công nghiệp sản xuất axit nitric

Phƣơng pháp điều chế axit nitric đƣợc áp dụng phổ biến nhất là đốt có xúc tác
amoniac trong không khí. Chất ô nhiễm phát thải vào khí quyển là khí thải có chứa
nhiều NO2 với nồng độ thoát ra ở ống khói dao động trong khoảng 15003000 ppm.
Công nghệ tiên tiến cho phép hạ nồng độ phát thải khí NO 2 xuống còn 300 ppm.

3.4.2.4 Công nghiệp sản xuất phân bón

Sản xuất phân supephotphat đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp cho axit sunfuric
tác dụng với photphat thiên nhiên. Trong quặng luôn có thành phần flo (1%). Các
hợp chất chứa flo phản ứng với H2SO4 và thải ra khí HF và SiF4. Lƣợng phát thải các
khí độc hại nhiều nhất là ở công đoạn làm đông đặc bằng cách thổi không khí vào axit
photphoric. Không khí thoát ra từ quá trình nầy có chứa khoảng 10g/m 3 flo. Sau khi
lọc sạch khí thải nồng độ khí flo có thể giảm xuống còn 0,2g/m3.

3.4.2.5 Công nghiệp sản xuất giấy

Chất ô nhiễm chủ yếu thoát ra từ công nghiệp sản xuất giấy là khí SO 2, H2S và mùi
hôi tối gây buồn nôn.

Giấy là sản phẩm thu đƣợc bằng cách ép các lớp sợi xenlulozơ. Nguyên liệu làm
giấy là gỗ. Dăm gỗ đƣợc ngâm và nấu dƣới áp suất cao trong xút (NaOH) và natri
sunfua (NaS). Kết quả thu đƣợc dung dịch bột giấy màu đen có chứa một lƣợng nhỏ
các chất H2S và các hợp chất sunfua hữu cơ tạo ramùi hôi thối khó chịu.

Ngoài ra khi hoàn nguyên dung dịch nấu bột giấy để tái sử dụng bằng cách cho
bốc hơi, cặn bã đƣợc đốt trong các lò đặc biệt tạo thành tro natri sunfit Na 2SO3 và
natri cacbonat Na2CO3. Trong quá trình này thoát ra nhiều khí H2S và các chất
metylmercaptan CH3HS, dimetylmercaptan (CH3)2S và dimetyldisunfua (CH3)2S2 có
mùi rất khó chịu đặc trƣng cho công nghiệp giấy. Các công đoạn có thể ô nhiễm sau:

- Chặt: bụi, tiếng ồn.


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 23
- Sàng: bụi

- Nấu: mùi hôi, dịch đen

- Nghiền: bụi

- Tẩy trắng: khí Cl2

- Se: lƣợng nhiệt độ bay ra

3.4.2.6 Công nghiệp vật liệu xây dựng

Công nghiệp sản xuất xi măng

Chất ô nhiễm chủ yếu trong công nghiệp sản xuất xi măng là bụi. Bụi thoát ra môi
trƣờng xung quanh từ các công đoạn sau đây :

Vận chuyển và chứa kho các loại vật liệu đá vôi, đất sét, phụ gia. Nếu thao tác với
vật liệu ẩm (có phun nƣớc trƣớc), lƣợng bụi toả ra sẽ giảm thiểu đáng kể.

Sấy và nung: toả nhiều bụi và khí SO2 có nguồn gốc từ nhiên liệu.

Nghiền và trữ clinker: tỏa bụi.

3.4.2.7 Xƣởng làm gạch ngói và lò nung vôi

Với công nghệ đốt lò lạc hậu nên chất độc hại do chúng thải ra là càng lớn. Chất
thải chủ yếu là bụi, HF, CO2, … do quá trình đốt nhiên liệu than, củi.

3.4.2.8 Chế biến dầu mỏ

Giai đoạn đầu của quá trình lọc dầu là chƣng áp–phân ly dầu thô ra thành nhiều
cấp tỉ trọng khác nhau–ngƣời ta gọi đó là quá trình cracking. Một số sản phẩm thu
đƣợc sau khi cracking có thể sử dụng ngay, các phần còn lại đòi hỏi phải chế biến
tiếp.

Khí thải vào khí quyển từ nhà máy lọc dầu chia làm 4 loại :

a. Hơi hydrocacbon rò rỉ từ các khe hở nắp đậy không kín của thiết bị, thùng chứa…

b. Khí thải từ các lò nung, bếp đun, vòi đốt sử dụng trong quá trình chƣng cất, trong
đó có chứa SO2 do đốt các tạp chất có lƣu huỳnh
24 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

c. Khí có chứa các hợp chất của lƣu huỳnh nhƣ H2S và SO2 thoát ra từ các tầng của
tháp chƣng cất khi thải các hợp chất lƣu huỳnh từ các phần cất đƣợc. Ở nhiều nhà
máy lọc dầu ngƣời ta tận dụng khí thải ở công đoạn này để sản xuất lƣu huỳnh
hoặc điều chế axit sunfuric.

d. Bụi với thành phần cỡ hạt rất mịn thoát ra từ quá trình hoàn nguyên các chất xúc
tác. Đây là chất ô nhiễm chủ yếu của nhà máy lọc dầu.

3.4.2.9 Chế biến cao su

Quá trình chế biến :

Cao su  cán  định hình  sấy

Chất ô nhiễm chủ yếu trong chế biến cao su là: mùi hôi, NH3, nƣớc thải .

3.4.2.10 Công nghiệp sửa chữa tàu, sà lan

Chất ô nhiễm chủ yếu trong công nghiệp sửa chữa là: bụi, hơi, dung môi sơn, tiếng
ồn. Vệ sinh môi trƣờng, điều kiện làm việc của công nhân trong hầm tàu

3.4.2.11 Xi mạ

Phần tẩy rửa bề mặt và xi mạ: (Sr, Ni, Cu, Zn) hơi dung dịch bốc hơi, ô nhiễm chất
thải rắn.

3.4.2.12 Chế biến gỗ

- Xẻ: gây tiếng ồn

- Tinh chế: sấy  bụi

- Gia công thành phẩm: sinh bụi (bụi lớn, tinh,..), dăm bào (đa dạng, nhiều kích
thƣớc).

3.4.2.13 Dệt

- Kéo sợi: bụi dạng sợi, ồn,..

- Ống chỉ: tiếng ồn, bụi,..


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 25
- Dệt: Tiếng ồn

- Đốt lông: ô nhiễm nhiệt

- Nhuộm, in bông: nƣớc thải

3.4.2.14 Chế biến hạt điều

- Ngâm: nƣớc thải

- Chiên: khói thải (bụi), hợp chất phenol (ankyl phenol 80%); HC, hơi dầu chiên

(mùi hôi)

3.4.2.15 Chế biến lƣơng thực, thực phẩm

- Trộn phế liệu: bụi

- Chiên: Khí thải đốt dầu, hơi dầu chiên (mùi), ô nhiễm nhiệt

3.4.2.16 Chế biến sơn

Pha trộn dung môi

- Bột màu

- Nƣớc: dung môi + bụi

3.4.3 Ô nhiễm không khí do bụi


Các phần tử chất rắn thể rời rạc có thể đƣợc tạo ra trong quá trình nghiền, ngƣng
kết và các phản ứng hóa học khác nhau. Dƣới tác dụng của các dòng khí hoặc không
khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất định chúng
tạo thành thứ vật chất mà ngƣời ta gọi là bụi.

3.4.3.1 Định nghĩa

Bụi là một hệ thống gồm 2 pha: pha khí và pha rắn rời rạc–các hạt có kích thước

nằm trong khoảng từ kích thước nguyên tử đến kích thước nhìn thấy được bằng mắt

thường, có khả năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.
26 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Ví dụ :

- Hơi, khói: 0,001m - 10 m.

- Bụi bay: < 0,1m.

- Bụi lắng: > 10m rơi có gia tốc dƣới tác dụng của lực trọng trƣờng

- Hạt (bụi hô hấp): <10m dễ hít vào. Nếu <5m vào tới phổi, 5<d<10m giữ lại
mũi, khí quản.

3.4.3.2 Phân loại bụi

Bụi được phân loại theo hai cách là: phân loại theo nguồn gốc và phân loại
theo kích thước.

a. Phân loại theo nguồn gốc

- Bụi hữu cơ do động đất, núi lửa.

- Bụi thực vật (bụi gỗ, phấn hoa, bông)

- Bụi động vật (bụi len, lông động vật )

- Bụi nhân tạo (quặng, các loại khoáng sản, đất cát, bụi xe)

b. Phân loại theo kích thƣớc

- Bụi thô, cát bụi: gồm từ các hạt bụi chất rắn có kích thƣớc hạt >50m.

- Bụi: hạt chất rắn có kích thƣớc nhỏ hơn bụi thô (550 m) đƣợc hình thành từ các
quá trình cơ khí nhƣ nghiền, tán, đập…

- Khói: gồm các hạt vật chất có thể là rắn hoặc lỏng đƣợc tạo ra trong qúa trình đốt
cháy nhiên liệu hoặc quá trình ngƣng tụ có kích thƣớc hạt  = 0.10.3m. Hạt bụi
cỡ này có tính khuếch tán rất ổn định trong khí quyển.

- Khói mịn: gồm những hạt chất rắn rất mịn, kích thƣớc hạt <0.1m.

- Sƣơng: hạt chất lỏng kích thƣớc 0.3<<0.5m. Loại hạt cỡ này ở một nồng độ đủ
để làm giảm tầm nhìn thì đƣợc gọi là sƣơng giá.

c. Phân loại theo tác hại của bụi

- Bụi nhiễm độc chung: bụi Pb, Hg, Benzen…


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 27
- Bụi gây dị ứng viêm mũi, lở loét: bụi bông, bụi gai, phân hóa học, tinh dầu gỗ…

- Bụi gây ung thƣ: bụi quặng, Cr, các chất phóng xạ…

- Bụi gây xơ hóa phổi: bụi thạch anh, quặng a mi ăng…

3.4.3.3 Tính chất của bụi

a. Tính lắng (tính phân tán)

- Bụi có kích thƣớc  >10m dƣới tác dụng của trọng lực nó rơi xuống đất.

- %  bụi nhỏ  lớn  rơi xuống

b. Tính nhiễm điện của hạt bụi

Trong điện trƣờng > 3000V: tính nhiễm điện rất cao:  ion (-) V (+)

c. Tính cháy nổ

- [Bụi] nhỏ  tính cháy nổ kém

- [Bụi] lớn  tia lửa địên  nguy cơ cháy nổ cao

d. Tính lắng do nhiệt

Ở nhiệt độ cao bụi lắng tốt hơn lạnh.

Bảng 2.2. Tỉ lệ phần trăm của bụi theo kích thƣớc

Loại thao tác Loại bụi  2 m 25 5  10 > 10


Tiện Gỗ 48 20 20 8,0
Phay Kim loại 37 31,5 9,5 2,0
Mài Đá 62 24,5 10,0 3,5

Bảng 2.3. Tỉ lệ lắng bụi cao lanh trên đƣờng hô hấp

% lắng đọng % lắng đọng ở % lắng đọng ở


Kích thƣớc m
chung đƣờng hô hấp phế bào
0.5 47,8 9,2 34,5
0,9 63,5 16,5 50,5
1,3 68,7 26,5 34,8
1,6 71,7 46,5 25,9
5,0 92,3 82,7 9,8
28 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Bảng 2.4. Tốc độ hút bụi ở điện thế 3000V

Kích thƣớc m Tốc độ (cm/s)


100 885
10 88,5
1 8,85
0,1 0,885

Khi tính toán các công trình xử lí bụi bắt buộc phải dựa vào đặc tính của bụi

Tính lắng (tính phân tán ): thiết kế buồng lắng bụi.


V
Vñ Vng ng
H

h L V V
đ s
L
3.4.3.4 Tác hại của bụi

a. Đối với con người

Bụi gây tác hại cho con ngƣời trƣớc hết là qua đƣờng hô hấp gây nên các bệnh nhƣ:

- Viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi

- Bụi đá và bụi amiăng gây ra bệnh bụi phổi (bệnh nghề nghiệp)

Bụi còn tác động trực tiếp lên mắt và lên mặt da của cơ thể.

Các chứng bệnh về mắt nhƣ: Làm giảm thị lực mắt, có thể làm tổn thƣơng mắt,
mù mắt .

Các chứng bệnh về da nhƣ: dị ứng, ngứa trên da, mề đay…

Ngoài ra bụi cũng làm ảnh hƣởng đến hệ tiêu hóa gây nên các bệnh nhƣ: Làm sâu
răng, hỏng men răng, tổn thƣơng niêm mạc dạ dày, loét dạ dày,

b. Đối với động vật

Bụi gây tác hại đối với động vật cũng nhƣ đối với con ngƣời. Đối với các loài vật có
tính nhạy cảm với môi trƣờng bụi gây bệnh về đƣờng hô hấp nặng hơn con ngƣời.

c. Đối với thực vật

Bụi gây tác hại xấu đối với thực vật nhƣ: làm cây chậm phát triển, làm giảm quá
trình lục diệp hóa quang hợp của cây.
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 29
d. Đối với bề mặt vật liệu

Bụi trong không khí có tác động xấu lên bề mặt vật liệu nhƣ :

- Làm tăng cƣờng quá trình han gỉ của kim loại

- Làm mài mòn hoặc làm hoen gỉ bề mặt

3.4.4 Ô nhiễm không khí do nhiệt

3.4.4.1 Các nguồn ô nhiễm do nhiệt

a. Công trình dân dụng

- Bức xạ mặt trời

- Do thắp sáng, thiết bị chuyên dùng

- Do ngƣời

- Nhiệt ẩm

b. Công nghiệp

- Bức xạ

- Do các động cơ, máy móc tỏa ra

Q = 1 . 2 . 3 . 4 . 860.N Kcal/L

Trong đó:

 1 : hệ số sử dụng công suất của máy: 0,7  0,9

 2 : hệ số phụ tải, là tỉ số giữa công suất tiêu thụ trung bình với công suất
chuyển động : 0,5  0,8

 3 : hệ số sử dụng đồng thời của thiết bị khi sử dụng = 0,5 1

 4 : hệ số chuyển biến cơ năng thành nhiệt năng và tỏa vào không khí chung
quanh: 0,65  1

 N : Công suất tiêu chuẩn của các loại động cơ (KW)

 860 : đƣơng lƣợng nhiệt của công


30 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

- Nhà máy chỉ thắp sáng

Q = (0,9  0,95).860.N

- Phân xƣởng cơ khí hoặc cơ khí lắp ráp

Q = 0,25.860.N

- Tỏa nhiệt do đốt cháy nhiên liệu

Q = . QC . G (kCal/h)

Trong đó:

 G : lƣợng nhiên liệu tiêu thụ trong giờ kg/h

 QC : nhiệt trị thấp của nhiên liệu

 : hệ số sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (0,9  0,97)

Toả nhiệt do nguội dần của các vật nung

- Nguội dần: giữ nguyên trạng thái ban đầu (lỏng, đặc)

Q = C (t1 - t2 ). M (kcal/h)

 C : tỷ nhiệt của vật ở trạng thái đang xét

 t1, t2 : nhiệt độ ban đầu

- Nguội dần có thay đổi trạng thái (lỏng  đặc)

Q = C l ( t 1 – tn ) + i + C đ ( t n - t2 )

 Cl : tỷ nhiệt vật liệu trạng thái lỏng

 Cđ : tỷ nhiệt vật liệu trạng thái đặt

 tn : nhiệt độ nóng chảy của vật liệu

 t1, t2 : nhiệt độ đầu và cuối

 i : nhiệt làm nóng chảy vật liệu


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 31
Bảng 2.5. Tỏa nhiệt do ngƣời

Lƣợng nhiệt (1ngƣời)


Nhiệt độ Kcal/h H2O CO2
Điều kiện làm việc
phòng oC Nhiệt Nhiệt Tổng (g/h) (g/h)
hiện ẩn cộng
15 100 25 125 40 30
20 80 25 105 45 30
Yên tĩnh: rạp hát, câu
25 50 30 80 50 30
lạc bộ, hội họp
30 30 50 80 80 30
35 - - - 130 30
15 100 35 135 55 35
Làm việc trong cơ 20 85 45 130 75 35
quan, trƣờng học … 25 55 70 125 120 35
(yên tĩnh) 30 35 90 125 140 35
35 - - - 240 35
15 115 65 180 110 46
Công việc nhẹ và trung
20 90 85 175 140 46
bình (thợ may, lắp ráp
25 60 110 170 180 40
các vật có trọng lƣợng
30 40 130 170 230 40
nhẹ
35 - - - 290 40
15 140 110 250 185 68
Công việc nặng (rèn 20 110 140 250 220 68
đúc, chạy bộ, khuân 25 80 170 250 300 68
vác … ) 30 45 205 250 360 68
35 - - - 430 68
Dƣới 12 tuổi - 35 15 50 23 18

3.4.4.2 Cách trao đổi nhiệt giữa con ngƣời và môi trƣờng

Trạng thái ôn hòa và dễ chịu của con ngƣời :

- Phụ thuộc mức độ trong sạch của không khí

- Cƣờng độ lao động của con ngƣời

- Phụ thuộc vào lứa tuổi và sức khỏe

- Phụ thuộc vào quần áo mặc trên ngƣời


32 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

- Khả năng thích ứng khí hậu và thói quen con ngƣời

- Phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí

- Phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt của kết cấu xung quanh

Sự trao đổi nhiệt giữa con ngƣời và môi trƣờng

Q =  Qdn + Qhh + Qmh  QbX  Qđlƣu (kcal/h ngƣời)

 Qhh : Nhiệt trao đổi do sự hô hấp con ngƣời

 Qmh : Nhiệt trao đổi do sự bay hơi mồ hôi

 Qdn : nhiệt trao đổi do dẫn nhiệt

 QbX : lƣợng nhiệt trao đổi bằng bức xạ

QbX =  bX . F (td - tbm )

 bX : hệ số trao đổi nhiệt bức xạ giữa ngƣời và môi trƣờng (kcal/m2 h ).

 F : diện tích bề mặt da

 td : nhiệt độ bề mặt da (36,5oC)

 tbm : nhiệt độ bề mặt kết cấu xung quanh

VD : Một ngƣời cao 1,60 m, cân nặng (G) : 60kg

 Fd = 1,6 m2

- Qđlƣu :

Qđl =  đl . (td - tXq ) . F

 đl : hệ số trao đổi nhiệt đối lƣu giữa con ngƣời và môi trƣờng xung quanh

 tXq : nhiệt độ không khí xung quanh

3.4.5 Ô nhiễm không khí do mùi hôi


Ngoài hơi khí độc, bụi, tiếng ồn, còn có mùi hôi, (sản xuất công nghiệp).

Bãi rác :

- Nƣớc thải
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 33
- Mùi hôi (vi trùng)

Trong công nghiệp tùy nguyên liệu, hóa chất sử dụng thì mùi hôi có tính đặc trƣng.

Để chống mùi hôi ta xử lí nhƣ sau :

- Che mùi

- Đốt

- Hấp phụ

3.4.6 Quá trình biến đổi của chất ô nhiễm trong khí quyển

3.4.6.1 Các quá trình sa lắng khô

Giai đoạn 1: Quá trình sa lắng các hạt bụi hoặc khí trên bề mặt (cây, cỏ, công
trình…)

Giai đoạn 2 : Hấp phụ một số chất ô nhiễm của các bề mặt

Chất ô nhiễm  khí quyển

Bề mặt

Hấp phụ một phần chất ô nhiễm

Đo đạt quá trình sa lắng khô

a. Phƣơng pháp Gradient nồng độ: Đồng thời đo Gradient nồng độ SO2 theo chiều cao
và các giá trị của yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm không khí để xác
định hệ số khuếch tán sấy.

b. Phƣơng pháp đánh dấu: Dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu SO2 để đánh dấu mức
độ sa lắng của S.

c. Với phƣơng pháp nầy cho phép phân biệt hàm lƣợng chất ô nhiễm sa lắng và hàm
lƣợng chất ô nhiễm có sẵn trong cây cối và trong đất. Thích hợp nơi có diện tích
nhỏ và trong phòng thí nghiệm.
34 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

d. Phƣơng pháp cân bằng khối lƣợng: Phƣơng pháp này bao gồm đo tốc độ sa lắng
của chất ô nhiễm từ không khí trong cùng một hệ kín hoặc sự tích tụ chất ô nhiễm
so với mẫu đối chứng .

e. Vì điều kiện thí nghiệm khác điều kiện thực tế nên phƣơng pháp này ít dùng.

f. Phƣơng pháp tƣơng quang xoáy: Phƣơng pháp này phụ thuộc đo đạc nồng độ và
thành phần thẳng đứng của tốc độ gió, để từ đó tính toán mức độ sa lắng ô nhiễm.

3.4.6.2 Các quá trình sa lắng ƣớt

3.4.6.3 Cơ chế

Hạt bụi, chất ô nhiễm (háo nƣớc) khi tiếp xúc với hơi nƣớc (mƣa)

Mƣời phút đầu một trận mƣa thì [SO42- cao nhất]

Đo đạc: Dùng phƣơng pháp phân tích và phễu lọc

Các phản ứng hóa học xảy ra trong khí quyển

Khi các chất ô nhiễm thải ra môi trƣờng do ảnh hƣởng của các yếu tố về khí tƣợng
thủy văn (nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, bức xạ mặt trời, tốc độ gió) các chất
ô nhiễm có thể tác dụng với nhau và các chất ô nhiễm có sẵn trong khí quyển.

- Xảy ra trong pha khí, lỏng, bề mặt và phản ứng môi trƣờng

 Phản ứng trong pha khí :

N2 + 2 O3 = 2 NO2 + O2

NO2 + OH- = H NO3

NO2 + O3 = NO3 + O2

NO3 + NO2 = N 2O5

(có xúc tác NH3)

N2 O 5 + H2 O = 2 H NO3 NH4 NO3

 Phản ứng xảy ra trên các bề mặt :

Phản ứng của các chất khí khác nhau trên lá cây, công trình, đất.

SO2  SO3  H2SO4


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 35
 Phản ứng xảy ra trong pha lỏng :

SO2 + H2 O = H2SO3

H2SO3 + O2 = H2SO4

 Phản ứng quang hóa: Phản ứng có tác động của ánh sáng mặt trời.

NO2  NO + O

O + O2 = O3

O3 + NO = NO2 + O2

3.4.7 Phát tán chất ô nhiễm trong không khí


Sự phát tán chất ô nhiễm vào khí quyển là quá trình vật lí rất phức tạp. Trong quá
trình này gió và các hiện tƣợng trao đổi chất trong khí quyển cũng nhƣ khí hậu địa
phƣơng có ý nghĩa rất lớn.

Dự đoán trạng thái của chất ô nhiễm trong khí quyển là bài toán vô cùng phức tạp
và việc giải nó càng khó hơn do các quá trình trong khí quyển không ổn định và có
thể thay đổi rất nhanh theo thời gian.

1930: Gauss, Brigg, Sutton đạ có Nghiên cứu về hiện trạng này

Năm 1965,1975: Trong nƣớc đã có KS Nguyễn Cung và GS.TS Phạm Ngọc Đăng
(Mô hình thủy khí) nghiên cứu.

3.4.7.1 Mô hình phát tán ô nhiễm không khí


z
H

y X
min X
max
36 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

3.4.7.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình khuếch tán

3.4.7.3 Nguồn

- Tải lƣợng Q: lƣợng chất ô nhiễm thải ra trong đơn vị thời gian (Q/s)

- Chiều cao (h) của ống khói (m)

- Đƣờng kính đỉnh d (m)

- Nhiệt độ khí thải

- Lƣu lƣợng khí thải (m3/h)

- Tốc độ khí thải (m/s)

- Nồng độ khí thải t càng lớn phát tán càng xa

Điều kiện thủy văn

- Tốc độ gió (m/s)

- Nhiệt độ không khí

- Độ ẩm không khí  %

- Bức xạ mặt trời

Địa hình

Khi không có sự nghịch đảo nhiệt độ và có gió, địa hình không bằng phẳng, thuận
lợi cho sự phát tán, bởi vì nó thúc đẩy sự xoáy rối khí quyển theo phƣơng thẳng đứng.

Lập phƣơng trình và giải bài toán phát tán ô nhiễm theo mô hình thủy khí
động học (Bài toán 1)

- Giả thiết của bài toán

 Tốc độ gió khác 0 và luôn không đổi suốt thời gian quá trình tính toán

 Nguồn thải là liên tục với tải lƣợng không đổi Q

 Không có quá trình sa lắng khô, sa lắng ƣớt và các phản ứng hóa học xảy ra

 Phát tán chất ô nhiễm theo cả chiều ngang và chiều đứng

 Chất ô nhiễm bị phản xạ hoàn toàn khi tiếp xúc với bề mặt hoặc lá cây
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 37
 Chất ô nhiễm bắt đầu xuất hiện trên mặt đất :

XMin = (10  20) h

 Chất ô nhiễm rơi mặt đất cuối cùng

XmaX = (20  40) h

 ∆H : độ dựng ống khói

Phƣơng trình vi phân cơ bản

c c c c   c    c    c 
 u  v  u   kx    ky    kz    1c   2 c
t x y z x  x  y    z  z 

- kx,ky,kz : các thành phần ngang và đứng của hệ số khuếch tán chất ô nhiễm

- 1 : hệ số, kể đến sự thâm nhập thêm lƣợng ô nhiễm trên đƣờng khuếch tán

- 2 : hệ số kể đến sự biến hóa từ chất ô nhieễm nầy sang chất ô nhiễm khác do các

phản ứng hóa học trên đƣờng khuếch tán

Giải bài toán

Áp dụng công thức trên

Q   y2    z  H 2    z  H
2

Ta suy ra đƣợc: C (X,y,z) = EXP    EXP    
 EXP   0,5 
2u y z  2  y2    2 z2   z2 
    

Ta tính trên mặt đất :

Q   y  
2
 H 
2

- C (X,y,O,H) = EXP  0,5  .EXP  0,5  


u y t    z      z  

Q  H 
2

- C (X,O,O,H) = .EXP  0,5  


u y t    
  y 

Q
- C (X,0,0,0) =
u y z
38 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

1,1Q z
- Cm =
H 2 eu y
1 1
bH
 8 2 2 b
- Xm =  a 
9 
Có một số cách tính sau đây:

Cách 1

Bƣớc 1

- Tính độ bền vững khí quyển

Bảng 2.6. Độ bền vững khí quyển

Ngày Đêm
Tốc độ gió ở độ
Mạnh Vừa Yếu
cao 10m
ít mây không mây
> 60o 35  60o < 35o

2 A A–B B - -

2–3 A–B B C E F

35 B B–C C D E

56 C C–D D D D

>6 C D D D D

- A : rất không bền vững nhất

- B : không bền vững vừa

- D : kết quả trung hòa

- E : bền vững yếu

- F : bền vững trung bình


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 39
Bƣớc 2 Xác định y, z : (dựa vào độ bền vững khí quyển, khoảng cách tới
nguồn)

Bảng 2.7

100 < X < 10000m


ĐBV
Vùng y z
Khí quyển
Nông A 0,22.X.(1 + 0,0001.X)-1/2 0,2.X
thôn B 0,16.X.(1 + 0,0001.X)-1/2 0,12.X
-1/2
C 0,11.X.(1 + 0,0001.X) 0,8.X.(1 + 0,0002.X)-1/2
D 0,08.X.(1 + 0,0001.X)-1/2 0,06.X.(1 + 0,00015.X)-1/2
E 0,06.X.(1 + 0,0001.X)-1/2 0,03.X.(1 + 0,0003.X)-1
F 0,04.X.(1 + 0,0001.X)-1/2 0,01.X.(1 + 0,0003.X)-1
A–B 0.32.X.(1 + 0.0004.X)-1/2 0,24.X.(1 + 0,0001.X)-1/2
C 0.22.X.(1 + 0.0004.X)-1/2 0,2.X
Đô thị 1/2
D 0.16.X.(1 + 0.0004.X) 0,14.X.(1 + 0,0003.X)-1/2
E–F 0.11.X.(1 + 0.0004.X)-1/2 0,08.X.(1 + 0,00015.X)-1/2

Bƣớc 3

Xác định tải lƣợng Q: (dựa vào thành phần tính chất nhiên liệu, hóa chất)

- Cách 1 : Dựa vào các phản ứng hóa học

- Cách 2 : Dựa vào cách tính thể tích sản phẩm cháy (Nomezpasseb.AB)

 V CO2 = 0,01866.C (m3/kg nguyên liệu).

 V SO2 = 0,007.S

 V NOX = 0,008N + 0,79 VB

o VB : thể tích không khí cần thiết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu (m 3)
(khoảng 25m3 / kg dầu)

o VH2O = 0,11H + 0,124WB + 0,0161VB + 1,24GB

o W: Độ tro

o GB: Lƣợng hơi nƣớc cần thiết phun vào dầu trƣớc khi đốt (kg) Thƣờng 0.3
– 1 kgH2O/1 kgnhiên liệu)
40 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Từ đó xác định nồng độ trong khí quyển và suy ra Q

Vì vậy: Q = C.V

Tính toán phát tán ô nhiễm theo mô hình thủy khí động học (Bài toán 2)

Phƣơng trình tính toán

Q   y2    z  H 2  z  H 2  
EXP    EXP     
C (X,y,z) =
2u y z  2 y2     2
EXP  0,5
 2  
 2 z  z  

Độ dựng ống khói

d . vt
H  k i
 . v10

Trong đó:

 ki: thƣờng chọn trong giới hạn (1,6-2)

 d: đƣờng kính hẹp của miệng ống khói

 v10: Tốc độ gió ở độ cao 10m (m/s)

 : hệ số kể đến biến thiên tốc độ góc theo thời gian

 vf : Vận tốc khí thải

Độ bền khí quyển

Bảng 2.8. Phân loại mức độ bền vững khí quyển

V10 Gradient nhiệt (0C /100 m)


(m/s)  2.1 2–1 0.9-0.7 0.6-(-1) -1–(-0.4) -1.5–(-2)  -2.1
1 1 2 3 4 5 6 7
2 1 2 3 4 5 6 7
3 2 2 3 4 5 6 7
4 2 3 3 4 5 5 6
5,6,7 - - 4 4 4 4 -
8 - 1 4 4 4 - -

Xác định y (z ) theo khoảng cách X


BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 41
Bảng 2.9. Giá trị y (z)

Mức Khoảng cách X (m)


ổn
100 200 500 1.000 2.000 5.000 10.000
định
1 4(4) 7(6) 13(11) 22(17) 32 (26) 55 (45) 75 (75)
2 6(5) 10(8) 18(16) 30(27) 45 (41) 80(-) 110(138)
3 8(8) 14(12) 28(25) 4(44) 76 (70) 140(-) 190(240)
4 12(12) 20(20) 40(40) 70(70) 125(125) 260(260) 400(650)
5 16(18) 28(30) 60(60) 115(120) 195(220) 440(530) 780(2000)
6 22(25) 38(42) 90(240) 175(550) 370(1680) 950(4000) -
7 29(34) 52(63) 140(260) 380(800) 1000(4000) 1400 (-) -

Xác định nồng độ chất ô nhiễm trêm mặt phẳng cách mặt đất từ 1 – 2 m

M   v1 H 1 n y2 
C ( x, y )  EXP    (mg / m )
3

 (1  n) k1 x 4 k 0 x 
3 2
2(1  n)k1  k 0 x 2

Trong đó:
 v1: Tốc độ gió trung bình ở độ cao 4m
 k1, k0 : Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễmở độ cao : z =1 m, z = 0 m: (k1 = 0.1
–0.2 và k0 = 0.5 - 1).
 n: số mũ của hàm số biến thiên vận tốc gió theo chiều cao (n = 0.15 – 0.2)

0.116 (1  n) 2 M k1
C max  (mg / m 3 )
v1 H 1.5 (1 n ) k 0 v1

2 v1 H (1 n )
x max  x (m)
3 k1 1  n 2

Tốc độ gió nguy hiểm

L f t
 Nóng : v m  0.65 3 (m / s)
H
Trong đó: Lf: Lƣợng khí thải phụt ra: Lf = wf . Ff (Ff diện tích ống hẹp )
(wf: tốc độ phụt khí)
wf D
 Lạnh: v m  1.3
H
42 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Lƣu ý:

- vm  0.5  vnguy hiem = 0.5 m/s

- 0.5  vm  2  vnguy hiem = vm

- vm > 2  vnguy hiem = vm (1 + 0.12 f1/2)

Trong đó f : chuẩn phân biệt nguồn nóng hay nguội và đƣợc tính:

w 2f D
f  10 3

H 2 T

Nếu: f < 100 m/s.200C + T > 0  nguồn nóng

Nếu: f > 100 m/s.200C + T  0  nguồn lạnh

Ảnh hƣởng của nhà và công trình đối với sự phân bố chất ô nhiễm (nguồn

thải thấp)

Vùng gió quẩn


(vùng bóng rợp)
Nhà

-
- - +
+
-
+
+
+
1.
8Hnh
H

2
nh

1 b  2.5 Hnh lg = 6 Hnh + b

Các kích thƣớc vùng gió quẩn sau nhà do gió thổi uốn cong qua nhà gây ra
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 43
lg = 2.5 Hnh
3

1.8Hnh

H
2

nh
b > 2.5 lg = 4 Hnh
1
Hnh
1.8Hnh

3
I
Hnh

II

b  2.5 Hnh Hnh < b  10 Hnh

3 5
Hnh

b > 2.5Hnh Hnh < x1  8Hnh

Ghi chú:

1: Vùng có áp lực dƣơng 3: Phía đón gió

2 –5: Vùng gió quẩn 4: Phía sau gió

2: Quẩn thống nhất 5: Giữa các nhà

Tính phân bố do các nguồn điểm và nguồn đƣờng thấp gây ra

Nguồn điểm, đặt trên mái nhà trong vùng gió quẩn

kM
M 2
(mg / m 3 )
v H nh
Trong đó:

 M: Tổng lƣợng chất thải (g/s)

 Hnh: Chiều cao nhà(m)

 v: Vận tốc trung bình của gió (m/s)

 k: Hệ số phụ thuộc vào chiều cao ống khói H


44 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Bảng 2.10 – Bảng tính k

Hệ số k khi L/Hnh bằng (L: chiều dài nhà)


H/Hnh
4 4.1 - 8 8-10
 1.2 0.57 0.36 0.20
1.3 – 1.5 0.49 0.30 0.15
1.6 - 2 0.30 0.20 0.10

Đối với cửa mái khi chiều dài bằng cửa thông lớn hơn 4Hnh

Hcửa mái < 4 Hnh


Hcửa mái

Hnh

k1 k 2 m1
Cm  (mg / m 3 )
v H nh
Trong đó:

m1: Lƣợng khí độc của ngƣời tính trên chiều dài của cửa mái

Lkk C 0 M
m1  
lc lc

Lkk: Tổng lƣu lƣợng không khí thải qua cửa mái (m 3/s)

C0: Nồng độ chất độc hại chứa trong không khí thải qua cửa mái (mg/m 3)

M: Tồng lƣợng khí độc thải qua cửa mái (mg)

Lc: Chiều dài cửa mái (m)

k1: Hệ số kể đến mức độ thải nhiệt theo cửa Xƣởng q;

Nếu:

 q > 100 (Kcal/m3) k1 = 0.16

 40 < q < 100 k1 = 0.35

 q < 40 k1 = 0.7

k2: Hệ số phụ thuộc chiều dài, chiều cao của nhà, xác định theo bảng:
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 45

L/H 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

k2 0.82 0.91 1 1.16 1.31 1.48 1.68 1.88 2.18 2.4 2.74 3.3

Nồng độ chất độc hại ở điểm cách điểm cực đại một đoạn X, nằm trên trục
hƣớng gió đố với nguồn thấp.

 x 
 0.1  1  2.5 
C  Cm e  H nh 
(mg / m 3 )

Trong đó: số hạng (X1/ Hnh - 2.5) luôn luôn lấy là giá trị +

Mô hình phát tán dài hạn

1 1
2Q  H2 
C ( x, j )    p ( j , l , m) EXP   (mg / m 3 )
 2x   2 z2 
l m
2 u m  z  
 16 
Trong đó:

j: Số chỉ hƣớng gió quan sát (16 hƣớng gió)

l: Số chỉ độ bền vững khí quyển (A, B, …)

m: Số chỉ loại tốc độ gió (m= 1,2,3,4,…. 9)

um: Tốc độ gió trung bình đối với loại gió m

p (j, l, m): Tần số hƣớng gió trong khoảng thời gian nghiên cứu (gió thổi theo
hƣớng j) với tốc độ gió và trong điều kiện bền vững khí quyển l

Mô hình phát tán từ một số nguồn (không kể đến sự ảnh hƣởng đến địa
hình)

Nếu các nguồn đặt gần nhau và có cùng các tham số ô nhiễm thì có thể coi
nhƣ một nguồn ô nhiễm

Ví dụ: 3 nguồn (hi, di, qi) giống nhau (chất ô nhiễm giống nhau)

  y2
Q    z  H 2    z  H
2

C (X,y,z) = EXP    EXP    
 EXP   0,5 
2u y z  2  y2    2 z2   z2 
    

Trong đó: QCacbonic = 3 qi

L = 3 li
46 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Các nguồn đặt gần nhau nhƣng thông số ô nhiễm khác nhau

Trong trƣờng hợp này thì Q =  qi

Các nguồn đặt xa nhau, các thông số ô nhiễm khác nhau dẫn đấn mô hình
phát tán ô nhiễm một vùng

Mô hình phát tán ô nhiễm một vùng

1b 
2  x 
 
  2  
 
1b  
N0

Qa0   Qa1 2i  1  2i 1


1b 
C ( x, y 0, 0)  3
(mg / m )
u . a 1  b   i 1 

Trong đó:

- C (X, y, 0, 0): Nồng độ bụi tại mặt đất (mg/m 3) nhận tại tâm các ô vuông, với kích
thƣớc các ô vuông X từ 500 – 10.000 m.

- u: tốc độ gió trung bình

- a,b: 2 hệ số phát tán đƣợc xác định bằng thực nghiệm và phụ thuộc độ bền vững
khí quyển

Đới bảo vệ khí quyển a b


A 0.4 0.91
B 0.33 -
C 0.2 0.8
D 0.15 0.75
E, F 0.06 0.71

- z = a . Xb

- Qai (g/s.m2) : Tải lƣợng ô nhiễm ở các ô vuông trên chiều gió

- Qao : Tải lƣợng ô nhiễm tại tâm các ô vuông đƣợc tính toán

- N0: Số lƣợng các ô vuông trên chiều gió.

Có thể tóm tắc các bƣớc tiến hành tính toán nồng độ:

Bƣớc 1: Trên bảng đồ hiện trạng chia vùng ô nhiễm thành các ô vuông vơí các
cạnh có khích thƣớc X từ 500 – 10.000 m và đánh số các ô vuông.
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 47
Bƣớc 2: Xác địn tọa độ tại tâm các ô vuông

Bƣớc 3: Tính tải lƣợng ô nhiễm Qai của từng ô vuông (tính bằng tải lƣợng ô nhiễm
ở các nhà máy, xí nghiệp nằm trong ô vuông đó). Nếu những nhà máy, xí nghiệp nào
nằm trong ô vuông mà không gây ô nhiễm thì tải lƣợng đƣợc xem bằng 0.

Bƣớc 4: Xác định nồng độ chất ô nhiễm theo công thức trên theo các hƣớng gió và
tốc độ gió khác nhau

Bƣớc 5: Vẽ bản đồ ô nhiễm

3.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM


KHÔNG KHÍ

KHÍ THẢI

Xử lý bụi Xử lí sƣơng mù và Xử lý tạp chất khí Xử lý tạp


giọt lỏng chất hơi

Phƣơng pháp Phƣơng pháp Phƣơng Phƣơng Phƣơng Phƣơng Phƣơng Phƣơng
khô ƣớt pháp điện pháp hấp pháp pháp pháp pháp ngƣng
thụ hấp phụ xúc tác nhiệt tụ
Buồng lắng Lọc điện
Thiết bị rửa khí: khô
Tháp hấp Tháp hấp Thiết bị Lò đốt Thiết bị
Thiết bị thu trần, đệm,
Lọc điện thu: phun phụ với phản ngƣng tụ
bụi : quán mâm, va đập,
ƣớt mâm,đệm lớp tĩnh, ứng
tính gió xoáy quán tính, li
, màng, động và
động tâm, vận tốc
phun tầng sôi
lớn Lọc sƣơng
Xiclon

Lƣới thu
Lọc: vải, sợi, giọt lỏng
hạt, sứ

3.6 HIỆU QUẢ XỬ LÝ


- Nồng độ chất ô nhiễm còn lại trong khí sau khi xử lý

- C  C Cho phép phát thải (Cpt)


48 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

- Hiệu quả xử lý của từng thiết bị của hệ thống

G0  G
 x100 %
G0

Hiệu quả xử lý đƣợc xác định bằng lƣợng chất ô nhiễm đƣợc xử lý trên lƣợng chất
ô nhiễm ban đầu:

Trong đó:

 G0 : Ban đầu

 G : Còn lại sau xử lý

Ngoài ra:

C0  C
 x100 %
C0

Nếu hệ thống bao gồm nhiều thiết bị thì hiệu quả xử lý:

tc = (1- 1) (1- 2) …. (1-i)

Trong đó:

 I : Hiệu quả thiết bị thứ I

 C : Đại lƣợng tuyệt đối chất thải sau Xử lý

  : Đại lƣợng tƣơng đối đánh giá khả năng xử lý một thiết bị, một hệ
thống nào đó

3.7 KỸ THUẬT THÔNG GIÓ


- Áp suất 100Pa 10,4kg/h (lƣợng Cl rò rỉ)

- Sự gia tăng độ ẩm không khí có thể ảnh hƣởng quá trình công nghệ, chất lƣợng
sản phẩm, ảnh hƣởng đến tình trạng thiết bị, cảm giác con ngƣời.

- Nhiệt độ môi trƣờng cho phép từ 30–40oC

- Độ ẩm môi trƣờng từ 53–45%

- Nhiệt độ sinh ra từ bề mặt thiết bị công nghệ cao, sinh ra từ những đƣờng ống.
Nhiệt độ của thiết bị  45oC.
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 49
- Nhiệt đƣợc truyền vào trong nhà xƣởng do bức xạ và đối lƣu.

 Sự sinh nhiệt do bức xạ và đối lƣu ngƣời ta gọi là nhiệt hiện.

 Nhiệt kín: sự sinh nhiệt do hơi nƣớc xâm nhập và không khí.

3.7.1 Các biện pháp khống chế ô nhiễm trong môi trƣờng
lao động
- Thay chất độc hại trong sản xuất bằng những chất không độc hại

- Thay thế phƣơng pháp xử lý nguyên liệu (phƣơng pháp khô, phƣơng pháp ƣớt )

- Thay nhiên liệu lỏng, rắn bằng nhiên liệu kín

- Thay sự gia nhiệt bằng gia công nhiệt bằng điện

- Làm kín thiết bị, nhất là các chổ nối

- Cách nhiệt các bề mặt thiết bị nóng bằng các ống khí hoặc hơi

- Thay thế sự vận chuyển hở bằng sự vận chuyển trong nó hoặc khí động đối với vật

liệu rời.

Các biện pháp này không chỉ cải thiện môi trƣờng lao động, môi trƣờng ô nhiễm

mà giúp một chất từ dạng này sang dạng khác.

3.7.2 Các phƣơng thức sử dụng


- Cơ khí hóa

- Tự động hóa

- Sự điều khiển từ Xa

- Liên tục hóa các quá trình sản Xuất

Nhiều phƣơng pháp không thể thực hiện đƣợc : Kinh tế, kỹ thuật
50 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

3.7.3 Các phƣơng pháp thông gió


Đó là sự pha loãng các chất ô nhiễm với dòng khí đƣợc thổi từ ngoài vào.

Sự thông gió chia ra các loại :

- Thông gió tổng quát: Thông gió cho toàn bộ nhà xƣởng (các nguồn ô nhiễm phân
tán rãi rác trong nhà xƣởng. Có thể thực hiện bởi thông gió tự nhiên, hay cƣỡng
bức).

- Thông gió cục bộ: Đối với những nhà xƣởng có tính chất cục bộ. Thực hiện bởi
dòng khí thổi vào để giải quyết ô nhiễm nhiệt.
BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 51

BÀI TẬP
Bài 1: Khói thải từ lò đốt nhiên liệu ở công đoạn chao của một nhà máy sản xuất hạt
điều có chứa khí SO2 xả vào khí quyển qua ống khói với các thông số nhƣ sau: Lƣu
lƣợng khí thải L = 15m3/s, tải lƣợng M = 50g/s, nhiệt độ khí thải t kt = 650C , nhiệt độ
khí xung quanh txq = 300C . Ống khói có kích thƣớc: đƣờng kính hẹp D = 2m, chiều
cao ống khói H = 30m. Hệ số phân tầng khí quyển A = 200, nồng độ cho phép của
SO2 là 0.3 mg/m3.

a. Xác định nồng độ khí SO2 cực đại trên mặt đất

b. Xác định khoảng cách từ điểm cực đại đến ống khói.

c. Xác định khoảng cách ly vệ sinh

Bài 2: Trong cụm công nghiệp có hai nhà máy thải khí CO ra môi trƣờng qua hai ống
khói khác nhau cách nhau 200m.(mô hình nhƣ hình vẽ)


2 u  vantoc gio  khong doi

Các số liệu của hai nguồn thải như sau:

Đƣờng
Lƣu lƣợng Lƣợng khí Chiều cao Nhiệt độ Nồng đồ
kính hẹp
Ống khói khí thải CO thải ống khói khí thải nền
ống khói
(m3/s) (g/s) (m) (0C) (mg/m3)
(m)

1 111 180 42 2.5 170 0.6

2 10 20 32 1.0 70 0.6
52 BÀI 3:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Hệ số phân tầng khí quyển A = 200, nhiệt độ môi trường 28 0C.

Xác định nồng độ tổng khí CO trên mặt đất, để từ đó xác định khoảng cách ly vệ
sinh giữa cụm Công nghiệp và khu dân cư. Biết rằng tiêu chuẩn cho phép của CO là
3mg/m3.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 53

BÀI 4: TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH


TÁN KHÍ THẢI

4.1 CÁC TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN VỀ KHÍ


4.1.1 Nồng độ cho phép của các loại bụi và hơi khí độc
trong không khí
- Nồng độ chất độc hại: là đại lƣợng biểu thị lƣợng chất độc hại hòa lẫn vào không

khí. Thƣờng đƣợc ký hiệu C. đơn vị đo của C là mg/lít hay mg/Nm3. (TCVN/QCVN).

- C còn đƣợc đo theo ppm thể tích (cho môi trƣờng khí) và ppm trọng lƣợng (cho

môi trƣờng nƣớc).

Công thức tính đổi đơn vị trong môi trƣờng khí nhƣ sau:

ppm  TLPT 273 P


mg / m3    (13)
22,4 273  t 760

Trong đó:

 t- nhiệt độ 0C.

 p - áp suất khí quyển mmHg.

TLPT – Trọng lƣợng phân tử của chất cần đổi.

- Trị số nồng độ lớn nhất ghi nhận đƣợc trong quá trình quan trắc gọi là nồng độ tức

thời. Trong tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng thƣờng dùng trị số nồng độ tức thời

cho phép. Đây là nồng độ chất độc hại lớn nhất trong không khí mà không gây tác

hại đối với con ngƣời.


54 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

4.1.2 Các tiêu chuẩn/quy chuẩn hiện hành đối với khí thải
Về môi trƣờng không khí, chúng ta đã có các tiêu chuẩn:

- QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn
y tế

- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung
quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
môi trƣờng không khí xung quanh

- QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và chất vô cơ

- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với một số chất hữu cơ

- QCVN 21:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất phân bón hóa học

- QCVN 22:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện

- QCVN 23:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp xi măng

- QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
công nghiệp

- QCVN 34:2010/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc
hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- Quyết định 3733-2002- QĐ/BYT giới hạn cho phép các chất độc hại trong môi
trƣờng không khí ở cơ sở sản xuất. Gồm các thông số:

 Nồng độ giới hạn cho phép chất độc trong không khí ở cơ sở sản xuất.

