You are on page 1of 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN

BÀ RỊA – VŨNG TÀU HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: SINH HỌC


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Gồm có 10 trang) Ngày thi: 27/9/2022
Câu 1: (2,0 điểm)
Các nhà nghiên cứu thấy rằng chuột đồng hợp tử mang đột biến mất chức năng của gene ABCB4
không thể tiết phosphatidylcholine vào mật. Để xác định trực tiếp chức năng của ABCB4, các nhà nghiên
cứu đã làm thí nghiệm với hỗn hợp chứa các túi liposome tinh sạch và đồng nhất từ tế bào nấm men đột
biến có ABCB4 xen vào lớp màng của liposome và có mặt bào tương hướng ra phía ngoài. Các liposome
được đánh dấu invitro bằng phospholipid phát huỳnh quang (Hình 1.1). Sau đó, người ra chia ra làm hai
lô: lô 1 có bổ sung ATP, lô 2 không bổ sung ATP. Cho vào môi trường xung quanh các túi tiết ở cả 2 lô
chất ngắt huỳnh quang dithionite (chất phản ứng với nhóm phát huỳnh quang, làm cho huỳnh quang bị
tắt). Khi thêm hợp chất ngắt huỳnh quang, chỉ những phospholid đánh dấu ở lớp màng bên trong túi phát
huỳnh quang. Cuối cùng, người ta đo cường độ phát huỳnh quang tổng số theo thời gian (Hình 1.3).

Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3


a. Sau khi thêm hợp chất ngắt huỳnh quang, cường độ phát huỳnh quang tổng số của hai lô thí
nghiệm như thế nào? Từ đó hãy rút ra kết luận về chức năng của ABCB4.
b. Sau khi thêm chất tẩy vào môi trường có các micelle được đánh dấu invitro bằng dẫn xuất
phospholipid phát huỳnh quang (Hình 1.2), cường độ phát huỳnh quang sẽ thay đổi như thế nào
so với túi liposome? Gải thích.
Câu 1 Nội dung Điểm
2,0
a.
- Sau khi bổ sung chất ngắt huỳnh quang, cường độ phát huỳnh quang tổng số 0,5
giảm xuống theo thời gian. Trong môi trường có ATP, cường độ phát huỳnh quang
tổng số giảm chậm hơn trong môi trường không có ATP. Điều đó chứng tỏ rằng,
trong môi trường có ATP, các tín hiệu huỳnh quang bị ngắt ít hơn so với trong môi
trường không có ATP.
- Vì khi thêm hợp chất ngắt huỳnh quang, chỉ những phospholipid đánh dấu nằm ở 0,5
lớp màng bên trong phát huỳnh quang ⇒ Khi cường độ huỳnh quang tổng số giảm
xuống theo thời gian và đạt đến đạt trạng thái cân bằng, thì mọi tín hiệu huỳnh
quang của phân tử đánh dấu bên ngoài bị ngắt hoàn toàn.
 Kết luận: ABCB4 là một phospholipid flipase có khả năng vận chuyển chủ
động các phospholipid từ lớp lipid đơn này sang lớp lipid đơn khác. (vận chuyển 0,5
phospholioit từ lớp lipit ngoài và lớp lipit trong)
b
- Giảm đi nhanh chóng (trong một thời gian ngắn mất hết huỳnh quang so với các
liposome) 0,25
- Vì: các micelle chỉ có một lớp màng đơn, vì vậy các tín hiệu huỳnh quang đều bị
ngắt bởi chất ngắt huỳnh quang mà không được bảo vệ giống như trường hợp của 0,25
túi tiết có lớp phospholipid kép.

1
Câu 2: (2,0 điểm)
SAR-Cov2 thuộc nhóm Coronavirus có vật liệu di truyền là ssARN(+). SAR-Cov2 có màng ngoài
chứa các protein gai (S), protien màng (M) và protein vỏ (E).
a. Bằng cách nào SAR-Cov2 có thể tổng hợp mARN của bản thân nó trong tế bào chủ? Quá trình
phiên mã có trùng với quá trình sao chép genome không?
b. Tại sao SAR-Cov2 có tốc độ biến đổi cao?
c. Hãy đề xuất 2 đích tác động có triển vọng của thuốc chống SAR-Cov2. Giải thích?
d. Các nhà khoa học ở Đức đang sử dụng một cách tiếp cận khác trong điều chế vaccine COVID-
19. Họ tiến hành tổng hợp nhân tạo mARN mã hoá protein bề mặt SAR-Cov2 rồi đóng gói thành một hạt
nano lipid được gọi là micelle. Vaccine ARN này có thể được sản xuất với số lượng lớn mà không cần
nuôi cấy virus. Vaccine này có thể tạo đáp ứng miễn dịch trong cơ thể người không? Giải thích?

