You are on page 1of 5

Giáo viên:Ksor DRoat

Đơn vị: Trường Tiểu học xã IaMlăh- KrôngPa-Gia Lai

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

TRƯỜNG TH IAMLAH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM


LỚP 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Iamlah, ngày 24 tháng 2 năm 2023

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề:An toàn giao thông đường bộ
Thời gian thực hiện: 1 buổi
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
* Mục tiêu:
- HS nói được vai trò của việc thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
- HS nêu được nguyên nhân dẫn đến mất an toàn.
- HS kể và viết lại được một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
- HS thực hiện được một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
* Yêu cầu:
- Huy động được công an giao thông tham gia tuyên tuyền.
- Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh các lớp.
- Tổ chức hoạt động đơn giản, tất cả học sinh phải được tham gia hoạt động và chia sẻ.
II. Chuẩn bị
HOẠT ĐỘNG NGƯỜI CHUẨN BỊ NỘI DUNG CB
Hoạt động 1 - Nhà trường - Nhà trường: mời công an
- Công an giao thông, PHHS, chuẩn bị
cơ sở vật chất, tập hợp HS.
Câu hỏi để đánh giá HS
- Công an: nội dung tuyên
truyền, kết luận
Hoạt động 2 - Nhà trường - Nhà trường: chuẩn bị hình
- Công an ảnh, thiết bị: máy tính, máy
chiếu.Câu hỏi để đánh giá
HS
- Công an: duyệt hình ảnh,
nội dung đáng giá, kết luận.
Hoạt động 3 - Nhà trường - Nhà trường chuẩn bị phiếu
- Công an học nhóm (giấy khổ lớn),
bút dạ, bảng kiểm để đánh
giá hoạt động.
- Công an: nội dung đánh
giá, kết luận.
Hoạt động 4 - Nhà trường - Nhà trường chuẩn bị các
- Phụ huynh phương tiện thực hành.
- Công an - Phụ huynh chuẩn bị ý kiến
chia sẻ, chuẩn bị mũ bảo
hiểm cho các con.
- Công an: nội dung đánh
giá, kết luận

III. Tiến trình hoạt động


1. Hoạt động 1(15 phút): Vai trò của an toàn giao thông đường bộ
1.1 . Mục tiêu hoạt động
- HS nói được vai trò của việc thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
1.2 . Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung tổ chức:
- Nhà trường giới thiệu mục đích buổi hoạt động, các lực lượng tham gia.
- Nhà trường mời công an giao thông tổ chức hoạt động 1.
- Công an giao thông đặt vấn đề về vai trò của an toàn giao thông đường bộ đối với học
sinh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ hiểu biết của mình về vai trò của an toàn
giao thông đường bộ với bạn.
- Công an giao thông kết luận.
* Phương thức tổ chức:
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong buổi hoạt động ngoại khóa của khối.
* Nhiệm vụ các lực lượng:
- Nhà trường: mời công an giao thông, giới thiệu mục đích buổi hoạt động, các lực
lượng tham gia, chuẩn bị cơ sở vật chất, tập hợp HS.
- Công an: đặt vấn đề, tuyên truyền, kết luận hoạt động.
1.3 . Đánh giá hoạt động
-Phương pháp hỏi – đáp
- Công cụ đánh giá: câu hỏi
2. Hoạt động 2 (15 phút): Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông đường bộ
2.1. Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông đường bộ.
2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung tổ chức:
- Công an giao thông đưa ra một số hình ảnh về mất an toàn giao thông đường bộ, yêu
cầu HS quan sát, nêu nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông đường bộ.
- Cá nhân HS quan sát và chia sẻ.
- Học sinh khác nhận xét.
- Cho HS chia sẻ thêm những nguyên nhân khác dẫn đến mất an toàn giao thông đường
bộ.
- Công an giao thông tuyên truyền, kết luận hoạt động.
* Phương thức tổ chức:
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong buổi hoạt động ngoại khóa của khối.
* Nhiệm vụ các lực lượng:
- Nhà trường chuẩn bị hình ảnh, thiết bị: máy tính, máy chiếu, quản lí HS trong hoạt
động.
- Công an: duyệt hình ảnh, đặt vấn đề, tuyên truyền, kết luận hoạt động.
2.3. Đánh giá hoạt động
- Phương pháp hỏi – đáp
- Công cụ đánh giá: câu hỏi
Hoạt động 3 (15 phút):Một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
3.1. Mục tiêu hoạt động
- HS kể và viết lại được một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung tổ chức:
- Nhà trường chia nhóm HS.
- Công an nêu yêu cầu để HS thảo luận nhóm: Kể một số việc làm để thực hiện an toàn
giao thông đường bộ.
- Các nhóm hoạt động: Mỗi học sinh trong nhóm đưa ra ít nhất 1 ý kiến, nhóm trưởng
tổng hợp ý kiến các thành viên, viết lại trên phiếu nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Công an đánh giá chung và kết luận.
* Phương thức tổ chức:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong buổi hoạt động ngoại khóa của khối.
* Nhiệm vụ các lực lượng:
- Nhà trường chuẩn bị phiếu học nhóm (giấy khổ lớn), bút dạ, giám sát HS trong hoạt
động nhóm.
- Nhà trường tham gia đánh giá hoạt động nhóm.
- Công an: đánh giá hoạt động nhóm, kết luận hoạt động.
3.3. Đánh giá hoạt động
- Phương pháp vấn đáp
- Công cụ đánh giá: câu hỏi
Hoạt động 4 (20 phút): Thực hiệnmột số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường
bộ.
4.1. Mục tiêu hoạt động
- HS thực hiện được một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
4.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung tổ chức:
Thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng cách:
- Chia nhóm: Mỗi nhóm gồm 2 cặp cha (hoặc mẹ) và con thực hiện đội mũ bảo hiểm.
Tự quan sát, đánh giá trong nhóm.
- Nhà trường cùng với công an giao thông kiểm tra, đánh giá.
- Công an giao thông hướng dẫn HS, PHHS các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách.
Thực hiện đi bộ đúng phần đường quy định theo mô hình trên sân trường:
- Nhà trường tổ chức cho HS thực hiện đi đúng phần đường quy định theo mô hình trên
sân trường.
- HS quan sát, đánh giá hoạt động của bạn.
- Mời phụ huynh chia sẻ về thực tế hàng ngày của các cháu.
- Công an đánh giá, kết luận hoạt động.
* Phương thức tổ chức:
- Tổ chức cho HS thực hành trong buổi hoạt động ngoại khóa của khối.
* Nhiệm vụ các lực lượng:
- Nhà trường chuẩn bị các phương tiện thực hành: mô phỏng sa huỳnh đường bộ.
- Phụ huynh tham gia chuẩn bị mũ bảo hiểm cho HS, cùng HS tham gia đội mũ bảo
hiểm đúng cách, chuẩn bị ý kiến chia sẻ.
- Công an: đánh giá hoạt động nhóm, kết luận hoạt động.
4.3. Đánh giá hoạt động
- Phương pháp quan sát.
- Công cụ đánh giá: bảng kiểm
Giáo viên lập kế hoạch

Ksor DRoat

You might also like