You are on page 1of 5

Thuyết trình sinh học

I, Mở đầu
1, Chào hỏi, giới thiệu thành viên nhóm, nội dung thuyết trình
- Nhóm gồm 4 thành viên
+ Lê Khánh Duy: Trưởng nhóm
+ Hoàng Quỳnh Hương: Thuyết trình
+ Ngô Thế Dương: Nội dung
+ Trần Việt Hoàng: Thiết kế
- Nội dung thuyết trình: Quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM
2, Trò chơi khởi động
- Câu hỏi 1:
+ Đáp án: Ngô
- Câu hỏi 2:
+ Đáp án: Đường mía
. Giới thiệu thêm: Đường Sucrose có nhiều trong mía nên được gọi là đường
mía, là chất rắn không màu, tan trong nước và có vị ngọt.
- Câu hỏi 3:
+ Đáp án: Thanh long
- Câu hỏi 4:
+ Đáp án Dứa
. Giới thiệu thêm:
* Ăn dứa ngâm muối: để loại bỏ bromelian – loại enzyme thủy protein ở niêm
mạc lưỡi má, làm cho ta ăn vào cảm thấy lưỡi bị rát. Hơn nữa, ngâm trong
muối còn làm tăng vị ngọt, làm cho trái cây ngon hơn. Không cần thiết vì làm
loãng nội dung
Nếu muốn giới thiệu thêm: Thu hoạch dứa nên thu vào buổi chiều vì buổi
chiều nhờ pha tối chuyển thành đường, buổi sáng có nhiều axit malic nên dứa
sẽ chua hơn.
3, Phát phần thưởng cho những bạn trả lời đúng câu hỏi nhanh nhất (kẹo).
=> Điểm chung của các loại thực vật kể trên là chúng đều là thực vật C4 ( ngô,
mía) và thực vật CAM (dứa, thanh long), sống ở những nơi nóng, hạn.
=> Cùng tìm hiểu xem chúng thích nghi như nào với điều kiện ấy qua cách
thức quang hợp của chúng.
II, Thuyết trình nội dung chính
1, Thực vật C4
a, Đặc điểm
b, Chu trình quang hợp
- 2 giai đoạn:
+ Chu trình C4 ( cố định CO2 tạm thời )
. Diễn ra ở TB mô giậu.
. Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (photphoenol pyruvic – PEP).
Nhấn mạnh, ko phải RiDP như ở thực vật C3
. Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic – AOA), sau đó
chuyển hóa thành một hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển
vào tế bào bao bó mạch.
+ Chu trình Calvin ( tái cố định CO2 )
. Diễn ra ở TB bao bó mạch.
. AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình
thành nên hợp chất 3C là axit pyruvic.
. Axit pyruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo chất nhận CO2 đầu tiên là
PEP.
. Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3.
c, So sánh giải phẫu là C3 và là C4
- Thực vật C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu, tế bào mô giậu phát
triển còn tế bào bao bó mạch không phát triển
- Thực vật C4 có hai loại tế bào và lục lạp có cấu trúc và chức năng khác nhau.
Kiểu cấu trúc của lá thực vật C4 là cấu trúc Kranz.
- Tế bào thịt lá chứa lục lạp của tế bào thịt lá. Lục lạp tế bào thịt lá có cấu
trúc grana rất phát triển. Chức năng của chúng là thực hiện chu trình C4 tức
là cố định CO2.
- Tế bào bao quanh bó mạch nằm sát cạnh các bó mạch dẫn. Tế bào này chứa
lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch với cấu trúc grana rất kém phát triển.
Các lục lạp này chứa rất nhiều hạt tinh bột. Chức năng của chúng là thực
hiện chu trình C3 để khử CO2 tạo nên các sản phẩm quang hợp.
*Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C₃ :
- Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO₂ thấp hơn, điểm bảo hòa ánh
sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp, đồng thời đường được tạo ra ở tế bào bao
bó mạch đi theo bó mạch đến cơ quan dự trữ nên ko xảy ra hiện tượng nồng
độ đường cao ức chế quá trình quang hợp → thực vật C₄ có năng suất cao
hơn thực vật C₃
- Chu trình C₄ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu theo chu trình C₄ diễn ra ở lục
lạp của tế bào nhu mô lá, giai đoạn 2 theo chu trình Canvin diễn ra trong lục
lạp của tế bào bao bó mạch.
* Vì sao thực vật C4 không có hô hấp sáng?
Tế bào mô dậu tạo ra O2 nhưng chất nhận CO2 là PEP, nhờ PEP cacboxylase,
không phải Rubisco, PEP cacboxylase có thể cố định CO2 ở nồng độ rất thấp.
TB bao bó mạch có lục lạp biến đổi so với bình thường nên ko tạo ra O2, vì vậy
TB này cũng ko xảy ra hô hấp sáng.
So sánh TVC3 và TV C4
Đặc điểm phân biệt TVC3 TVC4
Điều kiện sống
Loại TB quang hợp
Chất nhận CO2 đầu
tiên
Sản phấm cố định
CO2 đầu tiên
Hô hấp sáng
Điểm bão hòa ánh
sáng
Điểm bù CO2
Năng suất quang hợp
2, Thực vật CAM
a, Đặc điểm
b, Chu trình quang hợp

3, So sánh chu trình C4 và chu trình CAM

III, Câu hỏi ôn tập

You might also like