You are on page 1of 3

SỞ LĐ & TB TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

TRƯỜNG TRUNG CẤP THĂNG LONG

MÔN THI: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA


HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
(Thời gian làm bài: 120 phút)
1. Mã đề thi: 01
2. Đề thi gồm: 03 trang

ĐỀ BÀI:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Khi tăng ga, tốc độ xe không tăng theo tương ứng là do hư hỏng bộ phận
nào?
A. Do ly hợp ngắt không hoàn toàn
B. Do hộp số
C. Do ly hợp bị trượt
D. Không phải các yếu tố trên.
Câu 2. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp ô tô là gì?
A.Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều chỉnh
bu lông tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh.
B. Điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh hoặc chiều
dài của dây cáp.
C. Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông
bắt vào vỏ của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh.
D.Tất cả các ý trên

1
Câu 3. Hành trình tự do bàn đạp ly hợp đối với ô tô du lịch bao nhiêu là phù
hợp?
A. 20 - 25 mm B. 2 - 2,5 mm C. 0,2 -0,25 mm D. 20 - 25 cm
Câu 4. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối
với ly hợp, hộp số, trục các đăng?
A. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp
B. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với
ly hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động,
siết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp
C. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn
khiếm khuyết phải điều chỉnh lại
D. Đo độ mòn các trục hộp số
Câu 5. Bộ phận nào của bộ ly hợp khi vênh (đảo) không sửa chữa được mà phải
thay?
A. Bánh đà B. Khung ly hợp C. Đĩa ép D. Đĩa ma sát
Câu 6. Biện pháp nào dưới đây KHÔNG PHẢI để xác định ly hợp bị trượt?
A. Gài số thấp, mở ly hợp B. Giài số cao đóng ly hợp
C. Giữ xe trên dốc, hoặc đẩy xe D. Phán đoán qua mùi khét
Câu 7. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối
với ly hợp, hộp số, trục các đăng?
A.Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay
B. Đo độ mòn các bánh răng hộp số
C. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp
D.Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp
Câu 8. Sang số khó, gây va đập ở hộp số là do những hư hỏng nào?
A. Ly hợp ngắt không hoàn toàn
2
B. Ly hợp bị kêu
C. Ly hợp bị dính dầu
D. Ly hợp bị trượt
Câu 9. Ly hợp ngắt không hoàn toàn có thể do yếu tố nào?
A. Lò xo ép yếu B. Hành trình tự do bàn đạp quá nhỏ
C. Điều chỉnh các cần bẩy không đều D. Đĩa ma sát quá mòn
Câu 10. Ly hợp sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu: Đĩa ma sát và đĩa ép bị mòn
nhiều, lò xo ép bị gãy hoặc yếu, đĩa ma sát bị dính dầu hoặc bị chai cứng, bàn
đạp ly hợp không có hành trình tự do, thể hiện xe kéo tải kém, ly hợp bị nóng?
A. Ly hợp ngắt không hoàn toàn B. Ly hợp bị kêu
C. Ly hợp bị trượt D. Ly hợp bị hư hỏng khác
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trình bày nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu và nguyên lý làm việc của vi
sai?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày hiện tượng, nguyên nhân và khu vực nghi ngờ sai hỏng
của hộp số?
Câu 3: (1 điểm) Trình bày nhiệm vụ và phân loại ly hợp?

==================Hết==================

Ghi chú:

- Học sinh/ Sinh viên không được sử dụng tài liệu


- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like