You are on page 1of 39

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC HIỆN ĐẠI

CÔNG TY TECAPRO TELECOM & GIẢI


PHÁP TVM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG NGHỆ 4.0

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Long


Lớp: CHQTKD K18
Nhóm:
1. Huỳnh Mai Bảo
2. Trần Thị Kim Chi
3. Trần Thị Bích Hằng
4. Ôn Thị Thúy Nương
5. Trần Đức Phát
6. Nguyễn Văn Thanh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TECAPRO TELECOM.......................3

1.1 Sơ lược về công ty.............................................................................................................3

1.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mạng của công ty..............................................................6

1.3 Sơ đồ tổ chức công ty........................................................................................................6

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG......................................................9

2.1 Nguồn lực..........................................................................................................................9

2.1.1 Nguồn lực hữu hình....................................................................................................9

2.1.2 Nguồn lực vô hình....................................................................................................10

2.2 Năng lực công ty.............................................................................................................12

2.2.1 Năng lực cốt lõi........................................................................................................12

2.2.2 Năng lực khác biệt....................................................................................................12

2.3 Các hoạt động công ty.....................................................................................................13

2.3.1 Hoạt động sản xuất...................................................................................................13

2.3.2 Hoạt động tiếp thị - Marketing.................................................................................13

2.3.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).............................................................14

2.3.4 Hoạt động tài chính...................................................................................................14

2.3.5 Hoạt động bán hàng..................................................................................................15

2.4 Điểm mạnh, điểm yếu của công ty..................................................................................15

2.4.1 Điểm mạnh................................................................................................................15

2.4.2 Điểm yếu...................................................................................................................16

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ
KHÁC.......................................................................................................................................17

3.1 Sơ lược về giải pháp TVM..............................................................................................17

1
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

3.2 Ảnh hưởng công nghệ trong thiết kế phần cứng.............................................................18

3.3 Ảnh hưởng công nghệ trong phát triển phần mềm..........................................................18

3.3 Ảnh hưởng công nghệ trong quy trình lắp đặt................................................................18

3.4 Ảnh hưởng công nghệ trong Marketing..........................................................................19

3.5 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá........................................................................................20

3.5 Áp lực cạnh tranh............................................................................................................21

CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ.....................................................23

4.1 Định hướng áp dụng công nghệ vào quản lý, sản xuất – kinh doanh..............................23

4.1.1 Quản lý doanh nghiệp trên nền tảng ERP cloud hóa................................................23

4.1.2 Chuyển đổi nền tảng họp, làm việc từ xa (online)....................................................26

4.1.3 Từ các nền tảng ASIC, MCU, DSP, ARM đến FPGA.............................................28

4.1.4 Chuyển đổi nền tảng phát triển TDM (Analogue) qua Ethernet, Chuyển mạch mềm
(IP).....................................................................................................................................29

4.2 Nền tảng công nghệ cho Sbox, Fbox và Phần mềm GSHT (Giám sát hành trình).........30

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN.......................................................................................................32

5.1 Xu hướng thay đổi của công nghệ...................................................................................32

5.2 Đánh giá dự án TVM, Bài học kinh nghiệm và Giải pháp cho các dự án tương tự........35

5.2.1 Đánh giá dự án..........................................................................................................35

5.2.2 Bài học kinh nghiệm và giải pháp............................................................................35

2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TECAPRO TELECOM

1.1 Sơ lược về công ty

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TECAPRO


Tên giao dịch nước ngoài TECAPRO TELECOM JOINT STOCK
Tên viết tắt TECAPRO TELECOM (TECACOM)
Trụ sở chính 18A Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày đăng ký kinh doanh 29/08/2011
Điện thoại (84-8) 3811 9306
Công ty được thành lập năm
2000. Được công nhận là xí
nghiệp sản xuất quốc phòng
của Tổng cục kỹ thuật.
Hiện có hơn 40 cán bộ công
nhân viên, trong đó có hơn 20
kỹ sư Điện tử - Viễn thông –
Tin học nghiên cứu phát triển
sản phẩm. Có khu vực nghiên
cứu phát triển, chế thử rộng 4000 m2. Công ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trường
hơn 10.000 đơn vị sản phẩm, trong đó có hơn 1000 thiết bị phục vụ quốc phòng an
ninh như: tổng đài, thiết bị mã hóa, mô phỏng. Đã đào tạo cho hơn 500 lượt cán bộ kỹ
thuật trong toàn quân. Thiết bị mô phỏng
Palma
Các hoạt động chính trong lĩnh vực an ninh quốc phòng:
 Sản xuất tổng đài điện tử;
 Sản xuất thiết bị bảo mật;
 Thiết kế, chế tạo Thiết bị mô phỏng;
 Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ.

Thiết bị mã hóa
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

Trong chiến lược phát triển của mình, TECAPRO tập trung phát triển các lĩnh vực
công nghệ mũi nhọn:
o Công nghệ thông tin
TECAPRO là nhà cung cấp có uy tín các sản phẩm và dịch vụ triển khai các giải
pháp tổng thể của các hãng: DELL TECHNOLOGIES, VERTIV, JUNIPER,
FUJITSU, IBM, HP, ORACLE, NEC, HITACHI, CISCO, MICROSOFT,
FORTINET, CHECKPOINT, PALO ALTO, F5, FIRE EYE, VMWARE, PURE
STORAGE, PULSE SECURE, NETSCOUT, BLUE COAT, RIELO, SPLUNK,
BARACUDA, CYBERARK, RAPID 7, TREND MICRO, IMPERVA, MITSUBISHI,
ABBYY, NUCLEUS SOFT-WARET, DATASTAX…
Tư vấn, thiết kế, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, các giải pháp phần
mềm và các hệ thống tích hợp, bao gồm:
 Tư vấn, thiết kế, triển khai các giải pháp phần mềm tích hợp cho các ngân hàng, tổ
chức tài chính: giải pháp code banking, internet banking, mobile banking…
 Cung cấp và triển khai các giải pháp, hệ thống thông tin tổng thể cho Chính phủ
điện tử và dịch vụ công điện tử của các Bộ, Ngành như: hệ thống tích hợp dữ
liệu tập trung, hệ thống quản trị CSDL tập trung, các hệ thống phần mềm
nghiệp vụ lõi, hệ thống số hóa hồ sơ lưu trữ điện tử, hệ thống quản lý email, hệ
thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống đào tạo trực tuyến, hệ thống và các
dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử, hệ thống chăm sóc khách hang …
 Cung cấp và triển khai các giải pháp chuyển đổi số (Digital Transformation),
quản lý dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI).
 Cung cấp và triển khai các giải pháp an ninh, bảo mật đường truyền, bảo mật cơ
sở dữ liệu và các giải pháp bảo mật chuyên dụng khác.
 Cung cấp và triển khai các hệ thống máy chủ, máy trạm, các hệ thống lưu trữ
dữ liệu và các thiết bị tin học.
o Điện tử viễn thông
TECAPRO là đơn vị nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, cung cấp, đào tạo và chuyển
giao công nghệ các thiết bị, phần mềm quản lý thiết bị:

4
 Tổng đài chuyển mạch kỹ thuật số quân sự đa năng;
 Tổng đài dân sự chuyển mạch IP;
 Thiết bị truyền dẫn quang tốc độ cao;
 Thiết bị liên lạc chỉ huy, điện thoại đa hướng, giao
ban xa phục vụ an ninh – quốc phòng.
 Thiết bị giám sát hành trình ô tô S-box/NFT và
thiết bị cảm biến nhiên liệu F-box (giaiphapdinhvi.com) – Transportation
Vehicle Management - TVM (Giải pháp giám sát phương tiện vận tải).
 Cung cấp, lắp đặt các thiết bị điện tử, viễn thông, tin học và các loại camera
giám sát.
 Cung cấp giải pháp an toàn thông tin, thiết bị bảo mật, mã hóa, máy tích nhúng
tốc độ cao quân sự/dân sự.
 Thiết kế, chế tạo, cung cấp giải pháp, chuyển giao công nghệ điện tử, viễn
thông, tin học, Iot/AI.