Câu 2 Hướng dẫn chấm Điểm


2,0
a - SAR-Cov 2 tổng hợp mARN của nó bằng cách:
+ SARS-Cov2 sử dụng ssARN(+) genome của nó như một mARN thông tin để tổng 0,25
hợp ARN polymenase của virus ngay khi xâm nhập vào tế bào chủ.
+ Sau đó, enzyme ARN polymenase xúc tác tổng hợp ssARN(-), ssARRN (-) được 0,25
sử dụng làm khuôn để tổng hợp ARN(+) genome của nó và phiên mã tổng hợp
mARN, dùng mARN để thực hiện quá trình dịch mã tổng hợp polipeptide
 Ở virut chứa hệ gen ARN(+), quá trình phiên mã trùng với quá trình sao chép 0,25
genome
b - Vật chất di truyền của SAR-Cov2 là ARN (+) và được nhân bản bằng enzyme 0,25
ARN polymenase do virus tổng hợp. Enzyme này có hoạt tính đọc sửa thấp 
Virus dễ bị biến đổi.
c - Đề xuất 2 đích tác động có triển vọng của thuốc chống virus:
+ Thuốc tác động tới enzyme quan trọng  ngăn cản sự tổng hợp và sao chép ARN 0,25
của virus. Ví dụ: ức chế enzyme ARN polymenase…
+ Thuốc tác động lên protein cấu trúc của virus  ngăn cản virus liên kết với thụ 0,25
thể của tế bào người hoặc ức chế quá trình tự lắp ráp của virus. Ví dụ: thuốc ngăn
cản cơ chế phân cắt tạo protein S của virus,…
d - Vaccine này có thể gây đáp ứng ở cơ thể người được. 0,25
- Giải thích:
Hạt nano lipid chứa mARN trong vaccine khi được đưa vào cơ thể người sẽ giải 0,25
phóng mARN của virus. mARN có thể dịch mã tạo ra protein bề mặt của virus
(kháng nguyên)  kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể.

Câu 3: (3,0 điểm)


DCMU và Paraquat là hai loại thuốc diệt cỏ tác động đến pha sáng của quá trình quang hợp.
Trong đó: chất DCMU cạnh tranh với QB để lấy điện tử cao năng, chất Paraquat cạnh tranh với Fd
(ferredoxin) để lấy điện tử cao năng. Trong một thí nghiệm, người ta tiến hành chia 20 cây lúa thành hai
lô (mỗi lô 10 cây) đem trồng trong điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng và nhiệt độ như nhau:
Lô thí nghiệm 1: các cây được xử lí với DCMU
Lô thí nghiệm 2: các cây được xử lí với Paraquat.
Sự thay đổi hàm lượng các chất 3-Phosphoglycerate (3-PG); 1,3-biphosphoglycerate (1,3-BPG) và
glyceraldehyde-3-phosphate (G3P) được tạo ra trong pha tối được ghi lại qua thời gian. Kết quả được thể
hiện ở (Hình 3.1) và (Hình 3.2).

