You are on page 1of 6

bước tiến mới về nhận thức trước nạn tham nhũng

tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện
hơn.

Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tại Phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ngày 12/1/2023. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tại Phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ngày 12/1/2023. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tại Phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày
12/1/2023. Ảnh: TTXVN.

Trước đây, chúng ta chủ yếu quan tâm đến tác hại trước mắt, về vật chất (kinh tế, tiền
bạc), nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham
nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, chế độ và cuối cùng là mất chế độ như đã từng xảy ra với thực tiễn lịch sử thế giới.
Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi
trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
Những năm đầu đổi mới, Đảng ta xác định "đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận
cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân
ta hiện nay"; góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý
của Nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh,
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Qua 20 năm đổi mới, Đảng ta nhận thức đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng,
quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên là một nội dung quan trọng của công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời đề ra yêu cầu phải gắn chống tham nhũng với chống
lãng phí. Sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta càng nhận rõ đây là "một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Do đó, trong các
nhiệm kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều bàn
và ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đặc biệt là, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 10 (tháng 8/2006), Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với nhiều chủ trương, quan điểm, giải
pháp mới, quyết liệt, đồng bộ. Việc Trung ương ban hành Nghị quyết quan trọng này cho
thấy quyết tâm cao của Đảng trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng
phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

You might also like