You are on page 1of 11

Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BẢN SẮC QUỐC GIA CỦA NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
Sinh viên: Thân Nguyên Việt Hoàng

Mã sinh viên: 416190024

19CNQTH01

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ giữa thế kỷ XX, với hàng loạt biến động trong tình hình quan hệ quốc tế
(QHQT), các quốc gia trên thế giới đều đã trải qua những thay đổi mang tính bước
ngoặt trong tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và thậm chí là cả văn hoá. Cụ thể, sau
Chiến tranh Thế giới thứ II, trật tự thế giới được tái xác lập, cục diện chính trị quốc tế
có nhiều thay đổi, các quốc gia bại trận không chỉ phải đối mặt với hậu quả chiến tranh
mà còn phải đưa ra nhiều sự điều chỉnh về kiến trúc thượng tầng để có thể tồn tại, hồi
phục và phát triển trở lại. Trong đó Nhật Bản là trường hợp điển hình khi đã có sự “lột
xác” gần như hoàn toàn, xây dựng lại thể chế chính trị, kiến tạo bản sắc quốc gia hậu
chiến tranh. Như vậy, thông qua việc nghiên cứu trường hợp điển hình là quá trình
kiến tạo bản sắc quốc gia của Nhật Bản sau Thế chiến II, các nét đặc thù của quá trình
xây dựng bản sắc của các quốc gia châu Á nửa sau thế kỷ XX có thể được phân tích và
làm rõ. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định chọn: “Quá trình xây dựng bản sắc quốc
gia của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II” làm đề tài tiểu luận kết thúc học
phần Lịch sử, Văn hoá và Chính trị châu Á.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận được tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu về quá trình xây dựng bản
sắc quốc gia của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II, từ đó đưa ra các đánh giá,
phân tích về các kết quả mà quốc gia này đạt được.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:

- Phân tích các nhân tố chi phối đến quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của
Nhật Bản;
- Phân tích quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của Nhật Bản sau Thế chiến II.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới
thứ II.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản
- Phạm vi thời gian: từ năm 1945 – 2022
- Phạm vi nội dung: các chính sách, hành động của Nhật Bản nhằm xây dựng,
củng cố và phát triển bản sắc quốc gia

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Đâu là những nhân tố chi phối đến quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của
Nhật Bản sau Thế chiến II?
- Quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của Nhật Bản sau Thế chiến II đã diễn ra
như thế nào và đem lại kết quả ra sao?

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chính sách;


- Phương pháp phân tích – tổng hợp;
- Phương pháp quy nạp – diễn giải;
- Phương pháp logic - lịch sử.

2
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

NỘI DUNG CHÍNH

1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ II

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc với sự kiện Nhật Bản đầu hàng quân Đồng
Minh vào ngày 14/8/1945 (Ban Tư liệu – Văn kiện, 2018), lịch sử QHQT bước sang
một giai đoạn mới với cục diện hai cực được hình thành sau Hội nghị Yalta và Hội
nghị Postdam. Chỉ hai năm sau, Chiến tranh lạnh giữa khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ
đứng đầu và khối Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã nổ ra với dấu mốc là sự ra
đời của học thuyết Truman. “Cuộc chiến” này đã dẫn đến sự hình thành tập hợp lực
lượng của hai bên, đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia trong QHQT. Các nước hoặc
sẽ tham gia vào tập hợp lực lượng của một trong hai bên nhằm thúc đẩy mối quan hệ
đồng minh, nhận được sự bảo hộ về quân sự, an ninh, được hỗ trợ phát triển về kinh tế
- xã hội, khoa học – công nghệ từ các thể chế hợp tác đa phương mà các bên này thành
lập; hoặc sẽ giữ vị thế trung lập, trở thành một quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” với ít
sự quan tâm và nguy cơ bị cuốn vào xung đột quân sự, nhưng đồng thời cũng không
được nhận được nhiều sự quan tâm. Việc lựa chọn tập hợp lực lượng để tham gia cũng
như hoạch định chính sách đối ngoại và thể hiện quan điểm đối với Chiến tranh lạnh
chính là một thành tố không thể thiếu trong quá trình các quốc gia xây dựng bản sắc
trong QHQT nửa sau thế kỷ XX, và để lại dấu ấn đến hiện nay.