Hình 3.1. Kết quả (a) Hình 3.2. Kết quả (b)
Hãy cho biết các kết quả (a), (b) tương ứng với lô thí nghiệm nào? Giải thích.
2
Câu 3 Nội dung Điểm
3,0
* Thí nghiệm 1 - Kết quả (a) 0,25
Vì:
- DCMU cạnh tranh với QB để lấy điện tử cao năng → không có điện tử cao năng 0,25
từ P680 truyền đến phức hệ cytochrome b6f → ATP không được tạo ra theo con
đường phosphoryl hóa không vòng. Tuy nhiên, ATP vẫn được tạo ra theo con
đường phosphoryl hóa vòng (vì DCMU không ảnh hưởng con đường phosphoryl
hóa vòng).
- Một lượng nhỏ phân tử NADPH được tạo ra sau đó dừng hẳn vì chuỗi truyền 0,25
điện tử cao năng của con đường phosphoryl hóa không vòng P700 đến enzyme
NADP+ reductase làm enzyme này hoạt động thêm một thời gian ngắn.
- Trong pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng RuBP kết hợp với CO 2 tạo thành 3-PG 0,25
→ hàm lượng 3-PG tăng cao trong thời gian đầu.
- Tiếp theo, do ATP vẫn được tạo ra trong pha sáng theo con đường phosphoryl 0,25
hóa vòng→ phản ứng phosphoryl hóa 3-PG thành 1,3-BPG vẫn xảy ra → hàm
lượng 3-PG giảm mạnh nhưng hàm lượng 1,3-BPG tăng mạnh.
- Sau đó, do một ít phân tử NADPH được tạo ra trong pha sáng → một lượng nhỏ 0,25
1,3-BPG được chuyển thành G3P → hàm lượng 1,3-BPG giảm nhẹ, hàm lượng
G3P tăng nhẹ. Hàm lượng G3P sau đó giảm do chúng thoát khỏi chu trình Calvin
để tạo nên một lượng nhỏ carbohydrate và một phần được quay vòng để tái tạo lại
chất nhận CO2 (RuBP).
* Thí nghiệm 2 - Kết quả (b) 0,25
Vì:
- Paraquat cạnh tranh với Fd để lấy điện tử cao năng → không có điện tử cao năng 0,25
từ P700 truyền đến enzyme NADP+ reductase → NADPH không được tạo ra.
- Nhánh truyền điện tử cao năng của con đường phosphoryl hóa vòng bị dừng lại 0,25
→ ATP không được tạo ra theo con đường phosphoryl hóa vòng. Tuy nhiên, một
lượng nhỏ ATP vẫn được tạo ra theo con đường phosphoryl hóa không vòng vì
chuỗi truyền điện tử cao năng của con đường phosphoryl hóa không vòng từ P680
đến Pc (plastocyanin) hoạt động thêm một thời gian ngắn.
- Trong pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng RuBP kết hợp với CO 2 tạo thành 3-PG 0,25
→ hàm lượng 3-PG tăng cao trong thời gian đầu.
- Tiếp theo, do một ít phân tử ATP vẫn được tạo ra trong pha sáng theo con đường 0,25
phosphoryl hóa không vòng→ một lượng nhỏ 3-PG được phosphoryl hóa tạo
thành 1,3-BPG → hàm lượng 3-PG giảm nhẹ sau đó được duy trì ổn định, hàm
lượng 1,3-BPG tăng nhẹ.
- Do NADPH không được tạo ra trong pha sáng → 1,3-BPG không được chuyển 0,25
thành G3P → hàm lượng G3P không có sự thay đổi.
Câu 4: (2,0 điểm)
(Hình 4) thể hiện đường cong thể tích – áp lực ở thất trái của 04 bệnh nhân A, B, C, và D (đường
nét liền và màu xám) so với người bình thường (đường nét đứt) có thể tích cuối tâm trương, thể tích tâm
thu lần lượt là 125mL, 52mL. Biết rằng ở 04 bệnh nhân này đều có bệnh lý về van tim liên quan đến thất
trái. Hãy cho biết:

Hình 4

3
a. Trong các bệnh nhân trên: bệnh nhân nào bị hẹp van 2 lá, bệnh nhân nào hở van thất động? Giải
thích.
b. Kết quả (KQ) siêu âm tim đo được của các
bệnh nhân được đo ghi ở (Bảng 4). Hãy
cho biết: kết quả nào ứng với bệnh hở van
2 lá, kết quả nào ứng với bệnh nhân hẹp
van thất động? Giải thích dựa trên sinh lý
hoạt động của tim mạch. (chú giải: SV=
cung lượng tim; ESV= thể tích thất trái
cuối tâm thu; ↑= tăng, ↓= giảm, ⊥= bình
thường). Bảng 4

Câu 4 Nội dung Điểm


2,0
a.
* Bệnh nhân B: hẹp van hai lá. 0,25
Vì: 0,25
Giảm thể tích cuối tâm trương do một lượng máu từ nhĩ không xuống thất được
do van hai lá bị hẹp  Giảm thể tích cuối tâm thu (ít) .
* Bệnh nhân C: hở van thất động. 0,25
Vì: 0,25
- Tăng thể tích cuối tâm trương vì một lượng máu từ động mạch chủ dội ngược
lại tâm thất trong thì tâm trương do van động mạch chủ bị hở.
- Không có giai đoạn giản đẳng tích do van động mạch chủ không đóng kín khi
tim giãn.
b. 0,25
* KQ [Y] - Hẹp thất động.
Vì: 0,25
- SV - Giảm (do tăng kháng lực ở đường thoát của dòng máu trong thất trái)
- ESV - Tăng (do lượng máu được tống lên động mạch chủ giảm  lượng máu
còn lại trong thất trái cuối tâm thu tăng)
* KQ [T] – hở van 2 lá: 0,25
Vì: 0,25
- SV - Tăng (do dòng máu phụt ngược lại nhĩ trái từ thất trái trong kì tâm thu,
nay chảy ngược xuống lại thất trái trong kì tâm trương.
- ESV - Giảm (do dòng máu ngoài lên động mạch chủ còn quay lại nhĩ trái trong
thì tâm thu)