Các thế hệ Tổng đài

o Công nghệ mô phỏng


 Nghiên cứu, làm chủ công nghệ nền, phát triển các giải pháp công nghệ, ưu tiên
tập trung vào lĩnh vực mô phỏng thực tại ảo, tự động hóa và điều khiển.

5
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

 Tư vấn, xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng trong huấn
luyện chiến đấu.
 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm và sản xuất một số nhóm vật tư kỹ
thuật, phụ tùng thay thế.
o Đối tượng khách hàng
Nhóm khách hàng mục tiêu mà Công ty TECAPRO Telecom hướng đến là các đơn
vị thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ tư lệnh Biên phòng, Cục Cơ yếu; các doanh
nghiệp vận tải hành khách và hàng hóa với quy mô lớn…
1.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mạng của công ty
o Tầm nhìn: Trở thành công ty nghiên cứu phát triển sản phẩm hàng đầu trong Quân
đội và Việt Nam.
o Giá trị cốt lõi:

 Đoàn kết thống nhất vì mục tiêu chung;


 Năng động, sáng tạo, thích ứng để phát triển nhanh;
 Luôn giữ sự tín nhiệm với khách hàng;
 Mỗi ngày làm tốt hơn, đoàn kết là sức mạnh.
o Sứ mạng: Để mọi người được sử dụng và hài lòng với công nghệ Việt.
1.3 Sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ tổ chức truyền thống (khi chưa áp dụng công nghệ) của công ty được minh họa
như hình bên dưới:

6
Một số công ty đối thủ, đối tác trong dự án TVM (Giải pháp giám sát phương tiện
vận tải)

Đối thủ

Tập trung vào vẩn tải


EUP: https://www.eup.net.vn/about/
và xe container.

Phân khúc giải pháp


Bình Anh: https://bagps.vn/gioi-thieu vận tải đường bộ và
hàng hải

Tập trung vào năng lực


Vinh Hiển: http://v-ecom.biz/vinhhien3/gioi-thieu.html nghiên cứu, sản xuất
thiết bị giám sát

Đối tác

Khách hàng là các


Vcomsat: http://vcomsatjsc.com.vn/ doanh nghiệp vận tải
và hành khách

7
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

Tập trung các giải pháp


Smartlog: https://gosmartlog.com/ về vận tải, quản lý kho
vận

Giải pháp tối ưu lộ


Abivin: https://vi.abivin.com/about
trình vận tải

Đặc biệt, có công ty Vcomsat vừa đóng vai trò là đối thủ, vừa là đối tác của công ty
TECAPRO Telecom. Vì công ty Vcomsat chỉ tập trung phát triển mạnh về thiết bị
phần cứng giám sát hành trình, họ không cung cấp các gói giải pháp công nghệ bổ
sung, nên Công ty TECAPRO Telecom phối hợp với Vcomsat để bán thêm thiết bị
cảm biến nhiêu liệu F-box.
Trong đó, Abivin là đơn vị phối hợp hỗ trợ các giải pháp của TECAPRO Telecom để
tối ưu hóa lộ trình bằng công nghệ AI (cắt giảm khoảng 30% chi phí quãng đường đi
và nhân lực).

8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

2.1 Nguồn lực


2.1.1 Nguồn lực hữu hình
Cơ sở vật chất
Công ty Cổ phần Viễn thông TECAPRO (TECAPRO – TELECOM) được thành lập
từ tháng 6 năm 2000. Tiền thân của TECAPRO – TELECOM là TOCA GROUP thuộc
Trung tâm Điện tử Tin học – Viện Kỹ thuật Quân sự 2, hoạt động từ năm 1990. Công
ty TECAPRO Telecom có trụ sở chính đặt tại 18A Cộng Hòa, phường 12, quận Tân
Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Nhân sự
Cơ cấu tổ chức của công ty TECAPRO Telecom sau khi áp dụng công nghệ từ năm
2019 được mô tả như sau:

Đội ngũ nhân lực: Công ty TECAPRO có đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 40
người trong đó:
 85% có trình độ Đại học và trên Đại học;
 15% là những cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

9
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

Hầu hết các cán bộ, chuyên viên kỹ thuật được đào tạo từ các Học viện, trường Đại
học nổi tiếng trong nước và nước ngoài, đã có nhiều năm công tác nghiên cứu khoa
học, trưởng thành từ Viện Kỹ thuật Quân sự và các cơ quan nghiên cứu khác.
Với năng lực và kinh nghiệm có được, đội ngũ này đang có những đóng góp rất quan
trọng cho Công ty trong suốt quá trình phát triển.
Công ty TECAPRO luôn coi trọng yếu tố con người, coi đó là tài sản quý nhất của
doanh nghiệp, chính vì vậy Công ty có những chính sách đặc biệt chăm lo đến đời
sống vật chất và tinh thần cán bộ, công nhân viên, thu hút nhân tài về làm việc cho
doanh nghiệp.
2.1.2 Nguồn lực vô hình
Uy tín công ty / giá trị thương hiệu
Ngày 14 tháng 11 năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
đã ký quyết định số 291/QĐ-QP về việc thành lập Công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản
xuất trực thuộc Bộ Quốc phòng – tiền thân của công ty TECAPRO Telecom ngày nay.
Hơn 30 năm qua, công ty TECAPRO Telecom luôn kiên định con đường phát triển
theo định hướng mà Đảng ủy và Ban Giám đốc đã đề ra và đã gặt hái được nhiều thành
công.
Nhằm mục đích phục vụ khách hàng hoàn hảo nhất, Công ty TECAPRO Telecom
đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2008. Tổng Giám đốc Công ty đã đề ra chính sách chất lượng như sau: “Với mục
tiêu phát triển Công ty TECAPRO Telecom trở thành Công ty hàng đầu trong việc áp
dụng những công nghệ mới vào sản xuất, Công ty luôn coi chất lượng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu trên”. Công ty TECAPRO
Telecom cam kết:
 Luôn coi trọng yêu cầu và thỏa mãn khách hàng nhằm cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ tốt nhất. Phát huy mọi nguồn lực của các cá nhân và tập thể trong
toàn Công ty;
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng
được những yêu cầu và thách thức mới;

10
 Thiết lập, duy trì và thường xuyên cải tiến nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn Công ty.

Với những thành tích đạt được trong thời gian qua, Công ty TECAPRO Telecom đã
nhận được nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý của Nhà nước và Bộ Quốc phòng
như: Huân chương Lao động Hạng Ba (2004), Huân chương Chiến công Hạng Ba
(2004), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Hai (2009), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
hạng Nhất năm 2013, cùng nhiều hình thức, danh hiệu thi đua của Bộ Quốc phòng,
Tổng cục Chính trị, Viện Khoa học – Công nghệ quân sự. Đặc biệt, tháng 11/2018,
nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống TECAPRO, công ty đã vinh dự đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhất. Đó là những minh chứng khẳng định vị trí, vai trò
của Công ty TECAPRO Telecom – một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ
Quốc phòng trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Mối quan hệ với khách hàng và đối tác

