You are on page 1of 25

Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn

phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

ĐỀ CƢƠNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Khái niệm tƣ tƣởng HCM:


- Là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhiều vấn đề của cách
mạng Việt Nam:
+ nhiều quan điểm, quan niệm, các quan điểm thể hiện rõ mối quan hệ chặt
chẽ, nhất quán logic
+bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, đối
ngoại.

Câu 1: Cơ sở thực tiễn hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh?


- Thực tiễn VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
+ Đất nước cuối TK XIX, đầu TK XX:
. Bị thực dân Pháp xâm lược, mất độc lập tự do.
. KT-XH có nhiều biến đổi, xuất hiện các mâu thuẫn mới.
. Các nhu cầu phát triển của dân tộc: độc lập, dân chủ, cuộc sống no đủ, hạnh
phúc.
. Sự thất bại của các phong trào chống pháp.
+Quê hương- gia đình:
. Quê hương: vùng quê Nghệ Tĩnh với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng
có địa linh, nhân kiệt, nền văn hoá giàu truyền thống, con người trung kiên…
. Gia đình: có gia phong, nề nếp. cha đẻ học rộng, đỗ đạt cao, có tư tưởng tiến
bộ, yêu nước. Mẹ đẻ có những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ Việt
Nam….
 Quê hương và gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước và chí
hướng cách mạng của HCM.
-Thực tiễn thế giới cuối TK XIX đầu thế kỉ XX:
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, hình thành hệ thống thuộc
địa.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 1


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Chủ nghĩa Mac Lenin thâm nhập vào quá trình cách mạng thế giới theo cả
chiều rộng và chiều sâu.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 mở ra triển vọng phát triển
mới cho các dân tộc.
+ Quốc tế cộng sản ra đời (3/1919), trở thành bộ tổng tham mưu lãnh đạo phong
trào CM thế giới.
 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhaan và phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trên hành
trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.

Câu 2: Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng HCM?


- Giá trị truyền thống:
+ Chủ nghĩa yêu nước: là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, là động lực,
sức mạnh của dân tộc.
+Truyền thống nhân nghĩa: đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Truyền thống lạc quan: cần cù, dung cảm, thông minh sáng tạo, ham học
hỏi.
 Truyền thống dân tộc là một yếu tố quan trọng để hình thành tư tưởng HCM,
là yếu tố nội sinh để người tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đến với
chủ nghĩa Mac lenin.

- Tinh hoa văn hoá nhân loại:


+ Tư tưởng văn hoá phương Đông:
. Tư tưởng nho giáo:
Tích cực: tư tưởng nhập thế hành đạo giúp đời, tu than trị quốc bình
thiên hạ, đề cao lý tưởng về một xã hội bình trị, đề cao văn hoá, lễ giáo,
truyền thống hiếu học.
Hạn chế: coi khinh phụ nữ, chế độ phân biệt đẳng cấp, coi khinh lao động
chân tay.
. Tư tưởng phật giáo:
Tích cực: vị tha, từ bi, bác ái, nếp sống trong sạch, giản dị, tinh thần dân
chủ, bình đẳng, sống gần gũi với đời, chống phân biệt đẳng cấp..

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 2


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

Hạn chế: tư tưởng giải thoát con người mà không hành động.

. Tư tưởng lão giáo:


Kế thừa, phát triển tư tưởng của lão tử, khuyên con người nên sống gắn
bó với thiên nhiên
Kế thừa phát triển tư tưởng thoát khỏi rang buộc của vòng danh lợi.

. Tư tưởng của Tôn Trung Sơn: cs tam dân” dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

+ Tư tưởng văn hoá phương Tây:


. Tư tưởng dân chủ cách mạng Pháp: tiếp thu tư tưởng dân chủ, tự do bình đẳng
qua các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp TK XVII,XVIII….
.Tư tưởng dân chủ cách mạng Mỹ: tiếp thu giá trị trong tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền 1791 , tuyên ngôn độc lập cả Mỹ 1776: về quyền sống, quyền tự do,
mưu cầu hạnh phúc, nhân dân kiểm soát chính phủ.
. Tôn giáo: thiên chúa giáo
Kế thừa đức hi sinh, cứu khổ cứu nạn của chúa Giêsu, yêu thương con người
Kinh thánh khuyên con người phải yếu thương cha mẹ, con cái, anh em, hàng
xóm, cộng đồng…

