You are on page 1of 20

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


-------------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUAN HỆ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

ĐỀ TÀI 7:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRUNG QUỐC VƯỢT MỸ TRỞ THÀNH
CƯỜNG QUỐC SỐ 1 THẾ GIỚI TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI?

Lớp: CT46B Nhóm 2


Giảng viên hướng dẫn: Cô Lê Ngọc Hân
Thành viên : Trương Thị Ngọc Chi CT46B-029-1923
Lê Nguyễn Hoàng Linh CT46B-035-1923
Nguyễn Hoàng Khánh Linh CT46B-036-1923
Lê Thị Bích Ngọc CT46B-041-1923
Vanthida Xaysongkham CT46A-106-1923
Hà Nội, năm 2021
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT SIÊU CƯỜNG ....................... 3
1.1. Khái niệm siêu cường................................................................................................ 3
1.2. Các tiêu chí để trở thành một siêu cường ............................................................... 3
CHƯƠNG II: LỢI THẾ CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI MỸ ĐỂ TRỞ THÀNH
CƯỜNG QUỐC SỐ 1 THẾ GIỚI TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI.................................. 4
2.1. Sự ổn định về mặt chính trị, xã hội.......................................................................... 4
2.2. Sự tăng trưởng tích cực của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ............................... 5
2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cốt lõi ...................................... 6
2.4. Tầm ảnh hưởng lớn tại các khu vực tiềm năng ...................................................... 6
Tiểu kết: ............................................................................................................................ 8
CHƯƠNG III: TRỞ LỰC CHO VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG SỐ 1 THẾ GIỚI CỦA TRUNG
QUỐC TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI ............................................................................... 8
3.1. Vị trí địa chiến lược bất lợi....................................................................................... 8
3.2. Sự già hóa dân số ....................................................................................................... 8
3.3. Sức mạnh quân sự còn hạn chế ................................................................................ 9
3.4. Sự giàu có không bền vững ...................................................................................... 9
3.5. Ảnh hưởng văn hóa không thể bì với Mỹ ............................................................. 10
3.6. Khả năng lãnh đạo hạn chế .................................................................................... 11
3.7. Áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và đồng minh ......................................................... 12
Tiểu kết: .......................................................................................................................... 12
CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG TRUNG QUỐC VƯỢT MỸ TRỞ THÀNH CƯỜNG
QUỐC SỐ 1 THẾ GIỚI TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI ................................................ 13
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 15
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê
Ngọc Hân đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức vận dụng vào bài. Do
còn những hạn chế về kiến thức, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp, từ Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn Cô!
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Năm 2013, trước Quốc hội Trung Quốc (TQ), và sau đó là các diễn đàn quốc tế, Chủ
tịch nước TQ Tập Cận Bình đã giới thiệu nội hàm “Giấc mơ Trung Hoa” - “sự phục hưng
vĩ đại của dân tộc Trung Hoa’’ với mục tiêu hiện thực hóa vào năm 2049 (khoảng 30 năm
nữa tính từ thời điểm hiện tại). Kể từ đây, TQ đã không còn che dấu tham vọng và quyết tâm
trở thành một lãnh đạo toàn cầu toàn diện cả về sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng quốc tế,
cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Mặc dù đa số giới truyền thông và hàn lâm cho rằng Mỹ vẫn là
siêu cường duy nhất của thế giới, những dấu hiệu suy yếu của siêu cường này kể từ những
năm đầu thế kỷ XXI là không thể phủ nhận. Trước sự suy thoái của Mỹ, cùng với quá trình
vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ của TQ và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng phức
tạp, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu trong tương lai, cụ thể là trong vòng 30 năm
tới, TQ có thể vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới hay không.
Một điều chắc chắn là trong những thập niên tới, cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ có tác động
sâu rộng đến Việt Nam, vì vậy việc đánh giá và dự báo về đường đua chiến lược này là cần
thiết cho quá trình hoạch định chính sách lâu dài của nước ta. Việc nghiên cứu sẽ giúp Việt
Nam chuẩn bị “từ sớm, từ xa” nhằm đảm bảo độc lập, chủ quyền đồng thời tối đa hóa lợi ích
quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn đang và sẽ tiếp tục diễn biến căng thẳng.
2. Khả năng ứng dụng
Bên cạnh những đóng góp thiết thực cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại
của nước nhà, bài tiểu luận có thể được ứng dụng để nghiên cứu sâu hơn về chính sách đối
ngoại của Mỹ và TQ, cũng như dự báo tác động của hai nhân tố này đến hệ thống quốc tế và
trật tự thế giới. Bên cạnh đó, bài tiểu luận có thể được ứng dụng để dự báo phản ứng và lựa
chọn chính sách của các nước và khu vực trước sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và TQ.

1
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic và phương pháp dự báo định tính.
4. Bố cục
MỞ ĐẦU
Chương I: Các tiêu chí để trở thành một siêu cường
Chương II: Lợi thế của Trung Quốc so với Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới trong
vòng 30 năm tới
Chương III: Trở lực cho vị trí siêu cường số 1 thế giới của Trung Quốc trong vòng 30 năm
tới
Chương IV: Khả năng Trung Quốc vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới trong vòng
30 năm tới
KẾT LUẬN