11
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Đối với khách hàng: Công ty TECAPRO Telecom là công ty trực thuộc Bộ
Quốc phòng, nên sẽ có nhiều lợi thế và tạo dựng được lòng tin khi tiếp cận và
giới thiệu giải pháp, sản phẩm đến các doanh nghiệp cả trong nước và nước
ngoài.
o Đối với nhà cung cấp / đối tác: Công ty TECAPRO Telecom đã xây dựng được
hình tượng là công ty lớn và uy tín, đã và đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp /
đối tác lâu năm (trên 15 năm) – cam kết hợp tác, gắn bó lâu dài, dựa trên mối
quan hệ đôi bên hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Công nghệ
Công ty TECAPRO Telecom áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hàng đầu
trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng, như:
o Làm chủ thiết kế, sản xuất, nghiên cứu;
o Công nghệ định vị toàn cầu GPS; truyền dữ liệu không dây GSM/ GPRS;
o Đáp ứng được các giải pháp data center, cloud, phần mềm quản lý, mô phỏng.
2.2 Năng lực công ty
2.2.1 Năng lực cốt lõi
o Công ty TECAPRO Telecom đã đi tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm thiết
bị hộp đen giám sát hành trình phương tiện giao thông đáp ứng yêu cầu của quy
định giao thông hiện hành;
o Tạo ra sản phẩm dẫn đầu xu thế - đáp ứng đầy đủ các tính năng của từng phân
khúc khách hàng riêng biệt như: hộp đen giám sát hành trình và thông số
phương tiện, quản lý chính xác việc tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện, quản lý
tài xế - phương tiện - hàng hóa… góp phần làm giảm chi phí vận tải, tăng hiệu
quả sử dụng phương tiện;
o Thành công của Công ty TECAPRO Telecom phụ thuộc vào năng lực sáng tạo
không ngừng các sản phẩm và dịch vụ tiếp nối kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc
về cách con người tương tác với công nghệ.

12
2.2.2 Năng lực khác biệt
o Công ty TECAPRO Telecom có hệ thống thông tin nội bộ, tự xây dựng, lưu trữ
nội bộ, cơ chế mã hóa bảo mật độc lập, phù hợp cho việc nghiên cứu và phát
triển sản phẩm.
o Công ty TECAPRO Telecom chủ động trong việc kiểm soát toàn bộ phần cứng
và phần mềm; linh hoạt trong việc tùy biến sản phẩm theo yêu cầu của mọi
phân khúc khách hàng riêng biệt.
o Sản phẩm của Công ty TECAPRO Telecom cam kết cho ra kết quả với sai số
thấp nhất khi so sánh với các dối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
2.3 Các hoạt động công ty
2.3.1 Hoạt động sản xuất
o Công ty TECAPRO Telecom đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008;
o Công ty có lực lượng lao động ổn định, giàu kinh nghiệm chuyên môn;
o Quy trình sản xuất đầy đủ và chuyên nghiệp từ nhà máy đến văn phòng; hệ
thống văn bản, tài liệu hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng;
o Các thiết bị đo kiểm, kiểm tra an ninh, an toàn được đầu tư và kiểm định hằng
năm;
o Quản lý tồn kho linh kiện đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm theo tiêu chuẩn
bậc nhát trong ngành Viễn thông;
o Các phân khúc sản phẩm chủ yếu của Công ty TECAPRO Telecom gồm:
o Phục vụ Quân sự: Thiết bị chuyển mạch đa năng, điện thoại đa hướng phục vụ
sở chỉ huy.
o Phục vụ Dân sự:
 Cabin tính cước cung cấp cho bưu điện các tỉnh, thành;
 Thiết bị phòng học ngoại ngữ;
 Thiết bị quang báo phục vụ kinh doanh quảng cáo;
 Định vị GPS quản lý tính cước cho các xe taxi và các hệ thống điều
khiển tự động khác;
 Tổng đài từ 16 đến 64 số lắp đặt cho các cơ quan, công ty, khách sạn;
13
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

 Hộp tin trả lời tự động.


2.3.2 Hoạt động tiếp thị - Marketing
o Định hướng Công ty rất quan tâm đến trải nghiệm khách hàng.
o Thời công nghệ số đã làm thay đổi cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng
(khách hàng mới và khách hàng thường xuyên).
o Công ty chủ động đầu tư nguồn lực và tài chính để tiếp cận chăm sóc khách
hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau: trực tiếp, qua truyền thông, khảo sát
ý kiến… nhằm nắm bắt sát thực tế nhu cầu và mong muốn của khách hàng để
cải thiện sản phẩm theo hướng phù hợp nhất.
2.3.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
o Bộ phận nghiên cứu phát triển theo yêu cầu của quân sự, liên quan đến các thiết
bị tổng đài (chuyển mạch kênh), VoIP (chuyển mạch gói/mềm), Mã hóa-bảo
mật như:
 Chuyển giao công nghệ để thay đổi từ chuyển mạch kênh sang chuyển
mạch gói;
 Từ công nghệ chip DSP sang FPGA;
 Từ Điện sang Quang;
 Từ có dây sang không dây (lora, Bluetooth 5.0, zigbee,…);
 Chuyển đổi số.
o Ngoài ra, Công ty luôn thích ứng với nhu cầu của thời cuộc để tạo ra các sản
phẩm nắm bắt xu hướng, ví dụ như: phát triển phân hệ ứng dụng HIS để quản lý
F0 tại nhà; phát triển ứng dụng quản lý thông tin Bảo hiểm xã hội VSSID,…
o Công ty tích cực liên kết với các partner công nghệ để tích hợp hệ thống, nhằm
giảm thời gian cung cấp sản phẩm hoàn thiện đến khách hàng.
o Công ty cũng liên kết các cơ quan chủ trì công nghệ của các cơ quan nhà nước
(Sở KH-CN, Sở TTTT, các cơ quan chủ trì An toàn - An ninh thông tin, v.v.)
nhằm nắm bắt quy chế, pháp lý và quy trình triển khai demo, PoC,…đến giai
đoạn phát triển chính thức.

14
2.3.4 Hoạt động tài chính
o Công ty TECAPRO Telecom luôn được hỗ trợ tài chính từ nguồn tín dụng của
Tổng công ty.
o Công ty có thể linh động sử dụng nguồn vốn vay từ công ty con với công ty mẹ,
tạo nên lợi thế huy động vốn cao.
o Công ty hầu như không rơi vào tình trạng nợ kéo dài (nợ trên 1 năm).
2.3.5 Hoạt động bán hàng
o Công ty luôn chủ động tiết giảm các công đoạn gia công trực tiếp, các phân
đoạn sản xuất có thể thuê thông qua các đơn vị gia công chuyên nghiệp.
o Công ty chỉ giữ lại giám sát mua hàng, không duy trì nhân viên mua hàng trực
tiếp, chủ yếu là thuê dịch vụ, mua hàng từ bên ngoài.
o Điểm khác biệt mấu chốt trong hoạt động bán hàng của Công ty TECAPRO
Telecom so với các đối thủ cạnh tranh là:
 Công ty TECAPRO Telecom bán hàng theo phương thức business-to-
business (B2B); trong khi đa phần các đối thủ lại bán hàng theo phương
thức business-to-customer (B2C).
 Công ty TECAPRO Telecom đa dạng trong việc cung cấp cả thiết bị
phần cứng và giải pháp phần mềm; trong khi các đối thủ thường chỉ bán
thiết bị đơn thuần.
o Chính vì thế, cơ cấu tổ chức của Công ty TECAPRO Telecom không bao gồm
bộ phận bán hàng – marketing cho kênh đại lý và nhà phân phối.
o Các hoạt động xúc tiến bán hàng thường được Công ty TECAPRO Telecom tổ
chức có thể kể đến như: gửi thông tin giới thiệu về sản phẩm, giải pháp của
Công ty cho các doanh nghiệp thông qua thư giấy hoặc thư điện tử; tổ chức các
hội thảo, workshop chuyên đề để giới thiệu sản phẩm của Công ty đến các đơn
vị liên quan…
2.4 Điểm mạnh, điểm yếu của công ty
2.4.1 Điểm mạnh
o Nhờ chủ động trong việc nghiên cứu và sản xuất, dẫn đến chất lượng sản phẩm
ngày càng tăng và tỉ lệ hàng lỗi giảm xuống dưới 5%.