 Nồng độ bụi giới hạn cho phép có trong không khí ở cơ sở sản xuất.

 Vi khí hậu vùng làm việc.


BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 55
- Chỉ số AQI (Air Quality Index):

Chỉ số chất lƣợng không khí (AQI) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm
các chất ô nhiễm gồm: CO, NO2, SO2, O3 và bụi nhằm cho biết tình trạng chất lƣợng
không khí khu vực ven đƣờng hoặc dân cƣ trong Thành phố.

Phân loại:

 Chỉ số AQI khu vực ven đƣờng.

 Chỉ số AQI khu vực dân cƣ.

Bảng 3.1. Chỉ số AQI và các lƣu ý

Chất lƣợng không


Nhóm điểm Ảnh hƣởng sức khỏe
khí
0 - 50 Tốt Không
Nhóm nhạy cảm, đôi khi nên
51 - 100 Trung bình
giới hạn thời gian ở ngoài nhà
Nhóm nhạy cảm nên hạn
101 - 200 Kém
chế thời gian ở ngoài
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoại
201 - 300 Xấu Những ngƣời khác nên
hạn chế thời gian ở ngoài
>300 Nguy hại Mọi ngƣời nên ở trong nhà

Theo hƣớng dẫn của Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ (US Federal Resgister Part

III - EPA - 40 CFR Part 58 ), chỉ số AQI đƣợc tính toán dựa trên tiêu chuẩn hiện hữu

về chất lƣợng không khí Việt Nam (TCVN 5937-1995).

Chất lƣợng không khí thƣờng đƣợc đo bởi mạng lƣới quan trắc ghi lại nồng độ của

các chất ô nhiễm chính tại hơn một nghìn vị trí trong cả nƣớc theo từng ngày. Những

phƣơng pháp này chuyển đổi vào giá trị AQI thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp

tiêu chuẩn đƣợc phát triển bởi EPA.

Một giá trị AQI đƣợc tính toán cho từng chất ô nhiễm riêng lẻ cho một khu vực

(Ozone sát đất, bụi, SO2, NO2, CO) theo số liệu nồng độ của các chất ô nhiễm dựa

vào bảng giá trị tới hạn (bảng 3.1) và đƣợc tính thông qua công thức dƣới đây.
56 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Ip 
I HI  I LO  C  BP   I
BPHI  BPLO  P LO LO

Trong đó:

- Ip chỉ số AQI tƣơng ứng với giá trị nồng độ của chất ô nhiễm Cp

- IHi giới hạn trên của khoảng giá trị AQI tƣơng ứng với một khoảng cảnh báo μ

- ILo giới hạn dƣới của khoảng giá trị AQI tƣơng ứng với một khoảng cảnh

- BPHi giới hạn trên của khoảng giá trị nồng độ chất ô nhiễm p tƣơng ứng với

khoảngcảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tƣơng ứng.

- BPLo giới hạn dƣới của khoảng giá trị nồng độ chất ô nhiễm p tƣơng ứng với

khoảng cảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tƣơng ứng

- Cp giá trị nồng độ của chất ô nhiễm p

Bảng 3.2. Các ngƣỡng nồng độ tƣơng đƣơng với AQI (theo TCVN 5937-1995)

Giá trị AQI lớn nhất cho chất ô nhiễm riêng lẻ trở thành giá trị AQI của
ngày hôm đó.

4.2 KIỂM TOÁN NGUỒN THẢI


Kiểm toán nguồn thải là công tác thống kê tải lƣợng và dặc điểm các nguồn thải
chất ô nhiễm trong một khu vực xem xét để phục vụ cho công tác quản lý, dự báo và
kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng khí .
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 57
Kiểm toán nguồn thải cần tiến hành song song với các công việc: Quan trắc khí
tƣợng, phân tích thành phần khí quyển và xác lập các tham số của nguồn thải chất ô
nhiễm vào không khí.

Các tham số cần biết của nguồn thải chất ô nhiễm là: Lƣu lƣợng khí thải; Nhiệt độ
khí thải; Vị trí và đặc điểm của ngọn ống thải; Nồng độ từng chất ô nhiễm trong khí
thải để qua đó có thể biết tổng lƣợng thải của mỗi chất ô nhiễm trong một đơn vị thời
gian.

Tuy vậy, không phải với nguồn thải nào cũng có thể biết hay đo đƣợc các tham số
trên vì nhiều lý do khác nhau.Ví thế,ngƣời ta phải kiểm toán nguồn thải qua hệ số
thải hay qua công thức kinh nghiệm hoặc lý thuyết.

Hệ số phát thải là lƣợng thải chất ô nhiễm tính bình quân trên một đơn vị nhiên
liệu tiêu hao hay trên một đơn vị thành phẩm làm ra. Hệ số thải đƣợc xác định qua
tập hợp nhiều số liệu thống kê để rút ra hệ số chung.

Bảng 3.3 và 3.4 là ví dụ về hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí.

Bảng 3.3. Hệ số thải chất ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện đốt than
angtraxit

Hệ số phát thải (kg/tấn )


Mức độ xử lý ĐV.(U)Than
Bụi SO2 NOx CO VOC
Không có lọc bụi Tấn 5xA 19,5xS 9 0,3 0,055
Lọc bụi bằng cyclon Tấn 1,25xA 19,5xS 9 0,3 0,055
Lọc bụi tĩnh điện Tấn 0,36xA 19,5xS 9 0,3 0,055
Lọc bụi túi vải Tấn 0,01xA 19,5xS 9 0,3 0,055

Bảng 3.4.Hệ số thải chất ô nhiễm của xe ô-tô

Loại xe ĐV Bụi SO2 NOx CO VOC


Xe ca và xe con (trung 1000km 0,07 2,05xS 1,19 7,72 0,83
bình)
Xe tải (trung bình ) 1000km 0,9 4,76 10,3 18,2 4,2

Cũng có thể kiểm toán nguồn thải qua các công thức rút ra từ nghiên cứu thống kê
hay từ các cân bằng hóa học…Các công thức này bỏ qua phƣơng pháp và công nghệ
sản xuất .
58 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Ví dụ:

- Xác định lƣợng SO2 thải ra khi đốt nhiên liệu có chứa lƣu huỳnh :

M SO2  20  B  S Kg/h (14)

Trong đó: B- lƣợng nhiên liệu đốt (Tấn /h )

S- Hàm lƣợng lƣu huỳnh (%)

- Xác định lƣợng thải NOx của lò hơi:

Dk
M NOX  20  B  kg/h (15)
1000  Dk

Dk – Công suất hơi ( tấn /h )

Hoặc trong một số trƣờng hợp tính từ phƣơng trình lý thuyết.

Ví dụ: Khi đốt dầu F.O. chứa 3% S ,lƣợng SO2 sinh ra nhƣ sau:

S + O2 = SO2

32,06 + 2 x 16 = 64,06

Khi đốt 32,06 g S ta sẽ thu đƣợc 64,06 g SO 2.Trong 1 tấn dầu có chứa 30kg S, khi
đốt sẽ sinh ra lƣợng khí SO2 là :

(64,06 x 30) / 32,06 = 59,94 kg SO2 / t

Nhìn chung số liệu kiểm toán nguồn thải có mức độ chính xác rất khiêm tốn. Tuy
nhiên số liệu này rất cần cho công tác quản lý, dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng.

4.3 ĐO ĐẠC CHẤT Ô NHIỄM TRONG ỐNG THẢI


Việc xác định lƣợng phát thải chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí trong ống
thải nhằm mục đích kiểm toán môi trƣờng, tính kiểm tra phát thải chất gây ô nhiễm
tới vùng dƣới gió của ống thải; và kiểm tra nồng độ chất gây ô nhiễm trong ống thải
với các tiêu chuẩn phát thải cho phép.

Chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí có rất nhiều loại, tuy thế chỉ phân làm hai
loại khi tiến hành đo đạc, đó là: Bụi và các chất dạng hơi khí.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 59
4.3.1 Đo nồng độ bụi trong ống thải
Bụi là các hạt rắn khuyếch tán trong dòng khí có khối lƣợng và trọng lƣợng riêng
khác nhiều với môi trƣờng khí. Khi chuyển động trong dòng khí, hạt bụi chịu chi phối
rất nhiều của các lực quán tính, lực lý tâm và lực ma sát với dòng khí nên khi lấy mẫu
khí để xác định nồng độ bụi cần phải có các yêu cầu riêng.

Đo đạc nồng độ bụi trong ống thải thƣờng phải tiến hành lấy mẫu khí lẫn bụi từ
trong ống thải và đƣa ra các thiết bị phân tích đặt ngoài ống. Sơ đồ hệ thống nhƣ
sau:

Lƣu lƣợng kế
Ống lấy mẫu

Ống thải

Máy hút
Bộ lọc nƣớc
khí
Bộ thu hạt bụi

Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống đo đạc nồng độ chất ô nhiễm trong ống thải

 Ống lấy mẫu thƣờng là một ống tròn rỗng bằng kim loại nhƣ đồng hay INOX có
đƣờng kính chừng 6~12mm, một đầu thƣờng đƣợc uốn cong 90 o còn đầu kia để
thẳng và nối với ống dẫn khí hút về các thiết bị khác. Khi thu mẫu bụi, đầu ống
uốn cong đƣợc hƣớng sao cho miệng ống vuông góc với chiều đi tới của dòng khí.

 Đầu ống lấy mẫu bụi có cấu tạo đặc biệt, mép ống có cạnh vát sắc để làm giảm
dòng chảy rối phát sinh tại đầu ống ảnh hƣởng tới kết quả đo.

 Bộ thu hạt bụi ở nhiệt độ thƣờng là các màng lọc hiệu quả cao để thu các hạt bụi
trong dòng khí thu đƣợc. Bằng cách so sánh trọng lƣợng màng trƣớc và sau khi
lọc, ngƣời ta có đƣợc lƣợng bụi thu đƣợc trên màng lọc và từ đó biết đƣợc nồng độ
bụi trong ống thải. Khi khí thải có nhiệt độ cao, ngƣời ta phải dùng các loại màng
lọc bằng vật liệu đặc biệt hoặc phƣơng pháp khác.
60 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Hình 3.2. Hình dạng đầu lấy mẫu bụi trong ống và ảnh hƣởng của tốc độ
lấy mẫu tới kết quả

 Bộ lọc hạt nƣớc là thiết bị bảo vệ các phần tử tiếp theo trên hệ thống tránh bị các

tác động xấu của nƣớc ngƣng trong hệ thống khi đo đạc khí thải của lò đốt. Nó sẽ

không cần thiết nếu đo dòng khí thải có nhiệt độ và độ ẩm không cao, các ống thải

khí của hệ thồng hút bụi.

 Lƣu lƣợng kế là thiết bị cần thiết để chỉ báo và điều chỉnh lƣu lƣợng khí hút trong

hệ thống vì đầu vào lƣu lƣợng kế thƣờng gắn liền với van điều chỉnh lƣu lƣợng khí.

 Máy hút khí là máy hút không khí thông thƣờng có đủ lƣu lƣợng và áp suất hút yêu

cầu cho hệ thống.

 Ngoài các thiết bị cơ bản kể trên, khi tiến hành đo, ngƣời ta còn phải có thêm nhiệt

kế để đo nhiệt độ dòng khí và đồng hồ bấm thời gian hay timer tự đóng ngắt hệ

thống đo để định lƣợng lƣợng khí thải đã hút.

Nơi lấy mẫu bụi trong ống thải cần chọn là mặt cắt có dòng chảy đều trên toàn

mặt cắt ngang để đảm bảo nồng độ bụi cũng đồng đều tại mọi điểm. Mặt cắt nhƣ thế

thƣờng có ở vị trí khoảng 2/3 chiều dài các đoạn ống thẳng, đứng, nằm giữa các chi

tiết cút, đổi tiết diện hay chạc ba… một khoảng cách 8~10 lần đƣờng kính ống.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 61
Trƣớc khi đo đạc nồng độ bụi trong ống thải, nhất thiết phải biết tốc độ dòng khí
trong mặt cắt muốn đo đạc bằng cách đo đạc hay tính từ lƣu lƣợng hệ thống đã biết.
Đây là yếu tố có tính quyết định tới kết quả đo đạc vì muốn có kết quả đúng nhƣ thực
tế thì tốc độ dòng khí đi vào đầu ống lấy mẫu bụi phải vừa bằng với tốc độ dòng khí đi
bên ngoài (đƣợc gọi là chế độ đẳng tốc). Ở chế độ đẳng tốc đó, các hạt bụi sẽ không
bị đổi hƣớng di chuyển khi đi qua mặt cắt có đầu ống lấy mẫu. Nếu tốc độ trong đầu
ống lấy mẫu nhỏ hơn tốc độ bên ngoài sẽ sinh ra hiện tƣợng rẽ dòng khí ở trƣớc đầu
ống lấy mẫu bụi. Hiện tƣợng này sẽ làm giảm số hạt bụi đi vào trong đầu ống lấy
mẫu. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, tốc độ trong đầu ống lấy mẫu lớn hơn tốc độ bên
ngoài sẽ sinh ra hiện tƣợng thu dòng khí ở trƣớc đầu ống lấy mẫu bụi. Hiện tƣợng này
sẽ làm tăng số hạt bụi đi vào trong đầu ống lấy mẫu. Những hiện tƣợng đó sẽ làm sai
lạc kết quả đo đạc.

Lƣu lƣợng khí lấy mẫu đo trên lƣu tốc kế đƣợc tính nhƣ sau:

L  v  f  60000 l/ph
Trong đó: L – Lƣu lƣợng lấy mẫu (lít / phút).

v – Tốc độ dòng khí tronbg ống ( m /s).

f – Tiết diện ngang đầu lấy mẫu (m2 ).

Ví dụ: Ống khói có đƣờng kính D=320 mm Thải khói có lƣu lƣợng L=3.500 m 3/h.
Tính lƣu lƣợng lấy mẫu nhƣ sau:

Tốc độ khí trong ống khói:

3500
v  12,1 m/s
0,322  
3600
4

  0,012
l  12,1  60.000  57 l/ph
4

Với đƣờng kính đầu lấy mẫu d = 10 mm, Lƣu lƣơng khí lấy mẫu cần thiết là:

Chú ý: Lƣợng khí lấy mẫu không phải là lƣợng khí đƣa vào công thức tính nồng độ
bụi vì sự khác biệt về nhiệt độ. Khi tính nồng độ bụi phải thêm vào hệ số hiệu chỉnh
nhiệt độ khí thải trong chế độ đo đạc khác 0 oC.
62 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Sơ đồ khối quy trình đo đạc nhƣ hình vẽ sau.

Giấy lọc
Ống thải

Sấy khô Đầu lấy


mẫu
Để nguội
Sấy khô
Bộ lọc
Cân hạt bụi Để nguội

Bộ tách Cân
hạt
nƣớc

Van

Lƣu
Máy hút
lƣợng kế
khí

Hình 3.3. Sơ đồ khối đo nồng độ bụi


trong ống thải.
4.3.2 Đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải
Các chất ô nhiễm ở dạng hơi và khí khuyếch tán tốt trong không khí nên khi di
chuyển trong ống thải, nồng độ chất ô nhiễm đồng đều trong toàn bộ không gian ống
thải. Vì thế, việc đo đạc nồng độ chất ô nhiễm trong ống thải tƣơng tự nhƣ đo trong
môi trƣờng không khí xung quanh. Vị trí lấy mẫu nên ở mặt cắt ngang ống có dòng
chảy đều đặn, Đầu lấy mẫu có thể có hƣớng bất kỳ và lấy mẫu ở mọi tốc độ. Lƣu
lƣợng khí lấy mẫu phải tuân thủ các thƣờng quy kỹ thuật chuyên ngành. Đặc biệt khi
đo hơi khí có nồng độ cao thì phải qua hấp thu nhiều bậc để có giá trị đo gần với thực
tế.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 63

Ống thải

Đầu lấy mẫu

Dung dịch Bộ hấp thu khí


hấp phụ

Bộ hấp thu khí

Bộ hấp thu khí Xử lý mẫu

Van Máy so màu

Lƣu lƣợng Máy hút


kế khí

Hình 3.4. Sơ đồ khối đo nồng độ hơi khí độc


trong ống thải.

4.4 KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM TRONG MÔI


TRƢỜNG KHÍ
4.4.1 Chuyển đổi vật chất trong môi trƣờng không khí
Theo định luật bảo toàn vật chất thì vật chất chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng
khác, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chứ không tự sinh ra hay mất đi.

Giả thiết rằng ta có một khu vực nghiên cứu có một giới hạn nào đó, ví dụ nhƣ
không khí trong 1 căn phòng hay không khí trên 1 khu đô thị… Một chất theo dòng
không khí đi vào khu vực nghiên cứu sẽ xảy ra các tình huống:

- Bị tiêu hủy trong không gian đó (biến thành chất khác).

- Tích lũy lại trong không gian đó mà không thay đổi tính chất.
64 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

- Đi ra khỏi khu vực nghiên cứu mà không thay đổi tính chất.

Tuân theo quy luật bảo toàn vật chất ta có:

Lƣợng đi vào = lƣợng chất tiêu hủy + lƣợng chất tích lũy + lƣợng chất đi ra.

Trong tự nhiên, không phải chất nào cũng tuân thủ đúng các quá trình này. Do
vậy, chúng ta có các trƣờng hợp sau:

4.4.1.1 Hệ thống bảo toàn vật chất ổn định

Đây là trƣờng hợp đơn giản nhất. Không gian nghiên cứu không xảy ra các trƣờng
hợp tiêu hủy hay tích tụ chất ô nhiễm. Khi đó ta có:

Lƣợng chất đi vào = lƣợng chất đi ra. (16)

Trƣờng hợp này chỉ xảy ra trong trƣờng hợp hệ thống nghiên cứu không có hay có
khả năng tích lũy hay tiêu hủy chất ô nhiễm nhỏ không đáng kể.

- Ví dụ: không gian của 1 phòng A thông với phòng kế bên B và C. Không khí đi vào
phòng A từ phòng B với lƣu lƣợng LB và nồng độ CO2 là CB và không khí từ phòng C
với lƣu lƣợng Lc và nồng độ CO2 là Cc . Không khí từ phòng A đƣợc quạt hút thải
ra ngòai. Vậy lƣợng khí phải hút ra ngoài và nồng độ CO2 ở khí thải là bao nhiêu ?

Nếu chúng ta thừa nhận đây là hệ thống bảo toàn ổn định nghĩa là: lƣu lƣợng
không khí và lƣợng CO2 đi ra k

hỏi phòng A phải bằng lƣợng đi vào.

Do vậy: L = LB + Lc

LxC = LBxCB + LcxCc

(17)

4.4.1.2 Hệ thống vật chất ổn định ko bảo toàn

Trên thực tế, chất ô nhiễm phát tán trong không khí thƣờng tham gia các phản
ứng hóa học, sinh học nên lƣợng vật chất không đƣợc bảo toàn trong quá trình phát
tán.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 65
Khi đó biểu thức của hệ thống sẽ phải là:

Lƣợng đi vào = Lƣợng đi ra + Lƣợng bị tiêu hủy.

Nếu cho rằng chất ô nhiễm phân bố đồng đều trong không gian nghiên cứu và
lƣợng chất bị tiêu hủy tỷ lệ với lƣợng chất ô nhiễm có trong không gian nghiên cứu, ta
có thể viết nhƣ sau:

Lƣợng bị tiêu hủy = K.C.V (18)

Với: K- hệ số tiêu hủy chất ô nhiễm luôn mang dấu âm (-)

C- nồng độ chất ô nhiễm trong không gian xét

V- thể tích không gian xét.

Xét biến thiên lƣợng chất ô nhiễm theo thời gian, ta có thể viết phƣơng trình vi
phân:

dC
 K  C (19)
dt

Giải phƣơng trình vi phân trên , ta có :

C  CO  e kt (20)

Trong đó:

Co - Nồng độ chất ô nhiễm tại thời điểm bắt đầu xét t = 0.

Phƣơng trình biến thiên nồng độ theo thời gian này cho ta thấy : Nồng độ chất ô
nhiễm chỉ bằng không khi thời gian kéo dài vô tận. C 0 khi t 

Kết quả là biểu thức toán học của hệ thống ổn định không bảo toàn là:

Lƣợng nhiễm vào = Lƣợng ô nhiễm + K.C.V

Ví dụ: một phòng hút thuốc có thể tích 500m3 có lƣợng thải khí formaldehyde
(HCHO) từ khói thuốc lá là 140mg/h. Phòng đƣợc thông gió với lƣu lƣợng 1000m 3/h.
Hay xác định nồng độ formaldehyde trong không khí nếu cho rằng hệ số chuyển đổi
formaldehyde thành CO2 là 0.4 h-1.

Giả thiết rằng nồng độ formaldehyde đồng đều trong phòng và bằng nồng độ trong
khí ra khỏi phòng C. Ta có thể viết biểu thức toán cho hệ thống nhƣ sau:

Lƣợng đi vào = lƣợng đi ra + K.C.V


66 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

140 = 1000 x C + 0.4 x 500 x C

140 = 1200 x C

 C = 0.117 mg/m3.

4.4.1.3 . Hệ thống không bảo toàn vật chất và không ổn định

Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều mô hình trong điều kiện không ổn định, tức
là có sự lƣu tồn chất ô nhiễm trong không gian xét. Bản thân sự phát thải chất ô
nhiễm và lƣợng không khí đi qua không gian xét liên tục biến đổi theo thời gian.
Trong trƣờng hợp đó, ngƣời ta tìm cách đơn giản bài toán để có thể giải đƣợc. Mô hình
toán của hệ thống này có dạng cơ bản là:

Lƣợng đi vào = Lƣợng đi ra + Lƣợng lƣu tồn + Lƣợng phân hủy.

4.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự khuếch tán chất ô


nhiễm trong khí quyển

4.4.2.1 Các yếu tố khí hậu

a. Ảnh hƣởng của gió

Gió gây ra các dòng chảy rối không khí ở lớp sát mặt đất. Nhờ có gió chất ô nhiễm
đƣợc khuếch tán rộng ra làm cho nồng độ chất ô nhiễm giảm xuống rất nhiều so với
ban đầu. Gió là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc khuếch tán bụi và hơi hóa chất
nặng hơn không khí.

Gió có thể khuếch tán chất ô nhiễm, làm giảm nồng độ ban đầu vì nó thƣờng gây
các dòng chảy rối của không khí sát mặt đất. Khác với các dòng chảy tầng xuất hiện
khi gió yếu, dòng chảy rối của không khí đƣợc đặc trƣng bằng việc xáo trộn các phần
tử khí ở các lớp sát cạnh nhau. Do các xáo trộn này, các phần tử chất ô nhiễm cũng
đƣợc nhanh chóng di chuyển sang các lớp không khí lân cận. Kết quả là sự khuếch tán
chất ô nhiễm mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Phải ghi nhận rằng gió luôn luôn có xu hƣớng thay đổi chiều thổi tới và tốc độ thổi.
Mặc dù có những thống kê theo dõi chặt chẽ cho phép xác định các giá trị và phƣơng
hƣớng tức thời cũng nhƣ tần suất ở mỗi cấp gió và hƣớng gió. Việc xem xét hƣớng gió
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 67
nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch vị trí nguồn thải, cố tránh cho nguồn thải chất
ô nhiễm đứng đầu hƣớng gió chủ đạo các khu dân cƣ, các công trình quan trọng.

b. Độ ẩm và mƣa

Trong điều kiện có độ ẩm lớn, các hạt bụi sẽ dính kết vào nhau thành hạt lớn và
rơi nhanh xuống đất. Tuy vậy, các vi sinh vật trong không khí phát triển nhanh
chóng, bám theo các hạt bụi khuếch tán rộng xuống chiều dƣới gió.

Mƣa có tác dụng rửa sạch môi trƣờng khí. Hạt mƣa kéo theo hạt bụi, hấp thu một
số chất ô nhiễm và rơi xuống đất. Do đó, ở các vùng không khí có chứa chất ô nhiễm
nhiều, nƣớc mƣa cũng mang theo chất ô nhiễm làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất và
nƣớc phía dƣới.

Trong cơn mƣa, lớp không khí trên cao trút các hạt nƣớc xuống thành mƣa nên có
xu hƣớng nóng lên, ngƣợc lại nƣớc mƣa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi, thu nhiệt của
mặt đất và lớp không khí sát mặt đất nên có thể xảy ra hiện tƣợng nghịch nhiệt,
không có lợi cho việc khuếch tán chất ô nhiễm vào không khí.

4.4.2.2 Ảnh hƣởng của địa hình, nhà cửa

a. Khái niệm chung:

Khi có một luồng gió di chuyển song song với mặt đất và va vào tƣờng chắn vuông
góc với chiều gió. Ở mặt trƣớc tƣờng, không khí bị dồn nén lại làm tăng áp suất tỉnh
của không khí tại đó. Áp suất tĩnh này có xu hƣớng đẩy dòng gió lên cao. Mặt sau bức
tƣờng do gió bị cản lại làm áp suất tĩnh giảm xuống. Kết quả là một vùng xoáy quẩn
xuất hiện sau tƣờng chắn, kéo dài theo chiều gió tới một khoảng cách nào đó trên
mặt đất, tại đó gió mới lấy lại đƣợc vận tốc và hƣớng cũ. Vùng xoáy quẩn này đƣợc
gọi là vùng bóng khí động của tƣờng chắn.

Qua nghiên cứu, ngƣời ta đã xác định đƣợc bóng rợp khí động của tƣờng chắn có
chiều cao h nhƣ hình vẽ sau:

Trong vùng bóng khí động, tốc độ di chuyển của gió rất nhỏ không khí trao đổi với
không khí vùng xung quanh kém dễ gây các hiện tƣợng tích tụ chất ô nhiễm.
68 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Hình 3.5: Quy luật bóng khí động sau tƣờng chắn.

L/h 1 2 3 4 5 6 7 8
H/h 1.7 2.1 2 1.8 1.2 0.7 0.4 0

Đối với nhà cửa đứng độc lập do có các ô văng, lỗ cửa thông gió nên quy luật của
bóng rợp khí động có phần nào thay đổi theo xu hƣớng giảm chiều cao và chiều xa
của vùng bóng rợp khí động.

Khi có nhiều công trình nối tiếp nhau theo chiều gió, công trình phía trƣớc sẽ ảnh
hƣởng đến công trình phía sau. Quy luật của bóng rợp khí động cũng sẽ đổi khác.

Để xác định đúng bóng rợp khí động của nhà, ngƣời ta làm mô hình và xem xét
trong ống khí động hay máng thủy lực.

Sau đây là một vài trƣờng hợp đơn giản đã đƣợc nghiên cứu:

Nhà đứng độc lập có chiều ngang hẹp.

Nhà đƣợc coi là đƣợc đứng độc lập nếu phía đầu gió của ngôi nhà, công trình cao
nhất có khoảng cách tới nó tối thiểu là 8 tới 10 lần chiều cao. Phía dƣới gió của ngôi
nhà khoảng 8 đến 10 lần chiều cao nhà không có ngôi nhà nào kế cận.

Nhà đƣợc xem có chiều ngang hẹp khi chiều ngang nhà nhỏ hơn hoặc bằng 2.5
chiều cao. Khi đó bóng khí động của ngôi nhà có chiều cao 1.8h và chiều dài 6h phía
sau và trên ngôi nhà.(hình a)

Nhà đứng độc lập có chiều ngang rộng.

Khi chiều ngang b lớn hơn 2.5h. Bóng khí động của nhà gồm hai khu vực nhƣ hình
vẽ.
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 69
Nhà đứng gần nhau, gió thổi vào khu nhà thì không gian giữa hai dãy nhà sẽ có
vùng gió quẫn. Nếu nhà đầu gió có chiều ngang hẹp thì vùng gió quẫn có chiều dài
8h. Nếu nhà rộng thì một phần mái nhà không nằm trong vùng quẫn gió.

b. Ảnh hƣởng của địa hình với sự phân tán chất ô nhiễm

Ở các vùng địa hình không bằng phẳng, có đồi, có gò việc phân tán chất ô nhiễm

có biểu hiện phụ thuộc vào địa hình rất rõ nét bởi vì phân bố hƣớng và tốc độ gió rất

khác so với địa hình vùng bằng phẳng, xuất hiện các vùng xoáy quẩn ở dƣới các lũng

sâu, phía sau các đồi gò dốc cũng nhƣ có thể có các luống gió lạnh trƣợt dọc theo các

triền dốc xuống các thung lũng.

Vì vậy, khi xem xét khả năng phát tán chất ô nhiễm ở các vùng này cần phải xem

xét vị thế thực tế của nơi đặt nguồn thải với các điều kiện gió địa phƣơng chứ không

thể dùng số liệu chung của toàn khu vực cho đài khí tƣợng thông báo.

Ví dụ: Cụ thể là nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do khi thiết kế không lƣờng hết

đƣợc điều kiện địa hình nên đã gây ô nhiễm môi trƣờng cho Thành phố Ninh Bình vào

mùa gió Nam – Đông Nam.


70 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

4.5 PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN SỰ KHUẾCH TÁN


CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÔNG KHÍ
4.5.1 Phân loại các nguồn thải chất ô nhiễm

4.5.1.1 Theo chiều cao nguồn thải chất ô nhiễm

Nguồn thải thấp là nguồn thải đặt trong vùng bóng khí động của công trình hay

thấp hơn chiều cao giới hạn nhƣ sau:

- Với nhà có chiều ngang hẹp đứng độc lập: Hgh = 0,36 x b1 + 2,5 x H

- Với nhà có chiều ngang rộng đứng độc lập:Hgh = 0,36 x b1 + 1,7 x H

- Với nhóm nhà: Hgh = 0,36 x( b1 + X ) + H

b1 - Khoảng cách từ tƣờng hậu tới nguồn thải

X - khoảng cách các nhóm nhà

H - chiều cao nguồn thải

Nguồn thải cao : là nguồn thải có H>Hgh

4.5.1.2 Theo kích thƣớc nguồn

Nguồn điểm: Là nguồn có kích thƣớc nhỏ gọn trong không gian nhƣ các ống thải
khi hay ống khói…

Nguồn đƣờng: Là nguồn thải chất ô nhiễm kéo dài trên một mặt phẳng.Nhƣ cửa
mái nhà công nghiệp…

Nguồn diện: Là nguồn thải chất ô nhiễm trải đều trên một mặt phẳng.

Nguồn không gian: Là nguồn thải chất ô nhiễm trải đều trong một không gian.

4.5.1.3 Theo nhiệt độ khí thải phân thành

Nguồn nóng từ ống thải nồi hơi, lò nung,…

Nguồn nguội từ ống thải các hệ thống thông gió


BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 71
4.5.1.4 Theo bản chất chất ô nhiễm

Nguồn thải hơi và khí

Nguồn thải bụi chƣa đƣợc xử lý tới 90%

Nguồn thải bụi đã đƣợc xử lý tới 90%

4.5.2 Phƣơng trình vi phân cơ bản khuếch tán chất ô nhiễm


vào môi trƣờng khí
Ta xét một ống thải chất ô nhiễm vào không khí ở độ cao h, dƣới tác dụng của gió,

luồng khí thải qua miệng ống sẽ bị uốn cong theo chiều gió. Đồng thời cho tác dụng

xáo trộn và khuếch tán của không khí xung quanh với luồng khí thổi ra, tiết diện
luồng khí dần dần đƣợc mở rộng ra nhƣ thành một chiếc loa tạo thành một hình khói

theo chiều gió từ miệng ống thải. Các chất ô nhiễm lan chuyền chủ yếu trong vệt khói

này có nồng độ cao nhất ở tâm luồng và giảm dần theo chiều di chuyển tới biên của

vệt khói trừ các hạt bụi kích thƣớc lớn phân ly khỏi dòng khí thải và rơi gần chân ống
thải. Ngƣời ta quan sát thấy góc mở rộng của vệt khói trong phạm vi 10 – 20o.

Nếu đặt một hệ trục tọa độ có tâm tại tâm ống khói, trục Oz theo chiều cao ống

khói và Ox trùng theo chiều gió thổi Oy theo phƣơng vuông góc với Ox trên mặt

phẳng nằm ngang mặt đất. Giả thiết rằng đây là hệ ổn định và bảo toàn với gió thổi
song song với mặt đất, Taylor (1915) và Schmidt (1917) xây dựng lý thuyết khuếch

tán chất khí và bụi lơ lửng trong không khí với phƣơng trình vi phân tổng quát nhƣ

sau:

C C   C    C    C 
u   kx     k y     k z   21
t x x  x  y  y  z  z 

Trong đó: C_ Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí.

x,y,z_ Tọa độ điểm xét.

k_ Hệ số khuếch tán rối theo các phƣơng x,y,z.

u_ Tốc độ gió.
72 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Năm 1932, Sutton O.G dựa theo lý thuyết của Taylor và cho rằng sự phân bố nồng

độ chất ô nhiễm trong quá trình lan toả tuân theo luật phân bố chuẩn Gauss và đƣa

ra kết quả.

  y2 z2 
C x, y ,z 
M
 exp   

 
2 n  
22
  u  x 2 n  S y  S z   yS 2
 x 2 n
S 2
z  x 

Số mũ n có giá trị n = 0  1 và xác định theo trƣờng vận tốc gió theo chiều đứng.

Sy Sz : Hệ số khuyếch tán rối theo phƣơng Y và Z.

Năm 1963, Berliand M.E. giải phƣơng trình và thu đƣợc kết quả cho việc xác định

nồng độ C ở lớp sát mặt đất.

 u1  H 1n y2 
C x, y 
M
 exp     23
2  1  n   k1  x    ko  k1  1  n   x 4  ko  x 
3/ 2 2

Với : M- Lƣu lƣợng chất ô nhiễm.

k1- Hệ số khuếch tán rối.

u- Vận tốc gió ở độ cao 1m.

k0 = 0,5~1m khi khí quyển không ổn định và 0,1~1m khi khí quyển ổn định.

n = 0,15 ~ 0,2.

4.5.3 Giới thiệu phƣơng pháp tính toán

4.5.3.1 Phƣơng pháp của Sutton – Pasquill (Phƣơng pháp Gauss)

(Còn gọi là mô hình thống kê kinh nghiệm)

Dạng công thức phổ biến nhất mà Sutton và Passquill đƣa ra là:

M  y 2    z  H 2   z  H 2  
Cx,y,z   exp     exp   exp 
2    y  z  u  2   2    2   2    2   (24)
 y    z   2 z  
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 73
Khi xác định nồng độ chất ô nhiễm gần mặt đất thì xem z = 0. Khi đó ta có:

M  1  y 2 H 2 
Cx,y,z0   exp    2  2 
 2   y  z 
(25)
  y  z  u

Trong đó:

C - Nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí có tọa độ x,y,z.

u - Vận tốc gió.

ζy,ζz - Hệ số khuếch tán rối theo các phƣơng y,z tƣơng ứng với sai phƣơng
chuẩn của hàm phân phối Gauss.

H - Chiều cao hiệu quả của ống khói.

Hệ số khuếch tán ζy,ζz là sai lệch chuẩn của hàm khuếch tán Gauss theo phƣơng
ngang và đứng. Hệ số ζy,ζz phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn thải và tính ổn định
của khí quyển. Hệ số này đƣợc xác định theo biểu đồ thực nghiệm của Gifford xây
dựng năm 1960.

Bảng Cấp ổn định của khí quyển đƣợc phân thành 6 cấp theo Turner.

Tốc độ gió Ban ngày theo nắng chiếu Ban đêm theo độ mây
trên cao Mạnh Trung bình Yếu Nhiều mây Ít mây
10m (m/s) (1) (2) (3) > cấp 4/8  3/8
<2 A A-B B E F
23 A-B B C E F
35 B B-C C D E
56 C CD D D D
>6 D D D D D

Chú ý:

1. Là nắng mùa hè, mặt trời có góc cao > 600.

2. Là nắng mùa hè, trời có mây và trong sáng, góc cao mặt tời là 30  600.

3. Nắng buổi chiều mùa thu hay ngày mùa hè có mây, mặt trời ở góc cao 15  350.

4. Độ mây đƣợc xác định bằng mức mây che phủ bầu trời.
74 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Đây là phƣơng pháp tính toán đƣợc sử dụng nhiều ở các nƣớc phƣơng Tây.

Công thức để xác định biến thiên nồng độ chất gây ô nhiễm trên mặt đất theo trục

x (với y=z=0) là những điểm có nồng độ cao hơn các điểm kế bên theo phƣơng y nhƣ

sau:

M H2
C  exp (26)
  u  y  z 2   z2

Trên hình vẽ là biểu đồ do TURNER (1970) lập biểu diễn mối quan hệ giữa Ky Kz

và Khoảng cách X phụ thuộc vào độ ổn định của khí quyển.

Tốc độ gió u: Gió thƣờng có trị số tốc dộ u thay đổi theo chiều cao. Ngƣời ta biểu

diễn thay đổi đó bằng biểu thức:

p
u  z1  (27)
 
uo  zo 

Trong đó : u0 và u1 tốc độ gió ở 2 điểm khác cao độ

zo và z1 độ cao ở 2 điểm

p – Số mũ
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 75
Hệ số p cho mặt đất gồ ghề :

Cấp ổn định của khí quyển Diễn giải p

A Rất không ổn định 0.15


B Không ổn định điển hình 0.15
C Không ổn định nhẹ 0.2
D Trung tính 0.25
E Ổn định nhẹ 0.4
F Ổn định 0.6

Cho mặt đất bằng phẳng hay trên mặt nƣớc lớn, hệ số p trong bảng đƣợc nhân
thêm hệ số 0.56 cho mọi cấp ổn định của khí quyển.

Tính ổn định của khí quyển:

- Khí quyển trong tầng đối lƣu càng lên cao, nhiệt độ càng giảm đi theo một hệ số
suy giảm nhiệt độ.

- Trong điều kiện lý tƣởng, càng lên cao, khí áp càng giảm nên nhiệt độ cũng giảm
theo hệ số suy giảm nhiệt độ đoạn nhiệt. Hệ số này = 1 oC/100m.

- Trong thực tế có vài yếu tố ảnh hƣởng tới hệ thống này là gió, địa hình và bức xạ
mặt trời.

- Khí quyển đƣợc coi là ổn định khi mà hệ số suy giảm nhiệt độ theo độ cao nhỏ hơn
hệ số suy giảm nhiệt độ đoạn nhiệt. Trong trƣờng hợp này một phần tử không khí
đƣợc sấy nóng lên, dãn nở ra và bay lên trên do tác dụng của áp suất thủy tĩnh.
Phân tử đó giảm nhiệt độ tuân theo hệ số suy giảm nhiệt độ đoạn nhiệt. Nhƣng do
hệ số suy giảm nhiệt độ thực nhỏ hơn, nên tới lúc nào đó nhiệt độ của phần tử khí
nhỏ hơn không khí xung quanh, nó lại chuyển động theo chiều ngƣợc lại. Kết quả
là phần tử khí dao động lên xuống ở mức nào đó.

- Khí quyển đƣợc coi là không ổn định khi hệ số suy giảm nhiệt độ theo chiều cao
lớn hơn hệ số suy giảm nhiệt độ đoạn nhiệt. Phần tử không khí bị nóng lên cứ tiếp
tục bay cao mãi.

- Khí quyển đƣợc coi là trung tính khi hai hệ số này bằng nhau.
76 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Khi xác định đƣợc biến thiên nhiệt độ theo chiều cao của một vị trí, ngƣời ta có thể
xác định đƣợc độ cao xáo trộn cực đại của khu vực.

Độ cao xáo trộn cực đại: Là chiều cao mà khối khí nóng có thể bay lên cho tới khi
nhiệt độ của khối khi bị giảm theo điều kiên đoạn nhiệt bằng với nhiệt độ không khí
xung quanh.

Biến thiên nhiệt độ theo chiều cao bị thay đổi do một vài hiện tƣợng sau:

Nghịch nhiệt bức xạ:

- Do mặt đất có trao đổi nhiệt bức xạ với bầu trời nên về đêm, khi không có bức xạ
mặt trời, mặt đất bức xạ nhiệt vào bầu trời và lạnh đi. Quá trình này thƣờng bắt
đầu từ tối, mạnh nhất vào đêm và và suy giảm dần khi trời sáng. Trong điều kiện
mùa đông trời quang mây, nhiệt độ lớp không khí sát mặt đất thấp hơn cả các lớp
phía trên sinh ra quá trình nghịch nhiệt bức xạ. Lớp nghịch nhiệt này có thể cao tới
vài trăm mét vào sáng sớm.

Nghịch nhiệt do tầng không khí nóng hạ thấp:

- Là hiện tƣợng xảy ra khi không khí nóng hơn có áp suất cao chuyển động xuống
dƣới. Nhiệt độ khối khí cao hơn nhiệt độ không khí gần mặt đất. Hiện tƣợng này
xảy ra ở bất cứ đâu ở độ cao từ vài trăm tới vài ngàn mét và xảy ra cùng với hệ
thống thời tiết có áp suất cao. Do không khí chuyển động xuống dƣới nên nhiệt độ
tăng dần làm giảm mây và độ ẩm tƣơng đối. Trời trong xanh nên dễ dẫn đến
nghịch nhiệt bức xạ dƣới tầng nghịch đảo nhiệt.

Chiều cao hiệu quả của ống thải H :

Chiều cao hiệu quả của ống thải H bằng:

H = h + h (28)

h – Chiều cao hình học của ống thải (m)

h – Độ nâng cao của dòng khí thải. Là độ cao của luồng khí thải lên cao thêm do
động năng tại miệng ống thải và do nhiệt độ khí thải cao hơn môi trƣờng xung quanh.
Hình trên là kết quả tính toán một ống thải có các chiều cao hiệu quả thải khác nhau
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 77
Theo BRIGG (1972) kiến nghị, h tính nhƣ sau:

Khi cấp ổn định của khí quyển là A ~ D :

1,6  F 1/ 2  X 2f / 3 (29)
h 
u

 T 
F  g  r 2  vs  1  k  (30)
 Tx 

0,4
Xf =120F nếu F  55 m4/s3
5/8
Xf =50F nếu F  55 m4/s3

g – Gia tốc trọng trƣờng ( m/s2 ).

r – Bán kính ống thải ( m ).

Vs – Vận tốc khí thải qua miệng ống ( m/s ) .

u – Tốc độ gió ở miệng ống thải ( m/s ).

Tk – Nhiệt độ khí thải ( oK ).

Tx – Nhiệt độ không khí xung quanh thải ( oK ).

Khi cấp ổn định của khí quyển là E ~ F :

1/ 3
 F 
H  2,4    31
uS 
g  T 
S   x  r  32
Tx  z 
o
r – Độ giảm nhiệt độ đoạn nhiệt ( = 0,01 C/m )

Phƣơng pháp tính toán này lệ thuôc rất nhiều vào độ ổn định của khí quyển mà
theo bảng phân cấp thì độ ổn định này lại thay đổi liên tục theo thời gian. Vì thế giá
trị tính đƣợc gần nhƣ giá trị trung bình tức thời tại thời điểm xem xét. Sau đây là kết
quả tính so sánh nồng độ chất gây ô nhiễm trên mặt đất trong vệt khí thải ở các độ
ổn định khí quyển khác nhau
78 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

4.5.3.2 Phƣơng pháp Berliand

Từ kết quả giải phƣơng trình vi phân của Taylor và dựa vào mô hình thống kê thủy

động, Berliand và cộng sự đƣa ra công thức tính toán sự phân tán chất ô nhiễm vào

không khí nhƣ sau:

Nồng độ cực đại Cm trên mặt đất dƣới hƣớng gió của ống thải đơn (Trục X):

Cho nguồn nóng có t > 0 f < 100 m/s2.0C

A M  F  m  n
Cm  mg / m3 (33)
H 2  3 L  t
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 79
Cho nguồn nguội, khi t  0 f > 100 m/s2.0C

A M  F  D  n
Cm  mg / m3 (34)
8 H  L  3 H

Trong đó:

A – Hệ số điạ lý khu vực. A = 240

M – Lƣợng chất ô nhiễm thải g/s

F – Hệ số F=1 Khi thải chất ô nhiễm là khí

F=2 Khi thải bụi có hiệu quả lọc sạch không dƣới 90%.

F=2,5 Khi thải bụi có hiệu quả lọc sạch 75~90%.

F=3 Khi thải bụi có hiệu quả lọc sạch 75%.

H – Chiều cao ống thải (m)

D – Đƣờng kính miệng ống thải (m)

L – Lƣu lƣợng khí thải (m3/s)

t – Chệnh lệch nhiệt độ khí thải (oC)

m – Hệ số không thứ nguyên

n – Hệ số không thứ nguyên phụ thuộc vào vm

Cho nguồn nóng có t > 0 f < 100 m/s2.0C

1
m (35)
0,67  0,1 f  0,34  3 f

Cho nguồn nguội , khi t  0 f > 100 m/s2.0C

L  t (36)
vm  0,65  3 m/ s
H

(37)

Vs – Tốc độ khí thải tại miệng ống thải. m/s

Khi Vm  0,5 n = 4.4Vm


80 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Khi 0,5  Vm  2

n  3  Vm  0,3 4,36  Vm  (38)

Khi Vm  2 n=1

Nồng độ chất ô nhiễm trên trục X :

C X = S1 x C m mg/m3 (39)

Nồng độ chất ô nhiễm trên trục Y :

C y = S2 x C x mg/m3 (40)

S1 - Hệ số giảm nồng độ chất ô nhiễm theo trục X so với nồng độ cực đại.C m .Tra
biểu đồ theo F và X/Xm.

S2 - Hệ số giảm nồng độ chất ô nhiễm theo trục Y so với nồng độ cực đại.C m .Tra
biểu đồ theo u( Y/Xm).

u – Tốc độ gió tính toán. m/s

Khoảng cách xuất hiện Cm kể từ chân ống thải :

Cho khí thải :

Xm = d o x H m (41)

Trong đó do – Hệ số. Tra đồ thị theo Vm và f. [ ].

Hay tính:

5 F
Xm  d0  H (42)
4

Trong đó: cho nguồn nóng f <100:

Vm  2 d 0  4,95 Vm  (1  0,28  3 f ) (43)


Vm  2 do  7  Vm  1  0,28  3 f  (44)

Cho nguồn nguội f =>100

Vm  2 d o  11,4  Vm
(45)
Vm  2 d o  16,1 Vm
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 81
Vận tốc gió nguy hiểm:

Chất ô nhiễm đƣợc khuyếch tán rộng là nhờ gió. Nhƣng gió càng lớn càng làm

giảm sự khuyếch tán theo chiều đứng của luồng khí thải. Luồng càng sớm tiếp xúc với

mặt đất. Các nghiên cứu cho thấy tồn tại một tốc độ gió nguy hiểm Um làm xuất hiện

nồng độ chất ô nhiễm cực đại trên mặt đất. Um đƣợc xác định nhƣ sau:

Khi Vm  0,5 Um = 0,5

Khi Vm = 0,5 ~ 2 Um = Vm

Khi Vm  2 Um  Vm  (1  0,12  f )

Trong cách tính này hệ số f đƣợc tính nhƣ sau :

v s2  D
f  10  2
3
(46)
H  Δt

Với phƣơng pháp này, ta có thể tính đƣợc lƣợng chất ô nhiễm cực đại cho phép

thải ra từ một ống thải cho trƣớc bằng cách thay [C] vào biểu thức (24) và (25) để

xác định lƣợng M cho phép.

Cả hai phƣơng pháp tính này đƣợc dùng cho ống thải cao của nguồn đơn và nồng

độ chất ô nhiễm ban đầu không có. Nếu trƣớc gió có nguồn thải cao khác có khả năng

ảnh hƣởng tới khu vực đang xét thì phải tính cộng ảnh hƣởng của hai nguồn thải.

Biểu đồ xác định trị số S1


82 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Biểu đồ xác định trị số S2

4.5.3.3 Tính nồng độ chất ô nhiễm đồng thời do nhiều nguồn


gây ra cho một điểm
n
C   Ci
1

Trong đó: C – Nồng độ tại một điểm trên mặt đất (mg/m 3).

Ci – Nồng độ gây ra của nguồn thứ i.