- Chủ nghĩa Mac Lenin:


 Quá trình HCM đến CNML:
- 7/1920: NAQ đọc luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của lenin.
- 12/1920: NAQ từ người yêu nước trở thành người cộng sản VN đầu tiên
 Vai trò của chủ nghĩa Mac đối với việc hình thành tư tưởng HCM:
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng HCM.
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM.
- Tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo CN ML ở Việt Nam.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 3


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

 Đặc điểm quá trình tiếp thu tư tưởng HCM và phát triển CNML:
- HCM đến với CNML với mục đích tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Tiếp thu CNML trên cơ sở tinh hoa văn hoá dân tộc…
- HCM tiếp thu CNML với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo.
 Nguồn gốc tư tưởng – lý luận trực tiếp quyết định bản chất khoa học và cách
mạng tư tưởng HCM.
Câu 3: Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng HCM?
Gồm 5 giai đoạn:
-Thời kỳ trước ngày 5-6-1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có hướng tìm con
đường cứu nước mới
+ Được nuôi dưỡng, giáo dục, tiếp thu văn hoá quê hương, dân tộc.
+ Hành trang khi ra đi tìm đường cứu nước: vốn văn hoá dân tộc, nho học, hiểu
biết ban đầu về văn hoá Pháp, kinh nghiệm thực tiễn…
+ Lựa chọn con đường sang Pháp, phương Tây quyết tâm tìm đường cứu nước.
-Thời kỳ giữa 1911 đến cuối 1920: Dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải
phóng dân tộc VN theo con đường CM vô sản
+ 1919: vào đảng xã hội Pháp. Gửi bản yêu sách 8 điểm.
+ 7/1920: đọc luận cương của Lenin.
+ 12/1920: Dự đại hội Tua: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa
cộng sản. từ một thanh niên yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên
của dân tộc.
+ Nghiên cứu khảo sát các nước tư bản chủ nghĩa, phát hiện mặt tích cực và hạn
chế của nó.
+ Nghiên cứu các nước thuộc địa, nhận thức tiềm năng cách mạng của các dân
tộc bị áp bức.
+ Tham gia các tổ chức cách mạng của người lao động, công nhân.
+ Đến với chủ nghĩa mac, trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 4


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

-Thời kỳ cuối 1920- đầu 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách
mạng VN=> thời kỳ quan trọng nhất.
* Hoạt động:
+ HCM hoạt động ở pháp(1921-1923):
. Hđ trong ban nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp
. Sáng lập hội liên hiệp các thuộc địa(1921)
. Ra báo người cùng khổ(1922): tố cáo tội ác chủ nghĩa đế quốc, khai sáng nhân
dân…
+ HCM hoạt động ở Liên Xô(1923-1924):
. Tham dự hội nghị quốc tế nông dân (6/1923)
. Tham dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ V(1924)
+ HCM hđ ở Trung Quốc(1924-1927):
. Thành lập hội VN cách mạng thanh niên(6/1925)
. Ra báo thanh niên (21/6/1925)
. Mở các lớp đào tạo cán booj cho cách mạng VN (1925-1927)
=>Tác phẩm Đường Kách Mệnh(1927)
=>Hội nghị thành lập Đảng(3/2/1930).

*Nội dung tư tưởng:


+ Con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
+ Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết
với nhau.
+ Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”.
+ CM là sự nghiệp của quần chúng, giải phóng dân tộc và việc chung của cả quần
chúng.
+ Đoàn kết, hợp tác quốc tế.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 5


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

-Thời kỳ 1930-1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp
CMVN đúng đắn, sáng tạo.
+ Khó khăn:
. Phía địch: 2 lần thực dân Anh bị bắt giam tại Hongkong tại nhà tù Victoria
(6/1931-1933)
. Phía ta: Quốc tế cộng sản là vấn đề của nhân loại
=> mâu thuẫn dân tộc><giai cấp
+ 1930-1931: Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra theo bản luận cương tháng 10 của Trần
Phú.
+ 28/1/1941, NAQ đặt chân lên biên giới nước ta ở cột mốc 108, Hà Quảng- Cao
Bằng sau 30 năm xa cách.

-Thời kỳ 1941-1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho
sự nghiệp CM của Đảng và nhân dân ta.
+ Hoạt động: người chủ trì hội nghị trung ương VIII(5/1941).
+ Dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
+ Tư tưởng:
. KHáng chiến kiến quốc
. Tư tưởng chiến tranh nhân dân
. Xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền
. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Câu 4: Giá trị của tƣ tƣởng HCM đối với sự nghiệp cách mạng VN và cách
mạng thế giới?