15
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Công ty thường linh hoạt trong việc tái cấu trúc cơ cấu, giúp đưa ra những
quyết định phù hợp.
o Dịch vụ sau bán hàng của Công ty được khách hàng đánh giá tốt hơn đối thủ
cạnh tranh trong ngành (tăng trải nghiệm khách hàng).
o Công ty có nguồn ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, chuyển giao
công nghệ dồi dào giúp cải thiện về hình ảnh, mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
o Công ty có sức thu hút lớn với các công ty cùng ngành vào hệ sinh thái công
nghệ ngay trong khuôn viên công ty giúp giảm chi phí tìm kiếm đối tác và nhà
cung cấp, giảm chi phí quản lý và vận hành.
2.4.2 Điểm yếu
o Công ty hiện đang chịu thêm áp lực từ các giải pháp và doanh nghiệp của nước
ngoài vào Việt Nam – họ có sẵn những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, chỉ
cần tinh chỉnh thêm cho phù hợp với người dùng Việt Nam là có thể tạo sức
cạnh tranh lớn tại thị trường trong nước.
o Đối thủ cạnh tranh thường cung cấp các sản phẩm không chú trọng đa dạng tính
năng mà chủ yếu nhắm vào giá thành rẻ, trong khi sản phẩm của Công ty
thường tích hợp tất cả các giải pháp vào trong cùng một sản phẩm, dẫn đến giá
thành sản phẩm của Công ty khó cạnh tranh được so với đối thủ cạnh tranh.
o Do Công ty chỉ tập trung vào tệp khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn, dẫn đến
số lượng khách hàng tiềm năng của Công ty ít; nhu cầu thị trường lớn ở phân
khúc khách hàng nhỏ, lẻ mà Công ty chưa có định hướng nhắm tới.
o Nhân sự thuộc các bộ phận bán hàng, marketing, nghiên cứu và phát triển…
chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo ra sự đóng góp rõ rệt vào việc nâng cao chất
lượng sản phẩm và chưa giúp cho sản phẩm của Công ty được phổ biến rộng rãi
trên thị trường.
o Mức độ thích ứng và cạnh tranh của các sản phẩm của Công ty còn tương đối
chậm, chưa bắt kịp được tiến độ của các đối thủ cạnh tranh, chưa linh động tùy
biến sản phẩm để hợp chuẩn, hợp quy với sự thay đổi trong quy định của Bộ
Giao thông Vận tải.

16
o Các sản phẩm của Công ty được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũ, lập
trình trên hệ ngôn ngữ riêng đặc thù, nên khi phát sinh lỗi trong quá trình vận
hành thì việc xử lý khắc phục tương đối phức tạp.
o Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật trên toàn quốc rất hạn chế, hoạt động chăm sóc khách
hàng chưa tốt và việc phản hồi thông tin đến khách hàng thường khá chậm.

17
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CÁC
YẾU TỐ KHÁC

Hiện nay với cuộc cách mạng 4.0, công nghệ đang là mấu chốt để quyết định thành
bại của nhiều doanh nghiệp. Trên thế giới, việc đổi mới công nghệ diễn ra một cách
nhanh chóng và mạnh mẽ. Tuy nhiên ở Việt Nam, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, vấn đề đổi mới công nghệ đang là một thách thức.
Cụ thể thời gian sản phẩm hộp đen dành cho ô tô S-Box lần đầu tiên ra đời vào năm
2012, với sự tiên phong của công ty và sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu về công
nghệ theo dõi và cảm biến nhiên liệu và hành vi lái xe của tài xế. Sản phẩm đã được
nhiều doanh nghiệp lớn (Heineken, Vinamilk,…) tin tưởng sử dụng để có thể quản lý
lịch trình di chuyển của tài xế trong quá trình vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của
phương tiện. Ngoài ra còn có thể thu nhập các thông tin về mức độ khí thải phục vụ
cho việc quảng cáo truyền thông về thực hiện chiến dịch “giảm thải khí nhà kính”.
3.1 Sơ lược về giải pháp TVM

18
TVM là hệ thống quản lý điều hành vận tải, sử dụng thiết bị định vị GPS kết hợp
với công nghệ truyền dữ liệu không dây (GSM/GPRS), giúp giải quyết hiệu quả bài
toán chi phí của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải.
Các bước hoạt động của hệ thống bao gồm 4 bước sau:
Bước 1: Thiết bị định vị thu thập dữ liệu hành trình của phương tiện: thời gian, vị
trí, vận tốc, mức nhiên liệu, đóng mở cửa, …
Bước 2: Thiết bị kết nối và gửi dữ liệu hành trình về trung tâm quản lý thông qua
kết nối mạng không dây GSM/GPRS.
Bước 3: Máy chủ phân tích và lưu trữ các dữ liệu hành trình do thiết bị gửi đến.
Bước 4: Người quản lý có thể theo dõi toàn bộ hoạt động của đội phương tiện vận
tải một cách nhanh chóng, thông qua truy cập phần mềm giải pháp từ máy tính hoặc
thiết bị di động.
3.2 Ảnh hưởng công nghệ trong thiết kế phần cứng
Sản phẩm ban đầu với thiết kế chưa tinh gọn và yêu cầu cao về kỹ thuật lắp đặt của
đội ngũ kỹ thuật viên công ty phải thực hiện thay đổi trực tiếp tới thùng xăng / dầu của
phương tiện. Bên cạnh đó việc thiết bị dễ bị hư hỏng khi có tác động trực tiếp của tài
xế là điểm hạn chế.
Hiện tại với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã sản sinh ra các thiết bị bị
mới với kích thước hiện chỉ khoảng 4 x 10cm, được thiết kế rất chắc chắn với lớp vỏ
làm từ chất liệu kim loại  Các thiết bị nhỏ, tiết kiệm năng lượng, ít tỏa nhiệt.
3.3 Ảnh hưởng công nghệ trong phát triển phần mềm
Sản phẩm S-box ban đầu nền tảng thông tin được cài đặt trên sever nội bộ của công
ty, dễ gây bất tiện khi cần truy xuất thông tin và cần nhiều nhân lực để vận hành và
bảo dưỡng hệ thống.
Hiện tại với sự phát triển của công nghệ thông tin đã chuyển sang hình thức lưu trữ
trên cloud với ưu điểm lớn là có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn, được mã hóa để bảo
mật thông tin của khách hàng tối ưu hơn. Và đặc biệt dễ nâng cấp chương trình và mở
rộng các tiện ích mới theo xu hướng và nhu cầu của khách hàng.
3.3 Ảnh hưởng công nghệ trong quy trình lắp đặt
Với việc lắp đặt S-Box phải can thiệp trực tiếp vào các bộ phận thùng nhiên liệu của
phương tiện khiến chi phí đào tạo kỹ thuật viên cao, tuy nhiên hiện tại với sự phát triển
19
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

