You are on page 1of 5

Câu 1:

Cơ chế bảo vệ tế bào thực vật của Isoprene trong điều kiện nhiệt độ cao:
Hình 1: Isoprene có tác dụng ổn định màng khi nhiệt độ cao, giữ khoảng
cách ổn định giữa các protein trên màng thilacoid.
- Các phân tử protein trên màng thilacoid tham gia vào pha sáng, chuỗi truyền
e, ... trong trường hợp không có isoprene, protein màng hỗn loạn nhiều hơn,
tăng khoảng cách làm rối loạn chuỗi phản ứng  giảm tính ổn định màng 
màng dễ bị tổn thuơng.
Hình 2: nhiệt độ tăng làm tăng các phản ứng tạo gốc tự do.
- Các gốc tự do phá hủy cấu trúc quang hợp và tế bào.
- Isoprene có chứa liên kết đôi có thể nhận electron từ các gốc tự do làm trung
hòa các gốc tự do  Isoprene là tác nhân chống oxy hóa.
Câu 2:
a. Cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo vì:
- Ánh sáng kích thích các phản ứng trong pha sáng, sau đó kích thích chu
trình Calvin. Ngoài ra, ánh sáng còn kích thích các enzyme trong chu trình
Calvin
 Cường độ ánh sáng tăng, lượng sản phẩm từ pha sáng nhiều hơn và các
enzyme trong chu trình Calvin cũng hoạt động mạnh hơn  tăng cường độ
quang hợp
b. Cây ưa bóng có cường độ quang hợp tối đa thấp hơn nhiều so với cây ưa
sáng khi trồng trong điều kiện ánh sáng tương đương
- Điều này chứng tỏ:
+ Hoặc là cây ưa bóng có ít trung tâm phản ứng và ít enzyme của chu trình
Calvin hơn
+ Hoặc các enzyme trong chu trình Calvin ở cây ưa bóng được điều chỉnh để
hoạt động với cường độ thấp hơn
c. Cả cây ưa bóng và ưa sáng đều tăng cường hàm lượng diệp lục khi trồng
trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơ. Điều này bù đắp cho mức ánh
sáng thấp giúp cây thu nhận được nhiều ánh sáng hơn.
d. Cây ưa bóng có diện tích bề mặt lá lớn hơn cây ưa sáng trong mọi điều kiện
 giúp phân bố/trải đều các trung tâm phản ứng sáng càng nhiều  hấp thụ
được lượng lớn ánh sáng trong điều kiện bóng râm
e. Cây ưa sáng sẽ biến động lớn hơn nhiều trong tỷ lệ quang hợp so với cây ưa
bóng vì:
- Dựa vào đồ thị, ta thấy cường độ quang hợp tối đa của cây ưa bóng không
tăng nhiều khi cường độ ánh sáng tăng, do điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn
nên chúng đạt cường độ tối đa khi lượng ánh sáng thấp chỉ bằng 1/3-1/4
lượng ánh sáng bình thường (cây được trồng trong điều kiện 44% ánh sáng
có cường độ quang hợp tối đa cũng chỉ gấp 3.5 lần cây trồng trong điều kiện
3% ánh sáng thường)
- Cường độ quang hợp của cây ưa sáng tăng mạnh khi cường độ ánh sáng
tăng, do điểm bão hòa ánh sáng của chúng cao hơn, bằng chứng là cây trồng
trong điều kiện 44% ánh sáng bình thường có cường độ quang hợp tối đa
gấp 4 lần cường độ quang hợp tối đa của cây trồng trong điều kiện 3% ánh
sáng bình thường.
Câu 3:
a.
- Hướng dương hay thầu dầu là những hạt giàu chất béo
+ Giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp bằng 1 do hạt sử dụng lượng nhỏ
đường trong chúng làm nguyên liệu hô hấp
+ Sau đó hệ số hô hấp giảm xuoongss tới 0,3-0,4 do O2 hấp thu vào để biến đổi
chất béo thành đường
+ Sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7-0,8 hoặc gần bằng 1 do đường bắt đầu
tích lũy trong mô
b.