*Đối với cách mạng VN:

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 6


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

- Tư tưởng HCM đưa cách mạng giải phóng dân tộc VN đến thắng lợi và bắt đầu
xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta :
+ Tư tưởng HCM khi ra đời đã trở thành ngọn cờ tư tưởng dẫn đường cho CM
VN từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .
+Đó là hệ thống những quan điểm lý luận, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và cách mạng XHCN ở VN, về sự cải biến xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… đảm bảo cách mạng
VN đi tới thắng lợi cuối cùng.
+ Tư tưởng HCM là một hệ thống mở đầy sức sống được ĐCSVN tiếp tục vận
dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển trong sự nghiệp đổi mới hiện nay và trong tương
lai.
-Tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng VN:
+ Trong suốt các chặng đường cách mạng VN, tư tưởng HCM là ánh sáng soi
đường, là kim chỉ nam định hướng hành động cho Đảng và nhân dân ta.
+ Tư tưởng HCM là chỗ dựa vững chắc để ĐCS VN vạch ra đường lối đúng
đắn, là sợi chỉ cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân VN đi tới thắng lợi.

*Đối với cách mạng thế giới:


- Tư tưởng HCM đã góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải
phóng dân tộc gắn với tiến bộ xã hội:
+ Giải quyết đúng đắn, sáng tạo về vấn đề dân tộc và thuộc địa, dân tộc và giai cấp,
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về CM gpdt gắn với gpgc và gp con người,
góp phần bổ sung phát triển kho tang lý luận chủ nghĩa Mac Lenin.
+Tư tưởng HCM về cách mạng gpdt được đặt trên cơ sở hiện thực việt nam nhưng
có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng gpdt trên thế giới.

- Tư tưởng HCM góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ,
hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới:
+ Khẳng định hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, phá bỏ sự biệt lập

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 7


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Mở đường cho sự phát triển, liên kết các dân tộc đấu tranh vì độc lập tự do, hoà
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+Nội dung lớn trong tư tưởng” Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây
thù oán với một ai”.
+ Hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có
lợi, phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.

Câu 5: Tƣ tƣởng HCM về vấn đề độc lập dân tộc?


- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc.
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, triệt để.
+ Độc lập trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, an ninh, trong đó trước hết
và quan trọng nhất là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn về chính trị.
+ Độc lập phải gắn với quyền bình đẳng, quyền tự quyêt dân tộc.
- Độc lập dân tộc thực sự phải gắn với ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
+ Đề cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân
tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
+ Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 thành công, nước nhà độc lập và
HCM khẳng định một lần nữa độc lập phải gắn với tự do. Người nói” nước
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”.
- Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:

+ Người khẳng định” nước VN là một, dân tộc VN là một”. Trong di chúc
người cũng thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng, vào sự
thống nhất của nước nhà.
+ Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất
Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của HCM.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 8


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

Câu 6: Tại sao HCM khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc muốn
thắng lợi phải đi theo con đƣờng cách mạng vô sản?
 Cơ sở luận điểm:

-Rút ra bài học từ sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp: Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám…
-Cách mạng tư sản là không triệt để:
+Nghiên cứu lý luận về CMTS : Núp dưới quyền bình đẳng cá nhân nói
chung tuyên bố bình đẳng hình thức giữa những kẻ hữa sản và vô sản, giữa kẻ
bóc lột và người bị bóc lột. giai cấp bị áp bức bị lừa dối.
+ Khảo sát thực tiễn, đặc biệt ở 3 nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ
=>cách mệnh tư bản, cách mệnh không tới nơi, hình thức là cộng hoà và dân
chủ nhưng thực chất thì trong là tước lực công nông ngoài là áp bức thuộc địa.

-Cách mạng vô sản là triệt để:


+ Cách mạng tháng Mười không chỉ là cuộc cách mạng vô sản, mà còn là
một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
+ HCM hoàn toàn theo Lenin và Quốc tế thứ ba
+ HCM lựa chọn con đường CMT10 Nga là con đường giải phóng dân tộc
vì nó là cuộc CM triệt để, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cách mạng VN
là giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân.