2
CHƯƠNG I: CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT SIÊU CƯỜNG
Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đạt đủ các yếu tố để được coi là một siêu
cường. Trong khi đó, TQ được coi là một cường quốc và một siêu cường tiềm năng. Trong
trường hợp Mỹ suy yếu từ vị thế siêu cường xuống cường quốc, TQ không nhất thiết phải
trở thành một siêu cường để là cường quốc số 1 thế giới. Tuy nhiên, do không có những tiêu
chí cụ thể và nhất quán để xác định khi nào một quốc gia trở thành cường quốc số 1 thế giới,
nhóm nghiên cứu sẽ dựa vào các tiêu chí của một siêu cường - vị thế hiện tại của Mỹ - để
làm nền tảng phân tích và đối chiếu sức mạnh của TQ, qua đó đánh giá khả năng TQ vượt
Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới.
1.1. Khái niệm siêu cường
Siêu cường là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng trên vị thế cường quốc và
đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền
kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. 1
Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ
bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh
đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác.
Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của
mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt.
Thuật ngữ “siêu cường” đã được sử dụng từ đầu thập niên 1930, và đến giữa những
năm 1940, lần đầu tiên thuật ngữ này được sử dụng để chỉ Mỹ, Liên Xô và Đế chế Anh sau
Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, sau đó Đế chế Anh dần mất ảnh hưởng, tan rã
và Liên Xô cùng Mỹ được coi là hai siêu cường duy nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau
khi Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, thuật ngữ siêu cường bắt đầu được áp dụng để chỉ
Mỹ, siêu cường duy nhất còn tồn tại sau thời Chiến tranh Lạnh. 2
1.2. Các tiêu chí để trở thành một siêu cường
Đầu tiên, việc sở hữu các sức mạnh quân sự vượt trội thường được coi là yếu tố quan
trọng nhất để phân biệt một siêu cường (như Mỹ với một cường quốc lớn như Pháp hay
Anh). Quốc gia siêu cường không chỉ cần có khả năng triển khai quyền lực quân sự của mình
một cách hiệu quả trên phạm vi toàn cầu hoặc ở xa lãnh thổ của mình mà cũng cần phải sở

1,2 Nguyễn Hồng Bảo Thi, “Siêu Cường (Superpower).”

3
hữu những nguồn lực quân sự khổng lồ, như hệ thống vũ khí, trang thiết bị tối tân cùng với
các công nghệ quân sự hiện đại.3
Thứ hai, một siêu cường khẳng định sức mạnh của mình với một nền kinh tế lớn
mạnh vượt trội4 và hoạt động tốt với: tổng sản lượng quốc gia (GDP) lớn; phần trăm sản
lượng buôn bán quốc tế cao; có ảnh hưởng mang tính quyết định với các định chế tài chính
quốc tế (như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới); có tiền tệ dùng làm tiền dự trữ và
trao đổi quan trọng nhất thế giới. Nhìn chung, nền kinh tế của một siêu cường là nền kinh tế
tự chủ, chiếm vai trò lớn trong kinh tế toàn cầu và có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế của đa
số các quốc gia khác. Tiêu chí này thường được xem cơ sở cho những tiêu chí còn lại.
Thứ ba, khả năng ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia khác (cả song phương
và thông qua các tổ chức quốc tế). Điều này thường do sự chi phối của các đặc điểm như
kinh tế và quân sự.5
Thứ tư, nguồn sức mạnh mềm lớn6 (bao gồm các yếu tố như tầm ảnh hưởng văn hóa,
sức hấp dẫn của giá trị chính trị và chính sách đối ngoại…) cũng là một tiêu chí để trở thành
một siêu cường trong hệ thống quốc tế.

CHƯƠNG II: LỢI THẾ CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI MỸ ĐỂ TRỞ THÀNH
CƯỜNG QUỐC SỐ 1 THẾ GIỚI TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI
2.1. Sự ổn định về mặt chính trị, xã hội
Một nền chính trị, xã hội ổn định là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của bất cứ quốc
gia nào. Trong khi TQ có một nền chính trị và xã hội tương đối ổn định, hài hòa thì nội bộ
nước Mỹ lại rối ren và chia rẽ.
Khảo sát trong nhiều năm cho thấy người dân TQ có mức độ hài lòng với chính phủ
cao với nền chính trị ổn định.7 Sự hài lòng này có thể được giải thích từ những hoạt động
thực tế hiệu quả của chính phủ TQ và ảnh hưởng lâu dài của nền văn hóa Khổng Tử. Khổng
giáo phản ánh văn hóa đề cao hệ thống cấp bậc, định hướng nhóm, đề cao chính quyền, gắn
lợi ích cá nhân với sự hài hòa của xã hội. Nhìn chung, những triết lý của Khổng Tử đã ăn
sâu vào nhận thức của người TQ, do đó trong các thập niên tới, người dân nước này có xu

3 Nguyễn Hồng Bảo Thi, “Siêu Cường (Superpower).”


4 André Munro, “Superpower | Definition, Examples, & Facts | Britannica.”
5 “7.1A Defining Characteristics of Powers.”
6 André Munro, “Superpower | Definition, Examples, & Facts | Britannica.”
7 Dan Harsha, “Long-Term Survey Reveals Chinese Government Satisfaction.”

4
hướng tiếp tục duy trì sự tuân thủ đối với chính quyền và duy trì một xã hội tương đối hài
hòa, ổn định.8
Trong khi đó, chính trị và xã hội Mỹ lại chia rẽ và có nhiều mâu thuẫn. Đây đều là
những mâu thuẫn mang tính bản chất của xã hội Mỹ, do đó không thể giải quyết một sớm
một chiều trong vài ba đời tổng thống, thậm chí có nguy cơ trở nên phức tạp hơn trong tương
lai.
Cụ thể, trong vòng nhiều năm, niềm tin của công chúng dành cho chính quyền trung
ương tại Mỹ đạt mức thấp kỷ lục, với sự kiện bạo loạn tại điện Capitol, hay phong trào Black
Lives Matter là ví dụ điển hình. Bên cạnh sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa cánh tả-cánh hữu
cùng vấn đề phân biệt chủng tộc không được chính quyền can thiệp hiệu quả, chế độ tư bản
chủ nghĩa cũng đang làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Ở Mỹ, người giàu ngày càng giàu
hơn, còn người nghèo thì ngày càng nghèo. Nhiều giai cấp lao động vừa không được hưởng
những lợi ích cơ bản nhất như phúc lợi xã hội, vừa phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp do
sự phát triển của công nghệ. Bất ổn xã hội còn trở nên trầm trọng hơn dưới sức ảnh hưởng
của “quyền lực thứ tư” khi các công ty công nghệ và phương tiện truyền thông cung cấp các
thông tin mang tính chất định hướng.9
2.2. Sự tăng trưởng tích cực của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Giới chuyên gia cho rằng việc TQ "soán ngôi" nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ
là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra, vấn đề chỉ nằm ở thời gian.
Trong suốt 3 thập kỷ qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của TQ đã tăng trưởng với
tốc độ vượt bậc nhờ cải tổ kinh tế và công nghiệp hóa. Năm 2020 khi đại dịch Covid-19
hoành hành, TQ vẫn có mức tăng trưởng dương 2,3%, trong khi đó GDP Mỹ giảm 3,5%.10
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR, Anh), nền kinh tế của TQ sẽ lớn
hơn Mỹ vào năm 2028, trong khi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) dự đoán
điều này sẽ xảy ra vào năm 2033.11

8 Wu et al., “Chinese Citizen Satisfaction with Government Performance during COVID-19.”


9 Ian Bremmer, “The U.S. Capitol Riot Was Years in the Making. Here’s Why America Is So
Divided.”
10 Ngân hàng Thế giới, “Báo Cáo Kinh Tế 2020.”
11 Ricky Hồ, “Quy mô nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2033.”