4.6 BÀI TẬP SỰ PHÂN TÁN KHÍ THẢI VÀO KHÍ


QUYỂN
Nguồn thải cao (ống khói cao)

A. M . F . m . n
Cmax 
H 2 3 V . T
Trong đó:

 M: tại lƣợng ô nhiễm (g/s)

 V: lƣu lƣợng khí thải (m3/s)

 H: chiều cao ống khói

 T = TKT - TKQ

 F = 1 đối với khí


BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 83
 Bụi: *  > 90% : F = 2

* 75 <  < 90% : F = 2.5

*  <75 : F=3

 Hệ số phân tầng A = 200  250

 m tính theo f :

o m = (0.67 + 0.1 f1/2 + 0.34 f1/3)-1 nếu f < 100

o m = (1.47 . f1/3)-1 nếu f > 100

Ngoài ra m còn xác định theo đề thị sau đây

 + n = 1 : Vm > 2

 + n = 0.532 Vm2 – 2.13 Vm + 3.13 (Điều kiện: 0.5 < Vm <2)

 + n = 4.4 Vm ; Vm < 0.5

Với :
84 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Ngoài ra n còn xác định theo đề thị sau đây

Vận tốc gió nguy hiểm: là vận tốc gió mà khi nồng độ cực đại của chất ô nhiễm ở
lớp khí quyển gần mặt đất đạt giá trị lớn nhất, đƣợc xác định nhƣ sau:

 um = 0.5  Vm  0.5

 um = Vm  0.5 < Vm  2


Với vận tốc gió nguy hiểm um, nồng độ chất ô nhiễm cực đại ở khoảng cách so với
ống khói:

Xm = d X H

Trong đó: + d: hệ số phụ thuộc (f, Vm): Tính theo giản đồ 7.3 (trang 152 – QTTB
Tập 13) hoặc theo giản đồ 3.11 trang 83 – Ô nhiễm Môi trƣờng không khí đô thị …):

d = [(5-F)/4]do
BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 85
Hoặc tính:

- Nguồn nóng:

 Vm< hoặc bằng 2m/s  d = 4,95Vm (1+0,28f1/3)

 Vm> 2m/s  d = 7Vm1/2 (1+0,28f1/3)

- Nguồn lạnh :

 Vm< hoặc bằng 2m/s  d = 11,4Vm

 Vm> 2m/s  d =16,1.Vm1/2

Nếu vận tốc gió khác vận tốc gió nguy hiểm, nồng độ chất ô nhiễm cực đại tính:
(Cm) = r.Cm.

Với r phụ thuộc u/um đƣợc xác định theo đồ thị 7.4.(trang 153 – QTTB Tập 13)

Sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm theo hƣớng gió ở các khoảng cách X khác
nhau tính từ nguồn đƣợc xác định theo công thức:

CX = S1 CmaX

Tra bảng sau:

X/Xm 0.25 0.5 0.75 1.00 1.25 1.50 1.75 2.00 2.25 2.50
S1 0.27 0.70 0.95 1.00 0.95 0.87 0.80 0.73 0.67 0.60
X/Xm 2.75 3.00 3.25 3.50 3.75 4.00 4.25 4.50 4.75 5.00
S1 0.55 0.52 0.48 0.43 0.40 0.38 0.34 0.30 0.27 0.25
86 BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI

Nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí theo phƣơng y

C y = S2 C X

(S2 Tra trong đồ thị 7.5 trang 154 – QTTB Tập 13)

Xác định chiều cao ống khói

Tính lặp:

- Bƣớc 1: Cho m0 = 1 : n0 = 1  Tính H0 theo công thức trên

- Bƣớc 2: Có H0 tính lại m1, n1:

 m1: Có H0 tính đƣợc f, có f tính đuợc m1

 n1 : Có H0 tính đƣợc Vm, có Vm tính đƣợc n1

- Bƣớc 3: Tính H1

- Bƣớc 4: Tính H2 (tƣơng tự nhƣ H1)

- Điểm dừng sao cho: H  0.5 m


BÀI 4:TIÊU CHUẨN VÀ KHUẾCH TÁN KHÍ THẢI 87
Hoặc có thể

- Đánh giá mức độ

Nồng độ thực tế tối đa

CttmaX = CmaX + Cp

Nếu Cp = Ccp thì phải xử lý môi trƣờng

T  0 ( những công thức có liên quan T ta thay công thức mới)

 Vm  2 : D = 11.4 Vm

 Vm > 2 :

Các vấn đề cần nắm

1. Nắm đƣợc các tiêu chuẩn liên quan đến khí thải

2. Các công thức chuyển đổi trong không khí

3. Bài tập: Một nhà máy dệt nhuộm xả vào khí quyển một lƣợng chất thải chứa khí
CO với các thông số nhƣ sau: Lƣu lƣợng L = 10m 3/s, tải lƣợng M = 200g/s, nhiệt
độ khí thải tkt = 450C , nhiệt độ khí xung quanh txq = 260C. Anh chị hãy tính toán
xem chiều cao H ống khói của nhà máy là bao nhiêu để có thể phát tán khí thải mà
nồng độ lớn nhất tại mặt đất đạt giá trị cho phép, biết rằng : đƣờng kính hẹp ống
khói là D = 2.8m, hệ số phân tầng khí quyển A = 200, nồng độ nền là Cn =
0.6mg/m3, nồng độ cho phép của CO là 3mg/m3.
88 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

BÀI 5: TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG


KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

5.1 TÍNH TOÁN NHIỆT


5.1.1 Phƣơng trình cân bằng nhiệt độ của nhà xƣởng
Q = Qt - Qtt.

Trong đó:

 Q : Lƣợng nhiệt thừa.

 Qt : Nhiệt độ xâm nhập vào phòng.

 Qtt : Lƣợng nhiệt tổn thất trong phòng.

5.1.2 Nhiệt độ tính toán của không khí

5.1.2.1 Nhiệt độ ngoài trời

- Mùa nóng: Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm (tttng) đƣợc cho vào lúc 13 
14h ( tháng 6 hoặc tháng 7), (lấy trong bảng ở trạm khí lƣợng thủy văn).

- Mùa lạnh: từ 6  7h (nhất là tháng 1) nhiệt độ lạnh nhất.

5.1.2.2 Nhiệt độ trong nhà

- Mùa nóng: Ttttr = tttng + (2  5)0C

- Mùa lạnh: ttttr = 18  200C


BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 89
5.1.3 Tính toán lƣợng nhiệt xâm nhập vào phòng

5.1.3.1 Lƣợng nhiệt tỏa ra do con ngƣời

Phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ trong phòng, tính chất của quần áo, vận tốc
chuyển động của không khí và cƣờng độ làm việc (Xem bảng 3 – 1).

Bảng 4.1. Số lƣợng nhiệt, ẩm (g/h) tỏa ra do ngƣời lớn tuổi

Đại lƣợng Số lƣợng nhiệt (kcal/h), ẩm (g/h) khi nhiệt độ không khí
trong phòng 0C
10 15 20 25 30 35
Ở trạng thái yên tĩnh
+ Nhiệt: Hiện 120 100 75 50 35 10
Kín 20 25 25 30 45 70
Toàn phần 140 125 100 80 80 80
+ Am: 30 40 40 50 75 115
Làm việc trí óc
+ Nhiệt: Hiện 120 100 80 50 35 10
n-tiem Kín 20 25 40 70 85 110
Toàn phần 140 125 120 120 120 120
+ Am: 30 40 70 105 140 195
Làm việc vật lý nhẹ nhàng
+ Nhiệt: Hiện 130 105 85 55 35 5
Kín 25 30 45 70 90 120
Toàn 155 135 130 125 125 125
phần
+ Am: 40 55 75 115 150 200
Khi làm việc nặng trung bình
+ Nhiệt: Hiện 140 115 90 60 35 5
Kín 45 65 85 110 135 165
Toàn phần 185 180 175 170 170 170
+ Am: 70 110 140 185 230 280
Khi làm việc nặng
+ Nhiệt: Hiện 120 140 110 80 45 10
Kín 80 110 140 170 205 240
Toàn phần 250 250 250 250 250 250
+ Am: 135 185 240 295 355 415
90 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

 
Qh  C  A 2.5 10.3 vk 35  t p 

Trong đó:  c : Hệ số kể đến cƣờng độ làm việc


  c = 1 (Công việc nhẹ).
  c = 1.07 (Công việc trung bình).
  c = 1.15 (Công việc nặng).
A : Hệ số kể đến ảnh hƣởng của quần áo.
 A = 0.65 : áo quần bình thƣờng.
 A = 0.4 : đối với áo quần ẩm.
 tp : nhiệt độ không khí trong phòng.

5.1.3.2 Lƣợng nhiệt tỏa ra do chiếu sáng

QCS = aF
Trong đó:
 a: Tiêu chuẩn tỏa sáng (W/m2). a = E qcs c/s
 F: Diện tích mặt sàn của phòng (m2).
QCS = E F qcs c/s.
Trong đó:
 E :Độ chiếu sáng (lyc).(Đèn huỳnh quang 300, đèn bình thƣờng 200).

 q :Lƣợng nhiệt tỏa ra trên đơn vị diện tích khi E = 1lyc (0.05  0.03 đèn
huỳnh quang; 0.13  0.25 đèn dây tóc…).

 c/s :Hiệu suất nhiệt tỏa vào phòng (0.5 đèn huỳnh quang ; 0.85 đèn dây tóc).

5.1.3.3 Lƣợng nhiệt tỏa ra do động cơ

Q = N

Trong đó:

 Hệ số  :  = 123 (1 -  + 4).

o 1 : hệ số sử dụng công suất (0.7  0.9)

o 2 : hệ số tải trọng thƣờng nhận (0.5  0.8)


BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 91
o 3 : hệ số làm việc đồng thời của các động cơ (0.5 1).

o  : hệ số chuyển từ cơ năng đến nhiệt năng

o  : hiệu suất động cơ (0.75  0.92).

Tính toán nhanh nhận  = 0.4 (40% nhiệt độ động cơ tỏa ra môi trƣờng bên
trong).

Qđc = N (1 - )

 : hiệu suất động cơ (0.75  0.92).

5.1.3.4 Lƣợng nhiệt tỏa ra do đốt nhiên liệu

Q = Qct Gnt

Trong đó:

 Gnt : lƣợng nhiên liệu đốt cháy trong 1 giờ.

 Qct : nhiệt trị thấp của nhiên liệu đƣợc tra bảng nhiệt trị của nhiên liệu hay
theo công thức Mendeleev.

 Quá trình đốt cháy của nhiên liệu đƣợc biểu thị bằng  (0.9  0.97).

5.1.3.5 Lƣợng nhiệt tỏa ra từ sản phẩm

- Sản phẩm khi làm nguội có trạng thái chuyển pha.

t
0

t
đ

t
q
nc
t nc
T
c
Q = [ Cd (td – tn/c) + inc + CR (tnc - tc)] G.

Trong đó:

 Cd ,CR : Là nhiệt dung riêng của vật liệu ở trạng thái lỏng và rắn.
92 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

 td, tc, tn/c : Là nhiệt độ tƣơng ứng với trạng thái đầu và cuối và chuyển biến
pha (nóng chảy) của vật liệu.

 G: khối lƣợng vật liệu (kg) đƣa vào làm việc trong thời gian 1 giờ.

- Đối với sản phẩm làm nguội không có trạng thái thay đổi.

Q = C (tđ - tc) G.

5.1.3.6 Lƣợng nhiệt tỏa ra từ thiết bị nóng

Q = bm (tbm - tp) F

Trong đó:

 tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

 bm 10 vk (W/m2k2)

 tp : nhiệt độ không khí.

 bm : hệ số truyền nhiệt giữa bề mặt và không khí trong phòng.

 bm = 10.44 W/m2.k, (nhiệt độ thấp)

 bm = 29 W/m2.k, (nhiệt độ cao)

5.1.3.7 Lƣợng nhiệt tỏa ra từ lò nung

Q = k ( ttr – tXq ) F (w).

1
k Với: + k: hệ số truyền nhiệt (W/m2.K)
 1 1
 
  tr  ng

1
k  (*)
n
i  1 1

i  1 i



 tr

 ng

Nếu có nhiều lớp thì:

-  : Hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)


BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 93

Đối
lƣu
t
t
t
p
r
Dẫn
Truyền nhiệt
nhiệt

- tr, ng: Hệ số trao đổi nhiệt trong và ngoài.

Khi có nhiều lớp cách nhiệt ta có thể bỏ qua thành phần .

 1 1
 
  tr  ng

trong công thức (*)

5.1.3.8 Lƣợng nhiệt tỏa ra từ ống dẫn

Q 
th  t n l
1 d cn 1
ln 
2cn d ng  ngd ng

t
d

p
t
ng

cn

h
+ ng = 8 + 0.04 th :hệ số trao đổi bề ngoài mặt ống
l

5.1.3.9 Nhiệt bức xạ mặt trời

 ng  8  0.04 t h  0.6 v k
Nhiệt bức xạ mặt trời xuyên qua cửa kính:

Q = T1 . T2 . T3 . T . bbX . F

Trong đó:

 qbX: cƣờng độ bức xạ mặt trời đƣợc tính bằng thời điểm tính toán.
94 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

 F: diện tích của cửa kính

 T1: tính đến độ trong suốt của kính (một lớp kính: T1 = 0.9 ; 2 lớp T1 = 0.81)

 T2: hệ số độ bẩn của kính (1 lớp: 0.8; 2 lớp: 0.7; kính nghiêng một lớp 0.65).

 T3: hệ số kể đến mức độ che khuất của cánh cửa (số liệu sách trang 32; Thông gió
và kỹ thuật xử lý khi).

 T4: hệ số tính đến che khuất của tấm che nắng

o Ô van: 0.45,

o Lá sách: 0.1

o Sơn trắng đục: 0.65  0.8.

o Kính nhám: 0.3

o Rèm che nắng phía ngoài cửa: 0.7

o Phía trong cửa: 0.4…

5.1.4 Nhiệt tiêu hao


- Tổn thất nhiệt qua kết cấu phòng.

Q = k . F . t . t

Trong đó:

 tt: hiệu nhiệt giữa trong và ngoài nhà

ttt = (ttttr - tttng)

1
k
1  1
 i 
 tr i ng

 ttttr, tttng : Nhiệt tính toán của không khí bên trong và bên ngoài nhà

 : Hệ số kể đến vị trí tƣơng đối của kết cấu bao che so với không khí ngoài
trời: Trần hầm mái (0.75 – 0.9) ; Sàn tầng trệt (0.4 – 0.6)

- Tổn thất nhiệt khác: lƣợng nhiệt tiêu hao do phƣơng hƣớng. Hƣớng nhà có khả
năng làm tăng sự trao đổi nhiệt độ giữa bề mặt tƣờng với không khí xung quanh
BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 95
- Bổ sung phần trăm thất thoát nhiệt độ nào đó

Q = Q0 (1 + %)

B 10 T
10
10
Đ
% %B
5 10
Đ B%
T
% %
0
%T
0 N 5
N Đ
% %
5.1.5 Nhiệt và ẩm xâm nhập vào phòng N

5.1.5.1 Từ bề mặt nƣớc tự do

 ng  8  0.04 th  0.6 vk
- Nhiệt hiện
Q = F (5.71 + 4.06 vk) ( tn – tp) ; (W)
- Nhiệt kín.
Q = W X Ih
Trong đó:
 W: lƣợng nƣớc bay hơi : W = (a + 0.0174 vk)(P2 – P1)F

 Ih: entapi của hơi: Ih = 2500 + 1.8 tn (kj/kg)

 a: hệ số linh động của không khí trên bề mặt chất lỏng (phụ thuộc nhiệt độ)

T0C a
T< 30 0.022
30 – 40 0.028
50 0.033
60 0.037
70 0.041
80 0.046
90 0.051
100 0.06
 P1 : Áp suất hơi nƣớc trong không khí xung quanh

 P2 : Áp suất riêng phần hơi nƣớc trên bề mặt nƣớc


96 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

5.1.5.2 Khi rửa thiết bị

 ng  8  0.04 t h  0.6 v k
Gn t d  t c   kg 
W  h
585  
Trong đó:

 Gn : Lƣu lƣợng nƣớc rửa

 tđ , tc: Nhiệt độ đầu và cuối nƣớc rửa

5.1.5.3 Do rò rỉ hơi nƣớc

- Nhiệt toàn phần

Q = 2 10-2 Gh X Ih (KJ/kg)

- Ngoài ra

W =  (Chbm - ChXq) F

P
Chbm  2.16 103  P2
273  t

Trong đó:

ChXq = P1

 : Hệ số truyền khối giữa hơi nƣớc và bề mặt xung quanh đƣợc Xác định qua
chuẩn số Nusselt truyền khối

L 1
N ud  2 Re 0.5 Prd
D 2

vk  L  kk  kk
Re  Prd   kk 
 D  kk

(Tra bảng sổ tay QTTB)


BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 97

5.2 XÁC ĐỊNH LƢỢNG KHÍ ĐỘC HẠI XÂM NHẬP


VÀO NHÀ XƢỞNG
5.2.1 Xác định lƣợng chất độc hại sinh ra từ thiết bị làm
việc dƣới áp suất.

 2v22
P1  P2 
2

v2 
2
P1  P2   2
P
2 2
1
1  p1  k
 
 2  p2 
Trong đó:

2 
 1 : Khối lƣợng riêng không khí trong thiết bị v 
2
 2 : Khối lƣợng riêng không khí ngoài thiết bị
 k : Tỷ lệ Cp/Cv
- Khi p < 2500 Pa ( 255 kg/m2). (Sai số  0.5% )
- 2500 < p < 20.000 ( 2040 kgt/m2). (Sai số  5% )
- p > 20.000 Pa.

 k 1

2k 1   2  k

v 1
 

k  1 2   1  

 

Lƣu lƣợng khí rò rĩ

G = .f.v

Trong đó:

 f : tiết diện tổng cộng

  : hệ số lƣu lƣợng.
98 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

Ngoài ra:

Trong đó:

 c : Hệ số phụ thuộc áp suất (bảng 4.2)

Bảng 4.2. Trị số của hệ số C

at <2 2 7 17 41 161 401 1001


Áp
suất
105Pa < 1.96 1.96 6.9 15.7 40 156 393 981

Hệ số
0.121 0.166 0.182 0.189 0.252 0.298 0.31 0.37
C

 v : thể tích bên trong của thiết bị

 M : khối lƣợng phân tử trong khối

 D : hệ số dự trữ (1,2)

5.2.2 Xác định lƣợng chất độc hại sinh ra từ thiết bị làm
việc ở áp suất âm.
- Khi p > 1000 Pa  thiết bị làm việc với áp suất chân không.

- p < 1000 Pa.

 Khi C0  105c (C0: Nồng độ khí độc hại bên trong)  Sự rò rĩ mạnh.

 Khi áp suất (-): từ 40  60 pa  lƣợng khí rò rĩ từ 70gcal/h.

Để đảm bảo đƣợc khí thông thoáng ta dùng thiết bị có công suất 70.000 km 3/h

(tốn chi phí cao).


BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 99
Các công thức Xác định khí rò rĩ.

a. Đối với khe rãnh dạng gần tròn:

f C0 D 2
G
v a2

Trong đó:

 a: kích thƣớc trung bình của khe rãnh (g/m3)

 f: m2 (diện tích khe rãnh)

 C0 : g/m3

 v: vận tốc khí trong khe rãnh

 D : m3/s (hệ số khuếch tán)

b. Khe rãnh hình chữ nhật

1 f C0 D 2
G
2 v a2

Xác định lƣợng chất độc hại sinh ra từ chổ nối trục quay.

G  d B 
Trong đó:

 G: lƣợng khí rò rĩ.

 d: đƣờng kính trục (mm)

 p: áp suất dƣ (p1 – p2), (at, kg/cm2)

 B: hệ số thực nghiệm

Đối với sản phẩm dầu mỏ có tính ăn mòn cao: B = 5

Xăng, dầu hỏa: B = 2.5


100 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

Nối zigzac

12  22
G  10 f . .g
n 1

Trong đó:

 f: Diện tích của khe rò (cm2)

 P1, P2: Là áp lực trƣớc và sau lớp đệm khuất khúc, at

 n: Số buồng khuất khúc

 : Khối lƣợng riêng của khí độc hại, kg/m3.

5.2.3 Xác định lƣợng chất độc hại thoát ra từ bề mặt dung
dịch tự do

 2v22
P1  P2 
2

v2 
2
P1  P2   2
P
2 2
1
1  p1  k
  
 2  p2 
G = M (0.000352 + 0.000786 v).P.F (kg/h).

Trong đó:

 P: Áp suất hơi bảo hòa trên bề mặt tƣơng ứng với nhiệt độ của dung dịch (tra

bảng 4.3)

 M: Khối lƣợng phân tử tƣơng đối của dịch bay hơi

 F: Diện tích bề mặt bay hơi.

 v: Vận tốc chuyển động của không khí trên bề mặt dịch
BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 101
 G: Lƣu lƣợng khối lƣợng dung dịch bay hơi,

Bảng 4.3. Áp suất hơi bão hòa P của một số dịch khi td =200C.

Loại dịch P.Pa (mmHg) Loại dịch P.Pa (mmHg)

Rƣợu Amyl, clo


Ête 5720 532 (4)
benzen

Axeton 3720 Anilin, nitrobenzen 40 (0.3)

Rƣợu êtyl Benzen 2000 Thủy ngân 0.16 (0.0012)

5.2.4 Xác định lƣợng dung môi bay hơi

A mF
G 
100
Trong đó:

 A: lƣợng vật liệu sơn tính cho 1m2 bề mặt thành phẩm (g/m2)

 m: hàm lƣợng dung môi dể bay hơi trong vật liệu %.

 F: diện tích bề mặt thành phẩm cần sơn trong 1 giờ, (m 2/h)

(A và m cho trong bảng 4.4 )

Bảng 4.4. Lƣợng vật liệu sơn cho một lớp thành phẩm A và hàm lƣợng
dung môi (m) trong nó

Vật liệu Phƣơng pháp


A, g/m2 m, %
sơn

Sơn máy bay không màu Bàn chải, bút lông 200 92

Chất gắn nitrô Bàn chải, bút lông 100 -180 35 – 10

Keo nitro Bàn chải, bút lông 160 80 – 5

Sơn máy bay có mầu và tráng men Phun 180 75

Sơn dầu và tráng men Phun 60 - 90 35


102 BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH

5.2.5 Xác định khí sinh ra do đốt nhiên liệu


GK = Gn . gk

Trong đó:

 Gk: Lƣu lƣợng khối lƣợng khí tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu (kg/h).

 Gn: Lƣu lƣợng khối lƣợng của nhiên liệu cháy (kg/h).

 gk : Khối lƣợng sản phẩm cháy tính cho 1kg nhiên liệu (kg/kg). (Xem bảng
3.5).

Phương pháp xác định lượng khí độc hại bằng phương pháp đo đạc phân tích thành
phần không khí

V  2  1   L  R   v  t
G
106 t
Trong đó:

 G: Lƣu lƣợng khối lƣợng của khí xâm nhập vào phòng (kg/h)

 V: Thể tích của phòng (m3)

 X1,X2: Tƣơng ứng là nồng độ ban đầu và cuối của khí độc hại có trong không
khí của phòng (mg/m3) .

 L: Lƣu lƣợng không khí thông gió cho phòng (m 3/h)

 Xv , XR: Nồng độ khí độc hại có trong không khí vào và ra khỏi phòng
(mg/m3).

 t: Thời gian thử nghiệm

Cần làm được các bài tập sau đây:

1. Trong một nhà xƣởng lƣợng nhiệt xâm nhập vào phòng là 200Kcal/h, lƣợng nhiệt
tổn thất trong xƣởng là 80Kcal/h. Vậy lƣợng nhiệt thừa trong nhà xƣởng là :

2. Nhiệt độ tính toán ngoài nhà vào mùa nóng là 35 0C, nhiêt độ tính toán trong nhà
vào mùa nóng
BÀI 5:TÍNH TOÁN LƢỢNG KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH 103
3. Trong 1 phân xƣởng có gắn đèn thƣờng có cƣờng độ chiếu sáng là E (lyc), nhiệt
đơn vị của đèn thƣờng là a (W/m2.lyc), vậy tiêu chuẩn tỏa sáng của đèn huỳnh
quang là (hiệu suất nhiệt tỏa vào phòng của đèn Huỳnh Quang là 0,85) bao nhiêu

4. Trong một phân xƣởng rèn có sử dụng một lò đốt nhiên liệu với t = 900 0C (αm =
100), và diện tích bề mặt là 5m2 , nhiệt độ không khí bên ngoài 350C . Lƣợng nhiệt
tòa vào phòng là bao nhiêu

5. Một lò nung có nhiệt độ bên trong là 1000 0C, có độ dày là 0,01m, hệ số dẫn nhiệt
của vật liệu tƣờng lò là 0,7; hệ số trao đổi nhiệt ở bề mặt ngoài là 15. Vậy hệ số
truyền nhiệt là bao nhiêu

6. Một nhà xƣởng với kết cấu làm bằng vật liệu có hệ số truyền nhiệt là k = 15
W/m2.K, nhiệt độ bên ngoài là 370C, bên trong là 300C. Hãy tính xem lƣợng nhiệt
thất thoát ra bên ngoài qua trần hầm mái có diện tích 100m 2 là bao nhiêu trong
thời gian 24h

7. Một thiết bị chứa hơi Clo có thể tích 5 m 3, với áp suất 7 at, nhiệt độ trong thiết bị
200C. Hãy tính xem lƣợng chất độc này thất thoát ra bên ngoài trong thời gian 1
giờ là bao nhiêu

8. Trong một phân xƣởng sơn ngƣời ta dùng phƣơng pháp phun sơn dầu trên bề mặt
một vật liệu có diện tích 2m2 trong điều kiện chỉ sơn 1 lớp. Hãy tính lƣợng dung
môi bay ra trong thời gian 1 giờ:

9. Một ngƣời làm việc trong điều kiện công việc nhẹ, áo quần bình thƣờng ở điều kiện
nhiệt độ phòng là 200C, vận tốc khí chuyển động trong phòng 0,6m/s. Hãy xác
định lƣợng nhiệt hiện của ngƣời tỏa ra trong 1 giờ là bao nhiêu?
104 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

BÀI 6: THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

6.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG


Để ngăn chặn hơi, khí và bụi của các chất độc hại tách ra trong các phòng sản
xuất, hiệu quả nhất là thông gió cục bộ, nghĩa là loại bỏ các chất độc hại tách ra ngay
tại những vị trí tạo ra chúng. Ở những vị trí đó ngƣời ta lắp vào những chụp hút để
loại bỏ không khí bị ô nhiễm và sau đó đƣa tới bộ phận xử lý khí thải.

Có nhiều loại thiết bị. Có thể chia ra làm 3 nhóm sau:

- Chụp hút hở (đặt một khoảng cách so với nguồn phát thải): chụp hút cho lò rèn,
miệng hút bên thành bể mạ,..

- Chụp hút nửa kín (Chụp toàn bộ + có cửa mở) : tủ hút độc, buồng phun sơn,…

- Chụp bút kín hoàn toàn (phủ kín toàn bộ): các bộ vỏ của máy xay, máy nghiền, …

Ngoài việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh thông thoáng cần phải chú ý các yêu
cầu kỹ thuật.

6.2 CÁC YÊU CẦU


- Vị trí tạo ra chất độc hại phải đƣợc che kín hoặc đến một mức độ mà quy trình cho
phép.

- Cửa mở phải có kích thƣớc tối thiểu.

- Khi lắp đặt không ảnh hƣởng đến con ngƣời và năng suất lao động

- Chất độc hại phải đƣợc hút và loại bỏ khỏi thiết bị tỏa ra.

- Dễ dàng tháo ráp.

Lƣu ý cách lắp đặt: Bố trí theo hƣớng lan tỏa của nguồn độc hại
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 105

6.3 CÁC GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ


Nhiệm vụ của thông gió là đảm bảo trạng thái không khí cho con ngƣời sống và

hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh quy định.

6.3.1 Các sơ đồ thông gió cơ bản


Trong một phòng kín ta có thể thay đổi không khí bên trong đã bị ô nhiễm (do
nhiệt, do bụi, do khí độc…) bằng không khí trong sạch đƣa từ ngoài vào trong
một khoảng thời gian nhất định (thông gió định kỳ) hoặc trong một thời gian không
hạn chế (thông gió thƣờng xuyên…). đƣợc gọi là thông gió cho phòng.

6.3.1.1 Thông gió chung

Mục đích của thông gió chung là đƣa không khí từ ngoài vào với lƣu lƣợng cần
thiết nhằm pha loãng cƣờng độ ô nhiễm (bởi nóng, bụi, hơi hoặc khí độc) trong toàn
bộ không gian nhà xƣởng, sau đó thải ra ngoài.

Đƣợc thực hiện trong phòng mà nguồn độc hại phân bố đều (trƣờng học, nhà hát,
bệnh viện) hoặc ở những phòng mà không đoán trƣớc đƣợc nguồn độc hại sẽ xuất
hiện ở vị trí nào (cửa hàng ăn, quán giải khát, câu lạc bộ….)

Hệ thống thông gió chung có nhƣợc điểm là nơi không có độc hại cũng bị ảnh
hƣởng của nguồn độc hại nơi khác tràn qua.

6.3.1.2 Thông gió cục bộ

Đƣợc thực hiện để thải trực tiếp chất độc hại từ nguồn phát sinh ra ngoài (hút cục
bộ) hoặc là thổi không khí sạch vào các vị trí cần thiết và biết trƣớc (thổi cục bộ).

Việc tổ chức, xử lý hợp lý các chất gây ô nhiễm phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Không cản trở thao tác công nghệ.

- Không cho không khí chứa chất ô nhiễm đi qua vùng thở.

- Vận tốc thu khí đủ lớn.


106 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

Hình 5.1. Thổi cục bộ Hình 5.2. Cấu tạo tủ hút

Tuỳ theo điều kiện thực tế, trong một công trình có thể vừa kết hợp thông gió

chung vừa thông gió cục bộ.

6.3.1.3 Thông gió sự cố

Đó là sự thay đổi nhanh chóng thể tích không khí trong phòng đã bị ô nhiễm để
khỏi ảnh hƣởng đến sức khoẻ của công nhân và tác hại đến sản xuất. Trong thông gió
sự cố thƣờng dùng hệ thống thông gió áp suất âm (chỉ có hút chứ không có thổi) đảm
bảo khí độc hại không bị lan toả ra ngoài. Thiết bị phát hiện và xử lý thƣờng tự động
(các rơ le kích thích nồng độ độc hại, các rơle nối mạch điện…) hoặc đóng
mở hệ thống bằng tay.

6.3.2 Phân loại hệ thống thông gió


Ngƣời ta căn cứ vào sự chuyển động của không khí để phân loại. Thƣờng có hai
loại: thông gió tự nhiên và thông gió cƣỡng bức.

6.3.2.1 Thông gió tự nhiên

Sự chuyển động của không khí từ trong nhà ra ngoài nhà (hay ngƣợc lại) là do
chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Từ chỗ chênh lệch nhiệt độ dẫn tới chênh
lệch áp suất và làm cho không khí chuyển động.

- Hiện tƣợng gió lùa: Không khí vào nhà và ra khỏi nhà qua các khe hở của cửa và
qua các lỗ trên tƣờng khi có gió thổi đƣợc gọi là gió lùa. Hiện tƣợng gió lùa đều
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 107
không khống chế đƣợc lƣu lƣợng, không điều chỉnh đƣợc vận tốc gió và
hƣớng gió…nên còn đƣợc gọi là thông gió tự nhiên vô tổ chức.

- Thông gió tự nhiên có tổ chức: Xác định đƣợc diện tích của gió vào, diện tích gió ra
– xác định đƣợc lƣu lƣợng thông gió cho phòng -> điều chỉnh đƣợc vận tốc hƣớng
gió đó là hiện tƣợng thông gió tự nhiên có tổ chức. Thông gió tự nhiên có tổ chức
có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế vì không tốn kém thiết bị, không tốn điện năng
nhƣng vẫn giải quyết tốt vấn đề thông gió. Vì vậy, ở Việt Nam đƣợc áp dụng rất
nhiều đặc biệt là trong các phân xƣởng nóng có nhiệt thừa và trong các nhà công
nghiệp một tầng.

- Thông gió trọng lực: là hệ thống thông gió tự nhiên dƣới sức đẩy của trọng lực hay
còn gọi là thông gió cột áp là thông gió tự nhiên bằng mƣơng dẫn đƣợc áp dụng
trong các nhà dân dụng và công cộng. Không khí chuyển động trong mƣơng dẫn
do chênh lệch áp suất của cột không khí bên trong và bên ngoài nhà. Thƣờng dùng
để thông gió ở các ống khói của các nhà ở gia đình.

Hình 5.3. Thông gió tự nhiên trong nhà dân dụng và công nghiệp

6.3.2.2 Thông gió cƣỡng bức

Là hệ thống thông gió hoạt động để đƣa không khí từ trong phòng ra ngoài (hay

ngƣợc lại) nhờ tác động của máy quạt và động cơ. Thƣờng có các loại sau:
108 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

- Hút cơ khí: Hút không khí bị ô nhiễm, hút nhiệt, hút bụi từ các nguồn phát sinh để
đƣa ra khỏi phòng để đảm bảo điều kiện vệ sinh cho môi trƣờng gọi là hút cơ khí.

- Thổi cơ khí: thổi không khí trong sạch vào nhà tại các vị trí cần thiết và biết trƣớc
để tăng cƣờng hiệu quả làm mát cho ngƣời công nhân.

- Hệ thống điều hoà không khí: Trong hệ thống thông gió cơ khí có đầy đủ các thiết
bị để xử lý không khí đảm bảo yêu cầu của con ngƣời và yêu cầu công nghệ gọi là
hệ thống điều hoà không khí. Các thiết bị đó bao gồm: thiết bị lọc bụi, thiết bị sấy
nóng, làm lạnh, làm ẩm không khí…

6.4 CÁC LOẠI THIẾT BỊ


6.4.1 Tủ hút

Nhiệt độ
trong phòng
T1
Mức áp suất
bằng 0

Nhiệt Biểu đồ phân


độ h bố áp suất ở
trong cửa tủ
tủ T2
Sơ đồ tủ hút với sức hút tự nhiên

Hình 5.4. Tủ hút

Nhờ 2 lực: lực hút tự nhiên và lực hút cơ khí (do chênh lệch nhiệt độ).

- Theo tự nhiên thì lƣu lƣợng khí hút khỏi tủ là:

L 114 3 h Q F 2

Trong đó:

 h: chiều cao cửa tủ.

 Q: số lƣợng nhiệt tách ra khỏi tủ (kCal/h)

 F: diện tích cửa tủ (m2)


BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 109
- Theo cơ khí thì lƣu lƣợng khí hút khỏi tủ là:

L  3600 x v F

Trong đó:

 v: vận tốc trung bình trong tiết diện cửa, vận tốc này đƣợc lấy trong bảng

5.1.

 F: diện tích cửa tủ (m2)

Bảng 5.1. Vận tốc hút không khí trong cửa làm việc của tủ hút ở trong một số
công đoạn sản xuất.

Công đoạn sản xuất Chất độc hại chính Vận tốc hút (m/s)

Nấu và rót chì (t=4000C) Son khí chì và các oxit 1,5 – 1,7

Mạ chì Floruahydro 1,5

Hàn chì hay hàn thiếc Son khí chì và khói 0,7 – 1,5

Hàn không có chì Son khí kim loại 0,4 – 0,5

Làm việc với các chất độc Những chất hoạt tính của 2–3
hại đặc biệt radi, telu, berin

Rửa trong xăng Các khí của xăng 0,5 – 0,6

Công việc trong các tủ thí Các hơi và khí khác 0,3 – 0,5
nghiệm

6.4.2 Chụp hút


Có 3 loại chụp hút:

- Chụp hút đơn giản.

- Chụp hút mái đua.

- Chụp hút có khe xung quanh.


110 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

6.4.2.1 Chụp hút tự nhiên

Loại chụp này thƣờng lắp lên các nguồn tỏa nhiệt. Lƣu lƣợng thể tích không khí L

(m3/h) trong luồng tỏa nhiệt có thể xác định theo công thức:

L  0.653 H Q F 2

Trong đó:

 Q: Lƣợng nhiệt đối lƣu, W hay kCal/h.

 F: diện tích hình chiếu nằm ngang bề mặt nguồn tỏa nhiệt (m2).

 H: khoảng cách theo phƣơng thẳng đứng từ nguồn nhiệt đến tiết diện vào của

cửa chụp (m).

Điều kiện để sử dụng công thức trên: H < 1,5.F 1/2

Nếu H > 1,5.F1/2 thì ta có thể tính đƣợc và đơn giản phép tính bằng các công thức.

dZ = 0.45 Z0.83

LZ = 0.13 Z3/2 . Q 1/3


. 3600

VZ = (0.8.Z / 0.29) – Q1/3 : Vận tốc không khí ở tiết diện vào cửa chụp
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 111

dZ

d
Z

N N dt d

t
Q Q

2
.d
2.d

0
0

6.4.2.2 Chụp hút cơ khí _ bổ sung buồng hút

Lƣu lƣợng thể tích không khí hút ra có thể tính nhƣ sau:

L  3600 vtb F
Trong đó:

 vtb: vận tốc trung bình không khí trong tiết diện vào của chụp (m/s). Khi
nguồn tỏa ra khí không độc hại (thí dụ: nhiệt thừa hay ẩm) có thể tiếp nhận
vtb = (0.15 – 0.25) m/s, còn để hút các độc hại có thể tiếp nhận vtb > 1m/s

 F : diện tích tiết diện vào của chụp hút

6.4.3 Những hộp hút bên cạnh nguồn độc hại


Lƣu lƣợng không khí đi vào hộp hút L (m3/h) đƣợc tính theo công thức

L = C.Qđ1/3 . (H + B)5/3

Trong đó:

 Qđ: Lƣợng nhiệt đối lƣu tỏa ra từ nguồn nhiệt, W

 H: Khoảng cách từ mặt phẳng phía trên của nguồn đến tâm của miệng hút, m

 B: Chiều rộng của nguồn

 C: Hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào kết cấu hộp hút


112 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

- Đối với hộp hút không có màn chắn : C=240 [1/ (H + B)]2/3

- Đối với hộp hút có màn chắn : C= 240 [1/ (H + B)]1/2 . m

Trong đó m là hệ số phụ thuộc vàp khoảng cách tƣơng đối giữa nguồn và màn

chắn

b1/B 0 (đề sát) 0.3 1 >1

m 1 1.5 1.8 2

Hình 5.5. Hộp hút

a. Hút một phía; b. hút một phía có màn chắn

6.4.4 Miệng hút trên thành


Miệng hút trên thành bể áp dụng để hút các chất độc hại tách ra từ bề mặt dung

dịch chứa trong các loại bể (bể tẩy rửa, bể mạ, v.v…)

Lƣu lƣợng không khí rút ra từ bể phụ thuộc vào góc tạo thành bởi những đƣờng

biên của luồng không khí Xung quanh miệng hút.


BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 113

 Tdd  Tp 
L  K d . Kt . A.  . . g . B 3  .l .3600
 3Tp 
 

Trong đó:

 Kd : Hệ số dự trữ bằng (1.5 – 1.75); Nếu dung dịch rất độc thì (1.75 - 2).

 A: Đặc trƣng không thứ nguyên, đối với bể một bên A= 0.35; hai bên A= 0.5.

  : góc giữa đƣờng biên của luồng hút


114 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

 Tdd, Tp : Nhiệt độ trong bể và không khí trong phòng

 Kt : Hệ số kể đến sự hút không khí từ hai đầu của bể phụ thuộc kích thƣớc

của bể.

o Miệng hút đơn giản một phía:

2
 B
K t  1  
 4.l 

o Miệng hút hai phía

2
 B
K t  1  
 8.l 

Miệng hút có kết hợp thổi gió: Kt = 1

Ngoài ra còn một phƣơng pháp tính các loại miệng hút theo M.M.Baranop

L  q td  t p l . K H KV (can bac may)

Trong đó:

 q: lƣu lƣợng đơn vị không khí (m3 / h) tính cho 1 m chiều dài của bể đƣợc Xác

định theo biểu đồ 10.12 (trang 132 – Thông gió và KTXL Khí Thải). bổ sung

gấp

 td, tp : nhiệt độ dung dịch và KK trong phòng

 l: Chiều dài của bể

 KH: Hệ số hiệu chỉnh độ sâu mức dịch trong bể H bảng 10.2 (trang 132 –

Thông gió và KTXL Khí Thải).

 KV : Hệ số hiệu chỉnh vận tốc chuyển động không khí trong phòng, để tính KV

Xem biểu đồ 10.3 (trang 133 – Thông gió và KTXL Khí Thải).
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 115
116 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

Hình 5.7. Biểu đồ xác định hệ số điều chỉnh đến vận tốc chuyển động không
khí Kv khi tính toán miệng hút.

6.4.5 Phễu hút


Phễu hút đƣợc sử dụng để thải các loại bụi nặng, hơi độc ở các thiết bị công nghệ

nhƣ máy móc gia công cơ khí, máy dệt ..vv.

Phễu đƣợc thiết kế nhƣ một bộ phận cấu thành của máy móc công nghệ.
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 117
Để thải bụi ở các máy kích thƣớc trung bình, tốc độ dòng phải lấy không nhỏ hơn

30 m/s và đƣờng kính ống không nhỏ hơn 40mm.

6.4.6 Hoa sen không khí


Hoa sen không khí là biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo các thông số khí hậu
yêu cầu tại vị trí làm việc ổn định trong phân xƣởng.

Hiệu quả đặc biệt khi sử dụng hoa sen không khí tại những vị trí thao tác chịu bức
xạ nhiệt.

Lắp đặt trong các trƣờng hợp:

- Cƣờng độ bức xạ lên vị trí thao tác của công nhân > 350W/m2

- Khi không khí tại vùng làm việc do dòng đối lƣu nung nóng đến nhiệt độ lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép.

- Tại vùng làm việc thực hiện quá trình công nghệ hở

Diện tích ống nối hoa sen không khí

Diện tích ống nối hoa sen xác định theo không khí:

Khi khử nhiệt thừa:

2
 (t  t ) x  2
F0   vlv x  ,m
 (tvlv  t0 )m 
Khử khí độc và khử bụi
2
 (C  C x ) x 
F0   vlv 
 vlv
( C  C 0 ) m 
Trong đó:

x: khoảng cách từ miệng hoa sen đến vị trí thao tác của công nhân, m

m: hệ số thay đổi nhiệt độ hay nồng độ đôc hại

Vận tốc chuyển động của không khí tại miệng thổi hoa sen không khí:
118 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

v x .x
v0 
n F0
Lƣu lƣợng của một hoa sen không khí:

L0  3600 F0v0
3
, m /h

Trƣờng hợp làm lạnh nhân tạo

2
 x  2
F0    ,m
m

Giá trị hệ số thay đổi nhiệt độ m và hệ số thay đổi vận tốc n đối với các loại ống
nối hoa sen không khí
BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ 119

BÀI TẬP
Câu 1: Một nguồn thải khí cục bộ có lƣu lƣợng 1000m3/h đƣợc thu hồi bởi một chụp
hút có góc mở là 900 và diện tích phần lớn nhất là 0,2 m 2. Hãy xác định vận tốc lớn
nhất tại tâm chụp là bao nhiêu:

Câu 2: Một nguồn thải khí tỏa lƣợng nhiệt đối lƣơng là 50000cal/h qua chụp hút tự
nhiên đặt cách mặt thoáng nguồn thải là 0,2 m. Biết rằng diện tích hình chiếu nằm
ngang bề mặt nguồn tỏa độc là 2m2. Lƣợng khí đƣợc hút ra là:
Câu 3: Một tủ hút tự nhiên đƣợc đặt trong phòng thí nghiệm có diện tích cửa tủ là 0,5
m2, Nhiệt đối lƣu trong tù là 50000 Kcal/h, chiều cao cửa tủ là 0,5 m. Lƣợng khí đƣợc
hút ra khỏi tủ là :
Câu 4: Một hộp hút dùng để thu hồi khí thải từ một nguồn cục bộ trong một phân
xƣởng có các kích thƣớc sau đây: khoảng cách từ mặt phẳng phía trên của nguồn đến
tâm hộp hút là 0,5m; chiều rộng của nguồn là 1m. Lƣợng nhiệt đối lƣu tỏa ra từ
nguồn nhiệt là 50000W. Biết rằng hộp có màn chắn và cách nguồn 0,3m. Lƣợng khí đi
vào hộp hút là:
Câu 5: Một hộp hút dùng để thu hồi khí thải từ một nguồn cục bộ trong một phân
xƣởng có các kích thƣớc sau đây: khoảng cách từ mặt phẳng phía trên của nguồn đến
tâm hộp hút là 1,2 m; chiều rộng của nguồn là 1m. Lƣợng nhiệt đối lƣu tỏa ra từ
nguồn nhiệt là 4000W. Biết rằng hộp không có màn chắn. Lƣợng khí đi vào hộp hút
là:
Câu 6: Một bể nóng chứa dung dịch độc với nhiệt độ là 60 0C đứng sát tƣờng có kích
thƣớc : dài x rộng = 2m x 1m. Dùng miệng hút 1 bên , nhiệt độ phòng là 30 0C. Lƣợng
khí độc hại đƣợc hút ra là (dung lịch này xem nhƣ độc hại trung bình với K d = 1,6):
Câu 7: Một bể nóng chứa dung dịch độc với nhiệt độ là 600C đứng độc lập có kích
thƣớc : dài x rộng = 2m x 1m. Dùng miệng hút 2 bên , nhiệt độ phòng là 30 0C. Lƣợng
khí độc hại đƣợc hút ra là (dung lịch này xem nhƣ độc hại trung bình với K d = 1,6):
Câu 8: Một bể nóng chứa dung dịch độc với nhiệt độ là 600C đứng độc lập có kích
thƣớc : dài x rộng = 2m x 1m. Dùng miệng hút 1 bên , nhiệt độ phòng là 30 0C. Lƣợng
khí độc hại đƣợc hút ra là (dung lịch này xem nhƣ rất độc hại với Kd = 1,8):
120 BÀI 6:THÔNG THOÁNG CỤC BỘ

Câu 9: Xác định lƣu lƣợng đơn vị không khí tính cho một m chiều dài của bể chứa
dung dịch cới chiều cao phổ độc là 80mm, chiều rộng bể là 1000mm trong trƣờng hợp
hút đảo chiều 1 phía . Kết quả gần đúng nhất là:
Câu 10: Tính hút ra một bên thành bể mạ Cr (miệng hút đơn giản) có bề rộng B = 1
m, chiều dài 1,2m; nhiệt độ dung dịch 700C; nhiệt độ phòng là 200C. Khoảng cách từ
mặt dung dịch đến mép bể là 80mm, vận tốc chuyển động trong phòng là 0,4 m/s,
chiều cao phổ độc là h = 40mm. Kết quả lƣợng khí hút ra hai bên thành bể gần đúng
nhất là:
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 121

BÀI 7: KỸ THUẬT XỬ LÝ
AEROSOL (BỤI)

7.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BỤI


7.1.1 Các khái niệm
- Các phần tử chất rắn thể rời rạc (vụn) dƣới tác dụng của các dòng khí hoặc không
khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất định
chúng tạo thành thứ vật chất mà ta gọi là bụi.

- Bụi gồm hai pha: pha khí và pha rắn rời rạc.

- Sol khí cũng là hệ thống vật chất rời rạc gồm các hạt thể rắn và thể lỏng ở dạng lơ
lửng trong thời gian dài không hạn định. Tốc độ lắng chìm của các hạt sol khí rất
bé. Những hạt nhỏ nhất của sol khí có kích thƣớc gần bằng kích thƣớc các nguyên
tử lớn, còn những hạt lớn nhất có kích thước khoảng 0,2 ÷ 1µm.

- Khái niệm về sol khí thô có thể đồng nghĩa với bụi. Các sol khí có thể có kích.1.
thƣớc đồng nhất hoặc không đồng nhất.

- Kích thƣớc của hạt bụi δ đƣợc hiểu là đƣờng kính, độ dài cạnh của hạt hay lỗ rây,
kích thƣớc lớn nhất của hình chiếu của hạt.

- Đƣờng kính tƣơng đƣơng δtđ của hạt bụi có hình dáng bất kì là đƣờng kính hình
cầu có thể tích bằng thể tích của hạt bụi.