 Nội dung quan điểm:


-Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội
cộng sản
-Mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc: đánh đổ đế quốc, thực dân để giành
độc lập dân tộc, tạo tiền đề giải phóng giai cấp.
-Lực lượng của cách mạng gpdt: khối đại đoàn kết dân tộc.
-Lực lượng lãnh đạo cách mạng gpdt: ĐCS.
-Phương pháp cách mạng: Tiến hang bằng con đường bạo lực cách mạng.
-Thực hiện quốc tế.

 Ý nghĩa:
-Đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn CM VN: khác phục tình
trạng khủng hoảng đường lối cứu nước.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 9


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

-Tìm con đường cứu nước mới phù hợp với sự vận động và phát triển tất yếu
của lịch sử nhân loại: đặt CMVN trong dòng chảy chung của CM thế giới,
đem đến thắng lợi cho CMVN.
-Là sự vận dụng sáng tạo CN Mac Lenin vào điều kiện cụ thể của dân tộc
thuộc địa: gpdt=> gpgc=> gp con người.

Câu 7:Tƣ tƣởng HCM về chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng của cách mạng giải
phóng dân tộc?

-Tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc chỉ ra cách mạng giải phóng dân tộc phải
dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên ming công- nông làm nền
tảng.
-Nội dung:
+ Giải phóng dân tộc là việc chung của quần chúng
+ Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc: toàn dân tộc, chưa phân giai cấp
+Xác định rõ vị trí, vai trò của từng đối tượng.
+Động lực cách mạng: công nhân- nông dân họ bị bóc lột nặng nề, tạo đk cho
phương thức sản xuất tiến bộ.
+Bạn đồng minh của cách mạng: tiểu tư sản, tư sản dân tộc và bộ phận địa chủ
yêu nước(số ít, dễ bị dao động)
 Địa chủ:- đại địa chủ: làm việc cho thực dân Anh, Pháp.
-trung và tiểu địa chủ: bị đại địa chủ áp bức bóc lột…
* Tư sản: mại bản thì bóc lột nhân dân, ts dân tộc thì bị ts mại bản chèn ép=> cần
lôi kéo.
* Tiểu tư sản: học sinh, sinh viên, tri thức bị chèn ép, họ có tinh thần cách mạng=>
cần lôi kéo…

Câu 8: Sự sáng tạo của tƣ tƣởng HCM trong luận điểm: cách mạng giải
phóng dân tộc cần đƣợc tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trƣớc cách mạng vô sản chính quốc?

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 10


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

-Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động và sáng tạo (1)
- Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc:
Cách mạng giải phóng dân tộc Cách mạng vô sản ở chính quốc

- Diễn ra ở các nước thuộc địa - Diễn ra ở tư bản đế quốc


- Lực lượng: nông dân -Lực lượng: vô sản với nông dân
- Kẻ thù: tư bản và đế quốc - Kẻ thù: tư bản và đế quốc
- Số phận:bị áp bức, bóc lột - Số phận: bị áp bức, bóc lột
- Mục tiêu: giành độc lập dt - Mục tiêu: giành quyền lực cho nhân dân

 Cùng chung kẻ thù..

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Lenin:


+ Giữa 2 cuộc CM gpdt và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, nhưng là quan hệ chính phụ ( CM vs chính quốc là chính, CM gpdt
là phụ) => Cuộc CM vô sản chính quốc giành thắng lợi trước và giúp đỡ các
nước thuộc địa giải phóng.

 Theo quan điểm HCM:


- Giữa 2 cuộc cách mạng có mối quan hệ:
+ chặt chẽ với nhau: chung mục tiêu, kẻ thù Comment [T1]:

Comment [T2]:
+ Bình đẳng, không có quan hệ chính phụ
+ Cách mạng gpdt giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Lí do:
-Thuộc địa đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của chủ nghia đế
quốc.
-Thuộc địa là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, là nơi tập trung cao
độ mâu thuẫn dân tộc và giai cấp
-Nhân dân các nước thuộc địa có tinh thần cách mạng cao, CN dân tộc
có động lực hơn.
=> Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ gắn
bó và tác động lẫn nhau

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 11


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

Câu 9: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về một số đặc trƣng cơ bản của chủ nghĩa xã
hội?
4 đặc trƣng:

- Về chính trị: xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ:
+ Do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của ĐCS trên nền tảng liên minh
công- nông.
+ Địa vị cao nhất là nhân dân
+ Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực, quyền lợi thuộc về
nhân dân.

