You are on page 1of 8

Báo cáo bài tập nhóm

CHỦ ĐỀ: OKRs – QUẢN TRỊ


THEO MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ
THEN CHỐT
Nhóm thực hiện: 1.9

Hình thức trình bày: Talkshow

16.03.2023

TỔNG QUAN NỘI DUNG

Phần 1: Làm rõ khái niệm OKRs  OKR theo định nghĩa của John Doerr

 OKR theo định nghĩa của Paul R. Niven và Ben Lamorte

Phần 2: Phân tích OKRs  Làm rõ yếu tố Objective (Mục tiêu)

 Làm rõ yếu tố Key Results (Kết quả then chốt)

 Đưa ra ví dụ minh họa

Phần 3: 5 lợi ích của OKRs  Focus - Tập trung

 Alignment - Sắp xếp và liên kết

 Commitment - Cam kết

 Tracking - Theo dõi

 Stretching - Kéo dài

1
Phần 4 : Ứng dụng của OKRs trong  Đối với cá nhân
thực tế
 Đối với lớp học

1. OKRS LÀ GÌ?

OKRs - Mục tiêu và kết quả then chốt được John Doerr (2018) định nghĩa trong
cuốn sách “Measure What Matters” là “một phương pháp quản lý giúp đảm bảo rằng
các công ty tập trung nỗ lực vào những vấn đề quan trọng giống nhau xuyên suốt cả tổ
chức."

Trong khi đó Paul R. Niven và Ben Lamorte lại định nghĩa OKRs trong cuốn sách
của mình năm 2016 “Objectives and Key Results: Driving Focus, Alignment, and
Engagement with OKRs” là “một khuôn khổ tư duy phê phán và kỷ luật liên tục nhằm tìm
cách đảm bảo nhân viên làm việc cùng nhau, tập trung nỗ lực của họ vào những đóng
góp có thể đo lường được, thúc đẩy công ty tiến lên.”

2. HIỂU VỀ OKRS NHƯ THẾ NÀO?

OKRs bao gồm hai yếu tố: O – Objective (Mục tiêu) và KR – Key Result (Kết quả
then chốt). Hệ thống OKRs là một cơ chế giúp chúng ta luôn ý thức được mục tiêu định
tính bên cạnh các chỉ số kết quả quan trọng có tính chất định lượng.

2.1. Objective (Mục tiêu)

Trong cuốn sách “Measure What Matters”, John Doerr viết Objective (Mục tiêu)
hiểu đơn giản là WHAT (Cái gì), là NHỮNG GÌ BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC. Mục tiêu phải là
một tuyên bố định tính, được thiết kế để định hướng và thúc đẩy cá nhân, tổ chức phát
triển. Một mục tiêu cần ngắn gọn, có tính khả thi và đủ lớn để truyền cảm hứng cho tất
cả mọi người. Nếu mục tiêu được thiết kế và triển khai 1 cách phù hợp, nó sẽ là vaccine
chống lại những suy nghĩ mơ hồ và cách thực thi mờ nhạt.

Mục tiêu cần đảm bảo những tính chất:

 Định tính: Mục tiêu có tính chất định tính và không thể hiện qua những con
số, điều này sẽ tạo ra nhiều cảm hứng hơn khi thực hiện, là cơ sở, tiền đề
cho các kết quả chính.
 Rõ ràng: Khi thiết lập mục tiêu cần phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu để tất
cả mọi người có thể hiểu rõ mục tiêu quan trọng trong thời gian là gì. Ví dụ

2
như “mở rộng kinh doanh ra thị trường Mỹ” thay vì “mở rộng thị trường kinh
doanh ra thị trường quốc tế”.
 Có tính tham vọng: Mục tiêu cần được thiết lập vượt quá khả năng đạt
được, tạo ra những khó khăn, thử thách nhất định. Một mục tiêu được gọi
là thành công khi nó đạt được 65-70%.
 Truyền cảm hứng: Mục tiêu khi phát biểu lên phải khiến bạn hào hứng,
thúc đẩy được động lực, khiến bạn muốn bắt tay thực hiện. Mục tiêu cần
làm rõ khi hoàn thành sẽ dẫn tổ chức tới đâu, nhận được những gì. 
 Có thời hạn: Cần có thời hạn cụ thể khi phát triển mục tiêu. Với OKRs, mục
tiêu thường có thời gian 90 ngày để thực hiện.

