You are on page 1of 10

TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND

82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Q.1, Tp Hồ Chí Minh

1. Khái quát chung

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế

biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du
lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt

Nam[1] và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.[2]
Sản phẩm

 Cà phê Trung Nguyên cao cấp


 Cà phê chồn Legendee
 Sáng tạo 8
 Cà phê rang xay
 Cà phê rang xay bao gồm các nhóm sản phẩm hỗn hợp (I, S, Nâu, premium blend,
gourmet blend, house blend), chế phin (1,2,3,4,5), sáng tạo (1,2,3,4,5), espresso, hạt xay.

SỨ MẠNG

 XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI HỢP NHẤT

 THEO MỘT HỆ GIÁ TRỊ CỦA LỐI SỐNG TỈNH THỨC

 ĐEM ĐẾN THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC THỰC SỰ

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI

 PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG

 NHÂN LOẠI HƯỞNG ỨNG

 KINH TÀI VỮNG CHẮC

Khẩu hiệu Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giới

Cơ cấu vận hành kinh doanh tại Trung Nguyên

Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên về quy mô sản xuất hiện có 3 nhà máy đặt trụ sở tại:

Sài Gòn, Bình Dương và Bắc Giang. Hiện tại, các xưởng chế biến của tập đoàn trung nguyên

đều được trang bị các máy móc hiện đại nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm cà

phê có chất lượng cao nhất.

2. Lịch sử hình thành


Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ
cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi
trẻ cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan
tỏa khắp thế giới.
1998 Việc thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi đầu cho việc hình
thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Năm 2000 Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình nhượng quyền.

2001 Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore. Công bố khẩu hiệu: “Khơi nguồn Sáng tạo”
với sản phẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông
độc đáo không thể sao chép hòa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người
tiêu dùng trên khắp cả nước.

Năm 2002, nhận thấy đã đến lúc Trung Nguyên phải ra khỏi Việt Nam, bên cạnh việc tìm kiếm thị
trường, Đặng Lê Nguyên Vũ đầu tư 3 triệu USD để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu, khẳng định giá trị
của thương hiệu bằng cách thuê luôn một hãng tư vấn đặt tại New Zealand, đồng thời để hoạt động kinh
doanh nhượng quyền được chuyên nghiệp, nhất quán hơn và đảm bảo tính đồng nhất của thương hiệu.
Trong năm 2002, quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. “Đây là một bước rất quan
trọng. Nếu chúng tôi thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ làm tăng tốc kế hoạch bành trướng của Trung
Nguyên ra nước ngoài”.

Trên thực tế, bên cạnh những khó khăn về mặt bằng, tài chính, hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà
Đặng Lê Nguyên Vũ phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks, một tập đoàn cà phê lớn nhất
thế giới của Mỹ. Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks
ở Mỹ, ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm, trong
khi Starbucks phải mất đến 15 năm. Tại Nhật, Starbucks đã có đến gần 400 cửa hàng trong tổng
số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp thế giới. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là đại lý nhượng
quyền Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so
với Starbucks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác.

“Chúng tôi coi Tập đoàn Starbucks là một đối thủ đầy tiềm năng, nhưng chúng tôi không sợ phải
đối mặt với họ. Chúng tôi tập trung làm cho Trung Nguyên trở thành một điển hình của Việt Nam
trên thế giới, phản ánh được nền văn hóa của đất nước qua cách thiết kế và cung cách phục vụ” -
anh nói.

Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu
Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê
rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga.
Hiện Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung
Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…

2003 Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống
Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia và ghi dấu ấn bằng cuộc thử mù
bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất giữa G7 và Thương hiệu cà phê lớn trên thế
giới. Kết quả có 89% người chọn G7 là sản phẩm ưa thích nhất.

2010
Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu,
tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean…
2012
Thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Cà phê Trung Nguyên là Thương
hiệu số 1 tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất. Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình
Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Phát động Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi
Nghiệp Kiến Quốc với Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt thu hút hơn 50.000 người tham gia.
2013
G7 kỉ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất. Hành Trình
Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc lan tỏa rộng khắp với cuộc thi Sáng tạo Tương lai và Ngày
Hội Sáng Tạo Vì Khát Vọng Việt Lần 2 thu hút 100.000 người tham gia.
Năm 2014 Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn[7

2016
Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn, Sứ mạng mới. Ra mắt không
gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê
lớn nhất Đông Nam Á. Trao tặng 2 triệu cuốn sách đổi đời trong Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi
Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt
2017
Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một
trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới. Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà
phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời

2021
Kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn 1996 – 2021. Dự án Thành Phố Cà Phê chính thức khánh thành
nhà mẫu và các khu tiện ích.

Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp như thế nào?

Không chỉ tấn công thị trường quốc tế với mặt hàng cà phê rang, Đặng Lê Nguyên Vũ thực sự gây
kinh ngạc cho các nhà doanh nghiệp khi anh cho tung ra sản phẩm cà phê hòa tan mang tên G7
vào tháng 11-2003 vừa qua. Tên gọi cà phê hòa tan G7 trong ý tưởng của anh là một cái tên dễ
tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại mà mang sứ mạng chinh phục, chiếm lĩnh thị
trường 7 nước phát triển. G7 chính thức đối đầu với các đại gia nước ngoài về cà phê hòa tan
bằng “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại Dinh Thống Nhất. Cuộc thử sản phẩm đem đến kết quả khá
thú vị: 89% người tham gia chọn cà phê hòa tan G7 là sản phẩm yêu thích, và chỉ có 11% chọn
nhãn hiệu cà phê hòa tan Nescafe. Đây thật sự là một cuộc chiến, nhưng điều quan trọng hơn của
Trung Nguyên không phải là kết quả cuộc thử mà là sự khơi dậy về ý chí quật cường, về lòng tự
hào dân tộc khi chọn lựa và tiêu dùng sản phẩm thương hiệu Việt. “Tại sao lại không thắng những
kẻ mạnh hơn ngay trên quê hương mình?”. Mục tiêu của anh là không chỉ chiếm lĩnh thị phần mà
còn đánh bại các “đại gia” nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.

Quả thực chỉ mới ra mắt hơn 8 tháng nhưng sản phẩm G7 đã gây rất nhiều khó khăn cho các đối
thủ. Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới đang ở những bước đầu. “Tôi
muốn có thương hiệu Trung Nguyên của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Cà phê của chúng tôi
ngon. Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều đó” - thương gia trẻ này tuyên bố.

Đi nhiều, thấy nhiều mọi điều trên thế giới, Đặng Lê Nguyên Vũ cảm thấy tủi nhục trước cảnh
hàng hóa Việt Nam bị coi thường. Nói đến Toyota, Sony, Hitachi người ta nghĩ ngay đến nước
Nhật; nói IBM, Intel, Ford là biết Mỹ; Mercedes là nói đến Đức… Hình ảnh thương hiệu hàng hóa
từ lúc nào đã trở thành hình ảnh đối thoại của một quốc gia. Không có thương hiệu, làm sao Việt
Nam có thể hội nhập và đối thoại với thế giới? Vì vậy, anh quyết tâm đi tiên phong, xây dựng
thành công thương hiệu Trung Nguyên trên trường quốc tế.

Việt Nam có rất nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, nhưng tại sao không có sản phẩm nào
có thương hiệu? Đặng Lê Nguyên Vũ thấy nếu cứ cảnh “hồ tiêu trộn hạt đu đủ” xuất khẩu ra nước
ngoài như đã thấy thì Việt Nam sẽ không thể có được hình ảnh tốt với quốc tế. Bởi giá trị cốt lõi
của thương hiệu thực ra chính là uy tín. Anh quan niệm, hàng hóa phải là hình ảnh con người, là
nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.

Ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão của mình:
logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên - nơi khơi nguồn của cà phê Trung
Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn
lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể
hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng
cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu
tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà
phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền
thống Việt trên thương trường quốc tế.

Với những ý tưởng đó, anh muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn hóa, là môi
trường “khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều tích cực chứ không chỉ là nơi
bán cà phê. Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế,
màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ của nhân viên,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn
rằng, khi Trung Nguyên đến quốc gia nào thì người dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang
nghỉ ngơi từ 10 - 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam thật sự.

Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc
sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng
thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”. Anh là một trong những người đứng ra
khởi xướng chương trình “Sáng tạo vì thương hiệu Việt” vào năm 2002, với mục đích kêu gọi
doanh nghiệp ý thức xây dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ chọn lựa hàng
hóa Việt. Tiếp đến năm 2003, anh lại phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản
Việt Nam”. Nếu như chương trình trên là bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng
hóa Việt, thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho ngành nông sản
vốn là thế mạnh của Việt Nam. Với các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều,
trái cây… nhưng Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp
càng bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản phẩm. Đặng Lê
Nguyên Vũ muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự tin vươn ra thị
trường thế giới. Theo anh, xây dựng thương hiệu gắn với các địa danh, vị trí địa lý của từng vùng
là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông sản Việt Nam trên thế giới, góp thay đổi bộ mặt kinh tế
của nước nhà.