Câu 5: (2,0 điểm)


Helen là một người nội trợ 51 tuổi, cho rằng mình đang trải qua triệu chứng tiền mãn kinh nghiêm
trọng. Những triệu chứng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Nhịp tim tăng nhanh, tim đập mạnh, đau
đầu, rối loạn thị giác, cảm giác nóng trong người nhưng tay chân lạnh, cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.
Bà Helen liên lạc với bác sĩ và qua điện thoại ông ấy cho rằng những triệu chứng được miêu tả có thể là
tiền mãn kinh và chỉ định liệu pháp điều trị bằng cách tiêm bổ sung hormon. Bà Helen được tiêm thuốc
hormon (bao gồm estrogen và progesterone) nhưng triệu chứng không thuyên giảm, các triệu chứng vẫn
diễn ra hàng ngày nên bà quyết định hẹn gặp bác sĩ.
Ở phòng khám, Huyết áp bà tăng mạnh tới 200/110 và nhịp tim là 110 nhịp/phút. Để loại trừ khả
năng có pheochromocytoma - một khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận. Bác sĩ yêu cầu bà thực hiện đo
nồng độ axit vanillymandelic của nước tiểu trong 24 giờ. Bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện ra kết quả
khám dương tính với axit vanillymandelic. Kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ ban đầu chuẩn đoán
là có một khối u pheochromocytoma. Để có kết luận chính xác, Helen được chỉ định chụp cắt lớp. Kết
quả chụp cắt lớp khẳng định bà Helen có một khối u 3cm ở tuyến thượng thận bên phải.
a. Tại sao tiêm bổ sung estrogen và progesterone để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh?

4
b. Khi nói về bệnh lí U tuyến thượng thận (Pheochromocytoma) gây ra. Hãy giải thích nguyên nhân
tại sao Helen có một số triệu chứng như: nhịp tim tăng nhanh, tim đập mạnh, cảm giác nóng trong
người nhưng tay chân lạnh,…
Câu 5 Nội dung Điểm
2,0
a.
- Estrogen và progesteron được tạo ra chủ yếu ở buồng trứng. Khi bị mãn kinh thì 0,5
buồng trứng bị thoái hóa  giảm nguồn cung cấp estrogen và progesteron cho cơ
thể  dẫn đễn xuất hiện một loạt các triệu chứng như: tim đập nhanh, mạnh, nóng
trong,…. Vì vây, cần phải bổ sung estrogen và progesteron trong thời kì tiền mãn
kinh.
b.
- Khi bị u tuyến thượng thận làm tăng tiết adrenalin (epinephrine) và noradrenalin 0,25
(norepinephrine) dẫn đến các hậu quả sau:
* Tim đập nhanh và mạnh: 0,5
Tăng lực co tim. Làm tăng tốc độ dẫn truyền xung thần kinh qua nút nhĩ thất 
tăng nhịp tim
* Nóng trong và cảm giác lạnh tay, chân:
- Làm co tiểu động mạch ngoại vi, đặc biệt là mạch máu dưới da  giảm lượng
máu đến da  giảm cung cấp nhiệt cho da  cảm giác lạnh đặc biệt là ở tay và 0,75
chân.
- Khi giảm lượng máu đến da đồng nghĩa với việc hạn chế thoát nhiệt do cơ thể
tạo ra  tăng tích nhiệt cơ thể  cảm giác nóng trong
Ghi chú: nếu HS giải thích khác nhưng đúng vẫn được đủ điểm câu này

Câu 6: (1,0 điểm)