- Sai. Nếu phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm gần 0%, hạt không duy trì được hô
hấp tế bào do đó tế bào hạt thóc sẽ chết không còn khả năng nảy mầm. Do
đó bảo quản hạt bằng cách giảm độ ẩm  giảm cường độ hô hấp đến mức
thấp nhưng phải lớn hơn 0
- Sai. Cam quýt hô hấp tạo ra CO2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc bao quá kín sẽ
làm nồng độ quá cao, O2 quá thấp, từ đó quá trình hô hấp kị khí diễn ra làm
giảm chất lượng sản phẩm
- Đúng. Các đối tượng trên có độ ẩm cao và cần duy trì độ ẩm đó trong quá
trình bảo quản. Nên bảo quản trong nhiệt độ thấp, không nên bảo quản khô
- Sai. Bơm N vào kho bảo quản nhằm hạ thấp nồng độ O2, hạn chế hô hấp
Câu 4:
(1) Rubisco phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn oxaloaxetic (PEP cacboxylase)
- Hệ số sigma 13C càng âm thì mức độ phân biệt giữa 2 đồng vị càng lớn mà
ở thực vật C3 ta thấy hệ số sigma âm hơn ở thực vật C4  thực vật C3 phân
biệt 2 đồng vị hơn và ít sử dụng C13 hơn.
- Hơn nữa enzyme cố định CO2 khí quyển của C3 là Rubisco. Trong khi đó
thực vật C4 cố định CO2 khí quyển từ PEP (enzyme phosphoenolpyruvate)
cacboxylase, còn Rubisco chỉ cố định các phân tử CO2 sau khi được PEP
cacboxylase để chọn trong tế bào bao bó mạch  thực vật C3 phân biệt hai
đồng vị hơn và ít sử dụng 13C hơn  Rubisco phân biệt hai đồng vị hơn và
ít sử dụng 13C hơn.
(2) Thịt gia súc vùng núi Thụy Sỹ có lượng C13 thấp hơn do:
- Gia súc này ăn cỏ nên lượng C13 của nó phụ thuộc vào lượng C13 trong cỏ
- Thụy Sĩ là vùng ôn đới  cỏ là thực vật ôn đới, chủ yếu là thực vật C3.
Trung Phi là vùng nhiệt đới  cỏ là thực vật nhiệt đới, chủ yếu là thực vật
C4.
- Gia súc vùng núi Thụy Sĩ ăn chủ yếu là thực vật ôn đới – thực vật C3, mà
thực vật C3 ít sử dụng C13 mạnh hơn  thịt gia súc ở vùng núi Thụy Sĩ có
lượng C13 thấp hơn.
- Gia súc đồng cỏ Trung Phi ăn thực vật nhiệt đới – thực vật C4, mà thực vật
C4 ít phân biệt 2 đồng vị C, sử dụng nhiều C13 thịt gia súc ở vùng núi
Trung Phi có lượng C13 cao hơn.