- Vận tốc lắng chìm vc của hạt bụi là vận tốc rơi của hạt trong môi trƣờng tĩnh dƣớc
tác dụng của trọng lực. vận tốc lắng chìm phụ thuộc vào kích thƣớc của hạt, hình
dáng và khối lƣợng đơn vị của nó cũng nhƣ khối lƣợng đơn vị và độ nhớt của môi
trƣờng.
122 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

- Đường kính lắng chìm δc của hạt bụi là đường kính hạt bụi hình cầu mà vận tốc rơi
và khối lượng đơn vị của nó bằng vận tốc rơi và khối lượng đơn vị của hạt có hình
dáng phi chuẩn đang xem xét.

- Đường kính lắng chìm của hạt đƣợc xác định theo công thức sau đây rút ra từ lý
thuyết về sự lắng chìm của hạt bụi:

Trong đó:

 μ: độ nhớt động lực của môi trường (khí, nước) Pa.s

 ρb , ρ: khối lượng đơn vị của bụi và của môi trường, g/cm3

 H: chiều cao rơi (lắng) của hạt, cm

 g: gia tốc trọng trường, m2/s

 η: thời gian rơi, s

- Hạt bụi có kích thƣớc từ nguyên tử đến nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng, có khả
năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.

- Các đặc trƣng vật lý quan trọng của bụi:

 Kích thƣớc hạt (đơn vị: µm)

 Khối lƣợng riêng (đơn vị: kg/m3)

7.1.2 Phân loại bụi


Theo bản chất hóa học: bụi vô cơ, bụi hữu cơ.

Theo khả năng lắng: bụi lắng (>1µm) và bụi lơ lửng (<1µm).

Theo kích thƣớc hạt:

- Bụi mịn: <2,5µm

- Bụi thô: 2,5µm ÷ 10 µm.

- Bụi rất thô: >10 µm

- Khói: 0,1 µm ÷ 0,3 µm.

- Sƣơng: 0,3 µm ÷ 5 µm
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 123
Xét một số aerosol (bụi) điển hình:

- Bột than: 10 µm.

- Bột kẽm: 15 µm.

- Thuốc nhuộm: 2 µm ÷ 5 µm

- Bột oxit kẽm: 2 µm

- Khói thuốc: 0,25 µm

- Khói clo: 0,1 µm

- Hơi clorua: 0,5 µm

- Sƣơng axit (H2SO4): 0,06 µm ÷ 0,1 µm

- Hơi dầu: 0,001 µm ÷ 0,1 µm

Trong các tiêu chuẩn, PM10 là bụi ≤ 10 µm, PM2,5 là bụi ≤ 2,5 µm

7.1.3 Vận tốc giới hạn của hạt bụi


Vận tốc giới hạn của một hạt bụi có đường kính δ khi rơi trong môi
trường được xác định theo công thức:

Khi hạt bụi rơi trong không khí thì khối lượng đơn vị ρ của không khí nhỏ hơn rất
nhiều lần so với khối lượng đơn vị ρb của hạt bụi dó đó người ta có thể bỏ qua đại
lượng ρ và công thức trên sẽ trở thành:

Ta có thể áp dụng công thức trên để tính thời gian và khoảng cách lắng đọng của
bụi trên mặt đất từ một độ cao H nào đó ứng với vận tốc gió cho trước. Một số giả
thiết phải đưa ra để có thể áp dụng công thức trên cho phù hợp:
124 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

- Hạt bụi dạng hình cầu và tuân theo định luật Stokes

- Chiều cao H của ống khói được xem là chiều cao hiệu quả mà tại đó hạt bụi có vận
tốc ban đầu bằng không và bắt đầu rơi tự do trong khí quyển.

- Bụi thoát ra khỏi ống khói đƣợc làm nguội tức khắc đến nhiệt độ môi trƣờng xung
quanh.

- Không có xáo trộn mạnh trước và trong khi rơi

- Không có tác động qua lại giữa các hạt bụi có kích thức khác nhau.

7.1.4 Chiều cao hiệu quả của ống khói


Trên hình 5.1 đã thể hiện hình dạng phổ biến của ống khói. Tại miệng ống khói,
nhờ vận tốc phụt, luồng khói có một động năng ban đấu làm cho nó có xu hƣớng bốc
thẳng đứng lên trên. Mặt khác, do nhiệt độ của khói cao hơn nhiệt độ không khí xung
quanh, luồng khói chịu tác dụng của lực “nổi” do chênh lệch nhiệt độ gây ra. Cùng với
lực nâng, luồng khói chịu tác động của lực gió theo phương ngang do đó đỉnh cao
nhất của luồng khói sẽ nằm cách miệng ống khói một khoảng cách nhất định nào đó
xuôi theo chiều gió. Khi đạt độ cao ấy tức là lúc động năng ban đầu của luồng khói
đã bị triệt tiêu và nhiệt độ khói đã trở nên cân bằng với nhiệt độ khí quyển
do kết quả của quá trình hoà trộn với không khí xung quanh, luồng khói sẽ giữ
phương nằm ngang song song với chiều gió.

Hình 6.1. Xác định chiều cao hiệu quả của ống khói.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 125

7.2 MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ NÂNG CAO CỦA


LUỒNG GIÓ
7.2.1 Công thức Bryant - Davidson
Dựa theo kết quả thực nghiệm tiến hành trên ống khí đọng của Bryant năm 1949,
Davidson W.F đã đƣa ra công thức sau đây, đƣợc gọi là công thức Bryant – Davidson.

Công thức trên có thể phân thành hai thành phần:

- Thành phần độ nâng do vận tốc ban đầu của khói:

- Thành phần do sức nổi gây ra bởi chênh lệch nhiệt độ:

Trong đó:

 D: đƣờng kính miệng ống khói, m

 ω: vận tốc ban đầu của luồng khói tại miệng ống khói, m/s

 u: vận tốc gió, m/s

 Tkhoi: nhiệt độ tuyệt đối của khói tại miệng ống khói, K

 ∆T: chênh lệch nhiệt độ giã khói và không khí xung quanh, 0C hoặc K

7.2.2 Công thức Bosanquet-carey và Halton


Công thức Bosanquet dựa trên lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, trong đó độ
nâng do động năng và độ năng do chênh lệch nhiệt độ là hàm số của khoảng cách x
126 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

từ chân ống khói xuôi theo chiều gió. Các ông thức đƣợc xây dựng cho điều kiện trung
tính của khí quyển.

Độ nâng cao do động năng ban đầu:

Độ nâng cao do lực nổi (chênh lệch nhiệt độ:

Trong đó z là hàm số của X:

Khi:

Hàm số z = f(X) đƣợc cho dƣới dạng biểu đồ sau:


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 127
Độ nâng tổng cộng của luồng khói: ∆h = ∆hv + ∆ht

Và chiều cao hiệu quả của ống khói: H = h + 0,75∆h1

Trong đó:

 L1: lƣu lƣợng khói thải ở nhiệt độ T1, m3/s

 T1: nhiệt độ tuyệt đối mà tại đó khối lƣợng đơn vị của khói cân bằng với khối
lƣợng đơn vị của không khí xung quanh.

 ∆T1 = Tkhói – T1 : hiệu số giữa nhiệt độ của khói tại miếng khói và nhiệt độ T 1

7.2.3 Công thức Holland


Dựa vào kết quả khảo sát luồng khói từ những ống khói nhỏ, Holland J.Z đã đƣa ra
công thức xác định độ nâng của luồng khói nhƣ sau:

∆h, D – tính theo m

u – vận tốc gió tính theo m/s

Qh – cƣờng độ nhiệt của luồng khí thải ra môi trƣờng xung quanh Q h = CpLρ∆t,
cal/s.

Trong đó:

 Cp – tỷ nhiệt đẳng áp của khói, cal/kg.0C

 ρ – khối lƣợng đơn vị của khói, kg/m3

 ∆t – chênh lệch nhiệt độ của khói và không khí xung quanh, 0C

7.2.4 Công thức Briggs G.A


Các phương pháp hiện đại để xác định độ nâng của luồng khí trong điều
kiện khí quyển ổn định hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu do đó cơ sở lý thuyết khá rõ
ràng và có thể tiến hành quan trắc, đo đạc thực tế tương đối đơn giản để bổ sung cho
lý thuyết, trong điều kiện ổn định, ở giai đoạn đầu của sự phát triển luồng khói dưới
tác dụng của lực nổi, độ rối bên trong của luồng chiếm ưu thế so với độ của không khí
128 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

xung quanh. Tuy nhiên trong điều kiện trung tính và không ổn định của khí quyển,
luồng khói uốn lượn nhưng cuối cùng cũng đạt được độ cao mà tại đó độ rối bên ngoài
trở nên đáng kể hơn so với độ rối bên trong luồng. Lúc đó luồng khói ngừng phát
triển. Trường hợp này rất phức tạp cho công việc nghiên cứu và quan sát, tuy nhiên
lại là trường hợp khá phổ biến.

Briggs G.A (1975) đã nghiên cứu trường hợp nói trên và đưa ra công thức sau đây
áp dụng cho điều kiện có tác dụng của lực nổi là chủ yếu:

Trong đó: F – lực nổi ban đầu của luồng khói đƣợc xác định theo công thức:

7.2.5 Công thức Berliand


Căn cứ vào số liệu thực nghiệm và so sánh kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm
trên mặt đất, Berliand và cộng sự (1964) đƣa ra công thức xác định độ nâng của
luồng khói nhƣ sau:

Trong đó:

 u10: vận tốc giá đo đƣợc ở độ cao 10m.

 L: lƣu lƣợng khói thải tại miệng ống khói, m 3/s

7.3 THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI THEO PHƢƠNG PHÁP KHÔ


Thiết bị này dựa trên các nguyên tắc sau:

- Trọng lực: buồng lắng bụi.


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 129
- Quán tính: thay đổi hƣớng chuyển động của dòng khí.

- Ly tâm: các cyclon đơn, nhóm và tổ hợp.

Bảng 6.1. Các thông số đặc trƣng của thiết bị thu hồi bụi khô.

Năng
Giới hạn
suất tối Hiệu quả Xử lý Trở lực
nhiệt độ
STT Dạng thiết bị đa
m3/h Pa 0
C
1 Buồng lắng Không giới (> 50m), 80 – 90 50 - 130 350 – 550
hạn %
2 Cyclon 85.000 (10 m), 50 – 80 % 250 - 1500 350 – 550
3 Thiết bị gió 30.000 (2 m), 90 % Đến 2.000 Đến 250
xoáy
4 Cyclon tổ hợp 170.000 (5 m), 90% 750 – 1.500 350 – 450
5 Thiết bị lắng 127.500 (2 m), 90 % 750 – 1.500 Đến 400
quán tính
6 Thiết bị thu hồi 42.500 (2 m), 90 % Đến 400
bụi động

7.3.1 Buồng lắng bụi

Hình 6.2. Các buồng lắng bụi

1–Khí vào; 2- Khí sạch thoát ra; 3–Xả bụi; 4–Van điều chỉnh; 5–Cửa dọn vệ sinh
130 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Nguyên tắc hoạt động: các hạt bụi được giữ lại trong buồng lắng dưới tác dụng của
trọng lực.

Buồng lắng có cấu tạo rất đơn giản: là một không gian hình hộp có tiết
diện ngang lớn hơn nhiều lần so với tiết diện đường ống dẫn khí vào để cho vận tốc
dòng khí giảm xuống rất nhỏ, nhờ thế hạt bụi đủ thời gian để rơi xuống chạm đáy
dưới tác dụng của trọng lực và bị giữ lại ở trong đó.

Buồng lắng được áp dụng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60 - 70μm trở lên.

Lý thuyết tính toán:

Một số quy định và giả thiết:

Buồng lắng có cấu tạo hình hộp nằm ngang chiều dài l, chiều cao H và bề rộng B.

Vận tốc dòng khí mang bụi trên toàn bộ tiết diện ngang của buồng lắng là đều,
trƣờng vận tốc của dòng khí trong buồng lắng là không đổi.

Hạt bụi rơi dƣới tác dụng của trọng lực theo phƣơng thẳng đứng khi chạm đƣợc
đáy trƣớc điểm N của buồng lắng coi nhƣ bị giữ lại trong buồng lắng.

Nếu L là lƣu lƣợng dòng khí m3/s thì vận tốc chuyển động ngang u của hạt bụi sẽ
đƣợc xác định theo công thức:

Thời gian lƣu lại của dòng khí (của bụi) trong buồng lắng:
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 131
Khi hạt bụi thuộc bất kỳ loại vật liệu gì có đƣờng kính δ rơi vấn tốc v và đi đƣợc
một đoạn h trong thời t xác định thì:

- Nếu h < H: hạt bụi bị dòng khí mang theo ra ngoài phạm vi của buồng lắng.

- Nếu h ≥ H: tất cả các hạt bụi có kích thƣớc bằng hoặc lớn hơn δ đều bị giữ lại
trong buồng lắng.

Nhƣ vậy h/H ứng với các cỡ đƣờng kính khác nhau của hạt bụi thể hiện đƣợc phần
bụi có kích thƣớc đã cho đã bị giữ lại trong buồng lắng và từ đó ta có thể xác định
đƣợc hiệu quả lọc theo cỡ hạt của buồng lắng.

Vận tốc lắng của bụi:

vl  4 d h  h   k 
g
3 k 

Trong đó:

 vl : vận tốc lắng của hạt (m/s)

 dh : đƣờng kính hạt, m

 h, k : khối lƣợng riêng của hạt và của khí, kg/m3

 g : gia tốc trọng trƣờng, m/s2

  : hệ số trở lực của hạt. Phụ thuộc loại cửa khí vào có thể là 0.5; 0.2; 0.05.

Giá trị h có thể xác định theo công thức: h = vtb.t (m)

Đối với những hạt bụi có kích thƣớc nhỏ δ < 75µm thì:

Trong đó:

 µ - độ nhớt động lực của môi trƣờng khí (Pa.s)

 ρb; ρ – khối lƣợng riêng của hạt bụi và của không khí, g/cm3.

 g – gia tốc trọng trƣờng m/s2


132 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Đƣờng kính bé nhất của hạt bụi mà buồng lắng có thể giữ lại đƣợc toàn bộ là:

Vận tốc chuyển động ngang của hạt bụi:

Q
v
WH

Trong đó: v: vận tốc chuyển động ngang của hạt bụi, m/s

Q: lƣu lƣợng dòng khí, m3/s

W, H kích thƣớc rộng, cao của buồng lắng, m

Thời gian lưu của dòng khí trong buồng lắng:

L V
 
v Q

Trong đó: v: vận tốc chuyển động ngang của hạt bụi, m/s

L: chiều dài của buồng lắng, m

η: thời gian, s

V: thể tích buồng lắng, m3

Đối với hạt bụi có kích thƣớc < 80µm tốc độ lắng tuân theo định luật Stokes

( b   ) g 2
vlc 
18
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 133
Bảng 6.2. Mối quan hệ giữa đƣờng kính hạt bụi và vận tốc lắng theo Stokes

Vận tốc lắng, m/s


Đƣờng kính hạt bụi
δ, µm
Số liệu thực nghiệm Số liệu tính toán theo công thức Stokes

5 0,76.10-3 0,75.10-3
10 3.06.10-3 3,00.10-3

20 1,2.10-2 1,2.10-2
40 4,80.10-2 4,80.10-2
76 1,57.10-1 1,73.10-1

100 2,46.10-1 3,00.10-1

200 6,86.10-1 11,94.10-1


400 1,57 4,8

1000 3,82 30,03

Bảng 6.3. Vận tốc tối đa cho phép của dòng khí trong buồng lắng bụi

Khối lƣợng
Kích thƣớc trung Vận tốc tối đa cho
STT Loại bụi riêng
bình của hạt, μm phép v, m/s
(kg/m3)

1 Phoi nhôm 2720 335 4,3


2 Amiăng 2200 261 5,0
3 Vôi 2780 71 6,4

4 Tinh bột 1270 64 1,75


5 Bụi á kim 3020 117 5,6
6 Oxit chì 8260 14,7 7,6

7 Vụi sắt 6850 96 4,7


8 Dăm bào 1180 1370 4,0
9 Mùn cƣa - 1400 6,6

(Nguồn: Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 2)
134 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Hiệu quả:

Giả thiết mọi cỡ hạt bụi trong dòng khí đi vào buồng lắng đƣợc phân bố đều đặn
trên toàn tiết diện ngang thì hiệu quả lọc của buồng lắng đối với cỡ hạt δ là:

Trong đó h(δ) là chiều cao ứng với đƣờng kính hạt, δ xác định theo công thức:

Từ đó ta thu đƣợc công thức tính hiệu quả lắng đối với cỡ hạt δ nhƣ sau:

Các dạng khác của buồng lắng bụi:

Trong thực tế áp dụng buồng lắng với nguyên lý rơi tự do của hạt bụi trong chế độ
chuyển động chảy tầng của không khí có nhiều hạn chế: kích thƣớc buồng lắng lớn,
lƣu lƣợng không khí cần lọc không đƣợc nhiều, để khắc phục hạn chế trên GS Baturin
đề xuất loại buồng lắng có tấm chắn thành nhiều ngăn:

Hình 6.3. Buồng lắng có tấm chắn nhiều ngăn.

Dòng không khí chuyển động theo đường dích dắc từ ngăn này sang ngăn khác, do
đó hạt bụi không những rơi dưới tác dụng của trọng lực mà còn bị va đập vào các tấm
chắn do lực quán tính gây ra, nhờ đó mà kích thước buồng lắng được giảm nhỏ và
hiệu quả lắng tăng cao.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 135

Hình 6.4. Thiết bị lắng bụi quán tính


a-có vách ngăn; b-với chỗ quay khí nhẫn; c-có chóp mở rộng; d-nhập khí ngang hông

7.3.2 Thiết bị lọc bụi quán tính


Nguyên lý cơ bản: làm thay đổi chiều hướng chuyển động của dòng khí một cách
liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dáng khác nhau. Khi dòng khí
đổi hướng chuyển động thì bụi do có sức quán tính lớn sẽ giữ hướng chuyển động ban
đầu của mình và va đập vào các vật cản rồi bị giữ lại ở đó hoặc mất động năng và rơi
xuống đáy thiết bị.

7.3.2.1 Thiết bị lọc quán tính Venturi

Khi dòng chảy bị thu hẹp tiết diện thì bụi sẽ bị ép sát vào thành vật cản và lọt vào
các khe 2 để rơi vào bẩy bụi 3, tại đây dòng khí sẽ bị hất ngược trở lên rồi thoát ra
ngoài, còn bụi trong bẫy 3 thì rơi xuống phễu chứa bụi của thiết bị.

Hình 6.5. Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính Venturi


136 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

7.3.2.2 Thiết bị lọc kiểu màn chắn uốn cong

Dòng khí đi qua khe hở giữa các tấm chắn của dãy trước sẽ bị chặn lại bởi các tấm

chắn của dãy đứng sau và do đó nó sẽ thay đổi hướng chuyển động theo các gờ hình

vòng cung của tấm chắn để đi tiếp đến các dãy tấm chắn tiếp theo. Trong quá trình

thay đổi hướng chuyển động, bụi sẽ bị giữ lại trong lòng máng và rơi xuống

phễu chứa bụi của thiết bị, tổn thất cột áp của dòng khí đi qua thiết bị vào khoảng 10

÷25Pa.

Hình 6.6. Thiết bị lọc bụi kiểu màn chắn uốn cong

7.3.2.3 Thiết bị lọc quán tính kiểu lá sách

Trong thiết bị này có đặt các tấm chắn song song nhau và chéo góc với hƣớng

chuyển động ban đầu của dòng khí. Nhờ sự thay đổi hướng chuyển động của dòng khí

một cách đột ngột, bụi sẽ dồn lại ở ống thoát và được xả vào thùng chứa cùng với

khoảng 10% lưu lượng khí thải.

Ưu điểm nổi bật của loại thiết bị này là tổn thất áp suất rất nhỏ.

Loại thiết bị này thường được sử dụng như một cấp lọc thô đặt trước cấp lọc tinh

khác nhƣ cyclon, lọc túi vải v.v..

Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1m/s, còn ở ống vào khoảng 10m/s. Hiệu

quả Xử lí của thiết bị dạng này từ 65 đến 80% đối với các hạt bụi có kính thƣớc 2 5 -

30m. Trở lực của chúng trong khoảng 150 – 390 N/m2
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 137

Hình 6.7. Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu lá sách

Thiết bị lá sách (hình vẽ): Các thiết bị này có dãy lá chắn hoặc các vòng chắn. Khi
đi qua mạng chắn, đổi hƣớng đột ngột, các hạt bụi do quá tính chuyển động theo
hƣớng cũ tách ra khỏi khí hoặc va đập vào các tấm phẳng nghiên, lắng trên đó rồi rơi
xuống dòng khí bụi. Kết quả khí đƣợc chia thành hai dòng. Dòng khí bụi nồng độ cao
(10% thể tích) đuợc hút qua cyclon để tiếp tục xử lí, rồi sau đó đƣợc trộn với dòng đi
qua các tấm chắn (chiếm 90% thể tích ). Vận tốc khí trƣớc mạng chóp phải đủ
cao(15m/s) đẻ đạt hiệu quả tách bụi quán tính. Trở lực của lƣới khoảng 100-
500N/m2. Thiết bị lá sách thƣờng đƣợc sử dụng để thu hồi bụi có kích thƣớc trên
20m.

Yếu điểm của lá sách là sự mài mòn các tấm chắn khi nồng độ bụi cao và có thể
tạo thành tràm tích làm bít kín mặt sàng. Nhiệt độ cho phép của khí thải phụ thuọt
vật liệu làm lá chắn, thƣờng không quá 400-600oC.

Hiệu quả sử lí phụ thuộc hiệu quả lắng bụi trên mạng lƣới chắn và hiệu quả của
cyclon.

   x 1 1 11 


Trong đó : X:hiệu quả xử lí của cyclon

1:hiệu quả xử lí của lƣới chắn

 : phần khí có nồng độ bụi cao ( không nhỏ hơn 0,1-0,2)


138 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

7.3.3 Thiết bị xử lý bụi ly tâm

7.3.3.1 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang

a. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu có cấu tạo khá đơn giản. Thiết bị bao gồm một ống bao

hình trụ bên ngoài 1, bên trong có lõi hình trụ hai đầu bịt tròn và thon 2 để đảm bảo

chảy bọc được tốt. Không khí mang bụi đi vào thiết bị được các cánh hướng dòng 3

tạo thành chuyển động xoáy. Lực ly tâm sản sinh từ dòng chuyển động xoáy tác dụng

lên các hạt bụi và đẩy chúng ra xa lõi hình trụ rồi chạm vào thành ống bao và thoát

ra khe hình vành khăn 4 để rơi vào nơi tập trung bụi.

Hình 6.8. Sơ đồ cấu tạo thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang.

Không khí sạch theo ống loa 5 với cánh hướng dòng kết hợp với van điều chỉnh 6

thoát ra ngoài.

Như vậy dòng khí đi từ đầu này ra đến đầu kia của thiết bị trên cùng một chiều.

Do đó người ta còn gọi là thiết bị lọc ly tâm một chiều.

Trên hình 6.8 là các dạng miệng, rãnh hoặc khe thoát bụi và khí sạch của thiết bị

lọc bụi ly tâm nằm ngang:


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 139

Hình 6.9. Các dạng miệng, rãnh, khe thoát khí

b. Lý thuyết tính toán

Sơ đồ đơn giản hóa của thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang để phục vụ tính

toán được thể hiện ở hình 5.8:

Các kích thước chính của thiết bị:

r1 - bán kính lõi hình trụ, m

r2 - bán kính ống bao hình trụ bên ngoài (vỏ thiết bị), m

l - chiều dài làm việc của thiết bị, m

Ta gọi L là lưu lượng thể tích dòng không khí mang bụi đi vào thiết bị lọc, m3/s và
µ là hệ số nhớt động lực của không khí ở nhiệt độ t và áp suất khí quyển.
140 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Dòng không khí đi vào thiết bị nhờ cánh hướng dòng nên có vận tốc quay là n
vòng/s.

Phương trình quỹ đạo của hạt bụi theo thông số Շ:

Với y 0 là tung độ ban đầu của hạt bụi trên trục y tại mặt cắt đầu tiên của thiết bị.

Khử thông số Շ ta thu được phương trình quỹ đạo của hạt bụi trong hệ
trục OXY:

với

Đƣờng kính giới hạn của hạt bụi:

δmin có ý nghĩa là đường kính bé nhất mà toàn bộ cỡ hạt lớn hơn hoặc bằng
đƣờng kính này sẽ bị giữ lại hoàn toàn trong thiết bị lọc và do đó người ta còn gọi
là đường kính giới hạn của hạt bụi.

Hiệu suất lọc theo cỡ hạt của thiết bị:


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 141
Hoặc:

Với:

Đƣờng biểu diễn hiệu quả lọc có dạng nhƣ sau:

Hình 6.10. Đƣờng biểu diễn hiệu quả lọc của thiết bị lọc ly tâm kiểu nằm ngang.

Hình 6.11. Sơ đồ đơn giản của thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang.
142 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

7.3.3.2 Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng - cyclon

a. Cấu tạo và nguyên lý làm việc


Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng thường được gọi là cyclon có cấu tạo rất đa dạng,
nhưng về nguyên tắc cơ bản thì bao gồm các bộ phận ở hình 5.12:
Không khí mang bụi đi vào thiết bị ống 1 nối theo phương tiếp tuyến với thân
hình trụ đứng 2. Phần dưới của thân hình trụ có phiễu 3 và dưới cùng ống xả 4. Bên
trong hình trụ có ống thoát khí sạch 5 lắp cùng trục đứng với thân hình trụ.
Nhờ ống dẫn 1 lắp theo phương tiếp tuyến, không khí sẽ có chuyển động xoáy ốc
bên trong thân hình trụ của cyclon và khi chậm vào ống đáy hình phiễu, dòng không
khí bị dội ngược trở lên nhưng vẫn giữ được chuyển đông xoáy ốc để rồi cuối cùng
theo ống 5 thoát ra ngoài.
Trong dòng chuyển động xoáy ốc, các hạt bụi chịu tác dụng bởi lực ly tâm làm cho
chúng có xu hướng tiến dần về phía thành ống của thân hình trụ rồi chậm vào đó, bất
động năng và rơi xuống đáy phiễu. Trên ống xả 4 người ta có lắp van 6 để xả bụi vào
thùng chứa.
Thông thường ở đáy phiễu có áp suất âm, do đó khi mở van 6 không khí bên ngoài
sẽ bị hút vào cyclon từ dưới lên trên và có thể làm cho bụi đã lắng động ở đáy phiễu
bay ngược lên và theo không khí thoát ra ngoài qua ống 5 làm mất tác dụng của việc
lọc bụi.
Để tránh tình trạng trên người ta dùng van kép, trước khi xả bụi người ta đóng van
6a rồi mới mở van dưới 6b.

Hình 6.12. Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng – Cyclon.


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 143
b. Ƣu và nhƣợc điểm của cyclon

Ưu điểm của cyclon

- Không có phần chuyển động

- Có thể làm việc ở nhiệt độ cao ( khoảng 500 0C).

- Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt cyclon

- Nó có khả năng xử lí bụi có tính ăn mòn cao.

- Thu đƣợc bụi dạng khô

- Trở lực hầu nhƣ cố định và không lớn (250 – 1500 N/m2).

- Làm việc tốt ở áp suất cao

- Chế tạo đơn giản

- Năng suất cao

- Rẻ

- Hiệu quả không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi

Nhược điểm:

- Hiệu quả xử lí kém đối với hạt bụi có kích thƣớc nhỏ hơn 5m, do đó không thể thu
hồi bụi có tính kết dính.

c. Lý thuyết tính toán cyclon

Sơ đồ tính toán cũng như các thành phần vận tốc chuyển động trong cyclon hoàn
toàn giống như trường hợp thiết bị lọc ly tâm nằm ngang và do đó mọi công thức đã
rút ra được đối với thiết bị lọc ly tâm nằm ngang đều áp dụng được cho thiết bị ly
tâm kiểu đứng - cyclon.

- Vận tốc của khí qua tiết diện ngang của cyclon 2,2 – 5,0 m/s.

- Vận tốc cyclon đầu vào phải cao để tạo vòng xoáy.

- Cyclon đƣợc chế tạo theo tỷ lệ:

Gtr  G 1  y  
G
1 Y
144 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

- Trong thực tế cyclon trụ và cyclon chop, cyclon trụ thuộc nhóm năng suất cao.
Đƣờng kính cyclon trụ kộng lớn hơn 2000mm và cyclon chóp nhỏ hơn 3000mm

- Chế tạo cyclon với D  2m.

- Trƣờng hợp lƣu lƣợng khí lớn thì kết hợp nhiều cyclon lại tạo thành một nhóm.

Nồng độ bụi cho phép ứng dụng cyclon phụ thuộc đƣờng kính cyclon theo bảng sau
đây:

Đƣờng kính cyclon, mm 800 600 500 400 300 200 100

Nồng độ bụi cho phép, kg/m3 2.5 2.0 1.5 1.2 1.0 0.8 0.6

Điều khác biệt cần lưu ý ở đây là trong công thức thay vì cho chiều dài l ta dùng
chiều cao làm việc Hp của cyclon: Hp = H – h1

Trong đó:

- H: chiều cao thân hình trụ của cyclon

- h1: chiều cao ống dẫn khí vào, m

Vận tốc ban đầu vg của dòng khí ở ống dẫn tại tiết diện a x b’:

Số vòng quay n của dòng khí trong thân cyclon:

Tính toán cyclon theo phƣơng pháp chọn:

1. Đƣờng kính cyclon

V
D
0,785.q

Trong đó: q vận tốc qui ƣớc


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 145
2. Vận tốc qui ƣớc

2P
q 
 . k
Trong đó:

: hệ số trở lực đƣợc chọn phụ thuộc vào kiểu cyclon (tra theo Sách Sổ tay quá
trình thiết bị)

P
 540  740
k
Chọn các kích thước của cyclon theo bảng

Kích thƣớc KÝ HIỆU SKKB VTT


+ Chiều rộng ống vào. b 0,175.D 0,17.D
+ Chiều cao ống vào hd 2b 4b
+ Đƣờng kính ống ra. d 3,7b 3,9b
+ Chiều cao thân tru. Htrụ 5,7b 4,7b
+ Chiều cao nón. Hchóp 4,3b 5,05b
+ Chiều cao thùng chứa Hthùng chứa tùy vào lƣợng bụi tùy vào lƣợng bụi

Ghi chú: D làm tròn theo đường kính ống chuẩn.

Tính toán cyclon kiểu Nhogas (thông dụng).


146 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

1. Đƣờng kính cylon

V
D
0,785.q

Trong đó:

 V: lƣu lƣợng khí cần thiết của cyclon, m3/s

 : vận tốc khí lấy bằng: 2.5 – 4 m/s

k2 
P   , Pa
2

2. Sức cản thủy lực của cyclon

Trong đó:

  : Hệ số sức cản của cyclon (NHOGAS) không thứ nguyên, đƣợc lấy theo
bảng sau:

o SN24 : 60

o SN15 : 160

o SN14 : 250

  : Khối lƣợng riêng của bụi. Có thể lấy bằng 2300 kg/m 3

3. Các thông số khác: đƣợc chọn theo bảng sau:

Kích thƣớc SN24 SN15 SN14

Đƣờng kính ống ra D1 0.60 D 0.60 D 0.60 D

Chiều rộng ống vào b 0.26 D 0.26 D 0.26 D

Chiều cao ống vào h1 1.11 D 0.66 D 0.48 D

Chiều cao ống ra h2 2.11 D 1.74 D 1.56 D

Chiều cao phần hình trụ hs 2.11 D 2.26 D 2.08 D

Chiều cao hình nón h4 1.75 D 2.00 D 2.00 D

Chiều cao chung H 4.26 D 4.56 D 4.38 D

Góc nghiêng của ống vào  240D 15 0D 11 0D


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 147
6.3.3.2. Cyclon tổ hợp

Là thiết bị gồm nhiều đơn nguyên cyclone mắc song song trong cùng một vỏ, có
chung đƣờng dẫn khí vào và khí ra.

Phạm vi ứng dụng: khi lƣu lƣợng khí cần xử lý lớn cho phép không tăng đƣờng
kính cyclone  ảnh hƣởng tốt đến hiệu quả xử lý.

Thông thƣờng các cyclone thành phần trong nhóm có đƣờng kính 100, 150, hoặc
250mm.

Vận tốc tối ƣu trong cyclone thành phần 3,5 – 4,75m/s.

Trong mỗi đơn nguyên có lắp đặt một dụng cụ hƣớng dòng dạng chong chóng hoặc
dạng hoa hồng.

Chế tạo phức tạp  đắt nhƣng kích thƣớc nhỏ, tiết kiệm nguyên vật liệu.

Trình tự tính toán cyclon tổ hợp

1. Xác định lƣu lƣợng của khí:


148 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Trong đó:

 D: đƣờng kính trong của đơn nguyên, m

 vtƣ: vận tốc tối ƣu của dòng khí trong đơn nguyên, m/s

 Qtƣ: Lƣu lƣợng đảm bảo điều kiện làm việc tối ƣu, m3/s

2. Tính số đơn nguyên cyclone cần thiết:

Trong đó

 Qk: Lƣu lƣợng chung của khí, m3/s

 Qtƣ: Lƣu lƣợng đảm bảo điều kiện làm việc tối ƣu, m3/s

3. Tính tốc độ thực tế của khí trong từng đơn nguyên

Trong đó:

 D: đƣờng kính trong của đơn nguyên, m

 n: số đơn nguyên

 Qk: lƣu lƣợng dòng khí, m3/s

4. Tổn thất áp lực qua cyclone tổ hợp

Trong đó:

 ρk: trọng lƣợng riêng của không khí

 vk: Vận tốc thực của dòng khí trong đơn nguyên

 K: hằng số
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 149
7.3.4 Thiết bị lọc bụi tay áo

7.3.4.1 Giới thiệu chung

Các đặc tính quan trọng của thiết bị lọc bụi là: hiệu quả lọc, sức cản khí động, thời
gian của chu kì hoạt động trước khi thay mới hoặc hoàn nguyên.

Quá trình lọc trong lưới lọc bụi có thể chia thành hai giai đọan:

Trong giai đọan đầu xảy ra quá trình giữ bụi trong lớp lưới sạch, trong lúc đó xem
bằng sự thay đổi cấu trúc của lưới lọc do bụi bám và do các nguyên nhân khác là
không đáng kể. Giai đọan này gọi là giai đọan ổn định, hiệu quả lọc và sức cản khí
động của lưới lọc trong giai đọan này được xem như không thay đổi theo thời gian.
Giai đọan này thƣờng rất ngắn ngủi

Giai đọan hai của quá trình lọc được gọi là giai đọan không ổn định do sự thay đổi
cấu trúc của lớp lưới lọc bởi nhiều hạt bụi bị giữ lại trong đó, ảnh hưởng của độ ẩm
hoặc bởi các nguyên nhân khác làm cho sức cản khí động và hiệu quả lọc của lưới lọc
thay đổi rõ rệt.

Với lưới lọc bụi thì các hạt có đường kính từ 0.1÷0.5µm lọt qua lưới nhiều nhất,
còn các hạt có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn lại bị giữ lại. Quá trình giữ bụi trong
lưới lọc diễn ra trên cơ sở những hiện tượng sau đây: Khi dòng khí mang bụi đi qua
lưới lọc, các hạt bụi tiếp cận với các sợi của vật liệu lọc và tại đó xảy ra các tác động
tương hỗ giữa hạt bụi và vật liệu lọc. Các tác động tương hỗ này phụ thuộc vào kích
thước, vận tốc của hạt, loại vật liệu lọc cũng như sự có mặt của lực tĩnh điện, lực
trọng trường.

Trong quá trình lọc bụi, các hạt bụi khô tích tụ trong các lỗ xốp hoặc tạo thành lớp
bụi trên bề mặt vách ngăn, và do đó chúng trở thành môi trƣờng lọc đối với các bụi
đến sau. Tuy nhiên, bụi tích tụ càng nhiều làm cho kích thƣớc lỗ xốp và độ xốp chung
của vách ngăn càng giãm, vì vậy sau một thơì gian làm việc nào đó cần phải phá vỡ
và loại lớp bụi ra. Nhƣ vậy, quá trình lọc bụi phải kết hợp với quá trình phục hồi vật
liệu lọc.
150 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Có thề phân làm 3 loại sau:

- Thiết bị tinh lọc: hiệu suất > 99% ; Cbụi vào < 1 mg/m3 ; vận tốc lọc < 10 cm/s.

- Thiết bị lọc không khí sử dụng trong hệ thống thông gió: C bụi vào < 50 mg/m3; vận
tốc lọc 2.5 – 3 m/s

- Thiết bị lọc công nghiệp (vải, sợi, hạt,..): C bụi vào đến 60 g/m3 với kích thƣớc hạt
lớn hơn 0.5µm.

Các dạng chính của tác động tƣơng hỗ giữa hạt bụi và vật liệu lọc là: va đập quán
tính, thu bắt do tiếp xúc và khuếch tán.

Hình 6.13. Các dạng thiết bị lọc bụi – lọc túi vải

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lọc:

- Ảnh hưởng của kích thước hạt bụi.

Quá trình thu giữ trong lƣới lọc phụ thuộc rất nhiều vào kích thƣớc hạt bụi. Đối với
hạt bụi có kích thƣớc nhỏ hơn 0.3µm thì hiện tƣợng khuếch tán đóng vai trò chủ yếu,
còn bụi có kích thƣớc lớn hơn thì hiện tƣợng tiếp xúc và va đập quán tính mới bắt đầu
phát huy tác dụng.

- Ảnh hưởng của vận tốc khí đi qua lưới lọc.

Vận tốc lọc có ảnh hƣởng trái ngƣợc nhau đối với quá trình thu giữ bụi và do
khuếch tán và do va đập quán tính.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 151
- Ảnh hưởng của đường kính sợi vật liệu lọc.

Đƣờng kính của sợi vật liệu lọc cũng có ảnh hƣởng quyết định đối với quá trình thu
giữ bụi do tất cả các tác động gây ra. Ví dụ, hệ số lọt lƣới đối với bụi có δ=0.65µm
qua lƣới lọc có cỡ sợi D=1µm nhỏ hơn 2000 lần so với lƣới lọc có cỡ sợi D=50µm. Vì
vậy để chế tạo lƣới lọc có hiệu quả cao ngƣời ta cố gắng sử dụng loại vật liệu sợi nhỏ
nhất có thể có với độ bền cho phép.

Ảnh hƣởng của độ lèn chặt (độ rỗng) của lƣới lọc. Khi độ lèn chặt của vật liệu sợi
trong lƣới lọc tăng thì hiệu quả thu giữ bụi do các tác động va đập quán tính, va chạm
tiếp xúc tăng cao đáng kể, trong khi đó hiệu quả do khuếch tán chỉ thay đổi ít.

Các dạng khác nhau của thiết bị lưới lọc bụi:

a. Lƣới lọc kiểu tấm

Kết cấu của loại lƣới lọc này rất đơn giản: gồm một khung hình vuông hoặc chữ
nhật, hai mặt là tấm tôn đục lỗ và ở giữa xếp nhiều tấm lƣới thép chồng lên nhau để
tạo thành nhiều lỗ rỗng zíc zắc. Ngoài lƣới thép, vật liệu đệm có thể đƣợc thay thế
bằng sợi kim loại rối, đệm xốp bằng sợi tổng hợp hoặc khâu sứ, khâu kim loại, khâu
nhựa. Bề dày của vật liệu trong tấm lƣới lọc nằm trong khoảng 50 ÷ 100mm.

Quá trình giữ bụi xảy ra trong lƣới lọc kiểu tấm chủ yếu là dƣới tác động của va
đập quán tính. Để cho bụi không bị cuốn theo dòng khí sau khi đã bám trên sợi lƣới,
ngƣời ta dùng dầu công nghiệp thấm ƣớt toàn bộ lƣới lọc ÷lúc đó ta có lƣới lọc kiểu
tấm tẩm dầu. Ngoài tác dụng giữ bụi, dầu còn bảo vệ cho lƣới lọc không bị han gỉ.

Sau thời gian sử dụng khoảng 50 ÷ 250h, khi bụi đã bám nhiều làm cho sức cản
khí động của lƣới lọc tăng quá mức cho phép, ngƣời ta làm sạch lƣới lọc bằng cách
rửa trong nƣớc xà phòng, phun nƣớc áp lực cao hoặc hút bụi. Sau đó làm khô và tẩm
dầu mới để dùng tiếp.

Lưới lọc kiểu tấm thường được sử dụng để lọc bụi trong không khí thổi vào của hệ
thống thông gió, điều hoà không khí với nồng độ bụi ban đầu không quá 5mg/m3

b. Lƣới lọc tẩm dầu tự rửa

Loại lƣới lọc này bao gồm những tấm lọc bằng lưới thép treo trên guồng quay để
tuần tự nhúng các tấm lọc vào một thùng đựng dầu ở phía dƣới của thiết bị, nhờ thế
152 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

bụi đã bám vào các tấm lọc sẽ bị rã ra và lắng xuống đáy thùng dầu. Định kỳ xả cặn
trong thùng dầu và bổ sung dầu mới. Tốc độ quay của guồng từ 1,8÷3,5mm/ph, cũng
có loại tốc độ quay nhanh hơn 1÷3mm/s. Năng suất lọc đạt từ 8000÷10000 m 3/m2h.
Sức cản khí động ≈100Pa. Hiệu quả lọc đạt 96÷98%.

Thiết bị lọc tự rửa được chế tạo thành đơn nguyên diện tích bề mặt làm việc
khoảng 2÷2,5 m2. Để có diện tích bề mặt lọc cần thiết, người ta có thể ghép nhiều
đơn nguyên lại với nhau.

c. Lƣới lọc kiểu rulo tự cuộn

Vật liệu sử dụng cho lưới lọc kiểu rulô tự cuộn là loại dạ thô, xốp, bề dày 50mm (ở
trạng thái tự do, không bị ép). Tấm vật liệu lọc dài 20÷30m được cuộn quanh một
trục đặt trong hộp bên trên thiết bị lọc và đầu kia được cài vào trục quay ở phía dưới
của thiết bị. Trục quay bên dưới đƣợc truyền động bằng động cơ.

Tấm lọc được tựa trên dàn lưới thép căng vào khung của thiết bị tạo thành bề mặt
lọc để dòng khí đi qua luôn luôn ép tấm lọc vào dàn lưới thép, làm cho tấm lọc không
bị chùng hay bị xé rách.

Trên lưới lọc bố trí đầu đo (cảm biến) chênh lệch áp suất giữa hai mặt của tấm lọc.
khi chênh lệch áp suất đạt đến giới hạn quy định, động cơ sẽ tự động quay và cuộn
đoạn tấm lọc đã hết khả năng làm việc để trải lên thiết bị một đoạn tấm lọc mới. Cứ
như vậy cho đến khi toàn bộ cuộc vật liệu lọc đã cuộn hết xuống trục dưới.

Lúc đó người ta thay cuộn vật liệu lọc khác.

Lưới lọc có thể xem thuộc loại thiết bị lọc bụi cấp III, thường được sử dụng trong
các hệ thống thông gió và điều hoà không khí một cách độc lập hoặc được sử dụng
như cấp lọc thô trước các thiết bị lọc cấp II hoặc cấp I.

7.3.4.2 Thiết bị lọc túi vải

Các thiết bị này phổ biến nhất. Đa số thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo
hình trụ, đƣợc giữ chặt trên lƣới ống và đƣợc trang bị cơ cấu rũ bụi (còn gọi là thiết bị
lọc tay áo). Lưới lọc bằng túi vải có thể liệt vào thiết bị lọc bụi cấp II với hiệu quả lọc
có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 10 ÷ 90% đối với cỡ hạt dưới micrômet.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 153
Cấu tạo:

- Đƣờng kính ống vải : d = 120  300 mm

- Chiều dài L = (16  20)d

- Sơ đồ:

Hình 6.14. Thiết bị lọc túi vải dạng tay áo.


Nguyên lý hoạt động:

Khí cần lọc đƣợc đƣa vào phễu chứa bụi rồi theo các ống túi vải đi từ trong ra
ngoài hoặc từ ngoài vào trong để đi vào ống góp khí sạch và thoát ra ngoài. Khi bụi
đã bám nhiều trên mặt trong hoặc mặt ngoài của ống tay áo làm cho sức cản của
chúng tăng cao ảnh hƣởng đến năng suất lọc, ngƣời ta tiến hành hoàn nguyên bằng
cách rung để rũ bụi kết hợp với thổi khí ngƣợc từ ngoài vào trong ống tay áo hoặc
phụt không khí nén kiểu xung lực để không khí đi từ trong ra ngoài ống tay áo.

Sự rung lắc cơ học khi tái sinh có hiệu quả nhất đối với các túi vải theo hƣớng dọc,
nhƣng nhƣ vậy túi vải bị mòn mạnh, đặc biệt ở phần dƣới. Sự rung lắc cần phải ngắn
và đột ngột nhƣng không quá mạnh để tránh những lực cơ học lớn tác động vào vải.

Công đoạn rung lắc các túi vải theo phương dọc như sau: nâng thanh treo lên 7÷
10 cm, sau đó cho rơi tự do từ độ cao này cùng với túi vải để gây xóc va đập. Việc
154 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

nâng và thả túi vải được lặp đi lặp lại 5 đến 15 lần phụ thuộc vào các tính chất của
bụi. Phương pháp tái sinh này khá hiệu quả và sử dụng cho các vải nặng. Sự dao
động các túi vải nằm ngang thường được sử dụng cho vải mỏng với bề mặt nhẵn.

Khi tiến hành tái sinh vải, lớp bụi lắng bám bên ngoài bị bong ra và rớt xuống phễu
chứa bụi, nhưng bên trong vải vẫn còn lại một lượng lớn bụi nằm giữa các sợi và bám
trên xơ, do đó khi tái sử dụng thiết bị vẫn giữ được hiệu suất lọc cao.

Thiết bị lọc được chế tạo thành nhiều đơn nguyên và lắp ghép nhiều đơn nguyên
để thành một hệ thống có năng suất lọc đáp ứng yêu cầu. Để hệ thống làm việc được
liên tục, quá trình hoàn nguyên được tiến hành định kỳ và tuần tự cho từng đơn
nguyên hoặc từng nhóm đơn nguyên trong lúc các đơn nguyên khác trong hệ thống
vẫn làm việc theo chu kì lọc bình thƣờng. Khí thổi ngƣợc hay khí nén phụt ra trong
quá trình hoàn nguyên đƣợc dẫn sang các đơn nguyên khác của hệ thống để nhập vào
với dòng khí cần lọc.

Năng suất và hiệu quả lọc của thiết bị lọc túi vải hoặc ống tay áo phụ thuộc rất
nhiều vào chất liệu vải lọc.

Vải thỏa mãn các yêu cầu:

- Có khả năng chứa nhiều bụi.

- Sau khi phục hồi phải bảo đảm hiệu quả lọc cao.

- Phải thỏa mãn về độ bền cơ nhiệt.

- Nồng độ bụi sau khi lọc: 10  50mg/m3.

- Giá thấp

Tính toán thiết bị:

- Tổng diện tích tay áo (tổng diện tích bề mặt lọc cần thiết đƣợc tính theo công
thức)

V
S
vl

Trong đó:

- V: lƣu lƣợng khí cần xử lý m3/phút.


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 155
- vlọc (m/phút): vận tốc lọc phụ thuộc vào bản chất bụi. Đối với bụi công nghiệp vận
tốc lọc có thể lấy theo bảng sau:

Bảng 5.1. Vận tốc lọc của một số chất bụi thông thƣờng.

Vận tốc lọc (m/phút) và phục hồi vải


lọc bằng
Nhóm
Dạng bụi
bụi
Rung và
Thổi xung Thổi ngƣợc
thổi

Mồ hóng, chì, kẽm thăng hoa,


thuốc nhuộm, bột, mỹ phẩm,
chất tẩy rửa, bột sữa, than hoạt
1 0.45 – 0.6 0.8 – 2.0 0.33 – 0.45
tính, ximăng từ lò nung, bụi silic
ôxit, bụi tạo thành do ngƣng tụ
và phản ứng hóa học.

Sắt và hợp kim sắt thăng hoa, bụi


lò đúc, đất sét, ximăng từ máy
2 nghiền, vôi, phân bón (phốtphat 0.6 – 0.75 1.5 – 2.5 0.45 – 0.55
amoni), bụi đá mài, nhựa, bột
khoai tây.

