You are on page 1of 16

ĐẤT NƯỚC

1. 9 dòng thơ đầu. ĐN có từ bh?


“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó”
Từ xưa đến nay quê hương ĐN trở thành đề tài phổ biến của thơ ca. ĐN là tiếng
gọi thiêng liêng trong tiếng gọi của mỗi con người. Viết về ĐN các nhà thơ sd
những từ ngữ trang trọng và mĩ lệ riêng NKĐ sd những lời thơ giản dị đậm đà chất
liệu vh dgian. Nếu nói về ls của đất nước các nhà thơ khác dùng cách điểm lại các
vương triều lừng lẫy trong ls hoặc kể về những chiến công chói lọi của những
người anh hùng để trả lời cho câu hỏi Đất Nước có từ bh, NKĐ đã đưa ta trở về
với khởi Nguyên của nền văn hoá.
“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể”
Câu thơ như 1 lời khẳng định ngắn gọn giản dị mà gợi lên biết bao xúc động,
thiêng liêng. Đại từ nhân xưng “ta” vừa là nv trữ tình vừa là mỗi chta những người
dân nước Việt khi mỗi chta có mặt trên đời là Đất Nước đã có rồi. Cụm từ “ đã có
rồi” gợi ra chiều dài của ĐN, ĐN có từ ngày xưa, từ thuở khai thiêng lập địa, dù
chưa hiểu ĐN với những khái niệm trừu tượng như cương vực lãnh thổ chủ quyền
nhưng qua cách biểu đạt của NKĐ Đất Nước hiện lên thật gần gũi qua những câu
chuyện truyền thuyết mẹ thường hay kể. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” mang điệu
hồn dtoc gắn vs những câu chuyện cổ tích đưa ta về 1 thuở xa xăm khi ĐN vừa
phôi thai, với không khí cổ tích đó ĐN trong câu thơ của NKĐ vừa gần gũi bình dị
lại vừa thiêng liêng kì dịu với NKĐ suối nguồn văn học dgian là khởi đầu của nền
văn hoá đồng thời phản ánh cội nguồn của ĐN.
Trong cảm nhận của nhà thơ ĐN hình thành và phát triển gắn liền với phong tục
tập quán đã trở thành bản sắc vhoa VN.
“ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu”
Từ xa xưa dtoc VN có tục ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen, trải qua thăng trầm
của ls ĐN ngày càng phát triển nhưng những thuần phong mĩ tục cẫn đc gìn giữ
trở thành nét đẹp vhoa và chính những phong tục ấy góp phần hình thành nên
ĐN, h/ảnh miếng trầu bà ăn phản ánh nghĩa tình tình thuỷ chung qua chuyện cổ
tích Trầu câu bởi khong có sự hoá thân của kì dịu nghĩa tình, sẽ khong có sắc thắm
của miếng trầu, không có vẻ đẹp thuần phong mĩ tục ngàn đời “ “.
Hinh ảnh tóc mẹ bới sau đầu vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của người phun nữ VN,
vừa gợi ca phẩm cao đẹp của những người mẹ, chính những thứ bé nhỏ thân
thương ấy làm nên phong tục làm nên ĐN của chta. Sự hình thành ĐN còn gắn với
truyền thống nghĩa tình thủy chung.
“Cha mẹ thương nhau bằng rừng cây núi mặn”
Câu thơ được nhào nặn bằng chất liệu văn hoá dân gian.
“ Tay nâng dĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Sự hoà trộn kì dịu giữa chất liệu văn hoá dgian và lời thơ của NKĐ đã tạo nên ý
thơ vừa giản dị vừa sâu xa, h/ảnh muối mặn gừng cây gợi nhắc đến nghĩa tình vợ
chồng thuỷ chung đồng cam cộng khổ, tình iu thương sự thuỷ chung của cha và
mẹ là 1 íu tố làm nên diện mạo của ĐN.
NKĐ còn phát hiện ĐN mìn còn hình thành bằng dân mình giữ nhà lập nghiệp
gắn vs nên văn minh Sông Hồng.
“Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo 1 nắng 2 sương xay, giã, giần, sàng”
Từ các lưu vực sông hồng người Việt ta định cư mưu sinh bằng việc lúa nước,
hon lập nghiệp xd nhà cửa và cùng với quá trình nhọc nhằn làm ra hạt gạo là sự
phát triển ngôn ngữ dtoc, tiếng nói thân quen hằng ngày, cách đặt tên đồ vật,
cách đặt tên cho con không cầu kì kiểu cách họ dùng ngay những đồ vật quen
thuộc để đặt tên cho con cái cho thấy sự gắn bó thiết tha của họ với ngôi nhà với
cs từ đó giúp ta cảm nhận ĐN khong ở đâu xa hiện lên gần gũi và bình dị trong
nhịp sống đời thường gắn với cs VN.