1.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, khu vực Đông Bắc Á (gồm các quốc
gia và vùng lãnh thổ thuộc bờ đông Thái Bình Dương, kéo dài từ biển Nhật Bản ở phía
bắc đến đảo Đài Loan ở phía Nam) bước vào một giai đoạn nhiều biến động về chính
trị, an ninh và kinh tế trong thế kỷ XX. Các biến động này là hệ quả của việc nắm giữ
vị trí chiến lược và là một trong những điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai khối,
điều này là kết quả của các yếu tố:

(1) Sự hình thành hai nhân tố với đường lối chính trị, quan điểm đối lập sau nội
chiến Trung Quốc: Đài Loan – Trung Quốc;

3
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

(2) Chiến tranh Triều Tiên và sự ra đời của hai quốc gia với cùng một sắc tộc
nhưng đối lập về quan điểm chính trị: Triều Tiên – Hàn Quốc;
(3) Nhật Bản thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ, trở thành đối trọng của khối
XHCN ở Đông Bắc Á.

1.2. Bối cảnh Nhật Bản

Bước ra khỏi Thế chiến II với tư cách là nước thất trận, chịu cực kỳ nhiều hậu
quả nặng nề của chiến tranh, bị quân đội đồng minh chiếm đóng, là nạn nhân duy nhất
của Bom Hạt nhân trong lịch sử thế giới; Nhật Bản đứng trước hàng loạt thách thức vô
cùng to lớn trong hoạt động đối nội và đối ngoại.

Về đối nội:

(1) Sự thất bại của chế độ quân phiệt Nhật Bản buộc quốc gia này phải tái cấu
trúc bộ máy chính trị cũng như các yếu tố về kiến trúc thượng tầng liên quan;
(2) Sức ép của công luận, người dân Nhật Bản đối với hệ thống chính trị;
(3) Hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại: cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế
khủng hoảng, thiệt hại về người, v.v.;
(4) Chính phủ lãnh đạo đất nước chịu sự giám sát của Mỹ (Ray, 2003, tr. 15 - 16),
đối mặt với nguy cơ xung đột chính trị.

Về đối ngoại:

(1) Sự suy giảm vị thế quốc gia với việc là nước thất trận và trở thành tội phạm
chiến tranh trong mắt các quốc gia trên thế giới;
(2) Quan hệ đối ngoại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ bị cô lập
về kinh tế;
(3) Năng lực quân sự suy giảm nghiêm trọng, quân đội bị giải tán và bị cấm tái
lập, mất đi năng lực phòng vệ quốc gia trước các biến động trong QHQT.

Đứng trước các thách thức về đối nội, đối ngoại và tình hình quốc tế - khu vực,
Nhật Bản buộc phải có cách thức để tồn tại và đứng vững – thông qua sự thay đổi toàn
diện về chính trị, kinh tế, xã hội và tái lập bản sắc quốc gia. Sự tái lập bản sắc quốc gia
của Nhật Bản vào giai đoạn này đóng vai trò quyết định đến tương lai quốc gia, điều
này được thể hiện qua các yếu tố:

4
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

- Đối với cộng đồng dân tộc Nhật Bản: Khi lãnh thổ được xác định lại sau Thế
chiến II, cần có sự kiến tạo bản sắc quốc gia để đạt được sự đồng nhất giữa
cộng đồng dân tộc và lãnh thổ quốc gia, làm nền tảng định hình danh tính
quốc gia trong QHQT.
- Đối với bộ máy chính trị: Kết quả của việc tái lập bản sắc quốc gia sẽ quyết
định tính sống còn của giới cầm quyền Nhật Bản khi hơn bao giờ hết, họ cần
có được niềm tin từ người dân và công luận.
- Đối với Nhật Bản trong QHQT: Việc xác định bản sắc quốc gia sẽ là cơ sở
giúp nước này tồn tại, phát triển và xác định lợi ích, tiến tới hoạch định chiến
lược của quốc gia trong QHQT - theo lý thuyết Chủ nghĩa Kiến tạo (Hoàng,
2017).