Hoạt thạch, than đá, bụi sản xuất


3 gốm, tro, mồ hóng (chế biến lần 0.7 – 0.8 2.0 – 4.5
2), bột màu, cao lanh, CaCIO3,..

Amiang, vải sợi, thạch cao, bụi


4 sản xuất cao su, muối, bột mì, đá 0.8 – 1.5 2.5 – 4.5
trân châu,..

Thuốc lá, bụi da, thức ăn tổng


5 0.9 – 2.0 2.5 – 6.0
hợp,..

Sức cản của thiết bị lọc không nên vượt quá 750 ÷ 1500 Pa và chỉ trong trường
hợp đặc biệt có thể cho phép lên đến 2 ÷ 2.5 kPa. Khi sức cản tăng cao có thể xảy ra
hiện tượng như ống tay áo bị rách đường khâu, bị bật ra khỏi các mối liên kết với hộp
thiết bị...

Để tính một cách gần đúng diện tích bề mặt lọc yêu cầu, cần xác định lưu lượng
tổng cộng của khí đi qua thiết bị lọc.
156 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Diện tích bề mặt lọc (bề mặt của tất cả các ống tay áo) có thể xác định theo công

thức:

Trong đó:

 S1 - diện tích bề mặt lọc của tất cả các đơn nguyên cùng làm việc đồng thời, m 2.

 S2 - diện tích bề mặt vải lọc của các đơn nguyên cần tiến hành chu kỳ hoàn

nguyên, m2.

 L1 - lƣu lượng khí cần lọc có kể đến lượng khí thâm nhập vào thiết bị qua khe hở,

m3/ph.

 L2 – lưu lượng khí thổi rũ bụi, m3/ph có thể nhận L2 = (1,5÷1,8)S2; m3/ph

 q - năng suất lọc đơn vị của vải lọc, m3/m2.ph

Trị số q phụ thuộc vào loại vải lọc, thể hiện trong bảng 5.2 dƣới đây

Bảng 5.2. Năng suất lọc đơn vị q phụ thuộc loại vải lọc.

Len hoặc vải bông Vải bằng sợi tổng Vải bằng sợi thủy
Vải lọc
sợi hợp tinh

Năng suất lọc đơn


0,6 ÷ 1,2 0,5 ÷ 1,0 0,3 ÷ 0,9
vị q, m3/m2.ph

Số lượng ống tay áo hoặc số đơn nguyên thiết bị lọc được xác định theo công thức:

Trong đó S0 ÷diện tích bề mặt của một ống tay áo, hoặc bề mặt lọc của một đơn
nguyên một cách tương ứng, m2.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 157

7.4 THIẾT BỊ LỌC BỤI BẰNG PHƢƠNG PHÁP ƢỚT


Quá trình lọc bụi trong thiết bị lọc kiểu ướt đƣợc dựa trên nguyên lý tiếp xúc giữa
dòng khí mang bụi với chất lỏng, bụi trong dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra
ngoài dưới dạng cặn bùn. Phương pháp lọc bụi bằng thiết bị lọc kiểu ướt có thể xem là
đơn giản nhưng hiệu quả rất cao

Ƣu điểm:

- Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dễ chế tạo, giá thành thấp nhưng hiệu quả lọc bụi cao

- Có thể lọc bụi có kích thước dưới 0,1μm

- Có thể làm việc với khí có nhiệt độ và độ ẩm cao mà một số thiết bị lọc bụi khác
không thể đáp ứng được như bộ lọc túi vải, bộ lọc bằng điện.

- Thiết bị lọc bụi kiểu ướt không những lọc bụi mà còn lọc được khí độc hại bằng quá
trình hấp thụ, bên cạnh đó nó còn được sử dụng như thiết bị làm nguội và làm ẩm
khí mà trong nhiều trường hợp trước thiết bị lọc bụi bằng điện phải cần đến nó.

Nhƣợc điểm:

- Bụi được thải ra dưới dạng cặn bùn do đó co thể làm phức tạp cho hệ thống thoát
nước và xử lí nước thải.

- Dòng khí thoát ra từ khí từ thiết bị lọc có độ ẩm cao và có thể mang theo cả những
giọt nƣớc làm han gỉ đường ống, ống khói và các bộ phận khác ở phía sau thiết bị
lọc.

- Trường hợp khí thải có chứa chất ăn mòn cần bảo vệ thiết bị và hệ
thống đường ống bằng sơn chống gỉ hoặc phải chế tạo thiết bị và đường ống bằng
vật liệu không han gỉ.

Chất lỏng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết bị lọc bụi kiểu ướt là nước

Thiết bị lọc bụi kiểu ướt được chia thành các loại sau đây tùy thuộc vào nguyên lí
hoạt động của chúng:

- Buồng phun, buồng rửa khí rỗng

- Thiết bị lọc có lớp điện bằng vật liệu rỗng và được tưới ướt
158 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

- Thiết bị lọc có đĩa sụt khí hoặc đĩa sủi bọt.

- Thiết bị lọc có lớp vật liệu hạt di động

- Thiết bị lọc theo nguyên lí va đập quán tính

- Thiêt bị lọc theo nguyên lí ly tâm

- Thiết bị lọc venturi

7.4.1 Tháp rửa trần

7.4.1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nước được phun từ trên xuống dưới và dòng khí được dẫn ngược chiều từ dƣới

lên trên. Cũng có thể bố trí vòi phun từ bốn phía xung quanh và phun theo phương

ngang vào dòng khí.

Để dòng khí phân bố được đều đặn trên tiết diện ngang của thiết bị, người ta có bố

trí bộ phận phân phối khí ở tiết diện vào của dòng khí.

Nếu các khí cần làm sạch gây tác dụng hóa học với vỏ thiết bị thì mặt trong vỏ

được lót lớp bảo vệ là vật liệu bền axit.

Nếu dùng tháp rỗng để làm nguội khí thì nƣớc cấp vào tháp có áp suất cao 20at

qua mỏ phun với lỗ phun có đường kính 1- 2mm. Để tránh tắc vòi phun, nƣớc phải

được lọc trước.

Nếu dùng tháp rỗng để làm nguội khí và thu bụi thì cường độ phun dịch thể tăng

đến 3÷5m3 cho 1000m3 khí.

Mức thu bụi trong tháp rửa rỗng sẽ tăng khi tăng lượng dịch thể được phun vào vì

khi đó tăng bề mặt giọt dịch thể tiếp xúc với các hạt bụi.

Vận tốc dòng khí trong thiết bị khỏang 0.6 ÷1.2 m/s. nếu vận tốc khí lớn hơn nước

có thể bị dòng khí mang theo nhiều mà tấm chắn nước không đủ khả năng để cản lại.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 159

Hình 6.15. Tháp rửa trần

1-Khí vào; 2-Khí sạch ra; 3-Chất lỏng đƣa vào hệ thống phun; 4-Xả bụi

7.4.1.2 Các thông số và tính toán

- Vận tốc dòng khí vk : 0.6 –1.2 m/s (không có bộ tách giọt); 5 – 8m/s (có bộ tách
giọt)

V
D
0,785.vk

- Đƣờng kính tháp

- Chiều cao tháp : H = 2.5 D.

- Lƣợng nuớc phun : m = 0.5 – 8 l/m3

- Trở lực của tháp: P gần bằng 250 N/m2.

- Hiệu quả xử lý của tháp đƣợc tính theo công thức

 3Q1 vk  vl  H 
 1  exp  
 2Vk d l Vi 

Trong đó:

 Q: lƣu lƣợng chất lỏng, m3/s


160 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

 vk : vận tốc khí, m/s

 vl : vận tốc rơi của giọt lỏng

 dl: đƣờng kính giọt lỏng

 Vk: lƣu lƣợng khí, m3/s

 1: hiệu quả hút bụi bởi các giọt lỏng . Thông số này phụ thuộc vào S tk

vk  h d h2
S tk  Ck
18 k d e

Trong đó:

 de: đƣờng kính tƣơng đƣơng sợi

 Ck: hệ số phụ thuộc đƣờng kính hạt dh và lấy theo bảng sau:

Bảng 5.3. Mối quan hệ giữa Ck và đƣờng kính hạt

dh (m) 0.003 0.01 0.03 0.1 0.3 1.0 3.0 10.0


Ck 90.0 24.5 7.9 2.9 1.57 1.16 1.09 1.0

Nếu:

 0.1 < or = Stk < or = 1 1 = [Stk / (Stk + 0.35)]2


–1.24
 1.0 < or = Stk < or = 170 1 = 1 – 0.154 Stk

 Stk > 170 1 = 0.99

Ngoài ra còn tính theo công thức thực nghiệm sau:

 = 1 – eXp (- BKA)

Trong đó:

Q
 K đƣợc tính theo công thức sau: K  P  P1
Vk

 P: Trở lực của tháp, N/m2

 P1: Áp suất phun chất lỏng, N/m2

 Các hệ số A, B chỉ đƣợc xác định bằng thực nghiệm (bảng 5.4)
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 161
Bảng 5.4. Hằng số thực nghiệm A, B của một số bụi.

Dạng bụi hoặc sƣơng mù A B

Aerosol

- Sunfat đồng 2.14 x 10-3 1.0679

- Kiềm từ lò vôi 5.53 x 10-5 1.2295

- Chất có mùi 1.09 x 10-5 1.4146

Bụi

- Lò gang 1.355 x 10-2 0.621

- Lò thổi 9.88 x 10-2 0.4663

Từ lò

- Nấu chảy đồng thau (chứa ZnO)


2.34 x 10-4 0.5317

- Đá vôi
6.5 x 10-4 1.0529

- Sản xuất xenlulo


4 x 10-4 1.05

Do sản xuất

- Cao lanh
2.3 x 10-3 1.115

- Mồ hóng
10-3 1.36

- Hoạt thạch
0.206 0.3506

- Sƣơng mù H3PO4 1.34 x 10-3 0.6312

- Hạt mù tạt 0.016 0.554


162 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

7.4.2 Thiết bị lọc bụi sủi bọt


Nguyên lý làm việc: nước được
cấp vào đĩa vừa đủ để tạo một lớp
nước có bề cao thích hợp, dòng khí đi
từ dước lên trên qua đĩa đục lỗ, làm
cho lớp nƣớc sủi bọt. Bụi trong khí
tiếp xúc với bề mặt của bong bóng
nước và bị giữ lại rồi theo nước chảy
xuống thùng chứa.

Đĩa đục lỗ dùng trong thiết bị là lỗ


tròn có đường kính do = 4÷8mm
hoặc rãnh song song có bề rộng
b=4÷5 mm. Diện tích sống của đĩa
nằm trong khoảng 0.2÷0.25m2/m2.
khi sử dụng thiết bị với mục đích vừa
lọc bụi vừa làm nguội khí thì diện tích
sống của đĩa có thể lên đến
0.4÷0.5m2/m2.

Thiết bị lọc bụi ướt kiểu đĩa sủi bọt Hình 6.16. Tháp sủi bọt
có khả năng lọc đựơc bụi có kích
1-Khí vào; 2-Khí sạch thoát ra;
thước lớn hơn hoặc bằng 5µm với
3-Phân phối lỏng; 4-Xả bụi;
hiệu quả lọc tương đối cao.
5-Lớp chất lỏng sủi bọt; 6- Đĩa đục lỗ
Hiệu quả lọc bụi của thiết bị lọc
bụi có đĩa chứa nước sủi bọt có thể được xác định theo các công thức sau, không
những phụ thuộc và chiều cao lớp bọt mà còn phụ thuộc vào các thông số vật lý của
bụi:

Đối với bụi thấm ướt:


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 163
Đối với bụi khó thấm ƣớt:

Trong đó:

 h0 là chiều cao của lỗ trên đĩa.

 hp là chiều cao tấm phản xạ, m

 d0 là đƣờng kính của lỗ tròn trên đĩa, m

 µn là hệ số nhớt động lực của nƣớc, Pa.s

 vk là vận tốc của khí qua tiết diện đĩa, m/s

7.4.3 Scrubber
Cấu tạo: gồm thùng tiết diện tròn hoặc chữ nhật bên trong có chứa một lớp đệm
bằng vật liệu rỗng và đƣợc tƣới nƣớc. Lớp vật liệu rỗng thƣờng dùng là các loại khâu
có hình dạng khác nhau làm bằng kim loại màu, sứ, nhựa.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của lớp đệm rỗng là:

- Diện tích bề mặt đơn vị Sa: diện tích bề mặt tiếp xúc của 1m3 vật liệu rỗng, m 2/m3

- Diện tích tiết diện rỗng trên 1m2 tiết diện ngang của lớp vật liệu rỗng So,
m2/m2, trị số So đồng thời cũng là thể tích rỗng của 1m3 vật liệu rỗng, m3/m3.

- Đƣờng kính tƣơng đƣơng của lớp vật liệu rỗng:

- Sức cản khí động của lớp vật liệu rỗng:


164 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Hình 6.17. Tháp rửa khí có lớp đệm

1-Khí vào; 2- Khí sạch ra; 3-Phân phối lỏng; 4-Xả bụi;

5-Lớp vật liệu đệm; 6-Tấm đục lỗ.

Nguyên lý hoạt động: Khí đi từ dưới lên xuyên qua lớp vật liệu rỗng, khi tiếp xúc
với bề mặt ướt của lớp vật liệu rỗng bụi sẽ bám lại ở đó còn khí sạch thoát ra ngoài.
Một phần bụi bị nước cuốn trôi xuống thùng chứa và được xả dưới dạng bùn.

Định kỳ người ta sẽ rửa lớp vật liệu rỗng.

Nhược điểm của loại thiết bị này là khi vận tốc khí cao thì thiết bị này không hoạt
động được do có hiện tượng sặc nước (nước bị thổi ngược trở lên và có thể dâng trào
vào đường ống thoát khí sạch).

7.5 THIẾT BỊ LỌC ĐIỆN


7.5.1 Nguyên tắc và cấu tạo
Thiết bị lọc bụi bằng điện gồm một dây kim loại nhẵn tiết diện bé 1 đƣợc căn theo
trục của ống kim loại 2 nhờ có đối trọng 3. Dây kim loại đƣợc cách điện hoàn toàn
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 165
với các bộ phận xung quanh tại vị trí 4 và được nạp điện một chiều với điện thế cao,
khoảng 50000V trở lên. Đó là cực âm của thiết bị, cực dƣơng là ống kim loại vao bọc
xung quanh cực âm và đƣợc nối đất, dƣới điện thế cao mà dây kim loại đƣợc nạp, nó
sẽ tạo ra bên trong ống cực dƣơng một điện trƣờng mạnh và khi dòng khí mang
bụi đi qua, những phân tử khí trong dòng khí sẽ bị ion hóa rồi truyền điện tích âm
(electron) cho hạt bụi dƣới các tác động va đập quán tính và /hoặc khuếch tán ion.
Nhờ thế các hạt bụi bị hút về phía cực dƣơng, đọng lại trên bề mặt trong của ống
hình trụ, mất tích điện và rơi xuống phiễu chứa bụi 5.

Hình 6.18. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện dạng ống


1-Điện cực lắng; 2-Điện cực quầng sang; 3-Khung; 4-Bộ phận rũ bụi; 5-Cách điện

Ngoài loại thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu ống, người ta còn có thể tạo cực dƣơng
hút bụi bằng các tấm bản đặt song song hai bên các dây cực âm và lúc đó ta có thiết
bị lọc bằng điện kiểu tấm bản.

Các kiểu thiết bị lọc bụi bằng điện này gọi là loại một vùng, tức là vùng ion hóa và
vùng hút bụi cùng kết hợp làm một. Nhược điểm của loại thiết bị này là đòi hỏi phải
có nguồn điện cao áp 50 ÷100kV. Với điện áp cao như thế những hiện tượng phụ
không mong muốn thường xảy ra như tạo ra khí NOx, ozon v.v..và khá phức tạp
trong khâu cấp điện. Để tránh những nhược điểm trên, người ta chế tạo loại thiết bị
lọc bụi hai vùng.
166 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Trong thiết bị lọc bụi hai vùng, nguồn điện có điện thế 220V được cấp vào bộ phận
nắn dòng và tăng điện áp để tạo thành nguồn điện một chiều với điện áp 13 và
6.5kV. điện áp 13kV được nối vào điện cực dương bằng dây thép mảnh đường kính 4
÷8mm đặt cách nhau cỡ 30mm của vùng ion hóa, còn vùng thu bụi là các điện cực
âm dương xen kẽ dưới dạng tấm bản đặt cách nhau 10mm, cực âm nối đất và cực
dương nối với nguồn điện 6.5kV.

Hiệu quả lọc của thiết bị lọc bằng điện phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của hạt
bụi, cường độ của điện trƣờng và thời gian hạt bụi nằm trong vùng tác dụng của điện
trường.

Hình 6.19. Thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu tấm.

Hình 6.20. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị lọc bụi bằng điện hai vùng.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 167
7.5.2 Sức hút tĩnh điện
Mặc dù loại thiết bị lọc bụi bằng điện một vùng có những nhƣợc điểm trên nhƣng
đƣợc áp dụng khá phổ biến và các quá trình vật lý xảy ra trong đó cũng dễ dàng lý
giải bằng các mô hình lý hóa do đó chỉ xem xét loại này.

Dƣới một điện áp tới hạn, các phân tử khí hoặc không khí bị ion hóa ở điện cực nạp
điện và phân chia thành các ion dƣơng và âm.

Các ion dƣơng tập trung đậm đặc ở gần điện cực âm và tạo thàng quầng sáng
corona xung quanh điện cực, nếu điện áp đƣợc khống chế dƣới giới hạn nguy hiểm thì
sẽ không xảy ra tia lửa điện gây sự cố và tổn hao năng lƣợng. Các ion khí mang dấu -
sẽ di chuyển về phía cực dƣơng và trên đƣờng chuyển động chúng va đập vào các hạt
bụi làm cho các hạt bụi bị tích điện âm, nhờ đó bụi bị hút vào các bản cực thu bụi.
Quá trình tích điện của những hạt bụi xảy ra rất nhanh do số lƣợng ion dày đặc và
kích thƣớc của chúng nhỏ hơn nhiều so với ngay cả hạt bụi dƣới micromet; kết quả là
hầu hết bụi đƣợc tích điện ngay từ tiết diện vào của thiết bị.

Điện lƣợng mà hạt bụi có thể tích được tỷ lệ thuận với bình phƣơng của đƣờng kính
hạt.

Điện lƣợng q mà hạt bụi hình cầu đƣờng kính δ tích đƣợc trong điện trƣờng có
cƣờng độ Ec đƣợc xác định theo công thức sau:

Trong đó: p = 3D/(D+2), D là hằng số tĩnh điện của hạt bụi.

Đối với đa số loại bụi D nằm trong khoảng 2÷8 và p = 1,5÷ 2,4. Đối với bụi không
dẫn điện có thể lấy p =1,75, bụi kim loại thì D = ∞ và lúc đó p = 3.

ε0- hệ số thẩm thấu điện, ε0 = 8,854.10-12 (C/V.m)

Ec - cường độ điện trường ion hóa tức độ thay đổi điện áp trên đơn vị chiều dài,
V/m.

q – điện lƣợng, (C).

δ – đƣờng kính hạt bụi, m


168 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

7.5.3 Phân loại


Một số loại thiết bị lọc bằng điện là: kiểu ống, kiểu tấm bản, kiểu một vùng, kiểu
hai vùng.

Thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu 2 vùng thường được áp dụng để lọc bụi trong các
hệ thống thông gió, còn kiểu một vùng được áp dụng rất rộng rãi để lọc bụi trong hầu
hết các lĩnh vực công nghiệp.

Ngoài các kiểu nêu trên, ngƣời ta còn phân biệt các kiểu khác của thiết bị lọc bụi
bằng điện sau đây:

Tuỳ thuộc vào chiều hướng chuyển động của dòng khí đi qua thiết bị lọc, ta có
thiết bị lọc kiểu ngang và kiểu đứng.

Về biện pháp làm sạch, thải bụi ra khỏi thiết bị lọc người ta phân biệt thành loại
khô và ướt.

Trong thiết bị lọc bằng điện loại khô, bụi bám trên các điện cực (cả điện cực thu
bụi lẫn điện cực ion hoá) được làm sạch bằng phương pháp cơ khí như rung, va đập
để bụi rơi xuống phễu chứa rồi bằng hệ thống bàn cào hoặc trục vít bụi được thải ra
ngoài.

Trong thiết bị lọc bằng điện loại ướt, bụi bám trên các điện cực được tẩy rửa bằng
cách phun nước, dội nước. Nước có thể được phun hoặc dội một cách liên tục hoặc
gián đoạn từng chu kỳ. Khi phun nước liên tục, người ta chú ý tạo thành màng nước
mỏng chảy trên bề mặt của điện cực thu bụi, nhờ thế bụi bị hút vào điện cực lập tức
đƣợc màng nước cuốn trôi xuống thùng chứa mà ít có khả năng bị dòng khí làm tung
ra và mang theo ra ngoài.

7.5.4 Tính toán thiết bị lọc điện


- Thể tích làm việc thiết bị

Vlv = V x T

Trong đó:

 V: lƣu lƣợng khí

 T: thời gian lắng 3 – 6 s


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 169
- Vận tốc khí : vk = h / T

 phẳng : vk = 0.5 – 1 m/s

 trụ : vk = 0.8 – 1. 5 m/s

 h=3–4m

- Khoảng cách giữa các điện cực trái dấu : d = 10, 15 20 cm

- Hiệu điện thế : U = E .l (KV)

Trong đó: E : Hiệu điện thế trên 1 đơn vị khoảng cách

 Khí lạnh : E = 4.3 – 4. 5 KV/cm2

 Khí nóng : E = 3.8 – 4.5 KV/cm2

- Cƣờng độ dòng điện: i = mmA/m phụ thuộc d

d (cm) < 10 <15 <20

i 0.3 – 0.4 0.5 0.6 – 0.7

Ống lọc (số ống lọc) N = Vlv/ v 1 ống

Với v 1 ống = h( D2/4) với D = 2d

7.5.5 Chọn thiết bị xử lý


Việc chọn thiết bộ làm sạch khí rất phức tạp bởi ì các thông số của các thiết bị
mang tính đặc rƣng riêng của nó

Các thông số chủ yếu là độ phân tán độ sạch yêu cầu, nhiệt độ, độ ẩm.

Thông thƣờng hiệu quả xử lý của thiết bị liên quan chặt chẽ với chi phí năng lƣợng
và kích thƣớc thiết bị. Độ sạch yêu cầu càng cao, chi phí đầu tƣ cho hệ thống xừ lý và
vận hành thiết bị càng cao.

Khi chọn thiết bị thu hồi bụi ta cần các yêu cầu cơ bản sau:

1. Thiết bị hoạt động trên cơ chế lắng bụi khô trọng lực, quán tính, li tâm là rẻ nhất,
nhƣng chỉ thu hồi bụi thô (có kích thƣớc > 10 micromet). Thƣờng chúng chỉ đóng
vai trò xử lý bụi sơ bộ.
170 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

2. Đa số thiết bị lắng bụi ƣớt có thề cho hiệu quả cao khi kích thƣớc bụi trung bình
(>1 micromet). Muốn thu hồi bụi mịn hơn phải tăng lƣu lƣợng nƣớc lớn.

Thiết bị lọc điện có hể cho hiệu quả cao ngay khi bụi phân tán cao. Tuy nhiên cần
phải chuẩn bị khí thải vì nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc khí ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả
của thiết bị lọc điện

Ví dụ áp dụng

Bài tập 1: Tính xyclon xử lý bụi

- Lưu lượng khí vào Q = 1100 m3/h

- Nồng độ bụi Cb = 700 mg/m3

- Khối lượng riêng của bụi = 850 kg/m3

- Nhiệt độ khí thải t = 30oC

- Chọn kiểu xyclon IIH – 15

1. Diện tích của Xyclon

Diện tích tiết diện ngang của xyclon:

Q 0,3056
F   0,15
vtu 2 (m2)

Trong đó:

Q: lưu lượng dòng khí (m3/s), Q = 1100 m3/h = 0,3056 m3/s

vtu: vận tốc tối ưu của dòng khí đi qua xyclon. Chọn vtu =2 m/s (Trang 115, “Kiểm
soát ô nhiễm không khí” của Nguyễn Đình Tuấn).

Đường kính trong xyclon

  D2
F N
Ta có: 4

F 4 0,15  4
D   0,44
N 3,14  1 (m)

Chọn đường kính của xyclon D = 0,45 m


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 171
Trong đó:

N: số lượng xyclon. Chọn N = 1.

Diện tích thực của xyclon

  D2 3,14  0,44 2
Ft    0,15
4 4 (m2)

Vận tốc thực tế của bụi khí trong xyclon

Q4 0,3056  4
vtt    1,92
 ND 2
3,14  1  0,45 2 (m/s)

- Kiểm tra lại vận tốc thực tế với vận tốc tối ưu:

v vtu  vtt  2  1,92 100%  4%  15%


 100% 
vtu vtu 2

(thỏa điều kiện của vận tốc thực và vận tốc tối ưu là không chênh lệch quá 15%)

2. Tính các kích thước của xyclon

Dùng phương pháp chọn: dựa vào “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ tập 1,
bảng III.4 trang 324” ta tính toán kích thước tỉ đối so với D = 0,45 m ứng với xyclon
dạng IIH – 15.

Chiều cao cửa vào (kích thước bên trong)

a = 0,66 D = 0,66 0,45 = 0,297 (m)

Chiều cao ống tâm có mặt bích

h1 = 1,74 D = 1,74 0,45 = 0,783 (m)

Chiều cao phần hình trụ

h2 = 2,26 D = 2,26 0,45 = 1,017 (m)

Chiều cao phần hình nón

h3 = 2 D=2 0,45 = 0,9 (m)

Chiều cao phần bên ngoài ống tâm

h4 = 0,3 D = 0,3 0,45 = 0,135 (m)


172 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Chiều cao chung của xyclon

H = 4,56 D = 4,56 0,45 = 2,052 (m)

Chiều rộng của ống cửa vào

b = 0,26 D = 0,26 0,45 = 0,117 (m)

Chiều dài của ống cửa vào

l = 0,6 D = 0,6 0,45 = 0,27 (m)

Đường kính ngoài của ống ra

d1 = 0,6 D = 0,6 0,45 = 0,27 (m)

Đường kính trong của cửa tháo bụi

d2 = (0,3 – 0,4)D = 0,35 0,45 = 0,1575 (m)

Khoảng cách từ tận cùng xyclon đến mặt bích

h5 = (0,24 – 0,32)D = (0,108 – 0,144)m  Chọn h5 = 0,130 (m)

Chọn góc nghiêng giữa nắp và ống vào: α = 15o

Hệ số trở lực của xyclon ξ = 105

3. Tính toán đường kính giới hạn của hạt bụi

Đường kính giới hạn của hạt bụi

=3

Trong đó:

 δ0: đường kính giới hạn của hạt bụi, m

 : hệ số nhớt động học của bụi, Pa.s

 ρb: khối lượng riêng của bụi, ρb = 750 kg/m3

 r1: bán kính ống thoát khí sạch, r1 = 0,5d1 = 0,5 0,27 = 0,135 m.

 r2: bán kính thân xyclon, r2 = 0,5D = 0,5 0,45 = 0,225 m.

 n: số vòng quay của khí bên trong xyclon

 vE: vận tốc của khí ở ống dẫn vào xyclon, m/s
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 173
Vận tốc của khí ở ống dẫn vào xyclon

vE = = = 8,79 (m/s)

Hệ số nhớt động học của bụi

387  273  t 
3/ 2

 30 C   0 C   
387  t  273 
0 0

387  273  30 
3/ 2

 17,17.10 6     18,63.10 6 ( Pa.s)


387  30  273 

Số vòng quay của khí bên trong xyclon

0,7  1v E 0,7  8,79


n   5,44vòng / s 
  r1  r2    0,135  0,225

 Đường kính giới hạn của hạt bụi

=3 = 11,17 (

Với đường kính cỡ hạt = 11,17 thì ứng với các hạt bụi 11,17 thì sẽ

được xyclon xử lý sạch bụi với hiệu suất 100%.

4. Hiệu quả lọc theo cấp cỡ hạt

= 100%

Với =-

Trong đó:

 l: chiều cao làm việc của xyclon, l = h2 – a = 1,017 – 0,297 = 0,72 (m)

 n: số vòng quay của dòng khí bên trong xyclon, n = 5,44 vòng/s

 r1: bán kính ống thoát khí sạch, r1 = 0,135 m

 r2: bán kính thân xyclon, r2 = 0,225 m

 = = -1,421.109
174 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

5. Hiệu quả lọc theo cỡ hạt

Bảng Hiệu quả lọc theo khối lượng.

Đường kính hạt


5.10-6 10.10-6 15.10-6 20.10-6
bụi (m)

0,035 0,132 0,273 0,433

0,162

(%) 21,6 81,5 100 100

Hiệu suất theo trung bình cỡ hạt:

- Cỡ hạt 5 – 10 : H = 51,55%

- Cỡ hạt 10 – 15 : H = 90,75%

- Cỡ hạt 15 – 20 : H = 100%

- Cỡ hạt > 20 : H = 100%

Lập hiệu quả lọc theo khối lượng

Bảng Hiệu quả lọc theo khối lượng.

Cỡ hạt ( ) 5 – 10 10 - 15 15 - 20

Tỷ lệ phần trăm khối


35 40 25
lượng theo cỡ hạt

Lượng bụi trong khí Tổng


3
245 280 175
thải, mg/m

Hiệu quả lọc theo cỡ


hạt lấy theo trung 51,55 90,75 100
bình cỡ hạt, %

Lượng bụi còn lại


sau khi qua xyclon, 118,7 25,9 0 144,6
3
mg/m
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 175
6. Tính toán tổn thất áp suất trong xyclon.

Sức cản khí động của xyclon

p k  wq2 1,165  2,5 2


P    105   382,27 N / m 2
2 2

Trong đó:

 ξ: Hệ số trở lực của xyclon, ξ = 105

 ρk: khối lượng riêng của không khí, ρk = 1,165 kg/m3.

 1,165(kg/m3)

 wq: tốc độ quy ƣớc, wq = (2,2 – 2,5)m/s

7. Hiệu suất xử lí của Xyclon

ɳ= 80%

Bài tập 2: Tính túi lọc tay áo

- Nhiệt độ khí thải 300C. Nhiệt độ không khí xung quanh 280C

- Chọn hiệu suất lọc của thiết bị lọc túi vải là 80%

- Lưu lượng khí vào thiết bị lọc túi vải Q = 1100m3/h

- Nồng độ bụi trong khí thải đi vào thiết bị lọc bụi túi vải là 144,6 mg/m 3 =
144,6.10-6 kg/m3

- Cường độ lọc Vl = 80 – 150 m3/m2.h, chọn Vl = 90 m3/m2.h

1. Khối lượng bụi thu được

Khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn

Khối lượng riêng của khí ở 300C:

Lượng khí đi vào túi vải:


176 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Nồng độ bụi trong hệ khí đi vào thiết bị lọc túi vải (% khối lượng)

Nồng độ bụi trong hệ khí ra khỏi thiết bị lọc túi vải (% khối lượng)

Lượng hệ khí ra khỏi thiết bị lọc túi vải

Lượng khí sạch hoàn toàn

Lượng bụi thu được

Lưu lượng hệ khí đi ra thiết bị lọc túi vải

Năng suất của thiết bị lọc túi vải theo lượng khí sạch hoàn tnoàn

Khối lượng bụi thu được ở thiết bị lọc túi vải trong một ngày

Thể tích bụi thu được ở thiết bị lọc túi vải trong một ngày

Trong đó

 m: Khối lượng bụi thu được ở thiết bị lọc túi vải trong một ngày

 Khối lượng riêng của bụi


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 177
Tổn thất hơi trong thiết bị lọc túi vải

Trong đó:

 A: hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn, độ bẩn. A = 0,25 – 2,5. Chọn A =


0,35.

 Vl: cường độ lọc, Vl = 90 m3/m2.h.

 n: hệ số thực nghiệm, n = 1,25 – 1,3. Chọn n = 1,25.

2. Thời gian rủ bụi

Thời gian lọc bụi

Trong đó:

 H: trở lực khi vải bị bám bụi, H = 25 – 150mmH2O, chọn H = 120mmH2O

 A: hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn, độ bẩn. A = 0,35

 C: nồng độ bụi, C = 144,6 g/m3

 Vl: cường độ lọc bụi, Vl = 90 m3/m2.h

3. Kích thước thiết bị lọc túi vải

Tổng diện tích bề mặt lọc cần thiết:

Trong đó:

 Q: lưu lượng khí thải vào thiết bị lọc túi vải, Q = 1100 m3/h

 Vl: cường độ lọc bụi, Vl = 90 m3/m2.h

 : hiệu suất làm việc của bề mặt lọc, = 80%


178 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

 Cấu tạo ống vải:

Theo giáo trình Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý khí thải, trang 162, Trần Ngọc
Chấn, lựa chọn thiết bị ống tay áo có các thông số sau đây:

Đường kính ống tay áo: D = 0,125 – 0,3m. Chọn D = 0,2m.

Chiều dài ống tay áo: l = 2,0 – 3,5m. Chọn l = 2,0m.

Diện tích một ống tay áo:

Tổng số tay áo:

Chọn 12 ống.

 Phân bố ống tay áo

Bố trí các ống tay áo thành 3 hàng, mỗi hàng 4 ống => số ống: ống.

Thiết kế thêm một hàng là các túi hoàn lưu => số ống thực ống

Khoảng cách giữa các ống tay áo (ngang dọc như nhau) 8 – 10cm, chọn 8cm.

Khoảng cách từ ống tay áo ngoài cùng đến thành thiết bị 8 – 10cm, chọn 8cm.

 Kích thƣớc thiết bị

Chiều rộng thiết bị = đường kính ống tay áo × số hàng + khoảng cách giữa các
ống tay áo × (số hàng – 1) + khoảng cách từ ống tay áo ngoài cùng đến thành thiết
bị × 2 = 0,2×4 + 0,08× (4 – 1) + 0,08×2 = 1,2m.

Chọn kích thước tiết diện ngang: (a × b =1,2 × 1,2)m.

Chiều cao thiết bị = chiều cao phía trên túi vải + chiều cao túi vải + chiều cao phía
dưới túi vải + chiều cao thùng lấy bụi + chiều cao phễu thu bụi = 0,7 +2 + 0,7 + 1,0
= 4,4m.

Chọn máy nén khí dùng để rung rũ bụi:

- Rung rũ bụi bằng máy nén khí

- Thời gian rũ bụi 5s

- Thời gian giữa 2 lần rũ bụi: 2,34 phút

Lưu lượng khí nén cần để rung rũ = 0,2%. Lưu lượng khí cần làm sạch:

Q = 0,2% ×1100 = 2,2 (m3/h)


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 179
4. Tính toán thiết bị lọc túi vải

 Chọn vật liệu

Thiết bị làm việc ở nhiệt độ 300C

Áp suất làm việc Plv = 1 atm = 9,81.104 N/m2

Chọn vật liệu là thép cacbon thường để chế tạo thiết bị:

- Ký hiệu thép: CT3

- Giới hạn bền: = 380.106 (N/m2)

- Giới hạn chảy: = 240.106 (N/m2)

- Chiều dày tấm thép: b = 4 – 20mm

- Độ giãn tương đối: = 25%

- Hệ số dẫn nhiệt: λ = 50 (W/m0C)

- Khối lượng riêng: = 7850 (kg/m3). Chọn công nghệ gia công là hàn tay bằng hồ

quang điện, bằng cách hàn giáp mối hai bên.

- Hệ số hiệu chỉnh: =1

- Hệ số an toàn bền kéo: k = 2,6

- Hệ số an toàn bền chảy: c = 1,5

 Xác định ứng suất cho phép của thép CT3

Theo giới hạn bền:

Trong đó

 giới hạn bền kéo,

 hệ số bền kéo,

 ɳ: hệ số hiệu chỉnh, ɳ = 1
180 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Theo giới hạn chảy

Trong đó

 giới hạn bền chảy,

 hệ số bền kéo,

 ɳ: hệ số điều chỉnh, ɳ = 1

Ta lấy giới hạn bé hơn trong 2 ứng suất cho phép ở trên làm ứng suất cho phép
tiêu chuẩn.

 Thiết bị lọc túi vải

Tính bề dày thân tháp

Ta có:

Hệ số bền mối hàn : thân hình trụ hàn dọc, hàn tay bằng hồ quang điện, hàn

giáp mối hai bên, đường kính D 700mm hệ số bền mối hàn (Bảng

XIII.8 0 – tr.362 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 2).

Hệ số hiệu chỉnh: ɳ = 1 (thiết bị thuộc nhóm 2 loại II). (Bảng XIII.2 – tr.356 – Sổ
tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 2).

 Bề dày tối thiểu của thân

Trong đó

 đƣờng kính quy đổi, ta có


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 181

 P: áp suất làm việc trong tháp, P = 9,81

 hệ số bền mối hàn,

 [ : ứng suất cho phép tiêu chuẩn, [ ] = 146,15

Chọn hệ số bổ sung để quy tròn kích thước:

Trong đó

 : hệ số quy tròn kích thước,

 hệ số bổ sung do bào mòn hóa học trong thời hạn sử dụng thiết bị là 15

năm với tốc độ ăn mòn 0,1mm/năm,

 hệ số bổ sung do bào mòn cơ học,

 hệ số bổ sung do dung sai âm (Bảng XIII.9, tr.364, Sổ tay quá trình thiết

bị công nghệ hóa chất, tập 2),

 Bề dày thực của thân thiết bị

Chọn S = 3mm

Kiểm tra lại ứng suất thành thiết bị theo áp suất thử tính toán

Áp suất thử được tính theo công thức (Bảng XIII-5, tr.358, Sổ tay quá trình
thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2)

Ứng suất theo áp suất thử tính toán


182 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

Xét

Vậy thân tháp có bề dày S = 3(mm) thỏa điều kiện bền và áp suất làm việc.

Bề dày nắp: Bề dày nắp lấy bằng bề dày thân, S = 3mm

Bề dày đáy: Bề dày đáy lấy bằng bề dày thân, S = 3mm

Tính chân đỡ: Chọn vật liệu làm chân đỡ là thép CT3. Khối lượng riêng của thép
CT3 là: ρ = 7850kg/m3

5. Tổn thất áp suất trên đƣờng ống

 Tổn thất áp lực trong đƣờng ống nối thiết bị lọc túi vải với quạt

Chọn đường ống dẫn khí có tiết diện tròn và làm bằng thép mỏng.

 Xác định kích thƣớc của đoạn ống dẫn

Đường kính ống dẫn

chọn d = 0,2m

Trong đó

 lƣu lƣợng dòng khí đi ra túi vải.

 V: vận tốc chuyển động của không khí trên đoạn ống đƣợc tính trên điều kiện
kinh tế và giảm tiếng ồn. V = 10 – 20m/s. Chọn V = 15m/s

Vận tốc thực tế:

 Xác định tổn thất do ma sát

Trong đó

 L: chiều dài đoạn ống dẫn nối thiết bị túi vải với quạt, chọn L = 15m.

 R: tổn thất áp suất trên 1m chiều dài ống dẫn, Pa/m (kg/m 2.m), tra theo Phụ
lục 2, R = 0,357 kg/m2.m.
BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 183
 Tổn thất áp suất do sức cản cục bộ

Trong đó:

 tổng trở lực cục bộ trên ống dẫn ( trở lực của 3 ngoặt tiết diện tròn nhiều

đốt góc 900, R = 2D, (Phụ lục 3).

 áp suất động của dòng không khí (Phụ lục 2), .

 Tổn thất áp suất trong đƣờng ống nối từ thiết bị lọc túi vải đến quạt

 Tổn thất áp lực tron đƣờng ống nối từ quạt đến ống khói

Chọn đường ống dẫn khí có tiết diện vòng tròn và làm bằng thép mỏng.

 Xác định kích thƣớc của đoạn ống dẫn

Đường kính ống dẫn:

Trong đó :

 Qr: lƣu lƣợng dòng khí đi ra túi vải

 V: vận tốc chuyển động của không khí trên đoạn ống đƣợc tính trên điều kiện

kinh tế và giảm tiếng ồn. V = 10 – 20 m/s. Chọn V = 15 m/s.

Vận tốc thực tế:


184 BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI)

 Xác định tổn thất do ma sát

Trong đó:

 L: chiều dài đoạn ống dẫn nối quạt đến ống khói. Chọn L = 6m.

 R: tổn thất áp suất trên 1m chiều dài ống dẫn, Pa/m (kg/m2.m), tra theo phụ
lục 2, R = 0,357 kg/m2.m.

 Tổn thất áp suất do sức cản cục bộ

Trong đó:

: tổng trở lực cục bộ trên ống dẫn (trở lực của một ngoặt tiết diện tròn nhiều đốt
góc 600, R = 2D, = 0,3 (phụ lục 3)).

Tổn thất áp suất trong đường ống nối từ hệ thống túi vải đến quạt

6. Chọn quạt hút

Lƣu lƣợng chọn quạt Qr = 1099,91 m3/h

Tổn thất áp suất của hệ thống:

Trong đó:

 =9,9 kg/m2: tổn thất áp suất trong trong thiết bị túi vải.

 = 17,84 kg/m2 : tổn thất áp suất trong đường ống nối hệ thống túi vải với
quạt.

 = 5,72 kg/m2: tổn thất áp suất trong ống nối từ quạt đến ống khói.

 = 25 kg/m2: tổn thất áp suất của quạt.

 =3,6 kg/m2: tổn thất áp suất trong ống khói.


BÀI 7:KỸ THUẬT XỬ LÝ AEROSOL (BỤI) 185
Chọn quạt ly tâm II4 – 70NΩ7 (phụ lục 4).

- Số vòng quay của quạt: n = 900 vòng/phút

- Hiệu suất: =77%

- Vận tốc quay: w = 33 m/s

Công suất của máy quạt:


186 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

BÀI 8: XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG


PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

8.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH HẤP THỤ


8.1.1 Sơ lƣợc về hấp thụ
Hấp thụ là quá trình quan trọng để Xử lý khí và đƣợc ứng dụng rất nhiều quá trình

khác. Hấp thụ dựa trên cơ sở của quá trình truyền khối, nghĩa là phân chia hai pha.

Phụ thuộc sự tƣơng tác giữa chất hấp thụ và chất bị hấp thụ trong pha khí, phƣơng

pháp hấp thụ đƣợc chia ra: hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. Hấp thụ vật lý dựa vào

sự hòa tan của cấu tử pha khí trong pha lỏng. Còn trong hấp thụ hóa học giữa chất bị

hấp thụ và chất hấp thụ hoặc cấu tử trong pha lỏng Xảy ra phản ứng hóa học.

Giữa chất lỏng và khí tồn tại nồng độ cân bằng


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 187

y*

tca Pat
o
Pcao
y 1*

x*
x1

y0 C0

y*

X
Cs *
X=0

Trong quá trình hấp thụ vật lý sự vận chuyển vật chất trong mỗi
C pha đƣợc Xác
định bằng phƣơng trình chuyển khối ổn định: =0
G =  KF(y-yp) =  lF(Xp-X)

Còn phƣơng trình vận chuyển vật chất từ pha này vào pha khác là:

G = Kk F(y-y*) = Kl F(X*-X)

Ở đây: G- số mol vật chất chuyển trong một đơn vị thời gian, mol/s

 k , l – hệ số truyền khối trong pha khí và pha lỏng, m/s.

F – bề mặt tiếp Xúc pha, m2.

y,X- nồng độ chất bị hấp thụ trong pha khí và trong pha lỏng, mol/m3.

yp , yp – nồng đọ chất bị hấp phụ trên bề mặt phân chia pha trong khí
và lỏng, mol/ m3.

Kk , Kp – hệ số chuyển khối tổng quát trong pha khí và lỏng, m/s.

y*, X* - nồng độ cấu tử trong pha khí và lỏng cân bằng với nồng độ
trong pha lỏng và khí tƣơng ứng, mol/m3.
188 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Quan hệ giữa hệ số chuyển khối  và hệ số chuyển khối tổng quát:

1 1 1
 
Kk k l

1 1 1
 
Kl m k l

Trong đó: m- hằng số cân bằng pha (yp = m.Xp)

Trong hệ thống với độ hòa tan cao m tiến gần đến 0, Kk  Bk. khi đó trở lực của

quá trình chuyển khối tập trung trong pha khí. Còn khi độ hòa tan bé, m có giá trị
lớn, do đó Kl   l. trong trƣờng hợp này , trở lực truyền khối tập trung ở pha lỏng.

Khi diễn ra phản ứng hóa học trong pha lỏng, hiệu nồng độ bề mặt phân chia tăng,
do đó với sự hấp thụ vật lý vận tốc hấp thụ hóa học tăng. Vận tốc phản ứng hóa học

càng tăng, vạn tốc hấp thụ càng tăng

Một số điểm cần lƣu ý:

- Khi áp suất càng cao sự hòa tan chất khí trong chất lỏng càng cao.

- Nhiệt độ tăng hiệu quả Xử lý giảm

- Quá trình hấp thụ là quá trình tỏa nhiệt.

- Quá trình hấp thụ vật lý đi đến cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ

- Chất lỏng lớn dẫn đến hiệu quả Xử lý không cao

- Chất ô nhiễm sau khi tham gia phản ứng sẽ tạo thành chất khác.

- Quá trình hấp thụ là quá trình chuyển chất ô nhiễm không thu gom để thành chất
lỏng khác thu gom đƣợc hoặc có thể tái sử dụng đƣợc.

- Quá trình hấp thu có thể thực hiện bằng phƣơng pháp tiếp Xúc các pha (phân tán
chất lỏng dạng giọt).

- Tạo thành màng chất lỏng trên vật liệu đệm.

- Tạo ra trạng thái sủi bọt.