5
2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cốt lõi
Trong các thập niên tới khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 5.0, các ngành công
nghệ cốt lõi sẽ là đòn bẩy cực lớn cho một quốc gia. TQ có khả năng sẽ sớm “vượt mặt” Mỹ
trong các lĩnh vực này.
Theo đó, kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung nổ ra, TQ đã ra sức phát triển
sức mạnh công nghệ. Nghiên cứu của Đại học Harvard tháng 12/2021 cho thấy TQ có thể
sớm vượt Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cốt lõi như AI, 5G, lượng tử… Trong một số
lĩnh vực, TQ đã trở thành số một. Với những cuộc đua khác, Trung Quốc sẽ sớm vượt qua
Mỹ trong vòng 10 năm.12
Cụ thể, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI13, Bắc Kinh đang đặt nền móng cho hàng
loạt công nghệ tương lai như Deep Learning, Speech Technology. Hiện số bằng sáng chế về
AI của Trung Quốc gấp 6 lần Mỹ, theo Viện Trí tuệ nhân tạo Allen.
Trong lĩnh vực điện toán lượng tử, giao tiếp lượng tử và cảm biến lượng tử, Mỹ vẫn
dẫn đầu, nhưng TQ đang dần bắt kịp, thậm chí vượt trong một số mảng.14
Đặc biệt, trong “cuộc chiến 5G”, công nghệ 5G ở TQ đang dẫn đầu thế giới trên
nhiều phương diện, từ quy mô và tốc độ phổ cập cơ sở hạ tầng 5G, thương mại mạng 5G
cũng như ứng dụng công nghệ 5G trong sản xuất công nghiệp cả trong nước cũng như trên
phạm vi toàn cầu. 15 Trong khi đó, Mỹ bị tụt hậu vì tập trung tìm phương án thay thế và cuộc
đấu đá nội bộ giữa các công ty công nghệ hàng đầu.16 Nước này bị TQ bỏ xa cả về quy mô
lẫn tốc độ phủ sóng 5G. Cần lưu ý rằng, 5G không đơn giản chỉ là sự tiếp nối của 4G mà hứa
hẹn mang đến những cơ hội to lớn trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội đến an ninh, chính
trị, quân sự đối với các quốc gia. Do vậy, nếu TQ thắng trong cuộc đua 5G thì cũng có cơ
thắng trong các lĩnh vực khác, mang lại ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.17
2.4. Tầm ảnh hưởng lớn tại các khu vực tiềm năng
Châu Phi và Đông Nam Á là hai khu vực có nhiều tiềm năng phát triển trong tương
lai, và TQ đang có tầm ảnh hưởng lớn tại cả hai khu vực này.

12 Bảo Lâm, “Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ về công nghệ cốt lõi.”
13 Web Desk, “China Could Beat US in AI, 5G, Quantum Computing.”
14 Bảo Lâm, “Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ về công nghệ cốt lõi.”
15 TS Phạm Mạnh Hùng, “Công - tư kết hợp, Trung Quốc vượt Mỹ về 5G.”
16 Thu Hằng, “Tại sao Trung Quốc đang thắng Mỹ trong cuộc chiến 5G?”
17 TS Phạm Mạnh Hùng, “Công - tư kết hợp, Trung Quốc vượt Mỹ về 5G.”

6
Châu Phi là một vùng đất giàu tài nguyên, có nhiều tiềm năng về phát triển nông
nghiệp, kinh tế,.. với lực lượng lao động trẻ đông đảo, nhưng chưa được khai phá đúng mức.
Trong thập kỷ qua, 6 trong số 10 quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới là các nước
châu Phi. Đây cũng là một thị trường lớn đang nổi lên với dân số tăng nhanh, rất nhiều cơ
hội kinh doanh cho các nước lớn.
Có thể nhận xét rằng châu Phi chính là sân chơi riêng của TQ khi TQ tiếp tục duy trì
vị trí đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 12 năm liên tiếp, sau khi thay thế vị trí
này của Mỹ năm 2009.18 TQ cũng đã trở thành nhà cho vay song phương lớn nhất của châu
Phi, đầu tư hàng tỉ USD vào các công trình đường bộ, đường sắt, điện và cảng ở châu lục
này qua khuôn khổ Chiến lược Vành đai và Con đường (BRI). Hiện nay, chỉ còn 6 quốc gia
tại châu lục này chưa tham gia BRI.19 Xu hướng TQ hóa đặc khu kinh tế ở châu Phi cũng
ngày càng thể hiện rõ.20
Trước tầm ảnh hưởng áp đảo của TQ tại châu Phi, đến tháng 8/2021, Mỹ mới rục
rịch tái khẳng định cam kết của mình với lục địa này trong khuôn khổ sáng kiến “Xây dựng
lại Thế giới Tốt đẹp hơn” (B3W).21 Tuy nhiên, để đi từ tuyên bố đến hành động còn gặp
nhiều thách thức và kế hoạch triển khai chi tiết của sáng kiến này vẫn là còn một ẩn số.
Còn đối với Đông Nam Á, với các cường quốc bên ngoài, đây là vùng đệm quan
trọng để thiết lập ảnh hưởng và triển khai các chiến lược lớn tại khu vực. Dưới góc độ kinh
tế, đây là một thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh, ổn định; tài nguyên thiên
nhiên phong phú; dân số đông và trẻ. Với xu hướng quyền lực chuyển dịch từ Tây sang
Đông, Đông Nam Á tiếp tục là tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trên thế
giới; trở thành nơi giao thoa xung đột, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại khu vực,
trong đó đáng chú ý nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung.
TQ đang làm tốt hơn và nhiều hơn Mỹ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông
Nam Á, dù Mỹ giành được nhiều thiện chí của các nước trong khu vực.22 Mỹ dường như
“lép vế” trong cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế ở Đông Nam Á so với TQ khi quá chú trọng
đến cơ chế hợp tác về an ninh - quốc phòng. Sự lấn át của Trung Quốc ở khu vực trước Mỹ

18 huaxia, “China Remains Africa’s Top Trading Partner for 12 Years.”