Operon M ở một chủng vi khuẩn mã hóa 3 enzyme là E1, E2 và E3; Có 5 trình tự A, B, C, D và
G chưa biết rõ chức năng. Operon này được điều hòa bởi chất X. Để làm sáng tỏ chức năng của các trình
tự, người ta đã theo dõi sự ảnh hưởng của đột biến ở các trình tự từ A đến G dựa trên sự tổng hợp các
enzyme được đánh giá thông qua sự có mặt và sự vắng mặt của chất X.
Có mặt X Vắng mặt X
E1 E2 E3 E1 E2 E3
Không có đột biến +++ +++ +++ + + +
Đột biến ở A + + + + + +
Đột biến ở B +++ +++ - + + -
Đột biến ở C +++ - +++ + - +
Đột biến ở D - +++ +++ - + +
Đột biến ở G - - - - - -
Biết rằng “+++” là sản phẩm nhiều; “+” là có sản phẩm; “-“ là không có sản phẩm.
Trong hoạt động của Operon hãy cho biết vai trò của: chất X; các trình tự của A, B, C, D và G.

Câu 6 Nội dung Điểm


1,0
- Ở dạng không đột biến, khi vắng mặt X thì cả 3 enzyme đều được tạo ra ở mức 0,25
trung bình, khi có mặt chất X thì cả 3 enzyme đều được tạo ra ở mức cực đại  X
là chất hoạt hoá hoạt động phiên mã của operon.
- Ở đột biến A, các enzyme luôn được tổng hợp ở mức độ trung bình.  A là vùng 0,25
liên kết đặc hiệu của chất cảm ứng X (vùng tăng cường – Enhacer).
- Ở đột biến B, enzyme E3 không được tổng hợp.  B là gen tổng hợp E3; Ở đột 0,25
biến C, chỉ có E2 không được tổng hợp.  C là gen tổng hợp E2.
0,25
- Ở đột biến D chỉ có E1 không được tổng hợp.  D là gen tổng hợp E1; Ở đột biến
G, tất cả các enzyme không được tổng hợp.  G là vùng khởi động vùng (vùng
Promoter).

5
Câu 7: (1.0 điểm)
Ở người, đa hình đơn nuclêôtit trong Alen A
gen X, biểu hiện bởi cặp nuclêôtit A=T được
thay thế bằng GX ở vị trí nuclêôtit 136 (kí 25 bp 136 bp 104 bp 310 bp 25 bp
hiệu là SNP A136G) trong vùng mã hóa, có
thể được xác định bằng phương pháp nhân
bản ADN nhờ PCR kết hợp với cắt bằng Alen G
enzyme giới hạn. Alen kiểu dại mang A=T ở 25 bp 240 bp 310 bp 25 bp
vị trí 136 (kí hiệu là alen A) có 2 vị trí nhận
biết của một enzyme giới hạn (RE) tại các vị
Chú thích: Vị trí cắt của enzim giới hạn
trí nuclêôtit 136 và 240 trong vùng mã hóa.
Alen đột biến mang GX ở vị trí 136 (kí hiệu Cặp đoạn mồi; bp: cặp bazơ
là alen G) mất vị trí nhận biết của RE tại vị trí
Hình 7
đó. Để nhân bản đoạn gen bằng PCR, người ta
dùng cặp đoạn mồi dài 25 bp gồm một đoạn mồi liên kết ngay trước vùng mã hóa và một đoạn mồi liên
kết sau vị trí nuclêôtit 550 (Hình 7). Sản phẩm PCR sau đó được cắt hoàn toàn bởi RE và điện di trên gel
agarôzơ để xác định kiểu gen của mỗi cá thể.
Hãy nêu số lượng phân đoạn ADN và kích thước mỗi phân đoạn trên gel điện di thu được (đơn vị bp)
tương ứng với mỗi kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử về các alen A và G.

Câu 7 Nội dung Điểm


1,0
Cách xác định kiểu gen
(Học sinh có thể vẽ sơ đồ kích thước các băng điện di, hoặc mô tả bằng cách viết
kích thước băng)
- Sản phẩm PCR là đoạn có kích thước dài 550 + 25*2 = 600 cặp bazơ (bp) 0,25
- Kiểu gen AA: thu được 3 băng có kích thước: 0,25
335 cặp bazơ (310+25); 161 cặp bazơ (136+25) và 104 cặp bazơ
- Kiểu gen GG: chỉ thu được 2 băng có kích thước: 0,25
335 cặp bazơ (310+25) và 265cặp bazơ (240 +25)
- Kiểu gen AG: thu được 4 băng có kích thước: 0,25
335 cặp bazơ (310+25); 265 cặp bazơ (240 + 25); 161 cặp bazơ (136+25) và 104
cặp bazơ.
Thí sinh có thể vẽ hình điện di như dưới, cho điểm như đáp án nếu vị trí các băng
đúng (các làn AA, AG, GG) được đủ số điểm câu này (1,0 điểm)
M AA AG GG