- Về kinh tế: xã hội XHCN là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữa về tư liệu sản xuất chủ yếu:
+ Theo HCM chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa
tư bản nên phải có nền kinh tế phát triển cao hơn dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ.

- Về văn hoá, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội XHCN có trình độ phát
triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các
quan hệ xã hội:
+ Xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người, con người được tôn
trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết gắn bó với nhau
+ CNXH là tiền đề, cơ sở để tiến tới chế độ xã hội hoà bình, đoàn kết, ấm
no, tư do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái…
+ CNXH đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội.

- Về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: CNXH là công trình tập thể của nhân
dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS:
+ HCM khẳng định: “ cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân
chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.”

Câu 10: Tƣ tƣởng HCM về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN?

*Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ:

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 12


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

- Tính chất của thời kỳ quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng
phức tạp, lâu dài, khó khan, gian khổ.

- Đặc điểm : từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
không trải qua giai đoạn phát triẻn tư bản chủ nghĩa
- Nhiệm vụ: đấu tranh cải tạo, xoá bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng
các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống; trong đó:
+ Về chính trị: phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của
CNXH.
+ Về kinh tế: cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại và luôn gắn với quyền làm chủ của nhân
dân.
+ Về văn hoá: triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng của nô dịch
văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn
hoá dt, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại..
+ Về các quan hệ xã hội: thay đổi triệt để những quan hệ cũ , xây dựng một
xã hội dân chủ, công, văn minh.
*Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ qua độ:
- Mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mac
Lenin.
- Phải giữ vững độc lập dân tộc.
-Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của cac nước anh em
- Xây phải đi đôi với chống

Câu 11:Tƣ tƣởng HCM về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội?
- Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội:
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ
+ Độc lập dân tộc cũng phri gắn với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho
nhân dân
 Mục tiêu giải phóng dân tộc được nêu lên Người cũng đã hướng đến mục
tiêu chủ nghĩa xã hội

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 13


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Cách mạng gpdt VN đã được HCM khẳng định là con đường cách mạng
vô sản=> bản than cuộc cách mạng này đã mang tính định hướng XHCN.
=>Độc lập dt không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho
cách mạng XHCN.

- Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc:
+ HCM khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
quyết được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nô lệ.
+ Chế độ dân chủ thể hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và được
thể chế hoá bằng pháp luật=> là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo nền
độc lập dân tộc, tạo nền tảng ý thức xã hội về bảo vệ chủ quyền dân tộc, kiên
quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tính, đe doạ nền độc lập dt

- Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
+ Phải đảm bảo vai trò lanh đạo tuyệt đối của ĐCS trong suốt tiến trình cách
mạng
+ Phải củng cố và tang cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối
liên minh công nông vì đại đk dân tộc có ý nghĩa chiến lược quyết định sự
thành công của cách mạng.
+ Phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh
chung cho nền hoà bình, độc lập, dân chủ và CNXH trên thế giới

Câu 12: Tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam?

- HCM đã nhận thức được từ rất sớm sự cần thiết phải có Đảng cách mạng để
lãnh đạo CM Việt Nam
- 3/2/1930: Đảng cộng sản VN ra đời là tất yếu

- Vai trò:
+ Lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 14


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Xác định chiến lược, sách lược đúng đắn cho từng thời kỳ, giai đoạn cụ
thể của cách mạng.
+ Đề ra phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với chiến lược, sách
lược đề ra.
+ Tổ chức đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước và quốc tế.
+ Vai trò tiên phong, gương mẫu của đoàn viên
 ĐCSVN là nhân tố hang đầu quyết định thắng lợi của cách mạng VN.

Câu 13: Tƣ tƣởng HCM về các nguyên tắc hoạt động của Đảng?

- Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động
Trong tác phẩm Đường cách mệnh HCM khẳng định: “ Đảng muốn vững
mạng thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩa ấy… Bây giờ học thuyết thì nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lenin”.

- Tập trung dân chủ: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập
trung.
- Tự phê bình và phê bình: coi như việc làm thường xuyên. Người cho rằng tự
phê bình và phê bình là “thang thuốc” tốt nhất để cho việc tốt được tang lên
và việc xấu bị mất dần đi.
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác:
+ HCM nhấn mạnh:“Đảng phải giữ kỉ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới.
Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí.”
+ Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác, “ do long tự giác của đảng viên về
nhiệm vụ của họ đối với Đảng”, khi đã tự giác thì kỷ luật của Đảng mới
nghiêm và mới bền lâu, thực sự tạo ra sức mạnh cho Đảng.

- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn


- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng:

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 15


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Đoàn kết trong Đảng là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, đoàn kết thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa Mac-Lenin, trên cơ sở cương
lĩnh, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng.

- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân:


+ HCM nhấn mạnh, cách xa dân chúng, không liên hệ với dân chúng, cũng
như lửng lơ giữa trời, nhất định sẽ thất bại, mất long tin là mất tất cả.
Hướng vào phục vụ dân đó chính là yêu cầu của HCM đối với Đảng.

- Đoàn kết quốc tế: Đảng phải chú trọng giữ vững và tang cường mối quan hệ
quốc tế trong sáng. HCM khẳng định VN là bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới.

Câu 14: Tƣ tƣởng HCM về bản chất giai cấp của nhà nƣớc?
- Nhà nước VN mới- nhà nước VN Dân chủ cộng hoà, theo quan điểm của
HCM, là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thể hiện ở:
+ ĐCS VN giữ vị trí vai và vai trò cầm quyền
+ Bản chất giai cấp của nhà nước VN thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ
nghĩa trong sự phát triển đất nước.
+ Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước theer hiện ở nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và dân tộc, thể
hiện cụ thể:
+Nhà nước VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất
nhiều thế hệ người VN, của toàn thể dân tộc.
+Nhà nước VN ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán
mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng.
+ Nhà nước mới ở VN đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó
là tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự
do của Tổ quốc.

Câu 15: Tƣ tƣởng HCM về nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân?

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 16


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

*Nhà nước của nhân dân: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
- Biểu hiện:
+ Quyền lực nhà nước do nhân dân uỷ thác.
+ Quyền bãi miễn những đại biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền
giải tán những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên.
+ Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực nội dundudarm bảo quyền và
lợi ích của nhân dân.

*Nhà nước do dân: là nhà nước do nhân dân làm chủ.


- Biểu hiện:
+ Tổ chức nên các cơ quan nhà nước thông qua bầu cử.
+ Thực hiện chế độ bãi miễn.
+ Tham gia công việc quản lý nhà nước.
+ Phê bình kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước và các đại biểu do mình cử ra.
+ Có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ nhà nước.

*Nhà nước vì dân: Phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không đặc quyền
đặc lợi, thực sự trong sạch cần kiệm liêm chính.
- Biểu hiện:
+ Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân.
+ Kết hợp các loại lợi ích khác nhau trong nhân dân.
+ Nhà nước phải trong sạch, liêm khiết.

Câu 16: Tƣ tƣởng HCM về nhà nƣớc pháp quyền?


 Nhà nước hợp hiến, hợp pháp:
- Nhà nước do dân tổ chức nên thông qua tuyển cử.
- Tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp.
 Nhà nước thượng tôn pháp luật:
- Vai trò pháp luật:” trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 17


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

- Chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho luật pháp được thi
hành pháp luật.
- Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.
- Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của nhà nước.
 Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa:
- Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người,
chăm lo đến lợi ích của con người.
- Pháp luật phải có tính nhân văn, khuyến thiện.

Câu 17: Tƣ tƣởng HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc?
- Đại đoàn kết là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công
của cách mạng:
+ Đại đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán trong mọi chủ trương đường
lối, chính sách xuyên suốt quá trình cách mạng.
+ Không phải là một thủ đoạn chính trị, mang ý nghĩa nhất thời.
+ Đoàn kết nhằm tập hợp lực lượng: cách mạng là sự nghiệp chung của dân
chúng, xong dân chúng cần được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết lại mới trở
thành sức mạnh.
+ Đại đoàn kết tạo nên sức mạnh là vấn đề sống còn của cách mạng, xuất
phát từ nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hang đầu của cách mạng:
+ Đại đoàn kết là nhiệm vụ hang đầu của mọi giai đoạn cách mạng
. Trước CMT8: đoàn kết, làm cách mạng giành độc lập.
. Sau 1945: đoàn kết, xây dựng CNXH, đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Đại đoàn kết là nhiệm vụ hang đầu của cả dân tộc: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Câu 18: Tƣ tƣởng HCM về điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. Đây
là điểm tương đồng lớn nhất, là mẫu số chung của tất cả nhân dân VN.
- Có lòng khoan dung, độ lượng với con người

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 18


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Nhận thức về con người: con người tồn tại trong tính đa dạng: phẩm chất,
tính cách, điều kiện, tốt- xấu…
+ Khoan dung: có tấm long bao dung, nhân ái, xoá bỏ mọi thành kiến, mặc
cảm, thức tỉnh, giúp đỡ người lầm đường lạc lối.
- Tin tưởng ở nhân dân, biết dựa vào nhân dân
+ Quán triệt nguyên lý macxit: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
+ Tiếp thu truyền thống của dân tộc: nước lấy dân làm gốc.