19 Huy Hoàng, “Lại thêm các nước châu Phi tiếp tục tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.”
20 Nguyễn Nhâm, “Châu Phi:Tiềm Năng và Thách Thức.”
21 Hồng Vân, “Sáng Kiến Xây Dựng Lại Thế Giới Tốt Đẹp Hơn.”
22 Hoàng Thị Hà, “Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Đông Nam Á.”

7
là bởi nước này mạnh tay “bơm tiền” vào các nước vốn đang “khát vốn”, trong khi
Washington hợp tác mang tính “cầm chừng” với cơ chế lỏng lẻo, nhiều tiêu chí khắt khe.23

Tiểu kết:
Đặt trong tương quan với Mỹ, những lợi thế về lâu dài mà TQ có bao gồm: Sự ổn
định về mặt chính trị, xã hội; sự tăng trưởng tích cực của GDP; sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành công nghệ cốt lõi và tầm ảnh hưởng lớn tại các khu vực tiềm năng. Những thế
mạnh này đặt nền móng và sẽ giúp triển vọng TQ vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thêm
phần khả quan trong vòng 30 năm tới.

CHƯƠNG III: TRỞ LỰC CHO VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG SỐ 1 THẾ GIỚI CỦA
TRUNG QUỐC TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI
3.1. Vị trí địa chiến lược bất lợi
Vị trí địa chiến lược của TQ không thuận lợi cho việc hình thành siêu cường. Dù
cương vực TQ rộng lớn nhưng không có điều kiện tự nhiên và địa chính trị siêu cường độc
nhất như Mỹ.
Phía bắc TQ đã có người khổng lồ Nga án ngữ, phía đông bị chặn bởi các đồng minh
Mỹ gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, phía tây vướng Ấn Độ cũng đang vươn dậy. Duy chỉ hướng
nam TQ có vẻ dễ thở đôi chút với các nước ASEAN, song không có nghĩa dễ ức hiếp, bắt
nạt.24 Do hệ lụy từ địa chính trị như vậy nên TQ sẽ khó có thể có bá quyền ở châu Á, tức đạt
được sức mạnh chi phối hoàn toàn các đối thủ khu vực. Một quốc gia không thể trở thành
cường quốc số 1 toàn cầu nếu chưa là siêu cường số 1 tại khu vực.
3.2. Sự già hóa dân số
Là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, thế nhưng, tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao
động ngày càng già đi tại TQ đang ở mức báo động. Nhiều nghiên cứu dự báo rằng dân số
già hóa của TQ là nguyên nhân chính khiến TQ khó lòng vượt qua được Mỹ vào năm 2050.
TQ được đánh giá sẽ là một trong những nước già hóa nhanh nhất thế giới. Theo kết
quả điều tra dân số, năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên của TQ lên tới 264 triệu người,
chiếm 18,7% dân số. Nhiều tổ chức dự báo, số người từ 65 tuổi trở lên sẽ lên tới 380 triệu
người vào năm 2050, chiếm đến 30% dân số.

23 Kông Anh, “Mỹ - Trung cạnh tranh gay gắt.”


24 Nguyễn Thị Nhung, “Yếu Tố Địa Lý Của Quyền Lực Trung Quốc.”

8
Rất nhiều vấn đề đặt ra đối với một nền kinh tế già hóa. Đó là mất cân bằng nhân
khẩu học, thiếu lực lượng lao động, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế và áp lực lên
quỹ lương hưu. Có thể nói, người TQ đang già đi mà chưa giàu lên.
Tất nhiên, phía Mỹ cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. 25 Nhưng
các hộ gia đình TQ có mức thu nhập trung bình thấp hơn nhiều so với Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ
còn có thể áp dụng cách gia tăng người nhập cư để tái cơ cấu nhân khẩu học nhưng việc đó
thì khó khăn với TQ.
3.3. Sức mạnh quân sự còn hạn chế
Không thể phủ nhận, những năm qua TQ đã có những tiến triển rất đáng kể về mặt
quân sự. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của nước này thực chất còn nhiều hạn chế, khó có thể
xứng tầm siêu cường số 1 trong vòng 30 năm tới.
Báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ mới cho biết kế hoạch quân sự của TQ có 3 giai
đoạn: nỗ lực bắt kịp Mỹ; bắt kịp Mỹ; vượt mặt Mỹ vào năm 2049. Hiện TQ đang ở giai đoạn
1. Như vậy, chính TQ cũng đã công nhận nền quân sự của nước này còn thua kém Mỹ và
cần ít nhất là 30 năm nữa mới có thể bắt kịp và vượt qua Mỹ.
Thật vậy, TQ vẫn đang thiếu tất cả các yếu tố để trở thành siêu cường quân sự như:
trình độ quân nhân, hệ thống vũ khí hiện đại phục vụ tác chiến, khả năng vươn ra toàn cầu…
Trong khi đó, Mỹ đang nắm ưu thế về mọi mặt. Chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn đứng đầu thế
giới và gấp 3 lần TQ. Thêm vào đó, đã 50 năm TQ không tham chiến nên lực lượng quân sự
của họ không có kinh nghiệm chiến trường. Ngoài ra, không giống như Mỹ, Bắc Kinh cũng
không có những cam kết rõ ràng về bảo vệ bạn bè và đồng minh. Mạng lưới căn cứ quân sự
và đồng minh của Mỹ cho phép nước này triển khai sức mạnh quân sự tới bất kỳ nơi nào
trên thế giới chỉ trong vỏn vẹn một giờ đồng hồ. TQ chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài
trong khi Mỹ có tới hơn 800 cơ sở. 26 Cho tới nay, lợi thế duy nhất của TQ là có đội quân
lớn nhất thế giới, với 2 triệu binh sĩ. Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại, số lượng nhân sự
không phải là yếu tố quyết định một nền quân sự mạnh.27
3.4. Sự giàu có không bền vững
Theo báo cáo của Tập đoàn tư vấn quản lý McKinsey & Co tháng 12/2021, TQ đã
vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới về tài sản ròng. Cụ thể, TQ hiện nắm giữ 120