2. Quá trình Nhật Bản xây dựng bản sắc quốc gia sau năm 1945

2.1. Quá trình xây dựng bản sắc quốc gia của Nhật Bản

2.1.1. Về chính trị

Với sự thất bại của chế độ Quân phiệt trong Thế chiến II, các lỗ hổng của bản
hiến pháp 1889 được phân tích, làm rõ. Trên cơ sở đó, chính phủ mới của Nhật Bản
dưới sự kiểm soát của Mỹ đã đặt vấn đề ban hành hiến pháp mới, dân chủ hoá Nhật
Bản mà không làm đảo lộn đời sống người dân. Tại thời điểm đó, có nhiều ý kiến đề
xuất đưa Thiên hoàng Hirohito ra xét xử như một tội phạm chiến tranh và đồng thời
thực hiện việc xoá bỏ hoàn toàn ngôi vị Thiên hoàng. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản
với sự tham mưu của Mac Arthur đã quyết định không xét xử Thiên hoàng, đồng thời
giữ nguyên ngôi vị của ông với tầm nhìn rằng điều này sẽ duy trì sự tôn trọng của
người dân với chính phủ bởi chính phủ đã thể hiện sự tôn trọng với Thiên hoàng – biểu
tượng tinh thần không thể tách rời của nhân dân Nhật Bản. Theo đó, bản hiến pháp
1946 chỉ điều chỉnh lại các quyền của Thiên hoàng – không còn quyền lực tối cao mà
chỉ duy trì vai trò là biểu tượng của Nhật Bản, quyền lập pháp thực sự nằm trong tay
Quốc hội.

Hiến pháp 1946 ra đời với các nguyên tắc đóng vai trò cốt lõi trong việc tái định
hình bản sắc quốc gia của Nhật Bản, cụ thể như sau:

5
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

Nguyên tắc thứ nhất xác định Thiên hoàng là “biểu tượng của Nhà nước và sự
thống nhất của toàn dân, có địa vị xuất phát từ ý nguyện của nhân dân”, song sẽ chỉ có
quyền thực hiện những gì Hiến pháp cho phép và không có quyền can thiệp vào hoạt
động của chính phủ (Hoàng, 1994, tr. 56 - 57). Nguyên tắc này đã giải quyết được vấn
đề “tập quyền” của Thiên hoàng mà không làm xáo trộn đời sống tinh thần của người
dân hay gây ra xói mòn lòng tin đối với chính phủ mới. Đây là kết quả của việc xem
xét kỹ lưỡng đến các yếu tố về văn hoá, sắc tộc, tín ngưỡng trước khi ban hành Hiến
pháp của chính phủ Nhật Bản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành
bản sắc quốc gia, được thể hiện ở các nguyên tắc tiếp theo.

Nguyên tắc thứ hai nêu rõ quan điểm tôn trọng nền hoà bình, an ninh và mong
muốn bảo vệ hoà bình với các khẳng định như “Chúng tôi, dân tộc Nhật Bản luôn
mong muốn một nền hoà bình và ý thức sâu sắc về lý tưởng cao cả của mối quan hệ
giữa công lý với niềm tin của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới” (Hoàng,
1994, tr. 57). Đây là lập trường mới của Nhật Bản về tầm quan trọng của hoà bình,
nguyên tắc này cũng được đề ra trên tinh thần thống nhất của quốc gia dân tộc về quan
điểm chứ không chỉ là phát ngôn của giới cầm quyền. Bên cạnh đó, nguyên tắc này
cũng tuyên bố bãi bỏ quân đội và các lực lượng có khả năng gây chiến tranh của Nhật
Bản, chỉ giữ lại và phát triển năng lực phòng vệ quốc gia. Nguyên tắc này đã đánh dấu
sự quyết tâm thay đổi về hình ảnh quốc gia từ một tội phạm chiến tranh trở thành một
quốc gia yêu chuộng hoà bình và sẵn sàng thay đổi để đảm bảo hoà bình.

Nguyên tắc thứ ba khẳng định quyền lực tối cao thuộc về người dân và bãi bỏ
toàn bộ các văn kiện đi ngược với tinh thần nói trên. Cụ thể, quyền lợi của người dân
bao gồm: quyền tự do sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng trước pháp luật,
quyền tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử, v.v. Đây là lần đầu tiên vấn đề nhân quyền
được hiến pháp Nhật Bản bảo đảm, là biểu hiện cho sự ra đời của bản sắc quốc gia mới:
một quốc gia dân chủ.

2.1.2. Về kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế, quá trình kiến tạo bản sắc quốc gia được thể hiện qua hai
giai đoạn: giai đoạn phục hồi và phát triển thần kỳ (1950 – 1970) và giai đoạn mở rộng
ảnh hưởng nền kinh tế (1970 – 2022).