Người biết ước mơ - Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ không tiếp tục phát triển Trung Nguyên theo
chiều rộng mà anh đang đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nội địa để hoàn thiện hình ảnh, củng cố
công cuộc kinh doanh, bảo vệ nó khỏi những đối thủ cạnh tranh mới. Anh không ngừng điều
chỉnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên để thích nghi với
những thị trường mới mà anh dự định sẽ thâm nhập, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc.
Anh không chỉ hăng say lao vào công việc vì sự lớn mạnh của Trung Nguyên mà còn vì thương
hiệu Việt, vì nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặng Lê Nguyên Vũ bật mí: “Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước. Hiện tại chúng
tôi đang hoàn thiện bước thứ 2. Bước đầu tiên là hình thành gây dựng thương hiệu, hoàn chỉnh
khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật
kinh doanh cho phép tôi không nói, chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”.

Với tất cả những gì đã và đang làm được, Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức để những hạt
cà phê thấm đẫm sự nhọc nhằn của người nông dân Việt Nam được chắp cánh xa hơn, chinh phục
thị trường thế giới bằng hương vị đậm đà và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

33 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên
giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao,
những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình. Đại diện cho giới doanh nhân trẻ cả
nước, đầu tháng 8 năm nay, Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên
đã sang Brunei nhận giải Nhà Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, giải thưởng do
Hiệp hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Asean tổ chức 5 năm một lần. Cùng với Trung Nguyên, anh
được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thế kỷ XX.

2.3

Dám nghĩ lớn, dám theo đuổi những điều người khác cho là không thể
Xây dựng và phát triển thành công một thương hiệu cao cấp ngay trong một thị
trường còn đang loay hoay tìm kiếm hướng đi gần như là một điều không tưởng.
Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ là 250
USD, khi ấy thị trường cà-phê trong nước vẫn còn chưa có một hướng đi nào cụ
thể cả, vậy mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch của tập đoàn Trung Nguyên
lại quyết định sẽ xây dựng một thương hiệu cà phê cao cấp, họ đã sớm hướng tới
một thị trường cả nội địa lẫn xuất khẩu.
Điều đó khó ở một điểm, đó là Trung Nguyên vừa phải thuyết phục người tiêu
dùng nội địa chịu chi tiền để mua những sản phẩm cà phê cao cấp Trung
Nguyên, lại vừa phải chứng minh cho các thị trường quốc tế thấy rằng Việt Nam
có thể sản xuất ra những sản phẩm cà-phê ở đẳng cấp thế giới. Để làm được điều
đó, cafe Trung Nguyên chủ động xây dựng một hệ thống gần giống với thương
hiệu nổi tiếng bậc nhất lúc ấy là Starbucks, một mô hình họ có thể trực tiếp giới
thiệu các sản phẩm cà-phê và bán cho các khách hàng của mình. Họ đã làm nên
một kỳ tích là xây dựng thành công thương hiệu của mình trong cả thị trường nội
địa lẫn quốc tế.
Ngày nay, nhiều nhãn hiệu và mô hình chuỗi cửa hàng cà phê ra đời, nhưng
người ta dường như không bao giờ có thể quên được người tiên phong Trung
Nguyên năm nào.
Để hiện thực hóa giấc mơ thành công, tập đoàn cà phê Trung nguyên đã chủ
động xây dựng một mô hình kinh doanh cũng như hình ảnh công ty vô cùng
chuyên nghiệp.

Dám chọn những đối thủ lớn mạnh và sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng
Ở thời ấy cho tới hiện nay, một suy nghĩ biến thành lối mòn đó là nhiều thương
hiệu khởi nghiệp chỉ dám đặt những mục tiêu trong tầm tay, cùng với việc xác
định những đối thủ cạnh tranh ở một tầm tương đối thấp. Nhưng Trung Nguyên
đã làm một việc không tưởng đó là đặt ra những mục tiêu vượt bậc như chiếm
lĩnh những thị trường quốc tế, cùng với việc chọn những đối thủ khổng lồ
như Nescafe, Vinacafe. Và thực tế đã chứng minh là Trung Nguyên chiếm được
một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cà phê hòa tan.