25 Việt An, “Không chỉ Trung Quốc, Mỹ cũng phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số.”
26 Hoàng Phạm, “So sánh sức mạnh quân sự Mỹ-Trung Quốc.”
27 Ziyu Zhang, “How Does China’s Military Compare to the US’?”

9
nghìn tỷ USD của cải trên thế giới, so với 90 nghìn tỷ USD của Mỹ. Tuy nhiên, viễn cảnh
TQ thực sự giàu hơn Mỹ có lẽ sẽ khó trở thành hiện thực.
Việc tài sản ròng của TQ vượt Mỹ nhưng chủ yếu dựa vào giá bất động sản, những
thứ không làm ra của cải vật chất thực sự sẽ là không bền vững.28 Một kịch bản đầy bi quan
đối với TQ là nước này sẽ đi theo quỹ đạo tương tự như Nhật Bản 3 thập kỷ trước. Tương tự
như TQ, Nhật Bản đã từng vượt Mỹ về tài sản ròng bằng cách lấy bất bất động sản làm động
lực chính. Nhưng điều này đem lại nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Cụ thể là, giá bất động sản
khi đó lên cao đến nỗi mà có người từng tính toán rằng bất động sản ở trung tâm Tokyo sẽ
đủ mua được cả nước Mỹ. Tổng tài sản ròng của Nhật lớn gấp 8,3 lần GDP vào năm 1990,
cũng giống như tỷ lệ 8,2 lần của TQ vào năm 2020. Sau khi bong bóng tài sản vỡ đi, tài sản
ròng của Nhật giảm đi đáng kể, kéo Nhật Bản xuống vị trí nền kinh tế thứ 3 như hiện nay. 29
Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế còn ước tính GDP bình quân đầu người của TQ
trong năm 2020 là hơn 10.582 USD, chưa bằng 1/6 so với mức trên 63.051 USD của Mỹ.
Theo Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu, TQ có thể phải mất 50 năm hoặc lâu hơn nữa
mới có thể theo kịp Mỹ về mức độ giàu có tính theo GDP trên đầu người.30
3.5. Ảnh hưởng văn hóa không thể bì với Mỹ
Một câu hỏi lớn được đặt ra đối với tham vọng siêu cường số 1 của TQ, đó là: Đến
bao giờ mới có chuyện phần lớn người dân các nước, đều xem phim TQ, nghe nhạc TQ và
đọc sách TQ?
Mặc dù có bề dày lịch sử đồ sộ, văn hóa TQ lại có tầm ảnh hưởng hạn chế trên toàn
cầu. Các giá trị văn hóa của TQ hầu như chưa phản ánh được hết hình ảnh và danh tiếng của
đất nước này ở nước ngoài. Thế giới còn cảm thấy xa lạ với văn hoá truyền thống TQ với
các học thuyết tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Tử, Mặc Tử.31 Các sản phẩm văn hóa khác của
TQ như phim ảnh, âm nhạc cũng không tạo được tiếng vang toàn cầu, chủ yếu chỉ được biết
đến ở các nước láng giềng hoặc trong khu vực châu Á.
Ngược lại, những giá trị Mỹ có sức hấp dẫn đặc biệt và lan tỏa mạnh mẽ trên toàn
cầu với những bộ phim Hollywood, Mcdonald, Coca Cola... Đặc biệt, có một thứ TQ sẽ

28 Vũ Hợp, “Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước giàu nhất thế giới.”
29 Hằng Đoàn, “3 lý do khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại như Nhật Bản những năm 1990.”
30 Yen Nee Lee, “The U.S. Will Remain Richer than China for the next 50 Years or More, Says

Economist.”
31 Vương Mông, “Văn Hóa Trung Quốc Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa.”

10
không bao giờ đuổi kịp Mỹ. Đó là tiếng Anh - thứ ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu trong
hầu hết các lĩnh vực.32

3.6. Khả năng lãnh đạo hạn chế

Những năm gần đây, TQ ngày càng phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng quốc
tế. Trong khi đó, dưới thời của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ lại bỏ mặc đồng minh
và các tổ chức đa phương. Nhiều người tìn rằng đây là những tín hiệu cho thấy mức độ sẵn
sàng lãnh đạo quản trị toàn cầu của Mỹ đã suy giảm đáng kể và TQ sẽ sớm thay thế vị trí
lãnh đạo của Mỹ trong quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong 30 năm tới TQ khó có thể thay
thế vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ vì 3 nguyên nhân sau.
Thứ nhất, TQ không đủ năng lực để thay thế Mỹ. Để nắm giữ vị trí lãnh đạo trong
việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, một quốc gia cần phải tham gia giải quyết các vụ tranh
chấp, mang mọi phe phái ngồi lại với nhau, thành lập liên minh và đưa ra đồng thuận; và khi
cần tới, cũng phải dùng áp lực. Trong khi đó, Bắc Kinh có thói quen ngồi bên lề và chỉ kêu
gọi các nước khác giải quyết tranh chấp bằng các “biện pháp hoà bình”, và tìm ra giải pháp
“cùng thắng”.33 Về mức độ cống hiến đối với những tổ chức quốc tế, Mỹ vẫn tạo ra khoảng
cách vượt trội so với TQ. Khoảng cách giữa 2 quốc gia trong hỗ trợ kinh phí cho WHO,
UNICEF, UNHCR, WFP lần lượt là 10 lần, 4 lần, 895 lần và 112 lần.34 Về sự tín nhiệm của
các quốc gia, phần lớn các quốc gia đều tỏ ra quan ngoại trước những bước đi của TQ.
Thứ hai, TQ vẫn còn tỏ ra thờ ơ đối với nhiều thách thức mang tính chất toàn cầu.
Đối với lĩnh vực an ninh, TQ lâu nay thể hiện một vai trò mờ nhạt với nguyên tắc “không
can thiệp vào công việc nội bộ nước khác”. Thêm vào đó, trong khi biến đổi khí hậu đang là
vấn đề cấp bách của cả nhân loại thì TQ, nước thải khí nhiều nhất hiện nay, lại không tham
gia hội nghị COP 26.35 Kế hoạch quốc gia về khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước này
cũng gây ra nhiều thất vọng đối với cộng đồng quốc tế.
Cuối cùng, nước Mỹ đã và đang trở về với vị trí vốn có của mình. Sau khi ông Biden
lên cầm quyền, Mỹ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và WHO, đồng thời cũng