của các sản phẩm hộp đen giờ đã có thể dễ dàng lắp đặt vào hệ thống động cơ / khoang
lái bên ghế phụ của phương tiện để theo dõi mọi thông tin cần thiết của phương tiện.
Với việc bán gói trọn bộ sản phẩm khiến cho giá thành để lắp đặt S-Box cho 1
phương tiện khá cao trong lần lắp đặt đầu tiên. Chi phí đầu tư cho thiết bị giám sát
hành trình này quá cao không phù hợp cho các khách hàng có tầm tài chính trung và
thấp.
Ngoài ra các thiết bị định vị đặc trưng của đơn vị công ty nên khách hàng rất khó để
tìm linh kiện, phụ tùng thay thế nhanh. Trong quá trình sử dụng lâu dài, những sự cố
này sẽ khiến khách tiêu tốn chi phí lớn để sửa chữa. Đặc biệt do doanh nghiệp không
theo sát liên tục được với sự thay đổi về quy định của Bộ GTVT nên có thể không phù
hợp với các thông số kỹ thuật về thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn của Nhà nước.
Còn đối với các doanh nghiệp sau này khi đã tiếp nhận và áp dụng công nghệ mới
khiến cho sản phẩm được tối ưu và tinh gọn hơn. Nên đã chiếm ưu thế hơn hẳn sản
phẩm S-Box do giá thành thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng định vị chất lượng tốt
cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn của Nhà nước, phù hợp với tiêu chí của khách
hàng lẻ lẫn doanh nghiệp.
Hơn nữa với công nghệ hiện đại và tinh gọn góp phần làm cho việc bảo hành sản
phẩm, chi phí đầu tư lắp đặt thấp và doanh nghiệp không tiêu tốn quá nhiều thời gian
lẫn tiền bạc trong việc sửa chữa.
3.4 Ảnh hưởng công nghệ trong Marketing
Thời điểm S-Box ra mắt trên thị trường cách đây hơn 10 năm do Internet chưa được
phổ biến rộng rãi nên việc tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dung còn nhiều hạn
chế. Chủ yếu công ty bán hàng theo hình thức B2B (business to business) nên đa số
các khách hàng chủ yếu đến từ các mối quan hệ của ban lãnh đạo công ty. Khiến cho
thị phần của doanh nghiệp bị giới hạn.
Các sản phẩm ra đời sau kèm với sự cải tiến về công nghệ và thêm vào đó với sự
phổ biến rộng rãi của Internet giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và so
sánh lựa chọn nhiều sản phẩm với giá tốt hơn. Các công ty kinh doanh về sau thực
hiện bán hành theo hình thức B2C (business to customer). Giữa hình thức B2B trước

20
đây và chuyển đổi sang B2C đã là một bước phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp
về sau này đối với doanh nghiệp mình.
3.5 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá
o Văn hóa của doanh nghiệp
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của người mua
hàng. Đối với những chủ doanh nghiệp họ luôn dành sự quan tâm và muốn quản lý
hành vi tài xế, giám sát quá trình di chuyển làm việc trong suốt quá trình xe di
chuyển , vì vậy họ luôn quan tâm đến sản phẩm có thể theo dõi suốt quá trình tài xế
làm việc, điều hành từ xa. Chính vì vậy sản phẩm theo dõi hành trình và giám sát qua
web của Công ty dễ dàng tiếp cận được những công ty vận tải lớn, những công ty có
đội ngũ xe vận chuyển hàng hoá,….
Để tối ưu hóa về quản lý nhiên liệu và lộ trình di chuyển của các tài xế. Hệ thống S-
box kết hợp cùng với Abivin hiện sở hữu hệ thống AI tiên tiến để xuất thông tin lộ
trình tối ưu nhất cho việc vận chuyển hàng hóa.
Văn hoá của người Việt luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm không những
đơn thuần là một thiết bị mà muốn dùng dịch vụ đi kèm sản phẩm như lắp đặt, bảo
hành, sữa chữa và kể cả đào tạo hướng dẫn kiểm soát sản phẩm, chuyển giao để khách
hàng tự quản lý , mà sản phẩm của công ty có thể đáp ứng đầy đủ mong muốn đó , nên
dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
o Văn hóa của tài xế
Những nhân viên tài xế đa phần lương không cao, chế độ đãi ngộ kém nên họ sẽ có
những suy nghĩ kiếm thêm thu nhập từ những vấn đề liên quan đến xe như: xăng, dầu,
vỏ lốp... vì thế dễ nảy sinh suy nghĩ “rút ruột ngân sách” của doanh nghiệp. Nên nhà
quản lý từ công ty khách hàng luôn có suy nghĩ lo ngại vấn đề
Thêm vào đó văn hoá người Việt luôn chú ý vấn đề an ninh và an toàn trong qua
trình vận chuyển hàng hóa hay di chuyển của xe và tài xế, chính vì vậy họ luôn tìm
kiếm sản phẩm có thể giúp họ kiểm soát được những vân đề trên .
Tuy nhiên, văn hoá của những nhân viên tài xế nói riêng và người lao động Việt nói
chung lại bị cảm giác theo dõi , kiểm soát, không tin tưỏng gây cho họ tâm lý bất mãn
thì những nhà quản lý cũng rất e ngại đến vấn đề sử dụng thiết bị quản lý hành trình,
đây cũng là một thách thức lớn của Doanh nghiệp.
21
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Công ty TECAPRO Telecom chủ trương xây dựng văn hóa đề cao sự sáng tạo
và cải tiến trong quy trình làm việc theo hướng tối ưu nhất.
o Mục tiêu và định hướng của Công ty được thông tin rõ ràng tới từng nhân viên.
Trong các cuộc họp thường niên, Công ty đều công bố tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh đến toàn thể nhân viên.
o Văn hóa ủy quyền, trao quyền được các cấp lãnh đạo áp dụng trong từng việc
cụ thể.
3.5 Áp lực cạnh tranh
Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là: Bình Anh, Vinh Hiển,…Sản phẩm công ty
đặt theo nhu cầu của khách hàng, đa dạng hoá nên khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn
gói sản phẩm theo mong muốn, tuy nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển rất nhiều
công ty đối thủ cũng tung ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người
tiêu dùng vì vậy tạo ra những áp lực cạnh tranh giữa các công ty trong ngành rất lớn.
Sự gia nhập của các đối thủ mới tiềm năng
o Doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu về sản phẩm và có lượng khách hàng lớn đã
sử dụng sản phẩm của công ty đã tạo nên một vị thế ổn định trên thị trường.
Bên cạnh đó những chính sách quản lý của nhà nước về quy chuẩn cũng là một
trở ngại của những công ty khi muốn gia nhập ngành.
o Tuy nhiên chính vì sự phát triển quá nhanh chóng cũng công nghệ nên những
đối thủ trong ngành có khả năng sẽ gia nhập ngay khi có cơ hội. Bên cạnh đó
chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp cũng là thách thức của doanh nghiệp khi
khách hàng có thể lựa chọn nhưng sản phẩm mới với chức năng tương đương
với giải pháp TVM.
Quyền thương lượng của nhà cung cấp
o Công ty có mối quan hệ thân thiết lâu năm với nhà cung cấp, linh kiện được nhà
cung cấp lựa chọn và chất lượng tốt phù hợp sản phẩm.
o Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên tìm kiếm nhà cung cấp có linh kiện và giá
cả phù hợp, có thể thanh toán chậm để làm giảm chi phí trong khâu sản xuất sản
phẩm nên áp lực từ nhà cung cấp không cao.
22
o Đa số nhà cung cấp của công ty đều đáp ứng việc giao hàng kịp thời và đáp ứng
số lượng mà công ty yêu cầu. Nhưng thách thức đặt ra vì hiện tại trên thị trường
nhiều nhà cung cấp với những linh kiện ngoại nhập nhưng giá rẻ và cạnh tranh
hơn , nhưng công ty đã quen làm việc lâu năm với nhà cung cấp cũ nên ngại
thay đổi.
Quyền thương lượng của khách hàng
o Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ thì khách hàng là người mang
lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp.  Phía công ty chủ yếu bán sản phẩm theo
mô hình B2B, tập trung vào những doanh nghiệp lớn như: Mai Linh, heniken,
Bia Sài Gòn…không bán hàng B2C nên không tiếp cân được hết tất cả nhu cầu
khách hàng. Trong khi đó những công Ty như Bình Anh, Vinh Hiển tập trung
bán hầu hết cho tất cả khách hàng vừa và nhỏ lẻ.
o Sản phẩm công ty vừa là thiết bị và cung cấp trọn gói dịch vụ lắp đặt bảo trì đào
tạo theo yêu cầu từ người dùng sản phẩm nên khả năng đáp ưng phục vụ nhu
cầu cao của khách hàng.
o Thông tin cung cấp đến khách hàng rõ ràng, cụ thể đảm bảo cho khách sự hài
lòng khi sử dụng sản phẩm.
o Công ty luôn có lượng linh kiện lớn, có thể lưu kho để đảm bảo cung cấp cho
những khách hàng có đội ngũ xe lớn.
o Tuy nhiên, sản phẩm công ty chỉ phù hợp với những khách hàng khó tính, kiểm
soát cao về chi phí và kiểm soát nhân viên.
Tiềm năng phát triển của các sản phẩm thay thế
o Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp khiến cho khách hàng dễ dàng lựa chọn
những sản phẩm thay thế với giá thành thấp hơn nhưng có thể đáp ưng được
nhu cầu cơ bản của họ. ( Những công ty vận tải lớn họ chỉ cần thiết bị theo dõi
hành trình đơn thuần mà không cần theo dõi quản lý kiểm soát tài xế chặt chẽ)
o Những xe đời mới công nghệ ra đời có tích hợp sẵn hệ thống kết nối theo dõi
hành trình, định vị ….đe doạ đến tính hợp thời và có khả năng bị thay thế cao.
o Các sản phẩm, thiết bị theo dõi và giám sát ra đời sau đã tích hợp được nhiều
chức năng từ những cải tiến công nghệ cũng như mẫu mã sản phẩm cũng thiết