2.2. Key Results (Kết quả then chốt)

Theo Paul R. Niven và Ben Lamorte, nếu như mục tiêu là những gì bạn muốn đạt
được thì Key Results (Kết quả then chốt) sẽ là HOW - CÁCH ĐỂ BẠN ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG
MỤC TIÊU ẤY. Kết quả then chốt là một thước đo mang tính định lượng, được thể hiện
bởi các con số. Theo Alexander Maasik viết trong cuốn “Step by Step to OKRs”, kết quả
then chốt phải cụ thể, có thể đo lường, kiểm chứng được, có thể hành động, được phân
loại khách quan và khó nhưng không phải không thể.

Kết quả then chốt cần đảm bảo những tính chất:

 Cụ thể: Các kết quả then chốt giúp định nghĩa mục tiêu, vì vậy chúng phải
cụ thể, chi tiết để tất cả mọi người có thể hiểu và được thể hiện bởi các chỉ
số.
 Có thể đo lường: Một kết quả then chốt tốt là một kết quả có thể đo lường
và đánh giá được. Nếu kết quả then chốt không kiểm chứng được, bạn sẽ
không thể biết mục tiêu đã được hoàn thành hay chưa.
 Có thể đạt được: Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản
thân có thể đạt được mục tiêu đó hay không. Xác định tính khả thi của
mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về khả năng của bản thân trước
khi đề ra một kế hoạch quá sức dẫn tới bỏ cuộc, từ đó tạo động lực để cố
gắng.
 Chấm điểm khách quan: OKRs được chấm trên thang từ 0 – 1 cho kết quả
đạt được. Theo Google: “Điểm ngọt cho OKRs rơi trong khoảng 0,6 – 0,7.
Điểm số thấp hơn có thể là nhóm chưa làm đủ những gì có thể. Điểm số
cao hơn có thể là mục tiêu đạt ra chưa đủ thách thức.”

3
2.3. Ví dụ 

Chúng ta có một mục tiêu là: “Cải thiện chất lượng nội dung bài viết tốt hơn trong
3 tháng cuối năm”. Đây là một mục tiêu tốt, nhưng làm thế nào để chúng ta định nghĩa
“Cải thiện chất lượng nội dung bài viết tốt hơn”? Lúc này chúng ta cần phải có các kết
quả then chốt để chứng minh cho điều đó.

Theo công thức của John Doerr, “Cải thiện chất lượng nội dung bài viết tốt hơn”
sẽ được đo như sau:

O: Cải thiện chất lượng nội dung bài viết tốt hơn trong 3 tháng cuối năm

KR1: Hoàn thành 1 khóa đào tạo về content trong tháng 10

KR2: Xem lại 100% các bài viết để tìm hiểu nguyên nhân tại sao bài viết đạt tương
tác cao (thấp).

KR3: Tăng lượng tiếp cận trung bình các bài viết từ 3000 lên 5000.

Với 3 kết quả then chốt đưa ra ở trên chúng ta đã có thể định nghĩa “Cải thiện
chất lượng nội dung bài viết tốt hơn” có nghĩa là cần mở rộng, học hỏi thêm các kiến
thức và kinh nghiệm content từ các mentor có uy tín, rà soát lại các bài viết để tìm ra
công thức viết content hiệu quả, từ đó gia tăng tỷ lệ tiếp cận của các bài viết. 

3. LỢI ÍCH CỦA OKRS – F.A.C.T.S

Trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review, John Doerr nói rằng có
5 lợi ích chính của OKRs. Năm lợi ích này viết tắt là F.A.C.T.S: Focus, Alignment,
Commitment, Tracking, Stretching. Năm lợi ích này ứng với 4 siêu quyền lực được nhắc
đến trong cuốn sách “Measure What Matters”:

 Tập trung và cam kết với các ưu tiên hàng đầu.