Giá trị đột phá và khác biệt được đặt lên hàng đầu
Một điều người ta hoàn toàn nể phục tập đoàn Trung Nguyên đó là luôn luôn
khác biệt so với các đối thủ của mình và có một định vị vô cùng rõ ràng trong
tâm trí khách hàng.
Không phải sự nhạt nhòa của “tính cách thương hiệu” như các công ty khác,
cafe Trung Nguyên như được thổi vào thương hiệu một tinh thần quốc gia, một
tinh thần dân tộc mà chưa một hãng cà-phê nào tại Việt Nam làm được. Một
“tính cách” rất bụi bặm đẳng cấp đã in sâu vào tâm trí của khách hàng và đó
cũng là một lý do lớn để cafe Trung Nguyên có được thành công như hiện nay.
Mỗi lúc cà phê Trung Nguyên có một sự kiện nào đó, người ta lại không ngừng
bàn tán xôn xao về họ, điều đó cho thấy thương hiệu Trung Nguyên có ý nghĩa
trong tâm trí của rất nhiều người.
2.3.2

Trung Nguyên đã tạo cho mình một lối đi riêng khác biệt, đặc biệt. Kế thừa và
phát huy những tổng giá trị di sản của cà phê Việt Nam, những sản phẩm cà phê
tuyệt ngon, nổi tiếng với tên gọi Sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5, 8 cùng các dòng danh mục
cà phê rang xay chữ I (Khát vọng khởi nghiệp), S (Chinh phục thành công), Nâu
(Sức sống đại ngàn), Chế phin… lần lượt được Trung Nguyên cho ra đời. Lần đầu
tiên, khách hàng có khả năng chọn lựa cho mình hương vị cà phê phù hợp với
khẩu vị, gu của riêng mình.

hông những vậy, Trung Nguyên còn tạo nên phong cách thưởng thức cà phê
“theo kiểu Trung Nguyên” với những cửa hàng đối chứng, nơi khách hàng vừa
chọn được các sản phẩm cà phê chất lượng, vừa được hướng dẫn cách pha chế và
thưởng thức cà phê để kiểm chứng. Đây cũng là lần đầu tiên, khách hàng được
trải nghiệm được “chất” của cà phê, thấy được sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê
Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ, cà phê Chồn… Sự sáng tạo và
chất lượng sản phẩm của Trung Nguyên lúc bấy giờ đã dẫn dắt và định hình gu cà
phê ngon của người Việt. Đến nay, người yêu cà phê trên thế giới vẫn gọi tất cả
các loại cà phê ngon, có gu của Việt Nam là cà phê Trung Nguyên như một chỉ dẫn
cho thị trường cà phê Việt Nam.

Đồng thời, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng với những hạt cà phê
Robusta ngon nhất thế giới là một trong năm vùng nguyên liệu hàng đầu mà
Trung Nguyên ưu tiên tuyển chọn để phối trộn, sáng tạo nên những tuyệt phẩm
cà phê năng lượng tuyệt hảo chứa đựng hương vị và văn hóa cà phê Việt Nam
dành cho người yêu và đam mê cà phê trên thế giới.

Năm 2011, trên chuyên mục giới thiệu những công ty thành công của tạp chí danh
tiếng nhất thế giới Financial Times xuất hiện một cái tên Việt Nam: “Cà phê Trung
Nguyên”. Tháng 2/2012, Nhà sáng lập Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu
tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín
National Geographic Traveller.

Tháng 3/2012, Tạp chí Global Coffee Review – tạp chí toàn cầu chuyên ngành về
cà phê đã đăng tải bài viết “Vua cà phê Việt Nam” trên tạp chí số tháng 3 và
4/2012. Không lâu sau đó, tháng 8/2012, Tạp chí Forbes – tạp chí hàng đầu về
thông tin kinh tế, tài chính ở thị trường toàn cầu nhắc lại danh hiệu này của Trung
Nguyên với lời ca ngợi “From Zero to Hero” (từ vô danh thành anh hùng).
Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự cạnh tranh thương hiệu không còn dừng lại ở
lãnh địa kinh tế thương mại, mà còn phụ thuộc vào bản sắc văn hóa. Ngay từ đầu,
Trung Nguyên Legend đã nhận lãnh trách nhiệm bảo tồn và phát huy những tổng
giá trị văn hóa thưởng thức cà phê, khẳng định vị thế của một cường quốc cà phê.
không những quyết tâm lấy lại tổng giá trị thực mà cà phê Việt xứng đáng được
hưởng, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã và đang thực thi các chiến lược tổng
thể, hình thành một hệ sinh thái cà phê toàn diện và bền vững từ Cà phê vật chất
– Cà phê tinh thần – Cà phê xã hội, góp phần kiến tạo nên một dân tộc hình mẫu
và xây dựng một hệ sinh thái chữa lành giúp mỗi người có thể đạt tới sự giàu có,
hạnh phúc đích thực.