32 Nguyễn Hải Hoành, “Vì Sao Nói Trung Quốc Khó Vượt Mỹ?”
33 Nguyễn Văn Nhã, “Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc.”
34 White House, “Cách Tiếp Cận Chiến Lược Của Hoa Kỳ Đối Với Cộng Hòa Nhân Dân Trung

Hoa.”
35 Hồng Hạnh, “Biden chỉ trích lãnh đạo Trung Quốc, Nga vì không tới COP26.”

11
chú trọng hơn đến việc xây dựng lại sức mạnh lãnh đạo của Mỹ trong khuôn khổ đa
phương.36
3.7. Áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và đồng minh
Trải qua nhiều nhiều thời kỳ khác nhau, nước Mỹ đã kiến thiết nên một hệ thống liên
minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương để đối phó với các mối đe dọa khác
nhau.37 Giờ đây, để không đánh mất ngôi vị số 1 thế giới vào tay TQ, Mỹ đang ra sức sử
dụng lợi thế về đồng minh của mình để kiềm tỏa và ngăn chặn sự bành trướng của TQ trên
mọi mặt trận, từ kinh tế, ngoại giao cho đến quân sự. Sự ra đời của nhóm “Bộ tứ kim cương”
hay mới đây là Liên minh AUKUS do Mỹ 38
dẫn đầu là những ví dụ cho thấy sự liên kết
ngày càng chặt chẽ của Mỹ và các đồng minh trong nỗ lực chặn đứng sự trỗi dậy của TQ.

Trong tình hình đó, TQ lại không có bạn bè thân thiết hay đồng minh để tạo thế cân
bằng với Mỹ. TQ hoàn toàn bị lép vế trước hệ thống đồng minh đồ sộ của Mỹ. Hiếm có quốc
gia nào trông vào Bắc Kinh để tìm kiếm an ninh và sự bảo vệ. Chẳng những thế, nhiều quốc
gia châu Á còn tìm cách tăng cường liên kết quân sự và cải thiện quan hệ với Mỹ. Dù là đối
tác thương mại lớn nhất của TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia lại cũng là đồng minh
hiệp ước của Mỹ và cho phép các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ. Ngay cả đối với Nga,
được cho là người bạn thân cận nhất của TQ, thì nằm sâu dưới cái vỏ quan hệ hài hoà giữa
hai nước vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất tín nhiệm và nghi ngờ mang tính lịch sử39.

Tiểu kết:
Đặt trong tương quan với Mỹ, những điểm yếu và trở ngại mà TQ đang và sẽ tiếp tục
phải đối mặt trong những thập niên tới bao gồm: Vị trí địa chiến lược bất lợi; sự già hóa dân
số; sức mạnh quân sự còn hạn chế; sự giàu có không bền vững; nền văn hóa thiếu sức ảnh
hưởng toàn cầu; khả năng lãnh đạo hạn chế; áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và đồng minh.
Những điểm yếu và trở ngại này được dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng TQ
vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới trong vòng 30 năm tới.

36 TS Lộc Thị Thủy, “Chính Sách Đối Ngoại Của Mỹ Dưới Thời Tổng Thống Joe Biden - Tạp Chí
Cộng Sản.”
37 Ngô Di Lân, “Chính Sách Liên Minh Của Mỹ.”
38 Kiều Anh, “Các liên minh của Mỹ đang đẩy nhanh kế hoạch đối phó với Trung Quốc như thế

nào?”
39 TS Đàm Trọng Tùng, “Quan Hệ Mỹ - Nga - Trung Quốc và Sự Tác Động Đến an Ninh Khu Vực -

Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân.”

12
CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG TRUNG QUỐC VƯỢT MỸ TRỞ THÀNH CƯỜNG
QUỐC SỐ 1 THẾ GIỚI TRONG VÒNG 30 NĂM TỚI
Đặt trong tương quan với Mỹ, có thể thấy những lợi thế mà TQ có được vẫn bị lấn át
bởi những điểm yếu và trở ngại mà nước này gặp phải. Nói cách khác, khả năng TQ vượt
Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới trong vòng 30 năm tới là không cao. Tuy nhiên, tương
lai luôn tồn tại nhiều yếu tố không thể đoán định. Do đó, khả năng TQ vượt Mỹ trở thành
cường quốc số 1 thế giới trong vòng 30 năm tới còn phụ thuộc vào một số nhân tố sau đây.
Đầu tiên là quyết tâm của Đảng Cộng sản (ĐCS) TQ. Mục tiêu đưa TQ lên vị trí hàng
đầu của ĐCS TQ được nhiều học giả cho là phần nào bắt nguồn từ tham vọng cá nhân của
ông Tập Cận Bình. Ông Tập muốn di sản của mình trong Đảng sánh ngang với những vị
lãnh đạo trước đó như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, ông Tập hiện nay đã
gần 70 tuổi, liệu sức khỏe có cho phép ông tại vị thêm 30 năm nữa không và nếu không thì
người kế nhiệm ông và ĐCS TQ khi đó có còn giữ vững được quyết tâm của ông Tập hay
không là điều chưa thể nói trước.
Thứ hai, tính hiệu quả của chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ. Mặc dù
mục tiêu chiến lược xuyên suốt của các đời tổng thống Mỹ là đảm bảo vị thế số 1 thế giới
của nước này. Tuy nhiên, mỗi chính quyền mới sẽ có những sự điều chỉnh trong chính sách
đối phó với đối thủ. Liệu những chính sách ấy có đủ hiệu quả để kìm chân TQ, hay sẽ phản
tác dụng. Đây sẽ là câu hỏi bỏ ngỏ cho tương lai.
Bên cạnh những yếu tố nội tại của TQ và Mỹ thì những nhân tố khách quan cũng sẽ
tác động đến khả năng TQ trở thành cường quốc số 1 trong vòng 30 năm tới.
Đầu tiên là đại dịch Covid-19. Covid-19 đã gây tổn hại lớn đến sức mạnh của Mỹ,
làm gián đoạn tiến trình phát triển kinh tế của TQ và có thể được coi là một tác nhân thay
đổi trật tự thế giới. Đại dịch này là hồi chuông cảnh báo rằng nhân loại sẽ còn đối mặt với
nhiều thách thức khó lường trong những thập kỷ tới.
Bên cạnh đó là sự nổi lên của các cường quốc khác như Ấn Độ, Nga. Trong bối cảnh
một trật tự thế giới đa cực đang định hình, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, sự trỗi
dậy của các cường quốc còn lại sẽ khiến đường đua của Mỹ và TQ thêm phức tạp.