Với 2 chữ “lớn lên” giúp NKĐ hình dung qtrinh hình thành của ĐN để tồn tại suốt
4nghìn năm ls dta đã anh dũng đấu tranh chống thế lực ngoại xâm và truyền
thống yêu nước là 1 trong những íu tố góp phần làm nên câu thơ gợi nhớ
truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc thời xưa và hình ảnh cây tre Vn
Trong thời k/c Việt quốc. Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp
kiên dũng của ngừoi VN “Tre xung phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh,
giữ đồng lúa chính với truyền thống đó ĐN ngày càng lớn lên khoẻ mạnh, 2 chứ
ĐN thật đơn sơ nhưng thổi vào ĐN chta 1 hơi ấp 1 trái tim nồng nàn và 1 linh hồn
chứa chan nồng thắm. Có thể nói truyền thống iu nước, kiên cường giữ nước đc
khơi dậy qua lời kể của mẹ trở thành hồn thiên dtoc.
Ngoài truyền thống iu nước, truyền thống lao động cũng tạo nên sự trưởng
thành và phát triển của ĐN.
“Hạt gạo phải 1 nắng hai sương, say, giã,giần, sàng”
Thành ngữ “ một nắng hai sương” cùng vs động từ “xay, giã, giần, sàng” đã gợi
nên những gian nan nhọc nhằn của những người nông dân đã trải qua để làm nên
hạt gạo, hạt gạo là vật chất tạo ra cội nguồn và sức sống. Phép liệt kê kết hợp với
điệp ngữ trong câu thơ không chỉ gợi lên những vất vả, nhọc nhằn mà còn biểu
đạt những phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó chính truyền thống lđ nhdan
cũng là 1 phần hồn thiên sông núi.
* Đánh giá

Đoạn thơ đc cấu tạo theo lối tổng phân hợp. Mở đầu bằng câu Khi ta lớn lên đất
nước đã có r và kết thúc bằng câu “ đất nước có từ ngày đó” điều đặt biệt trong 9
dòng thơ không có 1 từ hán Việt. Cùng với giọng thơ trầm lắng chất chứa suy tư
vừa như giải bày vừa như giải bày vừa như triết lí khi nói về Đất Nước. Hai chữ “
Đất nước” đựo viết hoa và lặp lại nhiều lần trong đọn thơ như 1 mĩ tự trở thành
biểu tượng cao quý của Đất Nước. Chất liệu vhoa dgian đc sd đậm đà trong cả
đọn thơ làm noiir bật phong cách trữ tình chính luận trong thơ NKĐ. Tất cả những
biện pháp nghệ thuật trên đã giúp nhà thơ trả lời câu hỏi ĐN có từ bao giờ và hình
ảnh đất nước cũng từ đó mà hiện lên thật bình dị, gần gũi nhưng cũng rất đổi
thiên nhiên cao đẹp biết bao, chính vì lẽ đó bài thơ nói riêng, đọn thơ ĐN nói
riêng, btho ĐN nói chung xứng đáng với vị trí trong 1 btho hay trong Vn hiện đại
viết về ĐN.

2 Phân tích đoạn thơ ( 20dòng tt)


Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Để trả lời cho câu hỏi đất nước là gì tg đã sd thủ pháp chiết tự, từ một khái niệm
trừu tượng đất nước đc tách ra thành hai yếu tố vật chất cụ thể là đất và nước.
Để có thể đi sâu vào khái niệm biến khái niệm đất nước vốn trừu tượng thành cụ
thể sinh động và gợi cảm
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Nếu trong 9 dòng thơ đầu NKĐ đã đưa đất nước từ ngai vàng của vua chúa
xuống “miếng trầu bà ăn”, “búi tóc của mẹ”, “ hạt gạo nuôi sống ta mỗi ngày”,
“cái kèo cái cột trong ngôi nhà ta ở “ thì ở trong những dòng thơ này nhà thơ đã
cụ thể hoá đất nc khiến đất nc trở nên gần gũi , thân quen, gắn bó với mỗi cn ng.