23
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt đã tạo sức hút mạnh đến thị hiếu khách hàng điều
này gây ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

4.1 Định hướng áp dụng công nghệ vào quản lý, sản xuất – kinh doanh
4.1.1 Quản lý doanh nghiệp trên nền tảng ERP cloud hóa
Từ nhìn nhận việc áp dụng công
nghệ vào công tác quản lý, điều hành
sản xuất kinh doanh của công ty, và
với tính chất thấy rằng quản lý doanh
nghiệp chưa bao giờ là công việc đơn
giản, đặc biệt trong thời kỳ công nghệ
phát triển. Một trong trong những yếu
tố quan trọng đó là yếu tố con người.
Để quản lý mọi việc trong doanh
nghiệp được xử lý khoa học và chính
xác, mọi nhân viên trong doanh
nghiệp có thể làm việc hiệu quả, chất
lượng, cùng hướng đến một mục tiêu
phát triển. Đó là mục tiêu hàng đầu
của Ban lãnh đạo công ty.
Khoa học công nghệ phát triển kéo theo nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại ra đời.
Những công cụ đó góp phần quan trọng trong việc quản lý, tạo đà phát triển doanh
nghiệp nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
trong quá trình quản lý. Những công việc phức tạp sẽ được bỏ qua các công đoạn
không cần thiết. Những số liệu phức tạp, những công việc đòi hỏi tính toán khoa học
sẽ được xử lý hiệu quả bằng phần mềm máy tính.

24
Phần mềm giúp công việc trong doanh nghiệp được xử lý nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Có thể nâng cao năng suất làm việc của mình, đảm bảo mọi vấn đề được xử lý
nhanh chóng và hiệu quả ằng phần mềm. Hãy để cho phần mềm quản lý thời gian,
năng suất làm việc, quản lý tiến độ làm việc và hệ thống thông tin chi tiết quan trọng
nhất.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp tạo cho
doanh nghiệp một tác phong làm việc
chuyên nghiệp nhất có thể. Có thể xử lý
được công việc ngay trên phần mềm, ngay
cả khi đi công tác xa, làm việc online với
các đối tác, với nhân viên, thành viên trong
một nhóm mà không gặp trở ngại.
Với việc đảm bảo chính xác trong quá
trình làm việc, phần mềm có thể đảm bảo
hạn chế tối đa những sai sót, thất thoát
không đáng có trong cả quá trình làm việc.
Những thông tin lịch hẹn với khách hàng,
danh sách khách hàng, thông tin cá nhân,
giờ giấc làm việc của nhân viên,…. Tất cả
sẽ được lưu trữ cụ thể trên hệ thống.
Quản lý dự án
Một ứng dụng được sử dụng khá hiệu quả là phân hệ quản lý dự án theo biểu đồ
Gantt và theo dõi công việc và quản lý dự án nghiên cứu theo Kaban hoặc Scrum có
một số ưu điểm sau:
o Cộng tác dễ dàng: Việc cộng tác giờ đây đã không còn
khó khăn khi mọi tính năng cần thiết đã được tích hợp
trên một nền tảng chung duy nhất.

25
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Tiến độ trực quan: Chủ động cập nhật tiến độ mọi lúc
mọi nơi, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra những chiến lược phù
hợp thông qua những dự báo ngắn hạn

o Quản lý linh hoạt: Dù cho là công việc ngắn hạn hay dài
hạn, dự án nội bộ hay cộng tác với khách hàng, chúng tôi
cũng sẵn sàng đáp ứng.
Quản lý dữ liệu nghiên cứu và phát triển
Các dự án nghiên cứu và phát triển thường gặp các vấn đề về lưu trữ tài liệu, code,
các phiên bản phần mềm, thiết kế phần cứng, quản lý lỗi và theo dõi nhân viên trong
việc xử lý dứt điểm vấn đề.

26
Công ty đã chủ động sử dụng phần mềm nội bộ vì liên quan đến quản lý sở hữu trí
tuệ và các điều khoản bảo mật nghiên cứu, Phòng R&D đã tự xây dựng nền tảng Gitea
nhằm giải quyết vấn đề trên.
Nền tảng có thể tích hợp thêm các phân hệ khác như: Phầm mềm quản lý công việc
dự án, nền tảng chat, lưu trữ dữ liệu, nền tảng gọi điện thoại qua đường nhà mạng hoặc
nền tảng họp video trực tuyến.
Sơ đồ vận hành công ty sau khi áp dụng công nghệ

27
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

4.1.2 Chuyển đổi nền tảng họp, làm việc từ xa (online)


Chuyển đổi hình thức họp trực tiếp qua nền tảng họp không giấy
Toàn bộ quy trình của “Phòng họp không giấy” được thực hiện thông qua hệ thống
văn bản điện tử; trước mỗi cuộc họp, nội dung chương trình và tài liệu được chuẩn bị,
xem xét, phê duyệt và và cập nhật lên hệ thống để các thành viên tham dự họp nghiên
cứu trước. Các thành viên dự họp có thể truy cập tức thời nhiều tài liệu liên quan đến
nội dung họp qua thiết bị thông minh, như: máy tính, ipad, smartphone...
Bên cạnh đó, mô hình còn tăng cường các tiện ích điều hành cuộc họp, như: sơ đồ
phòng họp, đăng ký phát biểu, quản lý thành phần tham dự, biểu quyết kết hợp ký số...
Qua đó,
giúp cho người chủ trì dễ dàng điều hành cuộc họp hiệu quả và nhanh chóng.

28
Một số ưu điểm họp không giấy
o Tiết kiệm chi phí:
 Chi phí photo, in ấn… tiết kiệm khoảng 30% tổng chi phí;
 Chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị photo, in ấn… giảm 50%;
 Chi phí gửi văn bản hỏa tốc, chuyển phát nhanh… tiết kiệm 40% tổng
chi phí.
o Tiết kiệm thời gian:
 Tài liệu có thể cung cấp sẵn sàng trên hệ thống, Người chủ trì và các đại
biểu có tài liệu tức thì;
 Giảm tối đa thời gian họp và nâng cao chất lượng cuộc họp;
 Giảm 30% thời gian họp các phiên họp: Thời gian lấy ý kiến, biểu quyết
được tính bằng giây;
 Nâng cao công tác quản lý: Với 1 quy trình đầy đủ, khép kín hoàn toàn
trên môi trường mạng, từ các khâu trước phiên họp, trong và sau phiên
họp, giúp nâng cao công tác quản lý, giảm tối đa việc sử dụng văn bản
giấy; sử dụng 100% văn bản và tài liệu điện tử trong các phiên họp;
 Chuyển đổi nền tảng làm việc từ xa, họp online nhằm ứng phó với dịch
bệnh Covid-19 và giảm chi phí vận hành hành chính.