 thương hiệu cà phê rang xay Trung Nguyên đã tái định vị toàn diện, cho ra mắt
những bộ danh mục mới khẳng định tinh thần sáng tạo không ngừng, tính chuyên
gia cà phê và vị thế của một thương hiệu Việt hàng đầu. Trung Nguyên cũng là
thương hiệu cà phê duy nhất tại Việt Nam kỳ công nghiên cứu, kết tinh văn hóa
Việt Nam, cô đọng tinh hoa cà phê thế giới để tái hiện một phần lịch sử và văn
hóa thưởng lãm của các nền văn minh cà phê tiêu biểu: Ottoman – Roman –
Thiền. Trong đó, cà phê Thiền là một khái niệm đặc biệt và duy nhất do Trung
Nguyên Legend tâm huyết sáng tạo.
Sự thành công của thương hiệu Trung Nguyên liên tục được khẳng định qua từng năm tháng. Khắp
dọc lãnh thổ Việt Nam, không nơi nào là không thể tìm thấy biển hiệu Trung Nguyên quen thuộc
được treo lên. Năm 2011, Trung Nguyên vinh dự được xướng tên trên Financial Time, tạp chí kinh
tế nổi tiếng thế giới, tiếp theo đó là Forbes, National Geographic Traveller, Global Coffee Review,
… đều đăng bài về Trung Nguyên, gọi ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Vietnamese’s Coffee King –
Vua cà phê Việt Nam.
Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu
như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo
8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, sản
phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu
như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…

Ngay trong lần đầu tiên tham gia danh sách xếp hạng, Tập đoàn Trung Nguyên Legend  đã
vượt qua nhiều thương hiệu doanh nghiệp lớn trong nước và là đơn vị duy nhất trong ngành cà
phê được Tạp chí kinh tế – tài chính Forbes vinh danh, với giá trị thương hiệu được định giá là
42 triệu đô la Mỹ. Kết quả đánh giá khách quan từ một tổ chức có uy tín thế giới đã phản ánh
được những giá trị mà Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã, đang theo đuổi  và đạt được. Đây
thực sự là niềm vinh dự lớn lao với tất cả những người anh chị em Gia đình Trung Nguyên
Legend.

3. TN trên toàn cầu

Từ ngày 4 – 6/1/2020, hơn 600 đối tác trên toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nga đã quy tụ lại Buôn Ma Thuột để chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn toàn cầu
của tập đoàn này. Đây được xem là một hành động chiến lược của Trung Nguyên.

Theo thống kế, Trung Nguyên Legend trong năm 2019 được trên 20
triệu hộ gia đình Việt Nam lựa chọn. Trong đó, hệ thống bán lẻ của tập
đoàn ra mắt vào tháng 08/2019 cũng đã nhận được trên 500 hợp đồng
đăng ký hợp tác. Và theo chiến lược kinh doanh những năm tiếp theo,
doanh nghiệp sẽ cố gắng có trên 3.000 cửa hàng ecoffee tại 63 tỉnh
thành trên toàn quốc cũng như vươn ra các thị trường quốc tế.

Hiện nay, Trung Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng gần 200% tại thị trường
Châu Á, bao phủ khắp nhiều hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị.
Được biết, nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng Tập đoàn Trung Nguyên
dự kiến sẽ mở văn phòng đại diện tại Hàn Quốc, Nga trong năm 2020 để
quảng bá thương hiệu.
Tổng giá trị tài sản của tập đoàn Trung Nguyên
Hiện nay, Trung Nguyên Legend có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng nắm
quyền kiểm soát 5 doanh nghiệp trong hệ thống bao gồm: Công ty CP
Cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk, Công ty CP hòa tan Trung
Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty Đầu tư Du
lịch Đặng Lê, Công ty CP thương mại và dịch vụ G7.

Với mức lợi nhuận bình quân khoảng 600 tỷ đồng/năm, lợi nhuận mỗi
cổ phiếu của Trung Nguyên là 4.000 đồng. Kết quả thẩm định của công
ty thì tổng giá trị tài sản của Trung Nguyên hiện có trị giá 5.654 tỷ đồng.
Dựa trên báo cáo năm 2017, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 5.696
tỷ đồng.

You might also like