Đất nc là ko gian bình dị thân thuộc, gắn kiền với cuộc sống hàng ngày của mỗi
chta. Trong kí ức của nhà thơ, đất nc là ko gian đầy ấp kỉ niệm của một thời cắp
sách tới trường, là nơi có gương mặt cửa thầy cô, bạn bè, nơi dạy cho ta biết iu
quê hương qua từng trang sách nhỏ, nơi anh đến trường và đó là đất nước. Đất
nước còn là ko gian sinh hoạt bình dị với ng phụ nữ Việt Nam “đất nước còn là nơi
em tắm“, nơi có dòng sông xanh thăm thẳm hiền hoà, nơi có “nước gương trong
soi tóc những hàng tre” vs cây đa bến nước con thuyền nhỏ nhoi đang lửng lờ
xuôi mái, nơi ấy là nước. Trong cách cảm nhận của NKĐ trong những câu thơ trên,
đất nc hiện lên cụ thể riêng biệt nhưng rất đổi quen thuộc , mái trường tuổi thơ,
con đường hằng ngày đi học cây đa, bến nước, dòng sông, tất cả là h/ả của đất nc.
Đất nc còn là nơi ươm mầm nuôi dưỡng t/y đôi lứa, là góc nhỏ riêng tư thầm
kín của mỗi con ng, nơi ấp ủ mối tình vs những rung cảm đầu đời
“ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nổi nhớ thầm”
Nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn, đó là không gian riêng tư, là nơi anh
và em lần đầu hò hẹn, đã trao cho nhau rung động thầm kín của mối tình đầu và
cũng từ đó em biết thương biết nhớ, biết gửi vào chiếc khăn tay kỉ niệm của trái
tim yêu buổi ban đầu. Như vậy đất nc là 1 phần tinh thần ko thể thiếu, ko thể tách
rời với mỗi cn ng, nó ko chỉ là nơi ta sinh ra, lớn lên mà còn là ko gian của tinh
thần, của t/yêu vì thế đất nc trở nên thật thiêng liêng, thật kì diệu. Ngay trong lúc
này đất nước như là chỉ thuộc về hai trái tim của con ng đã từng yêu và nhớ. Có
thể nói trong sâu thẩm trái tim của mỗi cn ng chúng ta, đất nc đã trở thành kỉ
niệm là không gian đây ấp những kí ức thân thương. H/ả chiếc khăn trong câu
thơ của NKĐ được sáng tạo từ bài ca dao ngọt ngào đằm thắm:
“ Khăn thw nhớ ai khăn rơi xuống đất
Khăn thw nhớ ai khăn vắt lên vai “
(ca dao)
Cách vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian làm cho ý thơ trở nên lắng
đọng, hàm súc, sâu xa. Từ xa xưa, những cô gái Việt Nam đã kín đáo gởi trọn niềm
thw nỗi nhớ vào chiếc khăn tay và chính nó làm nên 1phan diện mạo tinh thần
của đất nc và thật kì diệu “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” đã trở
thành đất nước- đất nước tình yêu.
Trên hành trình tìm lời định nghĩa về đất nước, nhà thơ đã mượn phép biến ảo
của thơ ca để chơi trò tách rồi ghép hai từ “đất nước”. Chính trò chơi ngôn từ
thông mình ấy, đã tạo ra những kiểu câu định nghĩa bất ngờ, đồng thời gợi lên
chiều sâu suy tưởng đất nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa
cộng đồng và cá nhân, giữa hiện thực và huyền thoại…Đất nước trong sự sống,
trong tình yêu, trong mỗi trái tim của mỗi người. Vẫn với mạch cảm xúc thiết tha,
nhà thơ vẫn say sưa lí giải:
“ Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Lấy ý từ câu hát dân gian ngọt ngào sâu lắng, câu thơ của NKD đưa ng đọc về
với những không gian đất nước, những từ núi bạc, biển khơi, kết hợp với âm
hưởng dân ca, mở ra ko gian của một đất nước mênh mông, giàu đẹp. Đất nước
ko chỉ đo bằng chiều dài của khu vực lãnh thổ, mà được đo bằng khúc ca ngọt
ngào và sự ngân vang của câu hát. Đất nước Việt Nam giàu đẹp vô cùng, rừng
vàng, biển bạc. Sự mênh mông giàu đẹp đó không phải tự nhiên mà có, nó gắn
liền với thời gian đằng đẵng, liên tục, bền bỉ mà cha ông ta đã đổ mồ hôi xương
máu để tạo lập nên. Từ láy “ đằng đẵng” gợi ra chiều dài và chiều sâu của lịch sử
dân tộc
Trong suốt 4000 năm dựng và giữ nước, đất nước là không gian sinh tồn của
cộng đồng biết bao thế hệ ngừoi dân Việt
“ Đất là nơi “ con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Ở đoạn thơ này, những hình tượng quen thuộc của VhDG như chim, rồng, Lạc
Long Quân, Âu Cơ, bọc trăm trứng, tất cả cùng tụ về trong trường lưu tưởng của