13
KẾT LUẬN
Dựa trên những tiêu chí hình thành nên một siêu cường - vị thế hiện tại của nước Mỹ
- từ đó xét đến những lợi thế và bất lợi lâu dài của TQ so với Mỹ, nhóm nghiên cứu đánh giá
khả năng TQ vượt Mỹ giành lấy vị trí số 1 thế giới trong vòng 30 năm tới là không cao. Nói
cách khác, Mỹ vẫn đang “lãnh đạo thế giới” và sẽ tiếp tục “tại vị” ít nhất trong 3 thập niên
tới. Tuy nhiên, tương lai còn tồn tại nhiều nhân tố chưa thể đoán định có khả năng làm tình
hình đi chệch hướng, vì vậy đánh giá và dự đoán của nhóm chỉ mang tính chủ quan và tương
đối.
Là địa bàn cạnh tranh chiến lược quan trọng giữa Mỹ và TQ, trong thời gian tới, Việt
Nam cần tiếp tục duy trì mối quan hệ cân bằng với 2 nước lớn. Trong khi tiếp tục nghiên
cứu 2 nhân tố này để phát hiện sớm vấn đề, chuẩn bị trước những nguy cơ, thách thức và cả
cơ hội, ngoại giao Việt Nam cần linh hoạt, sáng tạo nhưng bản lĩnh và kiên định vì độc lập
dân tộc và lợi ích quốc gia trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A-LEVEL GEOGRAPHY REVISION: EDEXCEL. “7.1A Defining Characteristics of
Powers.” Accessed December 23, 2021. https://geographyrevisionalevel.weebly.com/71a-
defining-characteristics-of-powers.html.
2. André Munro. “Superpower | Definition, Examples, & Facts | Britannica.” Britannica.
Accessed December 23, 2021. https://www.britannica.com/topic/superpower.
3. “Báo Cáo Kinh Tế 2020.” Ngân hàng Thế giới, 2020.
4. Bảo Lâm. “Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ về công nghệ cốt lõi.” VnExpress, December
12, 2021.
https://vnexpress.net/trung-quoc-co-the-soan-ngoi-my-ve-cong-nghe-cot-loi-4401358.html.
5. Dan Harsha. “Long-Term Survey Reveals Chinese Government Satisfaction.” Harvard
Gazette (blog), July 9, 2020. https://news.harvard.edu/gazette/story/2020/07/long-term-
survey-reveals-chinese-government-satisfaction/.
6. Hằng Đoàn. “3 lý do khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại như Nhật Bản những năm 1990.”
Báo điện tử Dân Trí, October 18, 2021.
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/3-ly-do-khien-kinh-te-trung-quoc-cham-lai-nhu-nhat-ban-
nhung-nam-1990-20211018110030535.htm.
7. Hoàng Phạm. “So sánh sức mạnh quân sự Mỹ-Trung Quốc: Ai mạnh hơn?” VOV.VN, July
13, 2021.
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/phan-tich/so-sanh-suc-manh-quan-su-my-trung-quoc-
ai-manh-hon-873209.vov.
8. Hoàng Thị Hà. “Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Đông Nam Á.” Ngiên cứu Biển Đông,
February 6, 2021.
https://nghiencuubiendong.vn/canh-tranh-anh-huong-my-trung-tai-dong-nam-
a.50830.anews.
9. Hồng Hạnh. “Biden chỉ trích lãnh đạo Trung Quốc, Nga vì không tới COP26.” VnExpress,
March 11, 2021.
https://vnexpress.net/biden-chi-trich-lanh-dao-trung-quoc-nga-vi-khong-toi-cop26-
4380628.html.
10. Hồng Vân. “Sáng Kiến Xây Dựng Lại Thế Giới Tốt Đẹp Hơn: Để Tuyên Bố Trở Thành
Hành Động.” ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM, July 2, 2021. https://vovworld.vn/vi-
VN/content/ODY3ODIy.vov.
11. Huaxia. “China Remains Africa’s Top Trading Partner for 12 Years.” Xinhua Net,
September 25, 2021.