335 bp
265 bp
161 bp
104 bp

Câu 8: (2,0 điểm)


Người ta sử dụng phương pháp gây đột biến ở một loài thực vật bằng phương pháp chiếu xạ. Khi
cho các cây thân cao được chiếu xạ tự thụ phấn thu được một số cây thân thấp. Lai giữa các dạng đột
biến cây thân thấp khác nhau thu được:
- Trường hợp 1: 100% cây thân thấp.
6
- Trường hợp 2: 100% cây thân cao.
a. Xác định kiểu gen của các dạng đột biến thu được. Viết sơ đồ lai minh họa.
b. Các dạng đột biến đem lai ở trường hợp 1 và 2 khác nhau như thế nào?

Câu 8 Nội dung Điểm


2,0
a - Lai các dạng thân cao được xử lí phóng xạ thu được một số cây thân thấp  gen 0,25
đột biến thân thấp là các gen lặn.
- Lai các dạng thân thấp với nhau thu được thân cao  Tính trạng chiều cao thân 0,25
cây do tương tác hai cặp gen không alen qui định.
- Qui ước gen: A-B-: Thân cao; A-bb, aaB-, aabb: Thân thấp 0,25
- Kiểu gen của các dạng đột biến thân thấp là: AAbb, aaBB 0,25
+ Trường hợp 1: AAbb x AAbb  F1: AAbb: 100% Thân thấp 0,25
aaBB x aaBB  F1: aaBB: 100% Thân thấp
+ Trường hợp 2: AAbb x aaBB  F1: AaBb: 100% Thân cao 0,25
b - Trường hợp 1: đột biến gen alen (thuộc cùng locus) 0,25
- Trường hợp 2: đột biến gen không alen (thuộc các locus khác nhau) 0,25

Câu 9: (2,0 điểm)

Hình 9

Để xác định tần số các alen của locus A nằm trên NST thường ở một loài thú, người ta đã tiến hành
thu mẫu ADN của 15 cá thể ngẫu nhiên trong quần thể, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 cá thể. Mẫu
ADN của mỗi cá thể được xử lý với enzyme cắt giới hạn để cắt locus A ra khỏi hệ gen, sau đó khuếch
đại bằng phương pháp PCR. Các sản phẩm PCR được tinh sạch (chỉ còn các bản sao của locus A) và tiến
hành phân tích bằng phương pháp điện di. Kết quả điện di được mô tả ở (Hình 9). Biết rằng alen 1 là
alen kiểu dại, quy định kiểu hình lông đen, các alen 2, 3 đều là các alen đột biến, quy định kiểu hình lông
xám và lặn so với alen 1, kiểu gen chứa cả alen 2 và 3 cho kiểu hình lông xám.
a. Hãy dự đoán cấu trúc di truyền và tần số các alen của locus A trong quần thể.
b. Giả sử quá trình giao phối chỉ xảy ra giữa các cá thể có cùng màu lông, hãy xác định tỉ lệ kiểu gen
và tỉ lệ kiểu hình trong quần thể ở thế hệ F1

Câu 9 Nội dung Điểm


2,0
Quy ước alen 1 là A1, alen 2 là A2, alen 3 là A3
Từ kết quả điện di, ta thống kê được kiểu gen của các cá thể như sau:
Kiểu gen A1A1 A1A2 A1A3 A2A2 A2A3 A3A3
a Số cá thể 2 2 3 2 3 3 0,25
Tỉ lệ 2/15 2/15 3/15 2/15 3/15 3/15
 Cấu trúc di truyền của quần thể:
2/15 A1A1 : 2/15 A1A2 : 3/15 A1A3 : 2/15 A2A2 : 3/15 A2A3 : 3/15 A3A3

7
Tần số các alen:
A1 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3; A2 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3; 0,25
A3 = 3/30 + 3/30 + 3/15 = 0,4
Do quá trình giao phối có chọn lọc, quần thể sẽ chia thành hai nhóm giao phối:
Một nhóm có kiểu hình lông đen và một nhóm có kiểu hình lông xám.
b - Nhóm lông đen chiếm tỉ lệ 7/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25
2/7 A1A1 : 2/7 A1A2 : 3/7 A1A3
- Nhóm lông xám chiếm tỉ lệ 8/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gen là
2/8 A2A2 : 3/8 A2A3 : 3/8 A3A3. 0,25