NKD, sự hội tụ ấy làm bật lên ý thơ, làm câu thơ có tầm khái quát cao, dân tộc ta
có nguồn gốc cao quý, con rồng cháu tiên, đất nước ta là nơi đất lành chim về, là
nơi đất thiêng rồng ở, dân tộc Việt Nam là anh em 1 nhà, cùng sinh ra trong bọc
trăm trứng của LLQ và AC
Đất nước qua cách cảm nhận của NKD không hề khô khan mà tươi rói những
cảm xúc bởi đất nước không chỉ là sự thống nhất của các yếu tố lịch sử, địa lí, văn
hoá phong tục dân tộc mà đất nước gắn liền với đời sống, số phận của từng cá
nhân, là sự nối tiếp của các thế hệ từ quá khứ
“ Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
Vì thế mỗi thế hệ, mỗi cá nhân đều phải gắn bó với đất nước. Trong cảm nhận
của nhà thơ, đất nước là một cuộc chạy đua tiếp sức của nhiều thế hệ. Điệp ngữ
“những ai” vang lên như một lời nhắn nhủ tất cả mng phải có trách nhiệm xdung,
bảo vệ, phát huy những truyền thống đẹp của dân tộc. Nghệ thuật đối lập trong
cụm từ “đã khuất” và “bấy giờ” gợi sự nối tiếp của nhiều thế hệ quá khứ, hiện tại,
tương lai và đặc biệt nhà thơ chú trọng đến thế hệ hôm nay với hai từ “ gánh vác”
và “ dặn dò” , ý thơ như một lời nhắc nhở ân cần các thế hệ sau sẽ tiếp tục đưa
đất nước đi xa đến chân trời hoà bình,hphuc, ấm no, giàu mạnh
“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Lời thơ giàu cảm xúc và trang nghiêm khi nhắc về tổ tiên. Vì cuộc sống mưu
sinh, mỗi ng làm ăn lập nghiệp ở bất cứ nơi đâu nhưng trong thẩm sâu tâm hồn
của mỗi chta đều mang trong mình dòng máu Việt. Trong những giờ khắc thiêng
liêng, niềm tự hào về thnhien quê hương đất nước lại trỗi dậy nồng nàng, vì thế
dù có làm gì ở đâu cũng ko đc quên nguồn cội-ngày giỗ tổ. Hai chữ “cúi đầu” trong
câu thơ chan chứa sự thành kính, thiêng liêng đối với nguồn cội tổ tiên. Đúng
như lời cha ông ta căn dặn :
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Là câu ca dao gợi niềm tự hào về nguồn cội cao quý của ng Việt
* Nhận xét, đánh giá :để đưa ra khái niệm về đất nc, NKĐ ko nhắc đến các anh
hùng hào kiệt, các triều đại phong kiến mà lí giải đất nc trong chiều rộng của ko
gian, trong chiều dài lịch sử và chiều sâu của văn hoá. Đặc biệt nhà thơ đặt đất nc
trong sự hài hoà, trog các mqh cá nhân, cộng động riêng chung từ đó làm bật lên
h/ả của 1 đất nước vừa gần gũi, quen thuộc, bình dị gắn liền với mỗi cá nhân, vừa
cao đẹp thiêng liêng. Trong chiều rộng của ko gian, chiều dài lịch sử, chiều sâu
phong tục của cộng đồng dân tộc. Đặc biệt trong đoạn thơ tg đã sáng tạo ra một
ko gian NT, thấm đẫm chất liệu của văn học dgian thần thoại. Xuyên suốt trong
bài thơ, chất chính luận, trữ tình hoà quyện trong dòng cảm xúc nồng nàn với
những suy tư sâu lắng góp phần định vị nên p/cách của nhà thơ NKĐ

3.đoạn tiếp theo:


“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Từ gắn bó sâu sắc của nhdan vơi ĐN nhà thoe phát hiện 1 chân lí giản dị mà sâu
sắc, đất nước là sự thống nhất giữa nhiều yếu tố, giữa cái riêng và cái chung, cái
ta và cái cộng đồng
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”

Đoạn thơ đc mở đầu bằng giọng điệu tâm tình giữa anh và em để khẳng định
hôm nay là sự kết tinh của hqua. Sự sống của mỗi cá nhân luôn là sự thể hiện cụ
thể sinh động hoá của ĐN. Mỗi con người VN đều đc thừa hưởng những giá trị vật
chất và tinh thần của người đi trc để lại, điều đó cho thất ĐN không chỉ là cái hữu
hình mà còn là cái vô hình trong cốt cách , tâm hồn của con ngườu VN. Bởi mỗi
người chta đều mang trong mình dòng máu lạc hồng, đc thừa hưởng di sản vhoa
của dtoc mang trong mình những pchat, tính cách tiêu biểu của người VN: cần cù,
chăm chỉ, iu nước,… ĐN đã hoá thân trong mỗi người, trở thành 1 phần tâm hồn
trí tuệ của anh và em, sự gắn bó mái thịt giữa cá nhân với vận mệnh cộng đồng là
tư tưởng chung của thời đại.