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 189
8.1.2 Sơ lƣợc về cân bằng vật chất cho quá trình hấp thụ

8.1.2.1 Ký hiệu thành phần pha của hai cấu tử lỏng – khí

Ký hiệu cho nồng độ của cấu tử A


Nồng độ
Trong pha lỏng Trong pha khí
Phần mol, kmol A/kmol (A + B) x y
Phần khối lƣợng, kg A/kg (A + B) x y
Tỉ số mol, kmol A / kmol B X Y
Tỉ số khối lƣợng, kg A/ kg B X Y

Nồng độ mol, kmol A/ m3 (A + B) CX Cy


Nồng độ khối lƣợng, kg A/ m3 (A + B) Cx Cy

8.1.2.2 Quá trình nghịch dòng

Hình vẽ 7.1. trình bày quá trình tiếp Xúc nghịch dòng cho một tháp bất kỳ. Gọi G
là suất lƣợng mol tổng cộng/h.m2 (tiết diện tháp), y là phần mol của dung chất
khuếch tán A, p là áp suất riêng phần và Y là tỉ số mol, Gtr là suất lƣợng mol của cấu
tử trơ/h.m2. Ta có

y
Y
1 y

Gtr  G 1  y  
G
1 Y
Tƣơng tự cho pha lỏng
x
X
1 x

Ltr  L1  x  
L
1 X
Vì cấu tử trơ trong pha khí và trong pha lỏng có suất lƣợng không đổi khi đi qua
tháp nên ta viết phƣơng trình cân bằng vật chất trên căn bản cấu tử trơ. Cân bằng
dung chất cho phần dƣới tháp đến vị trí bất kỳ (bao hình 1)

Gtr (Y1 – Y) = Ltr (X1 - X)


190 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Đây là phƣơng trình đƣờng thẳng (đƣờng làm việc) trên toạ độ X, Y, hệ số góc là
Ltr/Gtr . và đi qua điểm (X1, Y1). Nếu thay X, Y bằng X2, Y2 thì đƣờng biểu diễn cũng đi
qua điểm (X2, Y2)

L2 x2 G2 y2

Ltr Gtr
X
Lx2 Y2Gy

Ltr Gtr
X Y
Hình bao
1
L1 x1 G1 y1

Ltr Gtr
X1 bằng vật chấtY1cho quá trình hấp
Hình 7.1 Cân
Đƣờng làm việc chỉ là đƣờng thẳng khi vẽ theo tọa độ chỉ số mol X, Y hoặc tỉ số
thu
khối lƣợng X , Y . Nếu biểu diễn theo phần mol hoặc áp suất riêng phần, đƣờng làm
việc sẽ là đƣờng cong, phƣơng trình khi đó là.

 y y   p1 p   x1 x 
Gtr  1    Gtr     Ltr   
 1  y1 1  y   t
p  p1 p t  p   1  x1 1  x 
Với Pt là áp suất tổng đƣợc Xem nhƣ không đổi trong suốt cả tháp.
Lƣợng dung môi tối thiểu cho quá trình hấp thu
Trong việc tính toán quá trình hấp thu, thƣờng biết trƣớc các đại lƣợng sau: suất
lƣợng pha khí G hay Gtr, nồng độ của hai đầu pha khí Y1 và Y2 , nồng độ của pha lỏng
ban đầu X2. Suất lƣợng dung môi lỏng đƣợc chọn phụ thuộc vào các đại lƣợng trên.
Theo hình 8.2a, đƣờng làm việc phải đi qua điểm D và chấm dứt tại đƣờng có tung độ
Y1. Nếu suất lƣợng dung môi sử dụng tƣơng ứng với đƣờng DE, nồng độ pha lỏng
trong dòng ra sẽ là X1. Nếu dung môi sử dụng ít hơn, thành phần pha lỏng đi ra sẽ lớn
hơn (điểm F) nhƣng động lực khuếch tán sẽ nhỏ hơn, quá trình thực hiện khó hơn,
thời gian tiếp xúc pha sẽ lâu hơn do đó thiết bị hấp thu phải cao hơn. Đƣờng làm việc
ứng với lƣợng dung môi tối thiểu khi tiếp Xúc với đƣờng cân bằng tại P. Tại P động lực
khuếch tán bằng không, thời gian tiếp xúc pha không xác định và tháp có chiều cao
không Xác định. Điều này là điều kiện giới hạn cho lƣợng dung môi sử dụng.
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 191
Thƣờng thì đƣờng cân bằng lỏm nhƣ hình 8.2b, đƣờng làm việc ứng với lƣợng dung
môi tối thiểu tƣơng ứng với nồng độ dòng lỏng ra cân bằng với nồng độ dòng khí vào.
Nhƣ vậy ta có:

Y1  Y2
Ltrmin  Gtr
X 1max  X 2
Với X1maX = nồng độ ra của pha lỏng cực đại ứng với lƣợng dung môi tối thiểu hay
nồng độ ra của pha lỏng cân bằng với nồng vào của pha khí. Trong thực tế, lƣợng
dung môi sử dụng luôn lớn hơn lƣợng dung môi tối thiểu và nồng độ ra của pha lỏng
nhỏ hơn nồng độ cực đại. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho quá trình nhả khí khi
đƣờng làm việc tiếp xúc với đƣờng cân bằng sẽ cho tỉ số lỏng/khí cực đại và nồng độ
dòng khí ra là cực đại.

Y Đáy Y
Y Y
Đỉnh
Đƣờng
1 2 Đƣờng
làm việc
Đƣờng cân cân bằng Đƣờng làm việc
Ltr / Gtr
bằng Ltr / Gtr
Y Đỉnh Y Đáy
2 X X
1
X X X X
a. Hấp thụ b. Nhả khí
2 1 1 2

Đƣờng làm việc cho quá trình hấp thu – nhả khí

Y Y
E F M E F M
Y
1 P Đƣờng Đƣờng cân
cân bằng bằng

Y
Ltr min / Gtr Ltr min / Gtr
2

X X1 max X X1 max
2 1
a 2
b
Hình 7.2. Lƣợng dung môi tối thiểu trong quá trình hấp thu
192 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Quá trình cùng chiều

L1 Ltr G1 Gtr Y
Đ.làm việc
x1 y1

Đ.cân bằng
X1 Y1 Y - Ltr/Gtr
1
Y
2 Y
c

L2 Ltr G2 Gtr
X X X
x2 y2
1 2 c
X2 Y2
Hình 7.3. Tháp hấp thu: 2 pha chuyển động cùng chiều

Lỏng Lỏng
K

Khí Khí Lỏng


Lỏng

Hình 7.4. Tháp nghịch chiều – cùng chiều cho trƣờng hợp tháp
khá cao

Khi pha lỏng và pha khí chuyển động cùng chiều thì đƣờng làm việc có hệ số góc (-
). Tỉ số Gtr/Ltr không có giới hạn nhƣng chiều cao tháp sẽ không Xác định khi nồng độ
hai pha ra đạt cân bằng (Xe ,Ye).

Tháp có hai pha chuyển động cùng chiều đƣợc sử dụng khi tháp quá cao và đƣợc
phân thành hai tháp để tiết kiệm đƣờng ống dẫn khí thƣờng có đƣờng kính khá lớn.
Nó cũng có thể đƣợc dùng cho cấu tử hòa tan là nguyên chất.
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 193

8.2 CÁC LOẠI THÁP VÀ KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA


THIẾT BỊ
8.2.1 Tháp mâm
Là loại tháp hấp thu có lớp trộn hai là là các dạng mâm. Đề xác định số mâm lý
thuyết cho quá trình hấp thu, đƣờng làm việc và đƣờng cân bằng thƣờng vẽ theo tọa
độ X, Y. Số mâm lý thuyết đƣợc xác định bằng phƣơng pháp bậc thang.

Trong trƣờng hợp đƣờng làm việc và đƣờng cân bằng là đƣờng thẳng, số mâm lý
thuyết có thể đƣợc xác định bằng giải tích mà không dùng đến đồ thị.

Có các loại tháp hấp thụ mâm:

- Mâm xuyên lỗ

- Tháp chảy sụt

- Mâm chóp

- Mâm van

8.2.2 Tháp tiếp xúc pha liên tục


Tháp chêm, tháp phun… cho sự tiếp Xúc pha liên tục giữa hai dòng lỏng, khí
chuyển động nghịch chiều. Nhƣ vậy, trong tháp thành phần pha lỏng và pha khí thay
đổi liên tục theo chiều cao tháp, mỗi điểm trên đƣờng làm việc biểu diễn điều kiện
làm việc tại một vị trí nào đó trong tháp.

Thiết bị hấp thụ bề mặt

K
hí ra
Khí
vào
Chất hấp thụ
Nƣớc
lạnh
Chất hấp thụ ra
Nƣớc
lạnh
194 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

8.2.3 Thiết bị dạng ống tƣới

Khí ra

Chất hấp
thụ vào

Chất hấp
thụ ra

Khí vào

8.3 NGUYÊN LÝ XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI KHÍ


8.3.1 Xử lý SO2
Để hấp thụ SO2 có thể sử dụng nƣớc, dung dịch hoặc huyền phù của muối kim loại
kiềm và kim loại kiềm thổ.

Hấp thụ bằng nước

Quá trình hấp thụ so2 bằng nƣớc xảy ra theo phản ứng sau:

SO2 + H2O  H+ + HSO3

Độ hòa tan của SO2 trong nƣớc thấp nên phải cần lƣu luợng nƣớc lớn và thiết bị
hấp thụ có thể tích lớn. việc loại SO2 ra khỏi dung dịch đƣợc thực hiện bằng cách đun
nóng nó đến 1000C. Vì vậy quá trình cần chi phí nhiệt lớn.

Phương pháp CaCO3.

Ƣu điểm của phƣơƣng pháp này là: quy trình công nghệ đơn giản, chi phí hoạt
động thấp, chất hấp thụ dễ tìm và rẻ, có khả năng xử lí khí mà không cần làm nguội
và xử lí bụi sơ bộ.

Quá trình hấp thụ bằng huyền phù CaCO 3 (thành phần rắn : lỏng = 1 : 10, kích
thƣớc hạt CaCO3 0,1 mm) diễn ra theo các giai đoạn sau:
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 195
SO2 + H2O  H2SO3

CO2 + H2O  H2CO3

CaCO3 + H2SO3  CaSO3 + H2CO3

CaCO3 + H2SO3  Ca(HCO3)2

CaSO3 + H2SO3  Ca(HSO3)2

Ca(HSO3)2 + 2CaCO3  Ca(HCO3)2 + 2CaSO3

Ca(HCO3)2 + 2H2CO3  Ca(HSO3)2 + 2H2 CO3

Ca(HSO3)2 + O2  Ca(HSO3)

2CaSO3 + O2  2CaSO4

Ca(HSO4)2 + 2CaSO3  Ca(HSO3)2 + 2CaSO3

Ca(HSO4)2 + 2CaCO3 2 CaSO4 + Ca(HCO3)2

Ca(HSO4)2 + Ca(HSO3)2 2CaSO4 + H2SO3

CaSO3 + 0,5H2O  CaSO3.0.5H2O

CaSO4 + 2H2O  CaSO4.2H2O

Các phản ứng trên phụ thuộc thành phần và độ pH của huyền phù.

Khí đồng thời hấp thụ nhiều khí, vận tốc hấp thụ của mỗii khí bị giảm sút. Khí hấp
thụ hóa học trong tháp chảy màng hay tháp đệm sẽ xuất hiện hiện tƣợng đối lƣu bề
mặt. Bản chất của hiện tƣợng này là trên bề mạt phân chia pha xuất hiện dòng đối
lƣu cƣỡng bức thúc đẩy quá trình chuyển khối.

Quá trình hấp thụ đƣợc thực hiện trong các loại tháp khác nhau: tháp dệm, tháp
chảy màng, tháp đĩa, tháp phun, tháp suỉ bộtt và tháp tầng sôi.

Tháp hấp thụ phải thỏa mãn các yêu cầu sau: hiệu quả và có khả năng cho khí
Xuyên qua, trở lực thấp(<3.000Pa),kết cấu đơn giản và vận hành thuận tiện, khối
lƣợng nhỏ, không hay bị tắc nghẽn bởi cặn sinh ra trong qúa trình hấp thụ. Tháp đệm
htuờng đƣợc sử dụng khi năng suất nhỏ, môi trƣờng ăn mòn, tỉ lệ lỏng:khí lớn, khí
không sinh ra bụi và quá trình hấp thụ không sinh ra cặn lắng.
196 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Tháp đĩa thƣờng kinh tế hơn và nó cho phép vận tốc khí lớnvà do đó giảm đƣờng
kính tháp. Tháp đĩa đƣợc sử dụng khi năng suất lớn, lƣu lƣợng lỏng nhỏ và môi trƣờng
không ăn mòn. Phổ biến nhất là tháp đĩa và tháp đĩa lỗ. Tháp có cơ cấu phun chất
lỏng bằng cơ học hay bằng áp suất thì gọi là tháp phun.

Tháp phun thƣờng đƣợc sử dụng khi yêu cầu trở lực bévbà khí có chứa hạt rắn.
Tháp hấp thụ với lớp đẹm chuyển động theo nhiều dạng khác nhau đang đƣợc nghiên
cứu ứng dụng.

Phương pháp magiê (Mg)

SO2 đƣợc hấp thụ bởi oxit-hydroxit magiê, tạo thành tinh thể ngậm nƣớc sufit
magiê. Trong thiết bị hấp thụ, xảy ra các phản ứng sau:

MgO + SO2 MgSO3

MgO + H2O Mg(OH)3

MgSO3 + H2O + SO2 Mg(HSO3)2

Mg(OH)2 + Mg(HSO3)2 2MgSO3 + 2H2O

Độ hòa tan của sufit magiê trong nƣớc bị giới hạn, nên lƣợng dƣ ở dạng
MgSO3.6H2O và MgSO3.3H2O rơi xuống thành cặn lắng.

Tỉ lệ rắn : lỏng trong huyền phù là 1:10; độ pH ở đầu vào là 6,8 – 7,5; còn ở đầu
ra là 5,5 – 6,0. Sunfat magiê đƣợc hình thành do oxi hóa sufit magiê.

MgSO3 + O2  MgSO4

Sự hình thành MgSO4 không có lợi cho việc tái sinh MgO (nhiệt độ phân hủy MgSO4
là 1200 – 113000C). Do đó, cần hạn chế phản ứng này bằng cách giảm thời gian tiếp
xúc giữa pha khí và pha lỏng hoặc dùng chất giảm tính oxy hóa.

Tái sinh MgO: đƣợc thực hiện trong lò nung ở t = 9000C với sự có mặt của than
cốc, phản ứng diễn ra nhƣ sau:

Than cốc
MgSO3 MgO + SO2

9000C
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 197
Lúc này nồng độ SO2 trong khí thoát ra là 7-15%, khí đƣợc làm nguội, tách bụi và
sƣơng mù H2SO4 rồi đƣa đi sản xuất H2SO4

Ƣu điểm của phƣơng pháp:

- Có thể xử lý khí nóng không cần làm nguội khí sơ bộ

- Thu đƣợc sản phẩm tận dụng là H2SO4

- MgO dễ kiếm và rẻ, hiệu quả xử lý cao.

Phương pháp kẽm.

Trong phƣơng pháp ứng hấp thụ nhƣ sau:này, chất hấp thụ là kẽm. Phản

SO2 + ZnO + 2,5H2O  ZnSO3.2,5H2O

Và khi nồng độ SO2 lớn:

2 SO2 + ZnO + H2O  Zn(HSO3)2

Sunfit kẽm tạo thành không tan trong nƣớc đƣợc tách ra bằng Xiclon nƣớc và sấy
khô.

Tái sinh ZnO bằng cách nung nóng sunfit ở 3500C.

ZnSO.2,5H2O  SO2 + ZnO + 2,5H2O

SO2 đƣợc chế biến tiếp tục, còn ZnO quay lại hấp thụ.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có khả năng xử lí ở nhiệt độ cao (200-2500C).

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là: có thể hình thành sunfat kẽm (ZnSO 3) làm
cho việc tái sinh ZnO bất lợi về kinh tế nên phải thƣờng xuyên tách chúng ra và bổ
sung thêm ZnO.

Hấp thụ bằng chất hấp thụ trên cơ sở Natri

Ƣu điểm của phƣơng pháp này làứng dụng chất hấp thụ hóa học không bay, có
khả năng hấp thụ lớn.

Phƣơng pháp này có thể đƣợc ứng dụng để loại các SO 2 ra khỏi khí với bất kỳ nồng
độ nào.
198 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Có nhiều phƣơng án khác nhau. Nếu dùng soda để hấp thụ ta thu đƣợc sunfit và
bisunfit natri.

Na2CO3 + SO2 = Na2SO3 + CO2

Na2CO3 + SO2 + H2O = 2NaHSO3

Khí tham gia phản ứng với sunfit và bisunfit làm tăng nồng độ bisunfit.

Na2SO3 + SO2 + H2O + NaHCO3 = 3NaHSO3

Dung dịch hình thành tác dụng với oxit kẽm tạo thành sunfit kẽm.

ZnO + NaHCO3 = ZnSO3 + NaOH

Phương pháp Amoniac

SO2 đƣợc hấp thụ bởi dung dịch amoniac hoặc dung dịch sunfuric – bisunfic amon.

Ƣu điểm của phƣơng pháp là: hiệu quả cao, chất hấp thụ dể kiếm, thu đƣợc sản
phẩm cần thiết (sunfic và bisunfic amon )

Phản ứng hoá học của quá trình

H2O + SO2  H2SO4

2NH4OH + H2SO4  (NH4)2SO3 + 2H2O

2(NH4)2SO3 + H2SO4  2NH4HSO3

2(NH4)2SO3 + O2  2(NH4)2SO4

Nếu thêm HNO3:

2(NH4)2SO3 + 2HNO3  2NH4SO3 + SO2 + H2O

NH4HSO3 + HNO3  NH4SO3 + SO2 + H2O

Natri amon NH4SO3 thu đƣợc dùng làm phân bón, còn khí thu đƣợc chứa 15%-30%
SO2 để snr Xuất H2SO4.

Tƣơng tự, có thể sản xuất phân photphat bằng cách cho thêm axit photphoric.

3(NH4)2SO3 + 2H3PO4  2(NH4)3PO4 + 3SO3 + H2O

3NH4HSO3 + H3PO4  (NH4)3PO4 + 3SO3 + 3H2O


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 199
Hấp thụ bằng hổn hợp muối nóng chảy.

Xử lí ở nhiệt độ cao có thể dùng hỗn hợp cacbonat kim loại kiềm có thành phần
nhƣ sau: LiCO3-32%, Na2CO3-33%, K2CO3-35%. Điểm nóng chảy là 3970C. Nồng độ
SO2 trong khí trơ 0,3-3% sẽ đƣợc hấp thụ 99%.

Quá trình gồm 3 giai đoạn: hấp thụ, khử và phục hồi.

SO2 đƣợc hấp thụ bởi gốc cacbonat để tạo thành sunfit và sunfat kim loại.

Khử: ở nhiệt t = 6000C

4MeSO3  Me2SO3 + Me2S

Me2SO3 + 4H2  Me2S + 4H2O

Me2SO3 + 4CO  4CO2 + Me2S

Phục hồi : dùng hổn hợp CO2 + H2O ở nhiệt độ t = 4250C.

Me2S + CO2 + H2O  Me2CO3 + H2S

Khí sinh ra chứa 30% H2S, CO và H2O đƣợc đƣa đến nơi sản xuất lƣu huỳnh (theo
phƣơng phháp Claus).

Hấp thụ bằng các amin thơm

Để hấp thụ SO2 trong khí thải của luyện kim màu (nồng độ SO 2 khoảng 1-2% thể
tích) ngƣời ta sử dụng dung dịch C6H3(CH3)NH2(tỉ lệ C6H3(CH3)2NH2: nƣớc = 1:1).
C6H3(CH3)2NH2 không trộn lẫn với nƣớc nhƣng khi liên kết với SO 2 tạo thành
(C6H3(CH3)NH2)2.SO2 tan trong nƣớc.

2C6H3(CH3)2NH2 + SO2  C6H3(CH3)2NHSOONH3(CH3)2C6H3

Thu hồi SO2 và phục hồi dung dịch hấp thụ đƣợc tiến hành trong tháp chƣng ở
1000C.

8.3.2 Xử lý H2S
Phƣơng pháp cacbonat: Trong phƣơng pháp này, H2S đƣợc hấp thu bởi dung dịch
Na2CO3 hoặc K2CO3. Sau đó, dung dịch đƣợc phục hồi bằng đun sôi nóng trong tháp
chân không, làm nguội và quay lại hấp thụ H2S.
200 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Phương pháp photphat

Để hấp thụ H2S bằng phƣơng pháp photphat ngƣời ta sử dụng chứa 40 – 50%
photphat kali (H3PO4).

Từ dung dịch, H2S đƣợc giải phóng nhờ đun sôi ở nhiệt độ 107 – 115. Không có sự
ăn mòn thiết bị đun sôi. Dung dịch ổn định, không tạo thành sản phẩm làm giảm chất
lƣợng dung dịch.

Phương pháp soda - sắt

Phương pháp hydroquinon – kiềm.

Hấp thụ bằng êtanolamin

8.4 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ HẤP THỤ


- Cân bằng vật chất - mass balance

- Lƣu lƣợng lỏng, nồng độ pha lỏng

- Động học: đƣờng làm việc – operating line

- Kích thƣớc thiết bị:đƣờng kính, chiều cao

- Trở lực của thiết bị để tính thiết bị phụ nhƣ bơm, quạt…

Các loại thiết bị hấp thụ

Hình 7.5. Tháp phun kiểu trụ đứng


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 201

Hình 7.6. Một số loại tháp phun

Hình 7.7. Tháp phu xử lý Sox

Hình 7.8. Tháp đệm


202 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Hình 7.9. Một số dạng vật liệu đệm

Hình 7.10. Lớp vật liệu đệm đổ đống và vòng sứ Raschig

Hình 7.11. Một số dạng vật liệu đệm thông dụng


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 203

Hình 7.12. Tháp mâm xuyên lỗ, chop và van

Ví dụ Bài tập áp dụng

Câu 1: Xác định lƣợng aXit sunfuric tiêu thụ đê làm khô không khí trong điều kiện
sau: năng suất 500m3/h không khí khô ở điều kiện chuẩn. Hàm lƣợng ban đầu là
0.016kg/kg không khí khô, hàm lƣợng ẩm cuối cùng là 0.006kg/kg không khí khô.
Hàm lƣợng nƣớc ban đầu trong aXit là 0.6kg/kg aXit, hàm lƣợng cuối cùng là
1.4kg/kg aXit. Không khí đƣợc làm khô ở điều kiện áp suất khí quyển.
204 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Giải

Khối lƣợng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn:

273
 x  1,293.  1.23kg / m 3
273

suất lƣợng của dòng khí:

G = Gs.k = 1,293 . 500 = 646,5 kg/h

Suất lƣợng của dòng aXit là:

 
Y d  Yc 0,016  0,006
hh  Gh .  
 646,5.  8,1kg / h
Xd  Xc 1,4  0,6

Câu 2: Một tháp dùng để hấp thu hơi aXeton từ không khí bằng dung môi là nƣớc với
suất lƣợng là Ltr = 3000kgnƣớc/h. Nhiệt độ trung bình trong tháp là 200C. Hỗn hợp
không khí aceton có nồng độ aceton là ytr = 6% theo thể tích đƣa qua tháp theo áp
suất thƣờng. Pha khí có lƣu lƣợng là: Qt = 1400m3/h không khí tinh khiết ở điều kiện
chuẩn . Tháp hấp thu 98% aceton. Phƣơng trình của đƣờng cân bằng: Y*= 1,68X. Với
X và Y* đƣợc biểu diễn theo kmol aceton/kmol trên cấu tử trơ (nƣớc hoặc không khí).

Tìm đƣờng kính và chiều cao của tháp chêm đƣợc chêm bằng các vật liệu chêm
vòng Rasching có kích thƣớc 25X25X3mm. Giả sử vận tốc pha khí bằng 75% vận tốc
ngập lụt. Hệ số truyền khối tổng quát là Kk = 0,4 kmol aceton/m2h. Giả sử vật chêm
đƣợc thấm ƣớt hoàn toàn.

Giải

Qt = 1400 m3/h = 1400.103l/h

y = 0.06 = 6% = ytt

Ca = 98%

Ltr = 3000kg nƣớc/h

- Lƣợng aceton đƣợc hấp thu

Qt . y.C a 1400.0,06.0,98
M   3,9kmol / h
(1  y).22,4 (1  0,06).22,4
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 205
- nồng độ aceton trong chất lỏng ban đầu đƣa vào tháp hấp thu là:

Xd = 0

- nồng độ aceton trong nƣớc đi ra khỏi tháp hấp thu:

M 3,9
Xc    0,0234kmolaceto / kmol nuoc
Ltr 3000
M H 2O 18

- nồng độ ban đầu của aceton trong không khí khi đi vào đáy tháp hấp thu:

ytt 0,06
Yđ = 
1  ytt 1  0,06

= 0,0638 kmol AXeton/kmolkk

- Nồng độ của aXeton trong không khí khi rời khỏi đỉnh tháp hấp thu :

ytt
Yc  .(1  ca )  0,0638(1  0,98)
1  ytt

Yc = Yđ (1-ca) = 0,001276 (kmolaXeton/kmolkk)

- Động lực của quá trình tại đáy hấp thu :

Yday  Yd  Yd*

với Yđ = 0,00638

Yd*  1,68. X c = 1,68 . 0,0234 = 0,0393

Vậy Yđ = 0,0638 – 0,0393 = 0,0245

- Động lực của quá trình tại đỉnh tháp

Yc  Yc  Yc*

Với Yc = 0,001276

Yc*  1,68. X d = 0

 Yc = 0,001276

Động lực trung bình logarit

Yd  Yc Yd  Yc 0,0245  0,001276 0,01


Y   = =  0,00779
Yd Yd 0,0245 1, 2833
ln 2.3 lg 2,3. lg
Yc Yc 0,001276
206 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

- Từ phƣơng trình :

M = Kk . F . Y
 diện tích bề mặt truyền khối cần thiết đƣợc tính theo :
M 3,9
F  = 1251,6 m2
K k .Y 0,4.0,00779

- Thể tích vật liệu đệm :


F
V= H.S=
a
a: diện tích riêng phần của vật liệu đệm
Từ vật liệu đệm kiểu vòng Rasching có kích thƣớc 25.25.3mm tra phụ lục 17
(trang 410, sách BT 10) ta đƣợc :
a= 204 (m2/m3) ( vòng gốm)
1251,6
V   6,135m 3
204
- Xác định tiết diện tháp hấp thu :
L = 3000kg/h
273
 k  1,293.  1,2(kg / m 3 )
273  20
G = Gv.o = 1400.1,293= 1810,27 (kg/h)

L 3000
  2141,657
G 1810,27

Dựa vào kích thƣớc vật liệu đệm tra phụ lục 17
  1 = 1000 (kg/m3)

1 = 1 (cp)
 = 0,74 (m3/ m3) (thể tích tự do)
0 ,125
  2 .a. 0,16   k 
0.25
L
log  th 31 x k   A  B   
 g. l  G  l 

  2 .204.10,16 
 log th 3
x(0,0012)   0,022  1,75(1,657) 0, 25 (0,0012) 0,125
 9,81.(0,74) 

 log(  th2 .0,0616)  0,022  0,8565 = -0,8345


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 207
  th2  2,3764   th  1,51

Theo đề bài  = 0,75 th = 0,75 . 1,54 = 1,155(m/s)

Tiết diện của tháp hấp thu đƣợc tính từ công thức :

G 1810
A.W=Q=   0,4(m 3 / S )
3600. k 3600.1,2

Q 0,4
Do đó : A(S) =   0,346m 2
 1,155

Vậy đƣờng kính tháp hấp thu là :

4 A( S ) 4.0,364
D= =  0,680(m)
 3,14

Chiều cao cần thiết của lớp vật chêm là :

V F 6,135
hp =    17,7(m)
A A 0,346

Câu 3: Xác định hệ số truyền khối tổng quát trong một tháp hấp thu với dung môi là
H2O. Khí CO2 trong pha khí đƣợc hấp thu ở điều kiện sau. Suất lƣợng của hàm lƣợng
khí là 5000m3/h ở áp suất thƣờng và to làm việc. Nƣớc tinh khiết vào tháp hấp thu
với suất lƣợng 650m3/h. Hàm lƣợng ban đầu của CO2 trong pha khí là 28,4% (theo
thể tích). Hàm lƣợng CO2 cuối tại đỉnh 0,2%. Ap suất tuyệt đối trong tháp hấp thu là
16,5Atm, to = 15oC. Tầng chêm gồm 2 phần : Phần dƣới đƣợc chêm bằng 3 tấm
vòng sứ Rasching có kích thƣớc 50X50X5mm, phần trên là 17 tấm vòng có kích thƣớc
35X35X4mm. Giả sử vật chêm đƣợc thấm ƣớt hoàn toàn

Giải

Tổng bề mặt vật chêm vòng sứ 50X50X5 là :

G1
F1 = .a aù
1

Với a1 = 87,5 ; 1 = 530 đƣợc tra từ phụ lục 17 trang 410 (SBT10)

3000
 F1  .87,5  495,3m 2
530
208 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Tổng diện tích bề mặt riêng của vật chêm 35X35X4 :

G2 17000
F2 = .a 2  .140  4712,87 m2
2 505

Vậy tổng diện tích bề mặt vật chêm

F = F1 + F2 = 495,3 + 4712,87= 5028,17m2

Lƣợng CO2 ban đầu trong dòng khí vào đáy tháp là :

5000 X 28,4% = 1420 (m3/h)

hay : khối lƣợng khí CO2 sau khi hấp thu

To 273
G  x. g  x.  o = 1412,8 . .1,976  2646,3(kg / h)
T 273  15

Với o = 1,976 tra từ bảng với khí CO2 (bảng 5 trang 399, BTVD tập 10)

Hay : 2646,3/44 = 60,143 kmol/h

Động lực của quá trình hấp thu tại đáy tháp :

- Ap suất tổng cộng trong tháp hấp thu là :

P = 16,5. 9,81.104 = 161,865.104Pa = 1618,65kPa

- Ap suất riêng phần của CO2 tại đáy tháp là :

Pa = P. (% của CO2) = 1618,65. 28,4% = 459,7(kPa)

- Phân mol của CO2 trong nƣớc tại đáy tháp :

G / 44 2646,3 / 44
XB =  = 0,00166
G / 44  Gn / 18 2646,3 / 44  650.10 3 / 18

( Gk = Vn.n = 650.103 = 650000 (kg/h)

- Từ phụ lục 41 (trang 428 sách BT tập 10).

Ta có hằng số Henry : H = 0,93.10 6mmHg

(ứng với CO2 ở 15oC) = 0,93. 133,3.10 6Pa = 0,124.106Kpa

- Ap suất riêng phần của CO2 trong pha khí cân bằng với pha lỏng chảy ra khỏi tháp
hấp thu : Pc* = H.Xb = 0,124.106.0,00166= 205,84Kpa
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 209
- Động lực của quá trình hấp thu tại đáy hấp thu là:

Pđ = Pa - Pb* = 459,7 – 205,8= 253,9 Kpa

- Ap suất riêng phần của CO2 trong pha khí ở đỉnh tháp

Pc = P (% CO2 ra) = 1618,65. 0,2% = 3,2373 (Kpa)

- Vì nƣớc vào ở đỉnh tháp là tinh khiết nên áp suất riêng phần của CO 2 trong pha khí
cân bằng với nƣớc là bằng không. Vậy động lực quá trình hấp thu tại đỉnh tháp là :

PC = PC – PC* = 3,2373 - 0 = 3,2373 (Kpa)

- Động lực trung bình cho toàn quá trình là :

Pñ  Pc 253,9  2,2373 251,6627


 tb   =  53,18KPa
Pñ 253,9 4,7316
ln ln
Pc 2,2373

- Hệ số truyền khối tổng quát là :

Kp = G/F. tb = 2646,3/520877.53,18 = 0,0095kg/hm2Kpa

0,0095
=  0,93kg / m 2 at
1
x10 3
9,81.10 4

- Hệ số truyền khối tổng quát liên hệ với động lực (theo mmHg) là :

2646,3 kg
KP = G/F tb = 3
= 0,001273 2
53,18.10 hm mmHg
5208,77. 6
133,3.10

Câu 4: Một hỗn hợp lỏng chứa 58,8% mol toluen và 11,2% mol tetraclorua Carbon

(tcc). Xác định tổng số khối lƣợng X của toluen( theo kg toluen/kgtcc ) và nồng độ

Cx
khối lƣợng – thể tích (kg/m3) của nó

Khối lƣợng mol của toluen (C6H6CH3) : 92

Mt = 92 (kg/Kmol)

Khối lƣợng mol của tetracarbon ( CCl4)

Mttc = 154 (kg/Kmol)


210 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Phân mol (5) của toluene: X = 58,8 %

Mt x 92.0,588
Tỉ số khối lƣợng của toluen: M   = 0,853
M tcc (1  x) 154(1  0,588)

M 0,853
Phân khối lƣợng x của toluen x    0,46
1  M 1  0,853

Tra sổ tay (bảng 5, trang 399, SBT 10)

t = 870 (kg/m3)

đcc = 1630 (kg/m3)

Khối lƣợng riêng dung dịch

1 x 1 x
 
 t  tcc

  = 1162(kg/m3)

Nồng độ khối lƣợng thể tích của toluen là :

c x   x  1162.0,460 = 534,52 (kg/m3)

Câu 5: Trong một thiết bị truyền khối hoạt động ở áp suất tuyệt đối 3,1atm, hệ số
truyền khối trong mỗi pha nhƣ sau : ky = 1,07 Kmol/m2h (y = 1) và k X = 22kmol
/m2.h (X = 1). Thành phần cân bằng của pha lỏng và pha khí tuân theo định luật
Henry nhƣ sau :

P* = 0,08.106X , Xác định :

a. Hệ số truyền khối tổng quát ky và kX

b. So sánh trở lực khuếch tán trong pha lỏng và trong pha khí.

Đổi phƣơng trình cân bằng ra dạng : y* = mX

P* 0,08.10 6 x
Với y* = .x   35,1x(1 / mmHg)
P 3,1.735

 m = 35,1

Hệ số truyền khối tổng quát


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 211
1 1
Ky =   0,395( Kmol / m 2 h)(y  1)
1 m 1 35,1
 
Ky Kx 1,07 22

1 1
KX = 1 1
 = 13.8 (kmol/m2h) ( X = 1)
(mkg)  Kx 1 1

35,1.1,07 22

Tỉ số trở lực khuyếch tán trong pha lỏng và khí theo động lực y là :

m 1 35,1 1 1,595
:  :  = 1,71
kx ky 22 1,07 0,934

Động lực trong pha lỏng lớn hơn trong pha khí là 1,71 lần

Câu 6: Xác định lƣu lƣợng cực tiểu lí thuyết của dung môi lỏng có phân tử lƣợng
224kg/mol (kg/kmol) để hấp thu propan và butan từ hỗn hợp có lƣu lƣợng 1000m3/h
(điều kiện tiêu chuẩn). Nồng độ của propan và butan lần lƣợt là 15 và 10% theo thể
tích. Tháp hấp thu hoạt động ở nhiệt độ 30oC, áp suất 3at (294kPa). Độ hòa tan của
propan và butan tuân theo định luật Raoult.

- Nồng độ chuyển động (phân mol) của propan trong dung dịch rời tháp hấp thu (
cân bằng với hỗn hợp khi vào) đƣợc Xác định theo phƣơng trình :

p
x *p  .y p
pp

Với P = 294 kPa

PP = 981 Kpa đƣợc tra từ sổ tay trang 328 tập 1 ở nhiệt độ = 30 oC của
propan = 10atm

YP = 15%

294
 x *p  .15%  0,045
981

Lƣợng propan trong dòng khí phải đƣợc hấp thu là :

Qhh . y p 1000
Gp =  .15% = 6,696 (kmol/h)
22,4 22,4
212 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Lƣu lƣợng dung môi cực tiểu cần để hấp thu propan đƣợc Xác định từ phƣơng trình:

L min p.x *p
 Gp
1  x *p

G p .(1  x *p ) 6,696(1  0,045)


 L min p  *
 = 142,104 (kmol/h)
x p 0,045

Hay : LminP X ( Mtb) = 142,104 X 224 = 31831,296 (kg/h)

Nồng độ cực đại của butan trong dung dịch rời tháp hấp thu (cân bằng với hỗn hợp
khí vào ) đƣợc Xác định theo phƣơng trình

p
xb*  . yb
pb

- Với P = 294 kPa

Pb = 265 kPa ( tra từ sổ tay tập 1 ở nhiệt độ 30 oC của butan )

Yb = 10%

294
 xb*  x10%  0,111
265

Lƣợng butan trong dòng khí phải đƣợc hấp thu là :

Qhh . yb 1000
Gb =  .10% = 4,464 (kmol/h)
22,4 22,4

Lƣu lƣợng dung môi cực tiểu cần để hấp thu butan đƣợc Xác định từ phƣơng trình :

L min .xb*
 Gb
1  xb*

Gb (1  xb* ) 4,464(1  0,111)


 L min p   = 35,7522 (kmol/h)
xb* 0,111

Hay : Lminb. 224 = 35,7522 X 224= 8008,496 (kg/h)

Vì LminP > Lminb

Nên lƣợng dung môi cực tiểu là lƣợng dung môi hấp thu propan : 31831,296
(kg/h)
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 213
Câu 7: Xác định hệ số truyền khối cho pha khí trong tháp chêm dùng để hấp thu SO2
trong hỗn hợp với khí trơ (N2) ở áp suất khí quyển . Nhiệt độ tháp hấp thu là 20oC
và tháp hoạt động ở chế độ màng. Vận tốc biểu kiến của pha khí trong tháp hấp thu
là 0,35m/s. Vật chêm là các thỏi than có a = 42m2/m3;  = 0,58m3/m3 (Vtd)

Giải :

Ta có phƣơng trình :

Shk = 0,407 Re 0k ,655 .S ck 


0, 33

Với khí N2 (ở 0oC, 1atm) tra phụ lục trang 390 SBT ta đƣợc :

28
 ok  1,25(hay :  ok   1,25)
22,4

 Khối lƣợng riêng của khí nitrogen ở 20oC :

273 273
 k  o. = 1,25.  1,1646(kg / m 3 )
273tt 293
Ở nhiệt độ 20oC ; là khí N2 tra phụ lục 6 ta đƣợc độ nhớt :

k = 0,0175cp = 0,0175 . 10-3 pas

Hệ số khuyếch tán :
3/ 2
p T 
Dk  10,3.Do . 0  
p  T0 

- Với Do = 10,3 . 10-6 (m2/s) : hệ số khuyếch tán của khí và hơi nƣớc trong không
khí (điều kiện chuẩn ) đƣợc tra từ bảng 42 (trang 428, sách BT) ứng với khí SO 2

p0
1
p
1, 5
 293 
6
 Dk  10,3.10 .1.  = 1,145.10-5 (m2/s)
 273 

k 0,0175.10 3
S ck   = 1,312
 k Dk 1,1646.1,145.10 5

hệ số Renol

4.v. k 4.0,35.1,1646
Rek =  = 2218
a k 42.0,0175.10 3
214 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Số Sherwood (CT 552 trang 230)

Shk = 0,407.Rek = 0,407.(2218)0,655.(1,312)0,33 = 69,2

Đƣờng kính tƣơng đƣơng:


4. 4.0,58
d td    0,055m
a 42

Hệ số truyền khối là :
Shk . .Dk 69,2.1,145.10 5
Kk =  = 0,0144 (m/s)
d tñ 0,055

Câu 8: Một dòng khí có lƣu lƣợng 10.000m3/h (V = 104m3/h) chứa 26g/m3 HCl
đƣợc thổi vào tháp hấp htu làm việc ở 1at, nhiệt độ là 25oC. Để hấp thu HClvào nƣớc
dòng khí rời tháp hấp thu còn chứa 0,5g/m3 HCl. Quá trình giả sử là đẳng nhiệt độ.

a. Xác định tỉ số L trơ/ Gtrơ tối thiểu

b. Xác định lƣợng nƣớc trong mỗi m3 pha khí nếu :

Ltrô  Ltrô 
 1,2 
Gtrô  Gtrô  min

c. Xác định số mâm lí thuyết, số mâm thực tế. (số đơn vị truyền khối )

d. Tính đƣờng kính tháp

Giải

 Ltrô  Y  Yc
a.    ñ*
 Gtrô  min X  X ñ

Số mol không khí đƣa về điều kiện chuẩn

V .Tc 10 4.273
V chuẩn =   0,92.10 4
T 273  25 0

Vc 0,92.10 4
n = 3
 3
= 0,04.107 (mol/h) = 4.102 (kmol/h)
22,4.10 22,4.10

Số mol HCl ban đầu

C %V 26.10 4
nHCl =  = 0,7123.104 (mol/h) = 7,123(kmol/h)
M 36,5
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 215
Nồng độ ban đầu của HCl trong không khí đi vào đáy tháp hấp thu là :

n HCl n HCl 7,123


Yđ =   = 0,0181 (kmolHCl/kmolkk)
nkk nhh  n HCl 0,4.10 3  7,123

Số mol HCl sau khi hấp thu

0,5.10 4
nHCl =  0,01369.10 4 (mol / h) = 1,369.102 (mol/h)= 0,1369 (kmol/h)
36,5

Nồng độ của HCl trong không khí đi ra khỏi đỉnh tháp

0,1369
Yc =  0,00034(kmolHCl / kmolkk)
0,4.10 3  7,123

(lƣợng khí ra vào không đổi)

Xác định nồng độ HCl cân bằng trong nƣớc : X*

- Vẽ đƣờng cân bằng

Từ phƣơng trình Henry Y* = 2mX

H H
Với m =   2,83
Pt 760

H = 2150 đƣợc tra bảng ở nhiệt độ 25oC

760 (mmHg)

 Y* = 2,83X

Chuyển đổi phƣơng trình về dạng phân mol

y*
Với Y* =
1  y*

x
X=
1 x

X
 Y *  2,83
X 1

Vì X  0  Y* = 2,83 X
216 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

X 0 0,002 0,004 0,006 0,008

Y 0 0,00566 0,01132 0,01698 0,02264


(hoặc X* = )
2,83

Chọn nồng độ HCl trong nƣớc lúc đầu

Xđ = 0 (nƣớc tinh khiết)

L  0,0181  0,00034
Vậy  trô   = 2,78
 Gtrô  min 0,00639  0

 Ltrô  L 
   1,2 trô  min
b.  Gtrô  Tte  Gtrô  = 1,2 .2,78 = 3,336

 Ltrơ = 3,336 Gtrơ = 3,336 . (0,4.103 - 7,123) = 1310 (kmol/h)

hay : 1310 X 18 = 23580 (kg/h)

 lƣợng nƣớc /1m3 không khí = 23580 : 104 = 2,358 (kg/m3)

c. Xác định số mâm lí thuyết

Để Xác định số mâm lí thuyết phải Xác định phƣơng trình đƣờng làm việc. Sau đó
vẽ cùng đƣờng cân bằng sẽ tìm đƣợc  trên hình và suy ra số mâm

Hệ số góc đƣờng làm việc

Ltrô Y  Yc
 ñ  k  3,336
Gtrô X c  X d

Xác định 2 điểm

A ( Xc , Y đ ) B (X đ , Yc )

Ta có :

Yñ 0,0181
Xc =  = 0,00542
3,336 3,336

Vậy A = ( 0,00042 ; 0,05842)

B = (0 ; 0,00034)

Vẽ lên hình phần trƣớc ta có số mâm lí thuyết 12


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 217
d. Xác định số mâm thực tế

Số mâm thực tế

Yñ  Yc
noy =
y

Yđ = 0,0181

Y*đ = 2,83 . Xc = 2,83 . 0,00542 = 0,0153

Yc = 0,000334

Y*c = 2,83 . Xđ = 0

Vậy : Yđ = Yđ - Y*đ = 0,0028

Yc = Yc - Y*c = 0,00034

Yñ  Yc 0,0028  0,00034 0,00246


Vậy Y  = 
Yñ 0,0028 2,1084
ln ln
Yc 0,00034

hay Y  0,0011667

0,0181  0,00034
 noy  = 15
0,0011667

Vậy số mâm thực tế 15

e. Tính đƣờng kính tháp

V
D=
0,785 k .3600

Xác định k

k = 0,8 . gh . ( chọn  = 0,8)

Xác định gh :

Cho a = 135 ( diện tích riêng đệm )

Vd =  = 0,78 (diện tích tự do )

k = 18,35.10-6 (N/m2)
218 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

l = 1000kg/m3

k = 1,185 ; l = 1003,15

Ta có phƣơng trình :
0 ,15
  2 .a. 0,16   k 
0 , 25
  A  B 
L
Lg (  th 3 n . k  
 g. l  G  l 

  2 .135.(18,35.10 6 ) 0,16 1,185 


0 ,15
 1,185 
 lg th 3
x  = -0,073 – 1,75(3,336)0,25(  
 9,81 .( 0,78) 1003,15   1003,15 

 
 lg  th2 .0,00598  0,073  1,01833 = - 1,09133

 th = 3,68 (m/s)

 k = 0,8.3,68 = 2,94 (m/s)

10 4
Vậy D = = 1,097(m)
0,785.2,94.3600

Vậy D = 1100(mm)

Câu 9: Tính toán thiết kế tháp hấp thụ xử lý khí Axetol bằng nƣớc

Các số liệu ban đầu

- Hỗn hợp khí cần tách: acetone trong không khí

- Dung môi: nƣớc

- Lƣu lƣợng khí vào tháp: 900 m3/h

- Nồng độ acetone: yđ = 0,012( mol/mol)

- Hiệu suất yêu cầu: = 84%

- Nhiệt độ áp suất và lƣợng dung môi: mô phỏng theo một số điều kiện

- Loại thiêt bị: Tháp đệm

Gọi:

Gy: lƣu lƣợng hỗn hợp khí vào tháp( kmol/h)


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 219
Gx: lƣu lƣợng nƣớc vào tháp( kmol/h)

Gtrơ: lƣu lƣợng khí trơ( kmol/h)

Yđ: nồng độ phần mol tƣơng đối của acetone trong khí đi vào tháp ( kmol
acetone/kmol kk)

Yc: nồng độ phần mol tƣơng đối của acetone trong khí đi ra khỏi tháp ( kmol
acetone/kmol kk)

Xđ: nồng độ phần mol tƣơng đối của acetone trong nƣớc đi vào tháp( kmol
acetone/kmol dm)

Xc: nồng độ phần mol tƣơng đối của acetone trong nƣớc đi ra khỏi tháp( kmol
acetone/kmol dm)

yd 0.012
Theo đề bài: yđ = 0,012 (mol/mol) → Yd    0.0121 (kmol
1  y d 1  0.012

acetone/kmol kk)

Giả sử hiệu suất hấp thụ là: = 84%

Do đó: Yc = Yđ( 1-η) =0,0121.( 1-0,84)= 1.936.10-3 (kmol acetone/kmol kk)

Yc 1.936.103
→ yc    1.932.103 (kmol/kmol)
1  Yc 1  1.936.103

yd  yc 0.0121  1.932.103
→ ytb    0.007 kmol/kmol
2 2

Dung môi ban đầu là nƣớc → Xđ = 0

Giả sử điều kiện làm việc của tháp là T =260C→T =299K

P =1atm = 760mmHg

P=1 atm = 1,0326 at

Ta coi hỗn hợp khí là lý tƣởng. Theo phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng ta có:

P.V 1 900
Gy = n    36.7 ( kmol/h)
R.T 0.082  299
220 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Gy 36.7
→ Gtr    36.27 ( kmol/h)
1  Yd 1  0.0121

Suất lƣợng mol đầu vào

→ Gacetonev  Gy  Gtr  36.7  36.27  0.43 ( kmol/h)

Suất lƣợng mol đƣợc hấp thụ

Gacetoner  Gtr  (Yd  Yc )  36.7  (0.0121  0.001936)  0.373 ( kmol/h)

Suất lƣợng mol còn lại trong đầu ra

Gacetonecl  Gacetonev  Gacetoner  0.43  0.373  0.057 ( kmol/h)

Lập phƣơng trình đƣờng cân bằng

Nồng độ phân mol trung bình của hỗn hợp khí

yd  yc 0.0121  1.932.103
ytb    0.007 kmol/kmol
2 2

Tính khối lƣợng riêng:

 Đối với pha lỏng:

1 aacetone 1  aacetone
Áp dụng công thức:  
 xtb  acetone H O
2

Trong đó:

  xtb : Khối lƣợng riêng trung bình của hỗn hợp lỏng, kg/m3.

 aacetone : Phần khối lƣợng của acetone trong pha lỏng

 acetone,  H O : Khối lƣợng riêng của acetone và H2O ở 260C, kg/m3.