 Kết nối, sắp xếp công việc.
 Theo dõi tạo tinh thần trách nhiệm.
 Mở rộng quy mô để bứt phá.

3.1. Focus - Tập trung

Tập trung là lợi ích đầu tiên của OKRs vì khi đặt OKRs, bạn bị giới hạn về số
lượng. Bạn có thể có nhiều hơn một mục tiêu, nhưng tốt nhất chỉ nên có tối đa 3 Mục
tiêu (O), mỗi mục tiêu nên có không quá 5 Kết quả then chốt (KRs). Điều đó buộc bạn

4
phải lựa chọn “bỏ đi điều gì” và tập trung trả lời cho câu hỏi “Điều gì là quan trọng nhất
trong 3/6/12 tháng tới?”

3.2. Alignment - Sắp xếp và liên kết

OKRs của mỗi cá nhân trong tổ chức đều nhắm tới hoàn thành những OKRs
chung cấp cao của tổ chức, của giám đốc hoặc của trưởng nhóm,...Điều đó tạo ra sự
liên kết, phối hợp chặt chẽ trong công việc giữa các cá nhân, phòng ban thay cho các
tranh cãi và xung đột. Từ đó giúp cho các hoạt động mỗi ngày của thành viên trở nên ý
nghĩa và không có công việc nào dư thừa.

3.3. Commitment - Cam kết

Sau khi tập trung và liên kết các OKRs, cam kết nghĩa là tất cả đều đồng ý thực
hiện OKRs. Lịch trình và các nguồn lực sẽ được điều chỉnh để đảm bảo rằng OKRs sẽ
đạt được. Khi một ai đó gặp khó khăn, những người còn lại sẽ biết và công việc sẽ được
kết nối, điều chỉnh nhằm giúp đỡ lẫn nhau.

3.4. Tracking - Theo dõi

Theo dõi OKRs liên tục từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc là điều cần thiết để chúng
ta không bị “trật đường ray”. Mặc dù OKRs không yêu cầu theo dõi hàng ngày, nhưng tốt
nhất nếu được hãy kiểm tra thường xuyên hàng tuần.

Có những điểm tham chiếu trên suốt hành trình là điều kỳ diệu đối với việc thực
hiện các mục tiêu của mỗi cá nhân. Bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu
này hay không? Tại sao có hoặc tại sao không?

3.4. Stretching - Kéo dài

“Kéo dài” là lợi ích cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Một khi tổ chức
của bạn đã biết cách tập trung, cam kết vào những điều quan trọng, cả đội ngũ đã liên
kết chặt chẽ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, đã đến lúc bạn nên sử dụng lợi ích sau
cùng của OKRs là “kéo dài”.

OKRs thúc đẩy các tổ chức liên tục phấn đấu hơn nữa, để tạo ra kết quả nhiều
hơn một chút so với những gì họ nghĩ là có thể. OKRs giúp xóa bỏ đi thực trạng trì trệ, sự
sơ cứng của tổ chức. Ngay cả khi tổ chức có sự tăng trưởng đều đặn và muốn chuyển
qua tốc độ bứt phá nhanh hơn, OKRs cũng có thể là lựa chọn phù hợp.

5
4. ỨNG DỤNG CỦA OKRS TRONG THỰC TẾ

4.1. Ứng dụng OKR với cá nhân

4.1.1. OKRs về thu nhập

4.1.2. OKRs về học tập

6
.ệ
rh
tả
iC
:O

k
c

s
n
eO
3
>
A
P
G



k
c

g
o

s
m

đ
n

h

C
4
3. OKRs về sức khỏe
4.1.

7
p
lớ
ro
ê
v
à
h
á
c

ế
k


s
g
n

ia
:G
O
4.2. Ứng dụng OKR với lớp học

4.2.1. OKRs về sự gắn kết

You might also like