Xét nhóm cá thể lông đen, tần số các alen trong nhóm là:
A1 = 9/14; A2 = 2/14, A3 = 3/14
- Quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu 0,25
gen là: 81/196 A1A1 : 36/196 A1A2 : 4/196 A2A2 : 12/196 A2A3 : 9/196 A3A3 :
54/196 A1A3
Xét nhóm cá thể lông xám, tần số các alen trong nhóm là: A2 = 7/16, A3 = 9/16
- Quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu 0,25
gen là: 49/256 A2A2 : 126/256 A2A3 : 81/256 A3A3.
Tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể:
A1A1 = 7/15 x 81/196 = 27/140 = 0,19 A1A2 = 7/15 x 36/196 = 3/35 = 0,09
A1A3 = 7/15 x 54/196 = 9/70 = 0,13
A2A2 = 7/15 x 4/196 + 8/15 x 49/256 = 25/224 = 0,11 0,5
A2A3 = 7/15 x 12/196 + 8/15 x 126/256 = 163/560 = 0,29 A3A3 = 7/15 x 9/196 +
8/15 x 81/256 = 213/1120 = 0,19
Tỉ lệ kiểu hình: 0,41 lông đen : 0,59 lông xám
(Học sinh trình bày cách khác, kết quả ra đúng vẫn đạt điểm tối đa)

Câu 10: (1,0 điểm)


Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, alen trội
tương ứng qui định máu đông bình thường. Trong một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình
thường và không biểu hiện bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con có NST giới tính XO và bị bệnh
máu khó đông.
a. Hãy xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này và nêu cơ chế NST hình thành đứa con trên.
b. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông thì cơ chế NST hình
thành đứa con đó như thế nào? Biết rằng không xảy ra đột biến gen.

Câu 10 Hướng dẫn chấm Điểm


1,0
a Người chồng bình thường có kiểu gen XAY, đứa con XO bị bệnh máu khó đông có 0,25
kiểu gen XaO
 giao tử Xa lấy từ mẹ, giao tử O lấy từ bố  kiểu gen mẹ là XAXa
 quá trình giảm phân ở bố bị rối loạn phân li của cặp X AY tạo ra các loại giao tử
trong đó có loại giao tử O. 0,25
Giao tử O của bố kết hợp với giao tử Xa của mẹ XaO.
(HS vẽ sơ đồ đúng và nêu được rối loạn trong giảm phân ở bố vẫn cho điểm tối
đa)
b Đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông có kiểu gen XaXaY. 0,5
Mà X X Y = giao tử X X kết hợp với giao tử Y, vì bố có kiểu gen X Y  giao tử
a a a a A

XaXa nhận từ mẹ  mẹ (XAXa) bị rối loạn trong giảm phân 2, tạo ra giao tử XaXa.
(HS vẽ sơ đồ đúng và nêu được rối loạn trong giảm phân 2 ở mẹ vẫn cho điểm tối
đa)

Câu 11: (1,0 điểm)


8
Mỗi phả hệ dưới đây biểu diễn sự di truyền của một bệnh đơn gen do đột biến mất đoạn trên các
NST thường. Một phả hệ có hiện tượng in vết gen dòng mẹ, phả hệ còn lại có hiện tượng in vết gen dòng
bố. Ở phả hệ A, các ô màu đen là các cá thể bị bệnh A; ở phả hệ B, các ô màu xám là các cá thể bị bệnh
B. Các ô có dấu chấm là các cá thể có kiểu hình bình thường nhưng mang đột biến mất đoạn gen gây
bệnh tương ứng ở mỗi phả hệ.
Phả hệ nào có hiện tượng in vết gen dòng mẹ, phả hệ nào có hiện tượng in vết gen dòng bố? Giải thích.