2

- Tra bảng I.5 ở 260C có:  H O = 996,82 (kg/m3)


2

- Tra bảng I.2 ở 260C có:  acetone(200C) = 791 (kg/m3)

 acetone (400C) = 768(kg/m3)

Dùng phƣơng pháp nội suy =>  acetone (260C) = 784 (kg/m3)
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 221
- Tính aacetone :

M acetone  xtb
Áp dụng công thức aacetone 
M acetone  xtb  M H 2O (1  xtb )

M acetone  xtb 58  1.77.103


aacetone   3 3
 5.68.103
M acetone  xtb  M H 2O (1  xtb ) 58  1.77.10  18(1  1.77.10 )

Trong đó

 aacetone : Phần khối lƣợng trung bình của acetone trong hỗn hợp.

 xtb: Nồng độ phần mol trung bình của acetone trong pha lỏng, (kmol
acetone/kmol H2O)

 xtb = 1.77.103 (kmol acetone/kmol H2O)

- Tính khối lƣợng phân tử của hỗn hợp lỏng Mx

M x = xtb. M acetone+(1–xtb). M H 2O = 58 1.77.103  18(1  1.77.103 ) =18.0708

Làm tròn Mx =18

 Đối với pha khí:

- Tính My

Áp dụng công thức: My = ytb. M acetone + (1 - ytb). M KK

Trong đó:

 My: Phân tử lƣợng trung bình của hỗn hợp khí, (kg/kmol)

 M acetone, M KK : Khối lƣợng phân tử của acetone và không khí, (kg/kmol)

 ytb: Phần mol trung bình của acetone trong hỗn hợp (kmol acetone/kmol hỗn
hợp khí)

→ My = 0.007  58  (1  0.007).29  29.609

[ M acetone  ytb  (1  ytb )  M kk ]  273 [0.007  58  (1  0.007)  29]  273


- Tính  ytb  ytb    1.19
22.4  T 22.4  299

→  ytb = 1,19 kg/m3


222 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

- Tính  xtb

1 aacetone 1  aacetone
 
 xtb  acetone H O 2

1 1
→  xtb    995.29 (kg/m3)
aacetone 1  aacetone 5.68.10 3
1  5.68.10 3
 
 acetone  H 2O 784 996.82

My 29.609
  24.88
 ytb 1.19

Giá trị của bƣớc nhảy

Yd  Yc 0.0121  1.936.10 3
  0.00102 (kmol/kmol)
10 10

Ta có phƣơng trình:

logP*acetone = 3,58 + 1,87log[acetone] + 2,24.10 -2T –

Trong đó:

 T: nhiệt độ làm việc của tháp, T = 273 + 26 oC = 299oK

 P*acetone: áp suất riêng phần acetone cân bằng (mmHg)

 [acetone]: nồng độ acetone cân bằng (mol/m 3)


P'acetone
Ta có: Yd  
P  P'acetone

 Yd  P 0.0121 760
 Pacetone    9.086mmHg  1211.37 Pa
1  Yd 1  0.0121

Từ phƣơng trình suy ra nồng độ của aceton

1960
log1211.373.582.24.102 299
299
acetone   10 1.87
 0.45521(mol / m3 )  0.00045521(kmol / m3 )

My
X  acetone   0.00045521 24.88  0.01133(molacetone / moldungmoi )
 ytb

Ta có bảng số liệu
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 223

Y'  
P'acetone acetone  X

0.00088 89.09 0.00011274 0.0028

0.001936 192.14 0.00017005 0.00423

0.00292 295 0.00021388 0.00532

0.00394 397 0.00025067 0.00624

0.00496 500 0.0002836 0.00706

0.00598 602.31 0.00031328 0.00794

0.007 704.34 0.00034063 0.00847

0.00802 806.16 0.00036613 0.00911

0.00904 907.77 0.00039013 0.00971

0.01006 1009.17 0.00041286 0.01027

0.01108 1110.38 0.00043451 0.01081

0.0121
1211.37 0.00045521 0.01133

Lập phƣơng trình đƣờng làm việc

Xmax ứng với Yđ nằm trên đƣờng cân bằng là: Xmax = [acetone] = 0,0121(mol
acetone/mol dung môi).

Lƣợng dung môi tối thiểu dùng để hấp thụ:

Yd  Yc 0.0121  0.001936
Lmin  Gtr  36.27   32.54 (kmol dung môi/h)
X max  X d 0.01133  0

Lƣợng dung môi cần thiết lấy bằng 1,5 lƣợng dung môi tối thiểu:

L = 1,5Lmin = 1,5 32.54 = 48.81 (kmol/h)

Lƣợng dung môi sử dụng theo thể tích:

L  M H 2O 48.81 18
Ltt    0.88(m3 / h)
H O
2
996.82
224 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Nồng độ dung dịch ra khỏi tháp hấp thu:

L Y  Yc
 d
Gtr X c  X d

Xc 
Gtr
Yd  Yc   36.27 0.0121  0.001936  0.00755 (mol acetone/moldd)
L 48.81

Đƣờng làm việc của tháp đi qua hai điểm

A(Xđ ; Yc) = A(0 ; 0,001936)

B(Xc ; Yđ) = B(0,00755 ; 0,0121)

 Phƣơng trình đƣờng làm việc: y = 1.3462 + 0,001936

 Xác định số bậc truyền khối

X và Y* đƣợc lấy từ bảng số liệu đƣờng cân bằng

Y đƣợc tính từ phƣơng trình đƣờng làm việc: y = 1.3462 + 0,001936

Hình Đồ thị đường cân bằng và đường làm việc


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 225
Bảng Số liệu xác định số bậc truyền khối

Y'  X Y' Y'  Y'  1


Y'  Y' 

0.00088 0.0028 0.005701 0.004821 207.4258

0.0019 0.00423 0.007630 0.00573 174.5201

0.00292 0.00532 0.00901 0.00609 164.2036

0.00394 0.00624 0.0103 0.00636 157.2327

0.00496 0.00706 0.01144 0.00648 154.321

0.00598 0.00794 0.01262 0.00664 150.6024

0.007 0.00847 0.01333 0.00633 157.9779

0.00802 0.00911 0.01412 0.0061 163.9344

0.00904 0.00971 0.015 0.00596 167.7852

0.01006 0.01027 0.01576 0.0057 175.4386

0.01108 0.01081 0.01649 0.00541 184.8429

0.0121
0.01133 0.01719 0.00509 196.4637

 1  171.229
 
 
 '
Y  Y'  tb

dY
noy  
Yd

Y  Y  0.001936
0.0121
 171.229dY 1.74
Yc

Chọn số đơn vị truyền khối noy = 2

Tính toán tháp hấp thụ

Chọn vật liệu đệm là vòng sứ Rasig đổ lộn xộn, đệm bằng sứ (tra bảng IX.8-Đặc
trưng của đệm_Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2).

Kích thước đệm: 35 35 4 mm

Diện tích bề mặt riêng: = 135 m2/m3

Thể tích tự do của tầng chêm: Vđ = 0,78 m3/m3


226 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Khối lượng riêng của pha lỏng:  H O = 996,82 (kg/m3)


2

Khối lượng riêng của pha khí:  ytb = 1,19 kg/m3

Độ nhớt  x ,  y :

Đối với pha lỏng:

Áp dung công thức: lg  x  xtr  lg acetone  (1  xtb )  lg  H2O I-84

lg  x  xtr  lg acetone  (1  xtb )  lg  H2O

Trong đó:

acetone,  H O : độ nhớt của acetone và H2O ở 260C, Ns/m2


2

Tra bảng I-101 sổ tay I: acetone(200C)= 0.322.103 Ns/m2

acetone(300C)= 0.393.103 Ns/m2

→  acetone(260C) = 0.364.103 Ns/m2

Tra bảng I-102 sổ tay I:  H 2O (260C)= 0.8739.103 Ns/m2

xtb: Nồng độ phần mol trung bình của acetone trong pha lỏng, (kmol acetone/kmol
H2O)

xtb = 1.77.103 (kmol acetone/kmol H2O)

→ lg  x = 2,86.10-4×lg(0,2915.10-3)+(1-2,86.10-4)×lg(0,8937.10-3)= -3,0489

lg  x  1.77.103  lg( 0.364.103 )  (1  1.77.103 )  lg( 0.8739.103 )  3.06

→  x = 8,725.10-4 Ns/m2

Đối với pha khí:

My ytb .M acetone (1  ytb ).M KK


Áp dụng công thức:  
y acetone  KK

Trong đó

  y , acetone, kk : độ nhớt trung bình của pha khí, của acetone và của không khí ở
điều kiện làm việc 260C, Ns/m2

 M y , M acetone, M kk : khối lƣợng phân tử của pha khí, của acetone và của không khí

ở điều kiện làm việc 260C và P=1atm


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 227
Tra đồ thị I-35 ta có : acetone(260C)=0,0425.10-3, Ns/m2

kk (260C)=0,044.10-3, Ns/m2

My 29.609
y    4.46.10 5 Ns/m2
ytb  M acetone (1  ytb )  M kk 0.007  58 (1  0.007)  29
 
 acetone  kk 0.0425.103 0.044.103

Tính vận tốc đảo pha:

Áp dụng công thức:

Y =1,2.e-4X ( II-187 )

ws2   d   ytb   x 
0.16

Với Y  
g  Vd3   xtb   n 

1 1
G  4   ytb  8
X  x   
G
 y    xtb 

s : tốc độ đảo pha, m/s

Vd: thể tích tự do của đệm, m3/m3

 d : bề mặt riêng của đệm, m2/m3

g: gia tốc trọng trƣờng, g=9,81m/s2

Gx, Gy là lƣợng lỏng và lƣợng hơi trung bình( kg/s)

Gxd  Gxc G G Y  36.27  0.0121 0.84


Gx   Gxd  acetonebihapthu  Gxd  tr d  103.77   103.95
2 2 2 2

→Gx = 103.95 kmol/h

1871.18
→Gx=103.95 ×18=1871.18 kg/h→ Gx=  0.52 kg/s
3600

Gyd  Gyc Gyd  (Gyd  Gacetonebihapthu) 36.7  36.7  36.27  0.0121 0.84
Gy     36.52
2 2 2

→ Gy = 36.52 kmol/h

1081.32
→Gy=36.52 ×29,609=1081.32 kg/h→ Gy=  0.3 kg/s
3600
228 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

1 1
 G  4   ytb 
1 1
 0.52  4  1.19 
8 8
→ X   x          0.5
G    0.3   995.29 
 y  xtb 

Từ phƣơng trình của Y ta có:

1.2  e 4 X  g  Vd3   xtb 1.2  e 40.5  9.81 0.783  995.29


ws  0.16
 0.16
 2.19 m/s
   8.725.10 4 
 d   ytb   x  135  1.19   
3 
 n   1.005.10 

Thông thƣờng: wtb  (0.8  0.9)ws

Chọn tb s → tb =2.19×0.8=1.752 m/s

R  Gacetone  T 373  0.082  299


Lƣu lƣợng aceton bị hấp thụ Qacetone 
P

1

9.1452 m3 / h 
Trong đó:

 Gacetone: suất lƣợng mol acetone đƣợc hấp thụ, Gacetone = 0,373 kmol/h = 373
mol/h

 R: hằng số khí lý tƣởng, R = 0,082 atm.l/mol.K

 T: nhiệt độ của khí CO2, T = 273 + 26oC = 299K

 P: áp suất làm việc, P = 1atm

Lƣu lƣợng khí ra khỏi tháp:

Qc = Q – Qaceton = 900 – 9.1452 = 890.8548 (m3/h)

Lƣu lƣợng khí trung bình vào tháp:

Qtb 
Q + Qc 900 + 890.8548
2

2

 895.427 m3 / h  0.2487 m3 / s   
Tính đƣờng kính tháp

Đƣờng kính tháp:

4  Vytb 4  0.2487
Công thức: D    0.423m .làm tròn thành 0.5m
  wtb   1.752
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 229
Ltt
Kiểm tra theo mật độ tƣới U = (m2/m2h)
f

Với V1 là lƣu lƣợng thể tích chất lỏng, m3/h

f: tiết diện tháp, m2

  D2   0.52
f    0.196 m2
4 4

0.88
→ U  4.49 > 1,5 là giá trị mật độ tƣới tối thiểu
0.196

Mật độ tƣới tới hạn Uth = đ.b (m3/m2h) (II.177)

Trong đó:

b: hằng số (chọn b = 0.093)

 Uth = 135x0.093 = 12.56 m3/m2h

U 4.49
Vậy   0.36
U th 12.56

Hệ số thấm ƣớt ψ = 0,38 (tra biểu đồ IX.16 trang 178 sổ tay quá trình và thiết bị
công nghệ tập 2)

Tính toán chiều cao tháp:

Chiều cao tháp đƣợc xác định theo phƣơng pháp số đơn vị chuyển khối:

H = hdv.noy (m)

Trong đó: H: chiều cao tháp, m

hdv: chiều cao một đơn vị chuyển khối, m

noy: số đơn vị chuyển khối

Xác định chiều cao một đơn vị chuyển khối:

m '.G y
hdv = h1 + h2 (m)
Gx

Trong đó: h1: chiều cao 1 đơn vị chuyển khối ứng với pha khí

h2: chiều cao 1 đơn vị chuyển khối ứng với pha lỏng

m’:giá trị trung bình của tg góc nghiêng đƣờng cân bằng Tính h1 và h2:
230 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Vd
h1   Re0.25
y  Pry , m
2/3

a    d

Trong đó:

a : hệ số phụ thuộc vào dạng đệm, với đệm vòng a=0,123

 : hệ số thấm ƣớt của đệm, nên  =0.38

Rey: chuẩn số Renoyd đối với pha khí

0, 4   y  s
Re y 
 y  d

0.4  1.19  1.752


→ Re y   138.5
4.46.105  135
y
Pry: chuẩn số Pran: Pry 
 y Dy

0.0043.10 4  T 1.5 1 1
Dy   (m2/s)
P vacetone  vkk3 
1 1
3 M acetone M kk
 

Trong đó:

T: nhiệt độ làm việc tuyệt đối T=299K

P: áp suất làm việc P=1atm

vacetone : thể tích mol của acetone,

vacetone = 3 14.8  6  3.7  7.4  74 cm3/mol

vkk : thể tích mol của không khí, vkk =29,9 cm3/mol

0.0043.10 4  2991.5 1 1
→ Dy    6.6.10 5 m2/s
1.0326 74 3  29.9 3  58 29
1 1

 

4.46.105
Vậy Pry   0.57
1.19  6.6.105
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 231
Vd 2 0.78 2
→ h1  Re0y.25 Pry 3   138.50.25  0.57 3  0.29m
a    d 0.123  0.38  135

 x 2/3
h2  256  ( )  Re0.25
x  Prx
0.5

x

Trong đó :

0, 04  Gx
Rex là chuẩn số Renoyd đối với pha lỏng: Re x 
Ft   d   x

1871.18
Gx=103.95 ×18=1871.18 kg/h→ Gx=  0.52 kg/s
3600

0.04  0.52
Re x   0.9
0.196  135  8.724.104

x
Prx là chuẩn số Pran đối với pha lỏng: Prx 
 x  Dx

Dx: hệ số khuếch tán của acetone vào nƣớc ở nhiệt độ 260C

Dt = D20[1+b(t-20)] (m2/s)

Trong đó: D20: hệ số khuếch tán của acetone vào nƣớc ở 20 0C

10 6 1 1
D20  2
 (m2/s)
AB  H 2O  vacetone  vH32O 
3
1 1 M acetone M H 2O
 

A: hệ số, đối với chất khí tan trong nƣớc A=1

B: hệ số, dung môi là nƣớc B=4,7

vacetone : thể tích mol của acetone ở 200C, vacetone =74 cm3/mol

vH 2O : thể tích mol của H2O ở 200C, vH 2O =18,9 cm3/mol

 H O : độ nhớt của nƣớc ở 200C,  H O =1,005.10-3 Ns/m2=1,005 cP(bảng I.102-94)


2 2

106 1 1
→ D20  2
  1.26.109 (m2/s)
4.7  1.005  74  18.9 3 
1
3
1 58 18
 
232 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

0, 2  H 2O
b=
3 H O
2

 H O : khối lƣợng riêng của nƣớc ở 200C,  H O = 998,23 kg/m3


2 2
bảng I.5-11

0.2 1.005
→ b 3
 0.02
998.23

→Dt = 1,26.10-9[1+0,02(26-20)]= 1,41.10-9 m2/s

8.725.104
→ Prx   621.72
995.29  1.41.109
2
 8.725.104  3
→ h2  256     621.720.5  0.90.25  0.57m
 995.29 

Y'  X Y X Y m
tan m 
x '
0.00088 0.0028

0.0019 0.00423 0.00102 0.00143 0.71 0.62

0.00292 0.00532 0.00102 0.00109 0.94 0.75

0.00394 0.00624 0.00102 0.00092 1.11 0.84

0.00496 0.00706 0.00102 0.00082 1.24 0.89

0.00598 0.00794 0.00102 0.00088 1.16 0.86

0.007 0.00847 0.00102 0.00053 1.92 1.09

0.00802 0.00911 0.00102 0.00064 1.59 1.01

0.00904 0.00971 0.00102 0.0006 1.7 1.04

0.01006 0.01027 0.00102 0.00056 1.82 1.07

0.01108 0.01081 0.00102 0.00054 1.89 1.08

0.0121 0.00102
0.01133 0.00052 1.96 1.1

10.35
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 233
10.35  0.3
Vậy hdv = 0,29 + 0,57 = 0.6 (m)
0.52  11

Chiều cao của lớp vật liệu đệm

H = hoy noy = 0.6 2 = 1.2 (m)

Trong đó:

noy: số đơn vị truyền khối, noy = 2

Chiều cao toàn tháp

Hth= H + (0,8 1) = 1.2 + 1 + 0,3 = 2.5 (m)

Trong đó:

 0,8 1: khoảng cách cho phép ở đỉnh và đáy tháp.

 0,3 là chiều cao của nắp và đáy tháp

Trở lực

Áp dụng công thức

P  Pu  Pk

Trong đó:

 Pk :Tổn thất đệm khô

 Pu :Tổn thất đệm ƣớt

Tháp hấp thụ đạt hiệu suất cao nhất khi vận tốc của khí bằng vận tốc điểm đảo
pha

=> Trở lực của tháp đệm đối với hệ khí-lỏng dƣới điểm đảo pha có thể xác định
đƣợc bằng công thức sau:

 G 
0,405
 
0,225
 
0,045

Pu  (1  K )Pk  Pk 1  A1  x  . y  . x   [II-190] (*)
G 

  y   x   y  

Trong đó:
234 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

  Pu: tổn thất áp suất khi đệm ƣớt tại điểm đảo pha có tốc độ của khí bằng
tốc độ của khí đi qua đệm khô(N/m2)

  PK: tổn thất của đệm khô (N/m2)


 Gx, Gy: lƣu lƣợng của lỏng và của khí (kg/h)

  x ,  y : khối lƣợng riêng của lỏng và của khí (kg/m3)

  x ,  y : độ nhớt của lỏng và khí (Ns/m2)

 A1: hệ số (ứng với điểm tốc độ làm việc bằng 0.85 tốc độ đảo pha)

 A1 = 5,15

Tổn thất áp suất của đệm khô tính theo công thức:

H  y . t ' H . d  y . y
2 2

PK   . . '
 . 3 [II-189]
d td 2 4 Vd 2

Re y  138.5 => ở chế độ xoáy và đệm là đệm vòng đổ lộn xộn

16 16
=>  '  0.2
  5.97
Re y 138.50.2

Tính trở lực đệm khô:

 ' H d wtb2  y 5.97 2.5  135 1.752  1.19


2

Pk        1938.6 N/m2


4 Vd3 2 4 0.783 2

  0.52 
0.405
 1.19 
0.225
 8.725.10 4  
0.045

→ Pu  1938.61 + 5.15         5076.34 N/m2


5 
  0.3   995.29   4.46.10  

=> P  Pk + Pu  1938.6 + 5076.34  7014.94 N/m2

Tính toán các thiết bị phụ

Trong việc hấp thụ aceton bằng nƣớc sử dụng tháp đệm cần có các thiết bị phụ
giúp cho quá trình vận chuyển chất lỏng và cung cấp khí vào tháp theo chế độ làm
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 235
việc của tháp giúp việc hấp thụ đạt đƣợc hiệu suất mong muốn.Trong các thiết bị phụ
thì bơm và máy nén khí là hai thiết bị quan trọng nhất.

Bơm

Trong công nghiệp, bơm ly tâm đƣợc sử dụng rộng rãi và có nhiều loại khác nhau
về cấu tạo cũng nhƣ cách vận hành.

Bơm ly tâm đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau nhƣ theo số bậc, theo cách
đặt bơm, theo điều kiện vận chuyển của chất lỏng từ guồng ra thân bơm và theo 1 số
đặc trƣng khác

Theo dây chuyền công nghệ trong bài ta chọn bơm ly tâm 1 cấp nằm ngang.

Nguyên tắc làm việc của bơm ly tâm

Nguyên tắc hoạt động: Bơm ly tâm làm việc theo nguyên tắc ly tâm. Chất lỏng
đƣợc hút và đẩy cũng nhƣ nhận thêm năng lƣợng là nhờ tác dụng của lực ly tâm khi
cánh guồng quay. Bộ phận chính của bơm là cánh guồng trên có gắn những cánh có
hình dạng nhất định, bánh guồng đƣợc đặt trong thân bơm và quay với tốc độ lớn.
Chất lỏng theo ống hút vào tâm guồng theo phƣơng thẳng góc rồi vào rãnh giữa các
guồng và cùng chuyển động với guồng. Dƣới tác dụng của lực ly tâm, áp suất của
chất lỏng tăng lên và văng ra vào thân bơm, vào ống đẩy theo phƣơng tiếp tuyến. Khi
đó ở tâm guồng tạo nên áp suất thấp. Nhờ áp lực mặt thoáng bể chứa, chất lỏng dâng
lên trong ống hút vào bơm. Khi guồng quay chất lỏng đƣợc hút liên tục, do đó chất
lỏng đƣợc chuyển động đều đặn. Đầu ống hút có lắp lƣới lọc để ngăn không cho rác
và vật rắn theo chất lỏng vào bơm gây tắc bơm và đƣờng ống. Trên ống hút có van
một chiều giữ cho chất lỏng trên đƣờng ống hút khi bơm ngừng làm việc. Trong ống
đẩy có lắp van một chiều để tránh chất lỏng bất ngờ dồn vào bơm gây ra va đập thủy
lực làm hỏng bơm

Các thông số đặc trƣng của bơm:

Áp suất mặt thoáng P1= 9,81.104 N/m2

Áp suất làm việc P= 3 atm=3×1,013.10 5=303900 N/m2

Gia tốc trọng trƣờng g=9,81 m/s2

Ở 260C: ρnƣớc=996,82 kg/m3


236 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

μnƣớc=0,8937.10-3 Ns/m2

Áp suất toàn phần của bơm H(m):

Áp dụng phƣơng trình becnulli ta có

2
2

22 2
2

’ 2 ’
2 1 2 1
2 2
’’ 2 2 ’
P Hh
’’ 2
1 2 2
2
1 2 2 1
2
2
2 2 2 2
2
2
2 2
2
2
Mặt cắt 1-1 và 1’-1’:
2 2
2
2
2 2
2
2

2 2
2
P1 P 2
2
 1  v  v  H h  hmh (1) 2

 .g 2.g  .g 2.g

Mặt cắt 1-1 và 2-2

Pr  r2 P2  22
    H d  hmd (2)
 .g 2.g  .g 2.g

Trong đó:

 P1: áp suất bề mặt nƣớc không gian hút

 P2: áp suất không gian đẩy

 ρ: khối lƣợng riêng của nƣớc

 Pv: áp suất trong ống hút lúc vào bơm

 Pr: áp suất của chất lỏng trong ống đẩy lúc ra khỏi bơm

 Hh, Hd: chiều cao ống hút và ống đẩy

 hmh, hmd: tổn thất áp suất do trở lực gây ra trong ống hút và ống đẩy
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 237
P
hmh + hmd=
 .g

 P : Áp suất toàn phần cần thiết để khắc phục sức cản thủy lực trong hệ
thống, áp suất toàn phần của bơm là hiệu áp suất giữa hai giai đoạn hút và
đẩy

 ω1: vận tốc nƣớc ở bể chứa, ω1=0

 ω2: vận tốc nƣớc khi vào tháp hay trong ống đẩy

 ω1’: vận tốc nƣớc khi vào bơm

 ω2’: vận tốc nƣớc khi ra khỏi bơm

Thực tế: ω2 = ω2’

P2  P1 1'
→ H  H 0  hm  
 .g 2.g

Xác định tổn thất áp suất do trở lực gây ra trên đƣờng ống hút của bơm

Ph
hmh =
 .g

Trong đó: Ph  Pd  Pm  Pc

Pd : áp suất động lực học cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi ống

 . h2
Pd 
2

Pm : áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi chảy ổn định trong ống thẳng

L  . h2
Pm  .
dh 2

Pc : áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ

 h2 .
Pc   .
2
238 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

 . h2 L  h2 .  2 .  . h2  L 
Ph  Pd  Pm  Pc =  . .  . h  1    . 
2 dh 2 2 2  dh 

V
Đƣờng kính ống hút: d h 
0, 785  h

Trong đó: V là lƣu lƣợng thể tích chất lỏng đi trong ống, m 3/s

Gxd  M H 2O 103.77  18
V
 H O  3600

996.82  3600
 0.0005 m3 / s \  
2

Theo bảng II.2(I-370) chất lỏng trong ống hút của bơm có ωh=0,8-2,0 (m/s).

 0.025m
0.0005
Chọn ωh = 1 (m/s) → d h 
0.785  1

Chuẩn số Re của chất lỏng trong ống hút

h  d h   H O 1 0.025  996.82
Re  2
  28516  4000
H O
2
0.8739.103

Dòng ở chế độ chảy xoáy nên hệ số ma sát đƣợc tính nhƣ sau

1  6,81 0,9  
 2.lg     (I-380)
  Re  3, 7 

Trong đó:

ε: độ nhám tuyệt đối. Chọn vật liệu làm ống là thép nối không hàn

→   0,07.10 3

Δ: độ nhám tƣơng đối, đƣợc xác định theo công thức:

0.07.103
  2.8.103
dh 0.025

1  6.81 0.9 2.8.103 


 2 lg   +   5.77
  28516  3.7 

  0.173

Hệ số trở lực cục bộ:


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 239
Chất lỏng vào ống thẳng, đầu ống hút có lắp lưới chắn đan bằng kim loại

  1  c

Với  c   0 .

F0   0,13
Chọn  0,9 → 0 Bảng II.16(I-382,384)
FT   1, 0

→ trở lực của ống có lắp lƣới chắn đan bằng kim loại là

ong  1  0,13 1  1,13

Trên ống hút còn lắp 1 van 1 chiều. Theo I-399→ van  1,9  2,1

Chọn   2 → h  1,13  2  3,13

Tra bảng II-34(I-441) sự phụ thuộc chiều cao hút của bơm ly tâm vào nhiệt độ. Ở
nhiệt độ làm việc T=260C thì chiều cao hút của bơm ở khoảng 4,4m thì đảm bảo
không xảy ra hiện tượng xâm thực. Tuy nhiên để loại trừ khả năng dao động trong
bơm nên giảm chiều cao hút khoảng 1÷1,5m so với giá trị trong bảng. Vậy chọn chiều
cao hút là 3,4m

→ Áp lực toàn phần cần thiết để khắc phục sức cản thủy lực là:

Ph 
996.82 2 
1  1 + 3.13 + 0.173 
3.4 

  13785 N / m
2

2  0.025 

Ph
 1.4m
13785
→ hmh  
  g 996.82  9.81

Xác định tổn thất áp suất do trở lực gây ra trên đƣờng ống đẩy:

Đƣờng kính ống đẩy:

Theo bảng II.2( I-370) vận tốc chất lỏng trong ống đẩy của bơm là

ωd= 1,5-2,5 m/s. Chọn ωd = 2,0 m/s

 0.018m 
0.0005
dd 
0.785  2

Chuẩn số Re của chất lỏng trong ống đẩy


240 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

d  d d   H O 2  0.018  996.82
Re  2
 41063.65  4000
H O 2
0.8739.103

Dòng ở chế độ chảy xoáy nên hệ số ma sát đƣợc tính nhƣ sau

1  6,81 0,9  
 2.lg     (I-380)
  Re  3, 7 

Trong đó:

ε: độ nhám tuyệt đối. Chọn vật liệu làm ống là thép nối không hàn

→   0,07.10 3

Δ: độ nhám tƣơng đối, đƣợc xác định theo công thức:

 0.07.103
   3.9.103
dh 0.018

1  6.81 0.9 3.9.10 3 


→  2 lg   +   5.67
  41063.65  3.7 

  0.176

Theo bảng II.16(I-393), đối với thành nhẵn Re > 2.105 thì bỏ qua tổn thất ma sát
ξcong=A.B.C

Góc   90 0  A  1

R
Chọn:  2  B  0,15
dd

a
 0,5  C  1,45
b

=>  cong  1 0,15  1,45  0,2175

Hệ số trở lục cục bộ của toàn ống đẩy:

  cong  thang  0, 2175  3,13  3,3475

Chọn chiều dài ống đẩy là Hd=6m.


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 241
→ Áp lực toàn phần cần thiết để khắc phục sức cản thủy lực là:

Pd 
996.82 2 
 2  1 + 3.3475 + 0.176 
6 
  125627.56 N / m
2
 
2  0.018 

Pd
 12.85m
125627.56
hmh  
  g 996.82  9.81

→hm= hmh + hmd =1.4+12.85=14.25m

P1  98100  Ph  98100  13785  84315 N / m2  


P2  Pd + P  125627.56 + 303900  429527.56 N / m2  
Vậy áp suất toàn phần của bơm:

429527.56  84315
H  3.4 + 6  44.7m
996.82  9.81

Công suất của bơm:

Công suất yêu cầu trên trục bơm:

Q.g.H .
Áp dụng công thức: N  (kW) I-439
10 3.

Trong đó:ρ: khối lượng riêng của nước, kg/m3

N: hiệu suất của bơm, kW

Gx .M H 2O
Q: năng suất của bơm(m3/s); Q= ,m3/s
 H O .3600
2

Gxd  M H 2O 103.77  18
→ Q
 H O  3600

996.82  3600

 0.0005 m3 / s 
2

g: gia tốc trọng trƣờng(m/s2)

H: áp suất toàn phần của bơm tính bằng mặt cắt cột chất lỏng bơm

η: hiệu suất của bơm

   0. tl tk (I-439)


242 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Với  0 : hiệu suất thể tích tính đến sự hao hụt chất lỏng chảy từ vùng áp suất cao

đến vùng áp suất thấp và do chất lỏng rò từ các chỗ hở của bơm

 tl : hiệu suất thủy lực

 tk : hiệu suất cơ khí

Hiệu suất toàn phần phụ thuộc vào loại bơm và năng suất. Khi thay đổi chế độ
làm việc của bơm thì hiệu suất cũng thay đổi

 0  0,85  0,96
Đối với bơm ly tâm:  tl  0,8  0,85
 ck  0,92  0,96

Chọn: 0  0,95 ; tl  0,85 ;ck  0,95

→   0.tltk  0,95.0,85.0,95  0,767

Vậy công suất yêu cầu trên trục bơm:

0.0005  996.82  9.81 44.7


N  0.28kW 
1000  0.767

Công suất động cơ điện Ndc(kW)

N
N dc 
 tr . dc

Với:  tr  0,85 : hiệu suất truyền động

dc  0,95 : hiệu suất động cơ điện

 0.35kW 
N 0.28
N dc  
tr dc 0.85  0.95

Thông thƣờng động cơ điện đƣợc chọn có công suất lớn hơn so với công suất tính
toán. Chọn β=1,15

→ N c dc  1.15  0.35  0.4kW 

Chọn công suất động cơ điện là 0.4 kW

Máy nén khí


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 243
Tháp làm việc ở điều kiện P=3atm, T=26 0C.

Ta chọn máy nén ly tâm

Máy nén ly tâm là một loại máy nén và đẩy khí nhờ tác dụng của lực ly tâm do
bánh guồng sinh ra. Dùng máy nén ly tâm khi áp suất đẩy từ 2-10 at. Độ nén của
máy ly tâm nhỏ nên máy có nhiều cấp thƣờng từ 3-7 cấp

Độ nén trong một cấp từ 1,2-1,5 khi tốc độ vòng nhỏ hơn 200m/s

Đƣờng kính bánh guồng từ 700-1400 mm. Cánh guông có thể cong ra hoặc hƣớng
tâm

Các điều kiện của khí đầu vào T=260C, P=1atm

a. Công của máy nén ly tâm

Áp dụng công thức

 m 1

m  P2  m
Ldb  R.T1. .    1 ( J / kg ) (I-465)
m  1  P1  
 

Trong đó: PA, PB: áp suất trƣớc và sau khi nén, at

T1: nhiệt độ đầu của khí, K

T1=26+273=299K

m: chỉ số đa biến, m=1,2÷1,62. Chọn m=1,4

8314 8314
R: hằng số khí, R    280.79
My 29.609
244 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

B B

1 A

Pa

Áp dụng phƣơng trình becnulli cho mặt cắt 1-1 và mặt cắt A-A. chọn mặt cắt 1-1
làm chuẩn

P1 12 PA  A2
    Z A  hmh
 .g 2.g  .g 2.g

Do ống nằm ngang nên ZA=0.

Chọn vận tốc khí trong bể chứa tĩnh: 1 =0

PA P 2
→  1  A  hmh
 .g  .g 2.g

Phƣơng trình becnulli cho mặt cắt 2-2 và B-B. Chọn mặt cắt B-B làm chuẩn

PB  B2 P2  22
    Z B  hmd
 .g 2.g  .g 2.g

Vận tốc khí trong ống đẩy:  B   2

PB P
→  2  Z B  hmd
 .g  .g

Với:

- P1 = Pa: áp suất khí quyển, P1 = 9,81.104 (N/m2)

- P2: áp suất cuối ống đẩy, N/m2.


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 245
PA  P1  Ph
PB  P2  Pd

- ZB : chiều cao ống đẩy

-  : Khối lƣợng riêng của hỗn hợp khí thải ở điều kiện đầu vào của khí

-  = 1.19 kg/m3

- hmh, hmd : trở lực trên đƣờng ống hút và ống đẩy

- Xác định áp suất trƣớc khi nén:

PA  P1  Ph

Trong đó:
 P1 : áp suất khí quyển

 Ph  Pd  Pm  Pc (nhƣ bơm ly tâm)

 . h2  L 
→ Ph  1  .   
2  dh 

Đường kính ống hút.

V
dh  [I-369].
0,785. h

 V: Lƣu lƣợng thể tích đầu vào của khí thải

Gy  M y 36.52  29.609
V
 y  3600

1.19  3600

 0.252 m3 / s 

Khí trong ống dẫn P > 1at thì ω = 15 ÷ 25m/s II.2(I-370)

Chọn vận tốc hút ωh = 20m/s.

 0.13m
0.252
dh 
0.785  20

Chuẩn số Reynol
246 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

h  d h   20  0.183  1.19
Re    96053.81  4000
 4.46.105

=> Dòng ở chế độ chảy xoáy nên hệ số ma sát đƣợc tính nhƣ sau:

1  6,81 0,9  
 2.lg     [I-380]
  Re  3, 7 

Trong đó:
ε: độ nhám tuyệt đối. Chọn vật liệu làm ống là thép nối không hàn
→   0,07.10 3
Δ: độ nhám tương đối, được xác định theo công thức:
 0.07.103
   5.4.104
dh 0.13

1  6.81 0.9 5.4.10 4 


→  2 lg   +   6.96
  96053.81  3.7 

  0.145

Hệ số trở lực cục bộ trong ống hút:

 h  1   2

Trong đó:

  1 : Hệ số trở lực của ống thẳng, đoạn ống thẳng có đầu lồi ra phía trƣớc

có 1  0,5

  2 : hệ số trở lực của van

Chọn van 1 chiều.Theo II.16 [I-399] ta có dh =0,34 m => 1  2,1  2,5

chọn 1  2,5

→trở lực cục bộ của ống hút   1  2  0,5  2,5  3

Chọn chiều dài ống hút Hh =Lh =5 (m)

Ph 
1.19 
 202  1 + 3 + 0.145 
5 

  1459.5 N / m
2

2  0.34 
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 247
Ph
 125m
1459.5
→ hmh  
  g 1.19  9.81

P1  98100  Ph  98100  1459.5  96640.5 N / m2 


Xác định áp suất sau nén:

Áp dụng công thức: PB  P2  .g.Ld

Trong đó:

 P2: áp suất cuối đƣờng ống đẩy

P2  Ph  Pd  P

 . d2  L 
Víi: Pd  1    . d 
2  dd 

Đƣờng kính ống đẩy

Theo II.2(I-370) khí trong ống đẩy của máy nén d  15  25m / s . Chọn vận tốc

đẩy  d  20(m / s)

 0.13m
0.252
dd 
0.785  20

Chuẩn số Re trên đƣờng ống đẩy:

 d  20  0.183  1.19
Re    96053.81  4000
 4.46.105

=> Dòng ở chế độ chảy xoáy nên hệ số ma sát đƣợc tính nhƣ sau:

1  6,81 0,9  
 2.lg     [I-380]
  Re  3, 7 

Trong đó:

ε: độ nhám tuyệt đối. Chọn vật liệu làm ống là thép nối không hàn

→   0,07.10 3

Δ: độ nhám tƣơng đối, đƣợc xác định theo công thức:


248 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

 0.07.103
   5.4.104
dh 0.13

1  6.81 0.9 5.4.10 4 


→  2 lg   +   6.96
  96053.81  3.7 

  0.145

Hệ số trở lực cục bộ trên đƣờng ống đẩy

Áp dụng công thức:

 d  1   2   3

Trong đó:

  1 : hệ số trở lực của ống thẳng;  1 =0,5

  2 : hệ số trở lực của van, chọn van 1 chiều. Theo bảng II.16 ta có dd =

0,385 m có  2 = 2,1÷ 2,5 => chọn  2 =2,5


 3 : hệ số trở lực cục bộ của đƣờng ống cong;  3 =A.B.C

Góc θ = 900 => A =1

R
Chọn =2 => B =0,15
dd

a
= 0,5 => C =1,45
b

→  3 = 1×0,15×1,45 = 0,2175

→Hệ số trở lực cục bộ trên đƣờng ống đẩy

 d  1   2   3 = 0,5+ 2,5+ 0,2175= 3,2175

Chọn chiều dài ống đẩy Hd =Ld =5 (m)

vậy trở lực trong ống đẩy:

Pd 
1.19 
 202  1 + 3.2175 + 0.145 
5 

  2331.07 N / m
2

2  0.13 
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 249
Tổn thất áp suất trên đƣờng ống đẩy:

Ph
 199,68m
2331.07
→ hmd  
  g 1.19  9.81

→ Áp suất cuối đƣờng ống đẩy

P2  Ph + Pd + P  1459.5 + 2331.07 + 303900  307690.57 N / m2  


→Vậy áp suất sau khi nén là:

PB  P2  .g.Ld = 307690.57+ 1.19× 9.81×5 = 307748,93(N/m 2)

Thay các số liệu vào công thức tính công của máy nén ta có:

 m1
  1.41

m  P2  m   
 1  114600.23J / kg 
1 .4  307748.93 1.4
Ldb  RT1    1  280.79  299  
m  1  P1   1.4  1  96640.5  
   

b. Công suất của máy nén

Công suất lý thuyết


G.L
Nlt  (kW) [I-466]
1000
Trong đó:
 G: Công suất của máy nén, kg/s

Gy  M y 36.52  29.609
G   0.3kg / s 
3600 3600
 L: Công nén 1 kg khí

 Nlt: Công suất lý thuyết ,kW

0.3  114600
→ N lt   34.38kW 
1000

Công suất thực tế của máy nén


N dn
N tt  (kw) [I-466]
 dn
Trong đó:
 Ndn: công suất đẳng nhiệt, kw
250 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Ndn= 34.38 kW
  dn : hiệu suất đẳng nhiệt thường bằng 0,65÷ 0,75.

Chọn  dn = 0,7

 49kW 
34.38
→ N tt 
0.7
Công suất trên trục của máy nén
N tt
N hd 
 ck
Trong đó:
 Nhd: công suất hiệu dụng,kw

  ck : hiệu suất cơ khí của máy nén. Đối với máy nén ly tâm  ck =0,96÷ 0,98.
Chọn  ck = 0,97

 50.52kW 
49
→ N hd 
0.97

c. Công suất của động cơ điện

N hd
N dc   . [I-466]
 tr . dc

Trong đó:

  : hệ số dự trữ công suất thường lấy bằng 1,1÷1,15.Chọn  =1,15

  tr : hiệu suất truyền động ( 0,96÷ 0,99 ) → tr = 0,98

  dc : hiệu suất động cơ điện  dc =0,95

 62.4kW 
50.52
N dc  1.15 
0.95  0.98

Như vậy ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn hoặc xấp xỉ 62.4 kW

Tính toán cơ khí

Chiều dày thân tháp


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 251
Thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển, dùng để hấp thụ khí S0 2, thân tháp hình trụ,
được chế tạo bằng cách uốn tấm vật liệu với kích thước đã định sẵn, hàn ghép mối,
tháp được đặt thẳng đứng

 Chọn thân tháp làm bằng vật liệu X18H10T( C < 0,1%, Cr khoảng 18%, Ni khoảng
10%, Ti không quá 1 – 1,5%).

 Chọn thép không gỉ, bền nhiệt và chịu nhiệt.

 Thông số giới hạn bền kéo và giới hạn bền chảy của thép loại X18H10T:

ζk = 540.106(N/m2)

ζc = 220.106 (N/m2)

 Độ giãn tương đối: δ = 38%

 Độ nhớt va đập : ak = 2.106J/m2

Chiều dày thân tháp hình trụ, làm việc với áp suất bên trong được xác định bằng
Dt .P
công thức: S  C , m Bảng XIII.8-II-360
2.[ k ].  P

Trong đó:

 Dt.: đường kính trong tháp, m

 φ: hệ số bền của thành thân trụ theo phương dọc, với thân hay có lỗ gia cố
hoàn toàn thì φ = φh đối với mối hàn đặc.Với hàn tay bằng hồ quang điện,
thép không gỉ ta có: φ = φh = 0,95 [Bảng XIII.8-II-362]

 C : hệ số bổ sung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày, m

 [ζk]: ứng suất cho phép của loại thép X18H10T.

 P: Áp suất trong thiết bị, N/m2.

P: Áp suất trong thiết bị ứng với sự chênh lệch áp suất lớn nhất bên trong và ben
ngoài tháp, N/m2
P= Pmt+ Ptt
Trong đó:
 Pmt : Áp suất làm việc, Pmt= 3 x 1.013.105 = 303900 N/m2

 Ptt : Áp suất thuỷ tĩnh của cột chất lỏng


252 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Ptt = ρx.g.H (N/m2) [II- 360 ]


Với:
 ρx: khối lượng riêng của nước, kg/m3

 g: gia tốc trọng trường, g= 9.81 m/s2

 H: chiều cao cột chất lỏng, Ht= 2.5 m

=> Ptt   x  g  H  996.82  9.81 2.5  24447.0105 N / m2  


=> P  Pmt + Ptt  303900 + 24447.0105  328347.0105 N / m 2  

* Tính C
C phụ thuộc vào độ ăn mòn, độ bào mòn và dung sai của chiều dày. Đại lượng C
được xác định theo công thức:
C = C1+ C2+ C3 ,m [II-363]
Trong đó:
 C1: hệ số bổ sung do ăn mòn. Đối với vật liệu là thép X18H10T có độ bền
0,05→ 0,1mm/năm thì lấy C1= 1mm.

 C2: Đại lượng bổ sung do hao mòn, C2= 0

 C3: Đại lượng bổ sung do dung sai của chiều dày

*Tính [ζk]:
Theo bảng XIII-4 ,ta có thể chọn giá trị nhỏ nhất, tính theo công thức sau:
k
[ k ]  .
nk

Theo giới hạn bền khi kéo thì ta có:


 η: hệ số hiệu chỉnh, η =1

 ζk= 540.106(N/m2)

 ηk: hệ số an toàn bền, ηk= 2,6 [II- 356]

k 540.10 6
→ [ k ]  . = .1 = 207,692.106
nk 2, 6
c
Theo giới hạn bền chảy: [ k ]  .
nc
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 253
Trong đó:
 η: hệ số hiệu chỉnh, η =1

 ζc = 220.106 (N/m2)

 ηc: hệ số an toàn theo giới hạn chảy, ηc= 1,5 [II-356]

c 220.106
→ [ k ]  . = .1 = 146,667.106
nc 1,5
Ta lấy giá trị bé hơn trong hai giá trị vừa tính đƣợc:

[ζk] = 146,667.106( N/m2)

Do đó
 k  h 
146.667.106  0.95
 424.35 >50
p 328347.0105

→ bề dày thân tháp đƣợc tính theo công thức sau:

Dt  P 0.5  328347.0105
S
2   k  
+C 
2  146.667.106  0.95
+C m  

C = C1+ C2+ C3 = 1+0+0,18= 1,18 mm

→S= 1+1,18=2,18 mm

Quy tròn S = 3 mm

Kiểm tra ứng suất của thành theo áp suất thử:

[ Dt  ( S  C )]P0  c
  , N/m2
2( S  C ) 1, 2

Trong đó:

P0: Áp suất thử, đƣợc xác định theo công thức

P0 = Pth+ Ptt

Pth: Áp suất thuỷ lực lấy theo bảng XIII.5

Chọn Pth  1.5P  1.5  328347.0105  492520.52 N / m2  


254 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Ptt: Áp suất thuỷ tĩnh, Ptt= 76274(N/m2)

=> P0 = 492520.52 + 76274 = 568794,52(N/m2)

Vậy  
0.5 + 3 -1.18.10  568794,52  82.54N / m 
3
2

2  3  1.18.10  0.95
3

c 220.106
  183,33.106 N/m2
1, 2 1, 2

Nhƣ vậy là thoả mãn.

Chiều dày nắp và đáy thiết bị

Nắp và đáy cũng là những bộ phận quan trọng của thiết bị, đƣợc chế tạo cùng loại

vật liệu với thân thiết bị là thép X18H10T. Thiết bị đặt thẳng đứng.

Áp suất trong là P = 328347.0105 > 0,7.105 N/m2 ngƣời ta thƣờng dùng nắp elip có

gờ.

Áp suất tính toán P= 328347.0105 N/m2


Chiều dày của nắp và đáy thiết bị được xác định theo công thức:
DP D
S . C
3,8[ k ]kh  P 2hb
Trong đó:
 P : Áp suất trong của thiết bị.

 hb : chiều cao phần lồi của đáy và nắp , hb= 0,25Dt=0,25×0.5=0,125 m

 [ζk] : ứng suất cho phép của thiết bị , [ζk] = 146,667.106(N/m2)


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 255
 θh : hệ số bền của mối hàn hƣớng tâm, với mối hàn tay bằng hồ quang điện,
vật liệu thép cacbon không gỉ chọn θh= 0,95

 C: Đại lƣợng bổ sung, Cn = 1,18 ( mm )

 k : hệ số không thứ nguyên, chọn k = 1

Vì:

 k   k   
146.667.106
 1 0.95  424.3  30
h
P 328347.0105

→ Bề dày nắp và đáy đƣợc tính theo công thức:

Dt  P 0.5  328347.0105
S 
Dt
3.8   k  k   2  hb
+C  
0.5
3.8 146.667.10  0.95 2  0.125
6
+ C  0.001 + C m  

S = 0,001 + C ( m )

xét thấy S = 0,0012 + C< 10 mm → tăng thêm 2 mm so với giá trị C

→ C = 1,18+2=3,18 mm

→ S = 4,18 mm

Quy tròn S = 5mm

Kiểm tra ứng suất của đáy thiết bị theo áp suất thử:

[ Dt2  2hb ( S  C )]P0  c


 
7, 6kh hb ( S  C ) 1, 2

c 220.106
Ta có:   183,33.106 N/m2
1, 2 1, 2


0.5 2

+ 2  0.1255 - 3.18.103  568794,52

 86.73 N / m 2 
7.6  1 5  3.18.103  0.95  0.125

→Thỏa mãn

Đường kính ống dẫn


a. Đƣờng kính ống dẫn khí

Áp dụng công thức


256 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

V
d
0,785.
Trong đó:
 V: lƣu lƣợng thể tích khí trong ống, m/s

Gy  M y 36.52  29.609
V
 y  3600

1.19  3600

 0.252 m3 / s 
 ω: tốc độ trung bình khí trong ống, m/s

ở P = 3atm, ω = 15÷25 m/s. Ta chọn ω = 20m/s


 d: đƣờng kính ống dẫn khí, m.

→ Thay vào công thức tính đường kính ống dẫn khí ta có:

 0.13m
0.252
dd 
0.785  20
b. Đƣờng kính ống dẫn chất lỏng

V
d
0,785.
Trong đó:
V: lưu lượng thể tích nước trong ống.
Gxd  M H 2O 103.77  18
V
 H O  3600

996.82  3600

 0.0005 m3 / s 
2

Theo bảng II.2 [I-370] vận tốc chất lỏng trong ống đẩy của bơm

ωl = 1,5-2,5 m/s. Chọn ωl = 2,0 m/s

Ghi chú:
D – Đường kính ngoài của
bích
Db – Đường kính vòng bu-
lông
DI – Đường kính trong của
bích
Dn – Đường kính quy ước của
bích
Dy – Đường kính trong của
ống
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 257
h – Chiều dày của bích
 0.018m
0.0005
→ dl  db – Đường kính bu-lông
0.785  2
Mặt bích

Hình 8. 2. Bích liền kiểu I

Để nối thiết bị ( thân, nắp và đáy) ta có thể dùng bích liền kiểu I (hình 8. 2) chế
tạo bằng thép CT3.