6
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

Trong những năm 1950 – 1970, nền kinh tế Nhật Bản đã có nhiều bước phục hồi
và phát triển thần kỳ trên cơ sở tinh thần lao động và quyết tâm khôi phục đất nước
của người dân. Với nền tảng văn hoá chịu nhiều ảnh hưởng của Khổng giáo kết hợp
với việc giáo dục các công dân từ khi còn rất nhỏ rằng Nhật Bản là một quốc gia
nghèo tài nguyên và người dân cần nỗ lực lao động để có thể tồn tại và phát triển; các
đức tính như kiên trì, trung thành, phục tùng, tiết kiệm, v.v. được xây dựng vững chắc
trong tư tưởng của người dân (Tadashi Tin tức). Sự phát huy tối đa vai trò của nhân tố
con người, tinh thần lao động kết hợp với việc ứng dụng một cách có chọn lọc và sáng
tạo công nghệ của phương Tây, Nhật Bản đã cực kỳ thành công trong việc kiến tạo
hình ảnh một quốc gia dân tộc vô cùng kiên cường trước khó khăn, cần cù trong lao
động nhưng cũng không kém nhạy bén và thông minh trong ứng dụng khoa học công
nghệ để phát triển kinh tế.

Từ thập niên 1970 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có vị thế vững
mạnh về kinh tế trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Trên nền
tảng đó, quốc gia này đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình thông qua các công cụ
ngoại giao kinh tế như Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Cụ thể, Nhật Bản đã rót ODA và FDI cho các khu vực có tốc độ phát
triển kinh tế chậm như Đông Nam Á, châu Phi dưới hình thức các dự án hỗ trợ kỹ
thuật, đào tạo nguồn nhân lực, y tế, môi trường, v.v. (Nguyễn & Thân, 2021, tr. 419).
Đây cũng chính là lời khẳng định của Nhật Bản về tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cho quá
trình phát triển của các quốc gia và tạo dựng hình ảnh một đất nước không chỉ mạnh
về phát triển kinh tế mà còn sẵn sàng trở thành đầu tàu, thúc đẩy thịnh vượng chung.
Minh chứng gần đây nhất cho vai trò này của Nhật Bản chính là sẵn sàng đảm nhận
vai trò lãnh đạo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) vào năm 2017 sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP – tiền thân của hiệp định
này.

2.1.3. Về văn hoá – xã hội

Trong quá trình kiến tạo bản sắc quốc gia, hệ thống giáo dục đóng vai trò cực kỳ
quan trọng, quyết định việc hình thành lối sống và các đóng góp cho xã hội của công
dân. Đối với trường hợp của Nhật Bản, nền giáo dục của quốc gia này sau năm 1945

7
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

đã trải qua ba giai đoạn: giai đoạn định hướng về Chủ nghĩa Thế giới (1945 – 1950),
giai đoạn cân bằng quan điểm giữa Chủ nghĩa Thế giới và Chủ nghĩa Dân tộc (1951 –
1999) và giai đoạn cải cách, giáo dục có chiều sâu (2000 – 2006) (Hiro, 2011, tr. 6).
Việc giáo dục cho học sinh các định hướng về bản sắc quốc gia trên nền tảng cân bằng
giữa quan điểm hợp tác, hội nhập và gìn giữ truyền thống, củng cố sức mạnh quốc gia
đã góp phần đem đến sự cân bằng trong phát triển bản sắc quốc gia của Nhật Bản nửa
sau thế kỷ XX. Điều nảy được phản ánh qua nội lực giúp quốc gia này vực dậy và phát
triển mạnh mẽ, tự cường nhưng không cực đoan mà sẵn sàng trở thành một thành viên
tích cực trong các cơ chế hợp tác đa phương, thúc đẩy hoà bình và phồn thịnh.

Khi hoạt động giáo dục đóng vai trò là nhân tố giúp xây dựng và củng cố bản sắc
quốc gia từ bên trong thì ngoại giao văn hoá là yếu tố giúp Nhật Bản lan toả hình ảnh,
khẳng định bản sắc đối với toàn thế giới. Từ sau Thế chiến II, Nhật Bản đã bắt đầu
thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hoá, đến đầu thế kỷ XXI khi quyền lực mềm
được chú trọng nhiều hơn, quốc gia này đã là một cường quốc về sức mạnh mềm với
nền ngoại giao văn hoá tồn tại hơn 70 năm tính đến hiện tại. Giai đoạn đẩy mạnh ngoại
giao văn hoá của Nhật Bản được đánh dấu bởi Chiến lược ngoại giao văn hoá thế kỷ
XXI của Thủ tướng Kozumi năm 2005. Theo đó, chiến lược này đặt ra các mục tiêu
cốt lõi: tăng cường hiểu biết của thế giới về Nhật Bản; nâng cao hình ảnh, lòng tin của
các nước với Nhật Bản; tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hạn chế xung đột (Phạm,
2021, tr. 149). Thông qua việc đem các văn hoá phẩm Nhật Bản đến với các quốc gia,
nước này đã thành công đưa văn hoá Nhật vượt ra ngoài biên giới, kiến tạo nên hình
ảnh “Cool Japan – sức hút Nhật Bản” trên phạm vi toàn cầu (Phạm, 2021, tr. 149).