Câu 11 Nội dung Điểm


1,0
Các cá thể mang đột biến mất gen có biểu hiện bình thường (dị hợp tử về đột biến) 0,25
 đột biến mất gen là lặn. Các cá thể bị bệnh có thể có 2 trường hợp:
- Kiểu gen đồng hợp tử về mất đoạn gen.
- Kiểu gen dị hợp tử về mất đoạn, nhưng nhiễm sắc thể mang gen bình thường 0,25
có nguồn gốc từ dòng bị bất hoạt gen (bố hoặc mẹ).
Phả hệ A là có hiện tượng bất hoạt theo dòng bố, vì:
+ mẹ dị hợp tử về mất đoạn mới sinh con bị bệnh do nhận gen bình thường từ
bố bị bất hoạt. 0,25
+ bố dị hợp tử về mất đoạn  toàn bộ con vẫn bình thường; bố bị bệnh do đồng
hợp tử về gen bệnh  con vẫn bình thường (do mẹ đồng hợp tử về gen bình
thường).
Phả hệ B có hiện tượng bất hoạt theo dòng mẹ, vì:
+ Bố dị hợp tử về mất đoạn  con bị bệnh do nhận gen mất đoạn từ bố, gen bình
thường từ mẹ bị bất hoạt. 0,25
+ Mẹ dị hợp tử  con vẫn bình thường; mẹ bị bệnh con vẫn có thể bình thường;
Mẹ đồng hợp tử về gen bệnh  toàn bộ con bình thường (bố đồng hợp tử về gen
bình thường).
(Thí sinh có thể thay đổi thứ tự lập luận nhưng vẫn trả lời đúng các ý trên thì
vẫn cho điểm mỗi ý như hướng dẫn chấm)

Câu 12: (1,0 điểm)


Mù tạt tỏi là loài cây ngoại lai được nhập vào Châu Mỹ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của Mù tạt tỏi đến sự
sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của một số loài cây bản địa, các nhà khoa học đã
tiến hành thí nghiệm như sau:
- Trồng cây con của 3 loài cây bản địa (Thích đường, Mắc ca và Tần bì trắng) ở 4 loại đất khác nhau:
đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất bị xâm lấn đã khử trùng và đất không bị xâm lấn đã khử trùng.
9
Trong đó, đất bị xâm lấn là đất được lấy từ nơi có Mù tạt tỏi sinh trưởng, đất không bị xâm lấn là đất
được lấy từ nơi không có Mù tạt tỏi. Các đặc điểm khác của đất bị xâm lấn và đất không bị xâm lấn là
như nhau.
- Sau 4 tháng, phần trăm sinh khối khô tăng thêm (của thân, lá) và tỷ lệ cây có phức hợp rễ - nấm
được xác định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở (Hình 12.1) và (Hình 12.2).
300
Thích đường
250
Sinh khối khô tăng thêm (%)

Tần bì trắng
200
Mắc ca
150
100
50
0
Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không bị
lấn xâm lấn lấn đã khử xâm lấn đã
trùng khử trùng

50
Thích đường
40
Tỷ lệ cây có phức hợp

Tần bì trắng
rễ-nấm (%)

30
Mắc ca
20
10
0
Đất bị xâm Đất không Đất bị xâm Đất không
lấn bị xâm lấn lấn đã khử bị xâm lấn
trùng đã khử
trùng
Hình 12.1 Hình 12.2
Mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ - nấm của
mỗi loài cây bản địa trong thí nghiệm? Giải thích.

Câu 12 Nội dung Điểm


1,0
- Mù tạt tỏi làm giảm khả năng hình thành phức hệ rễ - nấm và sinh trưởng của 2
loài Thích đường và Tần bì trắng vì:
+ Hai loài này chỉ có khả năng hình thành phức hệ rễ-nấm và làm tăng sinh khối khi
được trồng trên đất không bị xâm lấn. Đồng thời, hai loài cây này ít có khả năng
hình thành rễ-nấm khi được trồng trên đất có mù tạt tỏi sinh trưởng (đất bị xâm lấn), 0,5
giống như khi được trồng trên đất không có nấm (đất khử trùng). Chứng tỏ, Mù tạt
tỏi đã tiết ra các yếu tố (hợp chất thứ cấp) ra đất làm ức chế sự hình thành phức hệ rễ
- nấm.
- Mù tạt tỏi không ảnh hưởng đến khả năng hình thành rễ - nấm và sinh trưởng của
loài cây Mắc ca, vì:
+ Khi trồng trên đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất đã khử trùng sinh khối 0,25
tăng thêm của cây Mắc ca tương đương nhau (100;120)  Mù tạt tỏi không ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây Mắc ca
+ Khi trồng trên đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất đã khử trùng tỉ lệ cây Mắc
ca có hệ rễ - nấm đều bằng không  Cây Mắc ca không hình thành phức hệ rễ - 0,25
nấm  Mù tạt tỏi không ảnh hưởng đến phức hệ rễ - nấm ở cây Mắc ca

……………HẾT………….
10

You might also like