Với đường kính của tháp Dt = 500mm và áp suất tính toán p = 324865.76 N/m2 ,
tra bảng XIII.27 ta có các thông số của bích như sau:

ρy.10-6 Kích thƣớc nối

N/m2 Bu lông

Dy D Db DI D0 db z H

Mm cái Mm

0,4 500 630 580 550 511 M20 20 22

Khối lƣợng của bích

m1 = = (0,632 –0,5112) 0,022 7900 =18.53 (kg)

Kích thƣớc bề mặt đệm bít kín dùng cho loại bích trên:

(Bảng XIII.31- T2).

ρy.10-6, N/m2
0,1÷1,6
258 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Dt D2 D4
mm
500 547 527
Tính bích nối ống dẫn lỏng vào và ra thiết bị

Chọn bích nối kim loại đen kiểu 1 để nối (tra bảng XIII.26 trang 409_Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ tập 2)

Ghi chú:
D – Đường kính ngoài của bích
Dt – Đường kính tâm bu-lông
D1 – Đường kính mép vát
Dn – Đường kính ngoài của ống
Dy – Đường kính trong của ống
h – Chiều cao của bích
db – Đường kính bu-lông

Bảng Các thông số bích nối ống dẫn lỏng vào và ra thiết bị

Ống Kích thƣớc nối


ρy.106
N/m2 Bu lông h

Dy Dn D Dδ D1 db z
Mm cái mm
0.4 18 23 90 70 52 M12 4 10
Khối lượng của bích
m2 = = (0,092 –0,0182) 0,010 7900

= 0,38(kg)
Tính bích nối ống dẫn khí vào và ra thiết bị

Chọn bích nối kim loại đen kiểu 1 để nối (tra bảng XIII.26 trang 409_Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ tập 2).

Các thông số của bích nối ống dẫn khí vào và ra thiết bị
BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 259
ρy.106 Ống Kích thước nối

N/m2 Bu lông
Dy Dn D Dδ D1 db z h
Mm cái mm
0.4 130 135 235 200 178 M16 8 14

Khối lượng của bích:


m3 = = (0,2352 –0,1352) 0,014 7900

= 3.21(kg)
 Đĩa phân phối

- Chọn đĩa phân phối loại 2 làm bằng tháp không gỉ X18H10T (Tra bảng IX.22 trang
230_Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2).

- Đường kính tháp: D = 500 mm

- Đường kính đĩa: Dđ = 300 mm

- Đường kính ống dẫn chất lỏng: d = 18 mm

- Bề dày ống s = 3 mm

- Số lượng ống 48 ống

- Bước lỗ t = 33 mm

 Lưới đỡ đệm

- Đường kính lưới Dl = 480 mm

- Khoảng cách hai nửa vỉ thép là 3mm

- Chiều rộng của bước b = 47 mm

- Chiều dày thanh d = 15 mm

- Chiều rộng thanh bt = 5 mm

- Số thanh đỡ đệm: Dl/b = 480/(47 + 5) = 9,23  chọn 10 thanh

Diện tích bề mặt lưới đỡ đệm

Sđ = = = 0,18 (m2)
260 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

Tổng khối lượng mà lưới phải chịu


m = mdd + mđệm khô
Trong đó:
mdd = Vđệm Vđ = Sđ hđ Vđ = 0,18 1.2 0,79 996.82
= 170.1 (kg)
mđệm khô = Sđ hđ = 0,18 1.2 520 = 112.32 (kg)
 m = 112.32 + 170.1 = 282.42 (kg)
 Khối lượng toàn tháp

Khối lượng của đáy và nắp tháp


- Khối lượng của nắp: S= 5mm; Dt=500mm

→ Tra bảng XIII-11( sổ tay 2- 384) ta có chiều cao gờ h= 25 mm và Mnắp=8.3


kg
- Khối lượng đáy: S=5mm; Dt=500 mm

→ Tra bảng XIII-11( sổ tay 2- 384) ta có chiều cao gờ h= 25 mm và Mnắp=8.3


kg
Vậy Mnắp- đáy= 16.6 (kg)
 Khối lượng thân thiết bị

Mth = V.ρ = S.H.ρ = (π/4).(Dn2 – D2t). H.ρ


Trong đó:
 Mth: khối lượng của thân thiết bị, kg

 Dn, Dt: đường kính ngoài và trong của thiết bị, m

 H: chiều cao của tháp, m

 ρ: khối lượng riêng của thép, ρ = 7,9.103 kg/m3

→ M th 

4
0.5 + 2  0.003  0.5  2.5  7.9.10
2 2 3
 93.62kg 

Khối lượng lưới đỡ đệm: m = 282.42 (kg)


Khối lượng tất cả bích:
m = m1 3 + m2 2 + m3 2 = 18.53 3 + 0,38 2 + 3.21 2 = 62.77 (kg)

 Vậy khối lƣợng toàn tháp là:

m =62.77 + 282.2+16.6+93.62=455 (kg)


BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ 261
Chân đỡ, vỏ đỡ, tai treo

Thông thƣờng ngƣời ta không đặt trực tiếp thiết bị lên bề mặt mà phải có tai treo
hay chân đỡ, vỏ đỡ để đỡ thiết bị để thiết bị đƣợc ổn định khi vận hành. Muốn chọn
đƣợc chân đỡ, vỏ đỡ hay tai treo thích hợp ta phải tính trọng tải của tháp. Trọng tải
của tháp:

→Trọng tải của tháp:

P = mtt × g = 455× 9,81 =4463.55(N )

Chọn chân đỡ cho thiết bị là kiểu chân số IV và gồm 3 chân

Tải trọng mỗi chân P=1488(N)

Theo bảng XIII.35 ta có

Bề mặt bệ đỡ là F  55.5.104 m2  
Tải trọng cho phép trên bề mặt bệ đỡ q  0.263.106 N / m2  
L B B1 B2 H h S l d
mm
83 67 72 97 160 110 5 33 15
Tai treo

Trên thiết bị có 4 tai treo

Tải trọng lên mỗi tai treo là P=1116(N)

Bề mặt bệ đỡ là F  47.3.104 m2  
Tải trọng cho phép trên bề mặt bệ đỡ q  0.31.106 N / m2  
L B B1 H S l d a
mm
83 58 72 130 5 32 14 15
Tai treo

Những điều kiện cần chú ý khi chế tạo:

 Đảm bảo đường hàn càng ngắn càng tốt

 Chỉ hàn giáp má


262 BÀI 8:XỬ LÝ KHÍ TẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP THỤ

 Bố trí các đường hàn dọc

 Bố trí mối hàn ở vị trí dễ quan sát

 Không khoan lỗ qua mối hàn


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 263

BÀI 9: XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG


PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

9.1 KHÁI NIỆM HẤP PHỤ


Bề mặt chất rắn có khuynh hƣớng hấp dẫn các cấu tử trong pha khí và pha lỏng

bao quanh nó. Các cấu tử này thƣờng bị giữ thành một lớp, hay thỉnh thoảng nhiều lớ

trên bề mặt chất rắn. Nếu thành phần của các cấu tử trên bề mặt của chất rắn khác

với thành phần trong pha khí hoặc lỏng thì tạo nên cơ sở cho quá trình phân riêng.

Trong đa số trƣờng hợp, chất hấp phụ (chất rắn) phải liên kết thuận nghịch với các

cấu tử bị hấp phụ để có thể tái sử dụng chất hấp.

Nhƣ vậy quá trình hấp phụ là quá trình hút chọn lực các cấu tử trong pha khí hay

lỏng lên bề mặt chất rắn. Ví dụ để phân tách các cấu tử trong hỗn hợp khí, hấp phụ

đƣợc dùng để làm khô (hút nƣớc) không khí và các chất khí khác, để khử mùi và

những chất không tinh khiết khác khỏi những chất khí công nghiệp chẳng hạn nhƣ khí

CO2, để thu hồi hơi dung môi có giá trị từ hỗn hợp loãng với không khí và các khí

khác, để tách phân đoạn hỗn hợp khí HC nhƣ mêtan, êtylen, êtan, propylen, và

propan. Trong pha lỏng, qua trình hấp phụ dùng để khử màu các sản phẩm dầu hỏa,

dung dịch đƣờng, để khử mùi, vị của nƣớc và để tách phân đoạn hỗn hợp các HC

thơm và parafin.

Quá trình hấp phụ đƣợc thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan

là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng . Dung chất (Chất bị hấp phụ) sẽ
264 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

đi từ pha lỏng (hoặc khí) đếnpha rắn cho đến khí nồng độ của dung chấtphân bố giữa

hai pha đạt cân bằng. Về nguyên tắc các kỹ thuật đã đƣợc sử dụng để thực hiện quá

trình tiếp xúc giữa hai pha không hòa tan đều có thể thực hiện đƣợc cho quá trình hấp

phụ.

Để hiểu rõ đƣợc bản chất của quá trình hấp phụ , ta phân biệt hai loại hấp phụ :

hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

Hấp phụ vật lý: là hiện tƣợng tƣơng tác thuận nghịch của các lực hút giữa các

phân tử của chất rắn và của chất bị hấp phụ. Thí dụ khi lực hút tƣơng tác giữa các

phân tử chất rắn và chất khí lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất khí thì chất khí sẽ

ngƣng tụ bề mặt chất rắn mặc dù áp suất của chất khí nhỏ hơn áp suất hơi ở cùng

nhiệt độ. Quá trình này đi kèm với hiện tƣợng phát nhiệt, lƣợng nhiệt phát ra lớn hơn

ẩn nhiệt hóa hơi.

Hấp phụ hóa học, hay hấp phụ hoạt tính, là kết quả của sự tƣơng tác hóa học giữa

chất rắn và chất bị hấp phụ. Nhiệt phát ra trong hấp phụ hóa học thƣờng lớn cỡ nhiệt

phản ứng. Quá trình thƣờng là không thuận nghịch. Hấp phụ hóa học có tầm quan

trọng đặc biệt trong phản ứng Xúc tác và sẽ không xét đến ở đây.

Bản chất của chất hấp phụ: Chất rắn hấp phụ thƣờng dùng ở dạng hạt có kích

thƣớc thay đổi từ đƣờng kính 12.5 mm (thô) – đƣờng kính 50 m. Các chất rắn phải

có một tính chất kỹ thuật nhất định tuỳ thuộc và điều kiện sử dụng. Ví dụ nếu dùng

tầng cố định chất rắn phải không tạo nên độ giảm áp quá lớn cũng nhƣnkhông bị lôi

cuốn dễ dàng theo dòng chảy, không bị vỡ trong quá trình sử dụng. Nếu chất rắn phải

chuyển động vào và ra thƣờng xuyên khỏi thùng chứa thì phải có tính chất phải lƣu

chuyển. Chất rắn phải có bề mặt riêng cho một đơn vị khối lƣợng là lớn, nhất là trong

trƣờng hợp hấp phụ chất khí.


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 265

9.2 CÁC LOẠI CHẤT HẤP PHỤ


Chất hấp Đặc tính Ƣng dụng Ƣu điểm Nhƣợc điểm
phụ
Than hoạt Bề mặt kỵ nƣớc Tách các chất ô Giá rẻ nhất Khó tái sinh
tính hấp phụ các chất nhiễm có gốc dùng trong Xử nếu bị đóng
hữu cơ trong hữu cơ lý ô nhiễm môi cặn, có thể bắt
nƣớc và không trƣờng cháy khi tái
khí sinh
Rây phân tử Phân riêng trên Sản Xuất N2 từ Chất hấp phụ Không có công
C (CMS) cơ sở khuếch tán không khí duy nhất hấp dụng nào khác
khác nhau trong phụ O2 ngoài phân
hạt riêng không khí
Silicagen Chất hấp phụ Làm khô dòng Năng suất cao Không hiệu quả
háo nƣớc, năng khí, đôi khi tách hơn Rây phân bằng ZMS khi
suất cao HC từ dòng khí tử Zeolit (ZMS) tách các vết
H2O trong dòng
khí
Alumina hoạt Năng suất cao, Làm khô dòng Năng suất cao Không hiệu quả
tính chất hấp phụ khí hơn ZMS bằng ZMS khi
háo nƣớc tách các vết
nƣớc tro ng
dòng khí
Rây phân tử Bề mặt hút nƣớc Khử nƣớc, phân Phân riêng dựa Năng suất thấp
Zeolit (ZMS) phân cực, rảnh riêng không khí, trên phân cực, hơn các loại
điều đặn hình học hình học chất hấp phụ
khác
Silicalite Bề mặt kỵ nƣớc, Tách các chất Có thể đốt bỏ Mắc hơn than
đặc trƣng hấp hữu cơ từ dòng dễ hơn than hoạt tính
phụ tƣơng tự khi hoạt tính
than hoạt tính
Chất hấp phụ Thƣờng là Tách các chất Không gặp vấn Mắc hơn than
cao phân tử copolymer của hữu cơ từ dòng đề đóng cặn hoạt tính nhiều
Styren/ Divynyl khí nhƣ than hoạt
benzen tính
Chất hấp phụ Bề mặt phản ứng Tách H2S , SO2 Tốt khi tách Kinh tế khi tách
không thuận lựa chọn với các nồng độ thấp các vết chất < 1000
nghịch cấu tử của dòng trong dòng khí gây ô nhiễm kg/ngày chất bị
khí hấp phụ
Chất hấp phụ Bùn hoạt hóa Tách các chất Không cần tái Tỉ lệ tách thấp
sinh học trên chất mang hữu cơ khỏi sinh hơn các chất
xốp dòng khí hấp phụ khác
266 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

9.3 CÂN BẰNG CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ


Cân bằng cho quá trình hấp phụ thƣờng đƣợc xác định bằng thực nghiệm.Không có
lý thuyết đơn giản nào mô tả đƣợc các trƣờng hợp thực nghiệm quan sát đƣợc do đó
việc khảo sát ở đây giới hạn vào việc mô tả các tính chất đặc trƣng của quá trình hấp
phụ quan sát đƣợc.

Đặc trƣng cân bằng của hấp phụ khí hoặc hơi trên chất rắn tƣơng tự nhƣ độ hòa
tan cân bằng của chất khí trong chất lỏng (hình 7.1). Trên hình 7.1 trình bày một số
đƣờng cân bằng hấp phụ đẳng nhiệt cho chất hấp phụ là than hoạt tính với trục
hoành là nồng độ của chất khí bị hấp phụ trên chất rắn và trục tung là áp suất riêng
phần cân bằng p* của khí hay hơi ở nhiệt độ không đổi. Thí dụ tại 100 0C, hơi aceton
nguyên chất tại áp suất 190mmHg sẽ cân bằng với nồng độ aceton trên chất rắn 0.2g
aceton hấp phụ/g carbon (điểm A). Tăng áp suất aceton sẽ tăng quá trình hấp phụ và
giảm áp suất aceton sẽ làm aceton nhã hấp ra khỏi than. Đƣờng dẳng nhiệt ở 100 0C
của aceton sẽ tăng lên đến áp suất 279mmHg, đây là áp suất hơi bão hòa của aceton
ở 1000C. Tại áp suất cao hơn, aceton không tồn tại ở pha hơi mà ngƣng toàn bộ ở pha
lỏng. Nhƣ vậy nồng độ của aceton trên chất rắn sẽ vô cùng lớn tại áp suất lớn hơn áp
suất hơi bão hòa của aceton. Tuy nhiên nồng độ thừa của aceton tại điểm B cho thấy
sự hóa lỏng, không nhất thiết là hấp phụ hơi aceton. Những chất khí trên nhiệt độ tới
hạn không cho thấy tính chất này.

3
Me A
P* = áp suất riêng phần cân

00 thane cetol A
0 0
25 C 160 C cetol
1000C
2 A

00

B
bằng mmHg

enzen
1 1000C

00 A
cetol
300C

0
G chất 0bị hấp 0phụ / g0 C 0
.1 của .2
Hình 8.1 Cân bằng .3
quá trình .4 phụ trên than hoạt
hấp
tính
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 267

9.4 TÍNH TOÁN HẤP PHỤ


9.4.1 Số liệu ban đầu
- Lƣu lƣợng kính khí vào : Gđ

- Nồng độ khí ban đầu : yđ

- Hiệu suất quá trình hấp phụ: e

- Phân mol ban đầu Xđ

- Áp suất P , t0

- Các thông số của chất hấp phụ: khối lƣợng riêng xốp (X), đƣờng kính trung bình
của hạt (d), độ Xốp của lớp chất hấp phụ ().

- Chọn vận tốc khí vào tháp

- Tìm hệ số khuếch tán của khí cần xử lý và độ nhớt động học.

9.4.2 Tính cân bằng vật chất


Các thông số cân bằng

Nồng độ cầu theo thể tích

Lchathap phu  Gg *T (kg / me)

Nồng độ cuối theo thể tích

Yc  1 e * Yd

Yc
MA
yc 
Yc
 1
MA M kk

Lƣu lƣợng khí đầu ra

Gc  Gd 1 yd * e  
268 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Với

Yd
yd 
1  Yd
Khối lƣợng khí A đƣợc hấp phụ

mA  Gd * yd * e

mA  Gd * yd * e
- Vẽ đồ thị đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ (phụ thuộc khí ta có các đƣờng đẳng nhiệt
hấp phụ khác nhau và đƣợc rút ra từ thực nghiệm)

- Tính áp suất riêng phần cân bằng của khí A

p*  yd * Ptong

Tra đồ thị Sách QTTB Công nghệ hóa học ta đƣợc

 gA 
X *  
 g cha thap phu 

Lƣợng chất hấp phụ tối thiểu

mA
L
X*

9.4.3 Tính đƣờng kính thiết bị


- Chọn vận tốc khí vào tháp : vk

- Khối lƣợng riêng không khí:

d  c
k 
2

Với :

 Khối lƣợng riêng khí ở đầu vào

yd  kk 1  yd 
MA M
d 
22.4 22.4
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 269
 khối lƣợng riêng của khí ở đầu ra;

yc  kk 1  yc 
MA M
c 
22.4 22.4
- Lƣu lƣợng khí trung bình
Gd  Gc
Gtb 
2
Đƣờng kính tháp

4 * Gtb
D
 * 3600 * vk *  k
Chiều cao lớp chất hấp phụ
L
H
 * D2
* x
4
Tính trở lực dòng khí qua lớp hấp phụ
2H v2
P   h * * k *
d0 2

Trong đó:
+ h hệ số ma sát của dòng khí thổi qua lớp vật liệu hấp phụ đƣợc tính
gần đúng theo chuẩn số Re:

27.8
 h  0.8
Re
+ Đƣờng kính khe hở tƣơng đƣơng trong khối hạt (mm)

2 
d0  * *d
3 1 
+ Vận tốc thực của dòng khí (m/s)

vk
v0 

+ Chuẩn số Re

vk * d * 
Re 

270 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Khối lƣợng của lớp vật liệu hấp phụ trong thiết bị

Gg Vg * x
Trong đó Vg là thể tích của lớp hấp phụ

 * D2
Vg  *H
4
Tính hệ số truyền khối

D * vk0.54
k y 1.6 * 0.54
 
  * d 1.46
 k 
Tính thời gian của quá trình hấp phụ

a*  vk  C0 
T  H  * ln  1 ( giay ) phai doi ra gio
vk * C0  ky C 

Trong đó : + a* Nồng độ chất bị hấp phụ cân bằng với nồng độ C 0

a*  X * x (kg / m3 )
+ C0 : Nồng độ ban đầu của chất A trong dòng khí vào

C0  yd * k (kg / m3 )
+ C : Nồng độ khí A ra khỏi tháp:

C  (1 e) *C0 (kg / m3 )


Khối lƣợng khí A bị hấp phụ trong thời gian T

GA  mA *T (kg)
Lƣợng chất hấp phụ sử dụng trong quá trình hấp phụ:

Lchathap phu  Gg * (1  yd ) (kg / me)


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 271
8.1.1. Tính cân bằng năng lƣợng
Quá trình hấp phụ có tỏa ra nhiệt. Lƣợng nhiệt này làm nóng lớp vật liệu, ảnh
hƣởng đến quá trình hấp phụ. Khi đó quá trình hấp phụ là không đẳng nhiệt.

Tính hệ số truyền nhiệt

Nu * h

d

Trong đó:

 Nu : Chuẩn số Nusen đƣợc xác định theo công thức

 Pr : Chuẩn số Prush (tra theo sổ tay quá trình thiết bị)

 h : Hệ số ma sát của dòng khí thổi qua lớp hạt

 d: Đƣờng kính của hạt làm chất hấp phụ.

Nhiệt lƣợng trao đổi giữa hai pha rắn – khí:

Ta có thể ttính lƣợng nhiệt theo công thức sau:

Q  q * Ts * 2180 * nA

Trong đó:

 Ts : Nhiệt độ sôi của chất bị hấp phụ (A) : T s = 273 + ts (ts tra từ sổ tay quá
trình thiết bị ).

 q : Nhiệt hấp phụ (j/mol hay kj/kmol)

 nA: số kmol khí A bị hấp phụ.

Độ tăng nhiệt độ trong thời gian hấp phụ;

Q
T 
Gkk * C p

Trong đó: Gkk : khối lƣợng không khí đi qua tháp hấp phụ trong thơì gian hấp phụ
và đƣợc tính:

Gkk  1 yd *Gd *T

- Cp: nhiệt dung riêng của khí


272 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

8.2. PHƢƠNG PHÁP TÁI SINH


Cần thiết phải tái sinh chất hấp phụ để thu hồi cấu tử hấp phụ và phục hồi khả
năng hấp phụ của chất hấp phụ. Chi phí tái sinh chiếm từ 40 – 70 % tổng chi phí của
quá trình làm sạch khí.

Tái sinh đƣợc tiến hành bằng cách tăng nhiệt độ, hút cấu tử bị hấp phụ bằng chất
hấp phụ khác mạnh hơn , giảm áp suất (bao gồm tạo chân không) hoặc tổ hợp của
các phƣơng pháp này.

Nhả hấp phụ bằng nhiệt đƣợc thực hiện bằng cách nung chất hấp phụ đến nhiệt
độ xác định bằng tiếp xúc trực tiếp với hơi nƣớc, không khí hoặc khí trơ nóng, hoặc
làm nóng qua thành với dòng khí trơ thổi qua.

Nhiệt độ tái sinh than hoạt tính, silicagel, keo nhôm vào khoảng 100 – 2000C, còn
đối với zêolit từ 100 - 4000C.

Để nhả hấp phụ chất hữu cơ có thể dùng dioxit cacbon, amoniac, nƣớc, một vài
chất hữu cơ khác.,.. có khả năng hút chọn lọc chất cần nhả.

Nhả hấp phụ bằng cách giảm áp suất đƣợc thực hiện theo hai phƣơng án: giảm áp
suất nếu quá trình hấp phụ diễn ra ở áp suất dƣ và tạo ra chân không nếu giai đoạn
hấp phụ đƣợc thực hiệnở áp suất thƣờng.

Quá trình hấp phụ có thể đƣợc tiến hành trong lớp chất hấp phụ không chuyển
động, tầng sôi và chuyển động, tuy nhiên trên thực tế phổ biến nhất là thiết bị với lớp
chất hấp phụ không chuyển động đƣợc bố trí trong tháp đứng, nằmvà vòng. Tháp
đứng đƣợc sử dụng trong dòng khí nhỏ.

Đối với than hoạt tính ta tiến hành giải hấp và làm lạnh đến 300 để chuẩn bị làm
việc mẻ tiếp theo. Nhiệt độ giải hấp là 100 – 200 0C. Quá trình giải hấp tiến hành ở
1atm. Ta sử dụng tác nhân giải hấp là hơi nƣớc quá nhiệt thổi trực tiếp qua lớp than
trong thời gian 30 phút, trong quá trình giải hấp có một phần hơi nƣớc bị than hấp
phụ và ngƣng tụ. Do vậy ta phải tháo nƣớc ngƣng trong thiết bị và tiến hành sấy than
để hạt tính của than không giảm. Quá trình sấy bằng hơi không khí nóng (120 0C) thổi
trực tiếp qua lớp than diễn ra trong thời gian 15 phút. Sau khi sấy khô , tiến hành làm
lạnh than về nhiệt độ 300C bằng không khí ở nhiệt độ bình thƣờng, quá trình này diễn
ra trong 15 phút.
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 273

8.3. XỬ LÝ MỘT SỐ CHẤT KHÍ


8.3.1. Hấp phụ hơi dung môi
Thu hồi hơi dung môi vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa sinh thái, bởi vì thất
thoát chúng cùng với khí thải là 600 – 800 ngàn tấn/năm. Hơi dung môi thoát ra khi
bảo quả chúng, và khi sử dụng trong các quá trình công nghệ. Phƣơng pháp phổ biến
để thu hồi chúng là phƣơng pháp hấp phụ.

Thu hồi hơi dung môi có thể bằng bất kỳ chất hấp phụ có lỗ xốp mịn nào nhƣ:
than hoạt tính, silicagel, keo nhôm,… Tuy nhiên, than hoạt tính là chất hấp phụ kị
nƣớc nên đƣợc ứng dụng hiệu quả khi độ ẩm trong không khí thải đến 50%.

Sự phát triển của phƣơng pháp hấp phụ để thu hồi hơi dung môi đi theo hai hƣớng
chính: Nghiên cứu chế tạo thiết bị thu hồi bụi và nghiên cứu chất hấp phụ trên cơ sở
than.

Nghiên cứu vật liệu hấp phụ trên cơ sở than hoạt tính ngƣời ta tìm ra và đã ứng
dụng vải và sợi than hoạt tính có khả năng hấp pụ tốt và bền nhiệt.

Ƣu điểm của việc sử dụng sợi cacbon hoạt tính so với hạt than hoạt tính là bảo
đảm hiệu quả thu hồi cao, trên 99%; giảm thất thaót dung môi do phân hủy nhiệt
của dung môi khi có than hoạt tính làm xúc tác; giảm nguy cơ chấy nổ, thiết bị gôn,
ứng dụng để trhu hồi dung môi có nhiệt độ sôi cao.

Với mục đích đạt độ sạch cao ngƣời ta ứng dụng phƣơng pháp tổ hợp, kết hợp
nhiều quá trình khác nhau. Phƣơng pháp này rất đa dạng. Ví dụ, để thu hồi hơi dung
môi ngƣời ta cho nén khí đấn áp suất không cao lắm rồi cho nó qua tháp thụ đƣợc
tƣới bằng dung môi, hơi dung môi đƣợc hấp phụ phấn lớn trong tháp này, sau đó cho
khí qua tháp hấp phụ, trong tháp này phần lớn hơi còn lại đƣợc hấp phụ bời hợp chất
cao phân tử.

8.3.2. Xử lý các Oxit nito (NOx)


Ứng dụng phƣơng pháp hấp phụ để xử lý NO đạt hiệu quả thấp do tính trơ của NO.
Vì vậy trong nhiều trƣờng hợp ngƣời tta chuyển cấu tử có tính axit yếu thành oxit có
mức oxy hóa lớn hơn.
274 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

NOX đƣợc hấp phụ mạnh bởi than hoạt tính. Tuy nhiên khi tiếp xúc với các oxit nito
than có thể cháy và nổ. Ngoài ra, than có độ bền cơ học thấp và khi phục hồi có thể
chuyển NOX thành NO.

Khả năng hấp phụ NOX trên silicagen hơi thấp hơn so với than hoạt tính nhƣng có
bền cơ học. Tuy nhiên vì lý do kinh tế nên các này không dùng trong công nghiệp.

Khả năng hấp phụ NOX bằng keo nhôm không cao, độ bền không cao.

NOX có thể đƣợc hấp phụ bằng than bùn có tính kiềm trong thiết bị tầng sôi. Khi
ứng dụng hỗn hợp than bùn và với hiệu quả xử lý khí, chứa 0.1 – 0.2 % NOX, khi thời
gian tiếp xúc pha 1.6 – 3 s thì đạt hiệu quả 96 – 99%, bảo đảm nồng độ còn lại của
NOX trong không khí ở mức 0.01 – 0.04 %. Hiệu quả lớn hơn có thể đạt đƣợc khi dùng
than bùn cải tạo bởi NH3. Than bùn có khả năng oxy hoá nitric thành nitrat.

Khi xử lý 60 ngàn m3/h khí thải xửng axit sunfuric chứa 0.33 – 0.4 % NOX , 32000
tấn SO2, 95 tấn H2SO4 thu đƣợc kết quả sau:

Lƣu lƣợng bùn 50% ẩm – 3 tấn/h (25 – 35 kính gửi than bùn khô trên 1000m 3
khí), thiết bị hoạt động mỗi năm thu hồi 2520 tấn NO X, 3200 tấn SO2 , 95 tấn
H2SO4, ngoài ra còn thu đƣợc phân N.

8.3.3. Xử lý SO2
Chất hấp phụ đƣợc sử dụng là : đá vôi, CaCO 3 . MgCO3, hoặc vôi, MnO. Trong đó
MnO sử dụng trong công nghiệp hiệu quả nhất.

Để phục hồi oXit man gan ta xử lý bằng NH3.

8.3.4. Xử lý hợp chất flo


Chất hấp phụ là đá vôi, keo nhôm, NaF, … Quá trình hấp phụ HF bằng đá vôi là
hay sử dụng nhất.

8.3.5. Xử lý Clo và HCl


Khí Clo đƣợc hấp phụ bởi các hữu cơ nhƣ lignin, ligin sunnfonat canxin, là chất thải
của quá trình chế biến hóa học gỗ và các nguyên liệu thực vật khác.
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 275
Để hấp phụ HCl ngƣời ta sử dụng oxicolrua sắt và clorua oxit đồng trong hỗn hợp
với oxit magiê, sunfat và photphat đồng, chì, cadmi, …

8.3.6. Xử lý I2
Để hấp phụ I2 ngƣời ta sử dụng tha hoạt tính, khả năng hấp phụ ở nhiệt độ dƣới
45 0C có thể đạt 120g/l.

8.3.7. Xử lý H2S
a. Hấp phụ H2S bằng hydroxit sắt (Fe (OH)3)
b. Hấp thụ H2S bằng than hoạt tính
c. Hấp phụ bằng zeolit (NaA, CaA, NaX)
d. Trong thực tế ngƣời ta hấp phụ H2S bằng oxit kẽm, đồng,..

8.3.8. Xử lý các hợp chất hữu cơ chứa lƣu huỳnh


- Các hợp chất nhƣ: CS2, COS (cacbon oxit sunfua), C 4H4S (thiofin) , RSH
(mercaptan), R-S-R (rƣợu thioete).

- Các chất hấp phụ: oxit kẽm, sắt, đồng. Nhiệt độ làm việc 200-400 0C

8.3.9. Khử mùi của khí bằng phƣơng pháp hấp phụ
Vấn đề khử mùi khác với vấn đề tận dụng dung môi ở chổ các tạp chất có nổng độ
tháp hơn đáng kể và nhiệm vụ tái sử dụng chất hấp phụ thƣờng không đƣợc đặt ra.
Trong các hệ thống khí hậu nhân tạo hoặc điều hòa không khí ngƣời ta tiến hành Xử
lý các thể tích không khí rất lớn ở áp suất khí quyển và do đó trở lực của thiết bị Xử lý
thấp là một yêu cầu đặc biệt quan trọng. Để thỏa mản yêu cầu này cần phải sử dụng
lớp than có chiều dày rất nhỏ. Trong nhiều trƣờng hợp các các hơi làm cho không khí
có mùi khó chịu là các hợp chất có khối lƣợng phân tử lớn, chúng dễ dàng đƣợc hấp
phụ và vì vậy có thể đƣợc loại bỏ hoàn toàn ngay khi chiêù cao lớp hấp phụ không
lớn. Trong thực tế các thiết bị công nghiệp để khử mùi các dòng khí cần phải bảo đảm
tiết diện tối đa với kích thƣớc chung tối thiểu.

Than đƣợc sử dụng khử mùi không khí cần có hai đặc điểm cơ bản:

- Chúng phải có khả năng hấp phụ lớn

- Trở lực thấp


276 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

8.4. MỘT SỐ THIẾT BỊ HẤP PHỤ

Hình 8.2. Hệ thống lớp vật liệu tầng quay

Hình 8.3. Hệ thống lớp vật liệu tầng sôi


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 277

Hình 8.4. Hệ thống xử lý mùi

Hình 8.5. Thiết bị hấp phụ với vật liệu hấp phụ than hoạt tính
278 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Bài tập áp dụng: Tính toán thiết kế tháp hấp phụ hơi Axetol bằng than
hoạt tính như sau:

Tính toán hấp phụ

a. Các thông số tính toán:

- Lưu lượng khí thải: Gd =1000 m3/h

- Nồng độ Acetol ban đầu: yd = 0.7 (%) theo thể tích

- Nồng độ Axetone trong dòng khí thải sau khi xử lý ( theo tiêu chuẩn cho phép ):
Cc = 610 mg/m3.

- Áp suất: P = 1 atm

- Nhiệt độ: t = 260C

- Các thông số của chất hấp phụ (sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất –
tập 2):

- Khối lượng riêng xốp: dx= 500kg/m3

- Đường kính trung bình của hạt: d =5 mm

- Độ xốp của lớp chất hấp phụ: e =37%

- Chọn vận tốc khí đầu vào: (sách truyền khối tập 3, khoảng giao động của vận tốc
dựa vào nhiệt độ và áp suất: 0.3-2m/s), vận tốc khí được chọn vk= 1.2 m/s.

b. Tính cân bằng vật chất:

 Các thông số cân bằng:

Tỷ số khối lƣơng khí ban đầu:

Trong đó:

yd: Nồng độ Axetone ban đầu yd=0.7%

MAxetone: khối lƣợng phân tử Axetone MAxetone=58

Mkk: khối lƣợng phân tử không khí Mkk=29g


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 279
0, 007*58
 0, 014
Vậy: (1  0, 007)*29 (Axetone/kg không khí)

Khối lƣợng riêng của hỗn hợp khí đầu vào:

Lƣu lƣợng khối lƣợng của hỗn hợp khí đầu vào:

Lƣu lƣợng khối lƣợng của hơi Axetone trong hỗn hợp khí đầu vào:

Lƣu lƣợng khối lƣợng của không khí trong hỗn hợp khí đầu vào:

Tỷ số khối lƣợng khí ra:

Trong đó: : Tỷ số khối lƣợng khí ban đầu. Axetone/kg không khí)

Nồng độ đầu vào của Axetone.

Nồng độ phần của mol Axetone

(kmol Axetone/kmol hỗn hợp khí)

Nồng độ mol tƣơng đối của Axetone.


280 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

(kmol Axetone/ kmol khí trơ)

Ta có: PV= n.R.T

Trong đó P: áp suất khí quyển (at)

V: thể tích không khí (l)

R: hằng số khí lơ lửng (R= 0.082)

n:số mol khí (kmol)

(mol/l)=40.8 (kmol hỗn hợp khí/ m3)

Nồng độ đầu ra của Axetone.

Ở nhiệt độ 260C ,1at thì nồng độ axetone bằng

Nồng độ phần mol của axetone

(lmol Axetone/kmol khí trơ)

Nồng độ mol tƣơng đối của axetone.

(kmol Axetone/kmol khi trơ)

Hiệu suất hấp phụ.

Vậy = (1–0.97) × 0.014=0.00042 (kg Axetone/kg không khí)


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 281
Nồng độ cuối theo thể tích:

Khối lƣợng riêng của hỗn hợp khí đầu ra:

Khối lƣợng hơi Axetone bị hấp phụ bởi than hoạt tính:

Lƣu lƣợng khối lƣợng của hơi Axetone trong hổn hợp khí đầu ra:

Lƣu lƣợng khối lƣợng của hổn hợp khí đầu ra:

- Lƣu lƣợng khí đầu ra:

Gc = Gd × (1+

Trong đó: Gd: lƣu lƣợng khí thải vào tháp. Gd=1000m3/h

: nồng độ khí trug bình ban đầu.

Yd 0, 014
yd    0, 0138
1  Yd 1  0, 014
(%)

Vậy : Gc =1000 × (1+0.0138 × 0.97)=1013.386 m3/h


282 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

- Lƣu lƣợng khí trơ đầu vào:

Gtr = Gd (1- )  1000  (1  0,0138)  986, 2 m3/h

- Khối lƣợng khí Axetone bị giữ lại trong lớp than hoạt tính:

L = mAxetone = Gd × × e= 1000×0.0138× 0.97 = 13.386 (kg)

- Đƣờng cong đẳng nhiệt hấp phụ:

g Axetone bị hấp phụ/ g than 0.1 0.2 0.3 0.35 0.4

Áp suất riêng phần của Axetone, mmHg 0 2 10 40 80

Vẽ đƣờng cong của hấp của hơi Acetone trên than hoạt tính ở nhiệt độ 26 0C

Xác định áp suất riêng phần cân bằng:

P*  yd  P  0,007  760  5,32 mmHg


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 283
Tra đổ thị ta xác định đƣợc:

X  0,18 (g Axetone/g than hoạt tính)

Lƣợng than hoạt tính cần tối thiểu:

Tính đƣờng kính thiết bị:

- Chọn vận tốc khí vào tháp: vk = 1.2 m/s

- Khối lƣợng không khí riêng:

Trong đó: d là khối lƣợng riêng của khí ở đầu vào.

c là khối lƣợng riêng của khí ở đầu ra.

Với

 Khối lƣợng riêng của khí ở đầu vào

= 1.3037 (kg/m3)

 Khối lƣợng riêng của khí ở đầu ra

= 1.295 (kg/m3)
284 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Vậy: (1.3037+1.295)/2 )

- Lƣu lƣợng trung bình:

Trong đó: Gd: Lƣu lƣợng khí đầu vào. Gd= 1000m3/h

Gc: Lƣu lƣợng khí đầu ra. Gc= 1011.73 m3/h.

Vậy:

Đường kính tháp:

Trong đó:

Gtb: Lƣu lƣợng khí trung bình. Gtb = 1006.693 (m3/h)

vk: Vận tốc khí đầu vào. Vk = 1.2m/s

k : Khối lƣợng riêng của không khí. k = 1.2994 (kg/m3)

Vậy đƣờng kính:

Theo điều kiện tiêu chuẩn, ta chọn D = 0.5m


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 285
Chiều cao lớp vật liệu hấp phụ:

Trong đó:

L: Khối lƣợng khí Axetone bị giữ lại trong lớp hấp phụ.

L= (kg)

D: Đƣờng kính tháp thực hiện. D= 0.5 (m)

x: Khối lƣợng riêng xốp. x= 500 kg/m3

Vậy:

Chọn H= 0.8(m).

Tính trở lực của dòng khí qua lớp hấp phụ:

Trong đó: : hệ số ma sát của dòng khí thổi qua lớp vật liệu hấp phụ đƣợc tính gần đúng

theo chuẩn số Reynolds bằng công thức:

Với chuẩn số Re:


286 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Trong đó: : độ nhớt động học của hỗn hợp Axetone và không khí đƣợc xác định
từ phƣơng trình:

Ta có: Mhh: khối lƣợng mol phân tử của hỗn hợp hơi Axetone và không khí

(kg/mol). Mhh = 29.2 kg/mol

y: nồng độ mol của Axetone trong hỗn hợp hơi (Kmol/Kmol). y =


0.007(kmol/kmol)

MA: khối lƣợng mol phân tử Axetone, kg/kmol. MA= 58 kg/kmol

MB: khối lƣợng mol phân tử không khí,kg/kmol. MB= 29 kg/kmol

Với = 0.0075 10-3 ( ).

= 0.018 10-3 ( ).

(tra Hình I.35 trang 117 sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất–tập 1)

= 1.1666 ( ).

⇒ Chuẩn số Reynolds:
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 287
Hệ số ma sát:

 Đƣờng kính khe hở tƣơng đƣơng trong khối hạt:

Trong đó:  : độ xốp của than họat tính.=0.37%

dg : đƣờng kính của hạt than. d = 5 mm

 Vận tốc thực của dòng khí:

Vậy trở lực của dòng khí qua lớp than:

Nguyên tắc: đƣờng kính thiết bị và chiều cao lớp than đƣợc chọn sao cho bảo đảm đƣợc
trở lực của dòng khí qua lớp than là nhỏ(từ 80 - 200 mmH2O). So với nguyên tắc thì tổn thất
áp suất của dòng khí qua lớp than thoả điều kiện. Do đó đƣờng kính thiết bị và chiều
cao lớp than đã chọn là hợp lý.

Khối lƣợng của lớp than hoạt tính trong thiết bị:

Gg= Vg x

Trong đó: Vg là thể tích của lớp hấp phụ:


288 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Tính hệ số truyền khối:

Trong đó: υ: Độ nhớt động học của hỗn hợp hơi khí
o
Hệ số khuếch tán của Axetone ở nhiệt độ 26 C và 1 atm:

Tra bảng VIII.4 trang 131 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2)
ta có hệ số khuếch tán của hơi Axetone trong không khí ở đkc là = 0.124 10-

4
( ).

Thế tất cả vào (3.6), ta có hệ số truyền khối :

Tính thời gian củaquá trình hấp phụ.

Trong đó:

a*: nồng độ của chất bị hấp phụ cân bằng với nồng độ C 0

a* = * x
BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 289

Với: : khối lƣợng Axetone / khối lƣợng than hoạt tính.

= 0.18 kg Axetone/kg than họat tính

3
⇒a*= 0.18 500 = 90 (kg / m )

: nồng độ ban đầu của Axetone trong dòng khí vào

:nồng độ khí Axetone ra khỏi tháp.

So với yêu cầu của đề bài: nồng độ khí thải khi ra khỏi tháp nhỏ hơn nồng độ tiêu chuẩn cho

phép 5 %. Nghĩa là C< 5% C c ~ C<610 0.95/100 = 579.5(mg/m3)

Vậy Nồng độ của khí Axetone ra khỏi tháp thỏa điều kiện đề bài.

Khối lƣợng hơi Axetone bị hấp phụ trong thời gian T

GAxetone = mAxetone T= 0.72= 9.63 (kg)

Lƣợng than họat tính sử dụng trong quá trình hấp phụ:

Lthan hoạt tính: Lt= Gg (1-yd) =107.5 (1–0.7) = 32.25 (kg/mẻ)


290 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Tính cân bằng năng lƣợng.

- Tính hệ số truyền nhiệt.

Trong đó:

0.5 0.33
Nu: chuẩn số Nusen. Nu = 2+ 0.6 Re Pr

Pr: chuẩn số Prush. Tra từ sổ tay quá trình và thiết bị tập 2 ta có chuẩn số Pr = 4.7

d : đƣờng kính hạt than. d= 5 (mm)

0.5 0.33
Chuẩn số Nu = 2 + 0.6 ( ) (4.7) = 21.905

Vậy

- Nhiệt lƣợng trao đổi giữa hai pha rắn và pha khí.

Trong đó: q : nhiệt hấp phụ. Với q= 2180

Ts : nhiệt độ sôi của Axetone. Ts = 273 + ts

nA : số kmol hơi Axetone bị hấp phụ

Từ sỗ tay quá rình và thiết bị tập 2, ta có nhiệt độ sôi của hơiAxetone ở áp suất
thƣờng: ts = 56.5oC
o
Nên Ts = 273 + 56.5 = 329.5 K

Nhiệt hấp phụ: q= 2180=39572 (kj/kmol)

Số kmol hơi Axetone bị hấp phụ:


BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ 291

- Độ gia tăng nhiệt trong khoảng thời gian hấp phụ.

Quá trình hấp phụ có toả ra một lƣợng nhiệt. Lƣợng nhiệt này làm nóng lớp than,
làm nóng hỗn hợp khí và thiết bị, làm ảnh hƣởng đến quá trình hấp phụ. Đƣờng cân bằng
đẳng nhiệt hấp phụ sẽ không còn đúng nếu lƣợng nhiệt tăng quá cao (độ tăng nhiệt dòng
khí sau khi hấp phụ > 15 độ). Giả sử lƣợng nhiệt trên chỉ làm nóng hỗn hợp hơi khí có
nhiệt dung và khối lƣợng riêng. Ta có:

CP : nhiệt dung riêng. CP = 1.0032 KJ/kg.độ = 1.166 kg.độ

Gkk: khối lƣợng riêng không khí đi qua tháp hấp phụ trong thời gian hấp phụ:

Độ biến thiên nhiệt độ:

∆T = =2.84

Nhƣ vậy độ gia tăng nhiệt trong khoảng thời gian hấp phụ (giả sử nhiệt chỉ truyền vào hơi
và không truyền qua lớp than) tăng lên không đáng kể, bên cạnh đó dòng khí chuyển
động liên tục qua thiết bị nên có thể xem nhƣ là quá trình đẳng nhiệt.

- Giải hấp phụ.

Trong phạm vi đồ án chỉ nêu lên quá trình giải hấp chứ không tính toán cụ thể. Sau khi hấp
phụ, than họat tính đã bảo hoà Axetone. Ta tiến hành giải hấp và làm lạnh đến 300C để
chuẩn bị làm việc cho mẻ mới.
o
Nhiệt độ giải hấp của than hấp phụ Axetone là 120 C. Quá trình giải hấp tiến hành ở áp suất
1 atm. Ta sử dụng tác nhân giải hấp là hơi nƣớc quá nhiệt thổi trực tiếp qua lớp than
trong thời gian là 20 phút, trong quá trình giải hấp có một phần hơi nƣớc bị than hấp phụ và
ngƣng tụ. Do vậy phải tháo nƣớc trong thiết bị và tiến hành làm khô than để hoạt tính của than
không bị giảm. Quá trình này diễn ra trong thời gian 10 phút.Sau đó để cho than nguội bằng
không khí ở nhiệt độ thƣờng trong thời gian 10 phút.Thời gian còn lại (6 phút) dành cho
292 BÀI 9:XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ

việc thao tác quá trình giải hấp.Vậy thời gian làm việc của một mẻ than của thiết bị là T = 2

0.26 = 0.52 giờ

- Tái sinh than hoạt tính:

Hấp phụ có một đặc tính quan trọng là hiệu quả hấp phụ giảm khi tăng nhiệt độ
dòng khí và có khả năng hấp phụ bão hòa do hoạt độ chất hấp phụ đạt tới cực đại thì
không có khả năng hấp phụ thêm, lúc này giữa pha khí và rắn tồn tại một cân bằng
động.

Trong xử lý ô nhiễm không khí, giai đoạn này là bất lợi cho quá trình ngƣời ta phải
bỏ chất hấp phụ bão hòa này đi thay bằng chất hấp phụ mới có hoạt độ hấp phụ chƣa
bão hòa.Khi đó muốn sử dụng lại chất hấp phụ ta phải tiến hành quá trình nhả hấp để
phục hồi hoạt tính của chất hấp phụ.

Tái sinh than hoạt tính có thể bằng hơi nƣớc bão hòa hoặc quá nhiệt hoặc bằng khí
trơ nóng. Nhiệt độ hơi quá nhiệt 200-3000C, còn khí trơ 120-1400C

Trong trƣờng hợp chất thải không đáng giá ngƣời ta tiến hành phục hồi phân hủy
bằng tác nhân hóa học (oxi hóa bằng clo, ozôn hoặc bằng nhiệt…), tái sinh bằng nhiệt
đƣợc tiến hành trong lò ở nhiệt độ 700-8000C trong dung môi không có oxi

Ngƣời ta còn nghiên cứu phƣơng pháp tái sinh than bằng vi sinh, trong đó chất
thải đƣợc oxi hóa bởi vi sinh. Phƣơng pháp này làm tăng thời gian sử dụng than.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 293

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Noel De Nevers. Air Pollution Control Engineering. Second Edition. 2000

2. C.S. Rao. Environmental Pollution Control Engineering. Second reprint. Wiley


Eastern LTD. 1994.

3. Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Tập 1,2,3. NXB KH&KT Hà
Nội. 2001.

4. Lê Trung. Bệnh nghề nghiệp. NXB Y học. 1994.

5. Nguyễn Duy Động, Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải, NXB Giáo Dục.

6. Nguyễn Hải, Am học và tiếng ồn, NXB Giáo Dục.

7. Nguyễn Văn Phƣớc, Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, ĐHKT. TPHCM.

8. Phạm Ngọc Đăng - nhiễm môi trƣờng không khí đô thị và khu công nghiệp, NXB KH
– KT, 1992.

9. Phƣơng pháp phân tích hóa học.

10. Các tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam về Môi trƣờng. Tập II: chất lƣợng không khí,
Am học, Chất lƣợng đất, Giấy loại. Hà Nội, 1995.

11. Sổ tay Quá trình thiết bị công nghệ tập 1, 2

12. Đinh Xuân Thắng – Ô nhiễm không khí

You might also like