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn”
Cụm từ 2 đứa cầm tay kết hợp với tính từ “hài hòa nồng thắm” đã gợi nên tình
cảm gắn bó trong tình yêu đôi lứa. ĐN tồn tại thời gian mỗi cuộc đời, trong hạnh
phúc riêng tư thầm kín. Tình yêu đôi lứa được ươm mầm từ tình yêu ĐN nên mãi
tươi xanh khiến cuộc đời con người thêm ý nghĩa. ĐN không chỉ hóa thân trong
tình yêu đôi lứa mà ĐN còn lớn mạnh hùng cường nhơf vào tinh thần đoàn kết
của dân tộc. Khi vòng tay của mỗi người nối dài nắm chặt thì ĐN trở nên bền
vững, sức mạnh của tinh thần đoàn kết được NKĐ biểu đạt bằng 1 tứ thơ thật
đẹp. Các tính từ “hài hòa, nồng thắm, vẹn toàn, to lớn” trong đoạn thơ được nhà
thơ đặt trong cấu trúc tăng tiến có tác dụng nhấn mạnh sự thống nhất giữa cá
nhân và cộng đồng và vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước, trong quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, sự vẹn tròn to lớn của đất nước
được hiên qua những nền tảng đạo lí khi người VN luôn nhắc nhau về tình yêu
thương đùm bọc.
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng”
Luôn dặn nhau “ Uống nước nhớ nguồn”,” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Định nghĩa
lớn lao, thiêng liêng qua những lời dạy nghiêm khác về mối quan hệ giữa tình yêu
cá nhân với cộng đồng, qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng
Thủy.
Định nghĩa trường tồn và phát triển là nhờ vào thế hệ mai sau
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”

Hai chữ “mai này” là cách nói về tương lai của nhà thơ kết hợp với những hình
ảnh “ mang đất nước đi xa và tháng ngày mơ mộng” đã thể hiện cảm xúc dạt dào
và mơ ước của nhà thơ về 1 viễn cảnh phát triển phồn thịnh trong tương lai của
ĐN. Về vị trí và tầm vóc của ĐN trên thị trường quốc tế. Tất cả đc thể hiện qua
niềm tin và sự kì vọng vào thế hệ mai sau. Họ sẽ là những người phát huy những
thành quả của thế hệ cha ông, tiếp thu cái mới bằng sức mạnh nội lực để đưa ĐN
càng thêm giàu mạnh. Tứ thơ còn có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ ý thức lun rạng
danh Tổ Quốc. Khép lại đoạn thơ là lời nhắn nhủ của NKĐ về ý thức trách nhiệm
của cá nhân trong việc bảo vệ ĐN.
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Cụm từ e ơi e như một tiếng gọi chân thành tha thiết trong lời chuyện trò của
đôi lứa yêu nhau ở đoạn thơ này , cụm tùe trên như lời tâm tình nhắn nhủ đất
nước là hình hài, cơ thể, “máu xương của mình” nghĩa là đấ nc là sinh mệnh là sự
sống của mỗi cta phải bt quý trọng gín giữ gắn bó yêu thương.câu thơ “đất nc như
là máu xương của mình” như là một định nghĩa ngắn gọn, mỗi lần đọc lên ta thấy
rưng rưng 1 niềm xúc động trong con tim khối óc trong từng tế bào của từng tế
bào cơ thể của sự sống cta đang có dòng máu nóng của trái tim đất nc đầy nhiệt
huyết sôi trào, vì thế trách nhiệm đối với đất nc cũng là trách nhiệm đối với bản
thân mình. Điệp ngữ “ phải biết” đặt ở vị trí đầu 2 dòng thơ vang lên một mệnh
lệnh,một loạt các động tùe sang sẻ gắn bó hoá thân đc đặt trong cấu trúc tăng
tiến đã cụ thể hoá trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước , 2 chữ “hoá thân”
gợi ra nhiều trg nghĩa khi đất nc vất vả gian lao thì hãy cùng nhau gắn bó sang sẻ,
cùng nhau gánh vác bằng tấm lòng nhân ái và ý thức xd khi dất nc đau thuongw
biến cố hãy gác lại tình riêng
“ Khi tổ quốc cần họ bt sống xa nhau và phải bt hy sinh nếu tổ quốc cần”