(3) Có thể phân biệt được đường tinh luyện từ cây mía và củ cải đường dựa vào
số khối (khối lượng)
- Do mía là thực vật C4, củ cải đường là thực vật C3 vì vậy đường tinh luyện
từ mía có khối lượng lớn hơn do ít phân biệt sử dụng C13, có nhiều C13 hơn
Câu 5:
a. Ở pha 1, nếu tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp không thay đổi
hoặc thay đổi không đáng kể
- Vì: ở pha 1, khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng
 cường độ ánh sáng là nhân tố giới hạn cường độ quang hợp trong pha 1
 khi đó năng lượng từ ánh sáng được tích lũy trong ATP và NADPH chưa
đủ lớn để cố định lượng CO2 cung cấp cho cây  tăng nồng độ Co2 không
làm thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể đến cường độ quang hợp
- Ở pha 2, nếu tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng lên so với giá
trị thể hiện ở hình 2.1
- Vì: ở pha 2, dù cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp không tăng
 cường độ ánh sáng không phải là nhân tố giới hạn cường độ quang hợp
trong pha 2 mà là nồng độ CO2  khi đó năng lượng từ ánh sáng được tích
lũy trong ATP và NADPH đủ lớn để cố định lượng CO2 cung cấp cho cây 
tăng nồng độ Co2 làm tăng cường độ quang hợp
b. Tán lá đứng có cường độ quang hợp cao hơn
F hay LAI trong trường hợp lá đứng và rủ
Lá đứng: F = ¿ ¿
Lá rủ: .... =2,37
Chỉ số diện tích lá của tán lá đứng lớn hơn so với tán lá rủ  tán lá đứng nhận
được nhiều ánh sáng hơn so với lá rủ  khả năng quang hợp của tán lá đứng cao
hơn so với tán lá rủ
c. Thí nghiệm 1  kết quả a
- Vì:
+ DCMU cạnh trang với Qb để lấy điện tử cao năng  không có điện tử cao năng
từ P680 truyền đến phức hệ cytochrome b6/f  ATP không được tạo ra theo con
đường không vòng, tuy nhiên vẫn có thể tạo ra ATP theo con đường truyền e vòng
+ Một lượng nhỏ NADPH được tạo ra sau đó dừng hẳn vì chuỗi truyền điện tử qua
con đường không vòng từ P700 đến NADP+ (enzyme FNR) hoạt động thêm một
thời gian ngắn
+ Trong pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng RuBP kết hợp với CO2 tạo thành 3-PG
 hàm lượng 3-PG tăng cao trong thời gian đầu
+ Tiếp theo, do ATP vẫn được tạo ra trong pha sáng theo con đường vòng kín 
phản ứng phosphoryl hóa 3-PG thành 1,3PG vẫn xảy ra  hàm lượng 3-PG giảm
mạnh nhưng hàm lượng 1,3- PG tăng mạnh
+ Sau đó, do một ít phân tử NADPH được tạo ra trong pha sáng  một lượng nhỏ
1,3-BPG được chuyển thành G3P  hàm lượng 1,3-BPG giảm nhẹ, hàm lượng
G3P tăng nhẹ. Hàm lượng G3P sau đó giảm do chúng thoát khỏi chu trình Calvin
để tạo thành một lượng nhỏ cacbohydrate và một phần quay về để tái tạo chất nhận
CO2 (RuBP)
- Thí nghiệm 2  kết quả b. Vì:
- Paraquat cạnh tranh với Fq để lấy điện tử quang năng  không có điện tử
quang năng từ P700 truyền đến NADP+ (enzyme FNR)  NADPH không
được tạo ra.
- Nhánh truyền điện tử cao năng của con đường vòng kín bị dừng lại  ATP
không được tạo ra theo con đường vòng kín. Tuy nhiên, 1 lượng nhỏ ATP
vẫn được tạo ra theo con đường vòng hở vì chuỗi truyền điện tử cao năng
của con đường vòng hở tử P680 đến Pc (plastocyanin) hoạt động thêm 1 thời
gian ngắn.
- Tỏng pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng kết hợp RuBP kết hợp với CO2 tạo
thành 3-PG  hàm lượng 3-PG tăng cao trong thời gian đầu.
- Tiếp theo, do 1 ít phân tử ATP vẫn được tạo ra từ pha sáng theo con đường
vòng hở  1 lượng nhỏ 3-PG được phosphoryl hóa tạo thành 1,3-BPG 
hàm lượng 3-PG giảm nhẹ sau đó được duy trì ổn định, hàm lượng 1,3-BPG
tăng nhẹ.
- Do NADPH không được tạo ra trong pha sáng  1,3-BPG không được
chuyển thành G3P  hàm lượng G3P không có sự thay đổi.

You might also like