8
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình nghiên cứu, có thể đưa ra nhận định rằng Nhật Bản đã thành
công trong việc tái thiết lập bản sắc quốc gia sau Thế chiến II. Điều này đã đem đến
cho Nhật Bản thành công ngoài mong đợi trong công cuộc khôi phục và phát triển đất
nước, đưa quốc gia này đến vị thế của một cường quốc vào cuối thế thế kỷ XX và đầu
thế kỷ XXI. Trong quá trình đó, bản sắc của quốc gia dân tộc đã để lại nhiều dấu ấn
trong chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và đã trở thành bài học điển hình cho các
quốc gia châu Á trong quá trình xây dựng bản sắc quốc gia và phát triển đất nước. Ở
hiện tại và trong tương lai, Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì và củng cố bản sắc là một quốc
gia kiên cường, sẵn sàng đương đầu với thách thức song cũng là một người bạn thân
thiện, đồng hành và hỗ trợ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phát triển mạnh
mẽ hơn.

Do yếu tố hạn chế về độ dài và thời gian nghiên cứu có giới hạn, tiểu luận chưa
thể phân tích một cách chi tiết, sâu sát các chính sách cụ thể và các biểu hiện chi tiết
của quá trình xây dựng bản sắc quốc gia ở Nhật Bản. Đề tài có thể được mở rộng
nghiên cứu theo chiều sâu, đi sâu phân tích các nhân tố trong quá trình tái lập bản sắc
quốc gia của Nhật Bản sau Thế chiến II hoặc xem Nhật Bản như một trường hợp điển
hình để nghiên cứu về quá trình xây dựng bản sắc quốc gia ở châu Á giai đoạn nửa sau
thế kỷ XX.

9
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Ban Tư liệu – Văn kiện (2018). Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện,
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy
xuất từ: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-
va-nhan-chung/ngay-1481945-phat-xit-nhat-dau-hang-khong-dieu-kien-ket-thuc-
chien-tranh-the-gioi-thu-hai-3361

Hoàng Khắc Nam (2017). Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội.

Hoàng Minh Hoa (1994). Từ hiến pháp Minh Trị 1889 đến Hiến pháp 1946 của Nhật Bản.
Truy xuất từ:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/72033/1/272%281994-
1%29%288%29.pdf

Nguyễn Võ Huyền Dung & Thân Nguyên Việt Hoàng (2021). Vai trò chiến lược của
Ngoại giao ODA trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2013 – 2020. Kỷ
yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế
học trong thời kỳ hội nhập” năm 2021, 415 - 424. Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Phạm Thị Thu Hà (2021). Chính sách Ngoại giao văn hoá của Nhật Bản và một số bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Công thương (3). Truy xuất từ:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/316186/CVv146S3202
1148.pdf

Tài liệu tiếng Anh

Hiro, S. (2011). Cosmopolitan Nation-Building: The Institutional Contradiction and


Politics of Postwar Japanese Education. Social Science Japan Journal, 14(2), 125 -
144. https://doi.org/10.1093/ssjj/jyq060

Ray, S. J. (2003). The Road Ahead Lessons in Nation Building from Japan, Germany,
and Afghanistan for Postwar Iraq. United States Institute of Peace.

10
Tiểu luận cuối kỳ Lịch sử, văn hóa, chính trị châu Á Học kỳ 1, 2022-2023

https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=tF9tAAAAMAAJ&oi=fnd&pg=
PA5&dq=japan+nation+building&ots=t-
AatCF7Ul&sig=sfhu0RDWCwOPOq1yGB3DN0-
yNGM&redir_esc=y#v=onepage&q=japan%20nation%20building&f=false

Trang web hỗ trợ

Bài đăng: Kinh tế Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ, truy xuất ngày 13/12/2022, từ
https://tadashi-jinzai.vn/service/kinh-te-nhat-ban-giai-doan-phat-trien-than-ky/

11

You might also like