29
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

Chuyển đổi sang nền tảng họp online


Họp trực tuyến hay còn gọi là họp online là hình thức tổ chức các cuộc họp từ xa,
tạo thành văn phòng ảo với đầy đủ âm thanh, hình ảnh như các cuộc họp trực tiếp. Từ
đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại cũng như chi phí tổ chức cuộc họp.
o Thông tin chung: Jitsi, Zoom
o Thông tin nội bộ: Jitsi qua VPN
Một số ưu điểm của họp online
o Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
từ xa;
o Phương thức kết nối linh hoạt, trên nhiều nền tảng thiết bị;
o Sử dụng dễ dàng, và luôn sẵn sàng;
o An toàn bảo mật và Tiết kiệm chi phí.
4.1.3 Từ các nền tảng ASIC, MCU, DSP, ARM đến FPGA
Công ty có thế mạnh là có thể tự nghiên cứu, sản xuất các thiết bị công nghệ cao,
làm chủ việc linh kiện đầu vào, thiết kế, gia công, sản xuất bo mạch điện tử, lập trình
chip, vi xử lý và lập trình ứng dụng web, thiết bị di động.
Từ những ưu điểm của FPGA, công ty đã chuyển giao công nghệ, đào tạo và tuyển
dụng kỹ sư bậc cao để thay đổi các nền tảng nhằm phù hợp với xu thế công nghệ chip.
Một số ưu điểm FPGA
o Khả năng tái sử dụng của FPGA là ưu điểm chính. FPGA tốt cho làm sản phẩm
mẫu hoặc số lượng giới hạn. Nếu số lượng lên đến hàng trăm thì nó không đáng
giá hơn việc thiết kế bằng ASIC. FPGA gần như đáp ứng được cho hầu hết các
loại thiết kế.
o Không như ASIC, FPGA có các phần cứng đặc biệt như RAM trên chip, mô-
đun DCM, MAC, bộ nhớ và I/O tốc độ cao, CPU nhúng được tích hợp sẵn,
chúng có thể được dùng để xây dựng hệ thống hiệu suất cao hơn. Những FPGA
hiện đại đều được tích hợp các chức năng trên. Những FPGA mạnh thường có
thêm các khối PLL, so sánh sai khác, tốc độ cao, bộ nhận phần cứng cho DSP,

30
bộ nhớ, I/O lập trình được, các lõi IP và lõi vi xử lý nhúng. Có Power PC
(hardcore) và Microblaze (softcore) trong Xilinx, ARM (hardcore) và Nios
(softcore) trong Altera. Có những FPGA tích hợp sẵn cả ADC. Sử dụng các tính
năng trên người thiết kế có thể xây dựng nhanh chóng hệ thống trên chip.
4.1.4 Chuyển đổi nền tảng phát triển TDM (Analogue) qua Ethernet, Chuyển
mạch mềm (IP)
Các nền tảng xử lý analogue (xử lý tương tự, xử lý phân chia theo thời gian) đã quá
lỗi thời với yêu cầu ngày càng tăng về băng thông, tốc độ truy cập.
Công ty đã thay đổi nền tảng từ chuyển mạch kênh (analogue) qua chuyển mạch
gói, các nền tảng TDM qua Ethernet nhằm đáp ứng nhu cầu của hạ tầng mạng Việt
Nam nói chung và trong quân sự nói riêng.
Hệ thống cũ

Hệ thống mới

31
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

4.2 Nền tảng công nghệ cho Sbox, Fbox và Phần mềm GSHT (Giám sát hành
trình)
Với thế mạnh về nghiên cứu, thiết kế thiết bị, dòng Sbox (hộp đen), Fbox (cảm biến
nhiên liệu) và Phần mềm GSHT, Từ những năm 2012 đến 2015 là những năm sản
phẩm được tung ra thị trường với sự đón nhận và phản hồi tích cực.
Đặc biệt công nghệ được tích hợp ASIC lập trình trên chip ATOP làm tăng hiệu
suất của thiết bị Sbox, các chỉ dẫn lập trình được nhà cung cấp hỗ trợ về tài liệu thiết
kế, lập trình nên tích hợp được nhiều tính năng một cách dễ dàng.

Với Fbox, sử dụng chip chuyên dụng làm tăng khả năng kết nối, sai số đo tương đối
nhỏ (1%-3%) làm hài lòng các khách hàng khó tính nhất.
Các dữ liệu được tích hợp lên trên nền tảng phần mềm, server truy xuất có thể lắp
đặt tại phía khách hàng hoặc tại công ty tecacom và cho thuê lại hằng năm.
Với việc công nghệ phát triển nhanh chóng, Nhà cung cấp thay đổi nền tảng và các
yếu tố chủ quan, sản phẩm đã dần mất đi vị thế cùng ngành, dưới đây là một số nhận
định:
o Phát triển phần mềm không theo cấu trúc, cập nhật phức tạp, db cồng kềnh, truy
xuất thông tin report chậm. Hướng chuyển dịch xây dựng trên cloud là chậm;
o Không theo kịp chuẩn hóa Hợp chuẩn, Hợp quy của Bộ GTVT;
o Mức độ cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ như Bình Anh, Vinh Hiển,
Vietmap, Vcomsat, UEFIL,..;
32
o Sbox lỗi nhiều, phát triển trên 1 nên tảng chip ATOP, lập trình theo ngôn ngữ
riêng của hãng, và dòng chip bị obsoleted (ngưng sản xuất) nhanh;
o Sbox không thể phát triển thêm phân hệ camera, trích xuất hình ảnh trong khi
sử dụng công nghệ kết nối dữ liệu di động là GPRS (2.5G) thay vì dùng chip
3G, 4G có tốc độ và băng thông cao hơn;
o Fbox khó lắp đặt, tốn nhiều thời gian triển khai, giá ko cạnh tranh;
o Đội ngũ bán hàng (sale) không hiệu quả để phát triển nhóm khác hàng mục tiêu
tiềm năng;
o Hệ thống phân phối và hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc kém;
o Không có các chương trình marketing, quảng bá sản phẩm mạnh trên các kênh
online,.. Với đặc thù bán hàng B2B, ngoài các chương trình hội thảo, tổ chức sự
kiện, Facebook, giới thiệu sản phẩm trên website chính thức thì các kênh khác
như Linkedin, Email, Content marketing, Marketing trực tiếp là rất hạn chế;
o Đội ngũ R&D không đủ nhân lực  Ban giám đốc đầu tư thêm chi phí này;
o Không tập trung vào khách hàng lẻ;
o Chăm sóc khách hàng và phản hồi thông tin chậm;
o Không tập trung vào nhu cầu của khách hàng tiềm năng;
o Có nhiều tiện ích mà người sử dụng không cần đến. Chẳng hạn một số đơn vị tư
nhân chỉ cần giám sát định vị GPS mà không cần cảm biến nhiên liệu;