-Nguyễn mỹ- (cuộc chi ly màu đỏ)
“ Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết cho mỗi ngồi nhà ngọn nui gần sông”
- Sao chiến thắng- chế lan viên-
Hai chữ “hoá thân” đã đc nhà thơ sử dụng không chỉ phù hợp với màu sắc dân
gian lắp lánh sắc màu huyền thoại mà còn biểu đạt sâu sác sự tự nguyện hiến dân
trọn vẹn sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bất thủe hoá cùng non sông đất nc của mỗi
ng dân. Đất nc cta đc trường tồn nhoè những con ng quyết tử cho tôt quốc quyết
sinh đó là những chàng trai trời trần “ hoành sóc gian sơn các kỉ thư”- phạm ngũ
lão . Đó là những ng nông dân với ngọn tầm vong rơm con cúi… chính hoi là
những con người đã hoá thân mình để làm nên tổ quốc muôn đời. Âm hưởng tiết
tấu giọng điệu trong đọn thơ vừa như một mệnh lệnh vừa ngue tiếng nói thúc
giục của con tim tất cả quyện hoà tạo thành chất trữ tình 9 luạn sauu lắng cho bài
thơ
Đánh giá: đoạn thơ thám đẩm chất trữ tình 9 luận trong hình thức chuyện trò của
đôi lứa yêu nhau . Đặc biệt đoạn thở được bao bọc trong không khí của văn học
dân gian nhà thơ đã khơi gợi được ý thức trách nhiệm công dân trong mỗi người
đồng thoief khơi gợi nên tình têu đất nc giúp mọi người mói chung , thế hệ trẻ
miền nam vùng địch tạm chiến nói riêng có đc những nhận thức đg đắn trong vc
lựa chọn con đg đấu tranh chống đế quốc mỹ, nếu bài thơ đất nc của nguyễn đình
thi mang đậm sác thái hiện đại gắn liền với chìu dài của cuộc khánh chiến chống
pháp đau thg mà anh dũng thì ĐN của nguyễn khoa điềm nói chung và đoạn thơ
này nói riêng lại đậm đà phong vị dân gian gắn với cội nguồn căn hoá dân tộc cùng
toả sáng tình yêu và niềm tự hào đất nước nhưng mỗi bài thơ lại có vẻ đẹp riêng
khiến cho bài thơ trở nên đầy cảm hứng và đa dạng

12 dòng tiếp theo


“ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái
Gót ngựa của thánh giống đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…” nếu ở phần đầu nguyễ khoa điềm nói về ls
đấ nc cùng lối định nghĩa đất nước bằng thơ thì ở đoạn thơ này nhà thơ đi sâu
vào tư tưởng của nhân dân trên tất cả bình diện không gian địa lí thời gian lịch sử
của nhân dân, tư tưởng đât nc của nhan dân đã đưa nguyễn khoanđiềm đến một
cái nhìn mới mẽ có chìu sâu địa lí song song với quá trình hình thành đất và nc là
sự sinh sội nảy nở của các địa danh một miền đất ch có tên gọi là miền đất ch có
lịch sử lần theo những địa danh nhà thơ đã dựng lại cả diện mạo của non sông đất
nc ta một loạt những từ ngữ chỉ địa danh đc liệt kê và sắp xếp theo dụng ý nghệ
thuật từ địa đầu đến mũi cà mau, từ miền ngc đến miền xuôi , từ non đến biển vd
như vịnh hạ long, núi vọng phu….bên cạnh liệt kê những địa danh tác giả đã rất
khéo léo khi sử dụng động từ “ góp” để gợi ra hình hài đất nc tùe bắc tới nam đâu
đâu cx có nhưng danh lam thắng cảnh để đi vào cổ tích và lần theo các địa danh
nguyễn khoa điềm đã giúp ng đọc hình dung về chiều dài lịch sử “ những ng vợ
nhớ chồng góp cho đất nc núi vọng phu” hình ảnh núi vọng phu phủ lạng sơn và
câu chuyện về lòng thuỷ chung của người vợ trên nhiều vùng miền của đất nc đây,
trên nhiều vùng miền ở đất nc ta có dáng mình của ng đàn bà ôm con chờ chồng
đã đc nhân dân thổi vào đó một sức sống , một linh hồn qua triết lĩnh tượng qua
truyện kể dân gian vì thế những hong đá vô tri ấy mang vẻ đạp đời sống tinh thần
của nhân dân.