Câu 19: Tƣ tƣởng HCM về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế ?
 Đại đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh dân tộc: con người, truyền thống, tài nguyên thiên nhiên.
- Sức mạnh thời đại: sức mạnh của giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mac-Lenin, hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của lực lượng sản xuất.
 Đại đoàn kế quốc tế: nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi mục tiêu cách mạng thế giới( chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với
chủ nghĩa quốc tế vô sản)
- Nhận thức về thực tiễn thời đại:
+ Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là kẻ thù chung của nhân dân thế giới
+ Mục tiêu chung của nhân dân thế giới: hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội
. Phương châm: giúp bạn là tự giúp mình
. Đoàn kết quốc tế để bảo vệ lợi ích của chính dân tộc mình và vì mục tiêu
cao cả của thời đại

“ Rằng đây bốn biển một nhà


Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”

Câu 20: Lực lƣợng cần đoàn kết quốc tế theo tƣ tƣởng HCM?
- Các lực lượng cần đoàn kết quốc tế trong tư tưởng HCM gồm:
+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
. Đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các ĐCS xuất phát từ
tính tất yếu về vai trò cuta giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
. Chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của nhân nhân lao động toàn thế giới

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 19


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

 Chỉ có sức mạnh của đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau mới
có thể chống lại âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc


. HCM đã lưu ý với Quốc tế cộng sản vềnhuwxng biện pháp làm cho các
dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản.
.HCM còn đề nghị Quốc tế cộng sản bằng mọi cách làm cho đội quân tiên
phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với gc vô sản phương Tây
để dọn đường cho sự hợp tác thật sự sau này đảm bảo cho gc công nhân
quốc tế giành thắng lợi cuối cùng

+ Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do
và công lý
.Trong xu thế thời đại sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai
cấp, HCM đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hoà
bình, tự do và công lý

=>HCM khẳng định chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng trong nước ta
với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức mà
Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khan, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta
đến những thắng lợi vẻ vang.

Câu 21: Quan điểm HCM về vai trò của văn hoá?
 Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
-Văn hoá là mục tiêu: văn hoá là mục tiêu nhìn 1 cách tổng quát là quyền sung
sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về
các giá trị chân thiện mỹ.
-Văn hoá là động lực: văn hoá là chính trị, văn hoá văn nghệ, văn hoá giáo
dục, văn hoá đạo đức lối sống..
* Văn hoá là một mặt trận
-Nội dung mặt trận văn hoá phong phú, đấu tranh treen các lĩnh vực tư tưởng
đạo đức lối song, các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là
định hướng giá trị chân thiện mỹ của văn hoá nghệ thuật.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 20


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

-Văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân.
-Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của dân tộc và
đất nước.
* Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
-Quần chúng là chủ thể của những sáng tạo văn hoá, đồng thời là chủ thể tiếp
nhận, thụ hưởng các giá trị văn hoá.
-Văn hoá phải phục vụ đại đa số nhân dân: hướng về đại chúng, phản ánh được
tâm tư, nguyện vọng, ý chí của quần chúng nhân dân.
-Yêu cầu đối với những người làm công tác văn hoá và sáng tạo văn hoá:
+ Phải gần dân, hiểu dân, phản ánh cuộc sống, khát vọng, ý chí… của nhân
dân 1 cách chân thực, sinh động nhất..
+Cách tuyên truyền phải gần gũi, giản dị dễ hiểu:”phải học cách nói của quần
chúng”.