33
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

5.1 Xu hướng thay đổi của công nghệ


o Công nghệ đã tác động và thay đổi nhiều khía cuộc sống con người, Công nghệ
đã góp phần không nhỏ làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống xã hội hiện nay,
giúp ta đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.
o Con người chúng ta giờ đây chỉ cần ngồi một chỗ là có thể làm được mọi thứ từ
làm việc đến mua sắm, học
tập, điển hình như đại dịch
Covid Công nghệ đã giúp
chúng ta rất nhiều trong
môi trường giáo dục, tạo
điều kiện cho học sinh và
giáo viên ở nhà vẫn kết nối
học online đảm bảo đúng
chương trình và thời gian.Công nghệ giúp giảm chi phí quản lý Doang Nghiệp,
giảm chi phí quảng cáo, giảm chi phí văn phòng, tiết kiệm được thời gian, nhân
công lao động, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn, lưu trữ
thông tin khách hàng đầy đủ và cụ thể.
o Công nghệ Chuyển đổi số giúp kết nối, thu
ngắn khoảng cách của các bộ phận trong
doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả quản trị
doanh nghiệp.
o Mạng internet ngày càng phát triển mạnh:
2G3G4G5G.
o Đường truyền ổn định cũng là yếu tố giúp tốc độ kết nối nhanh và liền mạch
trong các tình huống cần truy xuất lượng dữ liệu lớn.
o Áp dụng công nghệ trong logistics giúp doanh nghiệp:
 Giảm chi phí vận chuyển;
34
 Giảm các chi phí về nhân lực, cải thiện năng suất lao động;
 Tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có, tránh tình trạng lãng phí
nguyên vật liệu, từ đó giảm chi phí về nguyên vật liệu.
o Công nghệ ảnh hưởng môi trường:
 Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi của nó đó là cần tiêu thụ
một năng lượng rất lớn. Nguồn năng lượng này có thể là từ dầu mỏ, điện
năng, áp dụng công nghệ vào sản xuất hàng hóa, nhà máy là để tăng
nhanh tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh nhất ra thị trường.
 Tuy nhiên nó cũng để lại một hậu quả vô cùng đối với môi trường. Khí
thải từ các nhà máy công nghiệp nặng đã gây ô nhiễm không khí, nguồn
nước, đất và cả mạch nước ngầm ... gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả
gen của con người. Ô nhiễm không khí đã gây thủng tầng ozon vốn là để
bảo vệ con người khỏi tia cực tím của mặt trời.
o Công nghệ chip và vi mạch: đã phát triển vượt bậc trong thập kỷ vừa qua, nâng
cao tốc tộ xử lý và tăng dung lượng bộ nhớ. Với thiết kế càng ngày càng nhỏ
gọn, tổn hao ít năng lượng và phát nhiệt ít, nền tảng chip và vi mạch đã góp
phần tạo ra các sản phẩm tối ưu, đa tính năng và giảm giá thành.
o Công nghệ phát triển phương tiện giám sát: Camera an ninh đã có những phát
triển vượt bậc về công nghệ xử lý hình ảnh số, đường truyền, thậm chí có thể
phân tích AI căn bản. Từ các công nghệ cũ lưu trữ trên ổ cứng tại server nội bộ,
giờ đây camera có thể lưu trữ trực tiếp hình ảnh trên cloud qua đường truyền có
dây, wifi hoặc 4G. Việc xử lý streaming video đòi hỏi công nghệ nền tảng phải
thay đổi để đáp ứng với các tính năng xử lý hình ảnh của camera.
o Nền tảng mạng xã hội ngày nay đã khác 10 năm trước: Mạng xã hội là một thị
trường có nhiều sự thay đổi nhất trong 1 thập kỷ vừa qua. Khi mà nhiều cái tên
sở hữu sự tăng trưởng chóng mặt, dù chỉ mới được ra mắt. Và trong đó, chúng
ta phải chú ý tới Facebook với một thập kỷ vàng về sự phát triển. Hay
Instagram được xem như ứng dụng có mức tăng về người dùng đỉnh cao nhất.
Cho tới việc hiện tượng TikTok nổi lên với sức ảnh hưởng lớn ra sao. Trong
một thập kỷ với nhiều sự biến động của thị trường mạng xã hội toàn cầu:

35
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Instagram – Mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất


Instagram đạt 100 nghìn người sử dụng chưa đầy 1 tuần. Và nó đã tạo ra một trong
những ứng dụng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại. Vào tháng 12, nó đã
đạt mốc 1 triệu người đăng ký sử dụng. Và Co-Founder của Instagram Kevin Systrom
đã dự đoán trong thời gian tới. Rằng “Truyền thông bằng hình ảnh” sẽ dễ dàng tiếp cận
người dùng hơn trong những năm tiếp theo.
o Giai đoạn hoàng kim của Facebook
Khi mà Instagram ra mắt, Facebook đã là một nền tảng Social media lớn trên thị
trường. Nhưng chưa thể bằng những gì Facebook đang có tại thời điểm hiện tại.
Những công ty lớn khác trong ngành công nghệ bao gồm Google và Apple cũng
cố gắng tạo ra những nền tảng Social cho riêng họ. Snapchat được ra mắt vào năm
2011 và Twitter vào năm 2012. Tưởng chừng tất cả chúng có thể cùng tồn tại song
song. Thế nhưng, trong một ngày người dùng có thể tập trung vào 1 nền tảng nhất định
và Facebook đã đạt được thành công khi thu hút được lượng người dùng đông đảo
nhất.

36
o Sự tăng trưởng của TikTok gây nhiều bất ngờ với việc bủng nổ số lượng người
dùng và trào lưu marketing online đã chuyển hướng qua video content trên
Tiktok, đánh đúng tâm lý đa số người dùng là bộ phận trẻ tuổi.
o Social media sẽ phát triển như thế nào trong thập kỷ tới?
Đối với nhà phân tích Eleftheria Kouri của ABI Research. Những tiến bộ trong
công nghệ của thập kỷ này đã thúc đẩy những thay đổi lớn nhất trên phương tiện
truyền thông xã hội. Từ Camera thoại thông minh tốt hơn và thực tế tăng cường cho
đến kết nối nhanh hơn cho phép mọi người tải lên Stories hoặc TikTok trong vài giây.
Nhìn về phía trước, nhiều người tin vào sự phát triển của công nghệ 5G có một sức
mạnh để phát triển hỗ trợ cho Social media.
5.2 Đánh giá dự án TVM, Bài học kinh nghiệm và Giải pháp cho các dự án tương
tự
5.2.1 Đánh giá dự án
Dự án TVM (Transportation Vehicle Management) – Giải pháp quản lý phương
tiện vận tải được đánh giá là thành công ở bước ban đầu cả về danh thu, uy tín và phục
vụ được đúng nhu cầu của khách hàng. Nhưng do các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn
đến dự án không thể cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành. Đặc biệt liên quan
đến yếu tố lãnh đạo buông lỏng đầu tư, vô tâm trước sự biến động của công nghệ và
thị trường dẫn đến việc dự án phải kết thúc nhằm đảm bảo giải phóng nhân lực R&D
và bộ phận Chăm sóc khách hàng..
5.2.2 Bài học kinh nghiệm và giải pháp
Công ty đã chủ động đón đầu nhu cầu thị trường từ những ngày đầu. Đầu tư công
nghệ, con người, tài chính nhằm đưa đến giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Đây là
một quy trình hoàn hảo để triển khai đến giá trị tốt nhất từ lần đầu tiếp xúc. Đó là định
hướng và kim chỉ nam của toàn công ty với khẩu hiệu: “Làm đúng ngay từ đầu”.
Nhưng với đặc thù về sản phẩm, giải pháp và khách hàng như hiện tại, công ty đã có
những bước chuẩn bị sai lầm và sai mục tiêu. Từ đó có những bài học kinh nghiệm
quý báu:
o Luôn bám sát nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng là mục tiêu
hàng đầu chứ không phải là giới thiệu sản phẩm tốt nhất;

37
Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro

o Khi nhu cầu thay đổi, thị trường thay đổi thì phải xem xét lại phân khúc khách
hàng mục tiêu để mở rộng thị trường;
o Luôn hướng tới sự tiện dụng khi sử dụng sản phẩm và giải pháp: Thiết bị tiện
dụng, dễ triển khai, dễ thao tác...
o Lên kế hoạch bán hàng, đầu tư đội ngũ bán hàng một cách khoa học và chuyên
nghiệp;
o Linh động xử lý các vấn đề liên quan đến quy định, quy phạm nhà nước. Chủ
động kết nối doanh nghiệp cùng ngành để học học kinh nghiệm và bám sát đối
thủ;
o Lên kế hoạch marketing cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu;
o Phát triển nền tảng phần mềm phải theo Agile-Scrum. Chỉ áp dụng mô hình
waterfall khi đã ổn định;
o Phát triển công nghệ trên nền tảng dễ nâng cấp, mở rộng.

38

You might also like