Nhà thơ đã khéo léo vận dụng chất liệu dân gian để tôn vinh vai trò của nhân
dân. Hòn vọng phu là sự hoá thân của câu chuyện cổ tích nàng Tô Thị hoá đá chờ
chồng. Hình tượng ng mẹ bồng con trên đỉnh núi đã trở thành biểu tượng cho đức
tính thuỷ chung của ng phụ nữ việt nam .Soi vào lịch sử của những cuộc trường
chinh của dân tộc ta có hàng nghìn hòn vọng phu như thế trong cuộc đời, có
những ng vợ chờ chồng mòn mỏi, thậm trí đến khi nhắm mắt vẫn với một niềm
tin và sự thuỷ chung tuyệt đối. Lối sống thuỷ chung của dân ta đã kết tin hoá thân
thành huyền thoại về núi vọng Phu hòn trống mái
“Cặp vợ chồng yêu nhau góp lên hòn Trống mái”
Hòn Trống mái là cảnh đẹp gần biển Sầm Sơn gắn vs một sự tích về tình yêu và
đã trở thành biểu tượng cho tình yêu lứa đôi thuỷ chung sắc son sống chết bên
nhau mãi mãi ko chia lìa. NKĐ đã nhìn vào thắng cảnh để khẳng định chính đạo lí
thủy chung và tình cảm đằm thắm của cn ng việt nam đã hoá thân thành diện
mạo của đất nc.
Trên hành trình khám phá vai trò công lao của
nhân dân qua hàng ngàn năm lịch sử và sự hoá thân của nhân dân vào hình sông
thế núi nhà thơ còn phát hiện ra nhiều danh lam thắng cảnh còn là sự hoá thân
của truyền thống iu nước chống giặc ngoại xâm
“ Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại”
Ý thơ được xây dựng sáng tạo trên truyền thuyết Thánh Gióng, một truyền
thuyết gắn liền với truyền thống iu nc của ng Việt. Nếu ko có tinh thần iu nc và
chống giặc ngoại xâm thì ko bao giờ có sự cảm nhận kì diệu đến như vậy, những
ao đầm mộc mạc bình dị bỗng trở nên thiêng liêng vì ở đó ẩn chứa một sức sống
và linh hồn của dân tộc. Trog tiếng đất ta như nghe truyền thống của ngày xưa
truyền về
“ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về “
-Nguyễn Đình Thi-
Khôg chỉ những ng anh hùng lớn lên từ nhân dân, đã hoá thân làm nên lịch sử
mà còn có những ng học trò nghèo với tinh thần hiếu học của một dân tộc ý thức
sâu sắc về vai trò giáo dục cũng đã hoá thân làm lên núi bút non nghiêng cho đất
nước
“ Những người học trò nghèo góp cho đất nước núi Búc, non Nghiêng”
Với cảm hứng tự hào say sưa, tác giả nhìn thấy tất cả mọi danh lam thắng cảnh
đều là sự hoá thân của nhân dân với sự quan sát tinh tế và sắc sảo cùng khả năng
liên tưởng sự sáng tạo và tài hoa đã giúp nhà thơ phát hiện dù là sự vật thiêng
liêng hay gần gũi trong cuộc sống của nhân dân đều hoá thân vào đất nước
“ Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Đền Hùng Vương nằm ở miền Phong Châu tỉnh Phú Thọ được bao bọc bởi 99
quả đồi mang hình con voi đang phủ phục là biểu tượng cho muôn dân thuần
phục vua Hùng- người sáng lập ra nhà nc Văn Lang đầu tiên của nước ta. Trong
quá trình dựng nước giữ nước, ngợi ca tình thần đoàn kết truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”
Hình hài của dđất nc còn được điểm tô bởi sự mềm mại của những dòng sông
“Những con rồng nằm im gió dòng sông xanh thăm”
Câu thơ thể hiện sự liên tưởng sáng tạo của NKĐ, ng Việt nam vô cùng quen
thuộc với những câu thơ viết về hình ảnh những dòng sôg
“ Sông hồng đỏ nặng Phù sa
Sông cầu nước chảy lơ thơ
Dòng sông Vàng cỏ nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng”
Những dòng sông trong mát hiền hoà ko chỉ tạo cảnh quan mà còn đem những
giọt phù sa bồi đắp làm nên sự màu mỡ cho quê hương. Và đặc biệt Hình ảnh
những dòng sôg Cửu Long qua cảm nhân của tgia đó là sự hoá thân của những
con rồng để làm nên vẻ đẹp cho quê hương đất nước. Ko chỉ vậy, nếu ai đã một
lần đến với Hạ Long nếu để ý quan sát kĩ ta sẽ thấy có nhiều hòn đảo, nhiều đảo
đá có hình thù mang hình dáng của những con cóc, con gà và nhà thơ đã liên
tưởng đó là sự hoá thân của những gì gần gũi bình dị thân thuộc nhất của đời
sống nhân dân vào đất nước
“ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
Làm nên đất nước còn có sự góp sức của những anh hùng có công mở đất lấn
biển đấu tranh chống ngoại xâm
“ Những ng dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Hàng loạt những địa danh cực Nam của tổ quốc hiện lên qua phép liệt kê Ôg
Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Chính những con người ấy đã trở thàh những
người anh hùng văn hoá có công trong việc tạo nên làng mạc, xứ sở. Rõ rành cảnh
núi sông hội tụ lấp lánh qua những vần thơ đẹp soi bóng tâm hồn nhân dân và
những cuộc đời vô danh từ đó giúp ta càng thấm thía ý thức sâu sắc hơn niềm tin
tưởng đất nước của nhân dân là đất nước mang màu sắc dân gian.