Câu 22: Quan điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của
con ngƣời VN thời đại mới?(4)
*Trung với nước, hiếu với dân:
- TRung với nước: là phẩm chất đầu tiên cần có của mỗi người
+ Đặt lợi ích của đảng, của tổ quốc lên trên hết
+ Quyết tâm phấn đấu thực hieejn mục tiêu cách mạng
+ Thực hiện tới chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
-Hiếu với dân:
+ Yêu dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc
+ Đề cao tinh thần phục vụ nhân dân
+ Luôn quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
+ Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để dân biết và
sử dụng quyền làm chủ của mình.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 21


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

*Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:


- Cần: siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai, trung thực, cố gắng giữ nghiêm
kỉ luật lao động để hoàn thành công việc.
- Kiệm: tiết kiệm, không bừa bãi, không xa xỉ, không hoang phí
- Liêm: trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh lợi
- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn
- Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên vị. Nêu cao chủ nghĩa tập
thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
*Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
- Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng mà rất
cụ thể sâu sắc và bao dung.
- Sống có nghĩa tình giúp người, cứu người, hướng tới giải phóng triệt để con
người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lí tưởng cao cả của HCM.
*Tinh thần đoàn kết:
- Phong trào quốc tế vô sản
- Với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước
- Với những người tiến bộ trên thế giới
=> Vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã
hội, là hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc.

Câu 23: Quan điểm của HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng?
*Nói đi đôi với làm:
- Nêu gương đạo đức, nói thì phải làm, lời nói đi đôi với việc làm lấy hiệu quả
công việc làm thước đo
- Làm gương ở nhiều môi trường khác, cáp độ khác nhau
- HCM là một tấm gương mẫu mực trong việc thực hành đạo đức, nói đi đôi với
làm, nói ít mà làm nhiều, có khi không nói mà làm.

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 22


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

*Xây đi đôi với chống:


- Con người ai cũng có tính tốt xấu, thiện ác
- Xây và chống đi liền, gắn bó với nhau
- Để xây dựng và chống có hiệu quả, phải tạo thành pt quần chúng rộng rãi.
- HCM là tấm gương sáng trong thực hiện tư tưởng đạo đức theo nguyên tắc xây đi
đôi với chống
*Tư tưởng đạo đức suốt đời:
- Tu dưỡng đạo đức là một truyền thông tốt đẹp của dân tộc và văn hoá phương
Đông
- Việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn
- Tu dưỡng đạo đức phải dựa vào tính tự giác của cá nhân cũng như dựa vào dư
luận của quần chúng.

Câu 24: Quan niệm HCM về con ngƣời và vai trò của con ngƣời?
*Quan niệm về con người:
- Theo HCM, con người là một chỉnh thể thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa
dạng bởi quan hệ giữa cá nhân với xã hội ( quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã,
quan hệ giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội ( quan hệ chính trị văn hoá,
đạo đức,tôn giáo..)
- Người giải thích” chữ người là nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hang, bạn bè,
nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng hơn nữa là cả loài người”.

*Quan niệm về vai trò của con người:


-Con người là vốn quý nhất, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng( động
lực của cách mạng)
+ Con người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần
+ Quần chúng nhân dân là gốc, là động lực cách mạng

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 23


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

+ Con người trở thành động lực cách mạng khi được giác ngộ và tổ chức, có đạo
đức, có trí tuệ… và được lãnh đạo, đẫn đường
+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân – yếu tố phản động lực trong con người.
- Con gười là mục tiêu của cách mạng:
+ Giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột trong xã hội
+ Trao cho họ quyền mà tạo hoá ban tặng quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc
+ Tạo điều kiện con người phát triển toàn diện.

Câu 25: Quan niệm của HCM về xây dựng con ngƣời?
- Ý nghĩa của việc xây dựng con người:
+ Đem lại lợi ích lâu dài
+ Phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
- Nội dung xây dựng:
+ Có ý thức làm chủ tinh thần tập thể chủ nghĩa xã hội và tư tưởng mình vì
mọi người.
+ Cần kiệm xây dựng đất nước hang hái bảo vệ tổ quốc
+ Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng
+ Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng dân chủ, nêu
gương
- Phương pháp xây dựng:
+ Tự rèn luyện, tự tu dưỡng
+ Nêu gương
+ Thông qua giáo dục: bồi dưỡng lí tưởng cjp con người, nâng cao dân trí,
bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp
+ Chú trọng vai trò của tổ chức đảng, chính quyền đoàn thể quần chúng…

Good Luck!

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 24


Xem thêm tài liệu miễn phí tại nhóm facebook Share Tài Liệu TNUT || Học miễn phí tại
kênh youtube Share Tài Liệu TNUT

SHARE TÀI LIỆU TNUT Page || 25

You might also like