15
http://www.news.cn/english/2021-09/25/c_1310209385.htm.
12. Huy Hoàng. “Lại thêm các nước châu Phi tiếp tục tham gia Sáng kiến Vành đai và Con
đường.” Báo Công Luận, November 29, 2021.
https://congluan.vn/lai-them-cac-nuoc-chau-phi-tiep-tuc-tham-gia-sang-kien-vanh-dai-va-
con-duong-post169438.html.
13. Ian Bremmer. “The U.S. Capitol Riot Was Years in the Making. Here’s Why America Is So
Divided.” Time, January 16, 2021.
https://time.com/5929978/the-u-s-capitol-riot-was-years-in-the-making-heres-why-
america-is-so-divided/.
14. Kiều Anh. “Các liên minh của Mỹ đang đẩy nhanh kế hoạch đối phó với Trung Quốc như
thế nào?” VOV.VN, September 27, 2021.
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/cac-lien-minh-cua-my-dang-day-nhanh-ke-hoach-doi-pho-
voi-trung-quoc-nhu-the-nao-893638.vov.
15. Kông Anh. “Mỹ - Trung cạnh tranh gay gắt: Đông Nam Á hành xử ra sao?” Báo điện tử
VTC News, October 20, 2021.
https://vtc.vn/my-trung-canh-tranh-gay-gat-dong-nam-a-hanh-xu-ra-sao-ar641982.html.
16. Ngô Di Lân. “Chính Sách Liên Minh Của Mỹ: Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai.” Nghiên
Cứu Quốc Tế (blog), February 18, 2019. http://nghiencuuquocte.org/2019/02/19/chinh-sach-
lien-minh-cua-my/.
17. Nguyễn Hải Hoành. “Vì Sao Nói Trung Quốc Khó Vượt Mỹ?” Nghiên Cứu Quốc Tế (blog),
October 12, 2021.
http://nghiencuuquocte.org/2021/10/13/vi-sao-noi-trung-quoc-kho-vuot-mỹ/.
18. Nguyễn Hồng Bảo Thi. “Siêu Cường (Superpower).” Nghiên Cứu Quốc Tế (blog), May 20,
2016.
http://nghiencuuquocte.org/2016/05/21/sieu-cuong-superpower/.
19. Nguyễn Nhâm. “Châu Phi:Tiềm Năng và Thách Thức.” Lý luận chính trị, August 29, 2018.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2645-chau-phitiem-nang-va-thach-
thuc.html.
20. Nguyễn Thị Nhung. “Yếu Tố Địa Lý Của Quyền Lực Trung Quốc.” Nghiên Cứu Quốc Tế
(blog), June 30, 2013.
http://nghiencuuquocte.org/2013/06/30/geography-chinese-power/.
21. Nguyễn Văn Nhã. “Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc.” Nghiên Cứu Lịch Sử (blog), July
29, 2014.
https://nghiencuulichsu.com/2014/07/29/ao-tuong-ve-suc-manh-trung-quoc/.

16
22. Ricky Hồ. “Quy mô nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2033.” Tạp chí
Kinh tế Sài Gòn (blog), December 15, 2021.
https://thesaigontimes.vn/quy-mo-nen-kinh-te-trung-quoc-du-kien-se-vuot-my-vao-nam-
2033/.
23. Thu Hằng. “Tại sao Trung Quốc đang thắng Mỹ trong cuộc chiến 5G?” Báo Tin Tức,
February 7, 2019.
https://baotintuc.vn/news-20190207145143127.htm.
24. TS Đàm Trọng Tùng. “Quan Hệ Mỹ - Nga - Trung Quốc và Sự Tác Động Đến an Ninh Khu
Vực - Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân.” Tạp chí Quốc phòng toàn dân, December 9, 2019.
http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/quan-he-my-nga-trung-quoc-va-
su-tac-dong-den-an-ninh-khu-vuc/14322.html.
25. TS Lộc Thị Thủy. “Chính Sách Đối Ngoại Của Mỹ Dưới Thời Tổng Thống Joe Biden - Tạp
Chí Cộng Sản.” Tạp chí Cộng sản, June 26, 2021.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/823434/chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-duoi-thoi-tong-thong-joe-biden.aspx.
26. TS Phạm Mạnh Hùng. “Công - tư kết hợp, Trung Quốc vượt Mỹ về 5G.” VietNamNet,
March 11, 2021. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/trung-quoc-vuot-my-ve-
cong-nghe-5g-788692.html.
27. Việt An. “Không chỉ Trung Quốc, Mỹ cũng phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số.” Báo
Thế giới và Việt Nam, July 13, 2021.
https://baoquocte.vn/khong-chi-trung-quoc-my-cung-phai-doi-mat-voi-tinh-trang-gia-hoa-
dan-so-151252.html.
28. Vũ Hợp. “Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước giàu nhất thế giới.” VOV.VN, November 17,
2021.
https://vov.vn/kinh-te/trung-quoc-vuot-my-tro-thanh-nuoc-giau-nhat-the-gioi-905683.vov.
29. Vương Mông. “Văn Hóa Trung Quốc Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa.” Nghiên Cứu Quốc
Tế (blog), October 23, 2016. http://nghiencuuquocte.org/2016/10/24/van-hoa-trung-quoc-
trong-boi-canh-toan-cau-hoa/.
30. Web Desk. “China Could Beat US in AI, 5G, Quantum Computing: Harvard Report.” The
Week, August 12, 2021.
https://www.theweek.in/news/sci-tech/2021/12/08/china-could-beat-us-in-ai-5g-quantum-
computing-harvard-report.html.
31. White House. “Cách Tiếp Cận Chiến Lược Của Hoa Kỳ Đối Với Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa,” May 20, 2020.

17
https://vn.usembassy.gov/wp-content/uploads/sites/40/U.S.-Strategic-Approach-to-The-
Peoples-Republic-of-China-Report-5.20.20-VN.pdf.
32. Wu, Cary, Zhilei Shi, Rima Wilkes, Jiaji Wu, Zhiwen Gong, Nengkun He, Zang Xiao, et al.
“Chinese Citizen Satisfaction with Government Performance during COVID-19.” Journal
of Contemporary China 30, no. 132 (November 2, 2021): 930–44.
https://doi.org/10.1080/10670564.2021.1893558.
33. Yen Nee Lee. “The U.S. Will Remain Richer than China for the next 50 Years or More, Says
Economist.” CNBC, March 26, 2021. https://www.cnbc.com/2021/03/26/us-will-remain-
richer-than-china-for-the-next-50-years-or-more-eiu.html.
34. Ziyu Zhang. “How Does China’s Military Compare to the US’?” South China Morning Post,
July 12, 2021. https://www.scmp.com/news/china/military/article/3140681/us-china-
rivalry-who-has-stronger-military.

18

You might also like