Có thể nói tất cả mọi danh lam thắng cảnh trên đất nước ta đều do sự hoá thân
của nhân dân mà thành bằng thuủ pháp chọn điểm vẽ diện kết hợp với thủ pháp
liệt kê số từ những . Đặc biệt đặt trong những câu thơ có cấu trúc ngữ pháp
tương đồng, NKĐ đã khẳng định những cảnh quan kì thú của đất nước ko chỉ là
tặng vật của tạo hoá mà do nhân dân tạo nên từ chính đạo nghĩa thuỷ chung, tinh
thần đấu tranh kiên cường bất khuất truyền thống tôn sư trọng đạo… Qua cái
nhìn của nhà thơ các địa danh ko còn là những kì quan để chiêm ngưỡng mà là
hiện thân của những cảnh ngộ số phận kết tinh vẽ đẹp tâm hồn trí tuệ của nhân
dân lao. Bằng những cách riêng họ đã hoá thân vào dánh hình xứ sở, họ in dấu
cuộc đời của mình ở mỗi dòng sông, ngọn núi, tên xã, tên làng.
Từ những hình ảnh cụ thể bằng lối viết quy nạp, nhà thơ đã khái quát thành
chân lí
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
Lời thơ đã cất lên chất trữ tình chính luận chan chừa niềm tự hào của cảnh quan
thiên nhiên và đặt biệt là của vai trò của nhân dân. Nhân dân chính là những ng
làm nên 4 nghìn năm lịch sử, các thế hệ con cháu ng Việt nối tiếp trong cuộc chạy
đua tiếp sức âm thầm và mãnh liệt. Tầm vóc của đất nc được nhìn từ bình diện
địa lí theo dòng chảy của thời gian. Những h/ả “ruộng đồng gò bãi” gợi ra ko gian
rộng lớn của đất nc việt nam từ Bắc đến Nam, từ xuôi đến ngược. Điệp từ “một”
k/hợp với thán từ “ ÔI” tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, say đắm
về cảm xúc. Đặc biệt trong câu thơ “chẳng mang một dáng hình,một ao ước, một
lối sống ông cha” với nhịp thơ 5/3/5 cùng phép liệt kê có sắc thái khẳng định đất
nước là sự hoá thân của cốt cách tâm hồn, khát vọng của nhân dân. Câu thơ
“những cuộc đời đã hoá núi sông ta” như một chân lí thấm thía những chiêm
nghiệm rằng bất cứ nơi đâu trên đất nc mình từ dánh núi, dòng sông đến đồng
ruộng, tất cả đều mang dấu vết những cuộc đời, những ao ước, khát vọng và
truyền thống đạo lí của cha ông. Đó là sự gắn bó giữa thiêng liêng với con ng, giữa
đất nước và nhân dân. Từ sự hoá thân đó của nhân dân vào đất nước, nhà thơ đã
suy tưởng chiết lí về vai trò của nhân dân trong lịch sử, từ đó bày đó niềm iu và sự
tự hào về đất nước và nhân dân
• Đánh giá : Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình,
sâu lắng, trang nghiêm, hảnh thơ giàu chất suy tưởng, những câu thơ có cấu trúc
trùng điệp. Đặc biệt nhà thơ đã vận dụng sáng tạo những vật liệu sáng tạo văn
hoá dân gian đã giúp cho đoạn thơ mang đến cho người đọc nhữnh bài học thấm
thía đằng sau mỗi hìh sông thế núi, mỗi tên làng tên xã là những cuộc đời số
phận, cốt cách cao quý của cha ông. Đặc biệt sự kết hiwoj nhuần nhuyễn giữa
cùng ngôn ngữ thơ gần gũi mới mẻ giúp nhà thơ đúc kết chân lí thời đại, ĐN là
của nhân dân do nhân dân tạo dựng.

You might also like