You are on page 1of 3

Hai khuynh hướng vận động tâm trạng trái ngược như những thái cực được triển

khai
đồng thời, sau đó được hóa giải một cách bất ngờ như một nghịch lí: trong bài thơ là sự
mâu thuẫn giữa cố gắng dập tắt tình yêu của nhân vật trữ tình >< sự trỗi dậy của tình yêu;
mâu thuẫn lí trí>< tình cảm
+ Điệp ngữ 3 lần “tôi yêu em”: 3 giai đoạn cảm xúc dâng dần trong thơ của tác giả
a) Luận điểm 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ (4 câu thơ đầu)
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
- “Tôi yêu em” : Lời khẳng định tình yêu, lời thú nhận, bày tỏ tình cảm ngắn gọn, trực
tiếp, giản dị, cũng là lời khẳng định tình cảm chân thành tha thiết.
+ Cách xưng hô : tôi – em => Trang trọng, giữ khoảng cách, gợi cảm giác vừa gần vừa
xa. (thực chất trong bản gốc: lối xưng hô mang hàm ý trang trọng, xa cách
- Ẩn dụ "ngọn lửa tình": Tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt.
+ Theo mạch logic, nhana vật trữ tình muốn khẳng định “tình yêu đã tàn pha”, thế Thế
nhưng, lần này tình yêu được nhắc lại thì cố gắng của lí trí vấp phải vô vàn trở ngại.
- "Chưa hẳn": cách nói phủ định => khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
-> Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng, trăn trở trong lời thổ lộ: “có thể, chưa hẳn”
=> Hai câu thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy
chung. Tình yêu có tính cá thể, có một sinh mệnh riêng, không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của “tôi”.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”
- “Nhưng” - quan hệ tương phản, giống như chiếc đập chặn đứng lại mạch cảm xúc yêu
đương
-> Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lí trí, chủ thể trữ tình
muốn dùng lý trí để chế ngự tình cảm.lí trí đang nỗ lực gồng lên để thoát ra, đoạn tuyệt
với tình trạng dở dang ở hai câu đầu
- “Không... nữa”: hư từ phủ định
-> từ phủ định đã cho thấy quyết tâm, lí trí đã phải trấn áp tình cảm một cách khó khăn.
Lí trí kìm chế cảm xúc, quyết tâm dập tắt ngọn lửa tình yêu để đem lại sự thanh thản cho
“em”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình. – tình cảm không mất đi mà chỉ
bị nén xuống.
- “Bận lòng, bóng u hoài”: sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.
-> Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Dù tình yêu không được đền đáp, “tôi” vẫn muốn
dập tắt tình yêu ấy để đem lại niềm vui cho “em”, có những có nghĩa là “tôi” vẫn “yêu
em”.
=> Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy
nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa. Tác giả cho rằng tình yêu
không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.
=> Tình yêu mãnh liệt, chân thành, thái độ dịu dàng trân trọng với người mình yêu.
b) Luận điểm 2: Nỗi khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình (2 câu tiếp theo)
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
- theo quy luật, tình cảm càng bị dồn nén thì nó lại càng bung ra mãnh liệt hơn. Điệp từ
ở đầu câu 5 như trút bỏ phần nào sự kiềm chế để khẳng định tình cảm, những vẫn là lời
khẳng định qua sự phủ định “Tôi yêu em âm thầm không hy vọng”
- “Tôi yêu em”: điệp từ khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ
thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
Dưới dạng hồi ức, hai câu 5 -6 là sự trào lên của tình cảm day dứt như một lời kể lể vô
vọng.
Cảm giác bức bối trên bề mặt tình yêu: âm thầm ứng với rụt rè không thể hiện ra được,
“không hy vọng” ứng với “hậm hực lòng ghen” – những biểu hiện hướng ngoại mà
không thoát ra ngoài được đầy bức bối dường như có hàm ý trách giận, dù là vô cớ. Song
sau xúc cảm bức bối, lời kể lể dường như lắng đọng ở đỉnh điểm rồi đột ngột trầm xuống.
- "Âm thầm": lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn.
- "Lúc rụt rè": e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu
- "Khi hậm hực": có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong
muốn. -> Ích kỉ là điều tất yếu của tình yêu. “Tôi” cũng chỉ là con người bình thường với
những đau khổ, hờn ghen muôn thuở.
-> Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực
vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi.
=> Sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông… bao thời gian trôi qua vẫn âm thầm đeo đuổi
một mối tình si một phía.
-> Lời thơm mang tính chất hướng nội, chủ thể trữ tình quay vào lòng mình để diễn tả
cảm xúc rất trần thế, rất con người. Đó là nỗi đau khổ vì không dám bày tỏ, không có hi
vọng, là sự dày vò bởi cảm giác ghen tuông.
c) Luận điểm 3: Sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ (2 câu thơ cuối)
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
- "tôi yêu em" -> Điệp từ lặp lại lần thứ 3 Kết hợp với sự nhấn mạnh hai sắc thái kết tinh
bản chất cảu tình yêu: “chân thành”, “đằm thắm”t hể hiện sự tuôn trào của cảm xúc,
muốn giãi bày cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy
không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
- Theo dòng cảm xúc, đáng lẽ câu thơ cuối phải là “Không ai yêu cô được như thế” thì
đột ngột lại chuyển sang một lời cầu chúc, từ bỏ nguyên tắc logic.
- "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"
-> Mâu thuẫn giữa lí trí tình cảm được triển khai tăng tiến đồng thời đến đây đột ngột
được hóa giải.
-> Lời cầu chúc, khẳng định sự tôn thờ tình yêu, khẳng định tình yêu không bị dập tắt,
thái độ trân trọng tình yêu đối với người hơn tình yêu bản thân mình.
=> Pu-skin đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường ấy bằng một cách ứng xử rất đẹp: yêu là
trân trọng người mình yêu, mong muốn người mình yêu được hạnh phúc
=> Lời chúc nhưng lại mang dáng dấp như một lời từ biệt tình yêu, qua đó cũng cho thấy
sự kiêu hãnh của tác giả: có lẽ, sẽ chẳng có ai yêu em như tôi đã yêu.
>>> Tìm hiểu và cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ  Tôi yêu em để
thấy rõ hơn những cung bậc cảm xúc phong phú về tình yêu, những tình cảm chân thành,
da diết của tác giả.
d) Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ.
- Nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co…
- Hình ảnh thơ cầu kì, mĩ lệ.
- Giọng điệu thơ chân thành, đằm thắm.
3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH TÔI YÊU EM
- Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận của em về bài thơ.
1. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÔI YÊU EM
- Bài thơ nguyên bản thì không có tên, "Tôi yêu em" là nhan đề do người dịch đặt.
- “явас любил" trong tiếng Nga có thể dịch ra tiếng Việt với một số cách hiểu như: Tôi
yêu chị; Tôi yêu em; Tôi yêu cô; Anh yêu em.
- Người dịch đã lựa chọn cách hiểu "Tôi yêu em" khá phù hợp với sắc thái tình cảm vừa
gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ và cũng phù
hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ PU-SKIN
   “Puskin là một hiện tượng đặc biệt, có thể nói, duy nhất của tinh thần Nga: đó là con
người Nga trong quá trình phát triển".
(N. Gogol)
"Thơ Pu-skin là những chặng đường của nối riêng chúng và chung riêng, là cuốn nhật kí
thơ say đắm, nồng nhiệt của một tâm hồn yêu thương cuộc đời và con người".
(Đỗ Hồng Chung)
"Thơ của Puskin giống như đại dương ấy. Đại dương vĩ đại và quan trọng hơn các con
sông, nhưng thiếu chúng, đại dương không hình thành được".
(V.G.Belin-Xki)
"Puskin dường như đã thắp nên một vầng thái dương mới trên đất nước giá lạnh, và ánh
nắng của vầng thái dương ấy lập tức làm cho nó phì nhiêu, tươi tốt lên. Có thể nói rằng
trước Puskin ở nước Nga chưa có một nền văn học xứng đáng được châu Âu chú ý đến,
có được một chiều sâu, một sự phong phú ngang với những thành tựu kỳ diệu của sáng
tác văn học châu Âu". 
(M.Gorki)

You might also like